Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Cá nhân 2 công pháp, lực lượng cảnh sát biển của merca có quyền khám xét và bắt ...

Tài liệu Cá nhân 2 công pháp, lực lượng cảnh sát biển của merca có quyền khám xét và bắt giữ không tại sao ( 8 điểm)(

.DOC
4
119
76

Mô tả:

1. Lực lượng cảnh sát biển của Merca có quyền khám xét và bắt giữ không? tại sao? Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và vùng tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế các thuyền nước ngoài. Theo tình huống đưa ra ngày 25/6/2011, tàu thương mại X, treo cờ của quốc gia Lada, đã tiến hành đổ rác thải công nghiệp tại vùng biển chỉ cách đường cơ sở của quốc gia Merca khoảng 20 hải lý. Mà theo luật biển 1982 thì “...Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.”(1), như vậy tàu thương mại X, của quốc gia Lada đã có hành vi xâm phạm và đổ rác thải công nghiệp trong vùng biển mà Merca có đầy đủ quyền tài phán. Đây là vùng biển tiếp giáp lãnh hải, nằm trong vùng biển “đặc quyền kinh tế”(2) của quốc gia Merca, sự tồn tại của vùng tiếp giáp này nhằm ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và các quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải và sẽ trừng trị khi có những vi phạm trên lãnh hải đó. Tàu của Lada đã không tôn trọng luật và qui định của quốc gia ven biển Merca về quyền đi qua không gây hại đến an ninh, hòa bình, và đặc biệt là bảo vệ môi trường biển, vậy lực lượng cảnh sát biển Merca có thể căn cứ theo Điều 73 Công ước của liên hợp quốc 1982 về Thi hành các luật và quy định của quốc gia ven biển để bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật: “...Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước.” Và theo Điều 220, qui định các quyền hạn của quốc gia ven biển:“...Khi một quốc gia có các lý do xác đáng để cho rằng một chiếc tàu đi trong vùng đặc quyền kinh tế hay trong lãnh hải của mình đã gây ra một vụ vi phạm trong vùng 1 2 xem: Điều 33, Công ước của liên hợp quốc 1982 về luật biển . xem: Điều 55, Công ước của liên hợp quốc 1982 về luật biển. 1 đặc quyền kinh tế đã nêu ở khoản 3 dẫn đến những việc thải đổ nghiêm trọng vào môi trường biển, đã gây ra hoặc có nguy cơ gây ra ở môi trường biển này một vụ ô nhiễm đáng kể, quốc gia có thể tiến hành kiểm tra cụ thể con tàu để xác minh xem có phải đã có sự vi phạm không...”. Như vậy hành vi đổ rác thải công nghiệp trên biển của tàu X thuộc quốc gia Lada đã vi phạm các quy định của luật biển 1982 nên lực lượng cảnh sát biển của Merca có quyền khám xét và bắt giữ. “Khi có chứng cứ chứng tỏ rằng một chiếc tàu đi trong vùng đặc quyền về kinh tế hay lãnh hải của một quốc gia đã gây ra trong vùng đặc quyền về kinh tế một vụ vi phạm đã nêu ở khoản 3 dẫn đến những việc thải đổ gây hoặc có nguy cơ gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho vùng duyên hải hay cho các lợi ích có liên quan của quốc gia ven biển hay cho tất cả tài nguyên của lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của mình, thì quốc gia đó, với điều kiện tuân thủ Mục 7 và nếu có các chứng cứ chứng minh được điều trên, có thể tiến hành khởi tố, nhất là ra lệnh giữ con tàu lại theo đúng luật trong nước của mình.”. 2. Ông Daniel Fabuleux có thể bị bắt giữ và xét xử theo pháp luật của Merca không? Tại sao? Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là những quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước tiếp nhận phù hợp với luật quốc tế, dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ ngoại giao của cơ quan đó. Theo khoản 1 Điều 37 Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao “ Các thành viên gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với người đó, nếu không phải là công dân nước tiếp nhận, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các điều từ 29 đến 36”. Trong tình huống thì ông Daniel Fabuleux tuy là con của Đại sứ Lada nhưng không cùng sống chung theo như quy định của điều trên, Ông Daniel Fabuleux, là thuyền trưởng của tàu X và có hành vi đổ rác thải công nghiệp trong vùng biển tiếp giáp lãnh hải của Merca. Nên Ông Daniel Fabuleux có thể bị bắt giữ và xét xử theo pháp luật của Merca. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007. 2. Lê Mai Anh, Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2005. 3. Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về luật biển. 4. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao 1961. ĐỀ SỐ 8 3 Ngày 25/6/2011, tàu thương mại X, treo cờ của quốc gia Lada, tiến hành đổ rác thải công nghiệp tại vùng biển cách đường cơ sở của quốc gia Merca khoảng 20 hải lý. Phát hiện hành vi nói trên, lực lượng cảnh sát biển của Merca đã tiến hành khám xét để làm sáng tỏ vụ việc. Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền của Merca quyết định bắt giữ và đưa tàu X cũng như toàn bộ thủy thủ đoàn về cảng gần nhất để giải quyết theo quy định của pháp luật . Ông Daniel Fabuleux, thuyền trưởng tàu X, cho rằng hành vi khám xét và bắt giữ của lực lượng cảnh sát biển Merca là bất hợp pháp với những lí do sau: (i) tàu X treo cờ của quốc gia Lada nên chỉ quốc gia này mới có thẩm quyền; (ii) tàu X đang thực hiện tự do hàng hải, không đi vào các vùng biển thuộc chủ quyền của Merca nên quốc gia này không có quyền bắt giữ; (iii) với tư cách là con của Đại sứ Lada không thể bị bắt giữ và xét xử. Hãy cho biết: -Lực lượng cảnh sát biển của Merca có quyền khám xét và bắt giữ không? tại sao? - Ông Daniel Fabuleux có thể bị bắt giữ và xét xử theo pháp luật của Merca không? Tại sao? 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan