Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại...

Tài liệu Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

.DOCX
3
211
101

Mô tả:

Giới thiệu vềề các hình thức giải quyềết tranh chấếp thương mại Tranh chấp thương mại hay còn gọi là tranh chấp kinh doanh là những những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại (hoạt động thương mại được quy định trong Điều 3 luật Thương mại 2005). Song song với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh thương mại cũng phát triển hơn, từ đó nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn tranh chấp hơn. Chính vì vậy, việc lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại là vô cùng cần thiết. Theo quy định tại Điều 317 luật Thương mại 2005 quy định những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại sau đây: 1. Hình thức giải quyềết tranh chấếp thông qua con đường thương lượng Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ 3 nào. Nhà nước luôn khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng nhằm giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. 2. Hình thức giải quyềết tranh chấếp thông qua hòa giải Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa… Bên trung gian đóng vai trò hỗ trợ đôi bên đi đến giải pháp có lợi nhất cho đôi bên, có khi bên trung gian hòa giải thuyết phục đôi bên chấp nhận giải pháp do họ đề ra, chấm dứt xung đột. Bên trung gian hòa giải có thể là cá nhân, là tổ chức, là cơ quan. Đây là hòa giải ngoài tố tụng nên pháp luật cũng không khẳng định cá nhân nào, tổ chức nào, cơ quan nào được làm trung gian hòa giải, mà đây là sự thống nhất đôi bên tranh chấp lựa chọn trung gian hòa giải. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có những văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này như vai trò, trách nhiệm của người trung gian hòa giải, thủ tục, hình thức hòa giải, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, hiệu lực của thỏa thuận khi hòa giải… chính vì thiếu những cơ sở pháp lý của hình thức này, nên trung gian hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại vẫn còn tùy thuộc lớn vào thiện chí đôi bên tranh chấp. Và thực tế cho thấy, kết quả hòa giải chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố: + Thiện chí giữa các bên tham gia tranh chấp, nhằm mềm hóa các xung đột với mong muốn tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác, làm ăn lâu dài. + Uy tín, kinh nghiệm và kỹ năng của người đứng ra làm trung gian hòa giải. 3. Giải quyềết tranh chấếp thông qua trọng tài thương mại Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành. Trọng tài tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực. Mọi cơ chế hoạt động của Trọng tài thương mại đều được quy định rõ trong Luật trọng tài thương mại năm 2010. 4. Giải quyềết tranh chấếp thông qua Tòa án Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn nhằm giải quyết tranh chấp hoặc khi các bên không có thỏa thuận mà Điều ước quốc tế mà các bên phải tuân theo không có quy định, quy trình thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Quyết định của thẩm phán có giá trị bắt buộc thi hành đối với mỗi bên tranh chấp. Thông thường, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn đưa vụ tranh chấp của họ để giải quyết bằng trọng tài. Mỗi hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại đều có những ưu nhược điểm riêng biệt. Không có hình thức nào là tối ưu tuyệt đối. Tùy thuộc vào từng điều kiện khách quan của doanh nghiệp, vào tình tiết vụ việc, và những yếu tố chủ quan khác mà các doanh nghiệp sẽ xem xét lựa chọn cho mình một hình thức phù hợp để giải quyết những tranh chấp một cách phù hợp và hiệu quả. 5. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại Văn phòng tư vấn luật Felix Global tự hào là đơn vị có kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Felix sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết và cụ thể về các quy định pháp lý liên quan đến tranh chấp trong thương mại, góp phần giúp cho doanh nghiệp tìm được các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại một cách hợp lý và đúng với quy định của pháp luật. Mọi nhu cầu cần được tư vấn, quý khách có thể liên hệ theo thông tin dưới đây: Email: [email protected] Hotline: 0971 488 036 Page Facebook: fb.com/felixglobal.vn Website: https://felixglobal.vn/ Địa chỉ: P810, Tòa B, HH2 Bắc Hà, Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan