Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cá rô và diazinon...

Tài liệu Cá rô và diazinon

.DOCX
6
278
115

Mô tả:

CÁ RÔ ĐỒNG Cá rô đồng (gọi đơn giản là cá rô) (danh pháp hai phần: Anabas testudineus) là loại cá sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ. Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị thương phẩm cao tuy rằng hơi nhiều xương. Kích thước cực đại của chúng có thể tới 250 mm. Đặc điểm Cá rô có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Các gờ của vảy và vây có màu sáng. Nắp mang cá có hình răng cưa. Chúng có một cơ quan hô hấp đặc biệt dưới mang là mang phụ, cho phép chúng có thể hấp thụ được ôxy trong không khí. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn: hàm răng ở giữa to hơn hai bên và răng có trên xương lá mía. Phân bố Cá rô thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao, mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch... Trên thế giới, cá rô phân bố trong khoảng vĩ độ 28° bắc - 10° nam, chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippines, châu Phi và các quần đảo giữa Ấn Độ và châu Úc là những khu vực có nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng (từ 22 - 30 °C). Độ sâu sinh trưởng: - 0 m. Chúng được biết đến với khả năng di cư từ ao hồ này sang ao hồ khác bằng cách vượt cạn (cá rô rạch), nhất là trong mùa mưa và thông thường diễn ra trong đêm. Sinh sản Cá rô đồng từ lúc nở đến lúc phát dục khoảng 7,5 - 8 tháng tuổi. Trọng lượng cá bình quân khoảng 50 - 70gam/con. Cá sẽ mang trứng vào khoảng tháng 11 Âm Lịch (với cá nuôi trong ao, khi trời trở lạnh) và tháng 4 - tháng 5 Âm lịch (với cá tự nhiên). Phân biệt đực - cái: cá đực có thân hình thon dài hơn so với cá cái. Cá đực phát dục có tinh dịch màu trắng, dùng tay vuốt nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây hậu môn, tinh dịch thoát ra có màu trắng sữa. Đây là lúc chính muồi của sự thành thục, cá đã sẵn sàng cho việc sinh sản. Với cá cái, khi mang trứng, bụng sẽ phình to, mềm. Nếu dùng tay vuốt nhẹ, trứng sẽ vọt ra ngoài báo hiệu cá đang sẵn sàng cho việc sinh sản. Cá đẻ trong tự nhiên: tự bắt cặp sinh sản. Sau những cơn mưa, hoặc mực nước thủy vực thay đổi (do thủy triều) là điều kiện ngoại cảnh thích hợp - kích thích cá sinh sản. Hình thức sinh sản: bắt cặp sinh sản. Do hưng phấn nên trong quá trình bắt cặp sinh sản, cả cá cái lẫn cá đực sẽ phóng lên khỏi mặt nước liên tục. Bãi đẻ của cá là ven những bờ ao, bờ ruộng - kênh - mương, nơi nước nông yên tĩnh và có nhiều cỏ - cây thủy sinh. Cá cái sẽ đẻ trứng vào trong nước, đồng thời với lúc trứng được đẻ ra cũng là lúc tinh trùng từ cá đực được phóng ra. Trứng ngay lập tức được thụ tinh và nổi lên trên mặt nước nhờ vào những lớp ván dầu màu vàng được phóng ra cùng lúc với trứng. Do cá không có tập tính bảo vệ trứng sau khi sinh sản (ngược lại đôi khi còn quay lại ăn cả trứng vừa đẻ ra) nên lượng trứng đẻ ra rất nhiều (bù trừ lượng hao hụt do không thụ tinh, do địch hại), thường > 3000 trứng/cá cái. Trứng sau khi thụ tinh 15 giờ sẽ bắt đầu nở thành cá bột. Thời gian nở phụ thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ từ 22 - 27 độ - phôi cá sẽ chết hoặc trứng nở sau 24h. Nhiệt độ từ 28 - 30 độ: trứng sẽ nở hoàn toàn từ 15 - 22 giờ. Nhiệt độ >30 độ, phôi sẽ chết hoặc cá bột nở ra sẽ bị dị hình. Trong sinh sản nhân tạo: sau khi lựa chọn những cá thể bố mẹ đã thành thục, người ta tiêm kích dục tố mang tên LRHa và cho cá bố mẹ vào những bể sinh sản hoặc lu, khạp có đậy nắp. Khi tiêm khoảng 8 giờ, cá sẽ sinh sản. Mục đích tiêm kích dục tố: cá đẻ đồng loạt sẽ chủ động về số lượng con giống, kích cỡ động loạt, chất lượng con giống Cá bột sau khi nở khoảng 12 giờ có thể tự kiếm mồi trong thủy vực. Cá bố mẹ sau khi sinh sản khoảng 1,5 tháng có thể tái phát dục và tiếp tục sinh sản. Thức ăn Cá rô là loài động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả các loài động vật thân mềm, cá con và thực vật, kể cả cỏ. Chúng có thể ăn các chất hữu cơ và vô cơ được coi là "bẩn" trong nước. Nó có thể ăn lẫn nhau trong trường hợp đói. Vì vậy phân cỡ rất quan trọng. Cá rô đồng có nhiều ở các đồng ruộng khu vực phía Bắc Ảnh hưởng của Cypermethrin lên sinh trưởng cá rô đồng Hoạt chất Cypermethrin rất độc đối với cá rô đồng, LC50-96 giờ là 23 µg/L. Khi tiếp xúc với Cypermethin ở nồng độ 0,2 µg/L và 5,8 µg/L tần suất đớp khí trời của cá rô tăng lần lượt 1,7 và 2,4 lần so với đối chứng nhưng có khuynh hướng giảm ở nồng độ 2,3 µg/L. Tạp chí Khoa học 2011:19b 197-208 Trường Đại học Cần Thơ 207 Khi tiếp xúc với Cypermethin, hệ số chuyển hóa thức ăn trong giai đoạn 1 - 30 ngày và 1 - 60 ngày thí nghiệm có khuynh hướng gia tăng (p>0,05) so với đối chứng. Tốc độ tăng trưởng tương đối của đối của cá có xu hướng giảm dần theo sự gia tăng nồng độ cypermethrin. Ở nồng độ 5,8 µg/L, SGR giảm 11,4% trong 30 ngày thí nghiệm và 3,2% so với đối chứng trong 60 ngày thí nghiệm. Khi nghiên cứu độc cấp tính của hoạt chất Cypermethrin đến thủy sinh vật có thể giới hạn trong thời gian 72giờ. Theo dõi diễn biến nồng độ Cypermethrin trong nước và đất trên ruộng sau khi phun và tác động của thuốc lên cá trong thực tế là rất cần thiết. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC DIỆT ỐC LÊN NGƯỠNG OXY VÀ CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP CỦA CÁ RÔ (Anabas testudineus) GIỐNG Khả năng chịu đựng của cá rô đối với ba loại thuốc diệt ốc DB, HL, và OS rất cao. Giá trị LC50-96g tính theo hoạt chất metaldehyde trong DB, HL và OS đối với cá rô là 43; 162 và 180 mg/L. Các chỉ tiêu sinh lý như CĐHH, ngưỡng oxy đều chịu ảnh hưởng bởi các loại hóa chất này trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thuốc OS an toàn cho cá rô khi mực nước trên ruộng lúc sử dụng từ 10 cm trở lên. ẢNH HƯỞNG THUỐC TRỪ SÂU CHỨA HOẠT CHẤT DIAZINON LÊN HOẠT TÍNH ENZYME CHOLINESTERASE Ở CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS): HIỆU ỨNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ OXY HÒA TAN Nhiệt độ từ 20 đến 30oC và oxy hoà tan trong khoảng < 2mg/L và >5mg/L xảy ra đồng thời không làm ảnh hưởng đến hoạt tính ChE trong não và thịt cá rô đồng. Khi môi trường nhiễm diazinon, oxy hòa tan không ảnh hưởng đến mức độ ức chế ChE của diazinon. Khi nhiệt độ tăng sẽ làm tăng ảnh hưởng của diazinon lên hoạt tính enzyme trong não và thịt cá rô.. Cấu tạo và đặc tính của Diazinon Diazinon là một hợp chất thuốc bảo vệ thực vật gốc lân hữu cơ, có tên hóa học là O,O-Diethyl O-[4methyl-6-(propan-2-yl)pyrimidin-2-yl] phosphorothioatevà công thức phân tử là C12H21N2O3PS. Diazinon dạng tinh thể không màu và dạng lỏng có màu vàng nâu, ít hòa tan trong nước, khoảng 40-60mg/L tùy nhiệt độ; hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ như cồn, benzene, toluene, hexan, cyclohexan, dichlomethan, acetone và tan hoàn toàn trong dầu hỏa. Diazinon được tổng hợp vào đầu thập niên 1950s và được đưa vào sử dụng để diệt trừ côn trùng nhóm đục thân trên lúa và một số cây trồng khác như cam quýt, nho, chuối, khóm, rau cải, khoai tây, củ cải đường, mía đường, cà phê, ca cao... Các sản phẩm thương mại của Diazinon trên thế giới và Việt Nam như Basudin, Diazan, Vibasa, Knox-out, Dazzel, Gardentox, Kayazol, Nucidol… Diazinon thường được chỉ định sử dụng ở liều dùng từ 0,6-0,96kg/ha. Diazinon gây độc cho sinh vật qua cơ chế làm giảm hoạt tính enzyme Acetylcholinesterase (AChE); enzyme có chức năng thủy phân Acetylcholine thành Choline và Acid Acetic (Hình 2a). Khi AChE bị ức chế bởi Diazinon thì Acetylcholine không được thủy phân nên sẽ tích tụ ở các đầu nối thần kinh (Hình 2b), dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác nhau. Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho thấy đa số thủy sinh vật sẽ chết khi AChE bị ức chế hơn 70% mức bình thường; giới hạn chấp nhận cho AChE bị ức chế không vượt quá 30%. Công thức cấu tạo của Diazinon có liên kết P=S (Hình 1); AChE ít nhạy cảm với liên kết P=S nhưng rất nhạy cảm với liên kết P=O là sản phẩm trung gian (Diazoxon) do Diazinon bị chuyển hóa sinh học. Diazinon bị phân hủy nhanh ở môi trường acid và kiềm nhưng tồn tại lâu ở môi trường trung tính; thời gian bán hủy (DT50) trong nước ở 20oC, pH 3,1, 7,4 và 10,4 lần lượt là là 11,77 giờ, 185 ngày và 6 ngày. Trong thực tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nồng độ Diazinon trong nước trên ruộng sau 1 giờ phun bằng liều chỉ dẫn dao động từ 8-711µg/L và giảm dưới ngưỡng phát hiện (0,3µg/L) sau 5 ngày. Trong đất thời gian bán hủy của Diazinon dao động từ 2-4 tuần. Các vi khuẩn như Arthrobacter, Streptomyces có khả năng phân hủy nhanh Diazinon. Thời gian bán hủy của Diazinon trong nước dưới tác động của ánh sáng mặt trời là 24,6 ngày. Sử dụng Diazinon trong nuôi trồng thủy sản Trong nuôi trồng thủy sản, Diazinon được sử dụng để diệt giáp xác trong các ao nuôi tôm và sán lá trong các trại tôm giống (Graslund and Bengtsson, 2001). Ảnh hưởng của Diazinon đối với thủy sinh vật Diazinon khá độc đối với các loài thủy sinh vật. Nồng độ gây độc cấp tính của Diazinon (LC50 hoặc EC50) đối với đa số loài thủy sinh vật thường nhỏ hơn 1 mg/L. Giá trị LC50của Diazinon đối với các nhóm giáp xác bậc thấp như nhóm giáp xác râu ngành nhỏ hơn các nhóm tôm và cá (Bảng 1); nồng độ Diazinon trong nước trên ruộng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sau một giờ phun cao hơn giá trị LC50của các nhóm giáp xác bậc thấp nhiều lần. Qua đó cho thấy ở nồng độ thấp dù chưa gây chết tôm, cá nhưng đã làm chết các nhóm giáp xác bậc thấp vốn là thức ăn cho các loài tôm, cá. Như vậy, Diazinon đã gây ảnh hưởng gián tiếp đến các loài tôm, cá có giá trị thưc phẩm hay kinh tế cho con người. Ngoài ra, ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết cho tôm, cá, Diazinon còn làm ảnh hưởng lâu dài đến hoạt tính enzyme AChE, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường về thần kinh của sinh vật. Thực nghiệm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy sau một lần phun Diazinon cho lúa, dù cá Lóc (Channa striata) và cá Rô (Anabas testudineus) được bố trí trên ruộng lúa hay ở mương bao quanh ruộng thì hoạt tính ChE đều bị ức chế đến khoảng 70% sau một ngày phun; tỷ lệ ức chế dù có giảm dần theo thời gian sau khi phun nhưng vẫn luôn cao hơn ngưỡng giới hạn cho phép không ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh bình thườngcủa đa số sinh vật trong suốt 3 tuần sau khi phun. Một số nghiên cứu cho thấy khi AChE bị ức chế dù chưa đến mức làm chết thủy sinh vật nhưng làm tăng co rút cơ, giảm khả năng bơi lội để bắt mồi hay lẫn tránh kẻ thù. Các ảnh hưởng này có thể làm suy giảm sinh trưởng và tồn tại của thủy sinh vật. Diazinon ít tích tụ sinh học. Nồng độ Diazinon có thể đạt cực đại trong thủy sinh vật sau 2-4 ngày phơi nhiễm; nhanh chóng được chuyển hóa sinh học và đào thải ra khỏi thủy sinh vật (cá, tôm) sau 1 đến 3 ngày sau khi ngừng phơi nhiễm. Ảnh hưởng của Diazinon sức khỏe của người và động vật Liều lượng gây độc cấp tính (LD50) của Diazinon đối với động vật trên cạn cao hơn động vật thủy sinh, giá trị LD50 khoảng đối với chuột (rat) 1250mg/kg, đối với chuột nhắt (mice) từ 80-135mg/kg, với thỏ là 400mg/kg. Diazinon rất độc đối với chim, LD50 dao động từ 3,5 – 4,3mg/kg. Diazinon có hệ số Koc = 103 nên có khuynh hướng bám vào các vật chất hữu cơ như đất hay bùn đáy và ít bị rửa trôi. Diazinon được phát hiện trong nước ngầm ở Califonia và nước cấp ở Canada và Nhật. Qua đó cho thấy sử dụng Diazinon có khả năng làm nhiễm bẩn nước cấp và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ở người và động vật, Diazinon được chuyển hóa sinh học và đào thải khá nhanh, thời gian bán hủy trong cơ thể động vật khoảng 12 giờ, đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và phân. Một số trường hợp như ở trâu, bò, Diazinon có thể tích tụ ở mô mở nhưng sẽ bị đào thải trong khoảng 2 tuần sau khi ngừng phơi nhiễm. Diazinon không gây ung thư. Nồng độ Diazinon an toàn cho người được ước tính khoảng 20µg/kg/ngày, với chuột khoảng 100µg/kg/ngày. Tóm lại, Diazinon rất độc đối với động vật không xương sống và tôm, cá. Sử dụng Diazinon trong canh tác nông nghiệp có thể làm nhiễm bẩn môi trường và suy giảm sự đa dạng sinh học Hệ thống thủy lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chưa được xây dựng hoàn chỉnh; hệ thống cấp nước cho canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đan xen nhau nên sử dụng Diazinon không những làm ảnh hưởng đến thủy sinh vật ngoài tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến các loài thủy sản nuôi. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng loại hóa chất này trong sản xuất nông nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng