Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dầu khí...

Tài liệu Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam dầu khí

.PDF
88
161
99

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING BỘ MÔN KINH TẾ VÀ PHẦN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM DẦU KHÍ Giảng viên:Th.s Ngô Thị Hải Xuân NHÓM 9 lớp NT1-K33 Võ Thanh Hương Phạm Thị Trúc Mỹ Nguyễn Thị Thu Trâm MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................................................................... 3 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ...................................................................................................................... 5 1.1 Ngành dầu khí và một số định nghĩa cần thiết................................................................................... 5 1.1.1 Các sản phẩm dầu khí ..................................................................................................................... 5 1.1.1.1 Dầu thô ................................................................................................................................... 5 1.1.1.2 Các sản phẩm từ dầu .............................................................................................................. 6 1.1.1.3 Các dịch vụ dầu khí ............................................................................................................... 6 1.1.2 Hoạt động thƣơng mại dầu khí ....................................................................................................... 7 1.1.2.1 Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí .................................................................................. 8 1.1.2.1.1 Định nghĩa ...................................................................................................................... 8 1.1.2.1.2 Một số lƣu ý ................................................................................................................... 8 1.1.2.2 Hoạt động xuất-nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu .................................................. 9 1.1.2.2.1 Định nghĩa ...................................................................................................................... 9 1.1.2.2.2 Một số lƣu ý .................................................................................................................. 9 1.1.2.3 Hoạt động xuất khẩu dịch vụ dầu khí ..................................................................................... 9 1.2 Tổng quan ngành dầu khí Việt Nam ................................................................................................. 10 1.2.1 Hoạt động thƣợng nguồn .............................................................................................................. 10 1.2.2 Hoạt động hạ nguồn...................................................................................................................... 16 1.2.3 Các công ty dầu khí tại Việt Nam ................................................................................................ 20 1.2.3.1 Tổng công ty dầu khí Việt Nam và các thành viên .............................................................. 20 1.2.3.2 Các công ty khai thác dầu khí quốc tế tại Việt Nam ............................................................ 25 CHƢƠNG II: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ VIỆT NAM ..................... 27 2.1 Dầu thô ................................................................................................................................................ 27 2.1.1 Phân tích sản lƣợng khai thác dầu thô .......................................................................................... 27 2.1.1.1 Phân tích số liệu ................................................................................................................... 27 2.1.1.2 Các yếu tố tác động .............................................................................................................. 28 2.1.2 Phân tích kim ngạch xuất khẩu dầu thô ........................................................................................ 33 2.1.2.1 Giai đoạn từ 2005 đến 2009 ................................................................................................. 33 2.1.2.2 Giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay ..................................................................................... 35 2.1.2.3 Các yếu tố tác động .............................................................................................................. 38 2.1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu dầu thô theo thị trƣờng.................................................................. 43 2.1.3.1 Giai đoạn từ 2005 đến 2009 ................................................................................................. 43 2.1.3.2 Giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay ..................................................................................... 46 2.1.3.3. Các yếu tố tác động ............................................................................................................. 52 2.1.3.3.1. Các yếu tố tác động chung .......................................................................................... 52 2.1.3.3.2. Các yếu tố tác động riêng cho từng thị trƣờng ............................................................ 53 2.2 Xăng dầu các loại ............................................................................................................................... 57 2.2.1 Phân tích kim ngạch xuất khẩu ..................................................................................................... 57 2.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng ................................................................................................................. 60 2.3 Các dịch vụ dầu khí ............................................................................................................................ 62 2.3.1. Tình hình xuất khẩu dịch vụ dầu khí Việt Nam .......................................................................... 62 2.3.2. Một số hạn chế của hoạt động xuất khẩu dịch vụ dầu khí ........................................................... 65 CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 1 CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP ............................................................. 66 3.1 Đánh giá tình hình xuất khẩu ngành dầu khí Việt Nam ............................................................ 66 3.1.1 Về khai thác ............................................................................................................................. 66 3.1.2 Về xuất khẩu dầu thô ............................................................................................................... 68 3.1.3Về xuất khẩu xăng dầu các loại ................................................................................................ 70 3.1.4 Về dịch vụ dầu khí................................................................................................................... 72 3.2 Hệ thống giải pháp......................................................................................................................... 73 3.2.1. Định hƣớng chung cho hệ thống giải pháp ............................................................................. 73 3.2.1.1. Về Dầu thô ..................................................................................................................... 74 3.2.1.2. Về xăng dầu các loại ...................................................................................................... 75 3.2.1.3. Về dịch vụ dầu khí ......................................................................................................... 75 3.2.2. Hệ thống giải pháp cụ thể ....................................................................................................... 76 CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 2 LỜI MỞ ĐẦU Bƣớc vào thế kỷ XXI, trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa, các nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ, cộng với sự suy thoái mang tính toàn cầu với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2010 có nguồn gốc từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, nƣớc ta cũng không thoát khỏi những tác động nhƣ các nƣớc khác trong khu vực. Tuy vậy, năm 2009, kinh tế Việt Nam cũng đã khép lại với thành công kép đó là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Với các chỉ số thể hiện: GDP năm 2009 đạt 5,32%, vƣợt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao của khu vực và trên thế giới. Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ, cả năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa với sản lƣợng lúa cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165.700 tấn so với năm 2008. Cân đối kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát đƣợc kiềm chế, chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thông qua; chỉ số giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây. Với những thành tựu nhƣ thế, khẳng định Việt Nam là một quốc gia ổn định trên con đƣờng phát triển và hội nhập. Và trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp không nhỏ của ngành dầu khí Việt Nam. Một thực tế là , nhiều năm nay, ngành Dầu khí đang ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tƣ. Kim ngạch xuất khẩu Dầu khí chiếm tỷ trọng đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhiều nƣớc. Riêng với ngành Dầu khí Việt Nam, thì từ khi tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành lập thì đã đóng góp đƣợc cho ngân sách Nhà nƣớc hơn 45 tỷ USD, chiếm trung bình 18-20% GDP của cả nƣớc và duy trì mức tăng trƣởng trung bình gần 20%/năm. Thêm vào đó, Dầu khí đang là nguồn năng lƣợng chủ yếu của toàn cầu (chiếm 60% mức tiêu thụ năng lƣợng toàn cầu) nhƣng nó lại đang đi vào giai đoạn đỉnh để chuyển sang giai đoạn suy thoái trong vòng từ 10 -30 năm nữa càng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành Dầu khí ngày nay. Chính vì lẽ đó, nhóm em xin làm về đề tài “Dầu khí” nhằm hiểu thêm về tầm quan trọng của ngành Dầu khí trong lĩnh vực thƣơng mại, xuất nhập khẩu. Để qua đó đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành Dầu khí nƣớc nhà, đƣa ngành Dầu khí phát triển xứng với tiềm năng sẵn có của đất nƣớc. Tuy bài viết đã có nhiều cố gắng nhƣng chắc rằng sẽ không tránh những thiếu sót và còn nhiều hạn chế, nhóm em mong sự đóng góp của thầy cô giáo để bài viết đƣợc hoàn thành tốt hơn Bài viết đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn tận tình của giảng viên: Thạc sĩ Ngô Hải Xuân. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô. Ngoài ra chúng em cũng xin chân thành cám ơn: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 3  Anh Đinh Hải Hà, chuyên viên kĩ thuật Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô Vietsopetro vì những thông tin và số liệu, đặc biệt là báo cáo Vietnam Oil&Gas report quý 3 năm 2010 mà anh đã nhiệt tình cung cấp cho chúng em trong thời gian thực hiện bài phân tích này.  Các anh chị trong diễn đàn Nhà máy lọc dầu Dung Quất vì những giải đáp tận tình của các anh chị. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2010 CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Ngành dầu khí và một số định nghĩa cần thiết Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành có sự kết hợp của nhiều hoạt động. Từ các hoạt động khai thác nhƣ thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí…cho đến các hoạt động sản xuất nhƣ tinh lọc, chƣng cất. Từ các hoạt động thƣơng mại hàng hóa nhƣ buôn bán dầu thô, các sản phẩm từ dầu…cho đến kinh doanh các dịch vụ nhƣ thiết lập dàn khoan, khảo sát địa hình, thậm chí cả dịch vụ vận tải, bảo hiểm, du lịch dầu khí v.v… Sản phẩm của ngành công nghiệp dầu khí cũng rất đa dạng, phong phú. Từ sản phẩm cơ bản nhất là dầu thô, ngành dầu khí có hàng trăm loại sản phẩm khác có liên quan. Chính vì quy mô rộng lớn của ngành công nghiệp này, thiết nghĩ trƣớc khi phân tích bất kì yếu tố nào thuộc về nó, chúng ta nên có những định nghĩa cần thiết để xác định và giới hạn phạm vi phân tích, để tinh lọc lại các số liệu thống kê và từ đó đƣa ra các nhân xét đúng đắn. 1.1.1 Các sản phẩm của ngành dầu khí Là một ngành công nghiệp quan trọng, ngành dầu khí có nhiều sản phẩm phục vụ các nhu cầu rất căn bản của bất cứ nền kinh tế nào. Có thể phân loại các sản phẩm của ngành dầu khí ra làm 3 thành phần chính: 1) Dầu thô 2) Các sản phẩm từ dầu 3) Các dịch vụ dầu khí Ngoài các sản phẩm dầu khí, còn có rất nhiều sản phẩm khác đƣợc tạo ra với nguyên liệu chính từ dầu mỏ, ví dụ nhƣ các sản phẩm hóa dầu v.v… Tuy nhiên trong phạm vi bài phân tích này, với đề tài là phân tích các sản phẩm dầu khí, nhóm chúng em chỉ đề cập đến các sản phẩm dầu khí thực sự. Sau đây chúng em xin lần lƣợt trình bày định nghĩa về 3 sản phẩm chính kể trên. 1.1.1.1 Dầu thô Dầu thô là phần quan trọng nhất của dầu mỏ và là nguyên liệu chính cho hầu hết các sản phẩm dầu khí. Các sản phẩm dầu khí đƣợc tạo ra từ dầu thô khá đa dạng, có những sản phẩm chuyên phục vụ một số mục đích nhất định nhƣ dầu hỏa, xăng dầu hay các loại dầu nhờn, chất bôi trơn. Một số sản phẩm khác đơn thuần đƣợc sử dụng nhƣ các loại nhiên liệu đốt nóng. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dầu thô, theo định nghĩa của OPEC: Dầu thô được định nghĩa về mặt kĩ thuật là hợp chất các hydrocarbon tồn tại tự nhiên ở thể lỏng trong các CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 5 bể ngầm dưới lòng đất và sẽ tiếp tục tồn tại dưới dạng lỏng trong điều kiện được khai thác lên mặt đất với áp suất khí quyển. Dầu thô sản phẩm: là dầu thô đã đƣợc khai thác lên mặt đất. Dầu thô sản phẩm đƣợc chia làm hai loại: Dầu thô tại mỏ và dầu thô thƣơng phẩm Dầu thô tại mỏ là dầu thô mới đƣợc khai thác lên mặt đất tại các mỏ. Chất lƣợng và các chỉ tiêu lí hóa của dầu thô tại mỏ khác nhau theo từng mỏ khai thác và điều kiện khai thác. Sau khi trải qua quá trình lọc bỏ nƣớc, các khí gas,cặn và một số tạp chất, nó đƣợc chuyển theo các đƣờng ống dầu và đƣợc trữ vào các thùng đựng dầu. Đến giai đoạn này dầu thô tại mỏ trở thành dầu thô thƣơng phẩm. 1.1.1.2 Các sản phẩm từ dầu Các sản phẩm từ dầu là các sản phẩm đƣợc tạo ra trong quá trình chƣng cất, tinh lọc dầu thô. Theo định nghĩa của hầu hết các tổ chức dầu khí quốc tế hiện nay, sản phẩm dầu khí gồm những sản phẩm chính sau đây  LPG (khí dầu khí hóa lỏng): thành phần gồm có propane và butane thương phẩm. LPG chỉ được sự dụng trong phạm vi nội địa một quốc gia và chủ yếu phục vụ nhu cầu tạo nhiệt dùng cho các hộ gia đình hoặc cho một số ngành công nghiệp. Hiện nay người ta cũng đang chú ý đến việc dùng LPG làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vì khả năng bảo vệ môi trường của loại nhiên liệu này.  Gasoline (xăng dầu): là sản phẩm của quá trình tinh lọc dầu thô, sự dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho các loại phương tiện giao thông. Gasoline đóng góp đến 25% nhu cầu về các dầu khí trên thế giới. Ở một số quốc gia như Mỹ con số này còn lên đến 50%.  Kerosene (dầu hỏa): Là một trong những loại nhiên liệu chính dùng cho máy bay (nhiên liệu dùng cho máy bay có 3 loại: aviation gasoline-xăng máy bay, naphtha và kerosene)  Gas/ Diesel oil: là loại nhiên liệu dầu hóa lỏng, sản phẩm của quá trình chưng cất dầu thô. Chủ yếu dùng để chạy các loại máy, nhất là máy phát điện.  Heavy fuel oil (dầu nhiên liệu nặng): là sản phẩm pha trộn từ các phần còn lại trong quá trình tinh luyện chưng cất dầu thô.  Các sản phẩm khác: ví dụ như ethane, naphtha, paraffin, các dung môi hòa tan v.v… 1.1.1.3. Các dịch vụ dầu khí Gồm những hoạt động có liên quan và hỗ trợ cho ngành dầu khí nhƣ: - Các hoạt động dịch vụ chuyên ngành trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí - Các hoạt động dịch vụ nhƣ: xuất nhập khẩu và cung cấp các loại vật tƣ và thiết bị dầu khí; xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô và các sản phẩm dầu; vận chuyển, tàng trữ, cung cấp và phân phối các sản phẩm dầu khí, khí khô, khí hóa lỏng (LPG) CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 6 - Các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận hành và duy tu-bảo dƣỡng các công trình dầu khí. - Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thiết kế, xây lắp các công trình dầu, khí, điện; xây dựng dân dụng - Hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển và phục vụ hậu cần - Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cung cấp lao động kỹ thuật, du lịch, khách sạn, cung cấp các suất ăn uống trên các công trình dầu khí biển - Hoạt động cung cấp các dịch vụ bảo hiểm rủi ro trong các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí; hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình dầu khí; bảo hiểm con ngƣời, bảo hiểm tài sản dầu khí - Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thu xếp vốn, tín dụng cho các dự án đầu tƣ, huy động vốn, tín dụng doanh nghiệp; các dịch vụ tài chính, chứng khoán khác - Hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo liên quan đến dầu khí - v.v… 1.1.2 Các hoạt động thƣơng mại của ngành dầu khí Ngành dầu khí bao trùm một mảng lớn các hoạt động khác nhau. Ngƣời ta thƣờng phân loại các hoạt động của ngành dầu khí ra làm 3 mảng chính: hoạt động thƣợng nguồn-trung nguồn và hạ nguồn (upstream-middlestream và downstream). Hoạt động thƣợng nguồn gồm các hoạt động thăm dò, khai thác các mỏ dầu. Hoạt động trung nguồn gồm các hoạt động vận chuyển dầu và các sản phẩm đồng hành từ các dàn khoan, các giếng dầu đến các khu công nghiệp, các nhà máy lọc dầu v.v… Hoạt động hạ nguồn bao gồm các hoạt động tinh lọc, chƣng cất dầu thô tạo thành các sản phẩm từ dầu khác. Tuy nhiên cách phân loại này chủ yếu hƣớng đến các hoạt động sản xuất trong ngành dầu khí, còn hoạt động thƣơng mại của ngành dầu khí lại không đƣợc đề cập nhiều trong chuỗi 3 nấc hoạt động này. Với nội dung là phân tích tình hình xuất khẩu dầu sản phẩm dầu khí Việt Nam, chúng em nhận thấy cần nêu ra định nghĩa về các hoạt động thương mại dầu khí nhằm làm rõ hơn nội dung những phần sau của bài và cũng để tránh những sai lầm trong phân tích số liệu. Trước tiên chúng em sẽ đưa ra các định nghĩa, các khái niệm cơ bản về các hoạt động thương mại dầu khí, sau đó, với mỗi khái niệm, chúng em sẽ đưa ra một số lưu ý nhằm tránh các nhầm lẫn trong công tác thống kê, tính toán và nhận xét số liệu, coi đây là quy chuẩn chung cho toàn bộ bài phân tích này. CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 7 1.1.2.1 Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí Ngành dầu khí có 3 tính chất cơ bản sau đây: Thứ nhất, ngành công nghiệp dầu mỏ là một ngành mang tính tổng hợp và đa dạng cao. Ngành này cũng đòi hỏi vốn đầu tƣ rất lớn, rủi ro nhiều và lợi nhuận cao. Thông thƣờng, khi đầu tƣ vào một lô tìm kiếm thăm dò, các công ty phải bỏ ra hàng trăm triệu đôla Mỹ. Nếu kết quả tìm kiếm, thăm dò không đạt kết quả (thƣờng xác suất xảy ra điều này rất cao), số tiền đầu tƣ coi nhƣ mất trắng. Thứ hai, ngành công nghiệp dầu mỏ cũng là ngành công nghệ cao và là con đẻ của ngành công nghiệp nặng. Tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực thăm dò, khoan, khai thác, xây dựng công trình biển…có nhiều bƣớc nhảy vọt . Có thể nói, ngành công nghiệp dầu mỏ nói riêng và công nghiệp dầu khí noi chung đang sử dụng những công nghệ hiện đại nhất trong tất cả các lĩnh vực và đang là ngành dẫn đầu trong phát triển và ứng dụng các công nghệ ngày càng tiên tiến hơn. Từ hai tính chất trên đã làm phát sinh ra tính chất thứ 3 của ngành dầu mỏ: Tính quốc tế cao. Tính chất 1 và 2 đặt ra những vấn đề quá khó khăn cho những quốc gia có nguồn tài nguyên dầu khí nhƣng không đủ khả năng triển khai các hoạt động thăm dò khai thác. Đến lúc này cần có sự xuất hiện của các công ty dầu mỏ quốc tế. Họ hoạt động tại các quốc gia có tài nguyên nhƣng không đủ nguồn lực để tự thân khai thác. Hình thức hoạt động chủ yếu của các công ty này là hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm. 1.1.2.1.1 Vậy hợp đồng phân chia sản phẩm là gì? Hợp đồng phân chia sản phẩm là dạng hợp đồng trong đó nhà đầu tƣ (các công ty dầu mỏ) đồng ý tiến hành mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò bằng nguồn tài chính của riêng mình. Nếu có phát hiện thƣơng mại, nhà đầu tƣ tiếp tục chi cho các hoạt động phát triển, khai thác. Lƣợng dầu khí khai thác lên sau khi nộp cho thuế tài nguyên sẽ đƣợc chia theo tỷ lệ sản lƣợng cho nƣớc chủ nhà. Để san sẻ rủi ro và đảm bảo lợi nhuận ổn định, ngoài việc liên minh, liên kết trong các hợp đồng phân chia sản phẩm, hầu hết các công ty dầu mỏ có chiến lƣợc phát triển theo mạng đầu tƣ ở nhiều nơi, nhiều nƣớc và theo chiều dọc. Ngày nay hoạt động khai thác dầu khí chủ yếu đƣợc tiến hành thông qua hình thức này, cả ở các nƣớc không đủ nguồn lực hay các nƣớc có đủ nguồn lực để tiến hành tự khai thác. 1.1.2.1.2 Lưu ý về hợp đồng phân chia sản phẩm Cần lƣu ý rằng lƣợng dầu có đƣợc từ các hợp đồng phân chia sản phẩm, sau khi chia theo tỷ lệ cho quốc gia sở tại, các công ty dầu khí quốc tế thƣờng bán luôn phần dầu mình có cho nƣớc chủ nhà và sau đó họ chuyển lợi nhuận dƣới dạng tiền tệ về cho công ty mẹ của mình. Ít khi các công ty này chuyển ngƣợc dầu từ nƣớc khai thác về nƣớc mình sau đó lại tái xuất. Họ chỉ chuyển dầu về trong trƣờng hợp phục vụ cho các nhu cầu trong nƣớc mình, ví dụ nhƣ nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 8 máy lọc dầu của mình và phải đảm bảo rằng chi phí vận chuyển không vƣợt quá mức chênh lệch giữa dầu thô nhập khẩu và dầu thô chuyển về nƣớc. 1.1.2.2 Hoạt động xuất khẩu-nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu 1.1.2.2.1 Định nghĩa Theo định nghĩa của APEC, hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô và các sản phảm từ dầu đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Xuất khẩu-Nhập khẩu dầu mỏ thể hiện số lƣợng nhiên liệu đƣợc lấy từ hay cung cấp sang một quốc gia khác. Lƣợng dầu này đƣợc xem là xuất khẩu/nhập khẩu khi nó vƣợt qua biên giới chính trị của một quốc gia, không cần biết thủ tục thông quan đã đƣợc tiến hành hay chƣa. Lƣợng dầu quá cảnh không đƣợc tính vào kim ngạch xuất khẩu hay nhập khẩu. Ngoài định nghĩa của APEC ra còn rất nhiều định nghĩa khác nhau của các tổ chức quốc tế có liên quan, Tuy nhiên khác nhau về từ ngữ nhƣng các định nghĩa này đều nhấn mạnh vào việc có sự di chuyển của hàng hóa dầu vƣợt qua biên giới các nƣớc và các hoạt động buôn bán quá cảnh đều không tính vào hoạt động xuất-nhập khẩu của quốc gia quá cảnh. 1.1.2.2.2 Các lưu ý từ định nghĩa trên Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số lƣu ý sau: - Dầu thô hay sản phẩm từ dầu đƣợc sử dụng làm nhiên liệu cho tàu biển hoặc ngành hàng không không đƣợc tính vào hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Tuy thực sự có sự di chuyển dầu từ quốc gia này qua quốc gia khác, vì dụ nhƣ tàu biển của Nhật cập cảng Sài Gòn và tiếp nhiên liệu của Việt Nam, sau đó lƣợng nhiên liệu này theo tàu Nhật tiếp tục hải trình quốc tế của nó. Lƣợng dầu này đƣợc coi là nguyên liệu cho quá trình vận chuyển chứ không đƣợc tính là hàng hóa qua biên giới. Cần phải năm rõ vấn đề này để không nhầm lẫn trong quá trình thống kê và phân tích số liệu. - Từ định nghĩa về xuất-nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu, kết hợp với lƣu ý từ hợp đồng phân chia sản phẩm ở trên, chúng ta có thể rút ra một lƣu ý rằng lƣợng dầu các công ty khai thác đƣợc ở nƣớc ngoài, sau đó bán trực tiếp cho quốc gia khai thác không đƣợc tính vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia của công ty khai thác dầu khí đó. Ví dụ công ty a của nƣớc A kí hợp đồng với nƣớc B nhằm khai thác dầu khí tại nƣớc B, phần dầu của công ty a bán cho nƣớc B, mặc dù có sự chuyển giao tài sản sang một quốc gia khác (quốc gia B) nhƣng cũng không đƣợc tính vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia A. 1.1.2.3 Hoạt động xuất khẩu dịch vụ dầu khí Một trong những tính chất quan trọng của hoạt động dầu khí, nhƣ đã trình bày ở trên, là tính quốc tế hóa. Tính chất này thúc đẩy sự hoạt động của các công ty dầu khí quốc tế hoạt động với phạm vi ngày càng rộng tại rất nhiều các quốc gia khác nhau. Cùng với sự quốc tế hóa này, sản phẩm thƣơng CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 9 mại xuất khẩu đƣợc của ngành dầu khí không chỉ gói gọn trong phạm vi những sản phẩm hữu hình mà còn có cả các dịch vụ dầu khí. Thông qua các hợp đồng kí kết với các quốc gia khác, một công ty dầu khí có thể cung cấp những dịch vụ dầu khí của mình nhƣ: lắp đặt giàn khoan, thăm dò, đào tạo nhân sự, bảo trì thiết bị v.v…và đem về lợi nhuận tƣơng đối lớn cho công ty mình. Xu hƣớng hiện nay cho thấy giá trị đóng góp của hoạt động xuất khẩu dịch vụ dầu khí đang dần gia tăng so với các hoạt động thƣơng mại hàng hóa dầu khí khác. 1.2 Tổng quan ngành dầu khí Việt Nam 1.2.1 Tình hình khai thác dầu khí của Việt Nam 1.2.1.1 Tình hình khai thác Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam đã bắt đầu hình thành từ năm 1959 trong chuyến thăm của chủ tịch Hồ Chí Minh đến Liên Xô. Trong chuyến đi này Ngƣời đã bày tỏ mong muốn với các chuyên gia dầu khí Liên Xô về việc xây dựng một nền dầu khí Việt Nam dựa trên những giúp đỡ của Liên Xô nói chung và Azerbaizan nói riêng. Từ đó đến nay, hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí Việt Nam đã trải qua các mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự trƣởng thành từng ngày. - Năm 1961: Công trình tổng hợp báo cáo về địa chất và triển vọng dầu khí đầu tiên ở Việt Nam đã đƣợc hoàn thành sau 2 năm khảo sát trên 11 tuyến với 25.000km lộ trình. - Ngày 27/11/1961: Đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất đƣợc thành lập để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam. - Ngày 9/10/1969: Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36, có nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở trong nƣớc. - Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất hai miền Nam Bắc, ngày 3/9/1975 đã đánh dấu một bƣớc phát triển mới của ngành Dầu khí - Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất. - Ngày 25/7/1976, ngành Dầu khí đã phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở xã Đông Cơ - huyện Tiền Hải - Thái Bình. Trong giai đoạn từ 1977-1986, nhiều hoạt động nghiên cứu thăm dò đã đƣợc tiến hành với các đối tác của Liên Xô và Châu Âu trong lĩnh vực dầu mỏ. Những nghiên cứu và khảo sát tìm kiếm vào tháng 5/1984 đã cho thấy có thể có khả năng khai thác dầu thƣơng mại trên các cấu tạo Bạch Hổ, Rồng. Ngày 6/11/1984 hạ thuỷ chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam (MSP-1) tại mỏ Bạch Hổ và ngày 26/6/1986 đã đi vào lịch sử khai thác dầu CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 10 khí Việt Nam khi Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ từ giàn MSP-1 và đã có tên trong danh sách các nƣớc khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới, khẳng định một tƣơng lai phát triển đầy hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất nƣớc. Sau sự kiện mỏ Bạch Hổ năm 1986, tình hình khai thác và thăm dò dầu khí của Việt Nam tiếp tục đạt đƣợc nhiều bƣớc phát triển vƣợt bậc, nhất là từ khi Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc ban hành (29/12/1987), đã thu hút đƣợc hàng chục công ty dầu khí thế giới đầu tƣ vào thăm dò dầu khí, phát hiện nhiều mỏ dầu khí mới, sản lƣợng khai thác dầu khí tƣng nhanh, đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia, góp phần đƣa đất nƣớc ra khỏi khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 và đƣa Việt Nam vào danh sách các nƣớc xuất khẩu dầu trên thế giới. Điều đặc biệt quan trọng mang tính bƣớc ngoặt là vào năm 1988 đã khẳng định nguồn trữ lƣợng dầu lớn tích tụ trong đá móng granít nứt nẻ và đã đƣợc khai thác. Từ đó đến nay, móng granít nứt nẻ thuộc mỏ Bạch Hổ luôn đóng vai trò chủ lực trong khai thác dầu của Việt Nam. Với việc phát hiện và đƣa vào khai thác dầu từ móng granít nứt nẻ tại mỏ Bạch Hổ, ngành dầu khí Việt Nam chẳng những đã chứng tỏ đƣợc sự lớn mạnh của mình mà còn mang đến cho nền công nghiệp dầu thế giới những quan điểm hết sức mới mẻ về việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu trong đá móng granít nứt nẻ, một đối tƣợng mà từ trƣớc đến nay thƣờng ít đƣợc chú ý. Trữ lƣợng dầu đƣợc tăng hàng năm rất nhanh kể từ năm 1988 sau khi phát hiện dầu trong móng nứt nẻ trƣớc Đệ Tam ở mỏ Bạch Hổ. Năm 1993, với sự ra đời của Luật Dầu khí, hoạt động thăm dò có bƣớc đột biến và phát triển liên tục. Mức độ hoạt động thăm dò phụ thuộc vào chu kỳ thăm dò của các hợp đồng dầu khí và giá dầu biến đổi trên thị trƣờng thế giới liên quan chặt chẽ với thị trƣờng dầu OPEC. Số giếng khoan thăm dò cao nhất vào các năm 1994 – 1996 là 28-32 giếng, trung bình trong giai đoạn 1991 đến nay là 15 giếng/năm. Trong thời gian từ 1997-1999, do khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á và giá dầu giảm mạnh xuống đến 14 USD/thùng vào tháng 8 năm 1998 ở phần lớn các khu vực trên thế giới bao gồm cả châu Á – Thái Bình Dƣơng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác thăm dò nên số giếng thăm dò trong những năm này chỉ còn 4 ÷ 6 giếng/năm. Từ năm 2000, khi giá dầu thế giới tăng lên 20 USD/thùng, nhịp độ khoan thăm dò lại đƣợc tăng lên và đạt 20 giếng khoan thăm dò trong năm 2004. Sau gần 30 năm hoạt động, sản lƣợng trung bình ngày trong năm 2004 là 400 nghìn thùng (53 nghìn tấn) dầu thô. Điều này đã đƣa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ ba về sản xuất và xuất khẩu dầu trong khu vực. Hiện tại, trên thềm lục địa và đất liền của nƣớc ta có các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sƣ Tử Đen, Cái Nƣớc, Bunga Kekwa, Bunga Raya, Bunga Seroja, Lan Tây và Tiền Hải C đang khai thác. Cho tới thời điểm hết tháng 10/2004, tổng sản lƣợng khai thác đƣợc là 16,95 triệu tấn dầu thô đạt 97,5% kế hoạch năm. (xem chi tiết trong bản dƣới đây) CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 11 Bảng 1: Các mỏ dầu của Việt Nam đang đƣợc khai thác tính đến năm 20051 Tên mỏ Lô hợp đồng Nhà thầu Năm bắt đầu khai thác Bạch Hổ 09-1 Vietsovpetro 1986 Rồng 09-1 Vietsovpetro 1994 Đại Hùng 05-1b Công ty Đại Hùng 1994 PM3-CAA&46Cái Nƣớc TML&TVL 1997 15-2 JVPC 1998 01&02 PCVL 1998 PM3-CAA TML 2003 15-1 CLJOC 2003 Bunga Kekwa - Cái Nƣớc Rạng Đông Hồng Ngọc (Ruby) Bunga Raya Sƣ Tử Đen Mặc dù sản lƣợng khai thác tăng nhanh trong thời gian qua từ 5,5 triệu tấn (năm 1992) lên 20,34 triệu tấn (năm 2004), nhƣng trữ lƣợng vẫn duy trì tăng cao hơn sản lƣợng khai thác, điều đó cho thấy sự thành công thăm dò gia tăng trữ lƣợng bù đắp đƣợc khối lƣợng dầu đã khai thác. Sự thành công trong việc gia tăng trữ lƣợng là do Nhà nƣớc đã có chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm mở rộng hoạt động thăm dò ra các vùng mới có tiềm năng và sự thành công trong thăm dò, thẩm lƣợng gia tăng trữ lƣợng trong thời gian qua từ các mỏ đã phát hiện chiếm khoảng 45% trữ lƣợng đƣợc bổ sung. Đồng thời giải pháp tăng hệ số thu hồi dầu (bơm ép nƣớc duy trì áp suất vỉa cũng đã đƣợc nghiên cứu áp dụng lần đầu ở mỏ Bạch Hổ và sau đó đƣợc triển khai ở các mỏ khác nhƣ: Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, và Sƣ Tử Đen đã góp phần đáng kể tăng nguồn trữ lƣợng bổ sung. 1 http://congnghedaukhi.com/cndk-News-325.html CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 12 Biểu đồ 1: Sản lƣợng dầu của Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2006 Ngàn thùng/ngày Sản lƣợng dầu Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2006 Năm (Biểu đồ vẽ từ số liệu lấy từ trang web Index Mundi: Viet Nam Crude Oil Production by Year1) Biểu đồ trên có thể tổng kết tình hình khai thác dầu thô của Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến hết năm 2004. Nhìn một cách khái quát, từ khi phát hiện mỏ dầu Bạch Hổ vào năm 1986, sản lƣợng khai thác dầu thô của Việt Nam đã không ngừng tăng lên. Nếu nhƣ ở năm 1986 sản lƣợng chỉ đạt 0.8 ngàn thùng/ngày thì đến năm 2004, con số này đã lên đến 403.29 ngàn thùng/ngày, tức là gấp hơn 500 lần. Sự thành công trong việc gia tăng không ngừng sản lƣợng khai thác có đƣợc là nhờ một số yếu tố nhƣ sự ra đời của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài và Luật Dầu khí Việt Nam đã tạo điều kiện cho các công ty khai thác dầu khí nƣớc ngoài kí kết các hợp đồng khai thác dầu khí tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ giai đoạn 2005 trở lại đây, sản lƣợng dầu thô của Việt Nam liên tục sụt giảm. Nguyên nhân chính là do sụt cạn kiệt dần của mỏ Bạch Hổ, mỏ dầu chính của Việt Nam hiện nay. Nhận định đƣợc tình hình đó, các chuyên gia dầu khí Việt Nam và các công ty dầu khí quốc tế đã tích cực triển khai công tác thăm dò các mỏ dầu mới bổ sung cho trữ lƣợng đang ngày càng tụt giảm của mỏ Bạch Hổ. Kết quả là từ năm 2005 đến nay chúng ta liên tục có những phát hiện dầu khí mới và một số phát hiện đã đƣợc đƣa vào sử dụng chính thức. Ngoài hoạt động thăm dò trong nƣớc, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang bƣớc đầu triển khai thành công hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác ở nƣớc ngoài. Hiện tại, Petrovietnam tham gia đầu tƣ vào 23 dự án Thăm dò Khai thác dầu khí trên thế giới. 1 http://www.indexmundi.com/energy.aspx?country=vn&product=oil&graph=production CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 13 Bảng 3: các hợp đồng khai thác thăm dò dầu khí ở nƣớc ngoài Quốc gia Hợp đồng Algeria Hợp đồng thăm dò và thẩm lƣợng Lô 433a & 416b Cameroon Hợp đồng Lô Bomana (ngoài khơi) Campuchia Lô 15 Công-gô Hợp đồng Lô Marine XI Hợp đồng Lô 16, 17 & 18 (đất liền), Cuba Hợp đồng Lô 31, 32, 42 & 43 (ngoài khơi) Indonesia Hợp đồng Lô Randugunting (đất liền) Iran HĐ Lô Danan, đất liền Hợp đồng Lô Champasak, Saravan Lào Hợp đồng Lô Savanakhet Công ty liên doanh Rusvietpetro, triển khai dự án khu vực Nhenhexky. Liên Bang Nga Liên doanh hợp tác với Gazprom, Tiển khai dự án Nagumanov Madagascar Hợp đồng Lô Majunga, ngoài khơi Propond Hợp đồng Lô PM304, (ngoài khơi) Malaysia Hợp đồng Lô SK305, ngoài khơi Sarawak Mông cổ Hợp đồng Lô Tamsag Myanma Hợp đồng Lô M2 Hợp đồng Lô Z47, bể Trujillo ngoài khơi, Peru Hợp đồng Lô 162 Hợp đồng Lô Tanit (ngoài khơi) Tuynidi Hợp đồng Lô Guellala (ngoài khơi) Lô Junin-2 Venezuela Nguồn: Bảng thông tin lấy từ trang web Tập đoàn dầu khí Việt Nam 1 Tuy nhiên những nguồn bổ sung này cũng tồn tại nhiều vấn đề: Những mỏ mới trong nƣớc có trữ lƣợng thấp, khai thác lại rất khó khăn do điều kiện địa chất phức tạp. Nguồn dầu lấy từ nƣớc ngoài lại không đƣợc tính vào lƣợng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam mà chỉ tác động gián tiếp đến tình hình xuất khẩu trong tƣơng lai sắp tới (dầu khai thác từ nƣớc ngoài sẽ thay thế dần dầu Bạch Hổ sử dụng 1 http://www.pvn.vn/?portal=news&page=detail&category_id=38&id=1070 CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 14 trong nhà máy lọc dầu Dung Quất, dầu Bạch Hổ sẽ đƣợc ƣu tiên cho việc xuất khẩu do có phẩm chất tốt, có thể bán với giá cao). Tình hình khai thác, sản lƣợng dầu thô của giai đoạn 2005-2010 sẽ đƣợc phân tích chi tiết trong chƣơng 2. 1.2.1.2 Chất lượng dầu thô Việt Nam Hàng ngày trên thế giới ngƣời ta mua bán trao đổi hàng trăm loại dầu thô, những loại dầu này, cùng có tên gọi là dầu thô, nhƣng có các đặc tính khác nhau và đƣợc định giá khác nhau. Hiện nay, trong các mô hình tính toán giá dầu, ngƣời ta dựa vào hai yếu tố sau đây để đánh giá một loại dầu thô nào đó là tốt hay xấu: - Độ nặng/nhẹ của dầu đo bằng đơn vị API (đơn vị đo lƣờng do Viện dầu khí Hoa Kỳ đề ra). Dầu thô nhẹ đƣợc cho là tốt hơn dầu thô nặng bởi lẽ nó dễ lọc hơn và hiệu suất đầu ra cao hơn các loại dầu nặng. Chính vì thế dầu nhẹ đƣợc định giá cao hơn. - Nồng độ lƣu huỳnh (sulfur) có trong dầu. Loại dầu thô nào chứa càng nhiều lƣu huỳnh thì đƣợc coi là càng chua và kém phẩm chất vì lƣợng lƣu huỳnh này sẽ làm hỏng các thiết bị lọc dầu, gây tốn kém cho quá trình bảo trì máy móc. Ngƣợc lại, các loại dầu có hàm lƣợng lƣu huỳnh thấp thì đƣợc coi là dầu ngọt và đƣợc định giá cao vì nó giúp tiết kiệm chi phí lọc dầu. Ngoài hai chỉ tiêu chính nói trên thì còn có một số chỉ tiêu khác nhƣ nồng độ acid có trong dầu (chỉ tiêu TAN). Độ acid càng cao càng kém phẩm chất. Để xác định giá dầu thô các loại, trên thế giới hiện nay dựa vào một số loại dầu có phẩm chất cao làm tiêu chuẩn so sánh, ví dụ nhƣ: - Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏ Brent và Ninian trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc. - West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ. - Dubai đƣợc sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng của dầu mỏ Trung Cận Đông. - Tapis (từ Malaysia, đƣợc sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn Đông). - Minas (từ Indonesia, đƣợc sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn Đông). - Giỏ OPEC Những loại dầu này đƣợc chọn vì chúng có phẩm chất cao, đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn nêu trên. Với những loại dầu nào có phẩm chất kém hơn thì ngƣời ta sẽ dựa vào mức độ kém hơn đó để trừ vào giá bán một khoản tƣơng ứng. Ngƣợc lại dầu nào có phẩm chất tốt hơn sẽ đƣợc cộng vào giá CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 15 một mức tƣơng ứng. Ví dụ nhƣ định giá cho một loại dầu có lƣợng API thấp hơn dầu Brent một khoản là A, giá của dầu đó sẽ thấp hơn giá dầu Brent một khoản là A x Gía dầu Brent hiện hành.1 Đối với dầu thô Việt Nam, hiện nay các chuyên gia về dầu khí trên thế giới đánh giá rất cao chất lƣợng của dầu Việt Nam. Đặc biệt là dầu từ mỏ Bạch Hổ với giá trị = 99.99% giá trị dầu Brent. Điều này là vì các chỉ tiêu lý hóa của dầu Việt Nam đều rất tốt, thậm chí có một năm khai thác các chỉ tiêu này còn vƣợt chỉ tiêu dầu quy chuẩn. Với ƣu thế là nguồn dầu thô chất lƣợng tốt, việc xuất khẩu dầu thô của Việt Nam gặp rất nhiều thuận lợi. Thứ nhất là giá cao. Ngay cả trong những giai đoạn giá dầu thế giới sụt giảm mạnh thì giá dầu Việt Nam tuy giảm nhƣng vẫn ở mức cao nhất có thể so với mặt bằng giá chung. Những giai đoạn nhu cầu thế giới yên ắng thì dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đƣợc mặc dù chắc chắn sản lƣợng và giá trị không đƣợc bằng với các thời kì cung lên cao. Một số chỉ tiêu lý hóa cho dầu thô Việt Nam có thể tham khảo ở bảng trích trong phụ lục. 1.2.2. Hoạt động hạ nguồn 1.2.2.1 Trước khi có nhà máy lọc dầu Dung Quất Xăng dầu là một loại hàng hóa chiến lƣợc cực kỳ quan trọng cho mọi quốc gia nên Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm đến công nghiệp lọc hóa dầu rất sớm, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ trƣớc sau khi miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng. Thế nhƣng mãi đến năm 2009 nƣớc ta mới chính thức có một nhà máy lọc dầu đi vào sản xuất theo quy mô công nghiệp. Sau đây là điểm lại một ít về lịch sử các dự án chính trong quá khứ ngành lọc hóa dầu Việt Nam. Dự án lọc dầu đầu tiên tại Việt Nam đƣợc đƣa ra từ những năm cuối của thập kỷ 1960 theo chƣơng trình viện trợ của Trung Quốc với quy mô nhỏ, công suất lọc khoảng 1,5-3 triệu tấn/năm. Sau một thời gian dài đàm phán về công suất, công nghệ, địa điểm đặt nhà máy... hai bên không đạt đƣợc sự nhất trí và tình hình Mỹ đánh phá Miền Bắc mỗi lúc một leo thang nên dự án không còn đƣợc tiếp tục. Ở Miền Nam, chính quyền Sài Gòn cũng có đề xuất vài dự án lọc dầu đặt ở Cam Ranh, Côn Đảo nhƣng cũng chỉ nằm trên giấy. Sự không thành công của các dự án này là đƣơng nhiên vì đó mới là khát vọng trong điều kiện lịch sử chủ quan lẫn khách quan đều không cho phép. 1 Energy Intelligence Group, The International Crude Oil Market Handbook, 2004, pp. E1, E287 and E313. http://tonto.eia.doe.gov/ask/crude_types1.html CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 16 Sau ngày thống nhất đất nƣớc, ngay từ 1975 Dự án khu Liên hợp lọc hóa dầu thành Tuy Hạ (Đồng Nai) đƣợc lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, lập quy hoạch, nghiên cứu môi trƣờng và nguồn cung dầu thô, khảo sát thiết kế, chuẩn bị xây dựng đợt đầu (3 triệu tấn/năm). Đến năm 1992 thì quyết định đình chỉ xây dựng và phê duyệt quyết toán ngày 15/10/1994. Trong 10 năm đầu, các dữ liệu phục vụ đề án đều thiếu cơ sở khoa học, riêng nguồn dầu thô chỉ là giả định. Sau những chi phí khổng lồ trong suốt 19 năm chuẩn bị kỹ càng, dự án kết thúc bằng giải pháp chuyển giao mặt bằng cho các đề án khác. Cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu đánh giá các mặt ƣu, khuyết điểm của dự án này nhƣng vẫn có thể thấy việc chỉ đạo, phê duyệt của các cấp có thẩm quyền còn rất duy ý chí, dẫn đến những lãng phí to lớn cả về tiền bạc, thời gian và nhân lực. Có lẽ hệ quả tích cực của đề án này là đã tạo ra một môi trƣờng đào tạo cho chúng ta trong nhiều mặt công tác của một công trình công nghiệp phức tạp, hiện đại mà ta chƣa có kinh nghiệm. Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đƣợc khởi động năm 1977 theo định hƣớng liên doanh với nƣớc ngoài, công suất dự kiến ban đầu 5 triệu tấn/năm và đến năm 1979 thì tạm dừng. Năm 2000 dự án đƣợc tái khởi động với mục tiêu công suất 10 triệu tấn/năm. Đến nay về cơ bản đề án đã đƣợc định hình, đối tác của PVN gồm Tập đoàn KPI (Kuwait), Idemitsu Kosan và Tập đoàn hóa chất Mitsui (Nhật bản) đƣợc tạo nhiều điều kiện thuận lợi, đƣợc tham gia thị trƣờng phân phối nên việc thực hiện đầu tƣ dự báo sẽ đƣợc hoàn thành vào năm 2015. Trƣớc mắt tuy còn không ít khó khăn nhƣng theo kết quả cuộc gặp mặt giữa Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trƣởng bộ Dầu mỏ Kuwait, ông Ahmad Abdulla ngày 29/9/2010 hy vọng dự án này sẽ đƣợc vận hành tốt trong tƣơng lai.Tuy nhiên nếu tính từ ngày đề án đƣợc đề xuất cho đến khi trở thành hiện thực cũng phải mất trên 30 năm. 1.2.2.2 Sau khi có nhà máy lọc dầu Dung Quất Dự án lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) đƣợc bắt đầu từ 1991, đã trải qua nhiều giai đoạn lựa chọn đối tác không thành công và chỉ sau khi có quyết định dũng cảm tự đầu tƣ hoàn toàn của Chính phủ đứng đầu là cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt năm 2003 thì sau 7 năm nhà máy mới ra đời, đánh dấu sự khởi nghiệp thực sự của ngành lọc – hóa dầu Việt Nam. Và từ khi đƣợc thành lập, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nhƣ: Hiệu quả kinh tế Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất trên thực tế đã "vƣợt" cao hơn so với phƣơng án tính toán ban đầu. Đó là kết luận đƣợc Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng Vũ Huy Hoàng công bố tại Hội nghị Giám sát việc thực hiện dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 8/10/2010, tại Hà Nội. Theo báo cáo đánh giá, Nhà máy đã vận hành an toàn, ổn định với 100% công suất thiết kế, sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc. CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 17 Tính đến tháng 9/2010, Nhà máy đã nhập 6,4 triệu tấn dầu thô, sản xuất đƣợc 5,5 triệu tấn sản phẩm đạt chất lƣợng; bán ra 5,3 triệu tấn; doanh thu đạt trên 25.000 tỉ đồng, nộp ngân sách khoảng 3.000 tỉ đồng. Hiệu quả kinh tế của dự án (IRR) đạt 7,66% (dự tính ban đầu là 5,87%). Tổng thu nộp ngân sách Nhà nƣớc khoảng 27,8 tỉ USD.1 Bên cạnh đó, Nhà máy còn đem lại nhiều thành quả quan trọng khác nhƣ: Giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho 1.400 lao động (trong đó 657 lao động của tỉnh Quảng Ngãi, 120 lao động tại chỗ của huyện Bình Sơn); Góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi (sau 4 năm Nhà máy đi vào hoạt động, ngân sách của tỉnh tăng từ 529 tỉ đồng năm 2005 lên 6.432 tỉ đồng năm 2009), tạo thêm động lực cho sự phát triển kinh tế khu vực miền Trung. Một điểm cần nhấn mạnh, dự án hoàn thành đã góp phần hình thành nên tổ hợp lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam; xây dựng đƣợc đội ngũ lao động có trình độ cao đáp ứng nhu cầu xây dựng các nhà máy lọc dầu tiếp theo nhƣ Long Sơn (Vũng Tàu); Nghi Sơn (Thanh Hóa). Đây chính là những thành quả góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng không thể đo đếm bằng giá trị định lƣợng đơn thuần. Và hiện nay PVN đang nghiên cứu mở rộng nhà máy, nâng công suất lên 10 triệu tấn/năm với các sản phẩm đa dạng hơn và với nguồn dầu thô từ nƣớc ngoài. Ngày 29/9/2010 PVN đã chính thức ký hợp đồng mua dầu ESPO với Tập Đoàn Dầu khí TNK-BP của Nga, mở rộng nguồn nguyên liệu quan trọng cho nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng nhƣ các nhà máy khác sẽ xây dựng trong tƣơng lai. Tuy đã hình thành đƣợc khu công nghiệp lọc dầu đầu tiên tại Việt Nam, và sắp tới nƣớc ta sẽ còn ít nhất 2 dự án về nhà máy lọc dầu, một ở Nghi Sơn-Thanh Hóa, một ở Bà Rịa-Vũng Tàu, tuy nhiên nếu nói đến việc xuất khẩu các sản phẩm từ dầu, sản phẩm của các nhà máy trên, thì còn phải đợi một thời gian khá dài. 1.2.2.3 Khả năng xuất khẩu sản phẩm hạ nguồn của Việt Nam Sản phẩm hạ nguồn là sản phẩm có đƣợc sau quá trình tinh lọc, chƣng cất dầu thô. Về khả năng xuất khẩu sản phẩm hạ nguồn của Việt Nam, có một số vấn đề sau cần lƣu ý: Một là, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động hết công suất từ năm 2009, tuy nhiên sản lƣợng chỉ đủ đáp ứng 1/3 nhu cầu trong nƣớc. Phải đợi đến khi hai dự án lọc dầu còn lại đƣợc thi công hoàn chỉnh và đi vào hoạt động, lúc đó chúng ta mới có thể hi vọng đến chuyện xuất khẩu sản phẩm từ dầu của Việt Nam. Tham khảo bảng số liệu dƣới đây để nhìn nhận chi tiết hơn về tình hình sản xuất xăng dầu và các sản phẩm lọc dầu của Việt Nam trong thời gian tới. Theo bảng số liệu, cho đến năm 2014 mới đạt mức 320 ngàn thùng/ngày, nhƣ vậy là vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu trong nƣớc tại thời điểm đó. 1 http://dungquat.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=783:hieu-qua-kinh-te-nha-may-loc-dau-dungquat-cao-hon-du-tinh&catid=38:tin-ni-bt&Itemid=83 CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 18 Nguồn: báo cáo Vietnam Oil&gas quý 3 năm 2010 (có đính kèm trong phần tài liệu tham khảo) Một thông tin gần đây nhất: Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất thành công xăng máy bay. 5.800 mét khối xăng máy bay Jet A1 do nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất đã đƣợc Công ty BP Singaapore Pte.Ltd thuộc Tập đoàn Dầu khí BP (Anh) tiếp nhận để đƣa sang tiêu thụ tại Singapore1. Đại diện tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, đây cũng là lần đầu tiên nhiên liệu bay Jet A1 trong nƣớc đƣợc xuất bán thay vì trƣớc đây loại xăng này phải nhập khẩu. Hiện sản phẩm xăng máy bay này đã đƣợc cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế ASTM của Mỹ và tiêu chuẩn DEFSTAN của Anh. Việc Tập đoàn BP quyết định mua xăng Jet A1 ngay từ lô sản phẩm đầu tiên của nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chứng minh mặt hàng đặc chủng này đảm bảo chất lƣợng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên nếu thật sự muốn phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm từ dầu của Việt Nam có lẽ còn phải đợi một vài năm tới khi mà hoạt động sản xuất lẫn xuất khẩu đã trải qua một thời gian đủ đài để chứng thực khả năng và hiệu quả của nó, và nhất là để có một lƣợng số liệu thích hợp cho việc phân tích. Tuy nhiên trong bài phân tích của nhóm chúng em vẫn sẽ có phần phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm hạ nguồn mà cụ thể là xăng dầu các loại ở chƣơng 2. Số xăng dầu này, cần lƣu ý rằng, không 1 http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/08/3BA1F102/ CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – DẦU KHÍ | 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan