Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hà...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần tp. hồ chí minh

.PDF
123
67
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC DUYÊN ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. HồChí Minh – Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC DUYÊN ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC TOÀN Tp. HồChí Minh – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần thành phố Hồ Chí Minh là nghiên cứu của chính tác giả, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Ngọc Toàn. Số liệu, trích dẫn trong bài có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy. Nội dung và kết quả của bài nghiên cứu chưa được công bố tại bất cứ công trình nào trước đây cho đến thời điểm này. TPHCM, ngày tháng Tác giả năm MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TÓM TẮT - ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 3 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................................... 4 7. Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................. 5 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................................... 5 1.2 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 8 1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu .......................................................... 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................ 15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 16 2.1 Tổng quan về chất lượng thông tin báo cáo tài chính ........................................... 16 2.1.1 Chất lượng thông tin .......................................................................................... 16 2.1.2 Chất lượng thông tin báo cáo tài chính .............................................................. 17 2.1.3 Mô hình đo lường chất lượng thông tin ............................................................ 18 2.1.3.1 Mô hình của FASB.......................................................................................... 18 2.1.3.2 Mô hình của IASB .......................................................................................... 19 2.1.3.3 Mô hình hài hòa giữa FASB và IASB ............................................................ 20 2.2 Đặc điểm của hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến thông tin báo cáo tài chính .. 22 2.3 Các lý thuyết nền ................................................................................................... 23 2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ....................................................................... 23 2.3.2 Lý thuyết thông tin hữu ích ................................................................................ 24 2.3.3 Lý thuyết xử lý thông tin .................................................................................... 24 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính ..................... 25 2.4.1 Trình độ nhân lực ............................................................................................... 25 2.4.2 Chế độ chính sách nhà nước .............................................................................. 25 2.4.3 Quy trình xử lý chứng từ .................................................................................... 27 2.4.4 Mức độ công bố thông tin .................................................................................. 28 2.4.5 Ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................................... 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 33 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 34 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 34 3.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................................ 35 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chuyên gia ................................................................ 35 3.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ....................................................................... 37 3.2.3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 38 3.2.4 Xác định các biến và thang đo trong mô hình nghiên cứu ................................. 38 3.2.4.1 Biến phụ thuộc ................................................................................................ 38 3.2.4.2 Biến độc lập..................................................................................................... 38 3.2.4.3. Hình thành thang đo các biến trong mô hình ................................................. 38 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................... 41 3.4. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................... 45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 47 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................... 48 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................... 48 4.2 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ................................................................ 49 4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo ............................................................................ 50 4.2.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Trình độ nhân lực” .............................................................................................................................. 50 4.2.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Chế độ chính sách nhà nước” ............................................................................................................ 51 4.2.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Quy trình kế toán” ............................................................................................................................ 52 4.2.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Mức độ công bố thông tin” ................................................................................................................ 52 4.2.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Ứng dụng công nghệ thông tin” ................................................................................................... 54 4.2.1.6. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” ........................................................................................... 54 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA...................................................................... 56 4.2.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập .................................................... 56 4.2.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” .......................................................................................................................... 58 4.2.3. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................... 60 4.2.3.1. Kiểm định về tính độc lập của phần dư ......................................................... 60 4.2.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ..................................... 60 4.2.3.3 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy .................................. 61 4.2.3.4 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ..................................................... 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................ 70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ................................................................... 71 5.1 Kết luận ................................................................................................................. 71 Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Thành phố Hồ Chí Minh .................. 72 5.2 Hàm ý .................................................................................................................... 72 5.2.1 Quy trình xử lý chứng từ .................................................................................... 72 5.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................................... 73 5.2.3 Trình độ nhân lực ............................................................................................... 74 5.2.4 Chế độ chính sách nhà nước .............................................................................. 75 5.2.5 Mức độ công bố thông tin .................................................................................. 76 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ............................................... 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5............................................................................................ 78 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính CĐKT: Chế độ kế toán CLTT: chất lượng thông tin DN: Doanh nghiệp HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ NH: Ngân hàng TMCP: Thương mại cổ phần TTTC: Thông tin tài chính DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu ........................................................ 30 Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu .................................................................................. 39 Bảng 3.2: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng ..................................... 46 Bảng 4.1: Thống kê theo giới tính của đối tượng được khảo sát ................................ 48 Bảng 4.2: Thống kê theo độ tuổi của đối tượng được khảo sát .................................. 48 Bảng 4.3: Thống kê theo trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát ................... 48 Bảng 4.4: Thống kê theo chức vụ của đối tượng được khảo sát ................................. 49 Bảng 4.5. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Trình độ nhân lực” .............................. 50 Bảng 4.6. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chế độ chính sách nhà nước” .............. 51 Bảng 4.7: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chế độ chính sách nhà nước” (lần 2) .. 52 Bảng 4.8. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Quy trình kế toán” ............................... 52 Bảng 4.9. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Mức độ công bố thông tin” .................. 53 Bảng 4.10: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Mức độ công bố thông tin” (lần 2) ... 53 Bảng 4.11. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Ứng dụng công nghệ thông tin” ........ 54 Bảng 4.12. Kết quả độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc ............................................. 54 Bảng 4.13: Kết quả độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc (lần 2) ................................. 55 Bảng 4.14: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần (biến độc lập) ........... 57 Bảng 4.15: Bảng phương sai trích ............................................................................... 57 Bảng 4.16. Kết quả ma trận xoay nhân tố ................................................................... 57 Bảng 4.17: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần (biến phụ thuộc) KMO and Bartlett's Test.............................................................................................. 58 Bảng 4.18: Phương sai trích ........................................................................................ 60 Bảng 4.19: Bảng tóm tắt kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy ....................... 60 Bảng 4.20: Bảng kết quả các hệ số hồi quy ................................................................ 61 Bảng 4.21: Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số ....................................... 61 Bảng 4.22: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết.............................................. 66 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1: Mô hình CLTT của FASB (1980, 1993) ................................................... 19 Sơ đồ: 2.2 Mô hình CLTT của IASB (2001) .............................................................. 20 Sơ đồ 2.3: Mô hình CLTT kế toán của IASB & FASB 2010 ..................................... 21 Hình 2.1: Quy trình lập báo cáo tài chính ................................................................... 28 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 32 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 34 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................. 37 Hình 4.1: Đồ thị phân bố phần dư hàm hồi quy ......................................................... 62 Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ...................... 63 Hình 4.3: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của mô hình ................................... 64 TÓM TẮT Để thực hiện nghiên cứu, trước hết đề tài trình bày hệ thống các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra một số các nhận xét liên quan đến tình hình nghiên cứu về chất lượng thông tin báo cáo tài chính, từ đó xác định khe hổng nghiên cứu của đề tài. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu xác định có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi một nhân tố có mức độ tác động khác nhau. Trong 5 nhân tố này thì nhân tố quy trình xử lý chứng từ có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (β = 0.4), tiếp đến là nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin (β = 0.38); Trình độ nhân lực (β = 0.372); Chế độ chính sách nhà nước (β = 0.326) và cuối cùng là mức độ công bố thông tin (β =0.304) có tác động thấp nhất. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các kiến nghị tập trung vào 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Thành phố Hồ Chí Minh theo mức độ tác động giảm dần của chúng nhằm nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các ngân hàng. Cuối cùng, luận văn xác định những hạn chế còn tồn tại và đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện mảng nghiên cứu về chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng. Từ khóa: báo cáo tài chính, chất lượng thông tin báo cáo tài chính, ngân hàng thương mại cổ phần. ABSTRACT In order to carry out the research, firstly, the topic presents the system of previous domestic and foreign studies related to the topic, from which some comments related to the research situation on information quality are drawn. financial statements, thereby identifying the research gap of the topic. By qualitative research methods and quantitative research methods. The study results identified five factors that affect the quality of financial reporting information at joint stock commercial banks in Ho Chi Minh City. Among these 5 factors, the accounting process factor has the strongest impact on the quality of financial reporting information at joint stock commercial banks in Ho Chi Minh City (β = 0.4) , next is information technology application factor (β = 0.38); Manpower qualifications (β = 0.372); State policy regime (β = 0.326) and finally information disclosure level (β = 0.304) has the lowest impact. From the results of the study, the author made recommendations focusing on five factors affecting the quality of financial reporting information at joint stock commercial banks in Ho Chi Minh City. Finally, the thesis identifies the remaining limitations and provides further research directions to complete the research on the quality of financial reporting information at banks. Keywords: financial statements, quality of financial reporting information, joint stock commercial banks. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắt đầu từ năm 2003, với sự ra đời của Luật Kế toán (2003) và sau đó là hệ thống các chuẩn mực kế toán gồm 26 VASs, các chế độ kế toán ra đời đã dần tạo ra hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán Việt Nam khá vững chắc và ổn định. Các CĐKT đã thực sự tách biệt sự điều chỉnh về lĩnh vực cũng như quy mô nhằm đảm bảo sự hợp lý trong xử lý ghi nhận thông tin KT. Đặc biệt trong thời gian qua, Luật KT 2015 mới (sửa đổi) đã chính thức có hiệu lực vào 2017, cùng với sự ra đời của các chế độ KT mới đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KT, tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính và tạo dựng môi trường kinh doanh phù hợp với khu vực và quốc tế. Không chỉ có các đối tượng bên trong tổ chức mới quan tâm đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính mà các đối tượng bên ngoài tổ chức cũng vậy. Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính là cần thiết để người dùng đưa ra quyết định có ích, để các nhà đầu tư tạo ra một thị trường hiệu quả. Chất lượng thông tin do kế toán cung cấp được coi như là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại hiệu quả cho các quyết định kinh doanh. Trên thực tế việc tạo lập báo cáo tài chính được thực hiện ở các tổ chức kinh tế với các mức độ tuân thủ khác nhau, điển hình một số tổ chức biến hoá thông tin trên các khoản mục của bảng cân đối KT như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và trên báo cáo kết quả kinh doanh như chỉ tiêu doanh thu, thu nhập, chi phí. Các thông tin có thể được biến hoá trong khuôn khổ qui định của chuẩn mực và chế độ KT nhưng cũng có những trường hợp sự biến hoá này hoàn toàn vi phạm các chính sách KT hiện hành bằng các thủ thuật phù phép khác nhau như che giấu công nợ, định giá sai tài sản, ghi nhận doanh thu, chi phí không có thực hoặc che dấu doanh thu, chi phí, ghi sai kỳ KT hoặc không công bố đầy đủ thông tin…từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả các quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả cho rằng nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu về chất lượng thông tin BCTC, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm gia tăng chất lượng thông tin 2 BCTC tại các ngân hàng là một vấn đề cần thực hiện và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng là một loại hình DN đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng và có tác động rất lớn đến tình hình tài chính của các DN khác cũng như trong nội bộ các NH với nhau, đồng thời TP.HCM cũng là đầu tàu kinh tế của miền Nam, tác động mạnh đến nền kinh tế cả nước, do đó thông tin báo cáo tài chính của nhóm đối tượng này là rất quan trọng trên thị trường. Từ đó, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Qua nghiên cứu luận văn góp phần xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các NH TMCP ở TP. HCM, đồng thời đề xuất một số các hàm ý đến các đối tượng liên quan nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC của các NHTM này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu chung vừa nêu, luận văn đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể gồm: + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Thành phố Hồ Chí Minh. + Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn bao gồm: + Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Thành phố Hồ Chí Minh? + Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC của các NH TMCP tại TP. HCM. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu bao gồm không gian và thời gian nghiên cứu như sau: + Không gian nghiên cứu: tác giả nghiên cứu các NH TMCP tại TP. HCM. + Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện năm 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cụ thể: + Phần nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định mô hình nghiên cứu và cách thức đo lường các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC. Theo đó, trước hết, thông qua lược khảo các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC của các NH TMCP tại TP. HCM. Tiếp đó, tác giả tiến hành thảo luận với các chuyên gia nhằm hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất, từ đó xác định được mô hình nghiên cứu nghiên cứu chính thức dùng trong nghiên cứu này. + Phần nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng thông tin BCTC của các NH TMCP ở TPHCM. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các NH TMCP ở TPHCM. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bởi phần mềm thống kê SPSS 22.0 với các kỹ thuật cụ thể như: + Đánh giá độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha; + Phân tích nhân tố khám phá EFA; + Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp xác định các nhân tố, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đó đến chất lượng thông tin BCTC của các NH TMCP tại TP. HCM. Từ đó, có căn cứ đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC của các NH TMCP tại TP. HCM. 4 Luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tượng khác quan tâm, sử dụng thông tin BCTC của các NH TMCP tại TP. HCM như nhà đầu tư, khách hàng, nhà quản lý,… cũng như các học giả, các nhà nghiên cứu có quan tâm đến đề tài nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC của các ngân hàng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và Hàm ý 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Chương này tác giả trình bày một số các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chất lượng thông tin BCTC ở các NH TMCP, từ đó rút ra những nhận xét và khe hổng nghiên cứu của mảng đề tài này. 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Beest, F. V., Braam, G. J. M., & Boelens, S. (2009), Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics, tạm dịch Chất lượng báo cáo tài chính: đo lường các đặc tính thông tin tài chính. Mục đích của nghiên cứu của này nhằm phát triển và thử nghiệm một công cụ đo lường tổng hợp để đánh giá toàn diện chất lượng báo cáo tài chính. Ở nghiên cứu này các tác giả đã xây dựng một chỉ mục gồm 21 mục để đo lường toàn diện chất lượng báo cáo tài chính theo các đặc điểm cơ bản cơ bản và nâng cao liên quan đến các đặc tính của một báo cáo tài chính chất lượng gồm: tính thích hợp và trình bày trung thực, dễ hiểu, có thể so sánh, kiểm chứng và kịp thời của báo cáo tài chính. Bằng việc sử dụng 231 báo cáo thường niên từ các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ, Anh và Hà Lan trong năm 2005 và 2007, các tác giả đã kiểm tra công cụ đo lường tổng hợp của họ là hữu hiệu và có độ tin cậy cao. Phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng công cụ đo lường mà các tác giả này xây dựng được là một cách tiếp cận hợp lệ và đáng tin cậy để đánh giá chất lượng của các báo cáo tài chính. Công cụ đo lường này góp phần cải thiện đánh giá chất lượng thông tin báo cáo tài chính và đáp ứng yêu cầu của FASB và IASB (2008) về chất lượng báo cáo tài chính. Wan Ismail, W. A., van Zijl, T., & Dunstan, K. L. (2010), Earnings Quality and the Adoption of IFRS-Based Accounting Standards: Evidence from an Emerging Market, tạm dịch Chất lượng thu nhập và việc áp dụng các chuẩn mực kế toán dựa trên IFRS: Bằng chứng từ một thị trường mới nổi”. Sử dụng 4010 quan sát trong khoảng thời gian ba năm trước và giai đoạn ba năm sau khi áp dụng bộ chuẩn mực kế toán mới, nghiên cứu cho thấy việc áp dụng IFRS tác động tích cực đến chất lượng báo cáo. Cụ thể, kết quả cho thấy (1) giá trị tuyệt đối của khoản tích lũy bất thường thấp hơn đáng kể và (2) giá trị liên quan đến thu nhập của công ty cao hơn đáng kể, sau khi áp dụng bộ chuẩn mực kế toán mới. Một thuộc tính khác của IFRS là nó đòi hỏi mức độ công bố cao hơn. Nghiên cứu này cũng cho 6 thấy mức độ công bố thông tin có ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính, điều này được giải thích rằng mức độ công khai trong báo cáo tài chính doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến chất lượng thu nhập được báo cáo. Các tác giả này dẫn chứng thêm, theo Levitt (1998), các hệ thống công bố thông tin được thiết lập dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng cao sẽ nâng cao niềm tin vào độ tin cậy của báo cáo tài chính cho các nhà đầu tư, nếu yêu cầu công bố thông tin nhiều hơn, các hành động quản trị thu nhập dẫn đến báo cáo tài chính kém chất lượng có thể bị phát hiện. Nesrine Klai and Abdelwahed Omri (2011), Corporate Governance and Financial Reporting Quality: The case of Tunisian Firms, tạm dịch Quản trị doanh nghiệp và chất lượng báo cáo tài chính: Trường hợp của các công ty Tunisia. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu nghiên cứu là 22 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Tunis trong giai đoạn 1997-2007 nhằm xác định mối liên hệ giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng thông tin tài chính. Kết luận, nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính là ban giám đốc (tỷ lệ giám đốc độc lập, quy mô ban giám đốc, tách biệt chức danh giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT), uy tín của công ty kiểm toán. Như vậy, kết quả của nghiên cứu này ủng hộ lập luận rằng quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng kế toán trong bối cảnh Tunisia. Bên cạch đó, tác giả này cũng xác định nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: mẫu nghiên cứu chưa bao gồm các công ty tài chính như ngân hàng, chưa kết hợp các biến quản trị khác nhằm đánh giá tác động của chúng đến chất lượng báo cáo tài chính như biến quyền sở hữu của người quản lý hoặc các biện pháp khác nhằm đảm bảo chất lượng thông tin như công bố thông tin tự nguyện, hay ảnh hưởng của chi phí vốn đến chất lượng thông tin. Heidi Vander Bauwhede (2011), What Factors Influence Financial Statement Quality?A Framework and Some Empirical Evidence, tạm dịch Yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính? Khuôn khổ và một số bằng chứng thực nghiệm. Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính là: chuẩn mực kế toán, công bố thông tin, các quyết định của ban quản lý (chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ khác nhau với các bên 7 liên quan đến công ty), chất lượng kiểm toán, chất lượng của ban giám đốc, các quy định cho việc lập báo cáo tài chính và cơ chế quản trị nội bộ. Salehi, M., & Torabi, E. (2012). The role of information technology in financial reporting quality: Iranian Scenario. Business Excellence, 6(1), 115, tạm dịch Vai trò của công nghệ thông tin đối với chất lượng báo cáo tài chính: Trường hợp của Iran. Bài báo nghiên cứu vai trò của công nghệ thông tin trong báo cáo tài chính cũng như mối quan hệ giữa việc sử dụng công nghệ thông tin và tác động của nó đến chất lượng báo cáo tài chính. Để xác định tác động của công nghệ thông tin đến chất lượng báo cáo tài chính, nghiên cứu này thu thập dữ liệu nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Tiếp đó, thực hiện các kiểm định để kiểm tra các giả thuyết, T-Test, ANOVA và Duncan từ Test. Kết quả cho thấy công nghệ thông tin giúp tăng cường sự liên quan và độ tin cậy của thông tin kế toán. Nó cũng làm tăng khả năng so sánh của thông tin kế toán. Ogbonna, G. N., & Ebimobowei, A. (2012). Effect of ethical accounting standards on the quality of financial reports of banks in Nigeria. Current Research Journal of Social Sciences, 4(1), 69-78, tạm dịch Ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán đạo đức đến chất lượng báo cáo tài chính của các ngân hàng ở Nigeria. Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán đối với chất lượng báo cáo tài chính của các ngân hàng ở Nigeria. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, trong đó, các nguồn thứ cấp là từ sách giáo khoa, tạp chí và luận án. Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua một bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các nhà quản lý ngân hàng từ 24 ngân hàng ở Nigeria. Kết quả cho thấy các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán có liên quan đáng kể đến chất lượng báo cáo tài chính của các ngân hàng ở Nigeria. Trên cơ sở những phát hiện, nghiên cứu đã kết luận rằng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán về cơ bản là cần thiết cho kế toán viên để tạo ra các báo cáo tài chính chất lượng không có sai sót trọng yếu. Các tác giả khuyến nghị: các kế toán viên chuyên nghiệp với tư cách là người giám sát và cung cấp thông tin kế toán cần tuân thủ các quy tắc thực hành chuyên môn do các cơ quan chuyên môn có liên quan ban hành, các ngân hàng ở Nigeria nên thành lập các bộ phận kiểm soát để đảm bảo các hoạt động tuân thủ các quy tắc đạo đức trong quy 8 trình lập báo cáo tài chính, và các nhân viên kế toán tại các ngân hàng Nigeria nên tuân thủ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong quá trình lập và cung cấp báo cáo tài chính của ngân hàng. Moses, T. E. M. P. L. E., Ofurum, C. O., & Egbe, S. (2016). Audit committee characteristics and quality of financial reporting in quoted Nigerian banks. International Journal of Advanced Academic Research, 2(5), 1-10, tạm dịch Đặc điểm của ủy ban kiểm toán và chất lượng báo cáo tài chính tại các ngân hàng Nigeria. Nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của các đặc điểm của ủy ban kiểm toán đến chất lượng báo cáo tài chính tại các ngân hàng Nigeria. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 15 ngân hàng có cổ phiếu được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Nigeria vào ngày 31 tháng 12 năm 2014. Việc kiểm tra các giả thuyết và phân tích dữ liệu được thực hiện bởi sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS 22.0. Cụ thể, biến phụ thuộc chất lượng báo cáo tài chính của nghiên cứu được đo lường bởi các khoản dồn tích tự định, và biến độc lập của nghiên cứu bao gồm: sự độc lập của ủy ban kiểm toán; quy mô của ủy ban kiểm toán; Số lượng các cuộc họp của ủy ban kiểm toán và chuyên môn tài chính của ủy ban kiểm toán. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy quy mô của ủy ban kiểm toán; Số lượng các cuộc họp của ủy ban kiểm toán và chuyên môn tài chính của ủy ban kiểm toán có ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính, trong khi đó sự độc lập của Ủy ban kiểm toán không có ảnh hưởng đáng kể đến việc quản trị lợi nhuận trong các ngân hàng Nigeria khoản trích trước tự định. Nghiên cứu xác nhận rằng ủy ban kiểm toán cần được cân nhắc kỹ lưỡng và vận hành hiệu quả để hạn chế quản trị lợi nhuận của tổ chức, làm giảm chất lượng báo cáo tài chính của các tổ chức này. Uwuigbe, U., Felix, E. D., Uwuigbe, O. R., Teddy, O., & Falola, I. (2018). Corporate governance and quality of financial statements: a study of listed Nigerian banks, Banks & bank systems, (13, Iss. 3), 12-23, tạm dịch Quản trị doanh nghiệp và chất lượng báo cáo tài chính: một nghiên cứu về các ngân hàng niêm yết Nigeria. Nghiên cứu này đã điều tra ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đối với tính kịp thời của các báo cáo tài chính của các ngân hàng niêm yết ở Nigeria. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ báo cáo thường niên của các ngân hàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng