Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lự...

Tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa

.PDF
113
199
99

Mô tả:

i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................i CHƯƠNG 1: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ CHỈ SỐ CHI PHÍ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG...................................................................................................6 1.1. Một số khái niệm: ..............................................................................................................6 1.1.1. Năng lực cạnh tranh: ..................................................................................................6 1.1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia: ...................................................................................7 1.1.3. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .....................................................................................8 1.1.4. Năng lực cạnh tranh ngành ......................................................................................11 1.1.5. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp ..........................................................................11 1.1.6. Năng lực cạnh tranh sản phẩm.................................................................................13 1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. ..............................................................................13 1.2.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). .............................................................13 1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PCI ..............................................................14 1.2.1.2. Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. ............................................16 1.2.1.3. Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. ..........................22 1.2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ...................26 1.3. Chỉ số chi phí gia nhập thị trường trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. .....32 1.3.1. Khái niệm: ................................................................................................................32 1.3.2. Vai trò của chỉ số chi phí gia nhập thị trường trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. .....................................................................................................................32 1.3.3. Chỉ tiêu và cách thức đo lường các chỉ tiêu...........................................................34 1.3.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ........................................................42 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................................46 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ CHI PHÍ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2005 – 2011.............................................................47 ii 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà. ..............................47 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:...................................................................................................47 2.1.1.1. Vị trí địa lý: ................................................................................................................47 2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................47 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................................48 2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và khả năng thu hút đầu tư của tỉnh Khánh Hoà .................................................................................................................................49 2.1.2.2. Tình hình lao động, việc làm và cơ cấu dân cư ...................................................51 2.2. Thực trạng xếp hạng chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2005 – 2011....................................................................................................................54 2.2.1. Phân tích biến động của chỉ số PCI của tỉnh Khánh Hoà qua các năm từ 2005 – 2011....... ..............................................................................................................................54 2.2.2. Phân tích biến động của chỉ số chi phí gia nhập thị trường. ..................................56 2.2.2.1. Phân tích chung qua các năm. .................................................................................56 2.2.2.2. So sánh với cả nước...................................................................................................60 2.2.2.3. So sánh với các tỉnh Duyên Hải miền Trung........................................................62 2.2.2.4. So sánh với tỉnh có điều kiện tương đồng với Khánh Hoà là tỉnh Quảng Ninh và tỉnh cạnh tranh Bình Định………...........................................................69 2.3. Đánh giá chung. ..............................................................................................................84 2.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................................................84 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .........................................................................................85 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................88 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG..........................................................................................................89 3.1. Tổng hợp đánh giá về tình hình chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hoà….......................................................................................................................................89 3.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Khánh Hòa đến năm 2020..........................90 3.2.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ...............................................................................90 iii 3.2.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế trong nước ...........................................................90 3.2.1.2. Các yếu tố phát triển nội sinh ...............................................................................91 3.2.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa......................................92 3.2.3.2.Mục tiêu phát triển kinh tế ......................................................................................93 3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hoà...........................................................................................................................................94 3.3.1. Hoàn thiện hơn nữa cơ chế một cửa liên thông. .....................................................95 3.3.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin...........................................................97 3.3.3. Đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn; kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là thái độ ứng xử cho cán bộ công chức. Đặc biệt quan trọng nhất là nhân viên hướng dẫn thủ tục cho DN (trực tiếp, qua điện thoại hay qua mạng…)...................................................98 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................................100 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................103 iv DANH MỤC VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Viết tắt CCHCC CCHC CIEM CN CP ĐKKD DN DNNN GDP IMD KD NLCT PCI TB THCS TNHH TW USAID USD VAT VCCI VNCI WEF WTO Tiếng Việt Cải cách hành chính công Cải cách hành chính Viện Nghiên Cứu Quản Lý Trung Ương Chứng nhận Chi phí Đăng kí kinh doanh Doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước Tổng sản phẩm quốc nội Viện Quốc tế về quản lý và phát triển Kinh doanh Năng lực cạnh tranh quốc gia Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Trung bình Trung học Cơ sở Trách nhiệm hữu hạn Trung Ương Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ Đô la Mỹ Thuế giá trị gia tăng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam Diễn đàn kinh tế thế giới Tổ chức thương mại Thế giới Tiếng Anh Provincial Competitiveness Index Vietnam Champer of Commerce and Industry Vietnam Competitiveness Initiative World economic Forum World trade organization v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Trọng số của các chỉ số thành phần ................................................................. 27 Bảng 1.2. Bảng phân chia trọng số các chỉ số thành phần .............................................. 36 Bảng 1.3: Xếp hạng PCI tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2011 ........................................ 46 Bảng 2.1. Cơ cấu lao động ................................................................................................ 55 Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả chỉ số PCI tỉnh Khánh Hòa ................................................ 58 Bảng 2.3. Xếp hạng điểm số chỉ số chi phí gia nhập thị trường trong cả nước năm 2005 - 2011.................................................................................................................................. 64 Bảng 2.4. Xếp hạng của tỉnh Khánh Hoà từ năm 2009 – 2011 trong khu vực Duyên Hải miền Trung .................................................................................................................. 66 Bảng 2.5. Điểm số và xếp hạng của tỉnh Khánh Hoà so với các tỉnh trong khu vực Duyên Hải miền Trung năm 2009 .................................................................................... 67 Bảng 2.6. Điểm số và xếp hạng của tỉnh Khánh Hoà so với các tỉnh trong khu vực Duyên Hải miền Trung năm 2010 .................................................................................... 69 Bảng 2.7. Điểm số và xếp hạng của tỉnh Khánh Hoà so với các tỉnh trong khu vực Duyên Hải miền Trung năm 2011 .................................................................................... 71 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1.Xếp hạng PCI của tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2005 – 2011....................59 Biểu đồ 2.2. Điểm số và xếp hạng của chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Khánh Hoà giai đoạn 2005 - 2011 ............................................................................................64 Biểu đồ 2.4: So sánh chỉ tiêu thời gian ĐKKD – số ngày của Khánh Hoà so với Bình Định, Quảng Ninh và giá trị trung bình của cả nước...................................................77 Biểu đồ 2.5: So sánh chỉ tiêu thời gian ĐKKD bổ sung – số ngày của Khánh Hoà so với Bình Định, Quảng Ninh và giá trị trung bình của cả nước ...................................79 Biểu đồ 2.6: So sánh chỉ tiêu tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động của Khánh Hoà so với Bình Định, Quảng Ninh và giá trị trung bình của cả nước ................................................................................................................................81 Biểu đồ 2.7: So sánh chỉ tiêu thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của Khánh Hoà so với Bình Định, Quảng Ninh và giá trị trung bình của cả nước ................................................................................................................................83 Biểu đồ 2.8: So sánh chỉ tiêu % DN phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động của Khánh Hoà so với Bình Định,................................85 Quảng Ninh và giá trị trung bình của cả nước .............................................................85 Biểu đồ 2.9: So sánh chỉ tiêu % DN phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động của Khánh Hoà so với Bình Định, ......................................87 Quảng Ninh và giá trị trung bình của cả nước .............................................................87 Biểu đồ 2.10: So sánh chỉ tiêu % cần thêm giấy phép kinh doanh khác của Khánh Hoà so với Bình Định, Quảng Ninh và giá trị trung bình của cả nước ..............................88 Biểu đồ 2.11: Điểm số chỉ số chi phí gia nhập thị trường giai đoạn 2005 – 2011 của tỉnh Khánh Hoà so với TB chung của cả nước ............................................................90 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter ............................................................................................Error! Bookmark not defined. Hình 1.1: Phương pháp tổng hợp điểm số PCI ...............Error! Bookmark not defined. Hình 2.1. Kết quả 9 chỉ số thành phần 2010-2011 .........Error! Bookmark not defined. Hình 2.2. Chỉ số chi phí gia nhập thị trường qua các năm............Error! Bookmark not defined. Hình 2.3. Xếp hạng và điểm số của chỉ số chi phí gia nhập thị trường của khu vực năm 2009 ...................................................................................Error! Bookmark not defined. Hình 2.4. Xếp hạng và điểm số của chỉ số chi phí gia nhập thị trường của khu vực năm 2010 ...................................................................................Error! Bookmark not defined. Hình 2.5. Xếp hạng và điểm số của chỉ số chi phí gia nhập thị trường của khu vực năm 2011 ...................................................................................Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.1: Quy trình ĐKKD theo cơ chế một cửa liên thông.......Error! Bookmark not defined. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu đề tài: Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới WTO từ năm 2007. Từ đó đến nay sau hơn 4 năm gia nhập, cuộc cạnh tranh gay gắt trong WTO cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công năm 2008 đã đẩy nước ta vào tình trạng hết sức khó khăn. Hàng ngàn DN phá sản do không đủ sức cạnh tranh với DN nước ngoài. Mà hiện nay cuộc cạnh tranh đó không chỉ diễn ra giữa sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp mà như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “ Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước với nhà nước trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không…Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh sẽ tạo nên sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia”. (Trích bài: : “Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – Cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta”, công bố trên báo chí ngày 08/11/2006). Chính vì thế có thể nói nước ta sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh hơn ở tất cả các cấp độ nhưng trong đó cấp độ nhà nước là cấp độ chịu sức ép lớn nhất từ thị trường thế giới cũng như các nước trong khu vực. Bởi vậy, Nhà nước ta cần phải tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu định nghĩa thì: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về 2 mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội từ đầu người theo thời gian”. Nói theo cách này chúng ta có thể hiểu NLCT quốc gia phụ thuộc vào năng lực sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và vốn của một quốc gia. Còn theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), NLCT của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chúng ta cần quan tâm và cải thiện nhiều hơn nữa hệ thống các tiêu chí về năng lực cạnh tranh như: quản lý kinh tế vĩ mô, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin và nguồn nhân lực…. Bởi nếu không kịp thời được hoàn thiện thì tất yếu sẽ gây khó khăn, trở ngại rất lớn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Mà để nâng cao NLCT tầm vĩ mô (NLCT quốc gia) thì chúng ta cần phải từng bước nâng cao NLCT ở tầm vi mô. Trong đó cấp đầu tiên trong tầm vi mô có sức ảnh hưởng trực tiếp đến NLCT ở tầm vĩ mô đó là NLCT cấp tỉnh. Nếu mỗi tỉnh đều cố gắng và liên tục hoàn thiện các chỉ số để nâng cao NLCT của mình thì sẽ tạo nên một tổng thể môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tư hiệu quả nhất. Như vây, thực chất NLCT cấp tỉnh là khả năng ganh đua giữa các tỉnh nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phương trong mối quan hệ liên kết với những địa phương khác trong phạm vi quốc gia. Trong đó, chính quyền địa phương và doanh nghiệp là hai nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao NLCT cấp tỉnh. Chính quyền địa phương là cơ quan có nhiệm vụ tích cực tạo ra môi trường kinh doanh tốt trên cơ sở lợi thế so sánh của địa phương nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp tạo ta lợi thế cạnh tranh so với đối thủ để từ đó tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, tạo ta thu nhập cao cho người lao động và phát triển bền vững cho DN. Từ đó góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội và môi trường kinh doanh trong tỉnh. Mặt khác, trong hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền cấp tỉnh là cấp hành chính cao nhất và các quyết định của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển 3 nói chung của tỉnh. Trong khi cấp TW chỉ có thể ban hành những chủ trương, chính sách, biện pháp ở tầm vĩ mô mà khó có thể điều tiết ở tầm vi mô của từng tỉnh. Do đó những quy định, kế hoạch, chính sách cụ thể thực thi những quyết định của TW giao xuống cho tỉnh sẽ là cầu nối tạo điều kiện giúp DN phát triển hay gây khó khăn đó là vấn đề quan trọng nhất hiện nay. Chính điều đó đã lý giải tại sao có sự khác nhau giữa môi trường kinh doanh ở các tỉnh. Cũng cùng một Nhà nước điều hành, cùng một chế độ nhưng sao có những tỉnh khả năng thu hút đầu tư và tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhưng cũng có những tỉnh lại không mấy nhà đầu tư suy xét đến. Đó là vấn đề nan giải cho cả chính quyền địa phương cũng như các DN hiện nay. Như chúng ta thấy, có ai mà không muốn mình giàu thêm, có DN nào mà không muốn mở rộng, phát triển thị trường. Nhưng một trong số những vấn đề điển hình mà hầu như DN nào cũng gặp phải khi bắt đầu khởi sự kinh doanh đó là chi phí (CP) gia nhập thị trường. Hiện nay theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) thì chỉ số này đang có sự khác nhau khá lớn ở các tỉnh, vùng, miền trong cả nước. Theo báo cáo của VCCI kết hợp với Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) thì để đo lường chỉ số này người ta căn cứ theo các chỉ tiêu cụ thể như sau: - Thời gian đăng ký kinh doanh – số ngày. - Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung. - Số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt động. - Thời gian chờ đợi để được cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất. - % DN mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh. - % DN mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh. Bởi như chúng ta đã biết, theo Luật DN và các văn bản hướng dẫn thi hành, trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh là thống nhất ở tất cả các tỉnh, thành nhưng trên thực tế thì các trình tự và thời gian hoàn tất thủ tục luôn khác nhau ở mỗi tỉnh, mỗi vùng và đối với mỗi DN. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến NLCT chung 4 của mỗi tỉnh. Nó làm hạn chế sự phát triển của các DN hiện tại và khó thu hút đầu tư nội địa cũng như nước ngoài về địa bàn đó. Một ví dụ điển hình mà chúng ta có thể nhận thấy nhất đó là tỉnh Khánh Hòa chúng ta. Khánh Hòa, một tỉnh nằm dọc Duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều điều kiện thiên nhiên được tự nhiên ưu đãi. Là vùng đất có những điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng thuận lợi. Tuy nhiên nếu nhìn chung vào xu hướng phát triển chung của các ngành nghề trong tỉnh thì hầu như ai cũng nhận thấy được đặc điểm nổi bật nhất đó là tỉnh ta chủ yếu tập trung vào phát triển các loại hình kinh doanh về mảng dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn còn về các ngành nghề kinh doanh khác thuộc lĩnh vực công nghiệp thì tỉnh ta còn rất chậm phát triển. Vậy tại sao chúng ta lại không có “sức hút” giống như Đà Nẵng, TP. HCM,…vào các ngành công nghiệp khác như họ mà phải dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương để phát triển như hiện nay. Liệu 10 năm, 20 năm nữa khi tài nguyên thiên nhiên không còn sức tái tạo và sử dụng được nữa thì chúng ta sẽ ra sao? Xuất phát từ thực tế đó em chọn đề tài: “Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 2.1. Mục tiêu chung: Dựa trên các nghiên cứu của VCCI và VNCI làm rõ lý thuyết về NLCT cấp tỉnh (PCI)và nghiên cứu các chỉ số thành phần của PCI. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu lý thuyết về chỉ số chi phí gia nhập thị trường. Từ đó liên hệ, xử lý, đánh giá chỉ số đó của tỉnh Khánh Hòa qua các năm. Đồng thời từ số liệu của VCCI và kết quả khảo sát thực tế đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số CP gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh trnah của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tương nghiên cứu: 5 Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là chung các chỉ số PCI và cụ thể về chỉ số CP gia nhập thị trường qua các năm của tỉnh Khánh Hòa và liên hệ với một số địa khác. Đồng thời khảo sát thực nghiệm các DN và một số cơ quan chính quyền trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài đi sâu nghiên cứu chỉ số CP gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hòa trong đó có liên hệ với một số tỉnh, thành khác và chọn thời nghiên cứu từ tháng 2/2012 đến 6/2012. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu này dự kiến sẽ áp dụng một số phương pháp cụ thể như sau: (1) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Hệ thống lại các lý thuyết liên quan đến NLCT, NLCT quốc gia, NLCTcấp tỉnh - Các chỉ số đánh giá NLCT cấp tỉnh và đi sâu vào chỉ số CP gia nhập thị trường. - Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp tỉnh. (2) Phương pháp thu thập thông tin: nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập thông tin thứ cấp. - Thông tin thứ cấp sẽ được thu thập từ các cơ quan quản lý ngành, từ báo cáo của VCCI, từ web PCI. (3) Phương pháp xử lý thông tin: nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp tổng hợp so sánh. 5. Ý nghĩa của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: Hiện nay cơ sở lý thuyết về xếp hạng NLCT cấp tỉnh vẫn chưa được làm rõ tuy nhiên đề tài vận dụng những lý thuyết về cạnh tranh để làm rõ vấn đề từ đó áp dụng nó vào thực tế. - Ý nghĩa thực tế: Từ kết quả đánh giá chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hòa so sánh với một số địa phương khác đề tài đã khẳng định được những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quyền tỉnh Khánh Hòa trong cải thiện môi trường 6 kinh doanh, xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt động của chính quyền tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo và mở ra các hướng nghiên cứu mới cho những đề tài nghiên cứu sau này. Mặt khác đối với chính quyền địa phương, chỉ số PCI giúp chính quyền nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của địa phương mình trong công tác điều hành kinh tế, tạo áp lực thúc đẩy cải cách; chỉ ra những sáng kiến, chính sách tốt để các tỉnh tham khảo, học hỏi. Đối với các nhà đầu tư, chỉ số này cũng là một nguồn thông tin tham khảo trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào địa phương nào. 6. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: NLCT cấp tỉnh và chỉ số CP chi phí gia nhập thị trường. Chương 2: Thực trạng chỉ số CP gia nhập thị trường giai đoạn 2005 - 2011. Chương 3: Một số giải pháp cải thiện chỉ số CP gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa. 7 CHƯƠNG 1: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ CHỈ SỐ CHI PHÍ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG 1.1. Một số khái niệm: 1.1.1. Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh là khái niệm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết nối và tổ hợp hệ thống nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài ở các cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp DN với tư cách là những thực thể độc lập. Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt thì: “Năng lực” là “những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì đó” hay “là khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc” còn “Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác”. Từ đó ta có thể có khái niệm năng lực cạnh tranh là tập hợp những điều kiện vốn có hoặc khả năng đủ để giành thắng lợi, tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, DN hay quốc gia…) vì một mục tiêu nào đó. Tuy đến nay những vấn đề liên quan đến cạnh tranh đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân và các nhà nghiên cứu nhưng vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về NLCT trên các cấp độ: quốc gia, DN và sản phẩm. Vẫn chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn được thừa nhận về vấn đề này, do đó lý thuyết “chuẩn” vẫn là một câu hỏi cho tất cả những ai quan tâm. Thậm chí NLCT cùng cấp độ cũng có những phương pháp đánh giá khác nhau, chẳng hạn như đánh giá NLCT ở cấp độ quốc gia thì trên thế giới cũng đã có hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp này đều do một số Giáo sư đại học Havard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng. 8 1.1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của diễn đàn kinh tế thế giới WEF(1997) đã nêu: Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác. Theo đó để nâng cao năng lực cạnh tranh cho một nền kinh tế thì quốc gia đó phải làm thế nào để tăng tăng năng suất sản xuất quốc gia. Mà năng suất sản xuất của một quốc gia là yếu tố phụ thuộc vào năng suất sử dụng các nguồn lực con người, tài nguyên và vốn. Bởi chính tăng năng suất tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo lỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Chính vì thế chúng ta có thể hiểu năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định trước hết bằng mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và sự có mặt (hay thiếu vắng) các yếu tố quy định khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn trong các chính sách kinh tế đã được thực hiện. Năng lực cạnh tranh không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực. Các quốc gia cạnh tranh trong việc tạo ra môi trường kinh doanh và đầu tư hiệu quả nhất, tức là mang lại năng suất cao nhất. Chính phủ và DN là hai nhân đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao NLCT để phát triền kinh tế. Như vậy NLCT của một quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng bền vững, hấp dẫn, thu hút được đầu tư trong và ngoài nước, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho người dân. 1.1.3. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Như chúng ta đã biết, tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia, mọi địa phương. Để thực hiện điều đó thì mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều cần những chính sách và bước đi phù hợp với điều kiện của mình. Như nước ta hiện nay, để phù hợp với công cuộc đổi mới sau khi gia nhập WTO chính phủ đang 9 từng bước thực hiện chính sách phi tập trung hóa trong quản lý các địa phương đặc biệt là cấp tỉnh, thành. Theo đó, chính quyền Trung ương sẽ phân chia quyền hạn, trách nhiệm và thẩm quyền về quản lý kinh tế cho mỗi tỉnh, thành trên cả nước. Chính vì thế trong phạm vi quốc gia, hiện tại cũng xuất hiện sự ganh đua, cạnh tranh giữa các tỉnh, thành để tăng tốc độ phát triển, thu hút đầu tư nhiều hơn về tỉnh mình. Từ đó ta có khái niệm khả năng một địa phương cấp tỉnh trong thu hút các DN, các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu đã định được gọi là năng lực cạnh tranh của tỉnh đó. Do vậy, một tỉnh có NLCT cao thể hiện ở sự hấp dẫn về đầu tư và phát triển kinh doanh đối với các DN, nhà đầu tư hay tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đó. Trong khi cạnh tranh giữa các quốc gia là khả năng thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội có tính chất và phương thức cạnh tranh gay gắt hơn, đa dạng hơn thì trong phạm vi một quốc gia, cạnh tranh giữa các tỉnh lại có mức độ mềm dẻo và linh hoạt hơn. Đó là sự cạnh tranh giữa các tỉnh nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội dựa trên cơ sở lợi thế của địa phương đó đồng thời trong sự ganh đua có sự hợp tác, liên kết cùng phát triển. Vấn đề liên kết, hợp tác ở đây là sự liên kết và hợp tác giữa các ngành liên quan nhằm bổ sung, duy trì và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển giữa các tỉnh, thành. Sự liên kết đó không chỉ nhằm xóa bỏ mức độ giới hạn về địa giới để tạo ra các nguồn lực đầu vào (tài nguyên, đất đai, nguồn nhân lực..) với quy mô lớn hơn cho các nhà đầu tư mà còn giúp phân chia nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, liên kết giữa các địa phương, giữa các ngành trong các vùng mang tính bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, giúp duy trì và tăng cường NLCT cho các tỉnh. 10 Cơ hội Cấu trúc, chiến lược và cạnh tranh DN Điều kiện các nhân tố Điều kiện cầu Các ngành hổ trợ và liên quan Chính phủ Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter Vận dụng mô hình kim cương vào nghiên cứu xác định NLCT cấp tỉnh qua sơ đồ trên cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của chính quyền cấp tỉnh. Trong điều kiện phân cấp mạnh mẽ, chính quyền cấp tỉnh có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực đến sức hấp dẫn của các yếu tố đầu vào (nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tri thức nguồn vốn và cơ sở hạ tầng…); các yếu tố liên quan đầu ra(quy mô thị trường, tập quán tiêu dùng…); hệ thống các DN và nhà đầu tư tại địa phương, các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan. Đối với các yếu tố sản xuất thể hiện chủ yếu ở lĩnh vực đào tạo lao động (số lượng và chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo, dạy nghề, thông tin thị trường lao động…) và chất lượng cơ sở hạ tầng (đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh…) Trong phạm vi địa phương, chính quyền cấp tỉnh có thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ hỗ trợ DN (trợ giúp pháp lý, xúc tiến thương mại đầu tư…) hoặc khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển các dịch vụ hỗ trợ này. Đối với điều kiện cầu chính quyền địa phương có thể tác động lên thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN thông qua những dự báo, định hướng sản xuất nhưng sự 11 ảnh hưởng này không rõ nét như ở cấp quốc gia. Chính quyền tỉnh cũng có thể đóng vai trò là khách hàng trong một số trường hợp cần thiết. Sự ảnh hưởng của chính quyền cấp tỉnh lên yếu tố cơ cấu hệ thống DN, nhà đầu tư tại tỉnh khá rõ nét. Xuất phát từ định hướng chiến lược phát triển các ngành kinh tế của địa phương, chính quyền cấp tỉnh sẽ có những cơ chế chính sách cụ thể (như chính sách thuế, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, liên kết…) để khuyến khích mở rộng hay hạn chế đầu tư vào lĩnh vực nào đó. Do đó có thể thay đổi cơ cấu, hệ thống DN, nhà đầu tư tại tỉnh. Ngoài ra, cơ hội cũng có vai trò ảnh hưởng nhất định lên các nhân tố trong mô hình như sự phát triển khoa học công nghệ, cơ chế chính sách riêng của TW, hoạt động liên kết hợp tác của các địa phương khác đối với tỉnh. Như vậy, thực chất NLCT cấp tỉnh là khả năng cạnh tranh giữa các tỉnh nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế so sánh của địa phương trong mối quan hệ liên kết với những địa phương khác trong một quốc gia. 1.1.4. Năng lực cạnh tranh ngành Năng lực cạnh tranh của một ngành là khả năng của đạt năng suất cao, sử dụng đầu vào thấp nhất để tạo được nhiều đầu ra nhất trong một ngành. Trong cạnh tranh ngành chủ thể cạnh tranh là ngành. Cũng có thể hiểu năng lực cạnh tranh của một ngành là khả năng của ngành đó trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn các ngành khác trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Năng lực cạnh tranh ngành bị ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố : điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; trình độ phát triển khoa học- công nghệ; nguồn nhân lực; kết cấu hạ tầng; trình độ tổ chức quản lý ngành; thể chế kinh tế- xã hội. 1.1.5. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần, tạo thu nhập cao và phát triển bền vững. 12 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội lực của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Thực tế cho thấy, không có một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và hạn chế về mặt khác. Nhưng không phải vì thế mà các doanh nghiệp không thể tạo dựng được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình, có thể thông qua việc tạo ra sự khác biệt sản phẩm và dịch vụ, thỏa mãn được thị hiếu khách hàng bằng những cách thức mà đối thủ cạnh tranh không thể thực hiện hoặc bằng cách đi trước đón đầu, tạo ra nhu cầu mới cho khách hàng, tận dụng những nguồn lực có sẵn để tăng giá trị cho khách hàng đồng thời hạ thấp chi phí và giảm giá cả. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trong còn yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm - dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao, cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần 13 thực hiện việc đánh giá bằng cả định lượng và định tính. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở các ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng, thông tin và xúc tiến thương mại; năng lưc nghiên cứu và phát triển, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần, vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh một hay nhiều sản phẩm dịch vụ nên người ta còn phân biệt NLCT của DN với NLCT của sản phẩm dịch vụ. 1.1.6. Năng lực cạnh tranh sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh hay chậm khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện bởi những lợi thế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Nó được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên thị trường và phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung ứng, dịch vụ đi kèm, uy tín của DN, thương hiệu, quảng cáo và điều kiện mua bán. Chính vì thế ta có thể nói năng lực cạnh tranh của sản phẩm được tạo ra từ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. NLCT của sản phẩm cao không thể cao khi NLCT của bản thân doanh nghiệp thấp. Điều này cho thấy NLCT DN ảnh hưởng cơ bản và lâu dài đến NLCT sản phẩm. 1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 1.2.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Ngày nay, hầu hết ở các nước trên thế giới sự vững mạnh của khu vực kinh tế tư nhân được xem có vai trò then chốt đối với sự thịnh vượng của một nền kinh tế. Các nước có môi trường kinh tế thuận lợi, thúc đẩy cơ chế thị trường đều đạt được thành công trong khuyến khích đầu tư tư nhân, tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo. Những năm gần đây chúng ta đều có thể nhìn thấy rõ điều này. Từ khi Luật Doanh nghiệp 2000 được đưa vào thực hiện đến nay đã gỡ bỏ bớt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất