Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở việt nam...

Tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở việt nam

.PDF
87
93
119

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Các giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 2 Quá trình gia nhập WTO đã tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân thì vấn đề lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tối đa hoá lợi nhuận ngày càng diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm vị thế nhất định so với các doanh nghiệp Việt Nam về nguồn lực tài chính, về khoa học công nghệ và về công tác quản lý…. Tuy nhiên cũng gặp phải những khó khăn nhất định, các doanh nghiệp muốn xâm nhập sâu, rộng vào thị trường Việt Nam buộc phải hiểu kỹ hơn về môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, về văn hoá xã hội để thấy được thị hiếu của người Việt. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối các thiết bị công nghiệp thì việc nghiên cứu thị trường Việt Nam là rất quan trọng để có thể đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của mình. Có một chiến lược hợp lý là điều mà các doanh nghiệp luôn luôn mong đợi. CNH-HĐH đất nước đã giúp Việt Nam có bước tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế, đời sống của người dân không ngừng cải thiện. Đối với các doanh nghiệp, việc đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động có ý nghĩa sống còn trong việc tạo ra lợi nhuận nhằm duy trì hoạt động của công ty. Các công ty không ngừng cải tiến, đổi mới trang thiết bị máy móc nhằm tạo ra những sản phẩm không những rẻ, bền, nhiều tính năng sử dụng mà có chất lượng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chính quá trình đó đã tạo điều kiện cho ngành cung cấp thiết bị ngành công nghiệp phát triển. Một trong những sản phẩm thiết bị ngành công nghiệp mà được các nhà máy, xí nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều là sản phẩm biến tần. Sản phẩm này được các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất và cung ứng vào thị trường Việt Nam. Đây là một sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong những ngành công nghiệp như công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp in, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp xi măng, sắt, nhiệt điện…Sản phẩm được cung cấp bởi những doanh nghiệp Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 3 hàng đầu trên thế giới như Yaskawa Electric , tập đoàn Siemens, tập đoàn Mitshubishi, tập đoàn Fuji…Những tập đoàn này chuyên sản xuất ra thiết bị biến tần sau đó thông qua các nhà phân phối tại Việt Nam để cung cấp thiết bị vào thị trường Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có khoảng gần 100 nhà phân phối sản phẩm biến tần trong đó tại thị trường Miền Bắc là khoảng 40 nhà phân phối, Miền Nam là gần 60 nhà phân phối. Tại thị trường khu vực Miền Trung, chưa có nhà phân phối chính thức, tại đây chỉ đặt đại lý là kênh bán hàng của một số hãng lớn. Một trong những đặc thù là sản phẩm này chỉ được nhập khẩu mà không có sản xuất trong nước do chi phí sản xuất là quá lớn, mức giá mà các doanh nghiệp sản xuất trong nước dự kiến là cao hơn rất nhiều so với mức giá mà các nhà cung cấp đưa ra. Hiện nay, bên cạnh những thuận lợi mà thị trường sản phẩm biến tần có được như tiềm năng phát triển nhanh với tốc độ tăng doanh thu của năm 2007 là khoảng 150% , trong đó các hãng lớn là khoảng 170%và các hãng nhỏ khoảng 70% thì việc các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng gặp phải một số vướng mắc nhất định như sự thay đổi, bổ sung chưa thực sự hợp lý của Luật Doanh nghiệp .Bên cạnh đó, sự diễn biến khá phức tạp của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây khiến cho các nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn khi quyết định rót vốn vào Việt Nam, nhiều dự án phải kéo dài thêm thời gian cũng là một bất lợi cho các doanh nghiệp khi không thể đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm của mình trong hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, việc tìm kiếm cho mình một chiến lược hợp lý nhằm đưa ra những giải pháp cho phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần là điều mà các nhà phân phối rất quan tâm. Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường sản phẩm biến tần ở Việt Nam, cũng như quá trình thực tập tại công ty TNHH thiết bị bán dẫn và đo lường điều biến độ rộng xung Phát Minh- Chi nhánh Hà Nội là một nhà phân phối thiết bị biến tần và đo lường tại Việt Nam. Em nhận thấy vấn đề tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các công ty hoạt động trong ngành, cùng với nguồn tài liệu thu thập được trong thời gian qua là cơ sở để em chọn đề tài” Các giải pháp nhằm Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 4 phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam” làm bài viết cho luận văn của mình. Bài viết nhằm mục đích nêu được thực trạng về thị trường biến tần ở Việt Nam và sự cần thiết phải phát triển thị trường biến tần, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường biến tần ở Việt Nam trong thời gian tới. Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết là phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và mô hình Porter. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục các sơ đồ, bảng biểu và Phụ lục, bài viết được chia thành 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết phải phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và những điều kiện khác trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp nên bài viết của em còn nhiều hạn chế. Em mong nhận được sự góp ý kiến của các anh chị trong phòng kế hoạch của công ty TNHH thiết bị bán dẫn và đo lường điều biến độ rộng xung Phát Minh- chi nhánh Hà Nội nơi em thực tập, các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.Nguyễn Thanh Hà trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thiện bài viết này! Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B 5 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BIẾN TẦN Ở VIỆT NAM 1.1. Sản phẩm biến tần và thị trường sản phẩm biến tần Marketing quan niệm thị trường là tập hợp những người tiêu dùng( bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng và các tổ chức ) có mong muốn và có khả năng mua một sản phẩm nào đó. Thị trường bao gồm cả những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp cùng có một nhu cầu hoặc một mong muốn cụ thể , sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó. Như vậy, quy mô của thị trường là phụ thuộc vào số người có nhu cầu. Khi nhu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm nào đó là cao ( cầu về lương thực thực phẩm, cầu về đồ dùng cá nhân…) thì quy mô của thị trường sẽ được mở rộng. Và ngược lại, quy mô thị trường sẽ bị thu hẹp khi những nhu cầu đó giảm đi đáng kể. Thị trường sản phẩm biến tần cũng phát triển theo quy luật đó. “ Biến tần” được hiểu là một thiết bị được sử dụng để điều khiển tốc độ của motor theo nhu cầu của người sử dụng. Đây là sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong những ngành công nghiệp như công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp in, công nghiệp thực phẩm, xi măng, thép, nhiệt điện, đóng tàu, dệt, nhuộm…Với những công dụng và tính năng của mình sản phẩm biến tần ngày càng được người tiêu dùng quan tâm và sử dụng nhiều hơn. Ngày nay, công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm biến tần ngày càng được chú trọng. Để có cái nhìn đúng đắn và sâu rộng về công tác tiêu thụ sản phẩm biến tần ta cần hiểu một cách tổng quan về tiêu thụ sản phẩm. Cho đến nay, đã tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm như: quan niệm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là một hành vi, quan niệm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận của quá trình kinh doanh, quan niệm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế. Tương ứng với mỗi quan niệm đều có một cách nhìn nhận khác nhau về công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 6 Trong bài viết này, em chỉ nghiên cứu công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dưới góc độ là một quy trình kinh tế. Xét dưới góc này, công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào cách thức và hiệu quả hoạt động của bộ phận tiêu thụ sản phẩm. Bởi vì, đã tồn tại rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xuất hiện và yêu cầu được giải quyết tốt từ khâu trước đó như chiến lược, kế hoạch, đầu tư, tài chính…Trên thực tế, công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm biến tần bao gồm nhiều khâu khác nhau như dự báo sự phát triển của thị trường, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã sản phẩm, xác lập các kênh phân phối đến người tiêu dùng…Sự phối hợp giữa các khâu này là hết sức nhịp nhàng. Việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm không chỉ xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh mà nó còn giúp doanh nghiệp có được mục tiêu chính xác trong quá trình lập kế hoạch bán hàng cho giai đoạn sau. Để có thể đẩy mạnh được công tác tiêu thụ sản phẩm thì việc nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp biết được mình nên làm gì để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Như chúng ta đã biết chu kỳ sống của một sản phẩm gồm 4 giai đoạn khác nhau: giai đoạn giới thiệu, giai đoạn phát triển, giai đoạn chín muồi và giai đoạn suy thoái.Mức tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đạt mức cao nhất trong giai đoạn chín muồi và bắt đầu sụt giảm lớn trong giai đoạn suy thoái. Khi đó buộc doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định thải loại hàng để đưa ra sản phẩm mới hay giữ lại sản phẩm nhưng tập trung vào việc tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm đó. Ở thị trường mới, chu kỳ sống của sản phẩm đó sẽ được kéo dài hơn. 1.1.1. Phân loại sản phẩm biến tần và đặc điểm, nguyên lý làm việc cơ bản của sản phẩm: 1.1.1.1. Phân loại sản phẩm: Đứng trên góc độ kỹ thuật điều khiển thì thiết bị biến tần được chia làm 3 loại chính như sau: + Loại điều khiển đơn giản V/F( khả năng điều khiển điện áp/ tần số): Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 7 Đây là loại với đặc điểm là điều khiển máy móc với tốc độ bình thường, kỹ thuật điều khiển đơn giản. Ví dụ như sản phẩm biến tần J7 series inverter drives với các chức năng như tự động tăng mô men động cơ khi mô men tải tăng( có thể làm tăng đến 150% mô men định mức cho motor tại 3Hz), chức năng giới hạn dòng điện ở tốc độ cao để biến tần không bị quá dòng, chức năng bù trượt dốc motor và phát hiện quá mô men, dò tìm tốc độ… + Loại điều khiển véc tơ vòng hở: Đây là loại không có giao tiếp phản hồi trong quá trình điều khiển vòng quay của motor . Một ví dụ cho loại điều khiển véc tơ vòng hở là sản phẩm G7 series inverter drives được cung cấp bởi nhà cung cấp Yaskawa electric. Đây là sản phẩm lần đầu tiên trên thế giới sử dụng phương pháp điều khiển 3 mức khắc phục được sự cố làm hỏng motor do lớp cách điện bị đánh thủng bởi xung áp cao và điện ổ trục motor. Nó làm giảm rất nhiều dòng dò và nhiễu. Nó hỗ trợ điều khiển véc tơ dòng điện vòng hở. + Loại điều khiển véc tơ vòng kín: Đây là loại có giao tiếp phản hồi trong quá trình điều khiển vòng quay của motor. Nó được gắn vào bộ phát xung của motor để đến vòng quay của motor, tốc độ của motor được phản hồi lại biến tần để điều chỉnh lại tốt hơn (đối với loại vòng hở không đến được mà kiểm soát theo tín hiệu biến tần không biết nhiễu). Một ví dụ cho sản phẩm loại này là F7 series inverter drives với việc điều khiển véc tơ dòng điện. Nó hỗ trợ hai chức năng tự động xác định thông số motor: auto-tuning tĩnh & động, thích hợp với kiểu giao tiếp I/O, chức năng coppy để lưu lại thông số đã cài đặt& ghi lại sang biến tần khác cùng loại, hỗ trợ truyền thông thích hợp với nhiều hệ thống mạng toàn cầu. 1.1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm: + Không như những hàng hoá thông thường khác, thiết bị biến tần là một sản phẩm đặc biệt được dùng trong ứng dụng công nghiệp. Sản phẩm này rất thích hợp và được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu, chế tạo máy, in,thực phẩm,nhiệt điện….Sản phẩm biến tần đã bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 8 vào những năm 70 của thế kỷ XX. Riêng đối với công ty Yaskawa Electric bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực này từ năm 1915 và cung cấp sản phẩm này vào thị trường Việt Nam từ năm 2003 + Đây là một sản phẩm chuyên biệt. Không như một số hàng hoá thông thường khác có thể tích trữ để sử dụng lâu dài, sản phẩm biến tần không có tích trữ bởi sự thay đổi của khoa học công nghệ sẽ khiến sản phẩm lỗi thời trong một thời gian nào đó. Khi đó, buộc các nhà cung ứng phải tiến hành thay thế hoặc nâng cấp sản phẩm cho phù hợp với xu thế thay đổi đó. Đối với sản phẩm biến tần thì giá không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng mua của khách hàng đối với sản phẩm mà yếu tố quan trọng nhất là ứng dụng của sản phẩm. Những chức năng, công dụng mà sản phẩm mang lại sẽ quyết định đến việc mua hay không mua của khách hàng. + Sản phẩm chỉ được nhập khẩu( không có sản xuất trong nước): Do trình độ, do chi phí sản xuất sản phẩm là quá lớn nên hiện nay ở Việt Nam hầu như không có doanh nghiệp nào tiến hành sản xuất sản phẩm này. Nếu tiến hành sản xuất sản phẩm, mức giá mà các doanh nghiệp dự kiến đưa ra sẽ cao hơn nhiều so với mức giá mà các nhà cung ứng nước ngoài đưa ra. Sản phẩm gần như được nhập khẩu 100% bởi các nhà cung cấp hàng đầu của Nhật Bản, Hàn Quốc… + Sản phẩm được phân phối bởi các nhà phân phối Miền Bắc, Miền Nam và các đại lý đặt tại Miền Trung: Thị trường Miền Bắc: Có khoảng 40 nhà phân phối khác nhau hoạt động trong lĩnh vực này. Trong số đó, có những nhà phân phối lớn như: Công ty Hoàng Hoa (là nhà phân phối chính thức của tập đoàn Toshiba), công ty Tam Anh( là nhà phân phối chính thức của tập đoàn Mitshibishi ), công ty Ameco( là nhà phân phối của Siemens ), công ty Linh Trung( là nhà phân phối chính thức của công ty Fuji )…. Thị trường Miền Nam: Có khoảng 60 nhà phân phối khác nhau đang hoạt động trong lĩnh vực này. Trong số đó, có những nhà phân phối hàng đầu như: Công ty Sa Giang( là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Mitshubishi Electric, Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 9 một trong những công ty phân phối danh tiếng nhất trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp ), công ty TNHH thương mại&kỹ thuật Nguyễn Đức Thịnh( là nhà phân phối sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật và ứng dụng duy nhất của công ty Control Techniques trên toàn cầu ), công ty TNHH Tân Tiến( là nhà phân phối của công ty Siemens ), công ty Hạo Phương( là nhà phân phối của tập đoàn Hitachi ), công ty ASC( là nhà phân phối của ABB )… Tại thị trường Miền Trung: hầu như chưa có nhà phân phối nào hoạt động trong lĩnh vực này. Một trong những yếu tố lý giải cho điều này là do các nhà phân phối tại Miền Nam vẫn bao quát, hoạt động ra cả thị trường này.Tại đây, các nhà phân phối thông qua các đại lý của mình để liên hệ và bán sản phẩm cho khách hàng. +Không có sản phẩm thay thế: Hiện nay, sản phẩm biến tần không có sản phẩm thay thế.Một loại sản phẩm biến tần cao cấp là AC servo .Loại sản phẩm này được sử dụng trong rô bốt. Xét theo phương diện chức năng cơ bản thì biến tần AC dường như không khác mấy so với một thập kỷ trước. Chúng điều khiển tốc độ và momen động cơ, bảo vệ động cơ và cho phép người sử dụng điều chỉnh các thông số hoạt động như thời gian tăng giảm tốc. Tuy nhiên, nhờ vào bộ vi xử ly siêu nhỏ, biến tần ngày càng thông minh, dễ tương tác và trở thành phần không thể thiếu trong các hệ thống tự động hoá công nghiệp. Hầu hết các loại biến tần ngày này đều cung cấp cấu trúc phần cứng/ điều khiển mở và linh hoạt kết hợp với nhiều lựa chọn fieldbus môđun mang lại nhiều lựa chọn cho nhà thiết kế và người sử dụng trong việc tích hợp biến tần với các loại máy móc và thiết bị khác. 1.1.1.3.Nguyên lý làm việc cơ bản của biến tần: Nguyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng.Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc và tải. Điện áp một chiều này được biến đổi( nghịch lưu ) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT( Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 10 transistor lưỡng cực có cổng cách ly ) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung(PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ. Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên đọ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có momen không đổi, tỷ số điện áp- tần số là không đổi. Tuy vậy, với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điều này tạo ra đặc tính mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp. Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay, biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA. 1.1.2.Phân loại thị trường : 1.1.2.1. Phân theo địa lý: Tùy theo quy mô và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn vùng địa lý cho mình. Một doanh nghiệp có thể hoạt động trong một vùng địa lý nhỏ hẹp nào đó( tỉnh, thành phố), một khu vực rộng lớn hơn( Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam), một quốc gia( Việt Nam, Lào, Trung Quốc…) hay mở rộng mạng lưới sang nhiều quốc gia khác tùy theo quy mô, tuỳ theo tính chất sản phẩm mà mình có. Khi quyết định chọn đâu là thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phải hiểu thật rõ yếu tố chính trị- xã hội của khu vực đó( môi trường chính trị, Pháp luật có thuận lợi doanh nghiệp mới tránh được mức độ rủi ro lớn trong kinh doanh ); doanh nghiệp cần phải hiểu thu nhập, nhu cầu, tâm lý… của khách hàng tại chính thị trường đó. Một yếu tố cũng vô cùng quan trọng để doanh nghiệp quyết định nên đầu tư vào đâu đó là địa hình. Ở những vùng có mạng lưới giao thông phát triển sẽ tập trung rất nhiều doanh nghiệp hoạt động ở đó, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Ngược lại, những vùng mà khó khăn cho công tác vận chuyển sẽ có ít các khu công nghiệp hơn, các doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc nhiều bởi chi phí vận chuyển là khá Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 11 lớn. Ví dụ: những hãng sản xuất ôtô như Toyota, Ford…thì khách hàng mà họ hướng tới đó là những người có thu nhập cao nên các đại lý của họ thường đặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng... Còn đối với các hãng sản xuất hàng hoá thông thường như hãng chuyên sản xuất thức ăn cho gia súc như hãng Con Cò thì thị trường mà nó hướng tới là các vùng nông nghiệp, nơi mà có đến gần 80% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đối với sản phẩm biến tần, chúng được phân phối rộng khắp trên toàn quốc. Thị trường được phân đoạn thành 3 khu vực: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Trong đó, tại Miền Nam tập trung nhiều nhà phân phối nhất với gần 60 nhà phân phối khác nhau cho những tập đoàn cung ứng hàng đầu các thiết bị biến tần, Miền Bắc với gần 40 nhà phân phối quy mô lớn nhỏ khác nhau. 1.1.2.2. Phân theo yếu tố tâm lý khách hàng: Yếu tố tâm lý là vô cùng quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp xác định một cách chính xác khách hàng mà mình hướng tới là ai?.Người mua được chia ra thành những nhóm khác nhau bởi họ thuộc những tầng lớp khác nhau, bởi lối sống, trào lưu và thị hiếu của họ khác nhau. Ta thấy, các tầng xã hội là khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, uy tín xã hội cũng như một số khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử giao tiếp và thị hiếu…nên sản phẩm mà họ hướng tới có sự khác biệt. Độ tuổi cũng tạo ra sự nhìn nhận khác nhau với sản phẩm( điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm thời trang ). Đối với sản phẩm biến tần, khách hàng của họ chủ yếu là các doanh nghiệp lớn hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất nên yếu tố tâm lý có ảnh hưởng phần nào đến quyết định mua hàng của họ. Chính sự thay đổi lớn trong môi trường kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật khiến các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng( Sản phẩm mà khách hàng mong muốn không chỉ rẻ, mà còn bền và có nhiều công dụng khác nhau ). Các doanh nghiệp quyết định mua trang thiết bị, máy móc để thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh của mình. Khách hàng này sẽ tiến hành nghiên Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 12 cứu thị trường sản phẩm biến tần một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định của mình. Đối với sản phẩm của những hãng lớn và có uy tín là sự lựa chọn hàng đầu của các khách hàng. 1.2. Các yếu tổ ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm biến tần: 1.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: - Khái niệm: Như chúng ta đã biết môi trường vĩ mô là những nhân tố nằm ngoài ngành nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn đến mức cầu của ngành đó và qua đó tác động đến lợi nhuận của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Những nhân tố này biến động không ngừng tạo ra những cơ hội và thách thức với doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của các nhân tố vĩ mô, các doanh nghiệp cần có công tác dự báo thật chính xác sự biến động của môi trường vĩ mô để có một chiến lược hợp lý cho chính mình. Sơ đồ 1: Môi trường vĩ mô ( sơ đồ 1 xem trang 12 ) 1.2.1.1.Yếu tố kinh tế của môi trường vĩ mô: - Môi trường kinh tế- chính trị: + Yếu tố kinh tế : Công nghệ Khách hàng Xã hội Nhà cung cấp Kinh tế Các DN nội bộ Đối thủ tiềm ẩn Sản phẩm thay thế Chính trị Nguồn:Giáo trình CLKD Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 13 * Thu nhập: Thu nhập sẽ quyết định rất nhiều đến địa vị kinh tế, địa vị xã hội,đến phong cách sinh hoạt, trào lưu, thị hiếu và đến lối sống của mỗi cá nhân. Mỗi người ngoài nhu cầu vật chất thì còn nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất là nhu cầu cơ bản mà mỗi cá nhân, cá nhân chỉ có thể sống và tồn tại khi được đáp ứng một mức nào đó của nhu cầu vật chất. Nhu cầu tinh thần sẽ được thể hiện rõ nét khi mà thu nhập của họ ngày càng cao( nhu cầu được đi du lịch nhiều hơn, được tiếp cận với dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục có chất lượng…).Khi thu nhập cao, con người ngày càng có nhu cầu sử dụng những loại hàng hoá xa xỉ phẩm nhiều hơn. Khách hàng không chỉ chú trọng đến số lượng sản phẩm mà còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhiều. Một sản phẩm có 3 cấp độ: Cấp độ ý tưởng( đó là những lợi ích cơ bản mà sản phẩm đó mang lại cho khách hàng của mình ), cấp độ thực hiện ( đó là đặc tính kỹ thuật, là bao gói, chỉ tiêu chất lượng, nhãn hiệu,mẫu mã…), cấp độ bổ sung( các dịch vụ bảo hành, sửa chữa, lắp đặt…).Để sản xuất ra những loại hàng hoá vừa bền, vừa đẹp, nhiều công dụng buộc các xí nghiệp phải đổi mới máy móc, thiết bị( đổi mới công nghệ sản xuất ), kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm hơn.Điều đó đã tạo điều kiện cho các công ty trong ngành sản xuất, cung ứng thiết bị công nghiệp phát triển. * Tỷ lệ lãi suất: Tỷ lệ lãi suất sẽ tác động khá lớn đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.Khi lãi suất tiền gửi mà cao người tiêu dùng sẽ có nhu cầu tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng ít hơn( cắt giảm chi tiêu và gia tăng tiết kiệm ). Đối với những khách hàng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hoá của mình thì sự thay đổi của lãi xuất là vô cùng quan trọng( thị trường nhà cửa, ô tô, trang thiết bị sản xuất…được bán theo phương thức trả chậm, trả góp ).Còn đối với doanh nghiệp khi mà lãi suất tiền vay cao doanh nghiệp sẽ dè dặt hơn khi vay tiền để mở rộng quy mô sản xuất( bởi nếu gặp phải rủi ro trong kinh doanh thì doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình ).Khi lãi suất tiền vay cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí về vốn, về mức đầu tư. Doanh nghiệp phải hết sức Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 14 thật trọng khi đưa ra chiến lược kinh doanh của mình.Với mỗi mức vay khác nhau( vay 3 tháng, vay 6 tháng, 1 năm…)có một mức lãi suất tiền vay khác nhau. Trong thời gian qua tuy mức lãi suất huy động từ 12% đã giảm xuống còn 11% kể từ ngày 02 -04 -2008 nhưng đây vẫn là một mức lãi suất rất cao. Trong tháng 04-2008, lãi suất cho vay qua đêm ở mức 5%-7%/năm, kỳ hạn 1 tuần là 7%7.5%/năm, tháng là 9%-10%/năm. Mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng là 10.13% với ngân hàng thương mại nhà nước và 11.78% với ngân hàng thương mại cổ phần.Lãi suất cho vay tại khối quốc doanh ngân hàng khoảng 14.6%, trung và dài hạn là khoảng 13.5%-16.2%. Mức lãi suất cho vay đã giảm đi đáng kể. * Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái được hiểu là sự so sánh về giá trị giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền của một quốc gia khác. Hàng hoá trong nước sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn nếu giá trị của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ là thấp hơn. Khi hàng hoá trong nước trở nên rẻ hơn một cách tương đối với hàng hoá nước ngoài thì người tiêu dùng sẽ có nhu cầu mua sắm hàng hoá trong nước hơn. Ngược lại, sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước sẽ sụt giảm khi mà giá trị của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ là gia tăng đáng kể. Đối với các doanh nghiệp mà chi phí sản xuất, doanh thu được tính bằng ngoại tệ ( tính bằng đồng USD, đồng JPY…) thì sự biến động không ngừng giữa USD/ VNĐ, JPY/ VNĐ…làm cho doanh nghiệp khó có thể xác định một cách chính xác được lợi nhuận mà mình có được trong năm là bao nhiêu. Trong thời gian qua, sự biến động khó lường của đồng USD theo chiều hướng xấu đã khiến nhiều doanh nghiệp ngưng mở rộng quy mô sản xuất, nhiều dự án phải kéo dài thêm thời gian bởi chi phí vật liệu xây dựng tăng lên một cách đột ngột khiến cho các nhà thầu lo ngại. * Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một nền kinh tế cũng như đời sống của nhân dân. Với những nền kinh tế đang trong thời kỳ của sự phát triển nhanh rất dễ gặp phải lạm phát. Lạm phát khiến cho giá trị của đồng tiền biến đổi không lường và tỷ lệ lãi suất liên tục tăng theo thời gian. Chính điều đó ảnh Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 15 hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Lạm phát cao làm cho việc đầu tư trở nên may rủi hơn bao giờ hết. Một quốc gia có mức lạm phát cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thì đương nhiên quốc gia đó tăng trưởng là âm.Trong năm 2007, Việt Nam tăng trưởng là 8.5% còn lạm phát là 12.3%. Theo thống kê, trong quý I của năm 2008 tốc độ tăng của GDP là gần 7.4%, trong khi đó lạm phát cao. Giá tiêu dùng tháng 12/2007 tăng 2.91% so tháng trước. So với tháng 12/2006 giá năm 2007 tăng 12.63%, giá tiêu dùng bình quân năm 2007 tăng so năm 2006 là 8.3%. Giá tiêu dùng trong tháng 3 năm 2008 đã tăng 9.19% so với tháng 12 của năm 2007. Trong năm 2007 nước ta tiếp tục phát triển ổn định theo chiều hướng tích cực và hội nhập ngày càng sâu rộng và đầy đủ hơn. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gắn tự do thương mại sẽ được đẩy nhanh hơn. Thương mại thế giới tiếp tục phát triển, môi trường phát triển thuận lợi cho đầu tư,lưu chuyển hàng hoá.Trong năm 2007, vốn đầu tư nước ngoài tăng khá ước đạt khoảng20.3 tỷ USD tăng 69.3% so năm 2006 và vượt 56.3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17.86 tỷ USD.Chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi mà các doanh nghiệp đã trở nên dè dặt hơn trong việc đầu tư càng đẩy nền kinh tế vào tình trạng kém phát triển và bất ổn định về chính trị và ở một mức độ nào đó nền kinh tế sẽ bị suy thoái. Khi nền kinh tế trở nên bất ổn về kinh tế dẫn đến bất ổn về chính trị. + Yếu tố chính trị : * Về chính sách: Các chính sách mà một quốc gia đặt ra có thể đem lại những thuận lợi cũng như khó khăn đối với doanh nghiệp.Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nước ngoài trước khi quyết định có nên đăng kí hoạt động kinh doanh hay không họ phải có những xem xét rất kỹ lưỡng về cơ chế, chính sách mà chính phủ của quốc gia đó đề ra( những quy định của chính phủ về sử dụng lao động, về thuế thu nhập doanh nghiệp….). Một chính sách cần có đầy đủ 3 tính: Tính đúng đắn của chính sách, tính ổn định của chính sách và tính kịp thời của chính sách. Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 16 Tính đúng đắn của chính sách: Tất cả các chính sách mà chính phủ ban hành khi đưa vào cuộc sống đều tạo ra những ảnh hưởng nhất định. Vì vậy, khi ban hành một chính sách nào đó cần tìm hiểu và nghiên cứu một cách kĩ lưỡng tính đúng đắn của nó. Độ nhạy bén của chính sách sẽ quyết định đến mức độ ảnh hưởng mà chính sách mang đến. Một chính sách tốt và đúng đắn sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển như chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một trong những vấn đề mà DNV&N mong muốn đó là có một cơ chế tài chính hỗ trợ. Do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp mà các doanh nghiệp này thường thiếu vốn của ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp. Chính phủ có thể tiến hành các hình thức trợ giúp các doanh nghiệp như xây dựng các quỹ bảo lãnh tín dụng hoặc dựa vào hiệu quả dự án kinh doanh mà coi như đó là tài sản thế chấp. Mức thuế suất đối với các doanh nghiệp này cũng được áp dụng một cách hợp lý để các doanh nghiệp có thể phát triển tốt. Một chính sách khác như chính sách thuế. Ở Việt Nam hiện nay có 10 sắc thuế: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất - nhập khẩu, thuế thu nhập của doanh nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Việc đánh thuế cần dựa trên những nguyên tắc nhất định của nó: tính công bằng và tính hiệu quả.Công bằng được thể hiện ở công bằng ngang và công bằng dọc. Điều này sẽ tạo ra tính hợp lý và những người chịu thuế cảm thấy công bằng hơn khi thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật. Tính hiệu quả được thể hiện ở chỗ đánh mức thuế suất khác nhau đối với các loại hàng hoá khác nhau( mức thuế suất cao đối với các loại hàng hoá có mức cung và cầu ít co giãn như: rượu, thuốc lá, đất đai…Nhưng cũng cần phải chú ý, đối với sản phẩm có cầu ít co giãn như lương thực nếu đánh thuế cao sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và mức sống của số đông dân cư; mức thuế suất thấp hơn với các loại hàng hoá mà có cung và cầu co giãn lớn ) Tính kịp thời của chính sách: Một chính sách được ban hành đúng thời điểm sẽ có tác động rất lớn đến sự Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 17 phát triển của KT – XH của một quốc gia. Một ví dụ cho tính kịp thời của chính sách là vấn đề lạm phát: Một trong những thành công lớn của đất nước trong thời kỳ đổi mới là đã khống chế và đẩy lùi được mức lạm phát kỷ lục. Năm 1986, mức lạm phát là 714% và kéo dài trong suốt 2 năm tiếp theo( đây là mức lạm phát kỷ lục từ trước đến thời điểm 1986). Năm1989, Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát. Từ 03/1989, ngân hàng tiến hành nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên cao hơn chỉ số lạm phát hàng tháng. Nếu như tháng 1 và tháng 2 năm 1989 chỉ số giá chỉ tăng lần lượt là 7.4% và 9.2% thì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng và không kỳ hạn đã được điều chỉnh lên đến 12% và 9%.Biện pháp đó đã thu hút được số tiền thừa trong dân, số dư tiền gửi tiết kiệm tăng lên nhanh chóng và nó đã làm giảm lượng tiền trong lưu thông. Bên cạnh đó, việc thực thi chính sách lãi suất thực dương đã làm cho cán cân thanh toán ngoại tệ bắt đầu có khả năng dự trữ ngoại tệ. Mức phát hành tiền giấy đã giảm và lạm phát đã được kiềm chế phần nào( tỷ lệ lạm phát chỉ còn 34.8% vào năm 1990). Tính ổn định của chính sách: Chính sách khi ban hành phải có tính ổn định bởi khi ban hành một chính sách nào đó thì các công dân phải có thời gian nhất định để có thể thích ứng với chính sách đó. * Về vai trò của chính phủ: Chính phủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế.Trong lịch sử hiện đại, chính phủ đóng vai trò ngày càng nhiều. Khi mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước bởi những khuyết tật mà thị trường gặp phải..Trong nền kinh tế thị trường chính phủ có 4 chức năng cơ bản: phân bổ nguồn tài nguyên hợp lý, phân phối lại thu nhập, xác định các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thiết lập hệ thống pháp luật. Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hoạt động tốt và phát huy một cách tối đa năng lực của mình. Đồng thời, chính phủ cũng đưa ra những định hướng cơ bản cho nền kinh tế nên ưu tiên những gì trong từng thời kỳ nhất định. Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 18 Chính phủ sẽ điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ của mình như: Thuế, tín dụng, trợ giá…Chính phủ sẽ tiến hành điều tiết thông qua việc ban hành các hệ thống chính sách và điều hành chính sách đó. Ban hành hệ thống các chính sách: Chính phủ sẽ ban hành các chính sách để điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách mà chính phủ ban hành sẽ tạo ra ảnh hưởng nhất định đối với một doanh nghiệp, có thể là ảnh hưởng tích cực như chính sách khuyến khích xuất khẩu với mức thuế suất thấp.. hoặc tiêu cực như tiến hành đánh thuế môi trường( điều này ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất như: nhà máy sản xuất giấy, sợi…mức độ ô nhiễm mà nhà máy này gây ra là lớn.Nhưng xét cho cùng thì những chính sách đó đều đem lại mục đích tốt đẹp cho xã hội như việc đánh thuế môi trường buộc các doanh nghiệp phải tìm cách lượng phế thải của mình hoặc thay đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất của mình. Điều hành chính sách: Khi chính sách được ban hành, chính phủ sẽ tiến hành điều hành chính sách đó. Việc điều hành chính sách nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát được mức độ thực hiện của các doanh nghiệp, mặt khác nó giúp cho chính phủ thấy được tính hiệu quả mà chính sách đó mang lại( thông thường một chính sách khi ban hành theo thời gian sẽ bộc lộ nhiều thiếu xót và chính phủ phải tiến hành sửa đổi, bổ sung ). 1.2.1.2. Môi trường luật pháp: Môi trường pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường nào đó buộc phải tuân thủ pháp luật mà quốc gia đó đặt ra( đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của nước ngoài thì việc tìm hiểu thật kỹ về môi trường pháp luật là điều được đặt lên hàng đầu ). - Cải cách hành chính: Công tác cải cách hành chính mà trước hết là các thủ tục hành chính đã có tiến bộ nhất định:tiến hành đơn giản hoá các thủ tục, tăng cường phân cấp giải quyết công việc cho doanh nghiệp và nhân dân như đăng kí kinh doanh, chứng nhận Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 19 quyền sử dụng nhà đất…Tuy nhiên đây vẫn là một khâu yếu, cải cách hành chính còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh kế. Tình trạng lợi dụng chức quyền, nhũng nhiễu gây phiền hà cho doanh nghiệp. Trong thời gian tới chính phủ tiếp tục tiến hành đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. - Phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Môi trường pháp luật không chỉ để cải cách hành chính, cải thiện môi trường pháp lý mà còn để phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Việc thường xuyên sửa đổi Luật doanh nghiệp đã đem đến sự công bằng hơn cho các doanh nghiệp tư nhân. Hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách về kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn tạo điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp bình đẳng hơn trong kinh doanh. Nhà nước tiến hành cắt giảm thuế đối hàng công nghiệp, thuế bình quân giảm trong vòng 4-6 năm tới còn 12,6%. Trong Luật DN của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 với 10 chương và 172 điều đã quy định về doanh nghiệp, quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và DNTN thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Thực tế trong 4 năm tiến hành đổi mới Luật DN (2003-2006) đã thu được những kết quả đáng khích lệ như: + Về cơ bản, công dân được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, giải phóng được tư duy, sáng tạo về ý tưởng kinh doanh, tạo ra sự thay đổi tích cực trong quan niệm xã hội về doanh nghiệp, củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư. + Đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ hàng trăm giấy phép kinh doanh và quy định pháp luật không phù hợp về điều kiện kinh doanh và thiết lập một hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh Nghiệp đã tạo bước đột phá về cải cách hành chính góp phần nâng cao tính thống nhất, nhất quán và bình đẳng. + Tạo sân chơi bình đẳng không phân biệt đối xử đối các loại hình doanh nghiệp dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp. Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B Luận văn tốt nghiệp 20 + Phát triển đáng kể sức cạnh tranh, một nhân tố không thể thiếu trong nền KTTT đặt ra yêu cầu thúc đẩy phát triển không chỉ thị trường sản phẩm, dịch vụ mà còn thị trường khác. + Quyền tự do kinh doanh được thừa nhận và bảo đảm kết hợp với thay đổi tích cực của hệ thống pháp luật về kinh doanh tạo điều kiện tích cực để chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế cần giải quyết: + Tác động của Luật Doanh Nghiệp chưa đều giữa các khu vực, còn nhiều rào cản đối doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh nhất là trong huy động vốn và tiếp cận được với mặt hàng kinh doanh, trong tính thuế và nộp thuế. + Sự phối hợp giữa Nhà Nước chưa đều còn một số văn bản chưa ban hành. Các văn bản về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh vẫn chưa tập hợp thành hệ thống thẩm quyền, thủ tục và điều điện cấp giấy phép kinh doanh còn bất cập. + Cơ quan đăng ký kinh doanh của cả TW, tỉnh còn yếu chưa hoàn thành nhiệm vụ, quản lý nhà nước còn lúng túng. + Tất cả những thay đổi trong Luật Doanh Nghiệp đều có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới 1.2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội: - Yếu tố văn hoá: Văn hoá là một khái niệm đa nghĩa. Các nhà triết học cho rằng: văn hoá là những giá trị vật chất, giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình lịch sử và nó đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển lịch sử của xã hội.Còn theo UNESCO định nghĩa: văn hoá là những sáng tạo đầy sống động của các cá nhân và của cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Theo thời gian, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống giá trị, truyền thống và thị hiếu, cái đặc trưng đầy riêng biệt của mỗi dân tộc. Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Hiểu rõ được tầm quan trọng của văn hoá với mỗi quốc gia, các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia kinh doanh luôn tìm mọi biện pháp để Ngô Thị Hồng Phương Kế hoạch 46B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan