Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm vi...

Tài liệu Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm việt nam trong thời kỳ hậu wto

.PDF
121
64
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------ TRẦN ANH ĐÀO Chuyên ngành: THƯƠNG MẠI Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRIỆU HỒNG CẨM TP. Hồ Chí Minh - Năm 2009 -i- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô Khoa Thương Mại Du Lịch và Khoa Sau Đại học của trường Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học để phục vụ tốt cho công tác và cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Triệu Hồng Cẩm đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của Cô, tôi đã học hỏi được những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích. Tôi vô cùng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Người viết Trần Anh Đào Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO - ii - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong luận văn này là trung thực, được thu thập từ nguồn thực tế đã công bố trên các báo cáo của các cơ quan Nhà nước, được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Các giải pháp và kiến nghị là của cá nhân tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Nội dung công trình nghiên cứu này chưa từng được ai công bố. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2009 Người cam đoan Trần Anh Đào Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO - iii - MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................ii MỤC LỤC ..............................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................... viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................1 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ...............................................................2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................2 5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................2 6. BỐ CỤC .............................................................................................................3 6.1 Chương 1: Lý thuyết về bảo hiểm hàng hải ............................................3 6.2 Chương 2: Thực trạng và phân tích SWOT đối với công tác kinh doanh bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO.........................................................................3 6.3 Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị..............................................3 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI .................................. 4 1.1 LỊCH SỬ BẢO HIỂM HÀNG HẢI ...................................................................4 1.2 VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HÀNG HẢI .........................................................7 1.2.1 Bù đắp những thiệt hại mất mát vật chất cho người được bảo hiểm.......7 1.2.2 Tạo tâm lý an toàn trong hoạt động kinh tế và đời sống .........................7 1.2.3 Phát triển ngành ngoại thương và đóng tàu.............................................8 1.2.4 Tạo nguồn thu lớn để đầu tư sang lĩnh vực khác.....................................8 Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO - iv - 1.2.5 Bổ sung ngân sách Nhà nước ..................................................................9 1.2.6 Củng cố cán cân thanh toán quốc gia ......................................................9 1.2.7 Tạo công ăn việc làm cho người lao động...............................................9 1.3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM HÀNG HẢI...........................9 1.3.1 Hợp đồng bảo hiểm hàng hải...................................................................9 1.3.2 Rủi ro hàng hải ......................................................................................10 1.3.3 Đối tượng bảo hiểm hàng hải ................................................................10 1.3.4 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.....................................................11 1.3.5 Mức miễn thường ..................................................................................13 1.4 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM HÀNG HẢI ....................................13 1.4.1 Quyền lợi có thể bảo hiểm (Insurable interest) .....................................13 1.4.2 Trung thực tuyệt đối (Utmost good faith) .............................................14 1.4.3 Nguyên nhân chính yếu (Proximate cause)...........................................15 1.4.4 Nguyên tắc bồi thường (Indemnity) ......................................................16 1.4.5 Thế quyền (Subrogation).......................................................................16 1.5 KHÁI NIỆM BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU .....................18 1.5.1 Các loại hình và điều kiện bảo hiểm phổ biến ......................................18 1.5.2 Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.................................18 1.5.3 Các rủi ro được bảo hiểm ......................................................................19 1.6 KHÁI NIỆM BẢO HIỂM TÀU BIỂN ............................................................20 1.6.1 Bảo hiểm thân tàu biển ..........................................................................20 1.6.2 Các rủi ro và điều kiện bảo hiểm phổ biến của bảo hiểm P&I:.............22 1.6.3 Các rủi ro bị loại trừ trong bảo hiểm hàng hải ......................................25 1.7 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HẢI Ở MỘT SỐ NƯỚC ..............................................................................................27 1.7.1 Lịch sử phát triển bảo hiểm hàng hải ở Trung Quốc.............................27 1.7.2 Lịch sử phát triển bảo hiểm hàng hải ở Ấn Độ .....................................28 Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -v- 1.7.3 Kinh nghiệm phát triển của các công ty bảo hiểm nội địa Trung Quốc và Ấn độ sau khi gia nhập WTO .................................................29 1.7.4 Các bài học có thể áp dụng cho Việt Nam ............................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KINH DOANH BẢO HIỂM HÀNG HẢI TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO......................................................................... 37 2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI CỦA VIỆT NAM.................................................................................................................37 2.1.1 Sự hình thành và phát triển....................................................................37 2.1.2 Thành phần tham gia thị trường bảo hiểm hàng hải:.............................38 2.1.3 Kết qủa kinh doanh của thị trường: .......................................................40 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI CỦA VIỆT NAM ..46 2.2.1 Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa: ............................................46 2.2.2 Tình hình kinh doanh bảo hiểm tàu biển:..............................................50 2.3 PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY BH VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)......56 2.3.1 Điểm mạnh ............................................................................................56 2.3.2 Điểm yếu: ..............................................................................................59 2.3.3 Cơ hội: ...................................................................................................67 2.3.4 Thách thức .............................................................................................71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 81 3.1 CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................81 3.1.1 Cơ sở khoa học ......................................................................................81 3.1.2 Thực trạng của bảo hiểm hàng hải Việt nam.........................................81 3.1.3 Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới................................82 3.1.4 Kết luận .................................................................................................82 Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO - vi - 3.2 GIẢI PHÁP CHUNG .......................................................................................82 3.2.1 Các giải pháp chính ...............................................................................82 3.2.2 Các giải pháp khác.................................................................................88 3.3 GIẢI PHÁP CHO NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÀU BIỂN ..............................91 3.3.1 Không giảm phí thấp hơn phí Hội và phí Tái........................................91 3.3.2 Áp dụng các mức khấu trừ hợp lý .........................................................91 3.3.3 Không mở rộng phạm vi bảo hiểm tùy tiện...........................................91 3.3.4 Không để tình trạng nợ phí kéo dài .......................................................92 3.3.5 Chú trọng công tác giám định ...............................................................92 3.3.6 Tổ chức các buổi hội thảo với chủ tàu...................................................92 3.4 GIẢI PHÁP CHO NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU...............................................................................................................93 3.4.1 Nâng cao tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hiểm trong nước .......................................................................................................93 3.4.2 Các công ty bảo hiểm cần hợp tác với nhau trong thị trường ...............93 3.4.3 Thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất .........................................................................................................93 3.4.4 Thành lập bộ phận dự báo, quản lý, đề phòng, hạn chế rủi ro ..............93 3.4.5 Thận trọng khi nhận bảo hiểm những mặt hàng có tỷ lệ tổn thất cao..........................................................................................................94 3.4.6 Tư vấn cho người được bảo hiểm..........................................................94 3.4.7 Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các công ty giám định..........................94 3.5 KIẾN NGHỊ .....................................................................................................94 3.5.1 Về phía nhà nước...................................................................................94 3.5.2 Về phía ngành........................................................................................97 KẾT LUẬN ............................................................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................xi Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO - vii - PHỤ LỤC 1. ............................................................................................ xiii Phụ lục 1: Kết qủa kinh doanh bảo hiểm hàng hóa theo năm tài chính 2004-2008....................................................................................................... xiii 2. Phụ lục 2: Top 7 về doanh thu bảo hiểm hàng hóa trong năm 2008.............. xiii 3. Phụ lục 3: Kết qủa kinh doanh bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu theo năm tài chính 2004-2008 ............................................................xiv 4. Phụ lục 4: Top 5 về doanh thu bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu năm 2008 ............................................................................................xiv 5. Phụ lục 5: Phí bảo hiểm gốc và thị phần bảo hiểm hàng hóa của các công ty có vốn nước ngoài từ năm 2005-2008..........................................................xv 6. Phụ lục 6: Phí bảo hiểm gốc và thị phần bảo hiểm tàu thủy của các công ty có vốn nước ngoài từ năm 2005-2008..............................................................xv 7. Phụ lục 7: Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước .......xvi 8. Phụ lục 8: Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước ........xvi 9. Phụ lục 9: Số liệu về khai thác và bồi thường nghiệp vụ hàng hóa 20042008 theo năm tài chính ..................................................................................xvi 10. Phụ lục 10: Số liệu về khai thác và bồi thường nghiệp vụ hàng hóa 20042008 theo năm nghiệp vụ ...............................................................................xvii 11. Phụ lục 11: Các vụ tổn thất lớn về hàng hóa gần đây ....................................xvii 12. Phụ lục 12: Số liệu về khai thác và bồi thường nghiệp vụ tàu thủy 20042008 theo năm tài chính ............................................................................... xviii 13. Phụ lục 13: Số liệu về khai thác và bồi thường nghiệp vụ P&I 2004-2008 theo năm nghiệp vụ ...................................................................................... xviii 14. Phụ lục 14: Các vụ tổn thất lớn về P&I gần đây .............................................xix 15. Phụ lục 15: Số liệu về khai thác và bồi thường nghiệp vụ thân tàu 20042008 tính theo năm nghiệp vụ .........................................................................xix 16. Phụ lục 16: Các vụ tổn thất lớn về bảo hiểm thân tàu gần đây ........................xx Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO - viii - DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam..................................................................................................78 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1: Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm năm 2006................................................27 Đồ thị 1.2: Cơ cấu doanh thu theo nghiệp vụ 2004 .................................................28 Đồ thị 2.1: Kết qủa kinh doanh bảo hiểm hàng hóa 2004-2008 tính theo năm tài chính .......................................................................................41 Đồ thị 2.2: Top 7 về doanh thu bảo hiểm hàng hóa trong năm 2008.......................41 Đồ thị 2.3: Kết qủa kinh doanh bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 2004-2008 theo năm tài chính ................................................42 Đồ thị 2.4: Top 5 về doanh thu bảo hiểm Thân tàu và Trách nhiệm dân sự chủ tàu năm 2008 ................................................................................43 Đồ thị 2.5: Thị phần phí bảo hiểm hàng hải của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2005-2008 ............................................................44 Đồ thị 2.6: Tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước .....................................................................................................46 Đồ thị 2.7: Số liệu về khai thác và bồi thường nghiệp vụ hàng hóa 20042008 theo năm tài chính ......................................................................47 Đồ thị 2.8: Số liệu về khai thác và bồi thường nghiệp vụ tàu thủy 20042008 theo năm tài chính ......................................................................51 Đồ thị 2.9: Số liệu về khai thác và bồi thường nghiệp vụ P&I 2004-2008 theo năm nghiệp vụ .............................................................................52 Đồ thị 2.10: Số liệu về khai thác và bồi thường nghiệp vụ thân tàu 20042008 tính theo năm nghiệp vụ .............................................................54 Đồ thị 2.11: Định vị các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt nam ............61 Đồ thị 2.12: Chênh lệch giữa phí gốc và phí Hội ....................................................63 Đồ thị 3.1: Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam .........86 Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO - ix - DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AR: All Risks – Bảo hiểm mọi rủi ro CIF: Cost, Insurance, Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí FD&D: Freight, Demurrage and Defence – Nhóm bảo hiểm cước phí, phạt lưu trì và biện hộ. FOB: Free on Board – Giao hàng lên tàu FPA: Free from Particular Average –Bảo hiểm miễn tổn thất riêng IBC: Institute Clause for Builders’ Risks: Điều khỏan bảo hiểm rủi ro của Nhà thầu đóng tàu của Hiệp hội các nhà bảo hiểm Luân Đôn ICC: Institute Cargo Clauses – Điều khỏan bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội các nhà bảo hiểm Luân Đôn ILU: Institute of London Underwriters - Hiệp hội các nhà Bảo hiểm Luân Đôn ISM: International safety Management – Hệ thống quản lý an tòan quốc tế ITC – Hull : Institute Time Clauses – Hull: Điều khỏan bảo hiểm thân tàu định hạn của Hiệp hội các nhà bảo hiểm Luân Đôn IUA: International Underwriters Association – Hiệp hội bảo hiểm quốc tế Luân đôn IVC – Hull: Institute Voyage Clauses – Hull: Điều khỏan bảo hiểm thân tàu chuyến của Hiệp hội các nhà bảo hiểm Luân Đôn. MIA: Marine Insurance Act – Luật hàng hải Anh Quốc MAR: Marine form – Mẫu đơn bảo hiểm hàng hải mới P&I: Protection and Indemnity - Nhóm bảo vệ và bồi thường S.G: The Ship and Goods Form – Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng - tàu Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -x- SWOT: Strength, weakness, opportunities, threat - Ma trận các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ TLO: Institute Time Clauses – Hull Total Loss Only: Institute Time Clauses – Hull: Điều khỏan bảo hiểm tổn thất tòan bộ thân tàu định hạn của Hiệp hội các nhà bảo hiểm Luân Đôn. WA: With Average – Bảo hiểm tổn thất riêng WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại Thế giới XNK: Xuất nhập khẩu VINARE: VietNam National Reinsurance Corporation - Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam WOE: The West of England Ship Owners Mutual Insurance Association Hội bảo hiểm chủ tàu Miền Tây nước Anh Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế vững mạnh của đất nước, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã có sự phát triển vượt bậc với tốc độ nhanh chóng và sự trưởng thành về nhiều mặt. Một trong những đóng góp đem lại sự thành công cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm là sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Bảo hiểm hàng hải là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, chủ yếu và phát triển mạnh của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Việt Nam gia nhập WTO đem lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam khi thị trường bảo hiểm đã mở cửa, các rào cản đối với các doanh nghiệp nước ngoài đã bị dỡ bỏ. Để các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển tốt nghiệp vụ này trong điều kiện cạnh tranh gay gắt không những giữa các công ty bảo hiểm trong nước với nhau mà còn với các công ty bảo hiểm nước ngoài, đồng thời tận dụng được những thời cơ do việc hội nhập mang lại thì cần thiết phải nghiên cứu xây dựng các giải pháp cho việc phát triển nghiệp vụ này. Với mong muốn có những giải pháp phù hợp cho các công ty bảo hiểm Việt Nam để tiếp tục giữ vững và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải trong thời kỳ hội nhập, tôi đã chọn viết đề tài “CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HẢI CHO CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HẬU WTO”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Dựa trên cơ sở lý luận về nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại thị trường Việt Nam, các thay đổi về môi trường kinh doanh khi Việt Nam gia nhập WTO, tham khảo kinh nghiệm về việc phát triển nghiệp vụ này Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -2tại một số nước trong khu vực, phân tích tình hình bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam, đi sâu vào phân tích thực trạng bảo hiểm hàng hải của các công ty bảo hiểm Việt Nam để xác định các điểm mạnh, các điểm yếu, các cơ hội, các thách thức đối với sự phát triển của nghiệp vụ này nhằm đề ra các giải pháp để giúp các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có thể: + Nâng cao chất lượng dịch vụ + Giữ vững thị trường + Mở rộng thị trường trong thời kỳ mở cửa thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu hoạt động bảo hiểm hàng hải tại thị trường Việt Nam từ năm 2004 đến 2008, chủ yếu là mảng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm tàu biển. Qua việc phân tích số liệu từ năm 2004-2008 của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để đề ra giải pháp cho việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải của các công ty bảo hiểm Việt Nam. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích định lượng, định tính, phương pháp thống kê toán, phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu, phương pháp dự báo, phương pháp lôgic. 5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải của thị trường bảo hiểm Việt Nam ở tầm vĩ mô là một đề tài mới chưa được thực hiện trước đây. Và hơn nữa thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nên nhiều cơ hội và thách thức cho hoạt động của các doanh nghiệp trong môi trường hội nhập, tất yếu sẽ tạo ra nhiều nét mới trong việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Đề tài này hy vọng góp thêm một số kiến thức và kinh nghiệm vào việc xây dựng giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải trong thời kỳ hội nhập. Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -36. BỐ CỤC Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương: 6.1 Chương 1: Lý thuyết về bảo hiểm hàng hải Chương này trình bày những phần lý thuyết có liên quan đến đề tài bao gồm các khái niệm về bảo hiểm hàng hải: Lịch sử và vai trò của bảo hiểm hàng hải, các khái niệm, nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải, khái niệm về bảo hiểm hàng hóa xuất, nhập khẩu; bảo hiểm tàu biển và kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải ở một số nước trên thế giới. 6.2 Chương 2: Thực trạng và phân tích SWOT đối với công tác kinh doanh bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO Trong chương này giới thiệu khái quát về thị trường bảo hiểm hàng hải Việt Nam, chủ yếu nêu lên thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất, nhập khẩu và bảo hiểm tàu biển của thị trường, xác định các điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, đồng thời nêu rõ các cơ hội, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải trong thời kỳ thị trường mở cửa. 6.3 Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị Ở chương này nêu lên các giải pháp chung cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đồng thời nêu cụ thể các giải pháp riêng cho từng mảng nghiệp vụ: bảo hiểm hàng hóa xuất, nhập khẩu; bảo hiểm tàu biển, qua đó đề ra những kiến nghị phù hợp đối với Nhà nước và ngành để thực hiện được các giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải của các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -4- CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI 1.1 LỊCH SỬ BẢO HIỂM HÀNG HẢI Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại cũng như mức độ và số lượng rủi ro phải ứng phó, các chủ tàu, các nhà buôn, những người vận tải luôn luôn tìm kiếm những hình thức bảo đảm an toàn cho quyền lợi của mình. Đầu tiên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, các nhà buôn đã tìm cách giảm nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyến hàng. Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức nguyên khai của bảo hiểm. Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạo hiểm”đã xuất hiện, theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi. Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hóa đến bến an toàn, như vậy có thể hiểu lãi suất cao này là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm. Song số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm và thay thế nó là hình thức bảo hiểm ra đời. Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên quy định rằng một người bảo hiểm để nhận một khỏan phí phải cam kết với người được bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển. Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329 hiện còn được lưu giữ tại Floren. Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ Dương và tìm ra châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng đã phát triển rất nhanh chóng. Đến thế kỷ XVII, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế, với Luân Đôn là trung tâm phồn thịnh nhất. Tàu của các nước đi từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đều về cập bến hai bờ sông Thame của thành phố Luân Đôn. Tiệm cà phê ở phố Great Tower, Luân Đôn được mở vào năm 1692 của Edward Lloyd’s, một thuyền trưởng về hưu, là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm… để giao dịch, trao đổi, bàn luận Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -5các thông tin về các con tàu viễn dương, về hàng hóa chuyên chở trên tàu, về sự an toàn và tình hình tai nạn của các chuyến tàu… Sau khi Edward Lloyd’s qua đời, người ta thấy rằng cần phải có một nơi tương tự như vậy để các nhà khai thác bảo hiểm hàng hải tập trung đến giao dịch bảo hiểm và năm 1770, “Society of Lloyd’s” với tư cách là một tổ chức tự nguyện đã thành lập và thu xếp một địa điểm ở Pope’s Head Alley cho các thành viên của họ. Sau đó tổ chức này dời địa điểm đến trung tâm hối đoái của Hoàng gia và ở đó đến năm 1828 thì dời đến toà nhà riêng của họ tại phố Leaden Hall. Tổ chức này hoạt động với tư cách là tổ chức tư nhân đến năm 1871 thì hợp nhất lại theo luật Quốc hội và trở thành Hội đồng Lloyd’s và sau này đã trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm và là thị trường bảo hiểm lớn nhất thế giới. Vào năm 1779, các hội viên của Hội đồng Lloyd’s đã thông qua hợp đồng S.G (The Ship and Goods Form for Marine Insurance Policy) được xem như là mẫu hợp đồng chung về các rủi ro cho cả tàu thuyền và hàng hóa; mẫu hợp đồng này được áp dụng trong hơn 200 năm. Trong thời gian này, vận tải đường biển đã phát triển từ những con tàu buồm bằng gỗ đến những chiếc đóng bằng sắt thép, lực đẩy tàu đã trở nên phức tạp hơn với sự xuất hiện của chân vịt. Ngoài ra, với sự phát minh những tàu thuyền chuyên dụng như tàu du lịch, tàu chở container và tàu dầu đã mang lại những thách thức mới. Việc áp dụng các điều khoản bổ sung cho mẫu hợp đồng S.G (bằng các điều khoản viết tay, in ấn hoặc đánh máy) nhằm để phản ánh một cách chính xác các mong muốn của các bên tham gia đã gây ra rất nhiều vụ kiện tụng, nhất là sau khi cơ khí bắt đầu xuất hiện trên những con tàu và các bến cập tàu cũng như các vụ va chạm gia tăng khi số lượng tàu buôn gia tăng. Tuy nhiên, lợi ích lớn lao mà mẫu hợp đồng này mang lại là qua hơn 2.000 phán quyết, từng dòng từng câu đã được xem xét và định nghĩa một cách rõ ràng. Sau những năm tháng làm việc cật lực, sửa đổi cũng như áp dụng luật pháp, phong tục và tập quán, một đạo luật của Quốc hội đã được thông qua, mà đạo luật này đã hệ thống hóa tất cả những phán quyết trước đó để hình thành Luật Bảo Hiểm Hàng Hải (MIA) 1906. Văn bản pháp lý này đã loại trừ Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -6sự cần thiết phải nghiên cứu hàng ngàn phán quyết pháp lý và tạo ra những nền tảng cho toàn bộ vấn đề về bảo hiểm hàng hải. Các công ty bảo hiểm cũng đã phát triển song song với Lloyld’s, vốn dĩ đứng hàng đầu, đưa đến sự thành lập một tổ chức điều hành chung có tên là Hiệp hội các nhà bảo hiểm London (ILU) vào năm 1884. Năm 1912, ILU đã đưa ra hai qui tắc được bổ sung vào mẫu hợp đồng S.G –Bảo hiểm Tổn Thất Riêng và Miễn Tổn Thất Riêng (WA & FPA) – và tiếp theo đó vào năm 1950 là quy tắc về Bảo hiểm Mọi Rủi Ro (AR), các quy tắc này đã nhanh chóng trở nên phổ biến nhất khi mậu dịch quốc tế về hàng hóa tiêu dùng gia tăng. Với sự hình thành ngày càng thêm nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước trước đây là thuộc địa sau Thế Chiến II, do yêu cầu khẩn thiết từ hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương Mại Và Phát Triển đòi hỏi có kế hoạch đánh giá lại và vào năm 1982, hệ thống bảo hiểm đã được hiện đại hóa để phản ánh tập quán thương mại đương đại. Để thích ứng phần nào với điều 22 của MIA 1906, một mẫu hợp đồng cơ bản gọi là MAR cũng đã được ban hành cùng các điều khoản mới có thể được đính kèm theo. Mẫu hợp đồng hiện đang lưu hành được gọi là MAR 91. Trong hai thập niên kế đó, các điều khoản đã được ILU xem xét lại và đưa ra những mẫu mới hơn. Cho đến đầu thập niên 1990, vẫn chưa có nhiều công ty bảo hiểm tại thị trường London, mà những công ty này thường là chi nhánh của các hãng tàu – các chi nhánh của cùng một công ty mẹ liên quan đến môi giới bảo hiểm, chủ tàu, thuê tàu, môi giới tàu, và trong một số trường hợp cũng liên quan đến các hoạt động thương mại. Chỉ mới 20 năm gần đây thì những công ty thương mại cũ này với những quyền lợi ở nhiều lĩnh vực khác nhau mới rút lui ra khỏi hầu hết những lĩnh vực này để tập trung vào hoạt động có tầm quan trọng hàng đầu đối với các quyền lợi kinh doanh của họ. Lẽ tất nhiên, điều này không có nghĩa rằng tất cả những nhà bảo hiểm hoặc chủ tàu đều trở thành những nhà chuyên môn; nhiều vụ hợp nhất và tiếp quản đã diễn ra gần đây, dẫn đến những tập đoàn bao gồm nhiều ngành công nghiệp khác:Ví dụ: ngành công nghiệp nặng….. Trong khi sự thay đổi sau này đã làm gia tăng sức mạnh tài chính và sự ổn định của những nhà đầu tư nói chung, thì điều này cũng cho thấy những dấu hiệu sự giảm sút quan niệm truyền thống của những nhà Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -7đầu tư hàng hải đối với ngành vận tải biển. Vào năm 1998, ILU sáp nhập với một công ty không nằm trong bảo hiểm hàng hải gọi là Hiệp Hội Thị Trường Bảo Hiểm Và Tái Bảo Hiểm Quốc Tế London (LIRMA) để trở thành Hiệp Hội bảo Hiểm Quốc Tế London (IUA). Hiệp hội này cử ra một Ủy Ban Hàng Hải để tiếp tục thực hiện những công việc tương tự như những nhiệm vụ của ủy ban ILU trước đây nhưng với qui mô toàn cầu. Ngoài thị trường Anh quốc và Châu Âu thì các thị trường bảo hiểm hàng hải phát triển khác là Bắc Mỹ, Châu Á mà đặc biệt là Nhật , Trung Quốc, Ấn độ và Singapore. 1.2 VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HÀNG HẢI 1.2.1 Bù đắp những thiệt hại mất mát vật chất cho người được bảo hiểm Tàu biển và hàng hóa là tài sản có giá trị rất lớn mà khi bị tổn thất có thể ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính của các chủ tàu và các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, chủ tàu còn phải chịu các tránh nhiệm đối với một số rủi ro hàng hải (ví dụ như rủi ro ô nhiễm) có thể làm phá sản bất kỳ công ty vận tải biển hùng mạnh nào. Một số chủ tàu đã xây dựng quỹ để tự bảo hiểm cho các tàu của mình, nhưng thực tế các qũy này qúa nhỏ so với các tổn thất lớn có thể xảy ra, đồng thời các qũy này còn làm ứ đọng vốn mà đáng lẽ có thể được đưa vào kinh doanh. Bảo hiểm nhằm mục đích bồi thường những thiệt hại, mất mát, trách nhiệm về vật chất của người được bảo hiểm nếu các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Số tiền bồi thường này nhằm giúp người được bảo hiểm khắc phục sự cố, khôi phục lại tình trạng tài chính của mình như trước khi chưa bị sự cố. 1.2.2 Tạo tâm lý an toàn trong hoạt động kinh tế và đời sống Khi mua bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ yên tâm kinh doanh và mở rộng hoạt động vì tài sản và trách nhiệm pháp lý do các hành động bất cẩn của họ trong quá trình họat động có thể được bảo hiểm. Như vậy bảo hiểm làm tăng khả năng sở hữu và quản lý tài sản của người được bảo hiểm. Đồng thời đảm bảo và duy trì sự ổn định tài chính của họ trong quá trình kinh doanh. Khi đã tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ có được tâm lý an toàn, không sợ bị đối mặt với các rủi ro bất ngờ trong họat động hàng hải làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của họ. Họ có thể Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -8tính toán được các chi phí và dự kiến được lợi nhuận thu được nhằm phục vụ cho các phương án phát triển kinh doanh của mình. Bảo hiểm có tác dụng tạo tâm lý an toàn cho người tham gia bảo hiểm nhằm giúp họ ổn định và phát triển họat động kinh doanh. 1.2.3 Phát triển ngành ngoại thương và đóng tàu Sự phát triển của bảo hiểm hàng hải luôn đi kèm với sự phát triển của ngành ngọai thương và đóng tàu. Đây là 3 lĩnh vực có mối quan hệ rất chặt chẽ. Với việc phát triển ngọai thương, nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao thì việc phải có bảo hiểm hàng hóa nhằm đảm bảo an toàn cho nhà xuất nhập khẩu là bắt buộc, và ngược lại, có được bảo hiểm hàng hóa tốt thì sẽ tạo tâm lý an toàn và đảm bảo tài chính cho nhà xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy họat động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời với việc tăng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thì cần phải có phương tiện vận chuyển đảm bảo, các nhà xuất nhập khẩu thường mong muốn thuê được tàu tốt, có chất lượng chở hàng cho mình, xuất phát từ nhu cầu này, ngành đóng tàu sẽ phát triển theo nhằm cung cấp cho thị trường những con tàu mới, đạt chất lượng. Và để giúp các chủ tàu có sự đảm bảo đối với tài sản của họ thì bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm đóng tàu là các nghiệp vụ cần thiết cho họ. Khi có các nghiệp vụ này, họ sẽ yên tâm hơn trong kinh doanh 1.2.4 Tạo nguồn thu lớn để đầu tư sang lĩnh vực khác Doanh thu bảo hiểm hàng hải thường chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng hơn 20%) trong doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ (doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam năm 2008 là 10.879 tỷ đồng, trong đó doanh thu hàng hải là 2.240 tỷ). Các công ty bảo hiểm thường tính toán phí bảo hiểm sao cho phí thu được ngoài việc chi trả cho các tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm và các chi phí quản lý còn phải có một khoản để đóng vào các quỹ dự phòng và để tái đầu tư. Các khoản phí thu được này sẽ được các công ty bảo hiểm đem đầu tư lại nền kinh tế sang các lĩnh vực khác như cho ngân hàng vay, mua trái phiếu, đầu tư vào các công ty kinh doanh khác, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư tài chính, thành lập và quản lý các quỹ đầu tư…. Riêng năm 2008, riêng lĩnh vực phi nhân thọ đã đầu tư vào nền kinh tế hơn 17.000 tỷ đồng....Những nguồn thu này sẽ tạo vốn cho các họat động ở lĩnh vực khác góp Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO -9phần tăng trưởng nền kinh tế. Đầu tư của các doanh nghiêp bảo hiểm là nguồn vốn rất có ý nghĩa đối với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nền kinh tế 1.2.5 Bổ sung ngân sách Nhà nước Hàng năm các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ, năm 2008 với tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 5.700 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 11.027 tỷ đồng, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân hơn 17.000 tỷ đồng, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã nộp ngân sách Nhà nước trên 1.500 tỷ đồng (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đại lý và thuế thu nhập doanh nghiệp). 1.2.6 Củng cố cán cân thanh toán quốc gia Như đã phân tích ở trên, việc phát triển bảo hiểm hàng hải góp phần phát triển ngành ngọai thương và đóng tàu. Như thế, với việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải sẽ góp phần thu thêm ngọai tệ về cho đất nước bằng các thay vì các chủ hàng phải mua bảo hiểm ở nước ngoài thì họ sẽ chuyển sang mua bảo hiểm trong nước, thay vì phải thuê tàu nước ngoài thì họ sẽ thuê tàu trong nước. Các khoản phí này đáng lẽ phải chuyển ra nước ngoài thì sẽ được giữ lại tại Việt Nam và sẽ góp phần củng cố cán cân thanh toán quốc gia. 1.2.7 Tạo công ăn việc làm cho người lao động Lực lượng lao động tham gia thị trường bảo hiểm Việt nam tăng trưởng một cách vượt bậc từ năm 1996 cho đến nay. Năm 1996 chỉ có khoảng 7.000 lao động trong lĩnh vực này nhưng đến năm 2005 đã có 143.540 lao động tham gia và hiện nay bảo hiểm đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 150.000 người. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải là nghiệp vụ bảo hiểm lâu đời nhất, hiện nay nó được kinh doanh thông qua các kênh trực tiếp, môi giới và đại lý. Bảo hiểm hàng hải tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động lớn không những trong các công ty bảo hiểm, các công ty môi giới mà còn cho những đại lý bảo hiểm ở khắp đất nước. 1.3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM HÀNG HẢI 1.3.1 Hợp đồng bảo hiểm hàng hải Theo Luật bảo hiểm Hàng hải Anh Quốc – MIA 1906, một đạo luật được nhiều nước thừa nhận là tiêu chuẩn pháp lý quốc tế cho ngành bảo hiểm hàng hải trên thế Trần Anh Đào – Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan