Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng t...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang

.DOCX
30
347
126

Mô tả:

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ---------- ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MSHV: 166053150 NGUYỄN PHƯƠNG DŨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.NGUYỄN MINH SÁNG An Giang, Tháng 08, Năm 2018 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 Ký hiệu HSC BIDV Ý nghĩa Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát 3 4 NHTM NH Triển Việt Nam Ngân hàng Thương mại Ngân hàng 5 NHNN Ngân hàng Nhà Nước 6 KHCN Khách hàng cá nhân 3 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Tín dụng là hoạt động truyền thống mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng thương mai. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào. Quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng trong điều kiện hiện nay rất phức tạp và khó khăn. Ngân hàng không thể hoàn toàn loại trừ khả năng rủi ro, nhưng có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu để có thể ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Khách hàng cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân hàng thương mại. Các dịch vụ khách hàng cá nhân đặc biệt là sản phẩm tín dụng được các ngân hàng cung cấp rất đa dạng: phong phú và trở thành những công cụ cạnh tranh chủ yếu. Không chỉ những NHTMCP Việt Nam mà các Ngân hàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SCB cũng tham gia vào thị trường khách hàng cá nhân. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, BIDV đã xác định khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triễn hoạt động kinh doanh tại địa bàn Tỉnh An Giang. Kiên định với định hướng hoạt động này, BIDV là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trên địa bàn Tỉnh cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân như: cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà, cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay du học... Cho vay khách hàng cá nhân tuy tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà Ngân hàng cần quan tâm. Tính đến ngày 25/7/2018 dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh An Giang là 1.216 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng của tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh An Giang trong 3 năm gần nhất là khoảng 12% và nợ xấu của tín dụng khách hàng cá nhân là khoảng 3%. 3% trên dư nợ trên một ngàn tỷ đồng là một con số rất đáng lo ngại. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại tỉnh An Giang là cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng thương mại, qua đó khơi thông được nguồn vốn cho khách hàng vay 4 vốn phục vụ cho cá nhân nhằm giúp họ cải thiện cuộc sống. Đó là động lực thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh An Giang” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân và kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại BIDV, chi nhánh An Giang, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV, chi nhánh An Giang. 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể  Phân tích thực trạng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại BIDV, chi nhánh An Giang.  Vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để thiết lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại BIDV, chi nhánh An Giang. Từ đó, tiến hành xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại BIDV, chi nhánh An Giang.  Đề ra các đề xuất giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại BIDV, chi nhánh An Giang thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại BIDV, chi nhánh An Giang như thế nào? Câu hỏi 2: Nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh An Giang? 5 Câu hỏi 3: Mô hình hồi quy Binary Logistic xác định được trong nghiên cứu có thể áp dụng được trong việc dự báo khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh An Giang hay không? Câu hỏi 4: Kiến nghị nào có thể vận dụng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh An Giang? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, chi nhánh An Giang.  Khách thể nghiên cứu (đối tượng khảo sát): Khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân hàng BIDV, chi nhánh An Giang. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi không gian: Ngân hàng BIDV chi nhánh An Giang  Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong thời gian 2016-2018, số liệu sơ cấp thu thập tháng 8,9 năm 2018 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Xác định nguyên nhân ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh An Giang, từ đó có những kiến nghị nhằm điều chỉnh các chính sách tín dụng có liên quan nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro cho ngân hàng trong cho vay khách hàng cá nhân, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh An Giang, giúp ngân hàng phát triển bền vững. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Khái niệm tín dụng 6 Theo tiếng la tinh: “Tín dụng - Credittum” - nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, hay là sự vay mượn vật tư, tiền mặt, hàng hoá. Nguyễn Phúc Mẫn (2015) đã diễn giải quan điểm tín dụng theo Kmax như sau: “Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Từ các khái niệm trên ta có thể thấy: tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Tín dụng chứa đựng ba yếu tố: Thứ nhất, có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. Thứ 2, có sự chuyển nhượng có một thời hạn nhất định được thống nhất khi thực hiện giao dịch. Ngoài trả vốn, người nhận chuyển nhượng còn phải trả lãi hoặc phí. Các hình thức cấp tín dụng Bùi Diệu Anh (2015) cho rằng ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu chí nhất định tùy theo mục tiêu quản lý của ngân hàng, cụ thể gồm:  Căn cứ vào thời hạn: Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1 năm). Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm.  Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấp nhằm phục vụ sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Với hình thức này khách hàng thường chỉ trả lãi hàng tháng, nợ gốc được trả khi kết thúc thời hạn vay. Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn. Đây còn được xem là hình thức cho vay trả góp.  Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Tín dụng có bảo đảm: nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản hoặc bảo đảm bằng uy tín. Tín dụng 7 không có bảo đảm: theo đó ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay trên cơ sở độ tín nhiệm, năng lực tài chính và khả năng trả nợ vay.  Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn: Tín dụng vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tín dụng vốn cố định: hỗ trợ để hình thành nên tài sản cố định.  Căn cứ theo phương thức cấp tín dụng: Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian đã xác định. Chiết khấu thương phiếu: là việc NHTM sẽ đứng ra trả tiền trước cho khách hàng. Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Bảo lãnh (tái bảo lãnh): là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng bỏ tiền mua sắm tài sản cho khách hàng thuê. Sau một thời gian nhất định khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện hai bên đã thỏa thuận.  Căn cứ theo đối tượng khách hàng: Cấp tín dụng cho doanh nghiệp: là cấp tín dụng cho doanh nghiệp để sử dụng vào mục đích kinh doanh. Cấp tín dụng cho cá nhân: là cấp tín dụng cho đối tượng KNCN phục vụ hai mục đích chủ yếu là phục vụ đời sống, tiêu dùng và bổ sung vốn cho hoạt động buôn bán, sản xuất. Như vậy tín dụng ngân hàng rất đa đạng về hình thức và phương thức. Cho vay là phương thức cấp tín dụng chính của ngân hàng vì doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong trong hoạt động mỗi ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay ngân hàng thực hiện chức năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế phân phối lại cho người cần vốn; cho vay phản ánh mối quan hệ ràng buộc giữa bên cho vay - và bên vay thông qua các thỏa thuận về số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay, ....Thông tư số 39/2016/TTNHNN ngày 30-12-2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Cho vay là một hình thức cấp 8 tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Từ việc phân loại trên, để giới hạn nghiên cứu, tín dụng trong luận văn này tác giả tập trung vào hình thức cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình (gọi chung là khách hàng cá nhân) để đáp ứng các nhu cầu vốn: nhu cầu mua, sửa chữa, xây dựng nhà ở; mua sắm tiện nghi: ô tô, xe máy....; nhu cầu chi tiêu đào tạo, y tế, giáo dục và nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ảnh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Dư nợ: là chỉ tiêu phản ảnh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nợ xấu: là chỉ tiêu phản ảnh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đảng. Khi đó Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ xấu. Vốn điều chuyển: là vốn được chuyển từ Ngân hàng cấp trên xuống chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vốn huy động: là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các Ngân hàng, gồm: Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư, vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu và vốn từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác. 2.1.2 Vai trò của tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, theo Đặng Thị Cẩm Nhung (2015) tín dụng có các vai trò sau: Thứ nhất: Đáp ứng như cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế 9 của các doanh nghiệp nhà nước. Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển quan hệ kinh tế với nước ngoài. 2.1.3 Chức năng của tín dụng Chức năng phân phối lại tài nguyên: Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách: Phân phối trực tiếp: Là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty. Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như: Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất: Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển. Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất. Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ. 2.1.4 Thời hạn tín dụng Bùi Diệu Anh (2015) nói rằng tín dụng được chia ra 3 loại: Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. Tín dụng trung hạn: Là tín dụng từ 1-5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Tín dụng trung hạn và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần tối thiểu cho hoạt động sản xuất. 2.1.5 Lãi suất tín dụng Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được trong kỳ so với vốn vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tỉnh theo năm, quý, tháng. 10 Tùy theo phương thức cho vay và cách trả lãi, Ngân hàng có thể sử dụng hai cách tính lãi: lãi tính độc lập không nhập vào vốn gốc mà chỉ tính một lần vào cuốikỳ hạn được gọi là tính lãi đơn và lãi tỉnh theo lối nhập vào vốn gốc từng kỳ để tăng vốn gọi là tính lãi kép. Tác dụng của lãi suất: Lãi suất là công cụ quản lý kinh tế Vĩ mô có tác dụng rất lớn đến sản xuất kinh doanh. Chế độ lãi suất thích hợp sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ngược lại sẽ làm trì trệ và đình đốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Lãi suất luôn có tác dụng hai mặt: Khuyến khích tiết kiệm, người ta có xu hướng gởi tiền vào Ngân hàng hơn là đầu tư sản xuất kinh doanh. Hạn chế dùng vốn tín dụng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do áp lực lãi suất quá cao vì tình trạng tài nguyên bị chiếm dụng. Lãi suất thích hợp có tác dụng mở rộng đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh và thu hút được tiết kiệm. 2.1.6 Rủi ro tín dụng Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu nghiệp vụ và đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay lại là hoạt động có nhiều rủi ro và phức tạp nhất trong các nghiệp vụ ngân hàng do hoạt động này có liên quan chặt chẽ đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế và rủi ro trong các lĩnh vực này dẫn đến rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của NHTM. Trong từ điển Oxford (2015) “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị thiệt hại trong tương lai”. Rủi ro trong kinh doanh Ngân Hàng mang các đặc trưng chung của rủi ro, cùng với đó là đặc trưng riêng của Ngân Hàng, được hiểu là những biến cố không mong đợi, có thể đo lường được mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của Ngân Hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng gồm nhiều loại: rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp. Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả chỉ quan tâm đến rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng vay cá nhân. L. Shu-teng (2015) định nghĩa “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các dòng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân 11 hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn”. Firafis Haile (2015) “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chỉ trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng”. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn hoặc tồi tệ hơn là không chỉ trả được toàn bộ, điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng. Ayele Shirega (2016) “Rủi ro tín dụng là rủi ro do sự thay đổi trong giá trị kết hợp với sự thay đổi không được mong đợi trong chất lượng tín dụng”. Từ các khái niệm trên cho thấy “Rủi ro tín dụng là những rủi ro có thể phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng nhưng khách hàng thực hiện không đúng nghĩa vụ. Cụ thể, khi ngân hàng cho vay là “khách hàng không trả được nợ hoặc không trả được một phần nợ gốc hoặc một phần nợ lãi” Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra: Sự tổn thất của Ngân hàng khi xảy ra rủi ro có thể là các thiệt hại về vật chất hoặc uy tín của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động. Khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong lúc cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Như vậy rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần dần làm cho Ngân hàng lỗ là và có nguy cơ phá sản. Đối với nền kinh tế xã hội, NHTM với chức năng của một tổ chức trung gian tài chính, khi rủi ro tín dụng trong cho vay xảy ra, ngân hàng sẽ thiếu vốn để cho vay hoặc dè dặt hơn trong cho vay dẫn đến ngân hàng hạn chế cho vay làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của người vay. Trường hợp rủi ro tín dụng làm một ngân hàng bị phá sản người gửi tiền có tâm lý sợ mất tiền sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM, tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng khác, khi đó nền kinh tế bị rối loạn hoạt động kinh tế mất ổn định và ngưng trệ, quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn.... Ngoài ra, rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Hệ thống ngân hàng giữ vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, do đó khi rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng gia tăng sẽ làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng - tài chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh 12 tế của quốc gia đó. Như vậy, mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân là khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị sụt giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao làm cho ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng kéo dài không khắc phục được ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hiệu ứng dây chuyền tác động xấu đến hệ thống ngân hàng nói chung và nền kinh tế nói riêng. Do đó đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay đối với khách hàng cá nhân vay vốn. 2.1.7 Khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân vay vốn Trong quá trình thẩm định và xét duyệt khoản vay của khách hàng vay vốn cá nhân thì đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng là việc đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ của mình khi đến hạn hoặc trong một khoảng thời gian xác định. Việt Nam chưa có khái niệm thống nhất về “Khả năng trả nợ vay của khách hàng” mà chỉ tập trung vào các biểu hiện đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ (hoặc “Vỡ nợ”, “mất khả năng trả nợ”, “xác suất không trả nợ cao”). Biểu hiện của khách hàng không có khả năng trả nợ vay theo Basel là “default - không có khả năng trả nợ ” và theo Nhóm chuyên gia tư vấn của Liên hợp quốc AEG là “nonperfoming loan - nợ xấu". Trong Basel Committee on Banking Supervison - 2006 tại Điều 452, Ủy ban Basel cho rằng “default không có khả năng trả nợ vay” là những khách hàng có một hoặc cả hai biểu hiện sau: Ngân hàng nhận thấy rằng khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn, chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để thu hồi nợ. Khách hàng có các khoản nợ vay đã quá hạn trên 90 ngày. Ủy ban giám sát Basel đã nhấn mạnh tới khái niệm “mất mát có thể xảy ra trong tương lai” để giúp các ngân hàng định hướng nợ xấu. Tuy nhiên, các ngân hàng thường dựa vào biểu hiện thử 2 “khách hàng có các khoản nợ vay quá hạn trên 90 ngày”. Vì với biểu hiện thứ nhất (như khách hàng bị khởi kiện, vướng vòng lao lý) nhưng người nhà khách hàng trả nợ thay thì ngân hàng thường không coi là khoản nợ xấu. Do đó, biểu hiện thứ hai định lượng số ngày trả nợ được ngân hàng ưu tiên lựa chọn. Nhóm chuyên gia tư vấn của liên hợp quốc 13 AEG (Advising Expert Group Meeting) định nghĩa nợ xấu như sau:“Về cơ bản, một khoản nợ được coi là xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoán phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Hay nói cách khác: nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày; và (ii) khả năng thanh toán bị nghi ngờ. Như vậy, khái niệm khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân không có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, qua các khái niệm của Basel và của nhóm chuyên gia tư vấn AEG thì nợ xấu và không có KNTN vay của khách hàng cá nhân được đánh giả thông qua hai biểu hiện: (i) Khả năng thanh toán bị nghi ngờ (do khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh, khách hàng được gia hạn nợ, khách hàng bị khởi kiện...) (ii) Khách hàng có khoản vay bị quá hạn trên 90 ngày (gốc/lãi). Trong luận văn này, tác giả đánh giá KNTN vay của khách hàng cá nhân dựa trên biểu hiện thử 2 “khách hàng có khoản vay bị quá hạn gốc/lãi trên 90 ngày”, do biểu hiện thứ nhất khách hàng bị nợ xấu do nguyên nhân khách quan và xác suất xảy ra thấp, đồng thời khi NH nhận thấy biểu hiện thứ nhất của khách hàng thì thông thường biểu hiện thử 2 đã xuất hiện kèm theo. 2.1.8 Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ vay và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân vay vốn Về định tính, xuất phát từ khái niệm rủi ro tín dụng một phần nguyên nhân xảy ra là do khách hàng “không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Do đó, KNTN vay của khách hàng là nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Về định lượng, Theo quy định của Basel II, tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có thể phân thành 02 loại: (i) Khoản tổn thất dự tính được (tổn thất trong dự tính) - EL và (ii) Khoản tổn thất không dự tính được (Tổn thất ngoài dự tính) – UL. Trong đó, tổn thất dự tính được (EL) là mức tổn thất trung bình có thể tính được từ các số liệu trong quá khứ. Ngân hàng có thể sử dụng chỉ tiêu tổn thất trong dự tính làm chuẩn để ra quyết định cho vay, nếu tổn thất trong dự tính của một khách hàng vượt quá một tỷ lệ theo quy định của ngân hàng, ngân hàng tự động từ chối cho vay với khách hàng đó. Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng: 14 Tỷ lệ tổn thất dự tính: EL = LGD* PD Giá trị tổn thất dự kiến sẽ bằng: LGD*PD*EDA = EL*EDA Trong đó: LGD: Tỷ trọng tổn thất của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. LGD có thể được tính bằng công thức: LGD= (EDA - Số tiền có thể thu hồi)/EDA. (i) EDA: Exposure at Default - Tống dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (ii) Số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được coi là: 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20% - 30%). Theo nghiên cứu của Ủy ban Basel, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là TSBĐ của khoản vay và cơ cấu TSBĐ. PD: Xác suất không trả được nợ của khách hàng EDA: Dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ Như vậy, xét cả hai khía cạnh định tính và định lượng thì xác suất khách hàng không trả được nợ (KNTN vay của khách hàng) có mối quan hệ chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng và xác định mức độ tổn thất tín dụng. 2.2 Lý thuyết liên quan 2.2.1 Mô hình định tính Khi xem xét hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng cá nhân, một số ngân hàng sử dụng mô hình “6C” để hỗ trợ. Mô hình “6C” tập trung phân tích 06 nhóm yếu tố liên quan khách hàng: 15 Tư cách người vay (Character): các đặc điểm của người đi vay có ảnh hưởng đến KNTN vay, bao gồm: độ tuổi, tình trạng hôn nhân, mục đích vay, lịch sử quan hệ tín dụng. Năng lực của người vay (Capacity): khách hàng có đủ năng lực pháp lý và năng lực dân sự để ngân hàng có thể cấp tín dụng, bao gồm: người vay có giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề trong cho vay sản xuất kinh doanh, có hợp đồng lao động, có quyết định vào biên chế nhà nước đối với cho vay tín chấp, thời gian công tác/hoạt động; vị trí công tác, độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động. Thu nhập của người vay (Cash): Yếu tố chính quyết định KNTN của khách hàng: nguồn trả nợ của khách hàng đến từ đâu (hoạt động sản xuất kinh doanh, lương, cho thuê, tiết kiệm, ....). Nếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án kinh doanh có khả thi và hiệu quả, có khả năng tạo đủ nguồn trả nợ ngân hàng. Nếu nguồn trả từ lương, thu nhập khác (cho thuê, tiết kiệm, nguồn trả nợ bên thứ ba) thì có ổn định, có đảm bảo trả nợ ngân hàng sau khi trừ các chi phí sinh hoạt, các khoản trả nợ khác. Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho: Ngân hàng sau thu nhập người vay. Xét đến TSBĐ tiền vay các ngân hàng ngoài việc quan tâm đến yếu tố tính thanh khoản, giá trị thanh lý trong trường hợp phải xử lý TSBĐ, còn quan tâm đến tính pháp lý tài sản: tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm, tài sản được phép giao dịch, tài sản hiện không có tranh chấp, không thuộc đối tượng bị trưng thu, trưng dụng kê biên để thi hành án, không được thế chấp, cầm cố với bất kỳ hình thức nào khác tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. Các điều kiện (Conditions): Khách hàng có đáp ứng được các điều kiện riêng theo chính sách tín dụng của từng ngân hàng theo từng thời kỳ. Điển hình, trong cho vay tín chấp không có TSBĐ nguồn trả từ lương, cùng một hệ thống ngân hàng nhưng khách hàng sống tại thành phố trực thuộc trung ương có yêu cầu cao hơn về thu nhập so với khách hàng sống tại tỉnh, huyện. Kiểm soát (Control): Ngân hàng phải đánh giá thêm các yếu tố trong tương lai có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng, cụ thể: triển vọng phát triển ngành 16 nghề kinh doanh của khách hàng, khả năng kiểm soát được hoạt động kinh doanh khách hàng; khách hàng có xu hướng bị luân chuyển công tác, nghỉ hưu, vấn đề sức khỏe, .... 2.2.2 Mô hình định lượng Phương pháp điểm số tín dụng tiêu dùng: Phương pháp này dựa trên việc xây dựng các hạng mục chấm điểm và thiết lập mức điểm số ở từng hạng mục đưa vào hệ thống chấm điểm tự động. Các ngân hàng áp dụng mô hình này để xử lý các đơn xin vay tiêu dùng: như mua ô tô, trang thiết bị gia đình, nhà ở, tiêu dùng khác, .... Mô hình này được sử dụng từ 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10. Tại Mỹ, mô hình điểm số tín dụng FICO do công ty FICO (the US Fair Issac Company) giới thiệu lần đầu vào năm 1989. Kết quả chấm điểm tự động của FICO được các ngân hàng sử dụng rộng rải do các ngân hàng có thể kiểm tra các thông tin liên quan đến tình trạng tín dụng của người vay một các dễ dàng thông qua các công ty dữ liệu tín dụng. Mô hình này dựa trên quan điểm cho rằng: cách dự đoán tốt nhất hành vi của một người trong tương lai là xem xét hành vi của người đó trong quá khứ, quan điểm này tương tự quy tắc đầu tiên của Vật lý – một đối tượng chuyển động có xu hướng chuyển động. Khách hàng có điểm tín dụng dưới 680 được xem là khách hàng có độ rủi ro tín dụng cao. Dựa vào quan hệ giữa điểm và xác suất mất KNTN vay do FICO xây dựng các ngân hàng quyết định “điểm ngưỡng” của mình tùy thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Mô hình binary logistic Mô hình binary logictis còn được gọi tắt là mô hình logit, mô hình được Maddala giới thiệu vào năm 1984. Đây là mô hình định lượng trong đó biến phụ thuộc là biến giả chỉ nhận 2 giá trị 0 và 1. Mô hình được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Mô hình dùng kỹ thuật hồi quy để xem xét mối quan hệ giữa biến (Y) – biến phụ thuộc và các biến Xi – biến độc lập, giúp ngân hàng xác định khả năng khách hàng sẽ có rủi ro tín dụng (biến phụ thuộc) trên cơ sở sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến khách hàng (biến độc lập). Biến phụ thuộc Y chỉ nhận 02 giá trị 0 và 1. Cụ thể: Bằng 0: Khách hàng không trả được nợ - có rủi ro tín dụng => Khách hàng không có KNTN vay. Bằng 1: Khách hàng trả được nợ - không có rủi ro tín dụng => Khách hàng có KNTN vay. Các nhân tố ảnh 17 hưởng đến khách hàng như giới tính, trình độ học vấn, thu nhập .... ảnh hưởng đến KNTN vay của khách hàng cá nhân. 2.3 Các nghiên cứu trước liên quan “Risk Factors for Consumer Loan Default: A Censored Quantile Regression Analysis”, Sarah Miller. Nghiên cứu sử dụng 2 mô hình: mô hình rủi ro tỷ lệ của Cox (1974) và mô hình lượng tử Portnoy (2003) được kiểm duyệt một cách linh hoạt hơn. Kết luận lợi nhuận dự kiến cho các khoản vay có rủi ro thấp và trung bình cao hơn đáng kể khi dự đoán các xác suất từ hồi quy lượng tử được chú trọng hơn là xác suất nguy cơ được dự báo tỷ lệ. Trong nghiên cứu này, bỏ qua tác động sự thay đổi thời gian của các biến sẽ dẫn đến việc đánh giá thấp các khoản vay có rủi ro thấp và trung bình so với các khoản vay có rủi ro cao. “Factors Affecting Farm Loan Delinquency in the Southeast”, Frederick Murdoch Quaye, Denis Nadolnyak, Valentina Hartarska. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản vay nông trại ở Đông Nam nước Mỹ.Đề tài kiểm tra các yếu tố và hành vi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người nông dân ở Đông Nam Mỹ trong thời hạn vay được quy định. Một nông dân vi phạm nghĩa vụ trả nợ được định nghĩa là người vay có thời hạn vay quá hạn ít nhất một năm và vẫn chưa thanh toán xong. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu mặt cắt ngang 10 năm (2003-2012) từ dữ liệu khảo sát ARA của USDA. Về mặt khách quan, kết quả cho thấy tuổi là một yếu tố quan trọng và nông dân lớn tuổi ít có khả năng mất thanh toán hơn so với các đối tác trẻ của họ. Nông dân với trang trại lớn hơn và những người có nhiều năm kinh nghiệm canh tác đều ít có khả năng không trả được nợ. Dự kiến, nông dân có thu nhập từ trang trại thuần cao hơn có xu hướng trả các khoản vay của họ nhiều hơn theo thời gian tương đối. Nông dân có bảo hiểm, và những người có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn có xác suất trả nợ cao hơn. Kết quả cũng cho thấy rằng những người nông dân có tỷ lệ nợ / tài sản cao hơn có nhiều khả năng bị trả nợ quá hạn. Trần Thế Sao (2017) , “Các yếu tố ảnh hưởng khả năng trả nợ ngân hàng của nông hộ trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An”, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic nhằm phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của nông hộ trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn, diện tích 18 đất canh tác, thu nhập phi nông nghiệp và thời hạn trả nợ có mối quan hệ thuận chiều với khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. Ngược lại, số tiền vay và số người phụ thuộc có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. Qua đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị cho ngân hàng, chính quyền địa phương và nông hộ nhằm giúp gia tăng khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ. Trần Thị Tuyết (2016) ,“Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Phúc Yên”. Nghiên cứu phân tích tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại ngân hàng thương mai cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Phúc Yên, và đưa ra những ưu nhược điểm, vị thế của chi nhánh đối với khu vực hoạt động. Bên cạnh đó, nghiên cứu dự báo xu hướng kinh tế và hoạt động ngân hàng những năm tới. Cuối cùng đưa ra những giải pháp có căn cứ cho ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả quy trình, kiến nghị đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước. Nguyễn Anh Đức (2015), “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam”, nghiên cứu phân tích tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Nghiên cứu phân tỷ trọng, thị phần, nợ xấu mảng cho vay khách hàng cá nhân. Đồng thời đưa ra những đánh giá, định hướng, giải pháp cho ngân hàng về phát triển sản phẩm, chất lượng tín dụng, công nghệ, nhân lực, marketing; những đề xuất kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước, đối với chính phủ. Trương Thị Thanh Thúy (2015), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Long An”, nghiên cứu phân tính định tính đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Long An. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu và mô hình hồi quy Binary Logistic. nhân tố EFA, kiểm định Cronbach’s Alpha và đưa ra mô hình phù hợp với thực trạng tại ngân hàng. Cuối cùng đề tài đưa ra các giải pháp cho ngân hàng và cho nền kinh tế. 19 2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, bao gồm các mô hình định lượng và mô hình định tính. Các mô hình không loại trừ lẫn nhau, nên ngân hàng và các TCTD có thể sử dụng kết hợp nhiều mô hình để phân tích đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn. Do biến phụ thuộc trong để tài là khả năng trả nợ vay đúng hạn (biến nhị phân chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1), nên đề tài có thể sử dụng một số mô hình cơ bản để phân tích như: mô hình phân tích đa nhân tố (MDA), mô hình Probit, mô hình Logistic. .. Nhược điểm của mô hình MDA là các biến độc lập phải tuân theo các giả định: có phân phối chuẩn, có hệ số tương quan thấp hoặc không tương quan, ma trận hiệp phương sai của các nhóm là như nhau… mà thực tế các biến độc lập đôi khi rất khó để thỏa mãn được các yêu cầu này. Mô hình Probit cũng phù hợp. Sự khác biệt giữa Logistic và Probit không đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê. Friel (2004) trong nghiên cứu "Linear probability response models: Probit and Logit" đã chỉ ra vấn đề này. Tuy nhiên khảo sát một số để tài nghiên cứu có liên quan thì mô hình Logistic lại được sử dụng rộng rãi hơn, có thể kể đến như Stone và Rasp (1991), Maddala (1991) trong các nghiên cứu của mình đã so sánh Logit với ước lượng OLS và cho cùng kết quả Logistic thích hợp hơn OLS; Martin (1977), Press và Wilson (1978), Wiginton (1980) chỉ ra rằng Logistic thì vượt trội hơn MDA. Vì vậy việc lựa chọn mô hình Logistic là hợp lý vì yêu cầu mẫu không quá cao, ít ràng buộc về mặt giả thiết cũng như đây là mô hình định lượng nên khắc phục được những nhược điểm của mô hình định tính, thể hiện sự khách quan, nhất quán, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng, kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng khá đơn giản, dễ thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng (như SPSS, Eviews). Trong bài nghiên cứu này, qua xem xét các lý thuyết cũng như nghiện cứu thực nghiệm kết hợp với dữ liệu thu thập được,luận văn đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng được đưa vào mô hình nghiên cứu chính của đề tài bao gồm: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + β6 X6+β7 X7+β8 X8 20 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Định tính sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp phân tích trên cơ sở dữ liệu, thông tin thu thập được.  Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi của đề tài nghiên cứu.  Tìm hiểu và phân tích cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết.  Số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ phòng Tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển An Giang từ năm 2016 đến ngày 01/06/2018 và thu thập các thông tin dữ liệu từ sách báo, tạp chí, tài liệu, từ mạng Internet có liên quan đến để tài.  Ước lượng mô hình kinh tế lượng: Ước lượng những thông số chưa biết của mô hình.  Kiểm định: Sau khi ước lượng mô hình, kiểm định chuẩn đoán mô hình nhiều lần nhằm chắc chắn là những giả định đặt ra và các phương pháp ước lượng được sử dụng phù hợp với dữ liệu đã thu thập.Mục tiêu là tìm được những kết luận phù hợp nhất, là những kết luận không thay đổi nhiều đối với các đặc trưng của mô hình.  Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua thống kê mô tả, phân tích tương quan giữa các biến, phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình.  Dựa trên kết quả nghiên cứu, để tài đưa ra một số kiến nghị đối với ngân hàng nhằm nhận diện đối tượng khách hàng tiềm ấn khả năng phát sinh trả nợ không đúng hạn, khả năng chuyển nợ xấu; từ đó có chiến lược xử lý phù hợp, góp phần giảm thiếu nợ xấu và những tác động của nợ xấu. 3.2 Tổng thể và mẫu nghiên cứu 3.2.1 Tổng thể mẫu Cỡ mẫu: gồm 220 khách hàng, đáp ứng tiêu chuẩn có thời gian quan hệ tín dụng trên 1 năm, tương ứng 15% số lượng khách hàng vay tại BIDV An Giang thời điểm 30/06/2018. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên các khách hàng có KNTN theo từng sản phẩm vay: nhà ở, ô tô, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng có tài sản bảo đảm khác và tiêu dùng không có tài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan