Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Các nguyên tắc của nhân học hình ảnh...

Tài liệu Các nguyên tắc của nhân học hình ảnh

.PDF
392
364
91

Mô tả:

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM Paul Hockings chủ biên CÁC NGUYÊN TẮC CỦA NHÂN HỌC HÌNH ẢNH NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN Hà Nội - 2012 Người dịch: Phạm Hoài A nh Vũ Thị T hu Hà Hiệu đính: N guyễn T hị Hiền Sách được tài trợ bởi Quỹ Ford LỜI GIỚI THIỆU rong khuôn khổ dự án nhân học hình ảnh hợp tác với Đại học Temple, Philadelphia, Mỹ do Quỹ Ford tài trợ, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam chọn sách Các nguyên tắc của Nhân học Hình ảnh do Paul Hockings làm chủ biên đế dịch ra tiếng Việt. Trong số các ấn phẩm về nhân học hình ảnh bằng tiếng Anh, sách Các lìguyên tắc của Nhân học Hình ảnh do Paul Hockings làm chủ biên là cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới. Paul Hockings là giáo sư nhân học tại Đại học Illinois, thành phố Chicago, Mỹ, chuyên gia bảo tàng về nhân học tại Bảo tàng Lịch sừ Tự nhiên ở Chicago. Nay giáo sư đã nghi hưu, làm thỉnh giảng về nhân học và phim tại Đại học Quốc Tế, Châu Hải, Trung Quốc. Từ năm 1991 đến nay ông là tổng biên tập tạp chí Journal o f Visual Anthropology (Nhân học hình ảnh). T Lần đầu tiên năm 1975, cuốn sách đã khẳng định vị trí của ngành nhân học hình ảnh. Nhiều hội thảo và chương trình đào tạo nhân học được tổ chức tại các trường đại học có ngành nhân học phát triển như ở Pháp, Anh và nhiều trường đại học ở Mỹ. Nhân học hình ảnh nói chung và phim nhân học ngày càng được quan tâm trong giới học thuật, cũng như công chúng. Phim nhân học được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy, được trình chiếu trong các hội thảo nhân học và các liên hoan phim, trên truyền hình. Sách Các nguyên tắc của Nhân học Hình ảnh, bao gồm 27 bài viết của các học giả, các nhà làm phim. Sách gồm các bài viết về làm phim nhân học và mối quan hệ của phim nhân học tới điện ảnh và 5 truyền hình, ứng dụng của phim trong nghiên cứu nhân học, việc sử dụng phim, ảnh trong các ngành dân tộc học, khảo cổ, nhân học sinh học, bảo tàng học, lịch sử dân tộc học. Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam được vinh hạnh mời GS. Paul Hockings thuyết giảng về Nghiên cứu sự thay đôi nhanh chóng của xã hội và toàn cầu hoá từ góc độ nhản học hình ảnh từ ngày 289 đến ngày 4-10-2008 và trình chiếu những phim nhân học tiêu biếu như: Dead Birds (Những con chim chết) của By Robert Gardner (1964), Forest o f Bliss (Rừng hạnh phúc) của Robert Gardner (1986), Building a Kayak (Làm xuồng) của Asen Balikci (1968) và đặc biệt phim The Village (Làng quê) của chính GS. Paul Hockings và Mark McCarty sản xuất năm 1968. Cũng vào dịp này, với mong muốn dịch sách Các nguyên tắc của Nhân học Hình ảnh sang tiếng Việt, giáo sư đã tư vấn cho Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam chọn 14 bài trong tổng số 27 bài. Mong muốn của chúng tôi là 14 bài dịch trong cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu văn hóa, nhân học, các nghiên cứu sinh và các học viên quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, hình ảnh. Bản dịch dù đã cố gắng nhưng có thể còn có nhiều thuật ngừ chuyên ngành chưa được trong sáng, chúng tôi mong được sự góp ý, chỉ báo chân thành của các độc giả, các chuyên gia để lần tái bản sau bản dịch sẽ tốt hơn. Chúng tôi chân thành cám ơn Quỹ Ford đã tài trợ cho việc dịch và in cuốn sách này./. PGS. TS. Nguyễn Chí Ben Viện si/Giáo sư danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Vân Nam (Trung Quốc). ủ y viên Hội đồng Lý luận Trung ương ủ y viện Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam 6 LỜI NÓI ĐẦU (Tái bản lần thứ ba) uyển tập này in các bài tham luận của Hội nghị Nhân học Hình ảnh Quốc tế lần thứ hai. Hội nghị này diễn ra trong bầu không khí cùa Đại hội Nhân học và Dân tộc học Quốc tế lần thứ 9, được tổ chức tại Chicago, năm 1973 do ông Sol Tax làm chủ tịch. Ông Sol Tax và bà Margaret Mead đã có nhiều đóng góp cho Hội nghị Nhân học Hình ảnh. Hội nghị này nhằm mục đích gây ảnh hưởng lâu dài tới lĩnh vực nhân học hình ảnh khi những tham luận của hội nghị được xuất bản trong cuốn Các nguyên tắc của nhân học hình ảnh vào năm 1975. Ngay từ khi ra đời, cuốn sách đã mang lại nhiều thành công. Đó là một trong ba cuốn sách duy nhất bằng tiếng Anh về lĩnh vực nhân học hình ảnh. Cuốn sách bán chạy nhất trong series 94 tập Nhãn học thế giới do ông Sol Tax chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát cho Nhà xuất bản Muoton. Đây cũng là cuốn sách duy nhất trong series trên được tái bản lần thứ hai, vào năm 1995, và bây giờ là T tái bản làn thứ ba. Các nguyên tắc của nhàn học hình ảnh cũng là cuốn sách duy nhất được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, và bây giờ là tiếng Việt, với phần nội dung có sự khác nhau tùy thuộc vào ngôn ngữ xuất bản. Ke tà khi ra đời, chương M ở đầu có tiêu đề “Nhân học hình ảnh trong ngành ngôn từ” không ngừng được trích dẫn. Đã gần ba thập niên trôi qua, việc sản xuất và phân tích phim nhân học trở thành nồ lực chính của ngành nhân học hình ảnh, mà còn là lĩnh vực duy nhất của ngành nhân học mà chúng ta cần phải phát 7 triển theo nhiều xu hướng, hoặc thậm chí nhiều “trường phái’ khác nhau. Lĩnh vực nhân học hình ảnh đặc trưng đã có quá trình phát triển khá lâu, bắt đầu từ đầu thế kỷ XX. Chính vì vậy, cuốn sách ra đời năm 1975 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác làm phim, và tầm quan trọng này vẫn tiếp tục được nhấn mạnh trong lần tái bản thứ ba. Chúng ta hãy điểm qua một chút về lịch sử. Khoa học kỹ thuật thời kỳ giữa thế kỷ XX đã có nhiều phát minh gây ảnh hường tới lĩnh vực nhân học hình ảnh. Nhừng nhà làm phim như Jean Rouch và Richard Leacock đã tỉm ra thiết bị âm thanh đồng bộ. Phát mình này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển phim nhân học. Peter Loizos đã mô tả một cách súc tích trong nghiên cứu của mình: Kể từ năm 1960, những thay đổi của kỹ thuật quay phim và ghi âm đã cho phép đồng thời thu hinh và âm thanh bởi một hoặc hai người. Đây là thiết bị câm tay rất nhẹ, và người ta gọi là thiết bị quay phim có âm thanh đồng bộ. Các đối tượng được quay phim có thể được theo sát và quay phim trong bối cảnh tự nhiên, thoải mái, không gò bó. Hơn nữa, sau đó không lâu, khi lời nói của các nhân vật trong phim được dịch sang ngôn ngữ khác dưới dạng phụ đề, bất cứ tộc người nào, cho dù ngôn ngữ giao tiếp của họ có khó đến đâu, cũng có thể "nói chuyện" được với những người mà họ chưa hề gặp mặt, những người mà có lẽ sẽ không bao giờ học nói ngôn ngữ của họ. Những thay đổi này đã gây được ành hưởng sâu rộng. (Loizos 1993: 11) Và một ỷ kiến khác của ông: “Trong vòng mười năm kể từ 1960 đến 1970, tính chân thật của phim dân tộc học đã gia tăng đáng kể so với thời kỳ đầu của máy quay phim” (Loizos 1993: 11). Cũng trong thập niên trên, phim tư liệu được hình thành từ thể loại Phim thời sự - tài liệu. Đây là thể loại quay phim mới, có đặc điểm là cảnh quay có độ dài nhiều phút đồng hồ, âm thanh đồng bộ, và lần đầu tiên công khai nhóm làm phim. Nhóm làm có sự phim giao lưu với các nhân vật trong phim, và thậm chí còn có mặt trong các cảnh quay (xem bài viết của McCarty và MacDougall trong tuyển tập này). Trước nhừng năm 1980, có rất nhiều công trình nghiên cứu dân tộc học sử dụng kỹ thuật quay phim tư liệu. Vào nhừng năm 1980, thể 8 loại phim này bắt đầu nhường chỗ cho những mối quan tâm mới hơn. Ở một số nước trên thế giới, truyền hình đã trở thành loại hình phương tiện truyền bá phim nhân học. Tuy nhiên, do phim nhân học mang tính công thức nên trên thực tế ngày càng ít xuất hiện trên truyền hình Mỹ, Anh, và Nhật Bản vào những năm 1990. Ngược lại, vào thời kỳ này, công nghệ video và máy quay kỳ thuật số được đưa vào sử dụng nên có thể quay được những cảnh phim dài chất lượng cao. Công nghệ mới này hơn bao giờ hết đã hồ trợ đắc lực cho công việc nghiên cứu của nhà nhân học. số lượng phim về các chủ đề nhân học được quay trong những năm 1980, 1990 đã tăng lên đến hàng trăm bộ phim, mặc dù số lượng này vẫn chưa phải là nhiều. Dưới góc độ nội dung của các “liên hoan phim” nhân học gần đây, chúng ta thấy rất rõ một điều rằng: đúng là nhiều phim tư liệu được sản xuất, nhưng lại hầu như không có nghiên cứu phim nào được thực hiện trên phương diện lý thuyết nhân học. Hai mươi lăm năm về trước, nhà nhân học Bắc Mỹ nhận thấy hai chức năng của phim trong lĩnh vực nhân học: “phim thô”, và “phim hoàn chỉnh để công chiếu”. Jack Prost đã chỉ ra sự khác nhau của hai chức năng khi ông so sánh và đối chiếu phim thô với phim “minh họa”. Phim thô có độ dài tương xứng với thời gian diễn ra sự kiện gốc, trong khi phim minh họa lựa chọn các hình ảnh từ các thước phim thô cho mục đích minh họa một quy luật hay một chủ đề nào đó, rút ngắn thời gian của sự kiện. Sự khác biệt này gây ra một làn sóng tranh luận đáng kế. Theo tôi, nó phân biệt phim quay sự kiện gốc với phim được dựng như văn bản. Đây chính là nguyên nhân khiến chúng ta dựng phim. Có thể nhiều người nghĩ rằng tôi đang lan man nói về thể loại phim truyện dành cho mục đích thương mại. Ngược lại, tôi không hề lạc đề, mà đang hướng tới cái mà người ta dễ dàng gọi là “phim tài liệu” trong vòng 75 năm qua, những bộ phún dành cho mục đích miêu tả hiện thực, những sự kiện “không diễn”. Colin Young đã phát biểu một cách chính xác về thể loại phim này như sau: phim tài liệu giống như phim Hollywood....” (xem trong tuyển tập này). 9 Phim tài liệu nhân học trong thể loại phim thời sự - tài liệu, ví dụ phim Ngôi làng ( The Village) (McCarty, và Hockings, trong tuyển tập này) đã duy trì được nguyên tắc tính xác thực của lĩnh vực nhân học: các cảnh quay trong phim diễn ra trong bối cảnh tự nhiên, mang tính xác thực. Đáng lẽ phần lớn các sự kiện này phải được ghi lại với sự vắng mặt của đoàn làm phim cũng như thiết bị quay phim. Hơn nữa, cho đến thời điểm này nhà nhân học (trong trường hợp này chính là tôi) có thể biết chắc chắn rằng những sự kiện tương tự diễn ra vào các mùa hè trong những thập niên đó, tại chính ngôi làng của xứ sớ Ailen này. Ngôi làng cực Tây nhất của châu Á và châu Âu. Phim Ngòi làng, không có sự tham gia của diễn viên, không có kịch bản, và cũng không có đạo diễn. Nhà quay phim và nhà kỳ thuật âm thanh (thường là Mark McCarty và tôi) phải làm sao để bắt những nhân vật trong sự kiện đứng vào vị trí thuộc tầm ngắm của ống kính để thu lại hình ảnh cũng như âm thanh. Nhờ đó mà hình ảnh và âm thanh chúng tôi thu được không bị lặp lại như thường gặp trước đó - tất nhiên là ngoại trừ những trường hợp do quá trình xử lý thuộc về kỹ thuật cắt, dựng. Những gì tôi vừa thảo luận ở phần trên chính là những đặc điểm cổ điển của phim tài liệu của những năm từ 1965 đến 1980, nhưng tôi chưa nói đến một vấn đề quan trọng: đó là dựng phim. Những bộ phim như Ngôi làng hay series phim The Netsilik Eskimo (Tộc người Eskimo Nesilik) đều là những bộ phim được dựng một cách cẩn thận từ phim thô để trở thành tài liệu nhân học có ý nghĩa. MacDougal là một trong những người đầu tiên tiếp cận phim nhân học như nguồn tư liệu: “Phim như nguồn tư liệu giúp chúng ta hiểu được một cách cơ bản rằng phim chính là không gian chứa đựng các khái niệm trong khuôn khổ hình tam giác được tạo nên bởi các nhân vật trong phim, nhà làm phún, và khán giả, cũng như diễn tả giao điểm của ba yếu tố trên” (1978: 422). Theo quan điểm của MacDougall, phim là nguồn tư liệu mở bởi vì nó chứa đựng rất nhiều khía cạnh liên quan đến tác giả, nhân vật trong phim, và những gì có thể được xem là “phản hồi, phê bình của người bản xứ". Nguồn tài liệu phim cung cấp cho chúng ta một phương pháp tìm hiểu các thông 10 tin mà phim tài liệu muốn chuyển tải một cách hoàn chỉnh hơn những phương pháp trước đó. Phương pháp này rất gần gũi với nhà lỷ thuyết học truyền thông, những người luôn tìm kiếm đáp án cho câu hòi Ai làm/nói cái gì, cho ai, khi nào, trong bối cảnh nào, và với hiệu ứng gì? Bây giờ tôi sẽ tranh luận rằng khoảng thời gian 8 năm, từ năm 1967 đến 1974, là giai đoạn chủ chốt trong việc đặt nền móng cho ngành nhân học hình ảnh. Giai đoạn này hơn bao giờ hết đã chứng kiến sự phát triển mạnh của nhân học hình ảnh. Hầu hết số lượng phim nhân học mà chúng ta xem như phần cấu thành chính của nguồn tài liệu giảng dạy được sản xuất trong giai đoạn này. Tôi có thế dễ dàng kể tên các phim này ở đây, và có rất nhiều bộ phim khác được đề cập trong bài viết của Emilie de Brigard (trong tuyển tập này). Đó là phim về hàng chục nền văn hóa từ 6 châu lục. Và có một điều quan trọng cần lưu ý là có nhiều phim là sản phẩm hầu như không có sự hỗ trợ của nhà nhân học, và chỉ có một số phim được sản xuất cho truyền hình. Tám năm quan trọng đó đã xác định được vị trí của phim nhân học. Giai đoạn này đã chứng kiến sự ra đời của nhiều bộ phim nổi tiếng, những bộ phim là sự minh họa của các khía cạnh quan trọng của thời kỳ đó: (1) phim nhân học được sản xuất khắp thế giới, trong nỗ lực quốc tế và toàn cầu; (2) ảnh hường của phim thời sự - tài liệu được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của Jean Rouch, Peter Watkins, Frederick Wiseman, và một số nhà làm phim khác, c ỏ một thời chúng ta hầu như không nhận ra được mức độ ảnh hường của Jean Rouch với người bạn châu Phi của ông tên là Ousmane Sembene, và ngược lại, trong suốt thời kỳ họ hợp tác sản xuất 3 bộ phim hư cấu dưới nhan đề Tauw, Emitai, và Mandabi. Các phim này đều chứa đựng nhiều thông tin về các xã hội Tây Phi; (3) Timothy Asch và John Marshall đã rất tiến bộ với dự án thử nghiệm làm phim cho mục đích giáo dục, những bộ phim ngắn, bao gồm một chủ đề, và mô tả 3 nền văn hóa khác nhau dưới íòrmat mới: lực lượng cảnh sát Yanonami, Kung/San, và Pittsburgh; (4) Robert Gardner đã đưa ra quan điểm rằng phim sẽ có tính nhân văn han nếu các quan điểm mỹ học và quan điểm cá nhân 11 trong từng bộ phim được thể hiện trên cơ sở của nhiều nền văn hóa khác nhau từ 4 châu lục, thay vì chi với một nền văn hóa trong một bộ phim; (5) một hoạt động chính của phim ảnh ngày nay là ghi lại hình ảnh của các nghi lễ, mặc dù một thời gian không lâu sau hoạt động này không áp dụng được với các bộ lạc thổ dân châu ú c; (6) Asch đã thiết kế chương trình giảng dạy cho Đại học Brandeis cách Boston không xa, và công trình của ông đã làm rõ một điều rằng chủng ta đang cùng nhau tạo dựng một bộ sưu tập phim về các nền văn hóa truyền thống khác nhau để đại diện cho kiểu mẫu cuộc sống sinh tồn. Trong giai đoạn này Alan Lomax bắt đầu tìm kiếm một mẫu phim của thế giới; (7) với mục đích quay phim cho công tác lưu trừ và đào tạo, một thể loại phim mới - phim tư liệu đã nhanh chóng xuất hiện. Thể loại phim này là con đẻ của phim thời sự - tài liệu của những năm 1960. Và sau đó có rất nhiều ý kiến cho rằng phim cần nhận được ý kiến phê bình tò học giả. Các bộ phim dựng của Vertov cần phải nhường chỗ cho các cảnh phim dài, và các nhân vật trong phim tự nói về họ bất kể khi nào có thể, thậm chi thông qua phiên dịch, chứ không chỉ đứng ở đó để nghe chúng ta, các nhà nghiên cứu giải thích về nền văn hóa của họ. Giai đoạn này cũng là giai đoạn xét lại của ngành nhân học Mỹ, thực tế trong xã hội và nền chính trị Mỹ. Chương trình đào tạo làm phim nhân học được ông Colin Young khởi xướng tại Đại học Caliíòmia, New York vào năm 1966, và đã gây được nhiều ảiih hưởng. Hơn nữa, Dell Hymes đã xuất bản cuốn sách của mình với nhan đề Reinventing Anthropology, 1972 (Tải phát minh ngành nhân học). Cuốn sách này bao gồm 16 bài viết. Những nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp lớn bao gồm Laura Nader, Eric Wolf, Geral Berreman, Hymes, Standley Diamond, Bob Scholte, và nhà nhân học hình ảnh Sol Worth. Cuốn sách này đã làm thức tỉnh nhiều nhà nhân học còn đang bận rộn theo cách phân tích đặc điểm của Kroeber, hoặc chức năng luận cấu trúc của Radcliữe - Brown. Đó cũng là thời kỳ mà chúng ta nhận ra rằng từ trước đến nay chúng ta chỉ sử dụng ngôn từ trong nghiên cửu, và phim ảnh là cái gì đó vô cùng xa lạ, và rằng cần phải có các phương pháp khác mang tính đồng cảm hơn để tìm hiểu về 12 nền văn hóa thế giới. Phương pháp đó là phương pháp quay phim chụp ảnh. Nhà làm phim dân tộc học đã và đang khám phá phương pháp này; và trên thực tế họ đã tiến xa hơn nhiều nhà nhân học truyền thống trong công cuộc tìm kiếm nhừng quan điểm mới. Một trong nhừng biến đổi sâu sắc về thể loại mà chúng ta chứng kiến trong giai đoạn quan trọng này là phim nhân học bắt đầu đem lại tiếng nói cho một số cá nhân, và tiếng nói này nhiều khi lại rất lun loát. Đó là điều mà chúng ta chưa cám nhận được trong phim của Marshal dưới nhan đề The Hunter, 1957 (Người thợ săn), hoặc phim Dead Birds, 1963 (Những con chim chết) của Gardner, hoặc series phim Netsilik của giữa thập niên 1960. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm trôi qua, đây lại là đặc điểm nổi bật của các bộ phim do David MacDougall sản xuất như phim Under the Man ’s Tree (Bên dưới gia phả của con người), phim To Live wừh Herds (Sống với bầy đàn); phim Rivers o f Sand (Dòng sông Cát) của Robert Gardner, phim The things I can no t Change {Những điều tôi không thể thay đổi) của Tanya Ballantyne... Tất nhiên sự phát triển này có được là nhờ vào công nghệ quay phim và ghi âm đồng bộ. Những thành công của phim nhân học những năm 1970 phần lớn là kết quả của điện ảnh hợp tác, sự cộng tác giữa Rouch, cộng sự của ông, và chiếc máy quay, và bởi gia đình MacDougall và những người bạn châu Phi của họ, cũng như nhiều chuyên gia đã dựa vào sự hướng dẫn và người phát ngôn của nền văn hóa được quay trong phim. Trong rất nhiều bộ phim khác của mình, Flaherty đã cho chúng ta thấy phương pháp ông thực hiện cùng với một người địa phương tên là Nanook. Vào cuối những năm 1960, Karl Heider đã xuất bản cuốn sách hướng dẫn dưới nhan đề Sử dụng phim ảnh trong giảng dạy. Cuốn sách này đã liên tục được tái bản, và gần đây nhất là tái bản lần thứ 8. Vào tháng 3 năm 1970, chương trình phim dân tộc học Bắc Mỹ đã xuất bản Newsletter đầu tiên. Đây là tạp chí nhân học định kỳ với nội dung sơ sài của vùng Bắc Mỹ. Viện Nghiên cứu Phim Khoa học ở Gỏttingen đã xuất bản tạp chí Research Film từ năm 1952. Vào năm 1972, Sol Worth và Jay Ruby, hai nhà khoa học ở Philadenphia, đã đề 13 xuất thành lập Hội Nhân học Hình ảnh (hiện nay vẫn đang tiếp tục hoạt động), và từ năm 1974, có một tạp chí chuyên sâu hơn với nhan đề Nghiên cứu nhăn học truyền thông hình ảnh (Studies in the Anthropologỵ o f Visual Communication) đăng tải các vấn đề của lĩnh vực nhân học hình ảnh. Tạp chí này trong 11 năm liền hoạt động với sự đồng hành của một biên tập viên. Vào năm 1970, cuộc họp đầu tiên được tổ chức tại Washington về việc thành lập Trung tâm Lưu trữ Phim Nhân học Quốc gia tại Viện Smithsonian Institute. Trung tâm lưu trữ phim đầu tiên chính thức được thành lập năm 1975, do ông Richard Sorenson đứng đầu. Thời kỳ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, hàng loạt hội thảo về nhân học hình ảnh diễn ra. Đây cũng là dấu hiệu sự lớn mạnh của tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhân học hình ảnh. Hội thảo đầu tiên là hội thảo chuyên đề của Đại học Caliíòm ia ờ Los Angeles về phim dân tộc học được tổ chức tại Los Angeles mùa xuân năm 1968. Hội thảo này đã quy tụ được nhiều nhà làm phim dân tộc học của thế giới như Balikci, Carpenter, Rouch, Lomax, Brault, Sandal, Marshal, Dunlop, Gaisseau, Collier, Preloran, Heider, Gardner, Merian Cooper, và hàng chục nhà làm phim khác nữa như Young, McCarty, tôi, và một số sinh viên của trường như Emilie de Brigard, David và Judith MacDougall, và Joan Churchill. Hội thảo này đưa ra khuôn khổ phát triển ohim nhân học, và thiết lập cơ sở cho cho hội thảo tiếp theo tại Chicago năm 1973. Sau sự kiện đó, cũng vào năm 1968, tại Philadelphia, Đại học Temple đã tổ chức liên hoan phim dân tộc học lần thứ nhất. Sau đó không lâu, vào những năm 1970, liên hoan phim trở thành địa điểm chính để tổ chức hội thảo và chiếu phim nhân học. Mùa thu năm 1969, một hội thảo khác về phim ảnh trong nghiên cứu và đào tạo nhân học được tổ chức ở Đại học New York. Tại Anh, Trường Phim Quốc gia (National Film School) được thành lập vào mùa thu năm 1971, do ông Coỉin Young đứng đầu. Õng Colin Young trước đó là giám đốc của Trường Phim của Đại học Caliíòmia ở Los Angeles, và cũng là người sáng lập của chương trình phim dân tộc học danh tiếng. 14 Sự ra đời của cuốn sách Các nguyên tắc của nhăn học hình ảnh năm 1975 đã khẳng định vị trí của ngành nhân học hình ảnh. Hàng loạt hội tháo và chương trình đào tạo nhân học được tố chức tại các trường đại học ở Paris, London, Los Angeles, Philadelphia, và nhiều nơi khác nữa. Chúng ta cũng xây dựng được một tạp chí chuyên ngành; và quan trọng nhất là thiết lập được một kho tàng phim nhân học, cũng như đang lần lượt trình chiếu phim nhân học tại các liên hoan phim. Nhiều tổ chức chuyên nghiệp đang công chiếu phim của chúng ta, đăng tài các bài phê bình phim trên các tạp chí chuyên ngành. Phim nhân học cũng đang được sừ dụng rộng rãi như nguồn tài liệu giảng dạy trong các chương trình đào tạo tại các trường đại học, cũng như đăng tải trên truyền hình. Nếu tôi có xu hướng đánh giá quá cao những đóng góp của phim nhân học Bắc Mỹ trong lĩnh vực nhân học hình ảnh, thì tôi cũng phải mượn lời của một nhà nhân học người Anh để bảo vệ cho ý kiến của mình. Đó là ông Peter Loizos, người đã đưa ra quan điểm rằng: “Những năm cuối 1960, ở Anh hầu như không có phim nào được làm một cách nghiêm túc về các xã hội mang đậm chất nông dân và các bộ lạc ít người” (Loizos 1993:11). Quay trở về năm 1966, hầu hết rất ít ai trong chúng ta biết được rằng Juchini Ushiyama, Yasuko Ichioka và Tadao Sugiyama đã khai trương chương trình nhân học “Thế giới kỳ diệu của chúng ta” trên kênh truyền hình Nippon ở Tokyo. Chương trình này được chiếu hàng tuần, và thật kỳ diệu là nó tồn tại trong vòng 24 năm. Sau khi Ushiyama tham dự hội thảo ở Chicago, anh đã thiết lập được quan hệ hợp tác giữa nhà làm phim Nhật Bản, Jean Rouch, và một số nhà làm phim vùng Bắc Mỹ. Tháng 5 năm 2003 Paul Hockings Tài liêu tham khảo HYM ES, DELL (ed.) 1972 Reinventing Anthropoỉogy. N ew York: Patheon Books. 15 LOIZOS, PETER 1993 Innovation in Ethnographic Film: From Innocence to Seỉf- Consciousness 1955-1985. Chicago: ưniversity o f Chicago Press. MACDOƯGALL, DAVID 1978 Ethnographic Film: Failure and Promise. In Annual Review o f A nthropology, 7: 405-425. 16 LỜI GIỚI THIỆU NHÂN HỌC HÌNH ẢNH TRONG NGÀNH NGÔN TỪ Margaret Mead gành nhân học, như một khối gắn kết của nhiều ngành, ở các nước khác nhau mang các tên gọi khác nhau, như nhân học văn hoá, nhân học xã hội, hành vi và tập quán học, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, nhân học thể chất, văn hóa dân gian, lịch sử xã hội học, và địa lý học loài người. Ngành khoa học này có trách nhiệm hiển nhiên và rõ ràng là ghi chép và gìn giữ các tài liệu về những phong tục tập quán đang biến mất, cũng như về các tộc nguời trên trái đất, các tài liệu về vấn đề có phải tộc người này giao phối nội dòng hay không, cũng như tìm hiểu về tộc người chưa có chữ viết và đang ẩn náu trong rừng rậm nhiệt đới, hay ở chính bang nào đó của Thụy Sĩ, hay ở vùng núi của một vương quốc châu Á. Việc thừa nhận các phong tục tập quán của con người đến một lúc nào đó sẽ không tránh khỏi bị biến mất là một phần của toàn bộ di sản khoa học và nhân văn. Chúng ta chưa bao giờ có đủ nhân lực để thu thập hết dấu vết còn lại của các nền văn hóa này, trong khi hàng năm có một số loài động vật ngừng tồn tại, dẫn đến tình trạng làm nghèo đi kho vốn sinh học của chúng ta, cũng như một số ngôn ngữ chỉ được một vài người cuối cùng sử dụng và khi họ chết ngôn ngữ sẽ vĩnh viễn mất đi. Ngành nhân học đã tạo động lực tiếp sức cho các nhà nghiên cứu điền dã, ghi chép tài liệu, trong điều kiện các ngón tay của họ bị lạnh cóng trong băng giá vùng Bắc cực, hoặc khí hậu nóng bức nghiệt ngã của vùng nhiệt đới. 17 Để thu thập được các tài liệu nhân học, các nhà nhân học phả i tốn rất nhiều công sức, chịu đựng nhiều mệt mỏi cũng như phải trả i qua điều kiện khắc nghiệt mà thường không mấy ai biết đến. Chính v ì vậy, việc sừ dụng những phương pháp mới để cải thiện và đơn giản hoá công tác điền dã có lẽ là điều mong muốn của tất cả các nhâ nghiên cứu. Các nhà khảo cổ học đã và đang sử dụng phương pháp) xác định niên đại; các nhà nghiên cứu âm nhạc và ngôn ngữ đã sư dụng máy quay đĩa, điện tín và máy ghi âm; các nhà dân tộc học sủr dụng phim ảnh và video. Những tiến bộ to lớn đạt được trong mồi lĩnh vực là nhờ sự hiện diện của các thiêt bị mới (ví dụ carbon 14 thay thế phương pháp tính tuổi theo vỏ cây, máy ghi ậm thay thế xy lanh sáp) (wax cylinder), âm thanh đồng bộ (sync-sound), và máy quay phimi thay thế máy chụp ảnh dùng tấm kẽm ướt), dường như rõ ràng đếm mức mà hội nghị thế giới năm 1973 đáng lẽ ra chi cần tập trang thàc> luận về những tiến bộ mới nhất về lý thuyết đạt được trên cơ sở sủr dụng các thiết bị tân tiến nhất, gắn liền với việc trưng bày các thiết bịị đáng tin cậy nhất - một phương pháp nghiên cứu đã được Josephi Schaeffer minh họa trong bài viết về băng video trong cuốn sách này.. Theo khảo sát và tổng hợp toàn cầu của Alan Lomax, chúng ta lại phảii đối mặt với thảm cảnh của các cơ hội bị mất, như được miêu tả trong1; bài viết của Emilie de Brigard, cũng như phải cân nhắc lựa chọni những gì vẫn có thể làm được trong các cơ hội còn sót lại. Trên toàn thế giới, ờ các châu lục và hài đảo, trong các ngõ hẻmi của những thành phố công nghiệp hiện đại, cũng như các thung lũng hẻo lánh mà chỉ có trực thăng mới tới đuợc, nhiều phong tục tập quáni cầu kỳ, hoàn toàn không thể thay thế cũng như không thể tái hiện được đang dần dần biến mất, trong bối cảnh các ban ngành thuộc lĩnhi vực nhân học không ngừng đưa cán bộ đi điền dã mà không có mộtt trang thiết bị nào khác ngoài cây bút chì, cuốn sổ tay, và có thể một vài bản câu hỏi trắc nghiệm - cũng được gọi là “thiết bị” - để xoa dịu tinh thần khoa học của họ (xem hình 5). Ở nhiều nơi, các nhà làm phim độc đáo và tài giỏi đã làm nhiều bộ phim về các phong tục tập quán này, và cũng ở nhiều nơi, các nhà nhân học, những người có thể làm phim hoặc tổ chức làm phún đã xuất hiện, đã nỗ lực làm việc, 18 được ca ngợi cùng như bị chi trích trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt cúa thị trường không ốn định và bấp bênh... nhưng không phải tất cả chí có vậy. Minh chứng cho sự hiện hữu của các trang thiết bị trong gần một thế kỹ qua là một số bộ phim rất sôi nổi và gây ấn tượng mạnh - phim của Marshall về người thồ dân Nam Phi, phim cùa Bateson về người Bali và người Iatmul, các cuộc thám hiểm cùa Heider Gardner tới các tộc người Dani, những nồ lực không mệt mòi của Jean Rouch ờ Tây Phi, một số bộ phim về thổ dân da đỏ Australia, phim truyền hình nhiều tập của Asen Balikci về người Netsilik Eskimo, của Asch-Chagnon về người Yanomamo, và nhừng thành quả to lớn mang ỷ nghĩa phân tích và lun trữ của Dự án Columbia Cantometrics, Dự án Phim về sự Phát triển của Trẻ em của Viện Y tế Quốc gia, cũng như những thành quả của Trung tâm Nghiên cứu thuộc Viện Tâm thần học Đông Pennsylvania, cùa Bách Khoa toàn thư Điện ảnh và của Viện Nhân học Hoàng gia Luân Đôn. Tôi xin mạnh dạn chia sẻ rằng người ta đã và đang sử dụng ngôn ngừ nói và viết để bàn cãi về giá trị của những dự án này, để khước từ kinh phí cho chúng hoặc thậm chí bác bô chúng, nhiều hơn là để biến ngôn ngữ thành hành động. Các cơ quan, các dự án nghiên cứu hầu như không chịu sử dụng máy quay phim mà vẫn khăng khăng tiếp tục sử dụng phương pháp ghi chép đã lỗi thời, trong khi phim ảnh có thể ghi lại các phong tục tập quán đang biến mất và bảo tồn chúng trong nhiều thế kỷ (bảo tồn cho niềm tự hào của con cháu những người đã nhảy múa trong một nghi lễ mà không bao giờ lặp lại nữa, cũng như để làm tài liệu cho các các nhà nhân học tương lai). Tại sao? Đâu là mấu chốt của vấn đề? Một trong những nguyên nhân níu kéo phương pháp mô tả bằng ngôn từ trong bối cảnh có nhiều phương pháp khác tốt hơn chính là rào cản của thay đổi. Phần lớn các công tác điền dã - nền tảng của ngành nhân học - đều được tiến hành trong các điều kiện của những thay đổi rất nhanh chóng, ở chỗ là các cán bộ điền dã phải dựa vào trí nhớ của những người mà họ phỏng vấn và lấy thông tin chứ không dựa vào những gì họ trực tiếp quan sát được trong các sự kiện đương thời. Thông tín viên của cán bộ điền dã chỉ có thể dùng lời để miêu tả 19 lại các điệu múa mừng thắng trận của các bộ lạc mà ngày nay điệu múa đã không còn tồn tại, kể lại các cuộc săn bò rừng, miêu tả những bữa tiệc ăn thịt người, hay việc rạch da thịt và cắt chân tay dã man mà nay đã bị cấm. Vì vậy khi ngành nhân học đang trên con đường phát triển thành một ngành khoa học, nhũng nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học chỉ dựa trên lời nói, và ngôn từ. Lévi Strauss đã dành thời trai trẻ của mình để phân tích truyện thần thoại và văn học dân gian dựa trên các bản dịch viết của các tác phẩm này. Lowie, nhà nghiên cứu về các bộ lạc Anh Điêng đã gặng hỏi làm cách nào để có thể nhận biết chú hay bác của một ai đó nếu người đó không tự giới thiệu. Và như vậy nhân học đã trở thành ngành khoa học dựa trên lời nói (lời nói của người đưa tin mà ngôn ngữ cừ chỉ của họ không có ý nghĩa bảo tồn, cũng như ngôn từ của các nhà dân tộc học không hề có được một bức ảnh của các điệu múa mừng thắng trận). Các bậc tiền bối trong ngành nhân học đã sử dụng phương pháp ghi chép và họ không thiện chi để các thế hệ học trò của họ sử dụng phương pháp mới. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu trẻ cũng quá thụ động trong việc tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu lỗi thời của các bậc thầy của mình. Một nguyên nhân khác chính là việc cần phải biết sử dụng máy chụp hình và máy quay phim. Việc này đòi hỏi kỹ năng - và năng khiếu - so với việc chi đơn thuần đặt máy ghi âm và ghi chép. Mặc dầu vậy, không ai yêu cầu các nhà ngôn ngữ học ngoài việc ghi âm lại những tài liệu chuyên ngành, phải biết biến chúng thành các bản nhạc. Tương tự, các mẫu phim cần làm bởi các nhà nhân học chuyên nghiệp cũng chỉ yêu cầu ở mức độ như đối với việc các nhà ngôn ngữ học ghi âm tài liệu. Họ chi cần biết cách lắp phim vào máy ảnh, đặt máy ảnh lên cây kiềng ba chân, điều chỉnh ánh sáng và khoảng cách, ấn nút chụp rồi dừng. Chắc chắn bất kỳ nhà dân tộc học nào đã vượt qua các kỳ thi dựa trên những kiến thức cần thiết của các văn bản hiện tại về thần thánh, cũng như xứng đáng được hỗ trợ trong lĩnh vực nhân học, đều có thể học cách làm phim về các điệu múa, các bài hát, ngôn ngữ và các mối quan hệ tương tác giữa các tộc người, mà sau này các phim đó có thể phân tích được bằng các phương pháp phân tích chi tiết đang được hoàn thiện. Nhà dân tộc học không nhất thiết phải biết viết 20 truyện ngắn hay làm thơ, nhưng nếu họ có thể thì họ sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm của công chúng. Tương tự, phim tài liệu không nhất thiết phải là một tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta thật cảm kích và đánh giá cao các bộ phim tư liệu về dân tộc học đạt được đỉnh cao này, những bộ phim vĩ đại, có sự kết hợp của khả năng nghệ thuật với tính khoa học xác thực. Tuy nhiên, tôi cho rằng không ai có quyền đòi hói cũng như lãng phí thời giờ và sức lực để đòi hỏi các bộ phim như vậy. Sự đòi hỏi này chính là kết quả rất đáng tiếc của cả hai vấn đề: truyền thống đề cao tính độc đáo trong nghệ thuật của châu Âu, cũng như của cách thức máy quay phim thay thể cho bút vẽ của người họa sỹ để làm một phim dưới dạng nghệ thuật. Yêu cầu khắt khe cho rằng phim về đề tài dân tộc học phải là những sản phẩm nghệ thuật, kết hợp với tình trạng một số nhà khoa học đã không trung thực đối với tần suất của các sự kiện lớn, tiếp tục làm xáo trộn các cảnh trong phim trong khi không ghi lại được toàn bộ sự kiện. Một lý giải nữa cho sự thờ ơ với phương pháp làm phim chính là chi phí. Chi phí mua trang thiết bị, chi phí làm phim và phân tích phim, tính trên cả hai phương diện tiền bạc và thời gian đều rất cao. Các thiết bị đắt tiền hơn đã trở thành nhu cầu, do tất cả các ngành khoa học đều phát triển trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu. Nhà thiên văn học đã không bỏ nghề với lý do kính thiên văn ngày càng được nâng cấp, nhà vật lý học không từ bỏ ngành vật lý khi họ cần một máy gia tốc, hay nhà di truyền học không từ bỏ ngành di truyền học vì phải mua một kính hiển vi điện tử. Do vậy tất cả các ngành khoa học này đều có được những bước tiến trong việc phát triển và nâng cao năng lực. Vậy mà các nhà nhân học lại khước từ tiềm năng phát triển thiết bị nghiên cửu và tiếp tục sử dụng các bảng câu hỏi để tìm hiểu phương pháp dạy con của các bà mẹ, cũng như dùng từ ngữ để miêu tả cách làm đồ gốm, và một mớ hỗn độn tò ngữ miêu tả các bản xướng âm. Tệ hơn nữa, nhiều trong số họ không những không đồng tình, mà còn gây cản trở và thậm chí là bằng mọi cách không cho đồng nghiệp của mình áp dụng phương pháp mới. 21 Theo tôi nghĩ, chúng ta phải thẳng thắn đối mặt với thực tế là chính chúng ta, những nhà nhân học, phải tự lên án bản thân bởi thái độ thờ ơ quá mức này. Nó đã làm mất đi những cơ hội ngàn năm có một. Tuy nhiên, với sự phối hợp nghiêm túc trên toàn thế giới, vẫn còn có dịp để ghi lại đầy đủ nhiều hình ảnh của những tập tục trên khắp thế giới cũng như làm một bộ phim đầy đủ về các phong tục tập quán để bổ sung vào kho tàng phim ảnh nhân học đang còn rất khiêm tốn của chúng ta. Vấn đề thứ hai, vấn đề được đề cập theo nhiều cách khác nhau trong cuốn sách này là phương pháp tốt nhất để đào tạo nhà dân tộc học thành nhà làm phim và phân tích phim, cũng như đào tạo nhà làm phim chuyên nghiệp thành nhà dân tộc học, và phương pháp tổ chức các nhóm điền dã. Những cố gắng nhiệt thành và thầm lặng trong nửa thế kỷ qua đã mang lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Có thể điều khiển một nhà quay phim thậm chí khi người này không hiểu được tầm quan trọng của những cảnh mình đang quay, nhất là khi cần phải thuyết minh về địa điểm hoặc hoàn cảnh xảy ra cảnh quay đó, giống như trong bộ phim truyền hình nhiều tập tái hiện lại cuộc sống của người Eskimo do Asen Balikci thực hiện. Nhà làm phim có thể sử dụng các công trình nghiên cứu trước đó của nhà dân tộc học, giống như Gardner đã sử dụng nghiên cứu của Heider, và Craig Gilbert cùng nhóm của ông đã sử dụng công trình của tôi về Manus - hai chi trước của động vật. Nhưng tôi tin rằng, các công trinh nghiên cứu sẽ hoàn hảo nhất khi nhà làm phim và nhà dân tộc học là một, mặc dù trong nhiều trường họp, mối quan tâm cũng như kỹ năng của họ ở mặt này thường nổi trội hơn mặt kia. Đã từ lâu chúng ta khuyến cáo rằng một nhà văn hóa dân gian không được bỏ qua các khía cạnh văn hóa mà người đó không quan tâm hoặc chưa được qua các khóa đào tạo kỳ năng quay phim chụp ảnh. Học một ngôn ngữ nào đấy nhất định phải biết viết một bài luận, học làm đồ gốm thì phải nhớ các bước kỳ thuật. Bất kể vấn đề của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian là gì, anh ta phải nắm được hệ thống tên gọi trong quan hệ họ hàng. Yêu cầu sau mồi đợt đi nghiên cứu điền dã, nhà văn hóa dân gian phải có được ít nhất là cuốn băng ghi âm, một đoạn phim, một bộ ảnh, và một cuốn băng 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan