Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của Bình Định từ cơ sở tài n...

Tài liệu Các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của Bình Định từ cơ sở tài nguyên văn hóa

.PDF
24
2500
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MI ------------------ BÁO CÁO TIỂU LUẬN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG C BÌNH ĐỊNH TỪ CƠ SỞ TÀI NGUYÊN VĂN MÔN HỌC: MARKETING KHU VỰC CÔNG MỤC LỤC Họ và tên học viên: Châu TháiTrang Quy Lớp: Cao học Quản lý công tại Bình Định TÓM TẮT .............................................................................. Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU............................................................................................................................... Mã số sinh viên: 7701250061A 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 4 2. Mục tiêu của đề tài : ...................................................................................................... 4 - Mục tiêu chung :........................................................................................................... 4 - Mục tiêu cụ thể : .......................................................................................................... 5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5 CHƯƠNG I .......................................................................................................................... 5 KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN VĂN HÓA BÌNH ĐỊNH ............................................ 5 1. Tài nguyên văn hóa Bình Định ...................................................................................... 5 1.1.Tài nguyên văn hóa vật thể tiêu biểu........................................................................ 5 1.2 Tài nguyên văn hóa phi vật thể ................................................................................ 7 Bình Định, tháng 9 năm 2015 1.2.1. Làng nghề truyền thống ................................................................................... 7 1.2.2. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống ................................................................... 7 1.2.3 Các dạng tài nguyên văn hóa khác .................................................................... 8 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 8 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BÌNH ĐỊNH ................................................. 8 2. Hoạt động ngành du lịch Bình Định. ............................................................................. 8 2.1 Thực trạng ................................................................................................................ 8 BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU THỐNG KÊ DU LỊCH BÌNH ĐỊNH 2006 - 2014 ........... 11 2.2. Sản phẩm du lịch văn hóa của Bình Định ............................................................. 12 2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Bình Định trong việc phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng ở Bình Định từ tài nguyên văn hóa ......... 12 2.3.1 Điểm mạnh ...................................................................................................... 12 2.3.2 Điểm yếu ......................................................................................................... 13 2.3.3 Cơ hội .............................................................................................................. 14 2.4.4 Thách thức ....................................................................................................... 15 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 17 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ............................................ 17 ĐẶC TRƯNG CỦA BÌNH ĐỊNH TỪ CƠ SỞ TÀI NGUYÊN VĂN HÓA .................. 17 3. Định hướng và đề xuất phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng ở Bình Định từ tài nguyên văn hóa . .............................................................................................................. 17 3.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng ở Bình Định từ tài nguyên văn hóa . .............................................................................................................................. 17 3.2 Đề xuất và giải pháp thực hiện : ............................................................................. 17 3.2.1. Về công tác Quy hoạch phát triển du lịch: ..................................................... 17 3.2.2. Về công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút nhà đầu tư ................................. 17 3.2.3. Nâng cao chất lượng môi trường du lịch ........................................................ 18 3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm mới........................ 18 3.2.5. Quảng bá, xúc tiến thu hút khách ................................................................... 18 3.2.6. Đào tạo nguồn nhân lực .................................................................................. 19 3.3. Các giải pháp cụ thể .............................................................................................. 20 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 22 CHÚ THÍCH ...................................................................................................................... 23 Chú thích ảnh: ................................................................................................................. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 24 TÓM TẮT Bình Định là một trong 5 tỉnh, thành phố ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Bình Định có diện tích tự nhiên là 6,039 km2; dân số tỉnh Bình Định (năm 2014) là 1.516.000 người ; gồm 09 huyện, 01 thị xã và thành phố Quy Nhơn. Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế; nam ở trung điểm của trục giao thông đường sắt và đường bộ Bắc - Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng Quy Nhơn thuận lợi cho phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Định có nguồn tài nguyên du lịch phong phú để phát triển du lịch, cả tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên nhân văn. Trong những năm qua, nguồn tài nguyên này đã được ngành du lịch Bình Định khai thác để phát triển du lịch nhưng hiệu quả đạt được chưa tương xứng. Một trong những nguyên nhân là do du lịch Bình Định chưa phát huy hết tiềm năng những sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách và phát triển du lịch sâu rộng và bền vững. Đề tài "Các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của Bình Định từ cơ sở tài nguyên văn hóa" nhằm hình thành sản phẩm mang thương hiệu Bình Định, thu hút khách du lịch, tạo nên một thị trường du lịch hấp dẫn, thu hút du khách góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Bình Định 2. Mục tiêu của đề tài : - Mục tiêu chung : Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tăng cường đầu tư, thu hút khách, chủ động tháo gỡ rào cản đối với doanh nghiệp và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng. Chiến lược phát triển du lịch chuyển từ diện rộng sang chiều sâu, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, có chất lượng, hiệu quả, bền vững, có thương hiệu và sức cạnh tranh. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, có tính cạnh tranh cao, trong đó tập trung vào sản phẩm Du lịch văn hóa, tâm linh trên cơ sở tài nguyên văn hóa tạo nên sự khác biệt và độc đáo cho du lịch văn hóa Bình Định; - Mục tiêu cụ thể : Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh, thu hút khách du lịch đến Bình Định, mục đích kéo dài được thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của khách, mang lại chất lượng và lợi nhuận cao trong hoạt động du lịch 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Các sản phẩm du lịch Bình Định - Phạm vi nghiên cứu : Tỉnh Bình Định 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. - Phương pháp chuyên gia. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN VĂN HÓA BÌNH ĐỊNH 1. Tài nguyên văn hóa Bình Định Bình Định có nhiều tài nguyên văn hóa – lịch sử, trong đó nổi tiếng là những di tích Chămpa, nơi xuất phát của phong trào Khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn và bảo tàng người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Bình Định là nơi sản sinh, nuôi dưỡng tài năng của nhiều nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam như: Đào Duy Từ, Đào Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn… Miền đất nổi tiếng về võ thuật; là cái nôi của nghệ thuật Hát Bội (Tuồng) với nhiều gánh hát vang danh khắp xứ.(1) 1.1.Tài nguyên văn hóa vật thể tiêu biểu Bình Định có nhiều di tích đã được xếp hạng(36 di tích cấp quốc gia, 78 di tích cấp tỉnh), vùng đất có nhiều danh lam cổ tự mang nhiều giá trị độc đáo về kiến trúc và bề dày về lịch sử văn hoá gắn liền với sự phát triển của vùng đất này như kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, danh lam thắng cảnh(hệ thống các tháp Chăm : Bình Định là địa phương thứ hai, sau Quảng Nam sở hữu nhiều tháp Chăm nhất nước ta, với 8 cụm di tích tháp với 14 tháp rải rác trên địa giới ba huyện và một thành phố: Tây Sơn, An Nhơn,Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Ngoài ra, còn có bốn toà thành cổ gồm Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và hàng ngàn tác phẩm điêu khắc, thể hiện sự bề thế một thời của kinh đô Đồ Bàn thuộc Vương quốc Vijaya thế kỷ XI - XV; Hệ thống di tích về phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn : di tích vườn cam Nguyễn Huệ ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh; Bảo tàng Quang Trung; Đền tế trời đất ở huyện Tây Sơn; Từ đường nữ tướng Bùi Thị Xuân...v.v. Mặc dù trên toàn tỉnh số lượng hơn 300 ngôi chùa. Tuy nhiên di tích đình, chùa không nhiều. Nhưng hầu hết các di tích đình, chùa ở Bình Định có lịch sử lâu đời, chứa đựng giá trị cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Có thể kể đến một số di tích đền, chùa tiêu biểu như: Chùa Thập Tháp, chùa Thạch Cốc, chùa Linh Phong, chùa Nhạn Sơn, chùa Long Khánh : đây là 5 ngôi chùa cổ của tỉnh Bình Định được ghi vào sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn. Các di tích tín ngưỡng ở Bình Định không đơn thuần chỉ có giá trị về tâm linh mà còn gắn với lịch sử hình thành và nét văn hóa truyền thống của từng vùng, tạo tiềm năng có sức cuốn hút để du khách tìm hiểu, nghiên cứu, qua đó có thể xây dựng những điểm đến hấp dẫn cho ngành du lịch Bình Định. Các di tích lịch sử cách mạng thời kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ như : di tích chiến thắng Gò Loi, di tích Đèo Nhông - Dương Liễu, đền thờ chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ (Hoài Ân), đền thờ Võ Duy Dương (An Nhơn), hệ thống lăng, mộ (lăng Mai Xuân Thường, mộ Đào Tấn, mộ Hàn Mặc Tử)…v.v 1.2 Tài nguyên văn hóa phi vật thể Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu được tổ chức hàng năm : Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa; Lễ hội chiến thắng Đồi Mười; Lễ hội Đèo Nhông – Dương Liễu (tổ chức vào mùng 5 tháng giêng Âm lịch hàng năm) ; Lễ hội Cầu Ngư; Hội Xuân chợ Gò; Lễ hội làng rèn Phương Danh (Thị trấn Đập Đá - An Nhơn); Lễ hội Vía Bà ; Lễ hội cầu mưa người chăm – Vân Canh, …v.v. 1.2.1. Làng nghề truyền thống Sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống ở Bình Định vừa bảo tồn những ngành nghề truyền thống xa xưa, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Một địa điểm đặc sắc thu hút khách du lịch tham quan, mua sắm những sản phẩm do làng nghề sản xuất như Làng nghề sản xuất rượu Bầu Đá, làng làm nón ngựa Phú Gia, Làng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ Phương Danh Đập Đá…v.v 1.2.2. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Bình Định còn là cái nôi của các loại hình nghệ thuật truyền thống như: nghệ thuật hát bài chòi,nghệ thuật hát bội. Võ cổ truyền là di sản văn hóa tiêu biểu, quý giá của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng. Hiện nay, Võ cổ truyền Bình Định đang dần khẳng định thương hiệu, kế thừa và phát huy tinh thần thượng võ, tình đoàn kết, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu và là niềm tự hào của người dân Bình Định. Để bảo tồn, gìn giữ những giá trị truyền thống cha ông để lại, những năm gần đây, võ cổ truyền Bình Định đã nhận được nhiều sự quan tâm đâu tư của tỉnh, các cấp, các ngành và từng bước đem lại nhiều kết quả bước đầu. Tiêu biểu là mục tiêu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại các võ đường, không để võ cổ truyền Bình Định bị mai một, thất thoát; đồng thời nâng cấp về mọi mặt để phục vụ công tác quảng bá, phát triển du lịch, thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế. 1.2.3 Các dạng tài nguyên văn hóa khác Các biểu hiện độc đáo trong văn hóa của một bộ phận người dân tộc thiểu số Chăm- Hre, Banar; Văn hóa ẩm thực cũng là một nét riêng độc đáo. Bình Định có nhiều đặc sản và các món ăn đặc sắc như : bánh tráng nước dừa Tam Quan, Rượu Bầu Đá, bánh xèo, nem chả Chợ Huyện, chả cá, bánh Ít lá gai, các đặc sản biển như cua Huỳnh Đế, yến sào, cá ngừ đại dương…v.v CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BÌNH ĐỊNH 2. Hoạt động ngành du lịch Bình Định. 2.1 Thực trạng Từ năm 1996, Bình Định đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định thời kỳ 1996-2010 và thực hiện điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2005-2014. Kể từ năm 2005 đến nay, qua 10 năm thực hiện điều chỉnh du lịch Bình Định từng bước phát triển và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng khách, doanh thu tăng với tốc độ khá. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng. Các sản phẩm du lịch đang dần hình thành, từng bước được đa dạng và nâng cao chất lượng, tạo tiền đề để phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Với những điều kiện thuận lợi về tài nguyên và tiềm năng du lịch tương đối phong phú và đa dạng, Bình Định đang tập trung chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình du lịch được xem là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là hai loại hình du lịch biển và du lịch văn hóa - lịch sử. Thị trường khách du lịch truyền thống của Bình Định là Đức, Úc, Pháp, Nhật, châu Mỹ, các thị trường gần Đông Nam Á, Bắc Á vẫn giữ lượng khách cao. Đặc biệt, là thị trường khách du lịch Pháp và Đức với mức tăng trưởng ổn định trên 10%/năm. Giai đoạn 2006 - 2014, Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2014, lượng khách du lịch đến Bình Định đạt trên 2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 205 ngàn lượt, khách nội địa đạt trên 1,87 triệu lượt. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch từ năm 2005-2014 tăng 21%/năm. Về doanh thu, nếu năm 2005, doanh thu ngành du lịch mới đạt 90 tỉ đồng thì đến năm 2014 đã đạt 790 tỉ đồng; mức tăng trưởng doanh thu du lịch từ năm 2005-2014 đạt 24,8%/năm...(2) Trong giai đoạn 2006- 2014, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư 35 công trình hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch, trong đó đã hoàn thành 28 công trình đưa vào khai thác sử dụng, còn lại 07 công trình đang tiếp tục triển khai, dự kiến trong năm 2015 tiếp tục nghiệm thu bàn giao 02 công trình đưa vào sử dụng là Lăng mộ Mai Xuân Thưởng và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích huyện đường Bình Khê. Về thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch: Trong giai đoạn 20062014, trên địa bàn tỉnh cấp phép đầu tư cho 24 dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng vốn đăng ký gần 6000 tỷ đồng. Đã xúc tiến đầu tư và thu hút được một số dự án đầu tư du lịch lớn có tính động lực như Khu du lịch Vinpearl Quy Nhơn, Khu du lịch khách sạn nghỉ dưỡng Vĩnh Hội, Khu nghĩ dưỡng - thể thao Nhơn Lý... Đồng thời rà soát thu hồi chủ trương đầu tư của 06 dự án do quá thời gian quy định vẫn chưa triển khai, còn lại các dự án khác đang tiếp tục triển khai, nhưng nhìn chung tiến độ còn chậm. Nguồn nhân lực du lịch Bình Định đã có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề, trình độ ngoại ngữ ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2014, số lượng lao động trong toàn ngành du lịch có trình độ đào tạo trình độ đại học và trên đại học chiếm 24%, trình độ cao đẳng chiếm 19%, trình độ trung cấp chiếm 15%, sơ cấp và dưới sơ cấp (chỉ qua đào tạo tại chỗ) là 25%, còn lại chưa được đào tạo về du lịch. Về trình độ ngoại ngữ, số lượng lao động được đào tạo ngoại ngữ chiếm khoảng 60%, ngoại trừ một số lao động tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, phần lớn còn lại có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A, B tiếng Anh. Độ tuổi nguồn nhân lực du lịch Bình Định thống kê vào tháng 12 năm 2014 Dưới 30 tuổi (1860 người) 6% Từ 30 đến 50 tuổi (1900 người) 46% 47% Từ 51 đến 55 tuổi (nữ), 60 tuổi (nam) (262 người) Trên 55 tuổi (nữ), 60 tuổi (nam) (28 người) Nguồn : Sở VHTT Du lịch Bình Định BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU THỐNG KÊ DU LỊCH BÌNH ĐỊNH 2006 - 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.462.314 1.696.284 2.084.400 138.859 171.500 Khách du lịch Tổng khách du lịch Lượt khách 450.000 560.000 712.000 776.000 Khách quốc tế Lượt khách 350.000 42.000 57.018 57.000 Khách nội địa Dịch vụ lữ hành Lượt khách 415.000 518.000 655.782 719.000 Lữ hành quốc tế Công ty 2 2 1 1 2 Lữ hành nội địa Công ty 3 4 6 7 CN Lữ hành quốc tế Chi nhánh 0 1 1 CN Lữ hành nội địa Chi nhánh 0 0 VP Đại diện quốc tế Văn phòng 0 Khách sạn Tổng số khách sạn Khách sạn Số buồng. phòng Buồng/Phòng Lao động trong ngành du lịch Tổng số lao động trong Người ngành du lịch Tổng doanh thu du lịch Tổng doanh thu Tỷ đồng 971.116 1.176.500 79.079 94.138 120.747 892.037 1.082.362 1.341.567 1.557.425 1.912.900 2 3 3 3 8 9 9 9 16 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 56 1.478 58 1.890 90 2.190 98 2.241 105 2.450 110 2.647 120 2.923 122 3.040 133 3.068 6.900 7.285 9.295 11.160 12.500 14.375 15.000 15.070 15.250 110 143 107 214 276 363 474 603 787 Nguồn: Cơ sơ dữ liệu vùng Duyên Hải Miền Trung và Sở VHTH Du lịch Bình Định 2.2. Sản phẩm du lịch văn hóa của Bình Định Ngành du lịch Bình Định đã tập trung khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng của Bình Định như: Bảo tàng Quang Trung, hệ thống tháp Chăm, thành Đồ Bàn, chùa Thập Tháp, viếng mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, mộ Đào Tấn, Lăng Mai Xuân Thương, thưởng thức những màn biểu diễn võ thuật đặc sắc . Trong những năm gần đây, Bình Định cũng đã khai thác thêm loại hình du lịch khác như: du lịch làng nghề (Làng rượu Bầu Đá, Làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp, Làng nón Phú Gia), ẩm thực (bánh tráng, bún chả cá Quy Nhơn, nem chợ huyện, bánh ít lá gai.), thể thao, du lịch kết hợp tham quan, hội nghị, hội thảo. 2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Bình Định trong việc phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng ở Bình Định từ tài nguyên văn hóa 2.3.1 Điểm mạnh Bình Định có vị trí địa lý hết sức thuận lợi. Toàn tỉnh có 3 tuyến đường quốc lộ đi qua (QL1A, QL1D, QL19) với tổng chiều dài khoảng 208 km đường bộ. Các tuyến giao thông huyết mạch này nối Bình Định với các địa phương khu vực miền Trung QL1A, QL1D )và Tây Nguyên (QL19), đặc biệt là đẩy mạnh sự hợp tác của Bình Định với các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung trong việc kết nối các tỉnh Tây Nguyên và giao lưu kinh tế với 4 nước tiểu vùng sông Mêkông (Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia) thông qua các trục của Hành lang kinh tế Đông Tây. Đây là một lợi thế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho Bình Định mà còn cho toàn Vùng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên, cả nước và quốc tế. Ngoài ra, Bình Định hiện có hệ thống cơ sở hạ tầng khá đầy đủ phục vụ cho việc phát triển của ngành du lịch toàn tỉnh với sân bay Phù Cát đã và đang được cải tạo và nâng cấp.Bên cạnh đó là tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua Bình Định có tổng chiều dài 148 km với ga Diêu Trì là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đường sắt; và tuyến đường sắt nối giữa ga Diêu Trì đi vào trung tâm thành phố (Ga Quy Nhơn) với chiều dài hơn 15 km. Cùng với đó là hệ thống các cảng biển như cảng Quy Nhơn, cảng Thị Nại, bến tàu Hàm Tử là nền tảng để phát triển loại hình du lịch biển. Bình Định là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, tại đây có một kho tàng vô giá cả về văn hóa vật thể lẫn phi vật thể. Có những vị trí đẹp gắn với tài nguyên tự nhiên và nhân văn nổi bật như khu du lịch Phương Mai Núi Bà; Trong thời gian qua, Bình Định đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và các phương tiện giao thông quan trọng như: Hàng không, đường thủy, đường bộ, đường sắt và các tuyến giao thông kết nối với các công trình du lịch theo tour, tuyến, cụm du lịch; Đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố Quy Nhơn theo hướng xanh - sạch - đẹp; hệ thống đường vào các làng nghề truyền thống; đường kết nối giữa các di sản văn hóa lịch sử quốc gia trên địa bàn tỉnh và nâng cấp xây mới cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch tại một số di tích và danh thắng; 2.3.2 Điểm yếu Công tác quản lý Nhà nước trong các hoạt động kinh doanh du lịch còn gặp một số khó khăn, vì nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc gắn hoạt động kinh doanh với các quy định của Nhà nước, chưa có ý thức phối hợp tốt giữa đơn vị kinh doanh với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở địa phương. Tiến độ đầu tư xây dựng các dự án du lịch còn chậm, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch phần lớn còn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết. Cơ sở hạ tầng giao thông du lịch vào các khu du lịch, làng nghề, làng võ… của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng xấu, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Về đường bộ, hệ thống đường liên tỉnh, nội thị cũng như các phương tiện công cộng của Bình Định nhìn chung chất lượng còn thấp. Về đường hàng không, hiện tuyến Hà Nội - Quy Nhơn chỉ khai thác 1 chuyến/ngày, trong khi tuyến Hà Nội - Đà Nẵng 8 chuyến/ngày, Hà Nội - Nha Trang 3 chuyến/ngày. Về đường biển, cảng Quy Nhơn hiện không đủ năng lực để đón tiếp các tàu du lịch biển quốc tế, trong khi các địa phương khác trong vùng đã tiếp đón nhiều tàu du lịch quốc tế. Hệ thống cơ sở lưu trú tuy có gia tăng về số lượng nhưng chủ yếu là các khách sạn nhỏ, trang thiết bị còn yếu, thiếu các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu vui chơi giải trí đạt chuẩn phục vụ khách nước ngoài. Bình Định vẫn chưa được khai thác phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng về tài nguyên du lịch đa dạng và đặc sắc. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ… quy mô của các doanh nghiệp du lịch chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh chưa cao, thiếu khu du lịch quy mô lớn, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng vì vậy số ngày lưu trú và mức chi tiêu bình quân của khách còn thấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động trong ngành tuy được quan tâm nhưng hiện tại số lượng người lao động có nghiệp vụ chuyên môn về du lịch vẫn còn thiếu về số lượng lẫn chất lượng. Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch chưa được đầu tư đúng mức; kinh phí hỗ trợ còn hạn chế; chưa có chính sách khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế. Hoạt động du lịch lữ hành còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp, chưa kết nối được các tour du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực và trong cả nước ; Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và các doanh nghiệp chưa mạnh dạn, chưa hấp dẫn khách du lịch và các nhà đầu tư kinh doanh du lịch đến Bình Định .(3) Hầu hết các hoạt động xúc tiến du lịch tại Bình Định đều nỗ lực phục vụ cho một sự kiện, một mục tiêu nhất thời, điều này khiến cho các hoạt động quảng bá diễn ra một cách dàn trải, không có tính tập trung, thiếu một chiến lược xúc tiến dài hạn. Từ đó hình ảnh du lịch của Bình Định thường mờ nhạt, không tạo được sự khác biệt so với các địa phương khác trong vùng. Hoạt động kinh doanh lữ hành còn yếu, chưa chủ động được các nguồn khách, đặc biệt là các thị trường tiềm năng (Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc.).Trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch của Bình Định hiện còn khá thấp so với mặt bằng chung của các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, phần lớn nhân lực có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A, B tiếng Anh. Tỷ lệ lao động biết 02 ngoại ngữ trở lên chỉ chiếm khoảng 4% tổng số lao động trong ngành. 2.3.3 Cơ hội Chủ trương, chính sách từ trung ương đến địa phương đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhu cầu du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng, đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Sự ra đời của Nghị Quyết 92/NQ-CP của Chính phủ khẳng định sự quan tâm thực sự của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch, mở ra thời kỳ mới có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tăng cường đầu tư, tạo thuận lợi thu hút khách, chủ động tháo gỡ rào cản đối với doanh nghiệp và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng. Chiến lược phát triển du lịch chuyển từ diện rộng sang chiều sâu, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, có chất lượng, hiệu quả, bền vững, có thương hiệu và sức cạnh tranh.. Đảng bộ Tỉnh có Nghị quyết và chương trình hành động về phát triển du lịch; Bình Định đã quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Cơ hội lựa chọn các loại hình sản phẩm du lịch để đầu tư khi tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Quy Nhơn - Bình Định vô cùng đa đạng, độc đáo và hầu như chưa khai thác và phát huy giá trị. Có rất nhiều lựa chọn để đầu tư khu nghỉ dưỡng, khu giải trí, thể thao, khu trưng bày, sự kiện, các điểm tham quan, điểm dừng nghỉ... Cơ hội tham gia vào các công đoạn, phân đoạn trong chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ du lịch toàn cầu để có thể nâng cao hiệu quả đầu tư khi du lịch quốc tế đến Quy Nhơn - Bình Định ngày càng tăng; sức cạnh tranh của du lịch Bình Định ngày càng mạnh. Các dự án đầu tư đang được triển khai như : dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội, dự án khu du Vinpearl Hải Giang với mức đầu tư 3500 tỉ đồng, dự án Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp do tập đoàn FLC đầu tư tại Nhơn Lý 2.4.4 Thách thức Sự cạnh tranh khốc liệt khi tham gia Hội nhập kinh tế thế giới. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan, môi trường biển đang trong tình trạng báo động đỏ từ các hoạt động du lịch . Bình Định vẫn đang ở thế kẹt giữa 2 cực hút du lịch biển đến duyên hải Nam Trung bộ đó là Đà Nẵng - Quảng Nam phía Bắc và Khánh Hòa - Bình Thuận phía Nam, rất khó và thách thức lớn để trở thành trung tâm của Vùng và cạnh tranh với 2 cực Bắc và Nam; Nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh còn mỏng, trình độ tay nghề còn yếu. Bất lợi của thời tiết : nằm trong khu vực miền Trung, Bình Định chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của thời tiết nhất là mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11 thường có mưa bão, gây lũ, lụt . Hiện nay, việc khai thác du lịch tại các di tích nói chung và các di tích tín ngưỡng nói riêng đang đối diện với nhiều vấn đề như: việc xây dựng, tôn tạo các công trình phục vụ du lịch tại di tích sẽ ảnh hưởng đến yếu tố gốc, cảnh quan môi trường di tích. Sự quá tải số lượng khách tham quan tại một thời điểm nào đó có thể tác động đến môi trường di tích hoặc làm hư hại di tích và di vật, các vật dụng trang trí, đồ thờ tự. Điều này trở thành mối nguy cơ đe doạ sự xuống cấp của các di tích, di vật. Sự ứng xử thiếu ý thúc của con người với di tích và môi trường di tích, hoặc các hoạt động tuyên truyền, mê tín dị đoan không lành mạnh trong di tích. Vì vậy, cần xác định quan điểm là phải gắn công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị di tích với việc khai thác phục vụ du lịch để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội mà không làm xâm hại đến môi trường di tích. Để thực hiện được điều đó không phải chỉ có trách nhiệm của ngành văn hóa, du lịch mà là sự phối hợp của nhiều ngành, của chính quyền địa phương và nhân dân nơi có di tích, trong đó vai trò của ngành du lịch là rất quan trọng.(4) CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG CỦA BÌNH ĐỊNH TỪ CƠ SỞ TÀI NGUYÊN VĂN HÓA 3. Định hướng và đề xuất phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng ở Bình Định từ tài nguyên văn hóa . 3.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng ở Bình Định từ tài nguyên văn hóa . Mục tiêu phát triển : Bình Định phấn đấu đến năm 2020 đón được 3,3 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 3.400 tỷ đồng; hướng đến phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Trọng tâm phát triển, tỉnh xác định 4 trọng tâm sau: (1) Thu hút đầu tư tăng nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch và chiến lược cụ thể. (2) Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc Bình Định; (3) Phát triển nhân lực du lịch có chất lượng cao; (4) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định. 3.2 Đề xuất và giải pháp thực hiện : 3.2.1. Về công tác Quy hoạch phát triển du lịch: - Định hướng phát triển du lịch Bình Định phải phù hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, định hướng phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ và với quy hoạch phát triển của tỉnh và các ngành, lĩnh vực có liên quan. 3.2.2. Về công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút nhà đầu tư - Tỉnh cần đẩy mạnh, tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch biển: cầu tàu du lịch, cảng biển du lịch, khu du lịch biển đảo...; tập trung chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố Quy Nhơn; ưu tiên thu hút đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống cơ sở lưu trú, hình thành tổ hợp khách sạn kết hợp với trung tâm thương mại và các dịch vụ khác. - Vận dụng Nghị quyết 92/NQ-CP để giải quyết khó khăn bất cập cho các nhà đầu tư, hỗ trợ những dự án đang triển khai thực hiện nhanh và có hiệu quả. Xử lý dứt điểm những dự án đã giao đất nhiều năm mà không triển khai. - Ưu đãi và thủ tục thông thoáng để các công ty Lữ hành đến đặt chi nhánh công ty, văn phòng tại thành phố Quy Nhơn. - Xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể cho hãng hàng không khi khai thác đường bay mới đi/đến Cảng hàng không Phù Cát. 3.2.3. Nâng cao chất lượng môi trường du lịch - Xây dựng Bình Định trở thành một trọng điểm du lịch xanh sạch đẹp, và là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng của cả nước. - Đảm bảo an ninh, an toàn (An toàn giao thông - An toàn vệ sinh thực phẩm) cho du khách. - Mua bán sản phẩm dịch vụ phải niêm yết giá, không chèo kéo khách, lừa đảo khách. - Vận động nhân dân và người làm du lịch mến khách, thái độ thân thiện cho cộng đồng và du khách đến với Quy Nhơn - Bình Định. - Lập trung tâm bảo vệ du khách (Visitor center) có số điện thoại nóng để du khách sử dụng khi cần thiết và quảng bá nó ở những điểm du lịch - triển khai trong cộng đồng du lịch có trách nhiệm bảo vệ môi trường. 3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm mới - Đa dạng sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh dựa trên việc khai thác nguồn tài nguyên mang tính bền vững. - Khôi phục và bảo tồn sản phẩm truyền thống. - Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đáp ứng các loại thị trường khách khác nhau. Trên cơ sở tiềm năng du lịch tỉnh nhà - du lịch biển là cốt lõi, điểm nhấn để thu hút khách. Từ đó phát triển du lịch văn hóa lịch sử, di sản văn hóa - du lịch biển từ thành phố Quy Nhơn lan tỏa ra dọc biển hàng trăm cây số. - Tiếp tục triển khai mạnh các tour tuyến tham quan cảnh quan, sinh thái Hồ, Núi, Rừng. Đặc biệt tour về thăm vị Anh hùng Dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệphát triển bào chòi, đêm thơ Hàn Mặc Tử, các nhà thơ lớn Chế Lan Viên, Xuân Diệu - Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với những tình ca đi vào lòng người được sáng tác Bên bờ biển Quy Nhơn (trường sư phạm Quy Nhơn). 3.2.5. Quảng bá, xúc tiến thu hút khách - Mở chiến dịch quảng bá du lịch 2015 phối hợp tour tuyến và khách sạn có giá cả hợp lý thu hút khách; - Ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá trên internet, dùng Facebook để quảng bá và trả lời ý kiến của du khách trực tiếp, liên tục cung cấp cảnh đẹp, biển đẹp cho du khách qua hình ảnh thực; - Mở cuộc thi ẩm thực Quy Nhơn - Bình Định và các món ăn miền Trung độc đáo; Mở cuộc thi ảnh đẹp Quy Nhơn - Bình Định; - Hằng năm có kế hoạch làm xúc tiến: 2 hội chợ du lịch lớn VITM ở Hà Nội và ITE ở Hồ Chí Minh. - Liên kết Nam Trung Bộ, liên kết Quảng Ngãi, Đà Nẵng để quảng bá du lịch cho các thị trường trọng điểm. 3.2.6. Đào tạo nguồn nhân lực - Mở trung tâm đào tạo nghề du lịch, gắn với thực tập tại các khách sạn (đào tạo con em lao động nghèo, bộ đội xuất ngũ). - Đào tạo tại các khoa Du lịch của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học được thực tập thực tế tại các cơ sở lưu trú phải có trách nhiệm với nguồn nhân lực. - Khuyến khích các lao động có chất lượng về làm việc tại địa phương 3.2.7. Định hướng thị trường khách du lịch. Xác định thị trường khách du lịch nội địa tiềm năng từ các tỉnh Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…v.v Thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống đối với thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ. Thị trường mục tiêu là khách đến từ Trung Quốc và các nước khu vực ASEAN Bên cạnh nguồn khách mới, nguồn khách du lịch quay lại Bình Định nhiều lần cũng hết sức quan trọng. Vì vậy Tỉnh cần tập trung nghiên cứu sản phẩm phục vụ cho nguồn khách quay lại nhiều lần như: + Khách đi gia đình + Khách đi theo nhóm bạn bè + Khách đi nghỉ dưỡng + Khách đầu tư, khách thương nhân + Khách đi thăm viếng Gia Đình, bạn bè, đồng đội + Khách du lịch nghiên cứu văn hóa lịch sử + Khách du lịch sinh thái + Cần lưu ý là điểm đến an toàn hấp dẫn luôn luôn là điểm đến khách du lịch quay lại nhiều lần. 3.3. Các giải pháp cụ thể - Thứ nhất, giải pháp quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ hiện đại và cơ sở vật chất kỹ thuật, công trình dịch vụ có đẳng cấp hướng tới phát triển sản phẩm du lịch có chiều sâu, chất lượng cao mang thương hiệu Quy Nhơn - Bình Định; quy hoạch đầu tư đồng bộ vào đô thị du lịch biển Quy Nhơn; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù dựa vào biển Quy Nhơn, Phương Mai, Thị Nại, cảng Quy Nhơn, hình thành các tuyến du lịch kết nối trung tâm đô thị Quy Nhơn với bãi biển và quần thể di tích Tây Sơn, bảo tàng, tháp Chàm; phát triển các khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp phù hợp với thị trường khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa, sự kiện, giải trí, khoa học. Đầu tư hạ tầng kết nối giao thông đường biển, hệ thống cầu cảng đón tàu du lịch; mở rộng sân bay Phù Cát, nâng cấp đường bộ kết nối với Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia lai, Đắc Lắc. - Thứ hai, giải pháp phát triển và quảng bá thương hiệu điểm đến Quy Nhơn trở thành thương hiệu nổi bật của cả Vùng tạo ấn tượng bằng những giá trị sản phẩm được đầu tư phát triển đồng bộ, có đẳng cấp và hướng vào thị trường lựa chọn; tập trung phát triển điểm đến đô thị du lịch biển Quy Nhơn trở thành hình ảnh thương hiệu đại diện cho du lịch Bình Định. Thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch Bình Định bằng hình ảnh thương hiệu Quy Nhơn với những sản phẩm, tuyến du lịch từ trung tâm thành phố Quy Nhơn tới các điểm hấp dẫn du lịch và kết nối với các đô thị biển khác. - Thứ ba, giải pháp thu hút nguồn lực cho phát triển du lịch; thu hút nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực và tầm nhìn chiến lược; liên kết trong đầu tư và nhượng quyền thương hiệu; đổi mới thể chế để giải phóng nguồn lực trong dân để tăng cường đầu tư gián tiếp và tạo điều kiện các nhà đầu tư thứ cấp; ưu tiên đặc biệt đối với nhà đầu tư chiến lược và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nhưng đồng thời quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cải cách thể chế để tạo sức hấp dẫn cho môi trường môi trường sống và môi trường đầu tư qua đó thu hút vốn và nhân tài từ nơi khác; tạo hiệu ứng lan tỏa của các dự án đầu tư gắn với du lịch, dịch vụ. - Thứ tư, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc thù của Bình Định như phát huy lễ hội Võ cổ truyền Bình Định gắn với các sự kiện; trùng tu và nâng tầm quần thể di tích Tây Sơn; đầu tư trung tâm bảo tàng khoa học vũ trụ; phát huy giá trị của Bài Chòi khi trở thành di sản của nhân loại; bảo tồn hệ thống tháp Chàm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất