Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Các kỹ năng trong công tác xã hội cá nhân ...

Tài liệu Các kỹ năng trong công tác xã hội cá nhân

.DOC
20
445
86

Mô tả:

Các kỹ năng trong công tác xã hội cá nhân - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜN ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN BÀI TẬP NHÓM NHÓM STORM LỚP : K60 CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2017 MỤC LỤC CÁC KỸ NĂNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN THÀNH VIÊN NHÓM STORM..............................................................................3 PHẦN I : CÁC KỸ NĂNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN....4 1. MỐI QUAN HỆ GIÚP ĐỠ CHUYÊN NGHIỆP.......................................................4 1.1. Giúp đỡ là giải quyết vấn đề:...............................................................................4 1.2. Quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp..........................................................................4 1.3 Sự khác biệt giữa mối un hệ giúp đỡ chuyên nghiệp và mối quan hệ xã hội bình thường........................................................................................................................ 5 2. KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN.............................................................................5 2.1. Ấn tượng ban đầu................................................................................................6 2.2. Kỹ năng truyền thông..........................................................................................6 2.3. Kỹ năng lắng nghe..............................................................................................7 4. KỸ NĂNG CAN THIỆP............................................................................................9 5. KỸ NĂNG BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA THÂN CHỦ (KỸ NĂNG BIỆN HỘ)...........11 6. KỸ NĂNG THAM VẤN.........................................................................................11 PHẦN II : CÁCH THỨC SỬ DỤNG VÀ LƯU Ý CÁC KỸ NĂNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN........................................................................12 1. TIẾP ĐÓN...............................................................................................................12 2.TIẾN TRÌNH GIÚP ĐỠ...........................................................................................14 3. VÍ DỤ MINH HỌA : TRƯỜNG HỢP TRẺ TỰ KỶ..............................................15 3.1. Trường hợp cụ thể.............................................................................................15 3.2. Các kỹ năng được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin về thân chủ........16 3.3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải..........................................................................17 PHẦN III: SẮM VAI ( ỨNG DỤNG CÁC KỸ NĂNG CTXH CÁ NHÂN VÀO TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ)....................................................................................17 1. Mô tả trường hợp.....................................................................................................17 2. Ứng dụng các kỹ năng trong CTXH cá nhân để giải quyết vấn đề của thân chủ:.....18 SƠ ĐỒ SINH THÁI.................................................................................................20 PHÀN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................21 THÀNH VIÊN NHÓM STORM 1. NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG - NHÓM TRƯỞNG 2. MẠC THỊ THÚY HIỀN 3. NGUYỄN THỊ MINH NGỌC 4 . NGUYỄN THỊ THÙY LINH 5. NGUYỄN HOÀNG ANH 6. VÕ VĂN VỴ 7. NGUYỄN THỊ DUYÊN 2 PHẦN I : CÁC KỸ NĂNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN Để có thể giúp các thân chủ của mình theo các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, nhân viên xã hội là người cần có các yếu tố: thiện chí, quyết tâm, kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp. Các loại kỹ năng thiết yếu ấy là:  Kỹ năng trong mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp;  Kỹ năng giao tiếp hiệu quả;  Kỹ năng đánh giá;  Kỹ năng can thiệp;  Kỹ năng bảo vệ lợi ích của thân chủ; 3  Kỹ năng tham vấn. 1. MỐI QUAN HỆ GIÚP ĐỠ CHUYÊN NGHIỆP 1.1. Giúp đỡ là giải quyết vấn đề: Con người trong hoàn cảnh khó khăn, không thể tự giải quyết vấn đề vì:  Thiếu thông tin  Thiếu kỹ năng  Thiếu cơ hội hoặc tài nguyên  Mâu thuẫn trong cảm xúc  Hoàn cảnh khủng hoảng làm tê liệt khả năng ứng phó 1.2. Quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp Trong khi thực hành công tác xã hội, nhân viên xã hội luôn luôn phải nhận thức rằng mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ là mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp, khác với mối quan hệ xã hội bình thường. Công cụ chính thực thi nghề nghiệp trong công tác xã hội của nhân viên xã hội là chính bản thân con người nhân viên xã hội, kèm theo kiến thức và kỹ năng. Vì thế chúng ta dễ quên khi hành nghề và ứng xử theo lối bình thường (phản ứng theo cảm xúc tự nhiên). Mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp đòi hỏi những kỹ năng sau:  Kỹ năng quan hệ cá nhân, nhóm và cộng đồng;  Kỹ năng tham vấn, vấn đàm;  Tạo sự thay đổi;  Khả năng hiểu và làm chủ bản thân mình, tức là biết sử dụng cái ‘tôi’ trong nghề nghiệp (thể hiện cảm xúc có kiềm chế);  Có kiến thức về con người, nhóm, các tác động xã hội 4 1.3 Sự khác biệt giữa mối un hệ giúp đỡ chuyên nghiệp và mối quan hệ xã hội bình thường 2. KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN Nhu cầu của thân chủ là cần được giúp đỡ và họ trông cậy vào khả năng giải quyết vấn đề của nhân viên công tác xã hội. Nhưng, điều mà thân chủ rất quan tâm đầu tiên khi tiếp cận với nhân viên xã hội chính là sự quan tâm của nhân viên xã hội đối với họ. Và cũng chính nhân viên xã hội là người chủ động thiết lập mối quan hệ tốt giữa hai con người vì mối quan hệ này là cơ sở để chấp nhận, thay đổi và trưởng thành. 2.1. Ấn tượng ban đầu Ấn tượng ban đầu khi gặp nhau giữa nhân viên xã hội và thân chủ bao giờ cũng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các diễn biến sau đó. Nó chính là kết quả của sự đánh giá của thân chủ đối với nhân viên xã hội. 5 Sự hiểu biết về bản thân mình giúp nhân viên xã hội nhận thức rõ về cách nhìn các vấn đề bên ngoài theo kinh nghiệm bản thân, theo ta cảm thụ thế giới riêng bên ngoài. Cách nhìn vấn đề thường ở 3 mức độ:  Mức độ cá nhân: cách nhìn tuỳ theo kinh nghiệm đã trải qua trong quá khứ và đó cũng là cách ta nhìn nhận thế giới bên ngoài.  Mức độ văn hoá: mỗi người cảm thụ thế giới bên ngoài theo cách riêng của mình và do ảnh hưởng văn hoá khác nhau.  Mức độ nghề nghiệp: do được đào tạo chuyên nghiệp nên nhân viên xã hội đã thay đổi cách nhìn: - Kỹ năng nhìn nhận: nhìn nhận một cách khách quan, dẹp bỏ cái tôi sang một bên. Nhân viên xã hội cần biết nhiều điều và phải sẵn sàng với những điều mà mình chưa biết; - Kỹ năng nhìn cái cũ với con mắt mới; - Kỹ năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau: chúng ta nên thay đổi chỗ đứng và nhận thức trong đầu để nhìn vấn đề. Đồng thời, nhân viên xã hội cũng giúp thân chủ có một cái nhìn từ góc độ mới đối với mình cũng như đối với những người có liên hệ đến thân chủ. 2.2. Kỹ năng truyền thông Nhân viên xã hội phải là người biết truyền đạt rõ ràng các thông điệp bằng lời và không lời, biết quan sát và cảm nhận ý nghĩa bên trong từ các thông điệp bằng lời và không lời, phát ra từ phía thân chủ và biết cách phản hồi để thân chủ nhận thức vấn đề và bản thân họ rõ hơn. Nhân viên xã hội cần phản hồi bằng cách:  Diễn đạt bằng lời tâm trạng của thân chủ sau khi nó đã được biểu lộ bằng cử chỉ, nét mặt, câu chuyện,... Có người có thể nói về sự kiện, hậu quả, nguyên nhân, nhưng về tâm trạng của chính họ thì lại khó diễn đạt bằng lời và đó cũng là đầu mối của những hành vi làm cho vấn đề của họ thêm 6 phức tạp. Khi thân chủ biết rõ chính mình và hoàn cảnh của mình hơn thì khả năng tự giải quyết vấn đề của họ mới hiệu quả.  Động viên thân chủ nếu thấy được sức mạnh và tiềm năng của thân chủ. Không động viên những điều hoàn toàn ngoài khả năng của thân chủ hay quá xa vời với thân chủ.  Cung cấp thông tin, dữ kiện cho thân chủ hơn là khuyên nhủ, đề nghị giải pháp.  Chuyển dần từ những diễn tả chung chung tới những nét đặc thù để nắm bắt những điều then chốt của vấn đề  Tìm hiểu sự im lặng của thân chủ: sự im lặng đó có thể là để suy nghĩ; để kiềm chế cảm xúc, nỗi đau; hay để thư giãn tinh thần. Điều nên tránh là không nên chuyển hướng câu chuyện khi có sự im lặng của thân chủ.  Biết đặt câu hỏi: ngoài việc đặt các câu hỏi kín, mở và dẫn lối một cách thích hợp, tránh dùng những câu hỏi “tại sao”. Vì khi hỏi “tại sao...?” về hành vi của một người thường dẫn đến tình trạng bế tắc, khiến thân chủ cảm thấy mình bị đe doạ, dẫn đến hành vi phòng vệ và tìm cách chống chế, bảo vệ.  Chuyển dịch trọng tâm của sự căng thẳng từ ngôi thứ hai (anh, chị, con, em, ông, bà,...) về ngôi thứ nhất để giảm thiểu nhu cầu tự vệ của thân chủ. 2.3. Kỹ năng lắng nghe Nghe là một tiến trình sinh lý, lắng nghe là một tiến trình tâm lý:  Việc lắng nghe tích cực của nhân viên xã hội chứng tỏ mình đang quan tâm đến thân chủ. Thân chủ khi cảm thấy mình được quan tâm, được tôn trọng thì sẽ dễ dàng bộc lộ những khúc mắc trong vấn đề của họ.  Lắng nghe kém là không hề nghe bất cứ điều gì khi người khác nói, chỉ nghe một phần, không nghe chính xác hoặc quên thông điệp. 7 Những trở ngại cho việc lắng nghe tốt:  Thói quen suy nghĩ nhiều hơn là nghe;  Lắng nghe là một công việc khó khăn: thường chỉ lắng nghe những người hay những đề tài mà mình yêu thích, nếu thấy không có hứng thú hoặc thấy khó thì có khuynh hướng loại bỏ, không lắng nghe;  Thiếu kỹ năng lắng nghe: không phải nghe được là lắng nghe được vì cần phải hiểu hết ý nghĩa của thông điệp;  Sự dửng dưng: buồn chán, mệt mỏi, không quan tâm, không muốn nghe;  Sự thiếu kiên nhẫn;  Những thành kiến tiêu cực: lắng nghe một cách chủ quan do phản ứng tạo nên bởi trang phục, kiểu tóc, giọng nói, niềm tin, đề tài, chủng tộc, giới tính,... Chúng ta từ chối nghe hoặc rất nhạy bén với những gì chúng ta không thích, thậm chí là ghét;  Thiếu quan sát và để ý tới các cử chỉ, điệu bộ, âm giọng, sự cường điệu, nét mặt,...để hiểu rõ thái độ và cảm nghĩ;  Những thói quen không tốt: giả bộ chú ý; hành động cắt ngang; đoán trước thông điệp; không chú ý ngay từ đầu; không có phản hồi.  Những trở ngại về mặt thể lý: tiếng ồn, ánh sáng, thời tiết (nóng, lạnh), sự chật chội,... Kỹ năng lắng nghe hiệu quả:  Không chỉ nghe lời nói mà cần phải nghe cả tâm trạng được gói ghém hay ẩn nấp đằng sau các lời nói;  Phản hồi hay khuyến khích thân chủ thổ lộ bằng những lời lẽ ngắn gọn, sát ý và nói bằng giọng điệu thanh thản, tự nhiên;  Chú ý đến những cử chỉ truyền thông không lời  Hỏi thêm về những gì thân chủ chưa nói rõ và chỉ hỏi khi cần hiểu thêm;  Phản hồi điều mình cảm nhận được để thân chủ biết chắc là điều mình muốn nói đã được tiếp nhận đúng, nếu có sai sót thì thân chủ có cơ hội bổ túc. 8 3. KỸ NĂNG TÌM HIỂU VẤN ĐỀ Đánh giá vấn đề là một bước rất quan trọng trong tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ. Đánh giá vấn đề nhằm xác định đúng tính chất của vấn đề mà thân chủ gặp phải, để từ đó nhân viên xã hội cùng thân chủ lên kế hoạch hành động. Tiến trình khám phá vấn đề bao gồm các bước:  Bước xác định  Bước đồng hoá  Bước phản chiếu  Bước lùi lại  Bước cởi mở 4. KỸ NĂNG CAN THIỆP Khi can thiệp giải quyết vấn đề của thân chủ, chúng ta có một số vấn đề cần giải quyết. Trước hết, chúng ta có hai loại người: một loại muốn biết về mình; một loại muốn biết người khác, không muốn biết về mình. Đối với ai chỉ muốn biết về mình, không muốn lắng nghe thân chủ thì công cụ này không thích hợp đối với những người như vậy. Thứ hai là chúng ta cần biết tâm trạng của thân chủ khi tiếp cận với chúng ta là ở giữa sự hy vọng và sợ hãi, sợ tiết lộ bí mật của mình cho người xa lạ. Vì vậy, công việc của chúng ta là tạo sự hy vọng của thân chủ để họ tự bộc lộ những bí mật (bằng kỹ năng hỗ trợ hơn là bằng lời hứa). Thứ ba là chúng ta nên chuẩn bị một môi trường thuận lợi, tức là môi trường ổn định, có sự hỗ trợ và an toàn. Thứ tư là trước khi quyết định ta phải làm gì, ta phải phân tích và lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau, có khi phải làm việc với gia đình, có khi phải làm việc với nhóm, có khi phải làm việc với cá nhân. Đây là điều khác biệt giữa nhân viên xã hội và kỹ thuật viên bình thường. Càng lựa chọn nhiều cách càng tốt, nên phân 9 tích kỹ trước khi hành động. Quá trình lựa chọn này được gọi là sử dụng bản thân mình một cách có ý thức, không làm việc theo cảm hứng. Thứ năm, ta cùng bàn với thân chủ kế hoạch can thiệp. Diễn tiến này phải có sự cộng tác của thân chủ, nên có những bước đưa đến một hình thức giao ước theo các bước sau:  Ta phản ánh đúng suy nghĩ của thân chủ, cố gắng chứng minh với thân chủ là ta hiểu họ;  Chia sẻ quan điểm với thân chủ;  Xác định chúng ta phải can thiệp vấn đề bằng cách nào: phải thương lượng với thân chủ, phải phân nhỏ vấn đề, có khi có sự khác biệt về quan niệm giữa ta và thân chủ;  Xác định các mục tiêu và các mục tiêu này phải xuất phát từ vấn đề đã được xác định. Thứ sáu, kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi (tạo động cơ thay đổi) Khi ta làm việc với thân chủ, ta thường nghĩ ta đang trong tiến trình hành động thì việc làm của ta không có hiệu quả. Ta nên lùi lại, xem xét các hoạt động thay đổi, xem thân chủ đang ở giai đoạn nào, chứ không phải do cơ quan quyết định mình phải làm gì. 5. KỸ NĂNG BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA THÂN CHỦ (KỸ NĂNG BIỆN HỘ) Vai trò bảo vệ quyền lợi của thân chủ là một trong những vai trò quan trọng của nhân viên xã hội. Biện hộ là làm việc đứng trên tư cách của thân chủ, chúng ta đứng về phía thân chủ, nhưng cũng không hẳn là chống đối với một tổ chức nào đó. Chúng ta là đối tác với thân chủ, có thể tìm một cái gì đó cho thân chủ mà người khác không làm được. Ta bị đặt vào một tình thế khó khăn giữa thân chủ và cộng đồng giải quyết những mâu thuẫn bằng cách chỉ đòi hỏi những điều hợp pháp cho thân chủ. Các bước bảo vệ thân chủ được thực hiện thông qua các câu hỏi như sau:  Ai là thân chủ? Thân chủ là một cá nhân, gia đình hay là một cộng đồng? 10  Giới hạn trong vai trò bảo vệ thân chủ của nhân viên xã hội là gì?  Mục tiêu gì? Ví dụ thân chủ phải được điều trị trong bệnh viện, nhưng họ không được đưa vào bệnh viện.  Quyền lực ở đâu? Đối tượng mục tiêu mà ta tiếp cận là ai?  Ta sẽ thẩm định như thế nào? 6. KỸ NĂNG THAM VẤN Tham vấn là một phương cách hỗ trợ. Thông qua sự tương tác giữa hai bên, nhân viên xã hội giúp thân chủ lấy lại niềm tin và hy vọng, từ đó biết nhận lấy trách nhiệm giải quyết vấn đề của chính họ. Mục đích của tham vấn là giúp thân chủ:  Thay đổi hành vi;  Tăng sức khoẻ tinh thần;  Thêm năng lực giải quyết vấn đề;  Ngăn ngừa và làm giảm thiểu những tác hại của vấn đề;  Biết lấy quyết định. Các kỹ năng cần thiết trong tham vấn:  Biết nói và hỏi một cách hữu hiệu và biết khai thác các dữ kiện;  Biết đáp ứng và khuyến khích thân chủ bộc lộ rõ hơn, đưa ra những hướng dẫn trực tiếp và kịp thời;  Biết diễn đạt lại cảm nghĩ của thân chủ;  Chú ý đến hành vi không lời của chính mình (thân thể hướng về thân chủ, thoải mái, đón nhận) và của thân chủ (phòng vệ, bối rối,...);  Lắng nghe và hiểu thân chủ mà không bị chi phối bởi những thành kiến riêng tư của mình (đòi hỏi nhân viên xã hội phải ý thức rõ về chính mình). 11 PHẦN II : CÁCH THỨC SỬ DỤNG VÀ LƯU Ý CÁC KỸ NĂNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 1. TIẾP ĐÓN Trước tiên nhà tư vấn phải sẵn sàng (available – thái độ tiếp đón), tỏ ra quan tâm, để thân chủ muốn chia sẻ nỗi bận tâm của mình. Sự thổ lộ, chia sẻ đối với thân chủ thường được xem như một nguy cơ, và có thể làm cho anh thất vọng, cụt hứng. Anh ta tự hỏi, có phải đây là người mình có thể gởi gấm tâm tình không? Ông (bà) ta có thật sự quan tâm không? Ông (bà) ta có tôn trọng những điều tôi gởi gắm không? Mình có tin tưởng vào ông (bà) ta được không? Đó là những tư tưởng laœng vaœng trong đầu thân chủ khi anh ta thử đánh giá người sẽ giúp mình. Nhưng nếu có được sự tin tưởng ban đầu, anh ta cũng chỉ thổ lỗ chút ít thôi. Nói chung mới có sự thử nước trước khi lao vào thật sự. Người biết giúp đỡ lắng nghe và đáp ứng một cách nào đó chứng tỏ rằng họ đã thừa nhận cảm xúc của thân chủ. Cách nhà tư vấn đặt câu hỏi tạo điều kiện cho thân chủ đóng vai chủ động và nói được những điều anh ta muốn nói. Nhà tư vấn giúp triển khai và sáng tỏ những nhận thức và cảm nghĩ của anh ta. Nhà tư vấn chấp nhận, không phê phán và biết “tránh ra” khi người kia đang thăm dò, khai phá về chính bản thân họ. Những hướng dẫn cho việc lắng nghe có hiệu quả :  Điều quan trọng là nên mắt nhìn mắt với thân chủ trong khi nói chuyện . Mắt nhìn mắt giúp nhân viên xã hội hướng sự chú ý về thể chất và tinh thần của mình về phía thân chủ.  Nhân viên xã hội phải đảm bảo rằng , dù không phải là luôn luôn có thể được , nơi tổ chức cuộc vấn đàm với thân chủ là nơi yên tĩnh , ít sự phân tán từ bên ngoài. 12  Để chuẩn bị cho cuộc vấn đàm với thân chủ, nhân viên xã hội phải xóa bỏ những thiên kiến và thành kiến bên trong của mình về thân chủ. Sự e sợ, lo sợ về cuộc vấn đàm phải được nhận thức và hóa giải. Nếu chúng không được hóa giải ngay tức thời được thì chúng phải được dẹp bỏ sang một bên một cách có ý thức.  Phải luyện đôi tai để lắng nghe bất cứ điều gì thân chủ nói. Thói quen lơ đễnh và lắng nghe chọn lọc phải được gạt bỏ.  Những gì thân chủ nói hay những gì thân chủ tỏ ra, không chỉ gợi lên suy nghĩ trong đầu nhân viên xã hội. Nhưng suy nghĩ trong hoàn cảnh này không được làm chệch hướng hoặc tránh né thân chủ. Nói cách khác, nhân viên xã hội phải có khả năng suy nghĩ có tính kỷ luật, để giúp anh ta hiểu được những gì thân chủ nói, lưu ý về những gì thân chủ không nói và đặt những câu hỏi thích hợp. Có những mẫu thông tin mà nhân viên xã hội mong đợi thân chủ đặc biệt nào đó nói ra trong lúc nói chuyện. Nếu thân chủ không chú ý tới thông tin này hay ngay cả lẩn tránh nói về chúng dù nhân viên xã hội thắc mắc, thì có lẽ "những chi tiết bị bỏ quên" này là có ý nghĩa, hiễu được húng là cần thiết để hiểu thân chủ và vấn đề của họ. 2.TIẾN TRÌNH GIÚP ĐỠ Khi các mối quan hệ được xác lập và tiến trình giúp đỡ tiếp diễn, các kỹ năng và hành vi khác được cần đến. Sự thấu cảm cần được sâu sắc hơn và biểu lộ đầy đủ. Thỉnh tkhoảng nhà tư vấn nắm bắt một chủ đề, chỉ ra vài vấn đề bị tránh né hay chưa ăn khớp trong những điều thân chủ trình bày. Bắt đầu có sự gần gũi hơn, nhà tư vấn cũng có thể đưa ra một số kinh nghiệm hay phaœn ứng của chính mình. Từ thể thụ động, tiếp nhận, nhà tư vấn có thể bắt đầu đóng một vai trò chủ động hơn để kích thích và khuyến khích thân chủ hướng về một hành động xây dựng. 13 Còn người giúp đỡ hay nhà tư vấn thì sao? Mở đầu tôi có nhắc đến sự trung thực trong mối quan hệ. Về vấn đề này các buổi huấn luyện nhằm giúp nhà tư vấn hiểu chính mình hơn, ý thức về mình hơn. Trong các khóa huấn luyện này nhà tư vấn cũng khám phá, hiểu chính mình và hành động. Rất cần ý thức về bản thân nếu ta muốn phân biệt được giữa ý nghĩ, cảm xúc của riêng ta và của thân chủ. Phần lớn chúng ta có xu hướng áp đặt ý nghĩ của chúng ta cho người khác, muốn họ nói những điều chúng ta muốn nghe. Là những người giúp đỡ chúng ta phải tránh điều này và phân biệt rõ rệt giữa cảm xúc, bận tâm của ta và của người mình muốn giúp. Dưới đây là mô hình trình bày quá trình tư vấn. MÔ HÌNH CARKHUFF THÂN CHỦ CỐ GẮNG NHÀ TƯ VẤN HỮU HIỆU MỐI QUAN HỆ GIÚP ĐỠ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ,BẮT BẮT ĐẦU VỚI BẮT ĐẦU VỚI Sự trung thực Tôn trọng Thấu ĐẦU VỚI Thái độ hỗ trợ cảm chính xác Cụ thể Tự khám phá Sẵn sàng Tiếp xúc Lắng nghe Đáp ứng với: Những tình cảm thừa nhận Giúp người kia Triển Kỹ năng và thái độ hữu hiệu khai và làm sáng tỏ Tự hiểu mình Lắng nghe những * Chủ đề lập đi lập lại * Điều gì đó không nói ra hay không ăn khớp * Ý thức về mình Gần gũi * tự cởi mở * Đối đầu Hành động xây dựng 14 * Hành động tích cực * Giải quyết vấn đề * Trang bị thêm * Kích thích và khuyến khích kỹ năng 3. VÍ DỤ MINH HỌA : TRƯỜNG HỢP TRẺ TỰ KỶ 3.1. Trường hợp cụ thể Em Nguyễn Văn PH, 6 tuổi. Em sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả, khi em 2 tuổi, vì tập trung cho công việc làm ăn nên bố mẹ em đã gửi em về quê ngoại nhờ ông bà và dì chăm sóc. Từ đó em bắt đầu có những biểu hiện như không trả lời khi bố mẹ hoặc ai đó gọi, ngoại trừ ông ngoại và dì. Em rất ngại đến trường đi học và thường nói linh tinh một mình. Đến khi em 6 tuổi, bố mẹ đón em về và cho em đi học lớp 1. Em bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt và thương xuyên hơn: những việc rất khó hiểu và kỳ quặc như: nói chuyện một mình hoặc với một đồ vật gì đó, viết vẽ linh tinh...Thầy cô rất lo lắng và thường thông báo cho gia đình nếu em có biểu hiện gì đó không bình thường, các bạn trong lớp thấy Ph kỳ quặc nên dần dần không đến gần để chơi với em bởi nhiều lần Ph không có phản ứng gì khi các bạn hỏi hoặc rủ chơi gì đó.. Bố mẹ em cũng chia sẻ: trong nhà cháu đi lại rất nhiều, chạy loạn xạ cả lên, nhiều lúc như thể có việc gì gấp gáp lắm, hỏi thì không nói hoặc nói rất huyên thuyên, chẳng đâu vào đâu cả. 3.2. Các kỹ năng được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin về thân chủ - Thu thập thông tin: Trên cơ sở sự giới thiệu của người quen, em đã tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến thân chủ (Ph). Nguồn thông tin chủ yếu mà em thu thập được là từ người Dì của Ph, mẹ Ph và một số người họ hàng thân thích. - Quan sát: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng nhiều và rất hiệu quả. Kỹ năng này được sử dụng lần đầu khi em gặp Ph tại nhà Dì của Ph ở Kim Mã, nhờ vậy em đã có được những bằng chứng xác thực, những thông tin xác thực về tình trạng bệnh của thân chủ Kỹ năng này con được sử dụng nhiều khi em tiến hành vãng gia thân chủ và khi cùng Ph thực hiện một số hoạt động trị liệu. 15 - Vãng gia: Sau khi có được những thông tin cơ bản về Ph, được sự đồng ý của gia đình Ph (khá thuận lợi vì là chỗ quen biết với gia đình nên việc tới chơi, thăm hỏi...là một việc rất tự nhiên), em đã tiến hành vãng gia thân chủ, qua đó càng hiểu rõ hơn về môi trường sống hiện tại cũng như cuộc sống thường ngày của Ph. - Kỹ năng đặt câu hỏi: Có thể nói đây là kỹ năng luôn luôn thường trực và không thể thiếu khi muốn thu thập thông tin nào đó. Với kỹ năng sử dụng những câu hỏi đóng, mở, kết hợp, em đã có được các thông tin cần thiết về thân chủ và một số thông tin có liên quan như: tâm trạng của các thành viên trong gia đình, những mong muốn, hy vọng cũng hư những nổ lực mà gia đình đã làm nhằm cải thiện tình trạng cho Ph, kết quả đạt được và cả những khó khăn gặp phải. - Kỹ năng tạo lập mối quan hệ: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng xuyên suốt trong quá trình hỗ trợ thân chủ. Qua cử chỉ, thái độ, lời nói, ánh mắt...tất cả đều thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được giúp đỡ Ph dù kết quả chỉ là một sự cải thiện nhỏ nhất cho em. Ngoài các kỹ năng trên, em đã sử dụng nhiều kỹ năng khác kết hợp vào để có thể có được những thông tin cần thiết, cụ thể và xác thực nhất. Qua đó có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề thân chủ em đang gặp phải. 3.3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, em tiến hành xác định vấn đề mà Ph đang gặp phải thông qua các công cụ sau: Sơ đồ phả hệ Dì Ông Bo Bi Mẹ Bố Chú thích: Quan hệ thân thiết Nam Quan hệ một chiều Quan hệ hai chiều Nữ Không quan hệ ( sơ đồ phả hệ thiếu, ko hiểu) Trong sơ đồ phả hệ trên ta thấy Ph (thường được gọi là cu Bi) nhận được sự quan tâm của rất nhiều thành viên, nhưng em không đáp lại những tình cảm đó, ngay cả bố và mẹ. Hầu như em chỉ đáp lại tình cảm của ông ngoại, cậu em trai 3 tuổi và người Dì của em. Sự thu mình lại của Bi không phải do em bị đối xử lạnh nhạt, không được uan tâm hay do bị đánh đập mà vì em mắc một chứng bệnh hiện nay khá phổ biến là hội chứng trẻ tự kỷ. Với nhiều mức độ biểu hiện khác nhau, trong đó Bi thuộc mức độ trung bình - asperger. Ở mức độ này, các em có trí thông minh bình thường hoặc trên mức bình thường nhưng thiếu những kỹ năng giao tiếp bằng lời, khó chia sẻ, hòa nhập với bạn bè và thường có biểu hiện bên ngoài vụng về, kỳ cụ. 16 PHẦN III: SẮM VAI ( ỨNG DỤNG CÁC KỸ NĂNG CTXH CÁ NHÂN VÀO TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ) TRƯỜNG HỢP TRẺ EM PHẠM TỘI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 1. Mô tả trường hợp Em Nguyễn Văn A (15 tuổi) sống tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. A đang là học sinh lớp 9 học tại một trường THCS của huyện, trong lớp em là một học sinh khá giỏi. Em sinh ra trong một gia đình cả bố và mẹ đều là nông dân, ngoài những buổi đi làm đồng thì em thường cùng bố đi đánh cá để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Vì công việc gia đình vất vả nên vào những vụ mùa bố mẹ A thường xuyên đánh nhau và cãi nhau, bố A là một người gia trường nên thường xuyên bạo hành mẹ của A. Do phải thường xuyên chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ, A đâm ra chán nản dẫn tới học hành sa sút. Em không còn hứng thú với học tập nữa, thường xuyên bỏ học đi chơi game tụ tập với bạn bè. A bắt đầu nghiện game và tụ tập kết bạn với một số bạn bè hư hỏng khác trong trường. Ngày thường đi học, A cùng các bạn bỏ học đi chơi game, khi chán game thì tụ tập hút thuốc và gây gổ đánh nhau với các bạn khác. Số tiền chơi điện tử mà A nợ ngày càng lớn, không còn cách nào nên A tìm nhiều cách để xin tiền của bố mẹ từ tiền đóng học, tiền học thêm, tiền quỹ lớp... Sau nhiều lần những số tiền rả nợ của A vẫn không đủ. Nge bạn bè xúi dục, A đã đi móc túi và trộm tiền tại các cửa hàng tiện lợi. Đã nhiều lần thành công nhưng trong một lần tổ chức móc túi trên xe buýt A đã bị bắt. Vì còn đang trong độ tuổi vị thành niên nên A phải vào trung tâm cải tạo 4 tháng, trong trung tâm cải tạo A được tiếp xúc và nói chuyện với nhiều thành viên khác. A tỏ ra rất hối hận về hành động của mình và luôn có suy nghĩ mọi người sẽ ghét bỏ mình khi mình ra khỏi trại. Sau nhiều lần suy nghĩ em đã có ý định tự tử. 2. Ứng dụng các kỹ năng trong CTXH cá nhân để giải quyết vấn đề của thân chủ: - Kỹ năng thu thập thông tin: Dựa vào sự giới thiệu của người quen và người thân trong gia đình A, sinh viên tiến hành thu thập thông tin liên quan đến A và những vấn đề của A đang gặp phải ( đó là A đang có cảm giác mọi người ghét bỏ mình, hối hận về những gì mình đã làm và có ý định 17 tự tử). Thu thập thông tin chủ yếu dựa vào những người thân trong gia đình A: bố, mẹ... dựa vào thầy cô, bạn bè tại trường A đang học, dựa vào các cán bộ tại Trung tâm quản lý của A. - Kỹ năng quan sát: Sinh viên sử dụng kỹ năng quan sát trong lần đầu tiên gặp A tại nhà riêng. Tiến hành quan sát những cử chỉ, hành động, lời nói và quá trình biểu hiện cảm xúc của A để thu được những thông tin xác thực về tình trạng A gặp phải và đánh giá sơ lược về thực trạng của A. Ngoài ra, kỹ năng quan sát còn được thực hiện trong quá trình tiến hành phỏng vấn sâu, đặt câu hỏi với A - Kỹ năng phỏng vấn đặt câu hỏi: Sau khi đã tiếp cận và tạo lập được mối quan hệ với A, sinh viên tiến hành phỏng vấn, đặt câu hỏi với em. Đây là kỹ năng không thể thiếu khi muốn thu thập thông tin. Sau khi tiến hành phỏng vấn, đặt câu hỏi với A ta thu được những thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thân của em, những cử chỉ, thái độ của các thành viên khác trong gia đình, sự giúp đỡ từ bố mẹ, anh chị nhằm cải thiện vấn đề của A cùng với những kết quả đạt được và khó khăn gặp phải. - Kỹ năng lắng nghe: Trong quá trình đặt câu hỏi với A, sử dụng kỹ năng lắng nge một cách có hiệu quả. Lắng nge bất cứ điều gì em nói, không được lơ đễnh và có sự chọn lọc. Nhìn vào mắt của A trong quá trình lắng nge nói chuyện để nhằm tạo sự tin tưởng của A đối với mình, giúp hướng sự chú ý về thể chất và tinh thần của sinh viên đối với A. - Kỹ năng tạo lập mối quan hệ: Sinh viên lựa chọn thời gian phù hợp để tiến hành tiếp xúc với A nhằm tạo lập mối quan hệ chặt chẽ trước khi đi vào giải quyết vấn đề của A. Đối với kỹ năng tạo lập mối quan hệ, sinh viên tập trung vào hành vi, cử chỉ , biểu cảm, lời nói để biểu hiện khả năng thân thiện, gần gũi với A, động viên, 18 hỏi thăm kịp thời khi em nảy sinh thêm vấn đề và thiếu sự tập trung. Trang phục mặc phải phù hợp với hoàn cảnh, lắng nge và phân tích ý, thừa nhận sự tự khẳng định của thân chủ, tôn trọng sự lựa chọn về cách thức giải quyết vấn đề của em, bỏ qua những việc xấu A mà em đã làm. - Kỹ năng vãng gia: Sinh viên đến thăm gia đình của A, có thể hoàn toàn quan sát môi trường gia đình của A, quan trọng là có thể nhìn thấy được những sự tương tác nảy sinh giữa các thành viên trong gia đình A từ đó có thể suy ra thái độ và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình A. - Kỹ năng vấn đàm: Sắp xếp thời gian gặp gỡ A, tiến hành nói chuyện với em để thu thập các dữ liệu liên quan đến vấn đề, cần biết A nhận thức về vấn đề của mình như thế nào, em đã làm gì để giải quyết vấn đề này, các nguồn dữ kiện về bản thân của A, về gia đình và các nguồn tài nguyên xung quanh em. Trong trường hợp khi A không đủ khả năng cung cấp thông tin, ta có thể phỏng vấn để thu thập thông tin từ các thành viên trong gia đình A. Sau vấn đàm, tiếp tục tổng hợp thông tin từ A, các thông tin này được phân loại và phân tích từ đó kết nối những khía cạnh lại để hình thành nên bức tranh về tình trạng vấn đề của A và mối quan hệ giữa A với các thành viên khác. SƠ ĐỒ SINH THÁI Chú thích: Tác động 1 chiều. Tác động 2 chiều. 19 PHÀN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://congtacxahoi.net/tai-lieu-cong-tac-xa-hoi-voi-ca-nhan-nnl/ 2. https://www.slideshare.net/nengyongye/bai-giang-ctxh-ca-nhan-vta-quan 3. http://www.socialwork.vn/cgi-sys/suspendedpage.cgi 4. http://caritasvietnam.org/upload/document/CTXH_can_ban.pdf 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan