Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Các cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện nay

.PDF
119
34
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƢƠNG HỒNG PHI C¸C C¥ CHÕ B¶O §¶M QUYÒN TIÕP CËN C¤NG Lý ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƢƠNG HỒNG PHI C¸C C¥ CHÕ B¶O §¶M QUYÒN TIÕP CËN C¤NG Lý ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: 8380101.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ CÔNG GIAO HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trƣơng Hồng Phi MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NH NG VẤN Đ L LUẬN CƠ CH V ẢO ĐẢM QUY N TI P CẬN CÔNG L Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........... 12 1.1. Khái niệm công lý và quyền tiếp cận công lý................................. 12 1.1.1. Khái niệm công lý .............................................................................. 12 1.1.2. Nhận định của học viên về quyền tiếp cận công lý ............................ 16 1.2. Chủ thể nội dung và ý nghĩa của việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý ......................................................................................... 17 1.2.1. Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý ............................. 17 1.2.2. Nội dung bảo đảm quyền tiếp cận công lý ......................................... 19 1.2.3. Chủ thể trong quan hệ về quyền tiếp cận công lý .............................. 20 1.3. Các cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận công lý .................................. 21 1.3.1. Sự bảo vệ pháp lý ............................................................................... 22 1.3.2. Cơ chế pháp lý .................................................................................... 23 1.3.3. Năng lực thực hiện quyền của ngƣời dân........................................... 27 1.4. Quyền tiếp cận công lý trong pháp luật quốc tế ............................ 30 Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ẢO ĐẢM QUY N TI P CẬN CÔNG L Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................. 36 2.1. ảo đảm về chính trị với quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 36 2.2. ảo đảm về pháp lý với quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 44 2.3. ảo đảm bằng cơ chế thực hiện quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay ............................................................................ 56 2.3.1. Các cơ chế tƣ pháp bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................... 56 2.3.2. Hoạt động tƣ vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý ................................. 75 2.4. Các rào cản việc tiếp cận công lý .................................................... 83 Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 87 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ẢO ĐẢM QUY N TI P CẬN CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................... 88 3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật........................................................ 88 3.2. Đổi mới tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận công lý ..................................................... 92 3.3. Hoàn thiện cơ chế bảo hiến để bảo đảm quyền tiếp cận công lý ..... 97 3.4. Đa dạng hoá các loại nguồn pháp luật để bảo vệ công lý ........... 101 3.5. Tăng cƣờng tiếp cận công lý qua hệ thống trợ giúp pháp lý...... 104 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 107 K T LUẬN .................................................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110 DANH MỤC CÁC TỪ VI T TẮT BLTTHS: Bộ Luật tố tụng Hình sự CQĐT: Cơ quan điều tra ĐHQGHN: Đại học Quốc Gia Hà Nội UNDP: Liên Hợp Quốc XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Công lý và đấu tranh cho quyền đƣợc tiếp cận công lý là hai vấn đề đặt ra từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại. Trải qua những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, đây luôn là những phạm trù thƣờng trực trong ý niệm của loài ngƣời. Cho đến hiện nay, nhận thức phổ biến của nhân loại đó là: công lý là nền tảng cho hoà bình, ổn định và sự phát triển của tất cả các xã hội. Mặc dù vậy, quan niệm về các thuộc tính của công lý ít nhiều vẫn còn có sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc, do phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan. Trong kỷ nguyên hiện đại, tiếp cận công lý không chỉ thuần túy là một mong ƣớc của các cá nhân, mà đã là một quyền con ngƣời cơ bản, là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, một hệ thống pháp luật. Theo luật nhân quyền quốc tế, các nhà nƣớc đều có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm công lý cho mọi ngƣời dân [13]. Ở Việt Nam, kể từ Đổi mới (1986) đến nay, Đảng và Nhà nƣớc đã thấy rõ sự cần thiết của việc bảo đảm công lý nhƣ là một yếu tố nền tảng cho việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã hiện thực hoá một phần tƣ tƣởng này thông qua việc đặt ra mục tiêu hoàn thiện hệ thống tƣ pháp theo hƣớng bảo vệ công lý, lẽ phải, lẽ công bằng: “Các cơ quan tƣ pháp phải thật sự là chỗ dựa của ngƣời dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con ngƣời”, “Xây dựng nền tƣ pháp vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý…” [11]. Các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng (năm 2011, 2016) đã tiếp tục khẳng định yêu cầu bảo vệ công lý trong Báo cáo chính trị [2]. 1 Từ định hƣớng quan trọng nêu trên của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung quy định tại Điều 102: “Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý…” [24]. Nhƣ vậy, công lý và bảo vệ công lý đã trở thành một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc ta hiện nay, đƣợc cả Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội thừa nhận và hƣớng tới nhƣ là một giá trị xã hội tiến bộ, nhân văn, gắn liền với sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về công lý và quyền tiếp cận công lý từ tất cả các góc độ, qua đó thể chế hoá đầy đủ và chính xác các quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề này vào hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi trong hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Tuy nhiên, những nghiên cứu về công lý và quyền tiếp cận công lý ở nƣớc ta cho đến nay vẫn còn rất ít, phạm vi nội dung còn hẹp, phân tích còn sơ sài, chủ yếu từ góc độ tiếp cận của luật học, chỉ gắn với một vấn đề chủ yếu là bảo đảm sự công bằng trong quá trình tố tụng. Nói cách khác, những nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam chưa mang tính chất toàn diện, hệ thống và cơ bản, mà mới chỉ mang tính chất ứng dụng một số tiêu chuẩn về tiếp cận công lý mà đƣợc một số tổ chức quốc tế đề xuất. Cách tiếp cận và nội dung nhƣ vậy hoàn toàn chƣa đủ để có thể thể chế hoá và triển khai thực hiện một chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc, đó là bảo đảm công lý cho ngƣời dân trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, trong đó đặc biệt là trong hoạt động của các cơ quan tƣ pháp (rộng hơn nhiều so với quá trình tố tụng). Nhƣ vậy, việc có thêm những nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về công lý và quyền tiếp cận công lý là rất cần thiết ở nƣớc ta hiện nay để khoả lấp khoảng trống tri thức về vấn đề đặc biệt quan trọng này. Những nghiên cứu nhƣ vậy sẽ giúp mở rộng tri thức về vấn đề; nhận thức rõ bản chất, đặc điểm, nội dung của vấn đề; kiểm định tính phù hợp của những lý thuyết phổ 2 biến trên thế giới về vấn đề này trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Tất cả những điều đó giúp đặt nền tảng lý luận khoa học cho việc cụ thể hoá các quan điểm, chính sách của Đảng, cũng nhƣ hoàn thiện khuôn khổ pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam về công lý và quyền tiếp cận công lý trong thời gian tới. Từ những phân tích trên, tác giả đã chọn đề tài: “Các cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Công lý và quyền tiếp cận công lý là những vấn đề đã đƣợc đề cập từ lâu bởi nhiều nhà tƣ tƣởng nƣớc ngoài. Ở Việt Nam, mặc dù đây là vấn đề khá mới, song cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này đƣợc công bố từ trƣớc tới nay. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nƣớc ngoài có thể kể nhƣ sau: - Cuốn: “The Theory of Justice” (Lý thuyết về công lý) của Rudolf Stammler (1856-1938), do Nhà xuất bản Macmilan ấn hành năm 1925 và đƣợc Nhà xuất bản Augustus M. Kelley Pubisher tái bản năm 1969. Trong cuốn sách này, Rudolf Stammler đã tập trung phân tích các quan điểm về công lý của các nhà tƣ tƣởng cổ đại, từ đó cố gắng làm rõ khái niệm công lý trong mối quan hệ với luật pháp, đặc biệt là luận giải những phƣơng thức bảo đảm công lý trong luật pháp. - Cuốn: “Justice According to Law” (Công lý dựa trên nền tảng luật pháp) của Nathan Roscoe Pound (1870-1964), do Nhà xuất bản Yale University Press ấn hành năm 1951. Trong cuốn sách này, Roscoe Pound đã hệ thống hóa và phân tích khía cạnh cơ bản của công lý và pháp luật. Ông cho rằng công lý là khát vọng của con ngƣời về một cuộc sống văn minh, đồng thời là một phẩm hạnh cá nhân, một quan niệm đạo đức hay một cơ chế kiểm soát xã hội. - Cuốn: “Justice” (Công lý) của Josef Pieper (1940-1997), do Nhà xuất bản Pantheon ấn hành năm 1955. Cuốn sách này tập trung làm rõ những luận 3 điểm của Thomas Aquinas (1225-1274, nhà tƣ tƣởng, nhà thần học nổi tiếng thời trung cổ ở châu Âu) về mối quan hệ giữa công lý và quyền, từ đó cho rằng các quyền là cái có trƣớc, công lý là điều xuất hiện sau, khi các quyền đƣợc thừa nhận thì công lý sẽ xuất hiện nếu các quyền bị vi phạm, do đó công lý chính là nghĩa vụ với ngƣời khác. - Cuốn: “A Theory of Justice” (Lý thuyết về công lý), của John Rawls (1921-2002) do Nhà xuất bản Belknap Press ấn hành năm 1977. Trong cuốn sách này, John Rawls đã đề xuất những quan điểm đƣợc xem nhƣ là học thuyết về hệ thống công bằng xã hội, trong đó ông cho rằng công lý là nền tảng cho hợp tác kinh tế và việc phân phối các lợi ích trong xã hội. - Cuốn: “Justice - Alternative Political Perspectives” (Công lý - Các triển vọng chính trị lựa chọn), của James P.Sterba, do Nhà xuất bản Đại học Notre Dame, Wadsworth Inc. ấn hành năm 1980. Trong cuốn sách này, James P.Sterba đã phân tích những chiều cạnh khác nhau của khái niệm công lý, các đặc tính cơ bản của trƣờng phái công lý chính nhƣ công lý tƣơng giao, công lý vị lợi, công lý tự do và công lý xã hội chủ nghĩa. - Cuốn: “Natural Justice” (Công lý tự nhiên) của Geofrey A Flick, do nhà xuất bản Butterworths ấn hành năm 1979, tái bản năm 1984. Cuốn sách tập trung luận giải về công lý tự nhiên nhƣ là nền tảng cho sự công bằng trong hoạt động tố tụng, để đảm bảo tòa án thực sự là thiết chế khách quan, công tâm, không thiên vị. Các nội dung cơ bản của cuốn sách bao gồm: Các nguyên tắc xét xử; Các nguyên tắc kiểm tra chứng cứ; Nghĩa vụ đƣa ra lý do; Các nguyên tắc khách quan, không thành kiến. - Cuốn: “Natural Law and Justice” (Luật tự nhiên và Công lý), của Lloyd L. Weinbeb, do nhà xuất bản Havard University Press ấn hành năm 1987. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích quan niệm về công lý trong luật tự nhiên và luật thực định, chỉ ra những khác biệt về ý tƣởng, giá trị và những 4 đóng góp của công lý với những phạm trù tự do và bình đẳng thông qua lăng kính của cả hai trƣờng phái luật tự nhiên và luật thực định. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nƣớc có thể kể nhƣ sau: - Cuốn: “Đây “công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Nhà xuất bản Sự thật, năm 1962. Cuốn sách này tập hợp một số bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công lý trong giai đoạn 1921-1926, trong đó tác giả phân tích một số khía cạnh của công lý nhƣng chủ yếu tập trung vào việc phê phán những hành động phi công lý của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa. - Cuốn: “Triết học kinh tế trong “Lí thuyết về công lý” của Nhà triết học Mĩ - John Rawls” của Trần Thảo Nguyên, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2006. Trong cuốn sách này, tác giả tập trung phân tích ý nghĩa và khả năng ứng dụng của học thuyết về công lý của John Rawls tại Việt Nam. Từ mệnh đề công lý nhƣ là công bằng của John Rawls, tác giả cho rằng công lý là cái gốc của công bằng, có ý nghĩa sâu sắc và khái quát hơn công bằng. - Báo cáo: “Tiếp cận pháp luật và tư pháp: Lý luận và thực tiễn” của Hội Luật gia Việt Nam thực hiện năm 2007. Báo cáo là kết quả nghiên cứu từ một dự án do Đại sứ quán Hoa Kỳ tài trợ. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên khảo cứu một cách toàn diện về vấn đề này ở Việt Nam. Báo cáo phân tích khái niệm tiếp cận công lý (gọi là tiếp cận pháp luật và tƣ pháp) và cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận công lý theo mô hình của UNDP, đồng thời đề xuất những giải pháp thúc đẩy quyền này ở Việt Nam. - Cuốn: “Quyền con người trong thi hành công lý” của Tòa án nhân dân tối cao, Nhà xuất bản lao động - xã hội, năm 2010. Cuốn sách gồm 15 chƣơng, cung cấp những thông tin nhằm giúp ngƣời đọc mà chủ yếu là cán bộ tòa án có kiến thức tƣơng đối toàn diện về các quyền cơ bản của con ngƣời và việc bảo đảm các quyền này trong quá trình thực thi công lý. 5 - Cuốn “Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến” của Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và NXB ĐHQG Hà Nội ấn hành năm 2011 (Phạm Hồng Thái, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao đồng chủ biên). Cuốn sách tập hợp 30 bài viết về nhiều vấn đề liên quan đến pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến của nhiều tác giả nƣớc ngoài và Việt Nam. Công lý và tiếp cận công lý là một nội dung đƣợc phân tích trong nhiều bài viết nhƣ là một điều kiện, vừa là kết quả của việc thực hiện các nguyên tắc pháp quyền. Việc bảo vệ công lý cũng là một yêu cầu của chủ nghĩa hợp hiến. - Báo cáo: “Chỉ số công lý - Thực trạng về Công bằng và Bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012” của Hội Luật gia Việt Nam và Chƣơng trình phát triển Liên hiệp quốc (tháng 7/2013). Báo cáo giới thiệu một hƣớng tiếp cận mới để đánh giá kết quả tiến trình cải cách luật pháp và tƣ pháp đang diễn ra, đó là Chỉ số công lý. Báo cáo cũng tổng hợp kết quả khảo sát Chỉ số công lý đƣợc thực hiện trên 21 tỉnh, thành phố vào năm 2012, dựa trên 5 nội dung: Khả năng tiếp cận, Công bằng, Liêm chính, Tin cậy và hiệu quả, Bảo đảm các quyền cơ bản. -Báo cáo: “Tiếp cận công lý trong hệ thống pháp lý đa kênh: Nghiên cứu điển hình về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), năm 2015. Báo cáo phân tích thực trạng tiếp cận công lý của những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng khả năng của nhóm phụ nữ này trong việc hƣởng thụ các quyền đƣợc tƣ vấn, trợ giúp pháp lý, và đƣợc bảo vệ bởi các cơ quan tƣ pháp. - Loạt báo cáo nghiên cứu và kỷ yếu hội thảo khoa học trong khuôn khổ Dự án “Tăng cƣờng tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” do Bộ Tƣ pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan pháp luật và tƣ pháp khác của Việt Nam thực hiện, Chƣơng trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tài 6 trợ thực hiện trong giai đoạn 2009-2014. Các báo cáo và kỷ yếu hội thảo khoa học này đề cập đến việc hoàn thiện các văn bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực nhƣ luật hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự, luật hình sự, luật kinh tế… theo hƣớng nâng cao việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của ngƣời dân, trong đó có quyền tiếp cận công lý. - Bài: “Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền” của Vũ Công Giao, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25, năm 2009. Bài viết phân tích khái niệm và đặc điểm của tiếp cận công lý, nền tảng của tiếp cận công lý và sự tƣơng thích giữa các nguyên tắc của tiếp cận công lý với các nguyên tắc của nền pháp quyền tại Việt Nam. - Bài: “Quyền tiếp cận công lý trong tố tụng hình sự” của Đinh Thế Hƣng, Tạp chí Nghề luật, số 1 năm 2011. Trong bài viết, tác giả luận giải khái niệm công lý nói chung và công lý trong tố tụng hình sự nói riêng, xác định quyền tiếp cận công lý trong tố tụng hình sự là một quyền con ngƣời cơ bản trong nhà nƣớc pháp quyền XHCN, đồng thời nhận diện những trở ngại trong quá trình tiếp cận công lý của hệ thống tố tụng hình sự tại Việt Nam. - Bài: “Về khái niệm “công lý” trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” của Nguyễn Xuân Tùng, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số tháng 11/2013. Bài viết tập trung phân tích sự hình thành và phát triển nhận thức về công lý từ khi hình thành Nhà nƣớc cách mạng nhân dân đến Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. - Bài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công lý” của Nguyễn Xuân Tùng, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 11/2013. Bài viết tập trung hệ thống, phân tích và làm rõ hơn tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công lý. Theo đó, công lý đƣợc khẳng định là một bộ phận quan trọng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời; về độc 7 lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nƣớc thật sự của dân, do dân, vì dân. - Bài: "Bảo đảm quyền tiếp cận công lý, quyền được trợ gi p pháp lý của người khuyết tật, sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế" của Trần Thái Dƣơng, đăng trên Tạp chí Luật học, số tháng 10 năm 2014. Từ những công trình đã nêu ở trên, có thể thấy ở trên thế giới vấn đề công lý đã đƣợc nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc, từ nhiều góc độ. Trong khi đó, ở Việt Nam công lý và tiếp cận công lý là những vấn đề đã đƣợc đề cập nhƣng còn rất ít. Mới chỉ có một vài học giả, nhà nghiên cứu (chủ yếu làm việc trên lĩnh vực luật học) viết về vấn đề này. Hầu hết những công trình nghiên cứu đề cập gián tiếp đến vấn đề công lý qua các phạm trù có liên quan nhƣ pháp quyền, dân chủ, nhân quyền, tƣ pháp độc lập, chủ nghĩa hợp hiến. Mới chỉ có một vài nghiên cứu trực tiếp về công lý nhƣng chƣa có công trình nào đề cập toàn diện và chuyên sâu về vấn đề này. Nói cách khác, có thể khẳng định có một khoảng cách rất lớn trong nghiên cứu lý luận về công lý và tiếp cận công lý giữa Việt Nam và các nƣớc khác trên thế giới. Thêm vào đó, có một khoảng trống rất lớn trong nhận thức lý luận về pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở nƣớc ta. Vì vậy, luận văn này vẫn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận văn là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam, qua đó chỉ ra những khoảng trống trong nhận thức và pháp luật hiện hành về vấn đề này ở nƣớc ta và đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam trong thời gian tới. 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn phải giải quyết đƣợc các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về quyền tiếp cận công lý và bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở trên thế giới và Việt Nam. Thứ hai, phân tích quy định về bảo đảm quyền tiếp cận công lý trong pháp luật Việt Nam từ trƣớc tới nay, đặc biệt là trong pháp luật hiện hành, chỉ ra những điểm tƣơng thích và chƣa tƣơng thích với quan điểm và tiêu chuẩn quốc tế và lý giải những nguyên nhân. Thứ ba, trên cơ sở giải quyết hai nhiệm vụ cụ thể nêu trên, luận văn đƣa ra những quan điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền tiếp cận công lý trong pháp luật hiện hành của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, xu hƣớng trên thế giới và những yêu cầu thực tiễn về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, hội nhập quốc tế của nƣớc ta. 4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung, do giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng chính sách,pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam. Những vấn đề thực tiễn thực thi pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận công lý cũng đƣợc đề cập, nhƣng chỉ ở mức độ khái quát, để làm cơ sở đánh giá khung khổ pháp luật về vấn đề này. - Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu khuôn khổ pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam (trong khoảng 5 năm gần đây). - Về mặt không gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về bảo đảm 9 quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam. Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan trên thế giới cũng đƣợc đề cập nhƣng chỉ ở mức độ khái quát, để thực hiện phân tích so sánh. 5. Cơ sở lý luận phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác –Lê nin. Tác giả đồng thời vận dụng các lý thuyết về công lý, pháp quyền và nhân quyền của nhiều nhà tƣ tƣởng khác trên thế giới để làm nền tảng cho việc phân tích làm rõ các vấn đề nghiên cứu đặt ra. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp luận nói trên, tác giả kết hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu: - Các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam (ở Chƣơng 1). - Các phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các văn bản pháp luật, tài liệu chuyên môn để đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở nƣớc ta hiện nay (ở Chƣơng 2). - Các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan điểm, giải pháp thúc đẩy quyền tiếp cận công lý ở nƣớc ta trong thời gian tới (ở Chƣơng 3). 6. nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là nghiên cứu tƣơng đối toàn diện về bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần củng cố những tri thức khoa học về bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam, đặc biệt là việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về vấn đề này ở nƣớc ta. 10 Với những điểm mới nhƣ vậy, luận văn là một tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan nhà nƣớc có liên quan trong quá trình hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận công lý trong những năm tới. Luận văn đồng thời là một học liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy các ngành luật hiến pháp và luật nhân quyền ở Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật khác ở nƣớc ta. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chương 1. Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay. Chương 2. Thực trạng chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay. Chương 3. Quan điểm, giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay. 11 Chƣơng 1 NH NG VẤN Đ L LUẬN CƠ CH V ẢO ĐẢM QUY N TI P CẬN CÔNG L Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Khái niệm công lý và quyền tiếp cận công lý 1.1.1. Khái niệm công lý Ngay từ thời kỳ cổ đại, cả ở phƣơng Đông và phƣơng Tây, công lý (justice) thƣờng đƣợc đồng nghĩa với khát vọng về tự do và công bằng. Ứớc nguyện về công lý đƣợc thể hiện qua nhiều câu chuyện thần thoại và những bộ sách kinh điển nổi tiếng để lại trong lịch sử. Ví dụ, thần thoại Hy Lạp ra đời khoảng từ 2000 - 1100 TCN đã khắc họa hình tƣợng nữ thần công lý Thémix một tay cầm cân, một tay cầm thanh kiếm, mắt bịt một băng vải để chứng tỏ sự vô tƣ, không thiên vị, xử lý nghiêm khắc đối với các hành động gian tà để đem lại sự ổn định và phát triển hài hòa của thế gian. Bộ luật Hammurabi, bộ luật thành văn cổ xƣa nhất của nhân loại ra đời khoảng từ 1792 - 1750 TCN đã nói đến công lý và coi công lý là cơ sở của nền cai trị nhân từ, công bằng nhằm đem lại sự thái bình và hạnh phúc cho ngƣời dân. Công lý cũng đƣợc minh họa trong vở kịch Antigone của Sophocle (496-406 TCN), trong đó nàng Antigone vì tình thƣơng, lẽ phải và đạo lý đã chống lại cƣờng quyền của vua Creon. Nhà triết học Hy lạp Plato (428- 348 TCN) cho rằng, công lý là một khái niệm thể hiện phẩm hạnh và sự hài hoà của con ngƣời với cộng đồng. Trong khi đó, theo Aristotle (384-322 TCN), công lý cốt ở việc đối xử bình đẳng với những ngƣời ngang nhau và bất bình đẳng với những ngƣời không ngang hàng, tƣơng xứng với sự khác nhau về địa vị của họ. Công lý đƣợc chia thành “công lý cải tạo” - nơi mà toà án sửa chữa lỗi lầm do một bên phạm đối với bên khác và “công lý phân phối” – tức là cách thức, nỗ lực cố gắng để 12 công bằng với mỗi ngƣời, đúng theo những gì mà ngƣời đó xứng đáng. Cicero (144-46 TCN) cho rằng, công lý là một phẩm hạnh quan trọng nhằm giữ xã hội thắt chặt bên nhau, nó cho phép chúng ta theo đuổi những điều tốt đẹp chung vì sự tồn tại của xã hội. Chức năng đầu tiên của công lý là giữ cho mỗi ngƣời khỏi làm những điều ác, có hại cho ngƣời khác [5, tr.129]. Trong thời trung cổ, công lý cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhà tƣ tƣởng. St.Augustine (354-420) cho rằng công lý cao hơn nhà nƣớc và là vĩnh cửu. Ông coi công lý là điểm tựa chính trị, đạo lý trong mỗi thể chế: Nếu không có công lý, nhà nước chỉ là một băng cướp có tổ chức mà thôi. Trong khi đó, Thomas Aquinas (1225- 1274) cho rằng, công lý cung cấp những tiêu chí quan trọng và cơ bản để đánh giá hiệu lực của các đạo luật thực định. Công lý tự nhiên cao hơn luật pháp, luật pháp không công bằng thì không phải là luật pháp (Unjust laws are not laws). Luật, theo Thomas Aquinas, là bất kỳ mệnh lệnh nào của lý tính do ngƣời cai quản xã hội đề ra vì hạnh phúc chung. Luật vĩnh cửu là luật của Chúa mà thông qua đó Chúa điều khiển thế giới, không làm cho các luật khác bắt nguồn từ nó trở nên thừa. Luật phải phản ánh nguyên lý của Đạo đức và luật tự nhiên. Loài ngƣời cụ thể hóa các nguyên lý, định đề của luật tự nhiên cần hƣớng đến cái thiện, làm việc thiện, tránh cái ác, bị lƣơng tâm hạn chế, và chống bất công [29, tr.248]. Trong thời cận hiện đại, những lý luận về tự do và công lý tiếp tục đƣợc thảo luận một cách sôi nổi và có hệ thống bởi các học giả nhƣ Montesquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1778), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Thomas Jefferson (1743-1826) ... Tuy nhiên, phải đến thời hiện đại, nhiều vấn đề của công lý mới đƣợc làm sáng tỏ. Ngƣời có nhiều công lao trong việc nghiên cứu về công lý trong thời hiện đại là J. Rawls (1921-2002). Công trình nghiên cứu đầu tiên của ông đƣợc xuất bản năm 1971 đã chỉ ra rằng, khái niệm về tự do và bình đẳng có thể đƣợc thống nhất lại với nhau trong cái mà 13 ông gọi là công lý - công bằng. Rawls gọi lý thuyết của ông là lý thuyết công lý như là sự công bằng. Câu hỏi công lý là gì đƣợc ông định nghĩa ngắn gọn trong mệnh đề “justice as fairness” (công lý là sự công bằng). Công lý nhƣ là sự công bằng là tâm điểm của toàn bộ học thuyết của Rawls. Trƣớc hết, Rawls quan tâm đến mối quan hệ giữa cái đúng - cái thiện và cái công bằng. Giữa chúng phải có sự sắp xếp theo một thứ tự nhất định: cái đúng (right) trƣớc cái thiện (good), rồi đến cái công lí nhƣ là cái công bằng. Đã là cái công bằng thì phải vừa là cái đúng và vừa phải là cái thiện. Điều ngƣợc lại thì chƣa chắc là công lý. Đó là theo cách lý giải của Rawls. Có cái đúng chƣa chắc đã là cái thiện và cái thiện chƣa chắc đã là cái đúng. Trong trƣờng hợp này chúng ta không có công bằng, tức là chúng ta không có công lý. Cái thiện trƣớc hết phải là cái đúng. Cũng nhƣ thế, cái công lý phải là cái đúng và phải là cái thiện. Chúng phải là một. Là một sự hoàn thiện tối cao trong những trật tự khác nhau của nhận thức. Chúng giúp cho mỗi ngƣời nhận thấy một cách chính xác lợi ích riêng của mình trong mọi tình huống, chúng bổ sung cho nhau, tôn vinh nhau và là điều kiện không thể thiếu đƣợc của cuộc sống của con ngƣời. Rawls cho rằng, công lý là mẫu mực của cuộc sống, là mục đích của cuộc sống, là cái tiên thiên của luật pháp, nó giúp cho luật pháp gìn giữ sự thanh bình của cuộc sống, đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế. Công lý nhƣ là cái thế thăng bằng của xã hội. Bản thân công lý, chính là nhƣ ở giữa, nếu thái quá sẽ là bất công, thiếu sót sẽ làm tổn hại xã hội. Công lý còn là bình đẳng, có khoảng cách nhƣ nhau giữa lợi ích và sự mất mát hay thua thiệt trong các quan hệ xã hội. Cho nên công lý nhƣ là sự công bằng. Đây cũng là lý lẽ làm căn cứ để Rawls bác bỏ lại thuyết vị lợi và vƣợt qua các lý thuyết kinh tế học đƣơng thời để kéo con ngƣời về với một đòi hỏi chính đáng và cao cả là cuộc sống của con ngƣời phải có công lý nhƣ là công bằng và dứt khoát phải có sự phân biệt giữa cái đúng, cái thiện và cái công bằng, để có 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan