Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các dạng bài tập về mối quan hệ của các thành phần tự nhiên...

Tài liệu Các dạng bài tập về mối quan hệ của các thành phần tự nhiên

.DOC
10
661
147

Mô tả:

Chuyên đề: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Địa lí tự nhiên đại cương, là phần kiến thức cơ sở của địa lí tự nhiên với nhiều nội dung, kiến thức khá khó và trừu tượng. Một trong những nôị dung đó là đặc điểm và mối quan hệ của các thành phần tự nhiên. Chúng ta đẫ biết các thành phần tự nhiên ( địa chất, địa hình, khí hâu, thuỷ văn, thổ nhữơng và sinh vật) không tồn tại độc lập mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Đối với học sinh giỏi địa lí, để giúp các em nắm vững kiến thức và đặc biệt là hiểu sâu hơn nội dung này song song với việc cung cấp đầy đủ kiến thức cần rèn luyện cho các em các thao tác tư duy để hiểu rõ bản chất và mối liên hệ của các thành phần tự nhiên. 1 Trong khuôn khổ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X, tôi xin trình bày chuyên đề “ Các dạng bài tập về mối quan hệ của các thành phần tự nhiên” một cách ngắn gọn để trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Rất mong có được những đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để chuyên đề hoàn thiện hơn. B. NỘI DUNG: I. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN: Qua kinh nghiệm giảng dạy Địa lí trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh cũng như kì thi học sinh giỏi Quốc gia, tôi có thể phân các dạng bài tập về mối quan hệ của các thành phần tự nhiên thành những dạng bài tập như sau: 1. Các dạng bài tập phân theo yêu cầu của câu hỏi: 2 Theo cách phân chia này, các dạng bài tập về mối qua hệ của các thành phần tự nhiên được chia ra làm 4 dạng: * Dạng câu hỏi trình bày: Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất, dễ làm nhất vì đơn giản yêu cầu của câu hỏi là nêu hoặc phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên . Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản thì hoàn toàn có thể làm tốt câu hỏi này. Ví dụ: Căn cứ vào kiến thức đã học: - Nêu các nhân tố hình thành đất. - Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật. * Dạng câu hỏi phân tích: Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần nắm vững kiến thức để có thể đưa ra mối quan hệ hai chiều hoặc 3 nhiều chiều giữa các thành phần tự nhiên. Qua đó thấy được tác động qua lại lẫn nhau của các thành phần. Ví dụ: - Em hãy phân tích mối quan hệ giữa đất đai và sinh vật - Em hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu * Dạng câu hỏi chứng minh: Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần huy động kiến thức, nhất là những dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của bài để chứng minh cho nhận định đề bài yêu cầu. Để việc chứng minh thêm thuyết phục, rất cần có các số liệu , dẫn chứng để minh họa. Các số liệu, dẫn chứng này đã có thể có từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm là cần phải biết sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như các số liệu cần thiết để chứng minh, tránh lan man, dàn trải. Ví dụ: - Chứng minh rằng sông ngòi là hàm số của khí hậu. 4 - Chứng minh rằng thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. * Dạng câu hỏi giải thích: Dạng câu hỏi này nhìn chung so với ba dạng câu hỏi trên là khó hơn, không chỉ đòi hỏi học sinh nắm chắc kiến thức còn phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải thích cho phần nội dung đề bài yêu cầu. Ví dụ: như câu “ Giải thích vì sao khu vực Huế - Đà Nẵng lại là một trong những khu vực có lượng mưa lớn nhất nước ta?”, thì ngoài việc học sinh nắm chắc kiến thức phần khí hậu (gió mùa, fron, dải hội tụ nhiệt đới…) mà còn phải nắm được các kiến thức của các thành phần khác có liên quan như địa hình, sinh vật… 2. Các dạng bài tập phân theo phạm vi nội dung của yêu cầu: * Nội dung về mối quan hệ chỉ có hai thành phần tự nhiên: 5 Câu hỏi này chúng ta chỉ cần nắm chắc kiến thức của hai thành phần tự nhiên mà câu hỏi yêu cầu. Tuy nhiên, cần nhớ rõ phải chỉ ra được mối quan hệ hai chiều (tác động qua lại lẫn nhau) của hai đối tượng cần tìm hiểu. Ví dụ như: câu hỏi "Em hãy phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật" thì ngoài việc học sinh phải chỉ ra đất có vai trò gì đối với sự phát triển và phân bố của sinh vật, còn phải chỉ ra tác động ngược lại của sinh vật đến sự hình thành đất. * Nội dung về mối quan hệ tổng hợp ( nhiều thành phần tự nhiên với nhau): Đây là phần nội dung kiến thức rộng nhất, cũng đòi hỏi tư duy học sinh ở mức độ cao. Có thể chia ra thành 2 dạng: - Nội dung về mối quan hệ của nhiều thành phần tự nhiên đối với một thành phần. Ở đây cần chỉ ra tác động của các thành phần tự nhiên đến một nhân tố tự nhiên nhất định. 6 Ví dụ: + Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất. + Vì sao chế độ nước sông Cửu Long lại điều hoà hơn chế độ nướoc sông Hồng. - Nội dung về mối quan hệ của một thành phần đến các thành phần khác của tự nhiên. Ví dụ: + Chứng minh rằng mất rừng làm thay đổi bề mặt địa hình, chế độ dòng chảy sông ngòi và biến đổi khí hậu. + Vị trí địa lí nước ta có ảnh hưởng gì đến hệ thống tự nhiên? - Nội dung về mối quan hệ của các thành phần tự nhiên lẫn nhau. Đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi kiến thức tổng hợp, nhiều chiều. Ngoài ra kĩ năng tư duy ở mức cao như: tổng hợp, so sánh, đánh giá,…Đối với dạng câu hỏi ở phạm vi này học sinh cần nắm chắc kiến thức, sàng lọc và khái quát nó để vận dụng vào trả lời câu hỏi. 7 II. MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ : Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật Gợi ý trả lời - Sinh vật có quan hệ chủ đạo trong việc hình thành đất: + Sinh vật cung cấp vật chất hữu cơ cho đất ( cành khô, lá rụng, xác động vật,…). + Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn (là vật chất hữu cơ chủ yếu trong đất) + Động vật sống trong đất như giun, kiến, mối,… cũng góp phần làm thay đổi một số đặc tính lí hoá của đất và phân huỷ một số xác hữu cơ trong đất. - Các đặc tính lí, hoá và độ ẩm của đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố của sinh vật. Ví dụ: + Đất đỏ vàng ở vùng nhiệt đới ẩm có tầng dầy, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên có rất nhiều loài thực vật sinh trưởng và phát triển. + đất ngập mặn ở các vùng ven biển nhiệt đới thích hợp với các loài cây ưa mặn nên rừng ngập mặn với các 8 loài cây sú, vẹt, đước, mắn,…chỉ phân bố ở các bãi triều ven biển. Câu 2: Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam đối với hệ thống tự nhiên Gợi ý trả lời - Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Châu Á, nên đặc điểm cơ bản của thiên nhiên là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ( khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình, đất đai nhiệt đới ẩm gió mùa, sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa,…) - Do tiếp giáp với biển Đông nên thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển ( sinh vật phong phú, địa hình bờ biển đa dạng, khí ẩm ẩm ướt,…) - Ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, trên vành đai sinh khoáng châu Á - TBD trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật, nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng. 9 - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên, thàn các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo. - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan