Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Các bài thuốc chữa bệnh viêm tai...

Tài liệu Các bài thuốc chữa bệnh viêm tai

.DOCX
38
477
122

Mô tả:

Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai BÀI THƠ CHỮA BỆNH DÂN GIAN Chẳng may bị bỏng nước sôi. Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay. Chẳng may dầm đâm vào tay Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ. Vôi bắn vào mắt bất ngờ Nước đường hãy nhỏ không chờ một ai. Nhức răng cắn ngậm gừng tươi Hoặc múi tỏi nướng ở nơi đau nhiều. Khi bị xương hóc chớ kêu Ngậm viên C, xương sẽ tiêu dần dần. Viêm họng uống nước rau cần Bỏ thêm tí muối vài lần hết đau. Máu cam chảy, bày cho nhau Cục bông tẩm giấm nhét vào hết ngay. Trái nhàu chín vị thuốc hay Đắp vào mụn cóc ít ngày sẽ thôi Nếu bị Ong đốt nhớ bôi Một viên Aspirin vào vết đau Muốn lạc rang dầu giòn lâu Phun ít rượu trắng bắt đầu trộn lên Đợi cho khi lạc nguội thêm Rắc một chút muối đã rang khô vào Cá nướng không muốn tróc ít da nào Trước khi nướng, hãy xoa vào mặt da Một lớp mỡ mỏng, nhớ nha Lúc đầu đun lửa lớn, sau là lửa nhỏ hơn Cách khử mùi tanh của tôm Khi luộc, cần nhớ thêm vào miếng quế thơm Muốn cho cá hấp, béo ngậy hơn Để lên mình cá miếng mỡ gà, vậy thôi Nếu muốn Nách mình đỡ hôi Rau Ngò hãy nhớ ăn nhiều nghe không? Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 1 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai Hạn chế căn bệnh tăng xông (Cao huyết áp) Thường xuyên nhớ đến cái ông rau Cần Nhai sống, hoặc uống trà Gừng Nôn mửa sẽ hết, bạn đừng có quên Ngó Sen xào, không muốn thâm đen Trong khi xào, nhớ cho thêm nước vào Bị côn trùng đốt thì sao? Tinh dầu Tràm hãy bôi vào thật nhanh Nếu muốn bảo quản quả Chanh Cắt đôi (úp nửa còn) vào Dấm chua Gan (muốn giải độc) thì mua Mỗi tuần 2 - 3 quả trứng (ăn vừa vậy thôi :v) Rau Cải, không thiếu được rồi Uống thật nhiều nước, giúp hồi lại Gan Muốn da trắng trẻo, mịn màng Rửa, nước vo gạo đầu tiên, hàng ngày Nếu bị mồ hôi chân, tay Kiên trì ngâm nước muối mỗi ngày, bạn ơi Mồm ăn hành, tỏi bị hôi Cứ nhai một ít bã chè sẽ thơm Khi ngủ nhớ ôm gối ôm Hoặc nằm nghiêng trái, sẽ hết mồm NGÁY ò ó o Để miếng sườn rán không co Trước khi rán chúng, hãy tìm thớ gân Tìm thấy chớ có tần ngần Khía 2,3 phát 1 lần là ngon Muốn bóc hoa quả dễ hơn Nhúng vào nước nóng, đồng thời vớt ngay Thế rồi cứ lấy móng tay Bảo đảm sẽ được chén ngay dễ dàng Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 2 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai CHƯƠNG 1: BỆNH VỀ TAI 1. Bài thuốc cổ phương kết hợp Ngũ bội tử và phèn chua. Tùy theo vùng miền, có nơi kết hợp phèn chua với hẹ, có nơi dùng với lá na, có bệnh viện y học cổ truyền cũng dùng phèn chua phi lên để chữa viêm tai giữa. Nhưng Ngũ bội tử kết hợp với Phèn chua là tốt nhất vì Ngũ bội tử là vị thuốc có tác dụng làm se vết thương và kháng khuẩn cao. NGŨ BỘI TỬ: còn gọi là Tổ trùng muối, nghĩa là tổ con sâu trên Cây muối, là một vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tên khoa học là Galla sinensis. Thường được khai thác ở các tỉnh vùng cao phía Bắc như: Cao bằng, Hoàng liên sơn, … Ngũ bội tử có màu nâu xám, mùi hơi hắc GHI CHÚ: Trẻ trên 6 tháng là áp dụng được, người lớn cũng hiệu quả. PHÈN CHUA: Mua ở chợ NGŨ BỘI TỬ: Mua ở các tiệm thuốc bắc. CÁCH CHẾ BIẾN BÀI THUỐC Nguyên liệu: 30g Ngũ bội tử và 30g phèn chua. Cách làm: Bước 1: Cho 2 loại trên lên 1 miếng sắt, tìm miếng sắt nào dẹp rộng để lên bếp vừa là được, không dùng nồi nhôm, gay gang vì có thể làm giảm tác dụng của phèn chua. Bước 2: Đun trên bếp với lửa vừa đến khi phèn chua chảy ra quyện lại với ngũ bội tử là tắc bếp nhắc xuống. Khi tắt bếp ta sẽ có được một tảng hỗn hợp xốp màu trắng. Bước 3: Lấy phần màu trắng dùng chày nghiền nhỏ ra như bột và cho vào một chiếc lọ thủy tinh nhỏ để dùng dần. Lưu ý, mẹ nên mua lần 1-2 lạng Ngũ bội tử và Phèn chua để phòng ngừa bị hỏng phải làm lại (thương làm lần đầu mẹ kg quen sẽ làm hỏng thuốc. DÙNG THUỐC THỔI TAI CHO CON Bước 1: Mẹ vệ sinh tai cho con bằng bằng oxi già, dùng tăm bông lau sạch tai để cho khô. Bước 2: Sau đó cuộn tờ giấy sạch thành hình chiếc tẩu nhỏ cho một đầu vừa với lỗ tai của con. Cho thuốc vào đầu của chiếc tẩu và thổi vào tai đang Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 3 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai bị viêm chảy mủ. Mỗi lần cho vào lượng bột thuốc khoảng ¼ - 1/5 thìa cafe nhỏ (cở hạt đậu xanh) Mẹ làm 3 – 4 ngày liên tiếp là con hết viêm và chảy mủ, mỗi ngày 2 lần sáng và tối. Nếu đang cho con uống thuốc kháng sinh thì phải ngưng lại 1 – 2 ngày rồi mới áp dụng cách này. LƯU Ý - Trẻ hay người lớn đang uống kháng sinh mà áp dụng ngay trong ngày hay ngày hôm sau là không có hiệu quả đâu nha, phải ngưng ít nhất 24 tiếng sau khi uống kháng sinh mới áp dụng được. Có MẸ thổi tai cho con không hết vì lý do này. - Tai phải chảy mũ mới áp dụng hiệu quả, chỉ viêm và không chảy mũ không áp dụng được, thổi vào là nó đóng cặn trong tai. Chỉ áp dụng trường hợp tai bị chảy nước vàng hay nước mũ trắng đục có mùi hôi. Ngoài ra, nghe đơn giản nhưng khi làm thuốc thường phải làm 2-3 mẻ mới được 1 mẻ vì chưa quen, nên khi làm mà thấy chưa tự tin để dùng cho con thì mẹ lại làm lại cho chắc ăn. .......... 2. Bài thuốc chữa viêm tai giữa (chảy mủ) *Nguyên liệu: 1. Ngũ bội tử: 1/2 lạng 2. Phèn chua: 1/2 lạng *Cách làm: Cho 2 vị trên lên 1 miếng sắt để lên bếp đun lên đến khi phèn chua chảy ra quyện lại với ngũ bội (khi tắt bếp được một tảng hỗn hợp xốp) lấy phần màu trắng (xốp) nghiền nhỏ tinh như cám cho vào một chiếc lọ như vậy là ta được sản phẩm thuốc *Cách dùng: – Vệ sinh tai (trước khi thổi thuốc) bằng oxi già, lau thật sạch tai – Cuôn tờ giấy sạch thành hình chiếc tẩu (một đầu vừa với lỗ tai) – Cho thuốc vào đầu của chiếc tẩu và thổi vào tai (bị viêm chảy mủ) *Liều dùng: 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày 2 lần sáng và tối, mỗi lần lượng thuốc bằng một hạt đậu xanh Chú ý -Dừng sử dụng tất cả các loại kháng sinh 24h trước khi dùng thuốc này. Khi sử dụng thuốc này có thể dùng các loại thuốc như: Giảm sốt, long đờm Bài thuốc này chỉ sử dụng cho bệnh viêm tai giữa chảy mủ nếu chưa Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 4 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai chảy mủ ra ngoài (chưa thủng màng nhĩ) không được sử dụng bài thuốc này. 3. Bài thuốc của Lương y Nguyễn Thanh Bình Thể cấp tính: Do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm vào can đởm. Người bệnh có biểu hiện sốt, sợ lạnh, đau đầu, ù tai, đau trong tai, chảy mủ tai vàng đặc có dính máu, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Phép chữa: sơ phong thanh nhiệt; trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm. Sử dụng một trong các bài thuốc sau : – Sài hồ thanh can thang gia giảm: sài hồ, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, ngưu bàng tử, mỗi vị đều 12g; bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g. Nếu chảy máu mủ thì thêm sinh địa 16g, đan bì 12g. – Nếu sốt cao, ra mủ đặc có máu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ thì thêm kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g. – Nếu táo bón, thêm đại hoàng 6g. Nếu sốt ít, trong tai đau tức nhiều, mủ ra ít thì bỏ sinh địa, thêm ý dĩ 16g, thuyền thoái 6g, thạch xương bồ 6g, thương truật 6g. Thuốc đã hoàn viên rất dễ tan trong nước dễ sử dụng cho trẻ em. Âm dương cân bằng, gan thận, tỳ, khỏe, hết nóng trong người bệnh viêm tai giữa sẽ khỏi hoàn toàn không tái phát vì được chữa tận gốc bệnh viêm tai giữa bằng thuốc nam. Thể mạn tính: nếu đau kéo dài, không có sốt là do hư hỏa ở thận; nếu đau kéo dài kèm theo triệu chứng về tiêu hóa như ăn kém, gầy, tiêu chảy là do tỳ hư thấp nhiệt. Thể thận hư hóa viêm: Người bệnh có biểu hiện mủ tai ra thường xuyên, mủ loãng, tai ù nghe kém, hoa mắt chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, mạch tế sác. Phép chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. Cách chữa: Tri bá địa hoàng thang: thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, hoàng bá, mỗi vị đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tán bột làm viên, ngày uống 18g, chia làm 3 lần. Thể tỳ hư: Thường gặp ở trẻ em viêm tai giữa mãn tính. Trẻ có biểu hiện: chảy mủ tai lỏng kéo dài, sắc mặt vàng bủng, ăn kém chậm tiêu, đại tiện loãng, mệt mỏi, mạch hoãn nhược. Phép chữa: kiện tỳ hóa thấp. Cách chữa: Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 5 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai Thanh tỳ thang gia giảm: hoàng liên, bạch biển đậu, bạch thược, phục linh, cốc nha đều 8g; trạch tả 12g, sơn dược 12g, thuyền thoái 4g. tán bột làm viên, ngày uống 18g, chia làm 3 lần. 4. Chữa viêm tai chảy mủ bằng Đông y Cây bạch chỉ. Viêm tai chảy mủ thường gặp là viêm tai giữa. Đông y gọi bệnh này là nùng nhĩ. Bệnh được chia ra hai thể: cấp tính và mạn tính. Ở thể cấp tính bệnh nhân thường có sốt trong tai sưng đau, phù nề, thậm chí có mủ, chất mủ trắng hoặc xanh, vàng, có thể đặc, dính hoặc loãng, người bứt rứt khó chịu. Thể mạn tính thường do bệnh điều trị không dứt điểm để kéo dài, tai luôn trong tình trạng ẩm ướt, chảy mủ, có mùi hôi, sức nghe giảm, người bệnh cảm thấy đau tai, ù tai, chóng mặt. Đông y cho rằng nguyên nhân sinh bệnh là do can, đởm hỏa nhiệt hoặc phong quấy rối gây nên. Điều trị bệnh này có thể sử dụng một số bài thuốc sau: Đối với thể cấp tính - Tai sưng đau, chảy mủ nhiều, miệng đắng, họng khô, hoa mắt, tiểu tiện vàng sẻn. Phải sơ giải uất nhiệt ở thiếu dương kiêm thẩm thấp. Bài 1: Bán hạ 10g, cam thảo 8g, phục linh 12g, mộc thông 8g, bạch truật 12g, đẳng sâm 12g, sinh khương 8g, sa tiền tử 8g, trạch tả 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần. Bài 2: Sài hồ 12g, ngưu hoàng 10g, bồ công anh 30g, kim ngân hoa 30g, sơn chi tử 12g, long đởm thảo 15g, hoàng cầm 12g, bạc hà 10g. Sắc uống ngày một thang. - Trường hợp tâm phiền, mủ chảy ra khó khăn phải thanh can tả hỏa, tán phong trừ thấp, thác lý bài nùng. Bài 1: Hương phụ 10g, bạch thược 10g, địa cốt bì 10g, hoàng kỳ 15g, Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 6 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai bạch chỉ 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo 8g, đương quy 10g, sài hồ 10g, long đởm thảo 6g. Sắc uống. Bài 2: Sài hồ 12g, bán hạ 8g, sinh khương 10g, hoàng cầm 12g, sơn chi tử 12g, cam thảo 8g, long đởm thảo 12g, hạ khô thảo 12g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, liên kiều 12g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày một thang. Đối với thể mạn tính - Tai chảy mủ, tái phát nhiều lần, sắc mủ trắng hoặc vàng hoặc sẫm màu, đầu nặng tai ù, khó chịu. Phải dùng pháp thanh nhiệt, liễm thấp, thông hòa huyết mạch. Bài thuốc: Huyết kiệt 15g, nhi trà 15g, ngũ bội tử 20g, lô cam thạch nung 250g, ô tặc cốt bỏ vỏ cứng 100g, băng phiến 2g, nghiền mịn, trộn bột kép, đóng gói 6g. Ngày uống 2-3 lần mỗi lần một gói. - Trường hợp tai chảy mủ trong loãng lâu ngày không khỏi, kèm theo hay tắc mũi, chảy nước mũi phải thanh lý phế khí, hóa trọc thông khiếu. Bài thuốc: Hoàng cầm 10g, tử tô 10g, tân di hoa 10g, rễ lau 15g, thạch xương bồ 8g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 10g, sinh thảo 10g, kim ngân hoa 15g. Sắc uống ngày một thang. - Nếu tai chảy mủ kéo dài, chất mủ đặc dính, tai ù, sức nghe giảm, sườn trướng khó chịu, rêu lưỡi nhớt nhiều đờm do đàm ứ lấp khiếu, khí cơ không thông phải trừ đàm, khử ứ, hành khí, thông khiếu. Bài thuốc: Sài hồ 10g, xuyên khung 12g, đương quy 15g, mần tưới 10g, bạch linh 12g, hương phụ 10g, thạch xương bồ 12g, hồng hoa 10g, bán hạ 10g. Sắc uống ngày một thang. - Trường hợp tai chảy mủ lâu ngày lúc chảy lúc không, mủ loãng, đầu choáng tai ù, tâm phiền, lưng đùi yếu mỏi, sắc mặt đỏ bừng, có lúc tai rỉ mủ ra vàng dính đó là do thận âm bất túc hư hỏa ở trong bốc lên, nhiệt độc chưa thải trừ hết phải tư âm bổ thận, thoái nhiệt, giải độc thẩm thấp lợi khiếu. Bài thuốc: Thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g, mẫu đơn 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, bồ công anh 12g, kim ngân hoa 12g, khổ sâm 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần. Ngoài việc dùng thuốc uống trong có thể dùng thuốc rửa tại chỗ Bài 1: Hoàng liên 10g, băng phiến 4g, nghiền thật mịn, trộn đều thành thuốc bột. Rửa tai bằng nước ôxy già 10 thể tích cho sạch, lau khô, rồi rắc Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 7 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai một lượng thuốc vừa đủ 3-4 lần trong ngày, liên tục trong vài ngày. Bài 2: Ngũ bội tử 10g, băng phiến 3g, hoàng liên 5g, rượu trắng 40g. Ngũ bội tử sấy khô, nghiền vụn, hoàng liên thái nhỏ, 3 vị đem ngâm vào rượu 2-3 tuần. Rửa sạch tai bằng nước ôxy già rồi dùng rượu thuốc trên nhỏ vài ba giọt vào ống tai ngày 3 lần. 5. Bài thuốc hay chữa viêm tai giữa của Lương y Nguyễn Minh SKĐS - Theo Ðông y, nguyên nhân viêm tai giữa do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể. Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm khuẩn một phần hoặc toàn bộ tai giữa, thể hiện bằng sự tiết dịch viêm liên tục của tai giữa. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Theo Ðông y, nguyên nhân do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể. Thể cấp tính: Do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm vào can đởm. Người bệnh có biểu hiện sốt, sợ lạnh, đau đầu, ù tai, đau trong tai, chảy mủ tai vàng đặc có dính máu, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Phép chữa: sơ phong thanh nhiệt; trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm. Sử dụng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: Sài hồ thanh can thang gia giảm: sài hồ, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, ngưu bàng tử, mỗi vị đều 12g; bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g. Nếu chảy máu mủ thì thêm sinh địa 16g, đan bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, sinh địa, sa tiền tử, trạch tả, mỗi vị đều 12g; chi tử 8g, đương quy 8g, cam thảo 4g. Nếu sốt cao, ra mủ đặc có máu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ thì thêm kim ngân Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 8 of 38 Hoàng bá (vỏ than của cây hoàng bá) Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai hoa 16g, liên kiều 12g. Nếu táo bón, thêm đại hoàng 6g. Nếu sốt ít, trong tai đau tức nhiều, mủ ra ít thì bỏ sinh địa, thêm ý dĩ 16g, thuyền thoái 6g, thạch xương bồ 6g, thương truật 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Thể mạn tính: nếu đau kéo dài, không có sốt là do hư hỏa ở thận; nếu đau kéo dài kèm theo triệu chứng về tiêu hóa như ăn kém, gầy, tiêu chảy là do tỳ hư thấp nhiệt. Trong điều trị, chia làm 3 thể như sau: Thể can kinh thấp nhiệt: Người bệnh có biểu hiện tai đau nhức, mủ chảy đặc dính, mùi hôi, lượng nhiều. Phép chữa: thanh can lợi thấp. Dùng bài thuốc Long đởm tả can thang (như trên). Thể thận hư hóa viêm: Người bệnh có biểu hiện mủ tai ra thường xuyên, mủ loãng, tai ù nghe kém, hoa mắt chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, mạch tế sác. Phép chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. Dùng một trong các bài: Bài 1: Tri bá địa hoàng thang: thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, hoàng bá, mỗi vị đều 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tán bột làm viên, ngày uống 18g, chia làm 3 lần. Đẳng sâm Bài 2: Đại bổ âm hoàn: hoàng bá 12g, tri mẫu 12g, thục địa 16g, quy bản 16g. Sắc uống ngày 1 thang, hoặc làm viên, ngày uống 16g chia 3 lần, uống lâu dài. Thể tỳ hư: Thường gặp ở trẻ em viêm tai giữa mạn tính. Trẻ có biểu hiện: chảy mủ tai lỏng kéo dài, sắc mặt vàng bủng, ăn kém chậm tiêu, đại tiện loãng, mệt mỏi, mạch hoãn nhược. Phép chữa: kiện tỳ hóa thấp. Dùng một Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 9 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai trong các bài: Bài 1: Thanh tỳ thang gia giảm: hoàng liên, bạch biển đậu, bạch thược, phục linh, cốc nha đều 8g; trạch tả 12g, sơn dược 12g, thuyền thoái 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Sâm linh bạch truật tán gia giảm: đảng sâm 12g, bạch truật 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g, sơn dược 16g, biển đậu 16g, hoàng liên 8g, ý dĩ 12g, sa nhân 8g, liên nhục 12g, hoàng bá 8g, trần bì 8g, cát cánh 8g. Tất cả tán bột, ngày 20g chia 3 lần uống. Bài 3: Bổ trung ích khí thang gia giảm: đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, sài hồ 12g, thăng ma 8g, bạch truật 12g, đương quy 8g, cam thảo 4g, trần bì 6g, hoàng bá 8g, hoàng liên 8g, phục linh 12g. Tất cả tán bột, ngày uống 20g chia 3 lần. 6. Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tính với cây cứt lợn BS. Phạm Thu Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 10 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai SKĐS - Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong tai giữa gây chảy mủ tai dẫn đến nghe kém Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong tai giữa gây chảy mủ tai dẫn đến nghe kém. Bệnh xảy ra sau những đợt viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng cách. Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y hỗ trợ và dự phòng tái phát như sau: Thuốc uống Bài 1: Cây cứt lợn 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, thổ phục linh 20g, sài hồ 12g, bưởi bung 16g, kinh giới 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ nam 16g, nam tục đoạn 20g, ích mẫu 16g, nam hoàng bá 16g, hương phụ 12g, trần bì 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Chống viêm, chống ngứa, chống dị ứng, giảm tiết dịch. Bài 2: Sài hồ 10g, xuyên khung 12g, đương quy 15g, mần tưới 10g, bạch linh 12g, hương phụ 10g, thạch xương bồ 12g, hồng hoa 10g, bán hạ 10g. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình. Dùng trong trường hợp viêm tai giữa mạn tính, tai chảy mủ, tai ù, sức nghe giảm,… Bài 3: Hạ khô thảo 6g, sài đất 5g, kinh giới 5g, hoàng kì 5g, phòng sâm 5g, bạch linh 5g, bạch truật 5g, đinh lăng 6g, thổ phục linh 6g, mẫu lệ 5g, chi Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 11 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai tử 5g, cây cứt lợn 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Chống viêm, chống dị ứng, thông nhĩ, giảm đau, giảm tiết dịch. Thuốc nhỏ tai Có thể dùng một bài thuốc uống kết hợp với bài thuốc nhỏ tai. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc chứ không tự ý sử dụng bài thuốc này. Bài 1: Thạch xương bồ 16g, kinh giới 16g, hoàng kỳ 16g, hoàng liên 12g. Cho các vị vào nồi, đổ nước 300ml, sắc lọc bỏ bã lấy 60ml. Dùng bông y tế lọc nước thuốc 2 lần cho trong. Đóng vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Hằng ngày nhỏ tai 3 - 4 lần, mỗi lần 2 - 3 giọt. Công dụng: chống viêm chống ngứa, giảm đau, thông khiếu. Bài 2: Kinh giới, cây ngũ sắc, thạch xương bồ, thương nhĩ tử, trần bì mỗi vị 16g. Cho các vị vào ấm, đổ 150ml nước, đun còn khoảng 50ml. Rót nước thuốc ra, dùng bông y tế lọc 2 lần cho trong. Đóng vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần nhỏ 2 - 3 giọt, ngày 3 - 4 lần. Công dụng: diệt khuẩn, chống viêm, tiêu độc, giảm đau, giảm tiết dịch. Người bệnh cần lưu ý: Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng và tích cực điều trị các bệnh mũi - họng để phòng ngừa tái phát viêm tai giữa. Trước khi nhỏ thuốc rửa tai nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch lỗ tai và mủ tai. Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau quả tươi có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc và bổ sung vitamin nâng cao sức đề kháng của cơ thể. 7. Chữa bệnh viêm tai giữa theo đông y Lương y Nguyễn Hùng Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trẻ em mắc nhiều hơn. Viêm nhiễm thường dai dẳng gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nhiều trường hợp đã điều trị thuốc nhưng chỉ khỏi tạm thời, nếu thời tiết, độ ẩm thay đổi, bệnh lại tái phát. Người bệnh có biểu hiện đau nhức trong lỗ tai, ngứa ngáy, giảm thính lực, có tiếng ù trong tai kèm theo chảy nước hôi thối…Sau đây là một số bài thuốc uống và nhỏ tai để chữa bệnh này để bạn đọc tham khảo áp dụng: Thuốc uống Bài 1: nam hoàng bá 16g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 12g, thương nhĩ tử 12g, thổ phục linh 16g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, xuyên khung 10g, thiên niên kiện 10g, bạch chỉ bắc 8g, sài đất 16g, lá cây bưởi bung 16g, Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 12 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai thạch xương bồ 16g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: giảm đau, chống viêm, tiêu độc. Dùng 12 – 15 ngày liền. Bài 2: kinh giới 16g, thạch xương bồ 12g, thổ phục linh 16g, lá bưởi bung 16g, lá ngũ sắc 16g, lá đơn mặt trời 16g, bạch chỉ nam 16g, ngũ gia bì 12g, trần bì 10g, đinh lăng 16g, lạc tiên 16g, hoàng liên 10g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bưởi bung, ngũ sắc, đinh lăng, đơn mặt trời chống viêm mạnh; kinh giới, thạch xương bồ trừ phong ngứa; hoàng liên, sài hồ thanh nhiệt, giảm đau. Các vị hợp lại có tác dụng chống viêm, chống ngứa, diệt khuẩn. Bài 3: xuyên khung 10g, kinh giới 16g, cỏ hàn the 12g, thương nhĩ 16g, lá đinh lăng 16g, cam thảo đất 16g, bồ công anh 10g, sâm bố chính 16g, bạch chỉ bắc 8g, thiên niên kiện 10g, nhục quế 6g, thạch xương bồ 12g, đỗ trọng 10g, hoàng kỳ 12g, xạ can 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: chống viêm, thông nhĩ, giảm đau, tiêu độc. Thuốc nhỏ tai Nguyên liệu gồm kinh giới, cây ngũ sắc, thạch xương bồ, thương nhĩ tử, trần bì mỗi vị 16g. Cho các vị vào ấm, đổ 150ml nước, đun còn khoảng 50ml. Rót nước thuốc ra, dùng bông y tế lọc 2 lần, cho vào lọ nhỏ giọt để tủ lạnh. Mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt, ngày 3 lần, tối 1 lần. Công dụng: diệt khuẩn, chống viêm, tiêu độc, giảm đau, hết chảy nước. 8. Tham khảo cách chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính Chữa viêm tai giữa cấp và mãn tính bằng thuốc nam, y học dân tộc gọi là nhĩ nông, do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Bệnh lúc dầu là cấp tính nếu không chữa cẩn thận trở nên mãn tính và dễ tái phát . Phân loại thể bệnh và cách chữa 1/ Thể cấp tính: Do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm vào can, đởm a)Triệu chứng: Sốt , sợ lạnh , đau đầu, ù tai, đau trong ta ii, chảy mủ tai Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 13 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai vàng đặc, có dính máu, mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng b) Phương pháp chữa: Sơ phong , thanh nhiệt hoặc trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm Bài thuốc: Bài 1: sài hồ 12g Bạc hà 6g, long đởm thảo 12g , mộc thông 12g, hoàng cầm, 12g, Sa tiền tử 12g, Chi tử 8g, Trạch tả 12g, Đương qui 8g,, Sinh địa 12 g, Cam thảo 4g Nếu sốt cao, ra mủ đăc máu, mắt đỏ, chất lưỡi đỏ thêm kim ngân hoa 16g, liên kiều 12 g Nếu táo bón thêm đại hoàng 6g Nếu sốt ít trong tai thấy đau tức nhiều, mủ ra ít thì bỏ sinh địa, thêm ý dĩ 16g, thuyền thoái 6g , thạch xương bồ 6g, Thương truật 6g 2/ Thể mãn tính: Nếu có đợt cấp tính là do thấp nhiệt ở can kinh; nếu kéo dài không sốt , đau là do hư hỏa ở thận; nếu bệnh kéo dài kèm theo triệu chứng về tiêu hóa như ăn kém, gầy , ỉa chảy là do tỳ hư thấp nhiệt. a/ Can kinh thấp nhiệt: Đợt cấp của thể viêm tai giữa mãn tính Triệu chứng: Tai đau tức, mủ chảy đăc dính mùi hôi lượng nhiều. Phương pháp chữa : Thanh can lợi thấp Bài thuốc Long đởm tả can thang b/ Thể thận hư hay âm hư hỏa viêm Triệu chứng mủ ra thường xuyên, mủ loảng. tai ù, tai nghe kém, hoa mắt, chóng mặt ngủ ít, lưng gối mỏi đau, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phương pháp chữa : Dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu Bài 1: Trí bá đia hoàng thang ( hoàn) Lục vị gia hoàng bá 8g tri mẫu 8g Uống một ngày một thang hoặc làm viên hoàn uống một ngày 18g chia làm 3 lần ( uống kéo dài) 9. Một số bài thuốc nam chữa viêm tai giữa mạn tính Viêm tai giữa mạn tính là quá trình viêm tai giữa thời gian kéo dài nhiều tuần, đã được điều trị nhiều lần nhưng tiến triển chậm. Triệu chứng thường thấy là đau nhức, ngứa, sức nghe giảm dần, dịch tiết ra có mùi hôi thối, vì thế dân gian còn gọi là “thối tai”. Để điều trị, Đông y có những bài thuốc hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo. Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 14 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai Bài 1: Kinh giới, xương bồ, ngân hoa, liên kiều mỗi vị 20g; thổ phục linh 16g, cây cứt lợn 12g, quả ké 16g, bạch chỉ bắc 12g, xuyên khung 10g, lạc tiên 20g, hắc táo nhn 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 – 15 ngày là một liệu trình. Công dụng: chống viêm, chống dị ứng, an thần, giảm đau. Bài 2: Bạch chỉ nam 16g, cỏ sữa 16g, cỏ mực 20g, bạch mao căn 16g, sài hồ 12g, kê huyết đằng 20g, bồ công anh 20g, đinh lăng 16g, lá bưởi bung 16g, lá xương sông 16g, tang diệp 20g, cam thảo đất 16g, uất kim 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Cần dùng thuốc trong 10 ngày liền. Bài 3: Hoàng kỳ 20g, đinh lăng 20g, bồ công anh 20g, ngân hoa 12g, liên kiều 12g, thạch xương bồ 16g, huyền sâm 12g, cát cánh 12g, khổ sâm 12g, hoàng liên 10g, đương quy 12g, cam thảo 12g, mẫu lệ 12g, hương phụ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Gia giảm: - Nếu ù tai, trong tai có tiếng lục bục, gia: bán hạ 10g, hậu phác 10g, ngưu tất 12g. - Nếu nhức đầu khó ngủ, thần kinh căng thẳng, gia: hắc táo nhân 16g, viễn chí 12g, lá vông 20g. - Cơ thể suy nhược, người gầy da xanh, gia: hà thủ ô 16g, đương quy 16g, phòng sâm 16g. Trong khi uống thuốc, nên kết hợp nhỏ tai bằng bài thuốc: thạch xương bồ 16g, kinh giới 16g, hoàng kỳ 16g, hoàng liên 12g. Cho các vị vào nồi, đổ nước 300ml, sắc lọc bỏ bã lấy 60ml. Dùng bông y tế lọc nước thuốc 2 lần cho trong. Đóng vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Hằng ngày nhỏ tai 3 – 4 lần, mỗi lần 2 – 3 giọt. Thuốc này có tác dụng chống viêm chống ngứa, giảm đau, thông khiếu, là loại kháng sinh thực vật rất tốt. 10. Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng nhau thai ( vị thuốc tử hà sa) Để chữa viêm tai giữa cho trẻ, cha mẹ thường mong thầy thuốc chỉ Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 15 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai định dùng kháng sinh. Các bậc phụ huynh và ngay cả một số thầy thuốc chưa biết đến một phương pháp điều trị mới, nhẹ nhàng không kém, không gây tác dụng phụ mà hiệu quả lại hơn hẳn đó là dùng vị thuốc từ nhau thai ( từ hà sa). “Tử hà sa là nhau thai, còn gọi là Thai bàn, Nhân bào, Thai y tên khoa học Placenta Hominis, dùng làm thuốc lần đầu tiên được ghi trong sách Bản thảo thập di với tên Nhân bào là Thai bàn của người sản phụ không bệnh tật.” Vị thuốc từ hà sa “Theo sách Trung dược học: Trong Tử hà sa có nhiều loại kháng thể, những thành phần liên quan đến cơ chế máu đông (trong đó có yếu tố XIII là yếu tố ổn định fibrin), có nhiều loại hocmon như hocmon bài tiết sữa prolactin, hocmon thúc kích tố tuyến gíap, hocmon dục sản ., nhiều loại enzym, tiết tố sinh hồng cầu và polysaccharid.” 11. Chữa viêm tai giữa bằng y học hiện đại (thuốc tây) Viêm tai giữa tái phát khi người bệnh bị hơn 3 lần trong vòng 6 tháng hoặc từ 4 lần trở lên trong vòng 1 năm. Những yếu tố không bình thường của vòi eustachian thường là tác nhân quan trọng gây nhiễm trùng tai giữa. Vì vậy, bệnh thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi vì vòi eustachian của các cháu chưa trưởng thành và ngắn. Các bệnh siêu vi trùng đường hô hấp là nguyên nhân trực tiếp điển hình nhất dẫn đến viêm tai giữa vì chúng làm tổn thương màng hoạt dịch, gây phù, cản trở sự lưu thông của không khí, dịch và giảm chức năng đề kháng tại chỗ. Ngoài ra các yếu tố như: Chứng khe vòm miệng, hội chứng 3 nhiễm sắc thể X, viêm tai giữa trước 6 tháng tuổi, các bệnh thiếu miễn dịch bẩm sinh cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh. Chưa có một nghiên cứu nào khẳng định vai trò của dị ứng trong bệnh sinh của viêm tai giữa tái phát. Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa cấp tính thường thấy ở bệnh nhân viêm tai giữa tái phát thuộc nhóm Haemophilus influenze. Những đợt tái phát trong vòng một tháng thường do một loại vi khuẩn gây nên, trong khi đó những tái phát muộn hơn có thể do các chủng khác. Các phương pháp điều trị Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 16 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai Hiện chưa có một nghiên cứu cũng như tài liệu nào được dùng như phác đồ để chữa viêm tai giữa tái phát. Người ta thường áp dụng các phương pháp điều trị sau: - Dùng kháng sinh khi có đợt tái phát, sau 3-6 ngày thấy không đỡ thì đổi kháng sinh khác. - Dùng kháng sinh phòng tái phát. - Ðặt ống thông màng nhĩ. - Nạo VA (adenoiectomia). - Tiêm chủng ngừa pneumococcal đa chủng (Polyvalent). Theo các bác sĩ tai mũi họng, dùng kháng sinh phòng ngừa có hiệu quả rất thấp trong việc phòng các đợt tái phát. Ðặt ống thông màng nhĩ tốt hơn, nhưng cũng phải gây mê để thực hiện và ống rất hay bị rơi ra ngoài. Nạo VA thường không mang lại kết quả đáng kể. Chủng ngừa Pneumococcal thường không có tác dụng với trẻ em dưới 2 tuổi và cũng chỉ phòng được một trong những nguyên nhân gây bệnh cho trẻ lớn hơn. Chữa bằng nhau thai ( tử hà sa ) Một vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên Ðông – Tây y đã được nghiên cứu và điều trị hiệu quả trong những bệnh suy giảm miễn dịch, viêm nhiễm mãn tính là nhau thai, còn gọi là Tử hà sa. Các chuyên gia đã dùng bột khô của nhau thai để chữa cho 30 trẻ bị viêm tai giữa tái phát từ 1-8 tuổi. Lượng bột khô được dùng là 0,5-1g, 2 lần một ngày. Ðể khử trùng có thể rang nóng, đun cách thủy cùng mật ong. Ðể tiện dùng và dễ hấp thu hơn, có thể đóng thành viên con nhộng hoặc viên nang bằng bột tử hà sa trộn với bột bạch truật hoặc mộc hương theo tỷ lệ 1/1. Cách điều trị này rất có hiệu quả và ngăn chặn được hầu hết các đợt tái phát. Một đợt điều trị viêm tai giữa bằng nhau thai kéo dài khoảng 3-4 tháng. Ngoài khống chế được viêm tai giữa tái phát, tử hà sa còn làm tăng sức đề kháng, giúp sức khỏe của trẻ được cải thiện rất nhiều, biểu hiện bằng giảm hẳn tần số cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng thông thường. 12. Chữa viêm tai chảy mủ bằng đông y Viêm tai chảy mủ thường gặp là viêm tai giữa. Đông y gọi bệnh này là nùng nhĩ. Bệnh được chia ra hai thể: cấp tính và mạn tính. Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 17 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai Ở thể cấp tính bệnh nhân thường có sốt trong tai sưng đau, phù nề, thậm chí có mủ, chất mủ trắng hoặc xanh, vàng, có thể đặc, dính hoặc loãng, người bứt rứt khó chịu. Thể mạn tính thường do bệnh điều trị không dứt điểm để kéo dài, tai luôn trong tình trạng ẩm ướt, chảy mủ, có mùi hôi, sức nghe giảm, người bệnh cảm thấy đau tai, ù tai, chóng mặt. Đông y cho rằng nguyên nhân sinh bệnh là do can, đởm hỏa nhiệt hoặc phong quấy rối gây nên. Điều trị bệnh này có thể sử dụng một số bài thuốc sau: Đối với thể cấp tính - Tai sưng đau, chảy mủ nhiều, miệng đắng, họng khô, hoa mắt, tiểu tiện vàng sẻn. Phải sơ giải uất nhiệt ở thiếu dương kiêm thẩm thấp. Bài 1: Bán hạ 10g, cam thảo 8g, phục linh 12g, mộc thông 8g, bạch truật 12g, đẳng sâm 12g, sinh khương 8g, sa tiền tử 8g, trạch tả 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần. Bài 2: Sài hồ 12g, ngưu hoàng 10g, bồ công anh 30g, kim ngân hoa 30g, sơn chi tử 12g, long đởm thảo 15g, hoàng cầm 12g, bạc hà 10g. Sắc uống ngày một thang. - Trường hợp tâm phiền, mủ chảy ra khó khăn phải thanh can tả hỏa, tán phong trừ thấp, thác lý bài nùng. Bài 1: Hương phụ 10g, bạch thược 10g, địa cốt bì 10g, hoàng kỳ 15g, bạch chỉ 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo 8g, đương quy 10g, sài hồ 10g, long đởm thảo 6g. Sắc uống. Bài 2: Sài hồ 12g, bán hạ 8g, sinh khương 10g, hoàng cầm 12g, sơn chi tử 12g, cam thảo 8g, long đởm thảo 12g, hạ khô thảo 12g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, liên kiều 12g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày một thang. Đối với thể mạn tính - Tai chảy mủ, tái phát nhiều lần, sắc mủ trắng hoặc vàng hoặc sẫm màu, đầu nặng tai ù, khó chịu. Phải dùng pháp thanh nhiệt, liễm thấp, thông hòa huyết mạch. Bài thuốc: Huyết kiệt 15g, nhi trà 15g, ngũ bội tử 20g, lô cam thạch nung 250g, ô tặc cốt bỏ vỏ cứng 100g, băng phiến 2g, nghiền mịn, trộn bột kép, đóng gói 6g. Ngày uống 2-3 lần mỗi lần một gói. - Trường hợp tai chảy mủ trong loãng lâu ngày không khỏi, kèm theo hay tắc mũi, chảy nước mũi phải thanh lý phế khí, hóa trọc thông khiếu. Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 18 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai Bài thuốc: Hoàng cầm 10g, tử tô 10g, tân di hoa 10g, rễ lau 15g, thạch xương bồ 8g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 10g, sinh thảo 10g, kim ngân hoa 15g. Sắc uống ngày một thang. - Nếu tai chảy mủ kéo dài, chất mủ đặc dính, tai ù, sức nghe giảm, sườn trướng khó chịu, rêu lưỡi nhớt nhiều đờm do đàm ứ lấp khiếu, khí cơ không thông phải trừ đàm, khử ứ, hành khí, thông khiếu. Bài thuốc: Sài hồ 10g, xuyên khung 12g, đương quy 15g, mần tưới 10g, bạch linh 12g, hương phụ 10g, thạch xương bồ 12g, hồng hoa 10g, bán hạ 10g. Sắc uống ngày một thang. - Trường hợp tai chảy mủ lâu ngày lúc chảy lúc không, mủ loãng, đầu choáng tai ù, tâm phiền, lưng đùi yếu mỏi, sắc mặt đỏ bừng, có lúc tai rỉ mủ ra vàng dính đó là do thận âm bất túc hư hỏa ở trong bốc lên, nhiệt độc chưa thải trừ hết phải tư âm bổ thận, thoái nhiệt, giải độc thẩm thấp lợi khiếu. Bài thuốc: Thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g, mẫu đơn 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, bồ công anh 12g, kim ngân hoa 12g, khổ sâm 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần. Ngoài việc dùng thuốc uống trong có thể dùng thuốc rửa tại chỗ Bài 1: Hoàng liên 10g, băng phiến 4g, nghiền thật mịn, trộn đều thành thuốc bột. Rửa tai bằng nước ôxy già 10 thể tích cho sạch, lau khô, rồi rắc một lượng thuốc vừa đủ 3-4 lần trong ngày, liên tục trong vài ngày. Bài 2: Ngũ bội tử 10g, băng phiến 3g, hoàng liên 5g, rượu trắng 40g. Ngũ bội tử sấy khô, nghiền vụn, hoàng liên thái nhỏ, 3 vị đem ngâm vào rượu 2-3 tuần. Rửa sạch tai bằng nước ôxy già rồi dùng rượu thuốc trên nhỏ vài ba giọt vào ống tai ngày 3 lần. 13. Đông y chữa bệnh viêm tai giữa Viêm tai giữa là viêm niêm mạc trong buồng tai. Vi trùng bệnh chui vào buồng tai, khi sức đề kháng kém hoặc vi trùng sinh trưởng mạnh sẽ gây viêm. Biểu hiện của nó là đau ở trong lỗ tai (nhất là về ban đêm) gây ra sốt nóng, rét, mồm đắng, nước tiểu đỏ hoặc vàng, bí đại tiện, thính lực giảm. Nếu màng nhĩ bị thủng trong tai sẽ chảy mủ đau có thể giảm nhẹ, thường đồng thời viêm đầu vú. Thời kỳ cấp tính nếu không chữa triệt để sẽ trở thành viêm tai mãn tính, tùy thời tiết và sức khỏe, tai sẽ thường xuyên chảy mủ, lúc nhiều, lúc ít, kéo dài hàng vài năm. Đông y coi bệnh này là “cam tai”, do can Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 19 of 38 Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh – Bệnh Về Tai đản thấp nhiệt (hỏa) tà khí thịnh hành gây ra. I. Những điều cần biết - Tích cực chữa bệnh ở mũi và họng, để tránh vi trung chui vào tai gây ra viêm. - Không được hỉ mũi mạnh và tùy tiện rửa khoang mũi, không được cùng lúc hỉ cả hai bên mũi, nên hỉ từng bên một. - Mỗi khi cho thuốc vào tai, trước tiên phải dùng nước tiêu độc lau nhẹ nhàng rửa mủ và cặn thuốc. - Sau khi bơi lội lên bờ, nghiêng đầu rồi nhảy một chân, để nước trong tai chảy ra, tốt nhất dùng tăm bong hút nước ra. Người viêm tai mãn không nên bơi lội. - Thời kỳ cấp tính cần nghỉ ngơi, khi nằm nên nghiêng bên tai đau xuống dưới, để mủ chảy ra, bảo đàm buồng tai thong thoát. - Tăng cường tập thể dục và thể chất, tránh cảm cúm. - Kiêng ăn chất kích thích cay chát như gừng, hồ tiêu, rượu, thịt dê, ớt. - Không nên uống thuốc có tính nhiệt như: nhân sâm, quế chi, phụ tử, lộc nhung và viên đại bổ. - Nên ăn những thực phẩm giải nhiệt thanh đạm như: rau tươi, rau cần, mướp, cà, rau cả, dưa chuột, mướp đắng… II. Đông y chữa bệnh viêm tai giữa 1. Các bài thuốc Đông y - Nhãn đông đằng 30g, cam thảo tươi 10g, sắc uống, ngày 1 thang, uống liền 3-4 ngày. - Bồ công anh, sa tiền thảo, tử hoa địa đinh,, mỗi thứ 30g, ngày 1 thang, sắc chia uống làm 3 lần, uống liền 3-4 ngày. - Hoa cúc dại 12g, hạt hướng dương 10g, đan sâm 15g, trạch tả 15g, bạch hoa sà thiệt thảo 30g, sắc uống làm 2 lần. 2. Bằng cách ăn - Bí đỏ 30g, lá cửu long thổ châu tươi 13 mảnh, sắc từ 1 bát nước còn 1/2 bát, mỗi ngày 1 thang, uống liền 5 ngày. (Bài này chữa cho viêm tai giữa mãn thì tốt hơn). - Hạt y dĩ 18g, hoa kim ngân 12g, sài hồ 9g, ngao giáp 15g, ít đường đỏ. Trước tiên sắc kim hoa sài hồ, ngao giáp lấy nước, rồi cho 2 vị trên nấu Sưu tầm: Vũ Tiến Tuấn – 0972.246.583 Page 20 of 38
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng