Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ...

Tài liệu Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh phú thọ

.DOCX
77
298
54

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o-------- Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2013-2014 Tên công trình: Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Nhóm ngành: Kinh tế và kinh doanh 2 (KD2) Hà Nội, tháng 5 năm 2014 ii MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. v DANH MỤC HỘP .................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. v LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ .................................................................................................................. 5 1.1. Khái niệm Chuỗi giá trị .............................................................................. 5 1.1.1. Khung lý thuyết Filière ......................................................................... 5 1.1.2. Chuỗi giá trị của Michael Porter.......................................................... 6 1.1.3. Khung lý thuyết Chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky và Mike Morris …………………………………………………………………………6 1.2. Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi giá trị.................................................. 10 1.2.1. Góp phần đánh giá sức cạnh tranh hệ thống .................................... 10 1.2.2. Giúp các doanh nghiệp và các quốc gia tìm cách thức hữu hiệu tham gia vào thị trường toàn cầu .............................................................................. 10 1.3. Các yếu tố cần phân tích theo cách tiếp cận theo chuỗi giá trị............. 11 1.3.1. Quản trị chuỗi giá trị .......................................................................... 11 1.3.2. Phân loại chuỗi giá trị ........................................................................ 16 1.3.3. Phân phối lợi ích kinh tế trong chuỗi ................................................ 18 1.3.4. Rào cản gia nhập chuỗi ...................................................................... 19 1.3.5. Nâng cấp chuỗi giá trị......................................................................... 20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ ............ 23 2.1. T ổng quan v ề điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến ngành chè Phú Thọ.............................................................................................. 23 2.1.1. L ịch sử ngành chè tỉnh Phú Thọ........................................................ 23 2.1.2. Nh ững đặc trưng cơ bả n của sản phẩ m chè t ỉnh Phú Th ọ............... 23 iii 2.1.3. S ự phù h ợp của điều ki ện tự nhiên củ a t ỉnh Phú Thọ với sự phát triển củ a cây chè ........................................................................................................ 24 2.2. Mô tả chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ ...................................................... 25 2.3. Quản trị chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ.................................. 29 2.3.1. Đặc điểm quản trị của mỗi chủ thể trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................. 29 2.3.2. Kiểu quản trị của chuỗi giá trị chè Phú Thọ ..................................... 30 2.4. Loại hình chuỗi giá trị chè Phú Thọ........................................................ 31 2.5. Phân phối lợi ích kinh tế trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ …………………………………………………………………………….32 2.6. Rào cản gia nhập chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ ................... 35 2.6.1. Kiến thức về chuỗi giá trị.................................................................... 35 2.6.2. Khả năng công nghệ, tài chính, tổ chức, tiếp thị ............................... 36 2.6.3. Sự tương thích với các chức năng của chuỗi..................................... 39 2.7. Đánh giá chung về chuỗi giá trị chè tỉnh Phú Thọ................................. 40 2.7.1. Người trồng chè................................................................................... 40 2.7.2. Người thu gom chè .............................................................................. 40 2.7.3. Cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè ...................................................... 41 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 43 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ ......................................................................................................................... 45 3.1. Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ............ 45 3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ …………………………………………………………………………….49 3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô ......................................................................... 49 3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô ......................................................................... 53 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 60 iv PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NGÀNH CHÈ TẠI TỈNH PHÚ THỌ CƠ SỞ, DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT............................................................... 65 PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA NGÀNH CHÈ TẠI TỈNH PHÚ THỌ HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT................................................................................... 69 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bốn đối tượng trong một chuỗi giá trị đơn giản ........................................8 Hình 1.2: Các chuỗi giá trị giao nhau giữa một số ngành...........................................9 Hình 2.1: Mô hình chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ......................................26 Hình 2.2: Phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ..........34 DANH MỤC HỘP Hộp 2.1: Sự quản trị trong chuỗi giá trị chè của công ty TNHH Một thành viên chè Phú Bền .....................................................................................................................31 Hộp 2.2: Công ty TNHH MTV chè Phú Bền với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ............................................................................................................38 Hộp 3.1: Nâng cấp toàn chuỗi và nâng cấp quy trình tại công ty TNHH Một thành viên Thế hệ mới Phú Thọ ..........................................................................................58 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Ba đặc điểm của quản trị trong chuỗi giá trị ............................................13 Bảng 1.2: Các nhân tố quyết định đến quản trị chuỗi ...............................................16 Bảng 1.3: Sự khác nhau giữa chuỗi hàng hóa do người bán chi phối và chuỗi hàng hóa do người mua chi phối........................................................................................17 Bảng 1.4: Nâng cấp trong chuỗi giá trị .....................................................................22 Bảng 2.1: Đặc điểm chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ ...................................32 Bảng 2.2: Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ ..............34 Bảng 2.3: Ma trận SWOT của người trồng chè ........................................................40 Bảng 2.4: Ma trận SWOT của người thu gom chè ...................................................41 Bảng 2.5: Ma trận SWOT của cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè ............................42 Bảng 3.1: Ma trận SWOT của ngành chè tỉnh Phú Thọ ...........................................46 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 5/8/2008, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung, trước hết là các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu”. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với cây công nghiệp, trong đó có cây chè. Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, được trồng nhiều ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và trên các cao nguyên cao ở Tây Nguyên. Tại Phú Thọ - một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam. Ở đây, sản xuất chè không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn là nguồn cung cấp cho thị trường xuất khẩu. Xác định đây là cây mũi nhọn thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, tỉnh Phú Thọ đã tập trung phát triển cây chè, liên tục giữ vị trí thứ 3 về sản lượng, thứ 4 về diện tích trên tổng số 35 tỉnh trồng chè của cả nước. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ, năm 2012, năng suất chè búp tươi của tỉnh đạt 9,09 tấn/ha (cao hơn bình quân cả nước: khoảng 8 tấn/ha). Mặc dù có nhiều ưu thế và đạt được những thành quả đáng khích lệ, nhưng chất lượng chè của tỉnh chưa cao, giá chè thấp và không ổn định – chỉ khoảng 60% so với giá chè bình quân thế giới. Vậy, câu hỏi đặt ra là: Những gì tỉnh Phú Thọ đã và đang làm liệu đã khai thác hết tiềm năng của ngành chè chưa, và tỉnh còn có thể làm những gì để gia tăng giá trị sản phẩm chè? Vì lý do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ” là đề tài nghiên cứu cho cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ những năm 80, đã có rất nhiều các nghiên cứu về cây chè, nhưng các tài liệu chủ yếu đề cập đến vấn đề kĩ thuật trồng, giống cây,... Về vấn đề phát triển ngành chè và việc xuất khẩu chè Việt Nam nói chung, số lượng bài viết, bài nghiên cứu được công bố ít hơn, bắt đầu được chú ý từ đầu thế kỉ 21 – khi quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh. Các công trình nghiên cứu quốc tế liên quan gồm có: Nhóm nghiên cứu thứ nhất quan tâm nhiều đến sự tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị chè. Năm 2004, Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) đã nghiên cứu chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên nhằm xác định lợi ích mà người nghèo (người trồng chè) đạt được trong chuỗi giá trị này. Ngoài ra, nghiên cứu có nêu ra những hạn chế của chuỗi giá trị chè nhưng chưa nêu cụ thể làm sao để nâng cấp chuỗi giá trị này. Tháng 6/2008, Sanne van der Wal, dưới góc nhìn của phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo, đã nêu lên các vấn đề khó khăn của ngành chè nói chung, và đưa ra kinh nghiệm của các nước đứng đầu trong ngành chè như những giải pháp tham khảo. Cuối nghiên cứu có đề cập đến trường hợp ngành chè của Việt Nam, nhưng tác giả chỉ dừng lại ở liệt kê các tiềm năng và thách thức với ngành chè Việt Nam. Nhóm thứ hai nghiên cứu vấn đề này đứng dưới góc nhìn của các doanh nghiệp chè. Năm 2010, nhóm nghiên cứu của nhóm ThS. Lương Thị Ngọc Oanh, Ths. Nguyễn Thị Hải Yến và Sørensen OJ đã mô tả chuỗi giá trị chè Việt Nam (chọn Hà Nội, Thái Nguyên và Phú Thọ để nghiên cứu) và đề cập tới các lựa chọn để tạo thêm giá trị gia tăng. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra mang tính lý thuyết mà chưa xét nhiều tới tính khả thi. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan gồm có: Nhóm thứ nhất nghiên cứu năng lực cạnh tranh và khả năng xuất khẩu của ngành chè. Tiêu biểu là nghiên cứu của TS. Nguyễn Hữu Khải, năm 2006: “Cây chè Việt Nam – Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển”. Nghiên cứu đã phân tích điểm mạnh và yếu của ngành chè Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao 3 năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu từ phía Nhà nước và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do chưa chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nên giải pháp được đưa ra còn mang tính lý thuyết, chưa cụ thể và thậm chí không khả thi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm số lượng lớn trên thị trường chè Việt Nam). Nhóm thứ hai nghiên cứu ngành chè dựa trên cở sở lý luận về chuỗi giá trị. Năm 2004, T.S. Trần Công Thắng chủ nhiệm đề tài “Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp: Nghiên cứu đối với ngành chè", tập trung phân tích hoạt động của chuỗi giá trị chè và lợi ích của người nghèo khi họ tham gia vào chuỗi giá trị và nâng cao năng lực để hỗ trợ sự phát triển thị trường cho người nghèo thông qua các hoạt động nghiên cứu, phát triển mạng lưới buôn bán và các chính sách xúc tiến thương mại. Đề tài có ý nghĩa nghiên cứu vào thời điểm 20032004 khi ngành chè Việt Nam vừa thoát thời kì khủng hoảng về thị trường xuất khẩu. Sau đó, Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2005, đã có nhiều doanh nghiệp chế biến chè ra đời mà không cần có vùng nguyên liệu, điều này dẫn đến nhiều vấn đề mà đề tài chưa đề cập đến liên quan đến việc thu gom chè tươi. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi: “Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ” không trùng lặp với các công trình đã được công bố. 3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu + Đối tượng: chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ (2008-2013) + Mục tiêu: Đề tài phân tích chuỗi giá trị chè với chè nguyên liệu trồng tại tỉnh Phú Thọ nhằm đưa ra các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị này. 4. Phương pháp nghiên cứu - Kế thừa, tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu của các đề tài đi trước, các báo cáo có liên quan đến nội dung đề tài để làm cơ sở lý luận và tham khảo. - Phỏng vấn thông qua bảng hỏi. - Phỏng vấn chuyên gia: trao đổi, lấy ý kiến từ một số nhà quản lý doanh nghiệp chế biến, sản xuất chè tại tỉnh Phú Thọ. 4 Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 56 doanh nghiệp chè vừa và nhỏ, và hơn 200 cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ. Trước hết, nhóm nghiên cứu dùng các thông tin thứ cấp, dùng bảng hỏi để phỏng vấn thông qua bảng hỏi với một số doanh nghiệp (5 doanh nghiệp), cơ sở chế biến chè nhỏ lẻ (5 cơ sở) và người trồng chè (5 người) để có cái nhìn chung về toàn chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ. Sau đó, nhóm tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia là một số chủ doanh nghiệp đi đầu của tỉnh để trao đổi, lấy ý kiến về công tác sản xuất kinh doanh của tỉnh. 5. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là ngành chè trồng tại tỉnh Phú Thọ + Thời gian: giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008 – năm bắt đầu thực hiện nghị quyết TƯ 7, cũng là từ khi các công ty chè ở tỉnh Phú Thọ bắt đầu được thành lập, đến nay. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Nhóm nghiên cứu mong muốn đạt được các kết quả sau: - Làm rõ lý thuyết về chuỗi giá trị - Mô tả, phân tích chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ - Đánh giá tính khả thi của các cách nâng cấp đối với chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra giải pháp nâng cấp đối với chuỗi giá trị này 7. Kết cấu của đề tài Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, đề tài gồm 3 chương chính: Chương I: Khung lý thuyết phân tích chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Chương II: Phân tích Chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ Chương III: Các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè trồng tại tỉnh Phú Thọ 5 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ Cho tới nay, đã có nhiều khung lý thuyết về chuỗi giá trị được đưa ra. Tuy nhiên, nhóm tác giả chọn khung lý thuyết về chuỗi giá trị theo phương pháp tiếp cận toàn cầu của Kaplinsky làm nền tảng cho những phân tích tiếp theo trong chương 2 và chương 3. Phần đầu chương này khái quát hệ thống các khung lý thuyết và giải thích cho sự lựa chọn khung lý thuyết của Kaplinsky cho bài nghiên cứu, phần còn lại của chương đưa ra những nội dung cơ bản nhất về khung lý thuyết này. 1.1. Khái niệm Chuỗi giá trị Có ba khung lý thuyết chính phân tích chuỗi giá trị: Filière, Chuỗi giá trị của Michael Porter, Chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky và Mike Morris. 1.1.1. Khung lý thuyết Filière Vào những năm 60 của thế kỉ 20, các học giả Pháp lần đầu tiên xây dựng lý thuyết này. Filière (dòng, mạch) miêu tả dòng vận chuyển của các đầu vào vật chất và dịch vụ để sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng. Những phân tích ban đầu đã nhấn mạnh tác động lên nền kinh tế nội địa của quan hệ đầu vào – đầu ra giữa các doanh nghiệp và hiệu quả thu được từ lợi thế kinh tế nhờ quy mô, chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch,.... Về sau, phương pháp này chú trọng đặc biệt đến cách thức kết nối giữa hệ thống sản xuất địa phương, công nghệ chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Dựa trên việc nghiên cứu sơ đồ dòng chảy của hàng hoá và xác định những đối tượng tham gia vào dòng đó, Filière về cơ bản khá gần với phân tích chuỗi giá trị hiện nay. Tuy nhiên, chuỗi giá trị theo Filière chỉ được xem xét ở trạng thái tĩnh (tại một thời điểm nhất định), tập trung vào các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng mà chưa phân tích trong điều kiện thay đổi của các dòng hàng hoá, thậm chí tri thức và các tác nhân khác. Thêm vào đó, rào cản theo chiều ngang cũng không được nhấn mạnh. Do đó, nó không thích hợp với nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay và chỉ ứng dụng cho chuỗi giá trị nội địa. 6 1.1.2. Chuỗi giá trị của Michael Porter Năm 1985, GS. Michael Porter đã nhắc tới khái niệm “Chuỗi giá trị” (Value Chain) trong cuốn “Competitive Advantage” khi khảo sát các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ rất phát triển ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác. Theo Porter, đối với một doanh nghiệp, các hoạt động sơ cấp (primary activities - trực tiếp góp phần tăng giá trị cho sản xuất hàng hoá) và các hoạt động hỗ trợ (support activites - ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm) kết nối chặt chẽ với nhau, tạo nên “chuỗi giá trị”. Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm/dịch vụ. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi. Hầu hết, để sản xuất ra một sản phẩm, cần có nhiều doanh nghiệp, tổ chức. Họ lại liên kết với nhau tạo nên “Hệ thống giá trị” (Value system) – khái niệm này cũng giống như khái niệm Filière. Ở đây rõ ràng đang xét đến liên kết dọc. Nhưng, mục đích của Porter là làm thế nào để một công ty có lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ (bằng chiến lược cạnh tranh chi phí thấp hoặc tạo sự khác biệt)1 . Do đó, cái mà công ty hướng đến chính là làm sao để mình phát triển tốt nhất, trong khi không tính đến sự hoạt động của cả “hệ thống giá trị” sẽ ra sao. Đây cũng là thiếu sót của phân tích Porter, vì tại thời điểm ra đời của Lý thuyết này, xu hướng toàn cầu hoá và hiệu quả hệ thống chưa xuất hiện. 1.1.3. Khung lý thuyết Chuỗi giá trị của Raphael Kaplinsky và Mike Morris Khung lý thuyết Chuỗi giá trị của Rapheal Kaplinsky và Mike Morris khai thác theo phương pháp tiếp cận toàn cầu là hướng đi mới nhất được áp dụng để phân tích chuỗi giá trị. Khung lý thuyết này cũng đề cập đến lý thuyết của Gary Gereffi trước đó. Giữa thập niên 90, Gereffi và một số học giả đưa ra khái niệm “Chuỗi hàng hoá Đó là làm thế nào để một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một loại hàng hoá hay dịch vụ có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược cạnh tranh chi phí thâp) hoặc làm thế nào để một công ty có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt). 7 toàn cầu” (Global Commodity Chain). Không phải “chuỗi giá trị” trong nội bộ một doanh nghiệp như Porter, “Chuỗi hàng hoá” của Gereffi đề cập đến “một mạng lưới của các quá trình lao động sản xuất để mang đến sản phẩm cuối cùng”. Đặc trưng của những chuỗi này là có một hoặc nhiều nhóm chi phối cả chuỗi (chịu trách nhiệm nâng cấp hoạt động của từng đối tượng trong mạng lưới và điều phối sự tương tác giữa chúng). Dựa trên đặc điểm này, Gereffi chia Chuỗi hàng hoá thành 2 loại: chuỗi hàng hoá do người bán/sản xuất (producer) chi phối và chuỗi hàng hoá do người mua chi phối (Điều này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần 3.1). Sau đó, vào năm 2005, Gary Gereffi cũng nghiên cứu về Chuỗi giá trị. Trong chương này, nhóm tác giả không đề cập đến tất cả nội dung của khung lý thuyết này, mà chỉ đi sâu khai thác những khía cạnh lý thuyết làm nền tảng cho phân tích ở chương 2 và chương 3. Ngoài ra, lý thuyết của Gary Gereffi sẽ được đề cập khi cần thiết để bổ sung cho khung lý thuyết của Raphael Kaplinsky. Theo Kaplinsky, có sự khác nhau giữa “chuỗi giá trị đơn giản” và “chuỗi giá trị mở rộng”. “Chuỗi giá trị đơn giản là chuỗi các hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm/dịch vụ từ khi còn là ý tưởng, qua các công đoạn sản xuất khác nhau (liên quan đến sự kết hợp, chuyển hoá vật chất những yếu tố đầu vào của các dịch vụ sản xuất khác nhau) đến khi được phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng, kể cả việc xử lý sản phẩm đã qua sử dụng (final disposal after use)”. Chuỗi giá trị đơn giản được mô tả như trong Hình 1. hoạt động sản xuất chỉ là một phần của chuỗi giá trị, và bản thân hoạt động này cũng bao gồm nhiều hoạt động khác. Các hoạt động trong chuỗi có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau chứ không chỉ theo một chiều từ điểm đầu đến điểm cuối. Nhưng, chuỗi giá trị đơn giản chỉ được xây dựng mang ý nghĩa nền tảng lý thuyết, trong thực tế, chuỗi giá trị phức tạp hơn rất nhiều. 8 Hình 1.1: Bốn đối tượng trong một chuỗi giá trị đơn giản Thiết kế Sản xuất Thiết kế và - Logistics hướng nội nghiên cứu - Chuyển hoá Marketing Tiêu thụ và tái chế - Đầu vào - Đóng gói Nguồn: Kaplinsky & Morris, 2010 “Chuỗi giá trị mở rộng” là một phức hợp các hoạt động do nhiều người tham gia (người sản xuất sơ cấp, người gia công chế biến, nhà buôn, người cung cấp dịch vụ,…) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm và được đưa ra bán. Như vậy, các hoạt động thuộc từng đối tượng trong chuỗi giá trị đơn giản đã trở thành một đối tượng trong chuỗi giá trị mở rộng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự phân tách như thế này rõ ràng là mô tả chính xác hơn chuỗi giá trị đơn giản (cũng như Chuỗi giá trị và hệ thống giá trị của Porter), ví dụ: các chi tiết được sản xuất ở một nước, lắp ráp ở một nước, tiêu thụ lại ở một nước khác. Hơn thế, giữa các chuỗi giá trị khác nhau cũng có sự giao thoa. Ví dụ được mô tả trong Hình 2. Trong đó, nhà sản xuất trung gian (“lâm nghiệp, “nhà máy cưa”) tham gia vào nhiều chuỗi giá trị khác nhau, và mỗi chuỗi giá trị hấp thu một phần sản phượng của họ. Một đối tượng có thể có vai trò then chốt trong một chuỗi giá trị này nhưng lại chỉ là phần tương đối nhỏ trong một chuỗi giá trị khác. 9 Hình 1.2: Các chuỗi giá trị giao nhau giữa một số ngành … Lâm nghiệp Giấy và bột giấy Nhà máy cưa Xây dựng Khai thác khoáng sản Đồ gỗ Công ty nước ngoài … Nguồn: Kaplinsky & Morris, 2010 Theo khung lý thuyết này, việc mô tả chuỗi giá trị được thực hiện như sau: + Thứ nhất, xác định các chức năng mà chuỗi thực hiện. Tùy vào từng lĩnh vực, phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu mà sự lựa chọn về chức năng này sẽ thay khác nhau giữa các chuỗi. + Thứ hai, xác định các đối tượng nào thực hiện chức năng nào của chuỗi, có thể một đối tượng thực hiện nhiều chức năng và một chức năng được thực hiện bởi nhiều đối tượng khác nhau trong chuỗi. + Thứ ba, lập sơ đồ chuỗi giá trị: Sắp xếp các chức năng và đối tượng tham gia chuỗi thành sơ đồ dọc chuỗi, theo dòng luân chuyển của sản phẩm + Cuối cùng là xác định sự liên kết, cách thức giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân biệt hai khái niệm: chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng (Supply Chain). Hiểu một cách đơn giản, chuỗi cung ứng bao gồm các mạng lưới phòng ban và sự lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, biến đổi nguyên vật liệu, và phân phối đến người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng dường như là một công cụ để Chuỗi giá trị đạt được mục tiêu. 10 1.2. Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi giá trị 1.2.1. Góp phần đánh giá sức cạnh tranh hệ thống Trong nền kinh tế toàn cầu hoá nhanh chóng hiện nay, sức cạnh tranh hệ thống có vai trò rất quan trọng – để có được tính hiệu quả của cả hệ thống, người ta có thể chấp nhận sự phi hiệu quả tại một điểm của hệ thống. Phân tích chuỗi giá trị đảm bảo tính tổng thể ấy được xem xét: không tập trung vào một đối tượng cụ thể tham gia vào chuỗi mà tập trung phân tích mối liên kết giữa các đối tượng: đâu là người có nhiều lợi ích, quyền lực nhất trong chuỗi, các đối tượng trong chuỗi ảnh hưởng đến nhau như thế nào, liên kết giữa các đối tượng trong chuỗi là lỏng lẻo hay chặt chẽ, và phân phối lợi ích được tạo ra ở từng đối tượng ra sao. Nếu không có phân tích chuỗi giá trị, mỗi đối tượng sẽ chỉ thấy, chỉ quan tâm đến hoạt động nội bộ của mình, làm mọi cách để mình có quyền lực nhất, “phình to” nhất có thể mà không biết rằng việc đó có thể làm giảm tính hiệu quả của cả hệ thống. Ví dụ, người trồng chè muốn tăng lợi nhuận bằng mọi cách nên hái chè dài hơn, già hơn, và không cần biết các doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí để sàng lọc lại chè, và chất lượng chè sẽ giảm sút. Điều này được nói rõ hơn ở chương 2. 1.2.2. Giúp các doanh nghiệp và các quốc gia tìm cách thức hữu hiệu tham gia vào thị trường toàn cầu Xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ mang đến cho các quốc gia, các doanh nghiệp không chỉ cơ hội phát triển mà cả những nguy cơ bị thiệt hại. Nhưng vấn đề không phải là có nên tham gia vào nền kinh tế toàn cầu hay không, vì dưới áp lực từ các tổ chức đa phương (WTO, IMF, và Ngân hàng thế giới) và hầu hết chính phủ các nước, các nước chống đối cũng đang bị buộc phải tự hoà nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Vấn đề ở đây là: tham gia vào toàn cầu hoá như thế nào để tranh thủ được những lợi ích từ xu hướng này, và phân tích chuỗi giá trị là công cụ tốt để tìm ra câu trả lời. Khi phân tích chuỗi giá trị, nhà nghiên cứu sẽ lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hàng một sản phẩm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ cấu lãi và 11 chi phí, dòng hàng hoá trong chuỗi, đặc điểm việc làm và khối lượng, điểm đến của hàng hoá được bán trong nước hay nước ngoài. Đối với một quốc gia, phân tích chuỗi giá trị sẽ làm rõ đâu là hoạt động tạo ra nhiều giá trị gia tăng và bản chất các nhân tố năng lực sản xuất, công nghệ, đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia để có dự báo chính xác: ngành nào cần tập trung đầu tư và đầu tư ra sao nhằm phát huy lợi thế so sánh. Đối với một doanh nghiệp, phân tích chuỗi giá trị làm rõ vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi, đối tượng nào trong chuỗi có tác động lớn, tìm ra nhân tố quyết định năng lực tại mỗi đối tượng, hiểu rõ mạng lưới phối kết hợp, duy trì và phát triển mối quan hệ với các đối tượng, tiến hành nâng cấp để vừa đạt lợi ích kinh tế cao hơn lại bền vững hơn. 1.3. Các yếu tố cần phân tích theo cách tiếp cận theo chuỗi giá trị 1.3.1. Quản trị chuỗi giá trị 1.3.1.1. Quản trị chuỗi giá trị theo Kaplinsky Theo Kaplisky, quản trị chuỗi giá trị không chỉ là sự cộng tác trong những hoạt động giữa các chủ thể trong chuỗi mà còn là sự hợp tác ở nhiều vị trí khác nhau trong các liên kết để đảm bảo rằng các ảnh hưởng (nội bộ ngành, liên ngành hoặc khu vực) được quản lí. Quản trị chuỗi ảnh hưởng đến các yếu tố của thị trường: loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, cách thức sản xuất, giá cả sản phẩm,… Quyền lực không cân xứng là nguyên nhân chính dẫn tới sự quản trị: có những chủ thể chủ chốt trong chuỗi phân phối công việc, chức năng và quyết định quyền hạn của các chủ thể khác. Điều này ngày càng quan trọng bởi trong thời đại toàn cầu hóa, giao dịch thương mại đòi hỏi một hình thức hợp tác, liên kết phức tạp, không đơn giản chỉ là việc được giao vào một vị trí nhất định với những quyền hạn, nhiệm vụ nhất định mà còn trong mối quan hệ của sự kết nối, hòa nhập các chủ thể để tạo ra sản phẩm cuối cùng với các tiêu chuẩn chất lượng mà sự hội nhập này tạo nên. Hợp tác thường liên quan đến việc quản lí những tiêu chuẩn vì chúng yêu cầu phải quản lí đầu ra, kết nối những hoạt động rời rạc giữa những chủ thể khác nhau, thành lập và quản lí những mối quan hệ giữa nhiều chủ thể bao gồm liên kết, tổ chức hậu cần tới duy trì mạng lưới quốc gia, khu vực và cả quốc tế. Đó chính là chức năng của sự hợp tác và chức năng bổ sung trong việc xác định những cơ hội 12 tìm kiếm lợi ích kinh tế và chia nhỏ các chức năng, nhiệm vụ cho các chủ thể chủ chốt, một trong những phần quan trọng trong việc quản trị. Tuy nhiên, quản trị không đòi hỏi một doanh nghiệp nào đó đảm nhận những nhiệm vụ này: có thể có nhiều điểm nút quản trị và hợp tác trong một chuỗi giá trị. Những điểm nút này có thể thay đổi theo thời gian vì sự nổi bật của những doanh nghiệp, chủ thể luôn luân chuyển trong chuỗi. Theo Kapinsky (2002), quản trị (hay còn gọi là sự phân chia quyền lực) có 3 chức năng quan trọng: ban hành luật lệ, thi hành luật lệ và giám sát việc tuân thủ luật lệ. Thứ nhất, ban hành luật lệ nói đến các nguyên tắc cơ bản xác định điều kiện gia nhập chuỗi. Trong quá khứ, những luật lệ này được gắn với việc đáp ứng tiêu chuẩn chi phí cơ bản và đảm bảo nguồn cung cấp, nhưng cùng với sự lan rộng của cách quản lí của người Nhật trong thập niên 90, những yếu tố đảm bảo thành công quan trọng bao hàm cả những tiêu chuẩn QPD (Q: chất lượng, P: giá, D: đảm bảo vận chuyển uy tín). Gần đây, quy định gia nhập ngày càng gần tới sự tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như ISO9000 (về chất lượng), ISO14000 (về môi trường)... Những luật lệ này như là tiêu chuẩn cơ bản của việc gia nhập chuỗi có thể được gọi là “quản trị lập pháp. Thứ hai, để đáp ứng những quy định gia nhập, cần có “quản trị thi hành”, kiểu quản trị cung cấp sự hỗ trợ tới những chủ thể trong chuỗi giá trị trong việc đáp ứng những qui định hoạt động, ví dụ như quản lí mạng lưới cấp dưới trong chuỗi. Quản trị thi hành này có thể trực tiếp (ví dụ như giúp nhà cung cấp đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng) hoặc gián tiếp (ép nhà cung cấp đầu tiên giúp các nhà cung cấp cấp hai, hoặc giới thiệu họ tới các đơn vị dịch vụ có thể hỗ trợ trong việc đáp ứng các yêu cầu này). Cuối cùng là thi hành luật (“quản trị tư pháp”) là việc rà soát các hoạt động và kiểm tra sự tuân thủ những luật lệ. Cần chú ý rằng: một chủ thể có thế đảm nhiệm cả ba vai trò. Ví dụ, trong ngành sản xuất ô tô, Toyota xác lập luật lệ yêu cầu các nhà cung cấp phải đáp ứng, giám sát hoạt động của họ và chủ động giúp các nhà cung cấp hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, trong thực tế, hiếm khi cả ba chức năng được thực hiện bởi một bên, đó là một trong những lí do giải thích tại sao lí thuyết chuỗi cung ứng lại khó khăn 13 trong việc giải thích sự phổ biến của những chuỗi giá trị không hiệu quả trong thực tế. Bảng 1.1: Ba đặc điểm của quản trị trong chuỗi giá trị Tiến hành bởi chủ thể Tiến hành bởi chủ thể trong chuỗi Quản trị lập pháp ngoài chuỗi Thiết lập tiêu chuẩn cho những Tiêu chuẩn về môi trường, nhà cung cấp trong mối quan hệ Tiêu chuẩn về lao động trẻ với việc vận chuyển đúng thời em hạn, tần suất vận chuyển và chất lượng Quản trị tư pháp Quản lí hoạt động của những nhà Quản lí những tiêu chuẩn cung cấp trong việc đáp ứng tiêu lao động bởi các tổ chức chuẩn phi chính phủ. Những đơn vị chuyên ngành quản lí việc tuân thử các tiêu chuẩn ISO Quản trị thi hành Quản lí chuỗi cung ứng hỗ trợ các Những nhà cung cấp dịch nhà cung cấp để đạt được những vụ chuyên môn tiêu chuẩn Chính sách hỗ trợ công Hiệp hội các nhà sản xuất hỗ trợ nghiệp của Chính phủ các thành viên đáp ứng tiêu chuẩn Nguồn: Kapinsky & Morris, 2010 Có một số điều cần lưu ý với quản trị chuỗi như sau: Thứ nhất, khi sự quản trị chuỗi không được thực thi đúng, một chủ thể sẽ được cho vào/loại ra khỏi chuỗi, hoặc bị giới hạn quyền hạn hay bị phạt tài chính. Nhưng ngược lại, nhưng hoạt động của một chủ thể diễn ra tốt thì chủ thế đó sẽ không bị giám sát nhiều như trước. Thứ hai là sự tuân thủ, chấp hành luật lệ một cách có ý thức. Quản trị chuỗi giá trị được đặt trong mức độ tin tưởng lẫn nhau giữa các bên, cụ thể là “người quản trị”. Trong chuỗi thiếu sự tin tưởng, người cung cấp thường xuyên bị thay đổi để 14 chạy theo nguồn lợi ngắn hạn và không làm theo những ước muốn của nhà quản trị dẫn tới việc nhanh chóng bị loại ra khỏi chuỗi. Những mối quan hệ thiếu sự tin tưởng này đã tạo nên nền sản xuất đại trà. Ngược lại, hệ thống sản xuất linh hoạt hiện đại (còn được gọi là “tùy biến đại chúng”), lòng tin ngày càng trở nên quan trọng, và việc không đạt được mức độ tiêu chuẩn yêu cầu không có nghĩa sẽ bị loại bỏ ngay lập tức, thay vào đó quản trị thi hành được tiến hành để hỗ trợ các bên vi phạm đáp ứng những tiêu chuẩn. Những mối quan hệ tin tưởng trong chuỗi có thể tạo nên một chuỗi giá trị phát triển bền vững. Cuối cùng là mức độ thâm nhập và sự phổ biến rộng rãi của sự quản trị. Mức độ thâm nhập là mức độ mà quản trị ảnh hưởng tới các hoạt động cốt lõi của từng chủ thể riêng lẻ trong chuỗi. Cách hiểu về quản trị chuỗi giá trị được thay đổi thường xuyên bởi sự phức tạp của những mối quan hệ trong thực tế và rất nhiều chuỗi giá trị được định tính dựa theo nhiều nhà quản trị, thường đặt ra những quy tắc xung đột cho những nhà sản xuất hạn chế về nguồn lực, phục vụ những nhu cầu của họ. 1.3.1.2. Quản trị chuỗi giá trị theo Gary Gereffi Cũng giống quan điểm của Kaplinsky, Gary Gereffi cho rằng quản trị là phần rất quan trọng với bất kì chuỗi giá trị nào. Nhưng, ông không phân tích quản trị chuỗi trên cơ sở việc đặt ra các tiêu chuẩn, luật lệ mà phân chia các chuỗi thành các kiểu quản trị khác nhau, đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Gereffi phân quản trị chuỗi giá trị thành 5 kiểu như sau: + Kiểu quản trị thị trường: là kiểu đơn giản nhất trong quản trị chuỗi giá trị. Thông tin trao đổi tương đối đơn giản nên dễ dàng được hệ thống hóa, và sự phối hợp giữa các bên cũng không phức tạp. Trên thị trường, người mua dễ dàng chấp nhận chất lượng và giá cả sản phẩm người bán đưa ra; do đó, lượng hàng tồn sẽ ít và biến động thị trường nằm trong tầm kiểm soát. + Kiểu quản trị mẫu (module): Không còn giống kiểu thị trường, ở đây, nhà cung cấp sản xuất các sản phẩm theo quy cách phẩm chất chi tiết người mua đặt ra. Tuy nhiên, khi đó, nhà cung cấp phải chịu mọi trách nhiệm kĩ thuật, máy móc chung 15 nhằm giới hạn khoản đầu tư trong một giao dịch cụ thể và bỏ ra kinh phí cho các nguyên vật liệu hộ khách hàng. + Kiểu quản trị quan hệ: trong mạng lưới này chúng ta có thể thấy những tương tác phức tạp giữa người mua và người bán, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau và tính đặc trưng cao. Nó có thể được xây dựng dựa theo danh tiếng, quan hệ gia đình, lòng tin. Việc xây dựng lòng tin là cả một quá trình dài nên chi phí chuyển sang đối tác mới cao hơn hai kiểu quản trị trước. + Kiểu quản trị ràng buộc: Những nhà cung cấp nhỏ trở nên phụ thuộc vào những người mua lớn. Nhà cung cấp phải đối mặt với chi phí chuyển đổi đối tác lớn và do đó trở nên bị ràng buộc. Những mạng lưới kiểu này thường được phân hóa dựa theo mức độ cao trong quản trị và kiểm soát của các công ty đứng đầu. + Kiểu quản trị phân quyền: Hình thức quản trị được tạo ra bởi những hội nhập theo chiều dọc: kiểm soát từ cấp quản lí tới nhân viên cấp dưới, từ trụ sở chính tới các chi nhánh và công ty con. Lý thuyết quản trị của Gereffi được phát triển dựa theo các yếu tố: + Sự phức tạp của thông tin và chuyển giao kiến thức để duy trì một giao dịch (transaction) cụ thể, đặc biệt đối với sản phẩm và quy trình sản xuất. + Mức độ mà thông tin và kiến thức này có thể được hệ thống hóa, và do đó có thể truyền tải hiệu quả mà không cùng với giao dịch cho những khoản đầu tư cụ thể giữa các bên tham gia giao dịch. + Khả năng của những nhà cung cấp tiềm năng và thực tế trong việc đáp ứng những yêu cầu của giao dịch. + Mức độ hợp tác và bất đối xứng quyền lực Các kiểu quản trị có thể được tóm tắt trong bảng sau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan