Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cà mau trong khởi nghĩa nam kỳ...

Tài liệu Cà mau trong khởi nghĩa nam kỳ

.PDF
81
338
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƢ PHẠM BỘ MÔN SƢ PHẠM LỊCH SỬ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ Đề tài: CÀ MAU TRONG KHỞI NGHĨA NAM KỲ Cán bộ hƣớng dẫn: Ths: TRẦN MINH THUẬN Sinh viên thực hiện: TRẦN BÍCH HUYỀN MSSV: 6095940 Lớp: Sƣ phạm Lịch sử K35 Cần Thơ, 5/2013 LỜI CÁM ƠN Sau một thời gian tìm hiểu và thu thập thông tin, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “ Khởi nghĩa Nam Kỳ tại Cà Mau”. Đó là kết quả của sự nỗ lực chính bản thân tôi. Tuy nhiên, bên cạnh tôi là sự giúp đỡ tận tình từ gia đình, thầy cô, bạn bè, thầy cô Trung tâm học liệu, thư viện tỉnh Cà Mau và Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu khoa học không hề dễ dàng, cần có vốn kiến thức tương đối và vững vàng bằng không sẽ vấp phải những khó khăn và sai lầm nhất định. Trong suốt bốn năm ngồi trên giảng đường Đại học, chính kiến thức của thầy, cô truyền đạt cho tôi là nền tảng để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học để tốt nghiệp cũng như việc nghiên cứu khoa học sau này. Vì thế, tôi xin gửi lời tri ân sau sắc đến quý thầy cô đã dìu dắt tôi nên người. Và đặc biệt, tôi chân thành cám ơn thầy Trần Minh Thuận cố vấn học tập, cũng là người tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này trong những tháng vừa qua. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến tập thể lớp Sư phạm Lịch sử khóa 35 đã ủng hộ tôi trong thời gian thực hiện luận văn này. Cần Thơ, ngày 2 tháng 5 năm 2013 Trần Bích Huyền MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 1 1. 2. 3. 4. 5. 6. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... Mục đích nghiên cứu vấn đề .................................................................... Bố cục ...................................................................................................... 2 3 4 4 5 5 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................... 6 Chƣơng 1: Khái quát khởi nghĩa Nam Kỳ.......................................... 7 1.1. Bối cảnh lịch sử chung ..........................................................................7 1.1.1. Tác động của tình hình thế giới đến chính sách cai trị thuộc địa của Pháp ..…. .........................................................................................................7 1.1.2. Phát xít Nhật chen chân vào chiếm Đông Dương .......................... 10 1.2. Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đối với cách mạng Việt Nam …. 13 1.2.1. Chủ trương khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ ................................... 16 1.2.2. Công tác chuẩn bị .......................................................................... 22 1.3. Nhân dân Nam Kỳ khởi nghĩa chống Pháp. ........................................ 25 Chƣơng 2: Khởi nghĩa Hòn Khoai- Sự kiện lịch sử tiêu biểu của khởi nghĩa Nam Kỳ tại Cà Mau .................................................................. 27 2.1. Khái quát chung về Cà Mau ................................................................ 27 2.1.1. Lịch sử hình thành ......................................................................... 27 2.1.2. Cà Mau hưởng ứng khởi nghĩa Nam Kỳ ....................................... 29 2.2. Khởi nghĩa Hòn Khoai ........................................................................ 31 2.2.1. Vị trí chiến lược của Hòn Khoai .................................................... 31 2.2.2. Bối cảnh lịch sử bùng nổ khởi nghĩa Hòn Khoai ............................ 34 2.2.3. Công tác chuẩn bị .......................................................................... 35 2.2.4. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai ........................................... 40 2.2.5. Thực dân Pháp đàn áp khởi nghĩa Hòn Khoai ................................ 48 2.3. Ý nghĩa của khởi nghĩa Hòn Khoai ..................................................... 50 Chƣơng 3: Tác động của khởi nghĩa Hòn Khoai đối với cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ .............................................................. 52 3.1. Khởi nghĩa Hòn Khoai tiếng súng cuối cùng của khởi nghĩa Nam Kỳ ...................................................................................................................... 52 3.2. Khởi Nghĩa Hòn Khoai, truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân, dân Cà Mau................................................................................................... 55 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................. 60 PHỤ LỤC. ........................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 76 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ PHẦN MỞ ĐẦU SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 1 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ 1. Lý do chọn đề tài Cà Mau, mãnh đất tận cùng trời Nam của Tổ quốc ngày nay vẫn sừng sững và ngày càng lấn ra biển. Từ bao đời nay, xứ sở Cà Mau anh hùng, quật cường đã một lòng cùng Đảng, cùng dân ta trải qua hai cuộc kháng chiến đầy gian khó để giành giữ từng tấc đất, con sông của đất nước. Chiến tranh đã qua đi song nỗi đau vẫn còn đó những mất mát, đau thương của dân tộc Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng vẫn như cào xé. Vết thương chiến tranh đó mỗi năm lại càng như tê buốt hơn khi lịch sử nhắc lại, khi đến ngày kỉ niệm…Là người con của Cà Mau ai cũng nằm lòng Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và quân dân Cà Mau ngày 13 tháng 12 hằng năm. Không phải vô tình mà ngày 13 tháng 12 lại được chọn là ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Cà Mau mà bởi vì đó là ngày lịch sử đánh dấu mốc son chói lọi cho lịch sử dân tộc và lịch sử tỉnh nhà Cà Mau. Đây chính là ngày cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai bùng nổ và giành thắng lợi năm 1940. Là người con Cà Mau tôi rất tự hào với truyền thống cách mạng của quê hương, với mong muốn bản thân sẽ hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử địa phương mình, chính vì thế tôi đã chọn đề tài về lịch sử quê nhà để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cho mình, mà cụ thể đề tài tôi chọn là “CÀ MAU TRONG KHỞI NGHĨA NAM KỲ” . Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ rầm rộ ở hầu hết các tỉnh Nam Kỳ trong năm 1940, ở mỗi tỉnh phong trào cách mạng diễn ra một khác nhưng kết quả chung của các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, chỉ duy nhất khởi nghĩa Hòn Khoai ở Cà Mau giành được thắng lợi, điều này không khỏi gây thắc mắc trong lòng tôi tại sao các chiến sĩ Hòn Khoai đã làm được điều ấy và thôi thúc tôi tìm hiểu nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai ở Cà Mau. Đó là tất cả những lý do để tôi quyết định chọn đề tài này làm đề tài tốt nghiệp cho mình. SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 2 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là cuộc khởi nghĩa lớn. Chưa bao giờ nhân dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp mạnh mẽ như vậy chính vì thế sách viết về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ cũng không ít, xoay quanh hoàn cảnh dẫn đến cuộc khởi nghĩa rầm rộ ở các tỉnh thành Nam Bộ, công tác chuẩn bị cho khởi nghĩa của Đảng ta và của mỗi tỉnh thành. Đặc biệt là khắc họa lại diễn biến của từng cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, mãi đến 55 năm sau quyển sách “Nam Kỳ Khởi Nghĩa 23 tháng 11 năm 1940” mới được ra đời, dưới ngòi bút và sự vất vả thu thập thông tin của Trần Giang. Mặc dù hơi muộn, nhưng quyển đã cung cấp cho người đọc kiến thức căn bản và đầy đủ về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, cho thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp, đồng thời tác giả đã ghi nhận phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi của nhân dân xứ Nam Kỳ. Giáo sư Trần Văn Giàu cũng đã viết về khởi nghĩa Nam Kỳ, thông qua bối cảnh lịch sử chung bùng nổ khởi nghĩa Nam Kỳ và địch đã khủng bố phong trào cách mạng dã man gây tổn thất to lớn cho cách mạng ta. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quý báu về thời và thế để chuẩn bị cách mạng tháng Tám mùa thu năm 1945. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Minh Hải, nay là tỉnh Cà Mau, nhân kỷ niệm 50 năm ngày khởi nghĩa Hòn Khoai (13-12-1940 – 13-12-1990) đã xuất bản tập sách “Hòn Khoai- Điểm sáng đất mũi Cà Mau”, khắc họa lại chiến công ngày nào và với chiến công đó đã trở thành ngày truyền thống cách mạng của nhân dân tỉnh nhà. Bên cạnh đó trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa và phần nào nói lên khí phách anh hùng bất khuất của các chiến sĩ. Sách viết về khởi nghĩa Hòn Khoai còn có “ Hồi ký Nhớ năm khởi nghĩa Nam Kỳ”, theo đề xướng của giáo sư Trần Văn Giàu và được sự chỉ đạo của SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 3 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ Tỉnh ủy Cà Mau, quyển hồi ký được xuất bản nhằm để dòng văn học dễ đi vào lòng người. Thông qua hồi ký của các nhân chứng lịch sử khởi nghĩa Nam Kỳ, quê ở Cà Mau. Họ đã kể lại những sự kiện, hình ảnh mà họ trải qua hồi còn trẻ, với giọng kể để đi sâu vào lòng người. Trong quyển “Cà Mau những chặng đường lịch sử” của Lê Hoàng Tân, nhà xuất bản Mũi Cà Mau, cho người đọc biết được lịch sử hình thành cũng như lịch sử chống ngoại xâm của vùng đất này. Vì thế trong quyển này có viết về khởi nghĩa Hòn Khoai, tác giả cũng trình bày tương đối khái quát chung về diễn biến cuộc khởi nghĩa nổ ra trên đảo này và thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp khởi nghĩa khi tuyên án tử hình các chiến sĩ Hòn Khoai. Sách viết về khởi nghĩa Nam Kỳ không ít, tuy nhiên chỉ nói một cách khái quát chung tình hình cách mạng ở từng địa phương. Sách viết về khởi nghĩa Nam Kỳ ở Cà Mau mà cụ thể là khởi nghĩa Hòn Khoai không nhiều, hầu hết sách do tác giả quê nhà viết, ghi nhận lịch sử địa phương. Chính vì lẽ đó tài liệu về cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai còn hạn chế. Do đó, để hoàn thành luận văn của mình, tôi đã thu thập tài liệu từ các sách lại để tìm nội dung chính và thông qua kế thừa chọn lọc thành quả nghiên cứu của các tác giả cùng với sự nổ lực của bản thân để tạo ra thành quả của riêng bản thân mình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: nghiên cứu cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Phạm vi: khởi nghĩa Nam Kỳ tại Cà Mau, nổi bật với cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gich Phương pháp phân tích và tổng hợp. SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 4 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ 5. Mục đích nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu đề tài trước tiên là để thỏa lòng say mê học hỏi và tìm hiểu của bản thân. Bên cạnh đó cũng để đóng góp một phần suy nghĩ của mình vào kho tàng kiến thức chung. Qua quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tôi nhận thấy đề tài đòi hỏi khả năng phân tích và tổng hợp. Nhưng với khả năng của một người bước đầu nghiên cứu khoa học như tôi sẽ không sao tránh khỏi những sai sót trong trình bày và sự non nớt trong lập luận dẫn đến những nhận định chưa đủ sức thuyết phục người đọc. Chính vì vậy, nghiên cứu cũng là để nhận thấy hạn chế của bản thân để có hướng khắc phục trong tương lai. 6. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì nội dung chính gồm có 3 chương. Chƣơng 1: Khái quát cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ Chƣơng 2: Khởi nghĩa Hòn Khoai- Sự kiện lịch sử tiêu biểu của khởi nghĩa Nam Kỳ tại Cà Mau Chƣơng 3: Tác động của khởi nghĩa Hòn Khoai đối với cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 5 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ PHẦN NỘI DUNG SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 6 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ Chƣơng 1 Khái quát khởi nghĩa Nam Kỳ 1.4. Bối cảnh lịch sử chung 1.4.1. Tác động của tình hình thế giới đến chính sách cai trị thuộc địa của Pháp Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Hội nghị Versailles được triệu tập nhằm giải quyết hậu quả của chiến tranh, với sự phân chia quả thực không đều, không đáp ứng được tham vọng của nhiều nước vì thế Hội nghị đã là mầm móng tồn tại những mâu thuẫn, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 đã châm ngòi nổ cho cuộc chiến tranh thế giới. Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ. Tuy nhiên lần này khác so với chiến tranh thế giới thứ nhất, Liên Xô Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời đầu tiên vào tháng 10- 1917. Thực dân Pháp là một bên tham chiến, cho nên trong chính sách đối nội, ngay sau khi nhảy vào cuộc chiến, lấy cớ Đảng cộng sản Pháp ủng hộ Liên Xô ký hiệp ước không xâm lược với phát xít Đức, ngày 26-9-1939 Tổng thống Pháp Albert Lebrun ký sắc lệnh giải tán Đảng cộng sản Pháp và đàn áp những người tiến bộ. Đông Dương là thuộc địa giàu có của Pháp, tạo cho Pháp có vị trí mạnh ở Châu Âu, mà Đông Dương nằm liền kề với Trung Quốc chính vì thế khi Phát xít Nhật kéo xuống Trung Hoa, Pháp lo lắng cho số phận Đông Dương. Do đó việc phòng thủ ở Đông Dương trở nên khẩn trương hơn. Tháng 7- 1939, Pháp cử viên tướng Georges Catroux sang làm toàn quyền Đông Dương thay cho Brevie. SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 7 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ Ngày 2- 9- 1939, Georges Catroux đặt chân lên Đông Dương. Bọn cai trị thuộc địa đã thi hành ngay hàng loạt chính sách phản động. Pháp đã đánh vào Đảng Cộng sản và những người chống phát xít, bên cạnh đó là thi hành lệnh tổng động viên. Ngày 26-9-1939, chính quốc Pháp ban hành sắc lệnh giải tán Đảng cộng sản. Hai ngày sau đó, Toàn quyền Đông Dương kí nghị định đánh vào Đảng và các tổ chức quần chúng có Đảng lãnh đạo với nội dung như sau : “Cấm tất thảy mọi hoạt động trực tiếp hay gián tiếp tuyên truyền các khẩu hiệu của quốc tế cộng sản hay những tổ chức do quốc tế cộng sản kiểm soát. Giải tán tất cả các hội ái hữu, tổ chức hay cá nhân nào có liên hệ với Đảng cộng sản, những tổ chức có hay không có liên hệ với Đảng cộng sản mà hoạt động theo khẩu hiệu của Đệ tam quốc tế cũng bị giải tán. Nếu cần thiết quan tổng trưởng bộ Nội vụ sẽ ký nghị định tịch thu tài sản của các tổ chức bị giải tán đó. Cấm tất cả những ấn phẩm, phát hành tặng hay bán hoặc trưng bày, những ấn phẩm hay tranh vẽ, nói chung là cấm tất cả những tài liệu tuyên truyền của Đệ tam quốc tế hay của các tổ chức có liên quan với Đệ tam quốc tế. Không kể rằng họ sẽ bị xử tội theo sắc lệnh ngày 29-7-1939, những ai phạm điều nói trên đây sẽ bị kết án từ 1 đến 5 năm tù và bị phạt từ 1000 đến 5000 quan. Tòa án có thể tùy theo những tội trong điều khoản 42 luật hình sự mà kết án”.[13; 12] Với ý đồ sát nhập Đông Dương vào Pháp, nhằm khai thác tài nguyên và nguồn nhân lực của bán đảo này. Ngay trong ngay nổ ra chiến tranh thế giới, bọn cai trị Đông Dương đã ban hành lệnh tổng động viên. SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 8 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ Catroux nói: “Dù có tham gia trực tiếp hay không vào cuộc chiến, Đông Dương cũng không được có phương hướng riêng của nền kinh tế mà tài chính của mình mà phải quy tụ nó vào những mục đích do mẫu quốc chỉ định. Đông Dương phải sát nhập hệ thống mậu dịch của mình vào hệ thống của mẫu quốc , phát triển sản xuất của mình vì lợi ích của mẫu quốc , cung cấp những sản phẩm của đất đai và trong lòng đất mà nước Pháp đòi hỏi. Đồng thời, Đông Dương phải để cho nước Pháp sử dụng nhân lực của mình, hoặc làm trong các công binh xưởng, hoặc cung cấp những quân số quan trọng được tổ chức và biên chế để điều đến các chiến trường phương tây”.[13;20] Ngày 12-9-1939, hai nghìn lính Đông Dương có học thức được cấp tốc rời cảng Sài Gòn sang Pháp. Số người này sẽ được đưa vào các xí nghiệp quốc phòng đào tạo thành kỹ thuật viên và cho vào các trường quân sự để luyện tập thành bộ khung sĩ quan, hạ sĩ quan dự bị trẻ cho các đợt tăng quân sắp tới. Trong lần tăng viện thứ hai, Nam kỳ phải gửi 7500 người. Ngoài ra, có khả năng phải cung cấp, thêm, nếu có biến cố đòi hỏi. Do đó, một làn sóng kéo dài bắt lính diễn ra ồ ạt ở Nam Kỳ. Việc tổng động viên bắt lính gây ra nhiều hậu quả tai hại. Nhiều nhà máy, xí nghiệp giám đốc và kỹ sư trưởng bị động viên, máy phải ngưng việc, do đó công nhân mất việc làm. Nhân dân phản ứng gay gắt việc bắt lính của Pháp. Có hành động chống đối tự phát. Ngày 17-10-39, một người làm công ở An Đông xã Gia Định tự chém vào tay trái của mình để khỏi phải đi lính. Trước chính sách bắt lính phản động của Pháp, Đảng ta nêu các khẩu hiệu chống bắt lính “không một người lính đi chết thay cho đế quốc Pháp”. Khẩu hiệu ấy phù hợp ý dân. Một phong trào phản đối trò bắt thăm lấy lính nổ ra khắp các tỉnh Nam Kỳ. SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 9 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ Dưới sự hướng dẫn của chi bộ địa phương, nhân dân từ chối không điền vào tờ khai để tiến hành bắt thăm lấy lính, rồi cùng nhau hô to “Không đi làm bia đỡ đạn trong một cuộc chiến tranh phục vụ cho quyền lợi của người điên”. Hầu như ai ai cũng ghét việc động viên bắt lính. Công chức người Việt lo mất lương nếu bị gọi nhập ngũ, vì chỉ còn được phụ cấp phục vụ quân đội. Địa chủ, nhà buôn, nhà côn kỹ nghệ đều tỏ vẻ không thích thú khi bị gọi vào lính. Có thể nói tất cả những chính sách phản động trên đây Pháp thực thi cho chiến tranh thế giới nổ ra đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp vốn đã có càng thêm gay gắt, đặt dân tộc ta đứng trước thảm họa chưa từng có, không còn con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh để sinh tồn. 1.4.2. Phát xít Nhật chen chân vào chiếm Đông Dƣơng Chiến tranh thế giới phát triể n và ngày càn g lan rộng. Sau khi chiếm đóng một loạt nước Đông Âu, Bắc Âu, chưa tiến đánh Liên Xô vội, mà ngày 10-5-1940, phát xít Nhật cho quân đánh Pháp. Chỉ cầm cự hơn một tháng, Pháp tuyên bố Paris bỏ ngỏ. Ngày 17-6-1940, xin đình chiến ký kết đầu hàng phát xít Đức, để cho Đức chiếm đóng Paris và một phần lãnh thổ Pháp. Phần đất còn lại ở phía ở phía Nam đặt dưới sự quản lý của một chính phủ bù nhìn đóng ở Vichy. Pháp thua trận, mất nước làm cho bọn cai trị Đông Dương vô cùng hoang mang bối rối. Còn đối với nhân dân ta, thế là rõ Pháp không phải mạnh mà yếu. Uy tín về sức mạnh của đế quốc “nước mẹ” Pháp hoàn toàn sụp đổ trước nhân dân ta.Tuy nhiên, Toàn quyền Catroux vẫn lên gân lên cốt: “Vận mệnh xứ Đông dương này còn trong tay tôi ngày nào, thì xứ này vẫn còn là đất Pháp. Tôi quyết định không chịu hạ cờ hiệu của tôi, vì nó là cờ hiệu của nước Pháp”.[13;26] SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 10 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ Phát xít Nhật là một trong ba đồng minh phe trục phát xít Đức - Ý Nhật, vốn đã nhòm ngó Đông Dương từ lâu. Nắm được Đông Dương, Nhật sẽ có đường tiến về phía Nam, nơi có những quốc đảo như Philippin, Nam Dương giàu tài nguyên, nhất là dầu lửa. Nắm được Đông Dương, Nhật sẽ chặn được con đường tiếp tế của đồng minh Mỹ, Anh cho Tưởng Giới Thạch. Chỉ một thời gian ngắn sau, ai cũng thấy rõ, nắm được Đông Dương, đặc biệt đất Nam Kỳ, Nhật sẽ có thế thuận lợi đánh mau lẹ Philippin, Đông Ấn thuộc Hà Lan, Malaysia, Singapore, tiếp sau đó đánh Trân Châu Cảng, ngày 712-1941, phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Tháng 6 năm 1940, Pháp thất thủ trước Đức, thật là cơ hội tuyệt vời cho Nhật. Ngày 17-6, Pháp xin đình chiến đầu hàng Đức, thì ngay hai hôm sau, Nhật đưa cho Toàn quyền George Catroux một tối hậu thư đòi chấm dứt vận chuyển xe tải, dầu lửa và các hàng quân dụng khác qua đường sắt Hải Phòng Lào Cai đi Côn Minh và đường bộ Hải Phòng - Bằng Tường cho Trung Quốc. Ngày 30-8-1940, một hiệp ước được ký kết trong đó nước Pháp cộng nhận vị trí ưu việt của Nhật ở Viễn Đông, đồng ý cung cấp cho Nhật một số điều kiện dễ dàng về quân sự ở Bắc Kỳ. Ngược lại, Nhật tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp. Nhưng quân của sư đoàn 5 Nhật đóng ở Quảng Tây, ngày 22-9 vẫn tiến đánh một loạt đồn của Pháp ở Đồng Đăng, Lạng Sơn. Thực chất đây là hành động làm áp lực bắt Pháp phải chấp nhận mọi yêu cầu, vì Nhật sẽ còn tiếp tục đòi hỏi Pháp nữa. Quân Pháp đóng trên các đồn biên giới bị Nhật đánh đại bại, hoảng hốt tháo chạy về Đồng Mô và giương cao cờ trắng đầu hàng. Quân lính Pháp hỗn loạn chạy qua đường Bắc Sơn, dọc đường vứt cả súng. Trước tình hình đó, Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo nhân dân châu đánh tan quân Pháp, tước vũ khí và nêu cao khẩu hiệu đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật. SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 11 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ Pháp bại trận ở chính quốc. Rồi Nhật nhảy vào chiếm Đông Dương, Pháp lại tỏ thái độ bạc nhược đầu hàng. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ. Tất cả những tin tức đó tác động mạnh đến Xứ ủy Nam Kỳ trong lúc Xứ ủy đang khẩn trương chuẩn bị khởi nghĩa. Thêm một yếu tố nữa.Trong khi thực hiện chiến lược Đại Đông Á, phát xít Nhật đã tranh thủ được chính phủ Hoàng gia Thái ngả theo Nhật. Thái hy vọng kiếm lợi khi đi theo phát xít Nhật. Lúc phát xít Nhật gây chuyện rắc rối làm áp lực ở phía Bắc Đông Dương, thì ở phía Tây Nam, Nhật xúi dục Thái đưa quân tới biên giới Lào và Campuchia, chuẩn bị gây chiến với Pháp, với lý do Pháp đã chiếm của Thái một số đất giao cho Lào và Campuchia, nay Thái đòi lại. Dĩ nhiên lính Thái không phải là quân Nhật, cho nên trong vài trận thử sức, quân Pháp mạnh hơn, thiện chiến hơn, đánh cho quân Thái thiệt hại. Phát xít Nhật lại đứng ra đóng vai trò “ngư ông” dàn xếp. Bọn cai trị Đông Dương ở vào tình thế khó khăn, không còn sự tiếp sức của chính quốc, không có viện trợ của Anh, Mỹ, không có khả năng kéo dài cuộc chiến, cho nên đành ôm hận trả cho Thái 70.000 kilômét vuông đất nằm bên kia sông Mêkông thuộc lãnh thổ Lào và mấy tỉnh miền Tây Campuchia. Việc nổ ra chiến tranh Pháp - Thái, buộc Pháp phải điều quân đội ra biên giới Tây Nam. Lính người Việt đóng ở Nam Kỳ và phần nhiều là người Nam Kỳ không muốn ra trận chết thay cho Pháp, không muốn chết vì quyền lợi của đế quốc Pháp. Trong quân đội của Pháp ở Nam Kỳ, Đảng lại có cơ sở khá mạnh, đã tiến hành làm công tác binh vận một thời gian khá dài. Anh em binh lính tán thành khẩu hiệu không đi làm bia đỡ đạn chết thay cho Pháp. Anh em muốn nổi dậy khởi nghĩa, thà chết cho cách mạng, còn hơn chết vì quyền lợi của đế quốc. SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 12 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ Trước những chuyển biến hết sức phức tạp của tình hình thế giới đã đặt nước ta trước thách thức mới. Cùng lúc đối đầu với thực dân Pháp và phát xít Nhật. Tình thế đó, buộc Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho phù hợp với hoàn cảnh cách mạng Việt Nam. 1.5. Sự chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc đối với cách mạng Việt Nam Tình hình chiến tranh và những chính sách phản động của bọn cai trị Đông Dương đặt ra cho Đảng ta phải có những nhận xét mới về thời cuộc, phải kịp thời có sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, thay đổi về sách lược và phương pháp đấu tranh, trong điều kiện hoàn toàn đứt liên lạc với Quốc tế cộng sản. Ngày 29- 09 -1939, Trung ương Đảng đóng ngay tại thành phố Sài Gòn đã ra Thông cáo gửi cho tất cả các cấp cán bộ Đảng trong cả nước, thông cáo chỉ rõ: “ Mấy năm gầy đây, Đảng ta còn ở thời kỳ đấu tranh thế thủ, ủng hộ các quyền tự do dân chủ đơn sơ của quần chúng và đòi các quyền tự do dân chủ rộng rãi. Nhưng hiện hay tình hình đã thay đổi nhiều. Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề giải phóng dân tộc, hoàn toàn vấn đề ấy mau hay chậm là tùy theo tình hình thế giới và năng lực của các đồ ng chi”́ .[13;14] Về tổ chức và các hình thức đấu tranh, Thông cáo nhắc nhở “Hiện thời tình hình quốc tế đã cho chúng ta thấy rõ vấn đề dân tộc giải phóng sẽ đi đến chỗ kế t quả , thế thì chúng ta còn dại gì mà chui vào nhà tù”. Chúng ta phải “chọn người nào trung thành, hăng hái, có giác ngộ chính trị thì tổ chức vào hội bí mật… Những hội viên này phải hoàn toàn bí mật… Còn sự lấy nguyện vọng và biểu tình thì phải đình. Như thế không phải chủ trương không tranh đấu. Hiện giờ ta không thể đưa lực lượng của Đảng bày tỏ cho bọn thống trị biết… Tuy thế mặc dầu nếu nơi nào quần chúng thúc dục và say mê đấu tranh thì Đảng phải lãnh đạo” SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 13 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ Như vậy, trước sự biến chuyển của tình hình, Đảng đã vạch ra những nét phác họa đầu tiên cơ bản cho việc chuyển hướng đấu tranh cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã nổi lên và trách nhiệm đó, Đảng ta phải gánh vác. Hai tháng sau, tại xã Tân Thới Nhất (Bà Điểm - Gia Định), Trung ương Đảng đã họp Hội nghị từ ngày 6 đến ngày 8-11-1939, do đồ ng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị phân tích tình hình thế giới nhận định rằng trong thời kỳ đế quốc vì sự phát triể n không đều của c hủ nghĩa tư bản , các đế quốc thiếu nguyên liệu , thiếu thị trường phải đánh nhau để chia lại thế giới bộc lộ mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa được . Giữa chúng , nhưng chúng đều có âm mưu xoay cuộc chiến chĩa vào Liên Xô… Chiến tranh sẽ phát triể n , phát xít Nhật sẽ mở rộng chiến tranh ở Viễn Đông. Trật tự cũ lại lay chuyển tận gốc. Các nước thuộc địa, hết thảy dân tộc bị áp bức sẽ vùng dậy đấu tranh liều sống chết với đế quốc xâm lược để giải phóng dân tộc. Về tình hình trong nước, Hội nghị nhận định rằng hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam chống đế quốc và chống phong kiến Đảng đề ra năm 1930 là đúng. Nhưng trong điều kiện chiến tranh thế giới đã nổ ra và bọn cai trị thực hiện chế độ phát xít vô cùng tàn bạo, bọn phát xít Nhật lăm le nhảy vào Đông Dương xâm chiếm, đời sống của toàn thể dân tộc ta bị chà đạp nghiêm trọng, thì “bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc”. Hội nghị nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc “tất cả mọi vấn đề của cách mạng cả vấn đề điền địa, cũng phải nhằm vào mục đích ấy mà giải quyế t” . Để tập trung mọi lực lượng phục vụ nhiệm vụ chủ yếu là chống chiến tranh đế quốc, giành độc lập dân tộc, Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 14 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ cách mạng ruộng đất mà thay bằng khẩu hiệu tịch kỳ ruộng đất của đế quốc pháp và những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương, dựa trên cơ sở liên minh công nông, đoàn kết tất cả các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc ở Đông Dương, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc là chủ nghĩa đế quốc và tay sai của chúng. Khẩu hiệu lập chính phủ xô viết công nông đề ra từ năm 1930 nay cũng thay bằng khẩu hiệu lập “Chính phủ liên bang cộng hòa dân chủ Đông Dương”. Các hình thức đấu tranh cần được thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ mới và phải chuẩn bị bước tới làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc. “Song phải hết sức tránh những cuộc đấu tranh non, tranh đấu vô phương pháp, vô chuẩn bị, vì như thế tức là đưa quần chúng đến chỗ tự sát uổng mạng”.[2;84] Hội nghị chú trọng đặc biệt đến công tác xây dựng Đảng, đề ra những nguyên tắc và biện pháp cụ thể nhằm củng cố Đảng về mọi mặt như: phải liên hệ mật thiết với quần chúng, phải vũ trang lý luận cách mạng, phải khôi phục hệ thống tổ chức và liên lạc Trung Nam Bắc, phải lựa chọn cán bộ, kiểm soát việc thực hiện nghị quyết, phải chống nạn khiêu khích mật thám, phải thực hiện tự phê bình và đấu tranh trên hai mặt trận chống tả khuynh và hữu khuynh, đặc biệt chú trọng thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược, về sách lược và phương pháp đấu tranh của Đảng, mở đầu cho thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng nước ta. Nghị quyết được phổi biến trong cả nước, nhưng Nam Kỳ tiếp thu sớm nhất và nó có tác động lớn đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Sau này chúng ta sẽ SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 15 Cà Mau trong khởi nghĩa Nam Kỳ thấy về chiến lược, sách lược và những khẩu hiệu đấu tranh, tập hợp lực lượng đấu tranh của Nghị quyết Hội nghị trung ương này in đậm dấu ấn vào cuộc khởi nghĩa. Cũng trong tháng 11-1939, Đảng cộng sản Đông Dương phát lời kêu gọi nhân dân đoàn kết lại trước tình thế một còn một mất. Dòng dõi tinh anh của Trưng Vương, Triệu Thị Trinh, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng… dân tộc ta hãy mau đoàn kết lại, thống nhất Trung Nam Bắc, liên hiệp với Miên, Lào và tất cả các dân tộc thiểu số khác, dưới ngọn cờ Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, kẻ xuất công, người xuất của, ra sức đấu tranh chống đế quốc chiến tranh và giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách đế quốc, giành độc lập tự do cho dân tộc. 1.5.1. Chủ trƣơng khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ Từ tháng 3-1940, đã xuất hiện “Đề cương khởi nghĩa Nam Kỳ”, thực chất là đề cương khởi nghĩa vũ trang do Xứ ủy đề ra. Nhưng phải trải qua nhiều cuộc tranh luận, nhiều cuộc hội nghị lớn của Xứ ủy, dần dần chủ trương khởi nghĩa vũ trang mới ngày càng hình thành rõ ràng và dứt khoát. Một trong những công tác mà Xứ ủy rất quan tâm trong nhiều công tác quan trọng chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa là công tác binh vận. Thật ra công tác này Xứ ủy chú ý đã lâu. Trong Nghị quyết Hội nghị toàn thể Xứ ủy Nam Kỳ vào hai ngày 3 và ngày 4 -12-1939, phần lớn nói về công tác tổ chức quần chúng, tài liệu mà Pháp đã bắt được, có một đoạn địch trích lại như sau: “Hoạt động trong quân đội cực kỳ quan trọng trong thời chiến. Đảng tổ chức các ban tuyên truyền trong binh lính. Về phần mình, các Đảng bộ địa phương phải cố gắng nhiêu hơn nữa vào công tác tuyên truyền này. Lính tập trở về nhà họ mỗi chủ nhật, các Đảng địa phương phải giải thích làm cho họ hiểu sự cần thiết đấu tranh đòi hỏi cải thiện những điều kiện sinh sống của binh SVTH: Trần Bích Huyền - 6095940 Trang 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan