Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp pháp lý nhằm giải quyết tốt hơn việc phá sản doanh nghiệp ở việt n...

Tài liệu Các giải pháp pháp lý nhằm giải quyết tốt hơn việc phá sản doanh nghiệp ở việt nam

.PDF
375
321
136

Mô tả:

BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ ***** ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ “CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT HƠN VIỆC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM” 8221 Hà Nội - 2009 BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ ***** ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ “CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT HƠN VIỆC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM” Chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp Thư ký Đề tài: Ths. Cao Đăng Vinh, Bộ Tư pháp Hà Nội - 2009 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM VÀ CỘNG TÁC VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI STT Họ và tên Địa chỉ công tác 1. PGS.TS. Dương Đăng Huệ - Chủ Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, nhiệm Đề tài Bộ Tư pháp - Chủ nhiệm Đề tài 2. TS. Từ Văn Nhũ - Phó chủ nhiệm Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao Đề tài 3. Ths. Cao Đăng Vinh Phó Trưởng phòng, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp - Thư ký Đề tài 4. TS. Nguyễn Thuý Hiền Thứ trưởng Bộ Tư pháp 5. TS. Bùi Xuân Hải Trưởng Khoa Luật Thương mại, ĐH Luật TP.HCM 6. TS. Lê Đình Vinh Phó Ban Thư ký, Bộ Tư pháp 7. TS. Nguyễn Thanh Thuỷ Tổng cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp 8. Ngô Cường Tổng Biên tập Tạp chí Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao 9. Ths. Nguyễn Hồng Tuyến Vụ Các vấn đề chung về XDPL, Bộ Tư pháp 10. Ths. Đậu Anh Tuấn Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 11. Đỗ Cao Thắng Nguyên Chánh Toà Kinh tế, Toà án nhân dân tối cao 12. Nguyễn Văn Quang Thẩm phán Tòa Kinh tế TANDTC 13. Phạm Tuấn Anh Chánh Toà Kinh tế, Toà án nhân dân TP. Hà Nội 14. Trần Văn Sự Chánh Toà Kinh tế, Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh 15. Nguyễn Văn Phương Ban Pháp chế Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 16. Nguyễn Văn Trọng Tổng cục Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường MỤC LỤC NỘI DUNG ĐỀ TÀI TRANG PHẦN THỨ NHẤT: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐỀ TÀI Lời mở đầu 01 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phá sản và pháp luật phá sản 07 1.1. Nguồn gốc và bản chất của phá sản 07 1.2. Đặc điểm của thủ tục giải quyết phá sản 11 1.3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật phá sản 14 1.4. Kinh nghiệm giải quyết phá sản ở một số nước 29 Chương 2: Thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004 - Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 41 2.1. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật Phá sản 41 2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật Phá sản 47 2.2.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật phá sản 48 2.2.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ tham gia giải quyết vụ phá sản 74 2.2.3. Nguyên nhân từ phía các cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc phá sản 77 2.2.4. Nguyên nhân từ phía cơ quan, tổ chức khác có liên quan 83 Chương 3. Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản doanh nghiệp ở nước ta. 85 3.1. Giải pháp trước mắt 85 3.1.1. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phá sản năm 2004 85 3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan đến giải quyết phá sản 92 3.1.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản 93 3.1.4. Tăng cường năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết phá sản 94 3.1.5. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý tài sản 95 3.1.6. Các giải pháp khác 96 3.2. Giải pháp lâu dài 97 Kết luận 117 Tài liệu tham khảo 118 PHẦN THỨ HAI: CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Chuyên đề số 1: “Những vấn đề lý luận chung về pháp luật phá sản Tổng quan về pháp luật phá sản các nước trên thế giới – Những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện Luật Phá sản 2004” – PGS.TS. Dương Đăng Huệ & Ths. Cao Đăng Vinh, Vụ PL Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp 121 Chuyên đề số 2: “Lý luận và thực tiễn của pháp luật phá sản - Một số kinh nghiệm của nước ngoài” – TS. Bùi Xuân Hải, Trưởng Khoa Luật Thương mại, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh 142 Chuyên đề số 3: “Luật Phá sản năm 2004 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” – Ngô Cường, Tổng Biên tập Tạp chí Toà án nhân dân, Phó Viện trưởng Viện khoa học xét xử – Toà án nhân dân tối cao 162 Chuyên đề số 4: “Thi hành Luật Phá sản năm 2004 - Thực trạng và định hướng hoàn thiện” - PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Vụ PL Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp 173 Chuyên đề số 5: “Các vướng mắc trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản năm 2004 và Kiến nghị giải quyết” Đỗ Cao Thắng, Nguyên Chánh Toà Kinh tế, Toà án nhân dân tối cao 189 Chuyên đề số 6: “Vai trò của Toà án trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản - Thực trạng pháp luật và phương hướng hoàn thiện” – TS. Từ Văn Nhũ, Phó Chánh án TANDTC & Nguyễn Văn Quang, Thẩm phán Toà Kinh tế, TANDTC 205 Chuyên đề số 7: “Các quy định của Luật Phá sản năm 2004 và việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” – TS. Nguyễn Thuý Hiền, Thứ trưởng Bộ Tư pháp 219 Chuyên đề số 8: “Vai trò của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản - Thực trạng và kiến nghị hoàn 227 thiện” – TS. Nguyễn Thanh Thuỷ, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Chuyên đề số 9: “Địa vị pháp lý của các chủ nợ trong Luật Phá sản năm 2004 - Một vài kiến nghị hoàn thiện” – Ths. Cao Đăng Vinh, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp 239 Chuyên đề số 10: “Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam - Một số vấn đề nhìn từ góc độ so sánh với pháp luật phá sản các nước trên thế giới” – TS. Lê Đình Vinh, Phó Trưởng ban Thư ký, Bộ Tư pháp 253 Chuyên đề số 11: “Cơ quan thi hành án dân sự với việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp - Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện” – Ths. Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ Các vấn đề chung về Xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp 260 Chuyên đề số 12: “Cải cách pháp luật về phá sản để thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh” – Ths. Đậu Anh Tuấn, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 276 Chuyên đề số 13: “Thu hồi nợ đối với doanh nghiệp bị phá sản nhìn từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng thương mại” – Ths. Nguyễn Văn Phương, Ban Pháp chế Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 289 Chuyên đề số 14: “Xử lý quyền sử dụng đất của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản - Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện” - Nguyễn Xuân Trọng, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường 309 Chuyên đề số 15: “Tình hình thực hiện Luật Phá sản năm 2004 của ngành Toà án nhân dân TP. Hà Nội” – Ths. Phạm Tuấn Anh, Chánh Toà, Toà Kinh tế, Toà án nhân dân TP. Hà Nội 325 Chuyên đề số 16: “Tình hình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh - Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản năm 2004” - Trần Văn Sự, Phó Chánh án Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh 336 Chuyên đề số 17: “Đặc thù trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng - Một số kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản của Việt Nam” – Ths. Cao Đăng Vinh, Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp 350 PHẦN THỨ NHẤT BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐỀ TÀI LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế được Nhà nước khuyến khích thành lập và tạo điều kiện hoạt động một cách bình đẳng và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể tránh khỏi hiện tượng, bên cạnh những doanh nghiệp được thành lập và kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm và công ăn việc làm cho người lao động, góp phần cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, còn có một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, nợ nần chồng chất, không thể thanh toán được các nghĩa vụ tài chính của mình. Đối với những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đó, pháp luật các nước trên thế giới đã có một hệ thống pháp luật riêng để xử lý, đó là pháp luật về phá sản. Phá sản trong nền kinh tế thị trường là hiện tượng và xu hướng tất yếu của quá trình cạnh tranh, chọn lọc tự nhiên để loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, khẳng định sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Luật Phá sản doanh nghiệp (PSDN) đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 30/12/1993, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/1994 là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh toàn diện vấn đề phá sản doanh nghiệp. Tiếp đó, Luật Phá sản (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2004 thay thế Luật PSDN năm 1993. Sau Luật Phá sản năm 2004 (sau đây gọi tắt là Luật Phá sản), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản, Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Nghị định số 114/2008/NĐ-CP ngày 03/11/2008 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác; Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2005/NQ-TANDTC ngày 28/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản, Quyết định số 01/2005/QĐ-TANDTC ngày 27/4/2005 về Quy chế làm việc của Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản. Tất cả các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc áp dụng thủ tục phá sản, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ, góp phần quan trọng vào việc hình thành một cơ chế pháp lý đồng bộ cho hoạt động xử lý nợ của các doanh nghiệp, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính, làm cho môi trường kinh doanh trở nên lành mạnh hơn. Theo báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân tối cao, từ khi Luật Phá sản có hiệu lực pháp luật đến nay, đã có 195 vụ phá sản được thụ lý. Tình hình thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản như sau: Trang 1 - Năm 2005, toàn ngành Tòa án đã thụ lý mới 11 vụ. Năm 2004 chuyển qua 3 vụ, tổng cộng 14 vụ. Toà án đã giải quyết được 01 vụ (đạt 7,14%); còn tồn chuyển sang năm 2006 là 13 vụ. - Năm 2006, toàn ngành Toà án đã thụ lý 40 vụ; có 13 vụ từ năm 2005 chuyển qua, tổng cộng là 53 vụ. Đã giải quyết được 16 vụ, đạt tỷ lệ 30,2%. - Năm 2007, toàn ngành Toà án đã thụ lý mới 144 vụ phá sản, trong đó, Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý 120 vụ, Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý 24 vụ. Năm 2006 chuyển qua là 31 vụ, tổng cộng là 175 vụ việc. Trong số đó, Toà án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 164 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định trả lại đơn 01 vụ. Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết xong 24 vụ đã thụ lý (đều quyết định tuyên bố phá sản), đạt 100%. Còn lại 151 vụ phá sản do Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý được giải quyết như sau: quyết định trả lại đơn 01 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định tuyên bố phá sản theo thủ tục đặc biệt 04 vụ, quyết định đình chỉ thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản 75 vụ, còn tồn lại 51 vụ đang được tiếp tục giải quyết. - Năm 2008, toàn ngành Toà án đã thụ lý mới 136 vụ phá sản. Trong số đó, các Toà án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 131 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 04 vụ và quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 01 vụ. Kết quả giải quyết các vụ phá sản trong thời gian qua, đặc biệt là kết quả giải quyết năm 2007 của Toà án nhân dân cho thấy, đã có sự chuyển biến ngày càng tích cực trong việc thực thi Luật Phá sản. Luật Phá sản đã bước đầu phát huy tác dụng trong việc lành mạnh hoá môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh; khắc phục được một phần tình trạng nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã mất khả năng thanh toán đáng lẽ phải chấm dứt hoạt động nhưng vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp khác như trước đây. Tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản năm 2004 đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; hiệu quả giải quyết việc phá sản ở các cấp Toà án vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn; tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là rất nhỏ, chưa phản ánh đúng thực chất tình trạng hiện nay của các doanh nghiệp, hợp tác xã; quá trình tiến hành thủ tục phá sản kéo dài, việc thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp còn gặp những khó khăn, vướng mắc; hiệu quả giải quyết phá sản còn kém. Có thể nói, Luật Phá sản của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của một đạo luật nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ trong điều kiện kinh tế thị trường. Cũng giống như Luật PSDN 1993, Luật Phá sản 2004 chưa đi vào cuộc sống như kỳ vọng của các nhà làm luật, giới kinh doanh và giới luật sư, nó dường như cũng đang “lâm vào tình trạng phá sản”. Người ta đã bàn nhiều và sẽ còn phải bàn nhiều về một câu hỏi: tại sao Luật Phá sản của chúng ta liên tiếp Trang 2 kém hiệu quả trong thực tiễn? Lý do cơ bản của tình trạng này nằm ở chính các qui định hiện hành về phá sản hay tại nền tư pháp Việt Nam quá yếu kém, không được giới kinh doanh sử dụng như là công cụ để giải quyết các vụ việc mất khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh của họ hoặc họ không thích kiện tụng, không thích mang việc đòi nợ ra tòa án theo thủ tục phá sản mà lựa chọn các hình thức đòi nợ khác hiệu quả hơn, đỡ tốn kém thời gian và tiền bạc hơn? Đây là những câu hỏi mà các nhà làm luật cũng như các thẩm phán, luật sư và giới nghiên cứu cần phải tìm ra câu trả lời. Tính kém hiệu quả của Luật Phá sản đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của nước ta. Theo kết quả công bố trong Doing Business 2008, về thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh (trong đó có thủ tục phá sản), Việt Nam xếp thứ 121 trên tổng số 178 nền kinh tế thế giới; thủ tục phá sản vẫn bị coi là kéo dài (trung bình là 5 năm), hiệu quả thấp (thông thường chủ nợ chỉ thu hồi khoảng 18% số nợ). Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu Đề tài "Các giải pháp pháp lý nhằm giải quyết tốt việc phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam" là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề pháp luật phá sản, có thể nói, không còn là vấn đề hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu do các nhà khoa học pháp lý, người làm công tác thực tiễn của Việt Nam thực hiện. Trong những năm gần đây, khi việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường được thực hiện thì pháp luật phá sản, một bộ phận không thể thiếu của hệ thống pháp luật kinh doanh cũng được chú trọng nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về pháp luật phá sản được thực hiện dưới nhiều hình thức với nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó, có công trình nghiên cứu toàn diện về các vấn đề liên quan đến pháp luật phá sản nhưng cũng có công trình chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhất định liên quan đến pháp luật phá sản. Tính từ sau khi Luật Phá sản ra đời, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: Công trình nghiên cứu “Pháp luật phá sản của Việt Nam” của PGS/TS. Dương Đăng Huệ, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2005. Công trình này nghiên cứu một cách đồng bộ tất cả các nội dung của Luật Phá sản năm 2004, có đối chiếu, so sánh với Luật PSDN năm 1993. Tuy nhiên, do tính bao quát của đề tài và đặc biệt là do Luật Phá sản năm 2004 mới ban hành nên tác phẩm này chưa thể xem xét, đánh giá nó dưới giác độ thực tiễn và cũng chính vì vậy mà chưa thể có ý kiến đề xuất gì lớn liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản năm 2004. Một tác phẩm cũng có tầm nghiên cứu một cách toàn diện về phá sản và pháp luật phá sản ở nước ta là Luận án Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Trường Nhật Phượng với đề tài: “Chế độ pháp lý về phá sản - Thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện” (được bảo vệ thành công tại Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2004). Tác phẩm dầy 154 trang này đã nghiên cứu một cách Trang 3 tương đối toàn diện các vấn đề liên quan đến pháp luật về phá sản ở nước ta, trong đó có Luật Phá sản năm 2004. Tuy nhiên, cũng do việc đề tài này được viết trong thời gian Luật Phá sản năm 2004 mới được ban hành nên tác phẩm này cũng có điểm yếu là chưa xem xét, đánh giá được sức sống (tính hiệu lực và hiệu quả) của Luật này trong thực tiễn và vì vậy, cũng chưa đề xuất được nhiều kiến nghị có tính thực tiễn cao. Bên cạnh những công trình có tính toàn diện như đã nêu ở trên, đã có một số công trình đề cập đến từng khía cạnh cụ thể của Luật Phá sản năm 2004. Trong số công trình đó, có Luận án Tiến sĩ của bà Nguyễn Thị Hồng Vân với tên gọi là “Hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý và thanh lý tài sản phá sản” (được bảo vệ thành công tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008). Tác phẩm này là một công trình nghiên cứu rất chuyên sâu về các hạn chế, yếu kém trong các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý và thanh lý tài sản phá sản và một thiết chế rất quan trọng được quy định trong Luật Phá sản là Tổ quản lý và thanh lý tài sản. Như vậy, các nội dung khác của Luật Phá sản chưa được đề cập tới trọng Luận án Tiến sĩ này. Tại Hội nghị về kế hoạch và ngân sách năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao rà soát lại thủ tục phá sản doanh nghiệp, trình Thủ tướng Chính phủ cải cách thủ tục này theo thông lệ quốc tế trong quý II năm 2008” (Thông báo số 193/VPCP-ĐMDN ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ). Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 24/BC-BTP ngày 26 tháng 2 năm 2008 gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo bước đầu về việc rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004. Đây là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về các mặt được và chưa được của Luật Phá sản năm 2004. Tuy nhiên, do bị giới hạn bởi mục đích của Báo cáo nên Báo cáo này cũng không thể đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về chế định phá sản ở nước ta. Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ về thực trạng thi hành Luật Phá sản năm 2004 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật này để nâng cao hiệu quả thực thi cơ chế phá sản ở nước ta. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến phá sản và thủ tục phá sản như nguồn gốc và bản chất của phá sản, đặc điểm và vai trò của thủ tục phá sản, những nội dung cơ bản của pháp luật phá sản các nước. Sau đó, Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng thi hành Luật Phá sản trong thời gian vừa qua, phát hiện những tồn tại, hạn chế của Luật Phá sản, các văn bản pháp luật có liên quan cũng như các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản và từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản ở nước ta. Trang 4 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Đề tài được tiến hành trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà cụ thể là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được vận dụng trong quá trình nghiên cứu Đề tài này là phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh và đặc biệt là phương pháp luật học so sánh. 5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài 5.1. Mục tiêu Mục tiêu của Đề tài là trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách cơ bản thực trạng pháp luật về phá sản, thực trạng thi hành pháp luật phá sản trong thời gian qua, tìm ra những nguyên nhân gây ra những tồn tại, hạn chế, tập thể tác giả đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về phá sản, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian tới. 5.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, Đề tài có nhiệm vụ giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây: Một là, nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận liên quan đến phá sản và pháp luật về phá sản; Hai là, nghiên cứu để nắm được những nội dung cơ bản của Luật Phá sản năm 2004; Ba là, nghiên cứu thực tiễn thi hành Luật Phá sản, qua đó, phát hiện được những hạn chế, yếu kém của pháp luật phá sản hiện hành của nước ta; Bốn là, nắm được thực trạng, tình hình giải quyết các vụ việc phá sản ở nước ta; Phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc phá sản và nguyên nhân của chúng; Năm là, nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về phá sản và tìm ra các quy định, cơ chế có thể áp dụng một cách có hiệu quả vào việc sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản của nước ta trong thời gian tới. 6. Những thành công cơ bản của Đề tài 6.1. Qua việc nghiên cứu thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004, công trình đã phát hiện được nhiều tồn tại, hạn chế của Luật này. 6.2. Phát hiện và phân tích một cách toàn diện 4 nhóm nguyên nhân dẫn đến việc Luật Phá sản năm 2004 kém hiệu quả và hiệu lực trong thực tiễn. Đây là điểm mới cần được đánh giá ở chỗ, Đề tài khẳng định rằng, Luật Phá sản năm 2004 kém Trang 5 hiệu lực và hiệu quả không chỉ do những hạn chế, bất cập, yếu kém của bản thân các quy định trong Luật mà phần lớn còn do sự yếu kém ở nhiều lĩnh vực pháp luật khác và nhiều thiết chế khác có liên quan. Từ nhận định này, Đề tài cho thấy, muốn nâng cao hiệu quả và hiệu lực của Luật Phá sản thì cần phải hoàn thiện không chỉ bản thân Luật Phá sản mà phải quan tâm sửa đổi, bổ sung các lĩnh vực pháp luật khác và các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước ta. 6.3. Đề tài đã kiến nghị được một loạt các giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Phá sản trong thời tới. Trong số các giải pháp này, đáng lưu ý nhất là kiến nghị về việc cần phải xây dựng Luật Phá sản ở nước ta trên năm nguyên tắc mới, trong đó, có nguyên tắc, theo đó, Luật Phá sản cần được thiết kế theo hướng phi nhà nước hoá việc giải quyết một số vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết phá sản. Đây là nguyên tắc rất cơ bản cần phải tuân thủ vì theo Đề tài thì một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng kém hiệu quả, hiệu lực của Luật Phá sản trong thời gian qua chính là sự bao biện, làm thay, sự “Nhà nước hó” một số công việc mà lẽ ra phải là của các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ. 7. Bố cục Đề tài Đề tài này được xây dựng theo bố cục sau đây: Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về phá sản và pháp luật phá sản. Chương 2. Thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004 - Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Chương 3. Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản doanh nghiệp ở nước ta. Trang 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN 1.1. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA PHÁ SẢN Có thể nói rằng, từ khi con người biết kinh doanh thì cũng xuất hiện nhu cầu vay mượn vốn và phát sinh quan hệ nợ nần. Về nguyên tắc, người có món nợ phải hoàn trả cho chủ nợ đầy đủ và đúng hạn theo cam kết, song không phải ở đâu và bao giờ, họ cũng có khả năng làm được điều này. Vì vậy, không phải đợi đến khi ô tô, máy bay .. xuất hiện thì loài người mới biết đến khái niệm “vỡ nợ” (insolvency). Vào thời Hy Lạp cổ đại, khi một người vay nợ mà không thể hoàn trả được cho chủ nợ thì toàn bộ tài sản của anh ta, từ nhà cửa, đất đai, nô lệ, thậm chí ngay cả vợ con của mình đều có thể bị xiết nợ và bắt làm nô lệ cho đến khi chủ nợ thấy rằng đã thu hồi hay bù đắp được số tiền bị nợ. Việc bỏ tù con nợ cũng là biện pháp xử lý nợ được chấp nhận rộng rãi trong thời kỳ này. Tuy nhiên, nhiều thành phố của Hy Lạp thời bấy giờ cũng đưa ra một số quy định nhằm hạn chế bớt những tổn thất to lớn của người vay nợ khi họ không có khả năng trả nợ như: giới hạn thời gian bắt con nợ và người nhà làm nô lệ ( thường chỉ trong thời gian không quá 5 năm), bảo toàn mạng sống cho những người này; nhưng, nô lệ của con nợ sẽ trở thành nô lệ của chủ nợ. Đến Thời trung cổ, xã hội loài người vẫn chưa có luật về phá sản cho phép các thủ tục đòi nợ tập thể (collective procedure) để quản lý và phân chia tài sản của con nợ theo một thứ tự nhất định như hiện nay. Tất cả các vấn đề liên quan đến đòi nợ đều do chủ nợ tự mình thực hiện. Đến thế kỷ 16, những ý tưởng về đòi nợ tập thể lần đầu tiên đã xuất hiện trong những đạo luật phá sản sơ khai ở châu Âu. Luật Phá sản Anh ban hành năm 1542 bởi vua Henry VIII đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc giải quyết quan hệ nợ nần bằng việc quy định cho các chủ nợ được tiến hành đòi nợ tập thể. Đạo luật này quy định những vấn đề pháp lý cho phép việc phân chia tài sản còn lại của con nợ cho các chủ nợ theo nguyên tắc công bằng, nhưng nó lại chưa đưa ra qui định về cải tạo, phục hồi con nợ và trách nhiệm của con nợ bị phá sản đối với các khoản nợ chưa được thanh toán đầy đủ.1 Pháp luật hiện đại về phá sản công ty và phá sản cá nhân mặc dù đã có xu hướng tách biệt, nhưng xét về phương diện lịch sử, chúng đều chung nguồn gốc từ pháp luật phá sản cá nhân.2 Luật phá sản của nước Anh cuối thế kỷ 16 đã có sự phân biệt giữa nợ kinh doanh của thương nhân (traders) và của các chủ thể khác. 1 Vanessa Finc, Corporate Insolvency Law: Perspectives and Principles, Cambridge University Press, 2009, 2nd edition, tr. 8 Trang 7 Thương nhân được định nghĩa là những người kiếm sống bằng hoạt động mua và bán (living by ‘buying and selling). Nếu một chủ thể không phải thương nhân (non-traders) sẽ không được phá sản (bankruptcy for traders và insolvency for non-traders).3 Đến năm 1861, sự phân biệt phá sản giữa thương nhân và phi thương nhân đã bị xóa bỏ ở nước Anh khi ban hành Luật phá sản (Bankruptcy Act 1861), mà theo đó phi thương nhân cũng có thể được áp dụng thủ tục phá sản như thương nhân. Cũng trong thời gian này, nhà nước Anh đã ban hành một số Luật liên quan đến phá sản như: Đạo luật về con nợ năm 1869, (Debtors Act), chính thức “khai tử” việc bỏ tù con nợ trong pháp luật Anh quốc4 và những luật về mất khả năng thanh toán (insolveny law) sơ khai chủ yếu nhằm vào việc trừng phạt con nợ hơn là phục hồi, cải tạo lại con nợ - một ý tưởng chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 18.5 Nguồn gốc của luật phá sản công ty (corporate insolvency law) được bắt đầu từ thế kỷ 19 với sự phát triển của các mô hình công ty ở Châu Âu và Mỹ.6 Năm 1844, Anh ban hành Luật về chấm dứt hoạt động công ty cổ phần (Joint Stock Companies Winding-up Act 1844) cho phép công ty cũng có thể bị phá sản như cá nhân.7 Tuy nhiên, chỉ sau đó hơn 10 năm, nước Anh đã có luật về chế độ trách nhiệm hữu hạn 1855 (Limited Liability Act), theo đó các thành viên công ty là con nợ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nhất định. Qui định chi tiết về chấm dứt tồn tại của công ty (winding up) cũng lần đầu tiên xuất hiện trong đạo luật về công ty TNHH năm 1862 (Companies Act 1862). Điều này cũng đặt ra sự khác biệt nhất định giữa việc giải quyết nợ của con nợ là công ty và thể nhân. Theo truỵền thống, luật pháp nước Anh phân biệt giữa vỡ nợ cá nhân (bao gồm cả của hợp danh (partnership) và cá nhân kinh doanh (sole trader)) và vỡ nợ công ty, mặc dù đạo luật về mất khả năng thanh toán gần đây (Insolvency Act 1986) đã hạn chế rất nhiều sự khác nhau đó.8 Khi nghiên cứu pháp luật phá sản nước ngoài, chúng ta thường gặp một số phạm trù, khái niệm (concept) tiếng Anh liên quan đến vấn đề giải quyết việc mất khả năng thanh toán (insolvency) của con nợ như bankruptcy, liquidation, winding-up, reorganization … Hiểu đúng khái niệm, đúng nội hàm của mỗi khái niệm trong bối cảnh cụ thể của mỗi hệ thống pháp luật nhất định là yêu cầu rất quan trọng khi nghiên cứu pháp luật phá sản nước ngoài. Ủy ban pháp luật thương mại của Liên hợp quốc 2 Vanessa Finc, Corporate Insolvency Law: Perspectives and Principles, Cambridge University Press, 2009, 2nd edition, tr. 7 3 Royston M. Goode, Principles of Corporate Insolvency Law, Thomson London, 2005, 3rd edition, tr.1 p. 7; Vanessa Finc, Corporate Insolvency Law: Perspectives and Principles, Cambridge University Press, 2009, 2nd edition, tr.8. 4 Vanessa Finc, Corporate Insolvency Law: Perspectives and Principles, Cambridge University Press, 2009, 2nd edition, tr 10 5 Vanessa Finc, Corporate Insolvency Law: Perspectives and Principles, Cambridge University Press, 2009, 2nd edition, tr 8; Royston M. Goode, Principles of Corporate Insolvency Law, Thomson London, 2005, 3rd edition, tr.6 6 Royston M. Goode, Principles of Corporate Insolvency Law, Thomson London, 2005, 3rd edition, tr. 7. 7 Các luật tiếp theo về winding-up CTCP được ban hành 1848, 1849, 1857. Goode p 7. 8 Royston M. Goode, Principles of Corporate Insolvency Law, Thomson London, 2005, 3rd edition, tr.5. Trang 8 (UNCITRAL) cũng nhấn mạnh rằng nội hàm và ngoại diên của các thuật ngữ (concept) nói trên có những điểm khác nhau trong pháp luật của mỗi quốc gia.9 Ngay cả trong các nước theo truyền thống thông luật (common law), nói tiếng Anh, các khái niệm này được qui định trong luật thành văn và áp dụng không giống nhau trong thực tiễn, điển hình là sự khác nhau của khái niệm “bankruptcy” ở Mỹ với Anh, Úc, Ân độ, Malaysia .. “Bankruptcy” trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng La tinh bancus (nghĩa là cái bàn hay ghế ngồi) và ruptus (nghĩa là bị gãy); “bankrupt” bắt nguồn từ tiếng Ý banco roto (broken bench) hay banca rotta tức là cái bàn của thương nhân cho vay tiền (hình thức sơ khai của ngân hàng) bị gãy, bị hỏng. Ở các nước theo truyền thống thông luật (common law), người ta thường đề cập đến cả hai khái niệm pháp lý bankruptcy law và insolvency law. Trong khi insolvent (mất khả năng thanh toán – tức là con nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn – unable to pay debts as they fall due) hầu như được hiểu thống nhất ở khắp mọi nơi thì thuật ngữ bankruptcy (phá sản) lại được qui định giống nhau trong pháp luật phá sản của các nước common law sử dụng ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh. Việc phá sản được hiểu là thủ tục tố tụng do tòa án tiến hành nhằm thanh lý tài sản của con nợ (cá nhân hay công ty) bị mất khả năng thanh toán, được tiến hành bởi người được tòa án chỉ định và con nợ được giải phóng khỏi các trách nhiệm trả nợ sau này. “Bankruptcy” có thể được hiểu dưới rất nhiều nghĩa khác nhau khi chúng ta nhìn dưới những góc độ khác nhau, song nhìn dưới góc độ nào, nó cũng chỉ đến việc một thể nhân hay một pháp nhân không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ở Mỹ, bankruptcy được hiểu là tuyên bố pháp lý về tình trạng mất khả năng thanh toán nợ (insolvent) của một thể nhân hay một công ty.10 Khác với Mỹ, pháp luật Anh quy định khi cá nhân mất khả năng thanh toán (insolvent) thì người đó có thể bị tuyên bố phá sản (bankrupt); nhưng, nếu các công ty lâm vào tình trạng tương tự thì có thể bị Tòa án tuyên bố thanh lý (liquidation).11 Tuy nhiên, ranh giới giữa “liquidation” và “bankruptcy” khá mờ nhạt; bởi vậy, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay trong ngôn ngữ phổ thông, hai thuật ngữ này đều được dùng để chỉ sự phá sản của doanh nghiệp. Như vậy, bankruptcy, liquidation và winding-up dường như là sản phẩm của giới luật học common law bảo thủ dùng để chỉ đến việc giải quyết tình trạng của các loại con nợ (thể nhân hay công ty …) bị mất khả năng thanh toán. Ở Úc, các sách luật về công ty thường khẳng định rằng liquidation cũng được hiểu như winding up, tức việc thanh lý công ty cũng được hiểu là chấm dứt sự tồn tại của công ty. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, từ banqueroute trong tiếng Pháp hay bankruptcy trong tiếng Anh đã sớm được các luật gia, thẩm phán dịch sang người Việt với nghĩa là 9 Ủy ban pháp luật thương mại Liên hợp quốc (United Nations Commission on International Trade Law – UNCITRAL), Legislative Guide on Insolvency Law, tr. 3. 10 Royston M. Goode, Principles of Corporate Insolvency Law, Thomson London, 2005, 3rd edition, tr.1 Trang 9 “phá sản”. Trong cuốn “Danh từ pháp luật lược giải” xuất bản ở Sài Gòn 1965, Thẩm phán Trần Thục Linh đã viết rằng: “Banqueroute Phá sản Dù đã bị tuyên phán khánh tận hay không, một thương gia, lâm vào tình trạng ngưng trả nợ do các điều 583 và kế tiếp của luật thương mại dự liệu, can phạm tôi phá sản, thường gọi là vỡ nợ. Tội phá sản có hai hạng nặng nhẹ tùy theo bị can có gian ý hay không: phá sản gian và phá sản thường. Phá sản thường là vi phạm xảy ra khi thương gia sơ xuất nặng hay bất cẩn thái quá, thí dụ: giữ sổ sách lôi thôi, chi phí ăn tiêu xa xỉ. Trong trường hợp này, điều 402 đọan 3 Hình luật canh cải ấn định hình phạt tù từ một tháng cho đến hai năm. Phạm nhân chọi mọi hậu quả của sự tuyên bố khánh tận. Các đồng lõa nếu có không bị liên can. Phá sản gian là vi phạm xảy ra khi thương gia có những hành vi gian trá đặc biệt nặng nề, ví dụ làm sổ sách gian, giấu của, phi tang ….Trong trường hợp vỡ nợ gian tình, luật phạt tù từ 1 cho đến 5 năm. Các đồng lõa, nếu có, cũng chịu một hình phạt như chính phạm. Phá sản gian dương nhiên đưa đến sự tuyên bố khánh tận.12 Trong Bộ luật Thương mại Sài gòn 1972 – một đạo luật được xây dựng trên nền tảng pháp luật dân sự-thương mại thời Pháp thuộc – đã có một số chương qui định về xử lý tình trạng thanh toán nợ của thương gia khi “ở vào tình trạng không thanh toán được nợ” – cũng giống như khái niệm insolvent – hay tình trạng phá sản trong luật phá sản Việt Nam hiện nay. Khi thương gia mất khả năng thanh toán thì tùy theo từng trường hợp, họ có thể: (i) được hưởng “sự thanh toán tư pháp” nếu ngay tình, và phải nộp đơn xin tại tòa án nơi cư ngụ;13 (ii) bị tòa án tuyên án khánh tận đương nhiên hay theo đơn yêu cầu của chủ nợ theo điều 1006 và 1007 Bộ luật Thương mại; Nếu thương gia bị tuyên án khánh tận hay thanh toán tư pháp đều có thể bị truy tố về “tội phá sản’ theo Chương thứ III, Quyển thứ 5 của Bộ luật này. Như vậy, Luật thương mại chế độ cũ gắn “phá sản” với “tội phạm” trong luật hình sự chứ không phải là thủ tục xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ đơn thuần. Bộ luật thương mại Sài Gòn qui định về hai loại tội phá sản: tội phá sản đơn thường và tội phá 11 Royston M. Goode, Principles of Corporate Insolvency Law, Thomson London, 2005, 3rd edition, tr.1. Trang 146, 147. 13 Điều 996 Bộ luật TM SG 1972 12 Trang 10 sản gian trá bị xử phạt theo hình luật.14 Tuy nhiên, người quản lý điều hành công ty bị tòa tuyên án khánh tận hay cho hưởng thanh toán tư pháp đều có thể bị xử phạt tội phá sản gian trá và bị hạn chế một số quyền dân sự như không thể được bổ nhiệm làm việc cho cơ quan công quyền, không thể hành nghề luật sư, thừa phát lại, thanh toán viên.15 Thuật ngữ “phá sản” đã được sử dụng trong Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 với một qui định khá mơ hồ về thủ tục tuyên bố phá sản. Đến năm 1993, Việt Nam ban hành Luật PSDN đầu tiên, đạo luật này đã xây dựng hai phạm trù nền tảng: tình trạng phá sản và phá sản. Song, một hạn chế của đạo luật này là không đưa ra một định nghĩa nào về phá sản ngoài khái niệm tình trạng phá sản còn rất sơ sài. Luật Phá sản 2004 đưa ra khái niệm rõ nét hơn về tình trạng phá sản (insolvent), nhưng cũng giống như Luật PSDN năm 1993, khái niệm về phá sản vẫn chưa được đề cập. Cho đến nay, chúng ta vẫn rất mơ hồ về sự khác nhau giữa các khái niệm phá sản, tình trạng phá sản, thanh lý, phục hồi trong vốn từ vựng pháp lý tiếng Việt ít ỏi về phá sản. Như vậy xét về mặt nguồn gốc, các khái niệm như bankruptcy hay winding-up hoặc liquidation mà các quốc gia Mỹ, Anh, Úc, Malaysia …. sử dụng không nói lên sự khác biệt đáng kể về phá sản trong pháp luật của họ. Liquidation được hiểu là phá sản công ty, winding-up được hiểu là việc chấm dứt tồn tại của một công ty trong đó có thể bao gồm liquidation, và cuối cùng, phá sản được hiểu là việc tòa án tuyên bố một con nợ - có thể là cá nhân hay công ty, bị mất khả năng thanh toán và cho thanh lý toàn bộ tài tài sản của nó để thanh toán cho các chủ nợ theo một trật tự nhất định. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN Phá sản đã có từ lâu, nhưng với tư cách là một hiện tượng phổ biến thì nó chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế này, cùng với các quyền cơ bản khác của công dân, quyền tự do kinh doanh đã rất được Nhà nước tôn trọng, đề cao và bảo vệ. Khác với thủ tục giải quyết một vụ kiện dân sự (tố tụng dân sự) hay thủ tục giải quyết một vụ kiện kinh tế (tố tụng kinh tế), thủ tục giải quyết một vụ phá sản (tố tụng phá sản) được coi là một loại tố tụng tư pháp đặc biệt. Do tính chất đặc biệt này nên trong pháp luật tố tụng các nước, thủ tục phá sản bao giờ cũng được điều chỉnh bởi một hệ thống văn bản pháp luật riêng biệt. Tính chất đặc biệt của thủ tục phá sản được thể hiện ở một số điểm sau đây: 1.2.1. Thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể. Doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể pháp luật có thể tham gia vào rất nhiều quan hệ xã hội khác nhau, và do đó, có thể trở thành chủ thể của nhiều quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau. Ví dụ, khi ký hợp đồng với doanh nghiệp khác và bị doanh nghiệp đó vi phạm hợp đồng thì doanh nghiệp bị hại có quyền làm đơn kiện ra Toà án 14 15 Xem điều 1010 và 1011 của Bộ Luật thương mại Sài gòn Xem tiết 1, Chương thứ V, Quyển thứ Năm, Bộ Luật thương mại Sài gòn Trang 11 một cách độc lập, riêng lẻ để nhờ Toà án can thiệp. Như vậy, đặc điểm nổi bật của tố tụng dân sự và tố tụng kinh tế là ở chỗ, trong tố tụng này, các chủ nợ đòi nợ một cách độc lập, riêng lẻ, nói một cách nôm na, nợ của ai thì người đó kiện ra Toà án mà đòi. Khác với thủ tục đòi nợ thông thường này, thủ tục phá sản là thủ tục mà ở đó, việc đòi nợ và thanh toán nợ được tiến hành một cách tập thể. Trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, các chủ nợ không thể tự xé lẻ để đòi nợ riêng cho mình mà tất cả họ đều phải được tập hợp lại thành một chủ thể pháp lý duy nhất, gọi là Hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ đại diện cho tất cả các chủ nợ để tham gia vào việc giải quyết phá sản. Khi bị áp dụng thủ tục thanh lý thì toàn bộ tài sản của con nợ được đưa vào một quỹ chung dùng để trả cho các chủ nợ theo một thứ tự ưu tiên nhất định đã được Luật Phá sản quy định trước. Nếu tài sản của con nợ không đủ để thanh toán tất cả các khoản nợ thì các chủ nợ được thanh toán theo tỷ lệ giữa khoản nợ mà doanh nghiệp phá sản còn thiếu với số tài sản còn lại của doanh nghiệp. 1.2.2. Thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ được tiến hành trong một hoàn cảnh đặc biệt, như một biện pháp cuối cùng của quá trình đòi nợ. Nếu như thủ tục đòi nợ thông thường (đòi nợ thông qua việc khiếu kiện ra Toà án) có thể được tiến hành bất cứ lúc nào thì thủ tục phá sản chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp con nợ đã lâm vào tình trạng tài chính bi đát, dường như không có lối thoát mà người ta thường gọi là tình trạng phá sản. Nói cách khác, thủ tục phá sản là thủ tục pháp lý không dễ được xảy ra; nó chỉ xuất hiện như một giải pháp cuối cùng mà các chủ nợ phải sử dụng để đòi nợ khi mà doanh nghiệp con nợ đã không thể thanh toán các món nợ của mình bằng các nỗ lực của riêng mình. 1.2.3. Thủ tục phá sản là thủ tục mà hậu quả của nó thường là sự chấm dứt hoạt động của một thương nhân. Trong tố tụng dân sự hoặc kinh tế, sau khi bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì con nợ đương nhiên có nghĩa vụ phải chấp hành. Đó là lẽ thông thường. Điều đáng nói là ở chỗ, sau khi trả nợ xong thì con nợ vẫn tồn tại và hoạt động một cách bình thường. Cái đặc biệt của thủ tục phá sản là ở chỗ, thông thường, để giúp các chủ nợ thu hồi được các món nợ của mình thì Toà án phải ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý (thực chất là tuyên bố doanh nghiệp không được tiếp tục tồn tại) để rồi nhân cơ hội đó mà bán toàn bộ tài sản của con nợ để trả cho các chủ nợ. Nói cách khác, cái đặc thù của thủ tục phá sản là ở chỗ, kết quả thực hiện nó thường dẫn đến sự chấm dứt hoạt động của chính bản thân con nợ. 1.2.4. Thủ tục phá sản không chỉ thuần tuý là một thủ tục đòi nợ mà còn là một thủ tục có khả năng giúp con nợ phục hồi. Như phần trên đã nói, mặc dù thủ tục phá sản thực chất là một thủ tục đòi nợ tập thể nhưng điều đó không có nghĩa là, khi con nợ bị mở thủ tục phá sản thì ngay lập tức tài sản của nó sẽ bị dùng để thanh toán nợ cho các chủ nợ. Hiện nay, ngoài thủ tục Trang 12 thanh lý, pháp luật phá sản ở nhiều nước trên thế giới đã đặt thêm một mục tiêu rất quan trọng nữa cho thủ tục phá sản là mục tiêu giúp con nợ phục hồi khả năng thanh toán nợ của mình. Mục tiêu này cần phải được đặt ra là vì Nhà nước nào cũng muốn tránh được càng nhiều càng tốt những hậu quả xấu do việc phá sản gây ra. Việc tuyên bố phá sản một doanh nghiệp sẽ không chỉ ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân các chủ nợ, con nợ, người lao động mà còn kéo theo nhiều hậu quả bất lợi cho xã hội nói chung. Đối với các chủ nợ, trong trường hợp con nợ gặp khó khăn, việc thanh lý ngay con nợ để nhận nợ không phải bao giờ cũng là giải pháp tối ưu cho họ vì không phải doanh nghiệp nào lâm vào tình trạng phá sản cũng còn đủ tài sản để thanh toán hết các món nợ của mình. Vì vậy, sẽ là tốt hơn nếu con nợ được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng phá sản, tiếp tục hoạt động để có cơ hội tốt hơn cho việc trả nợ. Đối với người lao động, việc doanh nghiệp nơi họ đang làm việc bị phá sản sẽ dẫn tới việc hàng loạt người bị thất nghiệp và kéo theo đó là những hậu quả xấu về mặt xã hội như đói nghèo, tệ nạn xã hội, tội phạm … Đối với môi trường kinh doanh, việc phá sản của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn, có nhiều đối tác làm ăn hoặc hoạt động trong những ngành nghề quan trọng đối với quốc kế dân sinh rất dễ dẫn làm phát sinh tác động dây chuyền đến các lĩnh vực kinh tế khác cũng như đến hoạt động của các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Vì vậy, việc tạo điều kiện phục hồi cho con nợ là một xu hướng ngày càng được khẳng định trong pháp luật phá sản hiện đại. Trong thủ tục phá sản, con nợ được Toà án tạo điều kiện tối đa cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh. Một trong những biện pháp để giúp con nợ thoát khoải tình trạng phá sản là pháp luật cho phép con nợ được chủ động xây dựng phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Kế hoạch này sẽ được trình lên Hội nghị chủ nợ để thông qua và nếu được thông qua thì về cơ bản, doanh nghiệp con nợ được khôi phục lại vị trí pháp lý ban đầu, tiếp tục sản xuất, kinh doanh một cách bình thường. Theo Luật phá sản của nhiều nước thì Toà án chỉ ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý đối với những con nợ trong trường hợp đã có căn cứ rõ ràng chứng minh về việc con nợ đã không thể phục hồi hoặc con nợ đã không thành công trong việc thực hiện phương án phục hồi. 1.2.5. Thủ tục phá sản - một thủ tục pháp lý có tính chất tổng hợp. So với tố tụng dân sự và kinh tế thì tố tụng phá sản phức tạp hơn nhiều. Tính phức tạp của thủ tục này thể hiện ở chỗ, khi giải quyết việc phá sản, Toà án phải thụ lý và xử lý rất nhiều công việc khác nhau về tính chất chứ không chỉ đơn thuần chỉ là các công việc có tính chất tài sản như trong tố tụng dân sự và kinh tế thông thường. Ví dụ, Toà án không chỉ giải quyết các vấn đề về việc doanh nghiệp có mất khả năng thanh toán nợ hay không, nợ bao nhiêu, nợ ai mà còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác như: việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, việc quản lý tài sản của doanh nghiệp con nợ, việc thành lập và điều hành hoạt động của thiết chế quản lý và thanh lý tài sản, Trang 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan