Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu trong dự án xây dựng ...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu trong dự án xây dựng

.PDF
152
73
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA LÊ PHÚC THỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA NHÀ THẦU TRONG DỰ ÁN XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ NGÀNH: 605890 LUẬN VĂN THẠC SĨ TPHCM, 12/2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA – TPHCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hoài Long Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Phạm Hồng Luân Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Lưu Trường Văn Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa, Đại học quốc gia, TPHCM vào ngày 24 tháng 01 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm: 1. PGS.TS Phạm Hồng Luân 2. PGS.TS Lưu Trường Văn 3. TS. Lương Đức Long 4. TS. Nguyễn Anh Thư 5. TS. Phạm Vũ Hồng Sơn Xác nhận của chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và trưởng khoa quản lý chuyên ngành. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XD ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Lê Phúc Thịnh MSHV: 12083149 Ngày, tháng, năm sinh: 07/12/1989 Nơi sinh: TPHCM Chuyên ngành: Công nghệ và quản lý xây dựng Mã số: 605890 I. TÊN ĐỀ TÀI: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA NHÀ THẦU TRONG DỰ ÁN XÂY DỰNG” II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng & các thước đo sự thỏa mãn của nhà thầu trong dự án xây dựng. - Phân loại, xếp hạng các yếu tố, kiểm định sự khác biệt trong nhận định của các nhà thầu đối với các yếu tố ảnh hưởng trong các dự án khác nhau. - Phân tích nhân tố, xây dựng mô hình hồi quy thể hiện quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và thước đo sự thỏa mãn của nhà thầu. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2015. IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21/12/2015. V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LÊ HOÀI LONG TP.HCM, ngày…… tháng…… năm…… CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TS. LÊ HOÀI LONG TS. LƯƠNG ĐỨC LONG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG (Họ tên và chữ ký) HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Bách Khoa TPHCM đã mở khóa học cao học ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng này để cung cấp các kiến thức nâng cao cho những người đam mê chuyên ngành quản lý dự án xây dựng. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng, cùng những thầy cô thỉnh giảng đầy nhiệt huyết trong việc truyền dạy các kiến thức hữu ích cho tôi và các học viên. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Hoài Long của bộ môn Thi công và Quản lý xây dựng. Thầy đã định hướng, giúp đỡ, tận tình giải đáp các thắc mắc cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các bạn trong lớp Kỹ sư tài năng khóa 2007, các anh, chị, các bạn trong lớp cao học Công nghệ và quản lý xây dựng khóa 2012, và các anh chị khóa trên, các người quen, đồng nghiệp… những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập và phân tích dữ liệu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bố, Mẹ, Chị tôi, họ đã đồng hành, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. TP.HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2015 Lê Phúc Thịnh iii HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ TÓM TẮT Trong các dự án xây dựng, hiệu quả hoạt động của các bên liên quan có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của dự án. Chính vì vậy, nâng cao sự thỏa mãn của các bên cũng góp phần cải thiện hiệu quả cho toàn dự án. Các bên tham gia chính trong dự án gồm có chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu hiện tại chỉ tập trung vào sự thỏa mãn của chủ đầu tư, rất ít các nghiên cứu xét đến sự thỏa mãn của nhà thầu trong dự án. Nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu và mức độ thỏa mãn của họ trong dự án, một bảng câu hỏi khảo sát đã được gửi đến những đối tượng trả lời, là những người đại diện cho nhà thầu trong các tổ chức. Các yếu tố sau khi được thu thập dữ liệu, đã được xếp hạng và đánh giá theo giá trị trung bình. Các yếu tố sau khi được xếp hạng đã được nhóm lại thành 7 nhóm nhân tố, bằng phương pháp phân tích nhân tố PCA. 7 nhóm nhân tố này lần lượt là: Tính chuyên nghiệp trong quản lý và điều hành dự án (CNGHIEP), Hiệu quả công tác thiết kế (THKE), Yếu tố bên ngoài (BNGOAI), Hiệu quả quá trình thanh toán của chủ đầu tư (TTOAN), Hiệu quả của thầu phụ/ nhà cung cấp (THPHU), Năng lực chuyên môn trong công việc (NLUC), và Chi phí trong dự án (CPHI). Đối với 7 thước đo mức độ thỏa mãn của nhà thầu, kết quả phân tích nhân tố cho thấy rằng Sự thỏa mãn về an toàn trong dự án và Sự thỏa mãn về tác động đến môi trường trong quá trình thi công là hai thước đo riêng rẽ, không nằm cùng phạm trù với các sự thỏa mãn còn lại. Mô hình hồi quy tuyến tính đã được thực hiện nhằm xác định cường độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng lên sự thỏa mãn tổng thể của nhà thầu. Từ kết quả mô hình, các bên trong dự án có thể có một cái nhìn rõ hơn về sự thỏa mãn của nhà thầu, qua đó tìm cách cải thiện hiệu quả công việc của mình trong dự án, nâng cao sự thỏa mãn của nhà thầu, đóng góp cho thành công chung của dự án. i HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ ABSTRACT Participants’ performance has quite remarkable effect on project success. Therefore, enhancing participants’ satisfaction can lead to the improvement of project outcome. Participants in construction projects include client, consultant, and contractor. However, almost past research only focused on client satisfaction, little research considered contractor satisfaction. For the purpose of evaluating contributory factors and measurement factors of contractor satisfaction, a questionnaire survey was sent to those who represented contractor firms in construction projects. All factor datas were ranked and examined by mean value after collecting. All factors were grouped into 7 groups by principal component analysis (PCA) method. These 7 groups are: The professionalism in project operating and management (CNGHIEP), The effectiveness of designing work (THKE), External factors (BNGOAI), The effectiveness of client’s payment process (TTOAN), The effectiveness of subcontractor/ supplier’s work (THPHU), Representative’s work ability (NLUC), and Project cost (CPHI). For 7 dimensions of contractor satisfaction, factor analysis result shows that Satisfaction of safety in project and Satisfaction of environment impact during construction period are 2 distinct dimensions, they dont’t belong to the same category of 5 remaining dimensions. Linear regression model was conducted to determine impact strength of each factor to contractor’s general satisfaction. From the model result, participants in construction projects may have a clearly view of contractor satisfaction, have solutions to improve efficiency themselves, enhance contractor satisfaction, contribute to the general success of project. ii HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Tôi, Lê Phúc Thịnh, xin cam đoan rằng luận văn này là do tôi thực hiện. Mọi số liệu, kết quả, trích dẫn đều trung thực và chính xác, có nguồn gốc rõ ràng, được phân tích dựa trên kiến thức cá nhân của tôi. Tất cả số liệu và kết quả hoàn toàn không lấy từ nghiên cứu của bất kỳ ai. TP.HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2015 Lê Phúc Thịnh iv HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài:...................................................................................................... 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu: .................................................................................................. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................ 3 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ............................................................................ 4 1.5. Ý nghĩa của đề tài: .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN............................................................................................ 6 2.1. Giới thiệu: ................................................................................................................. 6 2.2. Một số khái niệm và định nghĩa:............................................................................... 6 2.3. Giới thiệu về đo lường sự hoạt động: ....................................................................... 7 2.4. Giới thiệu về sự thỏa mãn: ........................................................................................ 8 2.5. Một số nghiên cứu về sự thỏa mãn đã được thực hiện: ............................................ 9 2.6. Một số nghiên cứu về sự thỏa mãn của nhà thầu/ nhà cung cấp: ............................ 12 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu: .......................................... 18 2.8. Các nhân tố đo lường sự thỏa mãn của nhà thầu: ................................................... 26 2.9. Tổng kết chương: .................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 34 3.1. Quy trình nghiên cứu: ............................................................................................. 34 3.2. Thang đo ................................................................................................................. 35 3.3. Phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thử nghiệm: ...................................................... 37 3.4. Danh sách các biến đưa vào bảng khảo sát chính thức: .......................................... 38 3.5. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: ............................................................................... 40 3.6. Cách thức chọn mẫu:............................................................................................... 43 3.7. Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê: ....................................................................... 44 v HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ 3.8. Tổng kết chương: .................................................................................................... 47 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 48 4.1. Kết quả lấy mẫu: ..................................................................................................... 48 4.2. Mô tả đặc điểm đối tượng khảo sát: ........................................................................ 49 4.3. Đặc điểm các mẫu dự án khảo sát: .......................................................................... 52 4.4. Xếp hạng và đánh giá trị trung bình các biến theo từng nhóm nhân tố: ................. 55 4.5. Xếp hạng tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu theo giá trị trung bình: ...................................................................................................................... 62 4.6. Xếp hạng các thước đo sự thỏa mãn của nhà thầu theo giá trị trung bình: ............. 66 4.7. Đánh giá độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo: ................................................... 68 4.8. Kiểm chứng sự đồng nhất về trị trung bình giữa các nhóm đặc trưng dự án khác nhau: ............................................................................................................................... 71 4.9. Phân tích nhân tố các biến góp phần ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu: ... 74 4.10. Phân tích nhân tố của thang đo sự thỏa mãn của nhà thầu: .................................. 81 4.11. Phân tích tương quan: ........................................................................................... 82 4.12. Mô hình hồi quy tuyến tính:.................................................................................. 85 4.13. Tổng kết chương: .................................................................................................. 91 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 93 5.1. Kết luận về sự thỏa mãn của nhà thầu: ................................................................... 93 5.2. Kiến nghị nâng cao sự thỏa mãn nhà thầu: ............................................................. 95 5.3. Giới hạn của đề tài và kiến nghị cho các nghiên cứu tương lai: ............................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 98 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 103 LÝ LỊCH TRÍCH NGANG.......................................................................................... 139 vi HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Các thước đo về hoạt động (Chan & Chan, 2004) ......................................7 Hình 2.2: Mô hình sự thỏa mãn của nhà cung cấp của Meena & Sarmah, 2012 ......14 Hình 2.3: Mô hình sự thỏa mãn của nhà cung cấp của Ghijsen et al., 2010 .............15 Hình 2.4: Mô hình sự thỏa mãn của nhà thầu của Soetanto & Proverbs, 2002 ........15 Hình 2.5: Mô hình sự thỏa mãn của nhà thầu của Masrom et al., 2013 ...................17 Hình 2.6: Mô hình sự thỏa mãn của nhà thầu của Xiong et al., 2014 .......................18 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................35 Hình 3.2: Lưu đồ thực hiện bảng câu hỏi (Nhân, 2011) ...........................................42 Hình 4.1: Biểu đồ Kinh nghiệm trong ngành xây dựng ............................................50 Hình 4.2: Biểu đồ Thời gian công tác trong công ty.................................................51 Hình 4.3: Biểu đồ Vị trí công tác trong công ty ........................................................52 Hình 4.4: Biểu đồ Nguồn vốn dự án .........................................................................53 Hình 4.5: Biểu đồ Loại hình dự án ............................................................................54 Hình 4.6: Biểu đồ Tổng mức đầu tư dự án................................................................55 Hình 4.7: Mô hình hồi quy giả thiết ..........................................................................85 Hình 4.8: Mô hình hồi quy cuối cùng .......................................................................89 vii HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một số nghiên cứu về sự thỏa mãn của chủ đầu tư/ khách hàng ..............10 Bảng 2.2: Các thuộc tính sơ bộ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn nhà thầu được chọn từ việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước............................................................27 Bảng 2.3: Thang đo sự thỏa mãn của nhà thầu .........................................................32 Bảng 3.1: Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (George & Mallery, 2003) .....................44 Bảng 4.1: Kinh nghiệm trong ngành xây dựng .........................................................49 Bảng 4.2: Thời gian công tác trong công ty ..............................................................50 Bảng 4.3: Vị trí công tác trong công ty .....................................................................51 Bảng 4.4: Nguồn vốn dự án ......................................................................................52 Bảng 4.5: Loại hình dự án .........................................................................................53 Bảng 4.6: Tổng mức đầu tư dự án .............................................................................54 Bảng 4.7: Xếp hạng giá trị trung bình & độ lệch các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư ...................................................................................................................................55 Bảng 4.8: Xếp hạng giá trị trung bình & độ lệch các yếu tố liên quan đến thiết kế .57 Bảng 4.9: Xếp hạng giá trị trung bình & độ lệch các yếu tố liên quan đến phạm vi dự án ..........................................................................................................................58 Bảng 4.10: Xếp hạng giá trị trung bình & độ lệch các yếu tố liên quan đến giao tiếp và hợp tác ..................................................................................................................59 Bảng 4.11: Xếp hạng giá trị trung bình & độ lệch các yếu tố liên quan đến hiệu quả của các bên trong dự án .............................................................................................60 Bảng 4.12: Xếp hạng giá trị trung bình & độ lệch các yếu tố bên ngoài ..................61 Bảng 4.13: Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng theo giá trị trung bình .........................62 Bảng 4.14: Xếp hạng các thước đo sự thỏa mãn theo giá trị trung bình ...................67 Bảng 4.15: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu ...............................................................................................70 viii HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ Bảng 4.16: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sự thỏa mãn của nhà thầu .........71 Bảng 4.17: Kết quả phân tích ANOVA đối với nhóm Nguồn vốn và Giá trị dự án .73 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định t-test đối với nhóm Loại hình dự án.........................73 Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố các biến ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu ............................................................................................................................76 Bảng 4.20: Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến sự thỏa mãn của nhà thầu ..82 ix HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐT: Chủ đầu tư ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of Variance) PCA: Phân tích thành tố chính (Principal Component Analysis) x HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong ngành quản lý xây dựng hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu xác định các vấn đề liên quan đến hoạt động thi công xây dựng, theo Sweis et al. (2008), 2 nguyên nhân chính gây ra chậm trễ trong các dự án xây dựng ở Jordan là: nhà thầu phải đối mặt với khó khăn về tài chính và chủ đầu tư thay đổi yêu cầu quá nhiều. Ở Ấn Độ, ảnh hưởng của chủ đầu tư đến việc chậm trễ trong dự án được xác định là lớn nhất, bao gồm: các quá trình phê chuẩn chậm chạp, việc thay đổi phạm vi thiết kế, thiếu các quy trình tổ chức nghiêm ngặt và việc thay đổi các nhà thầu phụ trong dự án (Doloi et al., 2012). Bên cạnh việc chậm trễ trong thời gian thực hiện dự án, tình trạng vượt chi phí vẫn thường xảy ra trong rất nhiều dự án ở các nước. Olawale & Sun (2010) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí và thời gian trong dự án xây dựng gồm các yếu tố như: Thay đổi thiết kế, sự thiếu chắc chắn của các bên, ước lượng thời gian của dự án thiếu chính xác, sự phức tạp của dự án và nhà thầu phụ hoạt động không hiệu quả. Sự thiếu hiệu quả của các bên liên quan chính trong dự án (Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu) cũng đã được xác định là thách thức lớn mà dự án xây dựng cần phải vượt qua để có thể đạt hiệu quả cao. Theo Masrom et al. (2013), sai sót của thiết kế chiếm 50% trong tổng số lượng các hư hỏng chất lượng của các dự án xây dựng ở Malaysia năm 2006, sai sót của nhà thầu trong thi công là 40%, và 10% còn lại do vật liệu không đạt chất lượng. Thêm vào đó, việc chậm trễ trong các dự án của chính phủ ở Malaysia không chỉ do nhà thầu kém hiệu quả, mà còn do sự thiếu liên lạc của các bên tham gia, tài chính của chủ đầu tư không đảm bảo và đơn vị tư vấn chậm phát hành bản vẽ (Masrom et al., 2013; Sambasivan & Soon, 2007). Thông thường, để đánh giá việc thực hiện dự án, chúng ta thường đánh giá theo 3 thước đo khách quan thường được biết đến với tên gọi “tam giác sắt” là thời gian, chi phí và chất lượng. Bên cạnh “tam giác sắt”, theo Điều 66, Luật Xây Dựng 1 HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ 2014, công tác quản lý dự án cũng cần bao gồm các mục như: quản lý về phạm vi, kế hoạch, khối lượng, an toàn, bảo vệ môi trường trong thi công, quản lý rủi ro, quản lý hệ thống thông tin công trình… Thông thường, việc đánh giá này ít chú ý đến các vấn đề liên quan đến các bên (stakeholder issues). Vì vậy, hiện nay có một chỉ số đánh giá sự thực hiện khác, đó là chỉ số về sự thỏa mãn (satisfaction) đang được quan tâm và nó càng trở nên có ý nghĩa trong việc cải thiện các thang đo về sự thực hiện dự án hiện hữu. Các nghiên cứu về sự thỏa mãn cũng đã được thực hiện khá nhiều trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng trong vài năm trở lại đây. Đã có các nghiên cứu về sự thỏa mãn của chủ đầu tư đối với chất lượng thi công của công trình (Hòa, 2012; Yang & Peng, 2008), nghiên cứu về sự thỏa mãn của chủ đầu tư đối với dịch vụ tư vấn (Thành, 2014; Cheng et al., 2006). Những sự quan tâm này đã chỉ ra rằng nghiên cứu về sự thỏa mãn đã càng ngày càng nhận được sự chú ý trong lĩnh vực xây dựng, bởi vì nó hứa hẹn lợi ích không chỉ đối với dự án mà còn đối với các bên liên quan trong dự án. Sự thỏa mãn của các bên được mô tả như một mức độ “sự hạnh phúc” của các thành phần tham gia dự án, và các quyết định chậm trễ của chủ đầu tư, năng suất lao động kém cỏi của nhà thầu, hay đơn vị tư vấn do dự trong việc đưa ra quyết định thay đổi cũng có thể làm giảm sự thỏa mãn (Doloi et al, 2012; Xiong et al, 2014). Việc nâng cao sự thỏa mãn sẽ không chỉ giúp cải thiện động cơ làm việc và sự hợp tác của các bên, mà còn làm tăng khả năng thành công của dự án (Xiong et al, 2014). Nghiên cứu về sự thỏa mãn của nhà thầu đã được đề cập từ khá sớm trong lĩnh vực xây dựng, khi Soetanto & Proverbs (2002) đánh giá sự thỏa mãn của nhà thầu với sự thực hiện của chủ đầu tư trong dự án. Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn rất hạn chế. Việc phát triển một mô hình về sự thỏa mãn của nhà thầu có thể giúp phát triển mối quan hệ gần gũi hơn giữa nhà thầu và các bên liên quan trong dự án. Bên cạnh đó, cũng cần có một thang đo trong đó bao gồm sự thỏa mãn 2 HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ của từng bên liên quan trong việc thực hiện dự án để có thể cải thiện các phương pháp đánh giá hiện nay (Masrom et al, 2013). Trong một dự án, nhà thầu là đối tượng chịu trách nhiệm rất lớn về các công việc liên quan (quản lý chi phí, tiến độ, chất lượng, v.v). Vì vậy, năng suất của nhà thầu sẽ quyết định lớn đến thành công của dự án. Bên cạnh đó, việc chủ đầu tư muốn thay thế nhà thầu khác cũng tốn kém chi phí và thời gian rất nhiều. Do đó, tầm quan trọng của việc nhận thức được các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện của nhà thầu là khá rõ ràng, và việc đo lường mức độ thỏa mãn của nhà thầu cũng cung cấp một cơ hội để cải thiện sự hợp tác giữa nhà thầu và chủ đầu tư, tư vấn trong dự án. Nói cách khác, sự thỏa mãn của nhà thầu sẽ giúp duy trì mối quan hệ bền chặt và mức độ làm việc nhóm cần thiết cho dự án (Xiong et al, 2014; Chan et al, 2002). Ngoài ra, hiểu biết về sự thỏa mãn của nhà thầu không chỉ giúp chủ đầu tư nhận thức rõ hơn về các nhu cầu của nhà thầu về mặt kỹ thuật, mà nó còn giúp chủ đầu tư nhận thức về các khía cạnh tâm lý, qua đó có thể giúp họ đưa ra các quyết định chính xác, có lợi cho bản thân và cho các bên. Vì những lý do trên, cần thiết để có một mô hình đánh giá về sự thỏa mãn của nhà thầu trong dự án. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu: • Những thước đo và yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu trong dự án xây dựng? • Liệu có mối quan hệ nào giữa các thước đo và yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu trong dự án không? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu: • Xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thỏa mãn & các yếu tố đo lường sự thỏa mãn của các nhà thầu trong dự án xây dựng. 3 HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ • Phân loại và xếp hạng các yếu tố góp phần ảnh hưởng & các thước đo sự thỏa mãn của nhà thầu, cũng như kiểm định liệu có sự khác biệt nào trong nhận định của các nhà thầu đối với các yếu tố góp phần này trong các dự án khác nhau hay không. • Phân tích nhân tố, xây dựng mô hình hồi quy thể hiện quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và thước đo sự thỏa mãn của nhà thầu. 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sẽ tập trung vào việc đánh giá sự thỏa mãn của nhà thầu trong các dự án xây dựng để giúp cải thiện việc thực hiện dự án lâu dài ở Việt Nam. Sự thỏa mãn của nhà thầu ở đây được định nghĩa là sự thỏa mãn cảm nhận của những người đại diện cho nhà thầu, những người này là các cá nhân công tác lâu năm và nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao của nhà thầu như giám đốc, phó giám đốc, giám đốc dự án, trưởng phòng. Vì nguồn lực và thời gian bị hạn chế nên đề tài có những giới hạn sau đây: • Đề tài được thực hiện trên các nhà thầu xây dựng vừa và nhỏ đang hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Đối tượng khảo sát là những người đại diện cho nhà thầu trong tổ chức của mình. • Kết quả nghiên cứu chỉ có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam. 1.5. Ý nghĩa của đề tài: Đề tài này hy vọng sẽ đóng góp một số lợi ích: • Khám phá các vấn đề liên quan đến sự thỏa mãn của nhà thầu, từ việc xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và các yếu tố đo lường sự thỏa mãn. • Phát triển các thước đo về sự thỏa mãn của nhà thầu, từ đó có thể hỗ trợ các bên trong dự án thúc đẩy mối liên hệ, cải thiện giao tiếp trong dự án, từ đó tăng cường hiệu suất của dự án. 4 HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ • Giúp đỡ các nhà thầu trong việc hiểu được các yếu tố để thỏa mãn trong công việc, từ đó giúp các nhà thầu tăng tính cạnh tranh, cải thiện lợi nhuận trong hoạt động xây dựng. 5 HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. Giới thiệu: Chương này nhằm đánh giá các tài liệu nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của phần 1.3, cũng như khái quát về các định nghĩa, các kiến thức trong lĩnh vực đo lường hoạt động xây dựng và đo lường sự thỏa mãn. Phần tổng quan tài liệu (literature review) sẽ giúp xác định các thang đo chính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhà thầu trong việc phát triển của dự án. Các tài liệu đã được sử dụng là nền tảng cho sự phát triển của khuôn khổ khái niệm về sự thỏa mãn của nhà thầu. Trong các phần tiếp theo đây, phần đầu tiên sẽ trình bày một cái nhìn tổng quan về đo lường sự hoạt động trong ngành công nghiệp xây dựng, tiếp theo đó sẽ là khái niệm của việc đo lường sự thỏa mãn được sử dụng trong đo lường hoạt động xây dựng. Phần kế tiếp sẽ giới thiệu về các nghiên cứu đo lường sự thỏa mãn trong dự án xây dựng đã được thực hiện, cùng với việc xem xét các hạn chế của các mô hình đo lường sự thỏa mãn hiện có với quan điểm về nhà thầu. Sau cùng, các nhân tố về sự thỏa mãn của nhà thầu sẽ được đề xuất sử dụng trong đề tài này. 2.2. Một số khái niệm và định nghĩa: Dự án: “Là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hay kết quả duy nhất. Tính tạm thời của dự án được chỉ ra rằng nó có sự bắt đầu và kết thúc được xác định cụ thể. Dự án được coi là kết thúc khi nó đã đạt được các mục tiêu đề ra hoặc khi nó bị dừng lại do sẽ hoặc không thể đạt được các mục tiêu đó” (Thành, 2014, trích dẫn từ PMBOK 5th edition). Chủ đầu tư xây dựng công trình: “Là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng” (Khoản 9, Điều 3, Luật xây dựng, 2014). Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng: “Là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan 6 HVTH: Lê Phúc Thịnh Luận văn thạc sĩ hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng” (Khoản 28, Điều 3, Luật xây dựng, 2014). 2.3. Giới thiệu về đo lường sự hoạt động: Theo Chan & Chan (2004), đo lường sự hoạt động có hai cách thức: đo lường khách quan và đo lường chủ quan. Cũng theo Chan & Chan (2004), hiện nay các nghiên cứu đo lường hoạt động đang có xu hướng dịch chuyển từ các tiêu chuẩn thông thường như thời gian, chi phí, chất lượng sang một thước đo “mềm” hơn, đó là đo lường sự thỏa mãn. Các thước đo khách quan gồm đo lường về chi phí và thời gian, trong đó thước đo chủ quan bao gồm chất lượng và sự hài lòng. ĐO LƯỜNG HOẠT ĐỘNG Thước đo khách quan: - Thời gian thi công Thước đo chủ quan: - Chất lượng - Tốc độ thi công - Biến thiên thời gian - Chi phí đơn vị - Tính thiết thực - Sự thỏa mãn của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, đội ngũ - NPV - ... thi công - ... Hình 2.1: Các thước đo về hoạt động (Chan & Chan, 2004) Việc đo lường hoạt động là một trong các khía cạnh quan trọng của quản lý dự án. Tam giác sắt (đúng tiến độ, đạt ngân sách, tuân thủ đúng kỹ thuật) đã là các tiêu chí được chấp nhận một cách rộng rãi trong suốt vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, với sự nâng cao của ngành xây dựng, cùng với các yêu cầu khắt khe hơn của chủ đầu tư (CĐT), yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, thì các tiêu chí này không còn đóng vai trò là nhân tố quyết định chính nữa. Chính vì vậy, các mô hình đo lường sự thực hiện của dự án cần phải được cụ thể hơn và nên bao gồm không chỉ các tiêu chí 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan