Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bvphân tuch lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất...

Tài liệu Bvphân tuch lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại tổng công ty thép việt nam

.DOC
73
81
55

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Mục lục Lời nói đầu.......................................................................................................1 Chương I: Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu.....5 1. Khái quát các đặc điểm của ngành công nghiệp đóng tàu...........................5 1.1. Khái niệm công nghiệp đóng tàu................................................................5 1.2. Các đặc điểm cơ bản về công nghệ, kỹ thuật và quy trình của ngành công nghiệp đóng tàu.................................................................................................5 1.2.1. Đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp đóng tàu..........................5 1.2.2. Đặc điểm quy trình đóng tàu............................................................6 1.3. Các bộ phận cơ bản của một con tàu và các loại tàu cơ bản.......................9 13.1. Các bộ phận cơ bản của một con tàu.................................................9 1.3.2. Các loại tàu thủy chính...................................................................10 1.4. Các bộ phận trong một con tàu mà Việt Nam ta cần hướng tới sản xuất trong nước.......................................................................................................11 2. Công nghiệp phụ trợ đóng tàu.....................................................................12 2.1. Khái niệm công nghiệp phụ trợ................................................................12 2.2. Công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu...........................................................16 2.3. Phân loại các ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu..................................16 3. Sự cần thiết phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu................................17 4. Những lợi thế của Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu.......................................................................................................18 4.1. Những thuận lợi của Việt Nam trong phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu................................................................................................................... 18 4.2. Những khó khăn của Việt Nam trong phát triển công nghiệp đóng tàu....19 Chương II: Thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu Việt Nam trong thời gian qua........................................................................................21 1. Khái quát thành tựu của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong thời gian qua......................................................................................................21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp đóng tàu trong thời gian qua........................................................................................................... 21 1.1.1. Tình hình kinh doanh của ngành công nghiệp tàu thủy..................21 1.1.2. Cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp tàu thủy.....................................28 1.2. Những khó khăn tồn tại của ngành công ngiệp đóng tàu Việt Nam ta trong thời gian qua...................................................................................................29 2. Thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu Việt Nam ta trong thời gian qua......................................................................................................31 2.1. Thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong thời gian qua.................................................................................31 2.2. Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu Việt Nam.......36 2.2.1. Số lượng các nhà máy.....................................................................36 2.2.2. Về phân bổ các nhà máy.................................................................39 2.2.3. Về công nghệ đóng- sửa chữa tàu...................................................39 2.2.4. Về các ngành công nghiệp phụ trợ.................................................39 Chương III: Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu trong giai đoạn đến năm 2020......................................................................50 1. Định hướng phát triển các ngành phụ trợ...................................................50 1.1. Căn cứ xác định phương hướng phát triển của ngành công nghiệp tàu thủy nước ta....................................................................................................50 1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp phụ trợ. .52 1.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu...52 1.2.2. Kế hoạch thực hiện.........................................................................57 2. Các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu 60 2.1. Quy hoạch phù hợp và hiệu quả...............................................................60 2.1.1. Nội dung cơ bản của quy hoạch CNTTVN đến 2010 và định hướng đến 2020 mục tiêu phát triển quy hoạch...................................................60 2.1.2. Quan điểm phát triển quy hoạch.....................................................61 2.1.3. Nội dung quy hoạch........................................................................61 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 2.2. Khuôn khổ pháp lý...................................................................................62 2.3. Các chính sách hỗ trợ của Nhà Nước.......................................................63 2.3.1. Chính sách tín dụng đầu tư.............................................................63 2.3.2. Chính sách bảo hộ sản phẩm..........................................................63 2.33. chính sách kích cầu tiêu dùng sản phẩm trong nước.......................63 2.3.4. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.............................63 2.3.5. Các chính sách thuế ưu đãi.............................................................63 2.4. Kêu gợi đầu tư nước ngoài.......................................................................64 2.4. Đào tạo phát triển đội ngũ thiết kế, cán bộ kỹ sư và công nhân có trình độ cao................................................................................................................... 64 2.5. Đầu tư nâng cấp các cơ sở công nghiệp phụ trợ đã có để nâng cao năng lực sản xuất.....................................................................................................65 2.6. Cần có sự phối hợp của các ngành các cấp liên quan...............................66 2.7. Đầu tư có lựa chọn, có ưu tiên.................................................................67 Kết luận..........................................................................................................68 Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................69 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Danh mục bảng biểu Bảng 1: Bảng doanh thu của Vinashin giai đoạn 2004-2008.............................25 Bảng 2: Bảng tỷ suất lợi nhuận của Vinashin giai đoạn 2004 2008..................26 Bảng 3: Dự báo số tàu thuyền tăng thêm trong giai đoạn 2001-2010 và 2020 27 Bang 4: Dự báo số tàu chở khách tới giai đoạn 2005-2010.................................27 Bảng 5: Bảng năng lực đóng mới của Vinashin đến 2015..................................28 Bảng 6: kích cỡ gam máy cắt kim loại điều khiển CNC đã được chế tạo tại viện máy và dụng cụ công nghiệp.................................................................................42 Bảng 7: thiết bị sản xuất được trong thơi gian qua.............................................43 Bảng 8: động cơ diesel và máy phát điện đồng bộ dùng cho ngành hàng hải, đường sắt................................................................................................................44 Bảng 9: động cơ máy chính dùng cho hàng hải...................................................45 Bảng 10: động cơ máy chính dùng cho hàng hải.....................................................46 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn đến 2020, Đảng và Nhà Nước ta đã xác định rõ ngành công nghiệp tàu thủy là một trong bảy ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam – là ngành có nhiều lợi thế so sánh động mà Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của ngành nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nói chung. Nhưng đến nay, tình trạng ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam vẫn chỉ mới dừng lại ở trình độ lắp ráp, hầu hết các thiết bị, phụ kiện dùng để đóng tàu đều phải nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này dẫn tới giá trị của một con tàu đóng mới rất thấp. Do đó, để ngành phát triển con đường duy nhất đó là nâng cao giá trị của một con tàu đóng mới, và phương thức duy nhất để làm được điều đó một cách hiệu quả đó là nâng cao tỷ lệ nội địa hóa rong ngành đóng tàu. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp đóng tàu. Như vậy, nhiệm vụ cấp bách trước mắt để Việt Nam ta phát triển được công nghiệp đóng tàu là phải đi phát triển nhanh và mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu để từ đó tăng tối đa giá trị gia tăng của một con tàu đóng mới. Trên thực tế, nước ta cũng đã quan tâm chú ý đầu tư phát triển tới các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu trong những năm gần đây. Nhưng do chưa thực sự nhận thức được hết vai trò hết sức quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp đóng tàu nên nguồn vốn đầu tư cho ngành còn tương đối hạn hẹp, các chính sách quan tâm của Chính Phủ cũng chưa thực sự thích đáng, quy hoạch chưa đúng. Do đó, cho đến nay mặc dù có thể nói Việt Nam có một ngành công nghiệp đóng tàu tương đối phát triển nhưng ngành phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu thì hầu như chưa có nên doanh thu nói chung của ngành đóng tàu là còn tương đối thấp. Để sửa sai, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn tới năm 2020 chính phủ cũng nêu rõ quan điểm của mình như sau: hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ như một khâu đột phá của giai đoạn 2006-2020 để đưa công nghiệp phát triển cao trong giai đoạn sau. Nguyễn Thị Vân Anh 1 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Như vậy vừa để phù hợp với chiến lược phát triển, vừa để phát triển được ngành công nghiệp đóng tàu ta phải tìm ra giải pháp để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu. Do đó, đây là một vấn đề cấp thiết của công nghiệp Việt Nam. Việt Nam muốn phát triển ngành công nghiệp đóng tàu nhất thiết phải phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp đóng tàu. Đây cũng là một cách nhằm thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp khác phát triển, và tận dụng mọi lợi thế sẵn có của Việt Nam. Đó là lý do mà em chọn đề tài này. Kết cấu của bài viết về đề tài những giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu bao gồm ba chương như sau: chương 1: Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ trợ: chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ công nghiệp đóng tàu trong thời gian qua: chương 3: Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ công nghiệp đóng tàu trong giai đoạn tới 2020 Do sự hiểu biết về ngành đóng tàu cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu còn hạn hẹp, thời gian và tài liệu hạn hẹp nên bài viết còn nhiều phần chưa được rõ , và còn nhiều bất cập sai sot, mong các thầy cô đọc và góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Bài chuyên để này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình và chân thành của thầy giáo Phan Huy Đức, và của chú cán bộ Bộ Kế Hoạch và đầu tư chú Thông. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Huy Đức đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu đê tài Công nghiệp tàu thủy được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hôi giai đoạn từ nay tới năm 2020 là một trong bảy ngành công nghiệp mũi nhọn của nền côngn nghiệp Việt Nam. Do đo, cần nhanh cóng tìm ra giải pháp phát triển ngành một cách hiệu quả nhất và nhanh nhất. HIện nay ngành vẫn chưa phát triển đúng như mong muốn,tiềm năng của ngành, giá trị gia tăng của một con tùa đóng mới còn tương đối thấp. Nguyên nhân chính của giá trị gia tăng của tàu do VIệt Nguyễn Thị Vân Anh 2 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Nam đóng mới chưa cao là do trình độ nội địa hóa của ngành còn kém, các thiết bị, nguyên vật liệu cho đóng tàu chủ yếu là nhập khẩu. Do đó vấn đề phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn công nghiệp đóng tàu trở thành vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu. Chỉ khi công nghiệp phụ trợ công nghiệp đóng trùa phát triển thì mới có thể nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, từ đó nâng cao giá trị gia tăng của một con tàu đong mới, từ đó mới phát triển được ngành công nghiệp đong tàu đúng như mong muốn. Trong bài chuyên đề của mình, tôi tập trung đi tìm giải phát phát triển công nghiệp phụ trợ công nghiệp đóng tàu dựa trên cơ sở khác phục những cái mà Việt Nam ta yếu, tận dụng tối đa những lợi thế của đất nước. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ 15 tuần thực tập, sự thu thập tài liệu của bản thân có hạn nên tôi chỉ xin nghiên cứu chính là tình hihf phát triển của các ngành công nghiệp đóng tàu và các ngành phụ trợ công nghiệp đóng tàu trong một số năm gần đây, và tập trung vào tập đoàn công nghiệp tàu thủy VIệt Nam Vinashin là chủ yếu. Trong ngành công nghiệp đóng tàu tôi chỉ tập trung xem xét tình hình sản xuất cũng như tình hình kinh doanh những năm gần đây: sản xuất những loại tàu nào, trọng tải bao nhiêu, doanh thu như thế nào, bản cho những loại đối tượng nào, số lượng bao nhiêu,…; đặc biệt là hệ thống cơ sử hạ tầng của ngành: có bao nhiêu nhà máy đóng mơi, bao nhiêu nhà máy sửa chữa, bao nhieu nhà máy sản xuất nguyên vật liệu phục phụ đóng tàu,..Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để có thể phát triển công nghiệp đóng tàu. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài là các phương pháp nghiên cứu thông dụng mà tôi đã được học trong giai đoạn học lý thuyết bao gồm: Các phương pháp thu thập số liệu:`các số liệu tôi dùng trong bài chủ yếu tôi thu thập tại cơ quan thực tập Bộ kế hoạch và đầu tư, từ các báo cáo của các tập đoàn Nguyễn Thị Vân Anh 3 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 công ty đóng tàu hàng tháng , hàng năm, từ các trang wed, các tạp chí nói về công nghiệp đóng tàu,.. Phương pháp dự báo: trong một số phầnp tôi sử d ụng phương pháp dự báo để dự báo tình hình sản xuất của các cơ sở sản xuất tàu thủy trong những năm tiếp theo của bảng số liệu. và dự báo tốc độ tăng trưởng của chúng trong tương lai gần,.. Ngoài ra còn một só phương pháp khác như phương pháp thống kê,phương pháp dự báo cầu, dự báo nhu cầu về tàu thủy trong những năm sắp tới về số lượng, số loại tàu như thế nào,… 4. Nội dung nghiên cứu Trong chuyên đề tốt nghiệp của mình tôi chỉ tập trung nghin cứu các nội dung sau trong 3 chương của bài viết: Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ trợ; Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ công nghiệp đóng tàu trong thời gian qua; Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ công nghiệp đóng tàu trong giai đoạn tới 2020. Nguyễn Thị Vân Anh 4 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chương I: Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ trợ đóng tàu 1. Khái quát các đặc điểm của ngành công nghiệp đóng tàu 1.1. Khái niệm công nghiệp đóng tàu Ngành cơ khí là một trong bảy ngành công nghiệp trọng điểm mũi nhọn cần được thúc đảy đầu tư phát triển trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới và định hướng tầm nhìn tới năm 2020. Trong đó, công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của ngành công nghiệp cơ khí mà nếu phát triển dược sẽ khéo theo nhiều ngành công nghiệp cơ khí khác phát triển. Ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp nặng chuyên về thiết kế, đóng và sửa chữa các loại tàu thủy. 1.2. Các đặc điểm cơ bản về công nghệ, kỹ thuật và quy trình của ngành công nghiệp đóng tàu 1.2.1. Đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp đóng tàu Công nghiệp tàu thủy là ngành công ngiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Ngoài vốn để thuê mua mặt bằng như những ngành khác thì chi phí để mua các máy móc, trang thiết bị nằm đóng và sửa chữa tàu thủy là rất lớn. Do đó, để thành lập một nhà máy đóng tàu thì cấn rất nhiều sự đầu tư của chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư liên doanh, và đặc biệt không thể thiếu được sự hỗ trợ của nhà Nước. Ngành công nghiệp tàu thủy là ngành đòi hỏi công nghệ cao và luôn luôn đổi mới công nghệ. Đóng tàu phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chuẩn của thế giới, tiêu chuẩn về độ an toàn của tùa, tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường,… vì thế công nghệ dùng trong công nghiệp đóng tàu thường là rất cao. Công nghệ này cũng phải được thường xuyên cập nhật và đổi mới theo nhịp độ thay đổi của công nghệ đóng tàu thế giới. Nguyễn Thị Vân Anh 5 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Công nghiệp tàu thủy đòi hỏi đội ngũ công nhân viên cán bộ phải có trình độ. Không giống như một số ngành công nghiệp nặng khác, công nghiệp đóng tàu đòi hỏi rất cao về độ chính xác trong thiết kế, đóng và sửa chữa nên yêu cầu công nhân trong các nhà máy đóng tàu cũng phải có một trình độ tay nghề nhất nhất định. Đặc biệt là đội ngũ quản lý trong các nhà máy đóng tàu cần phải có trình độ nhất định. Công nghiệp đóng tàu muốn phát triển phải có sự quan tâm phát triển đồng đều của nhiều ngành nên rất cần nhiều chính sahcs hỗ trợ của nhà Nước, các chính sách về vay vốn ưu đãi, các chính sách hỗ trợ về thuê mặt bằng, và nhiều chính sách khác,… 1.2.2. Đặc điểm quy trình đóng tàu Để đóng mới hoàn thành một con tàu, cần trải qua mười giai đoạn như sau Giai đoạn 1:Thiết kế Ở giai đoạn này, người ta thực hiện các bản vẽ thiết kế hình dáng vỏ tàu và chân vịt, đồng thời tiến hành chế tạo và thử mô hình tàu ngay sau khi kí hợp đồng và có những đặc tính kỹ thuật cơ bản. Tiến hành thiết kế cơ bản (Basic design): Trong đó bao gồm cả tính toán thử nghiêng, khả năng ổn tính, các kết cấu cơ bản như: đường hình dáng, mặt cắt ngang, các vách chính, các boong, phần mũi, phần lái v..v. Tiến hành thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công (Technical and Production designs): Trong quá trình này các bản vẽ cơ bản như kết cấu tàu, các hệ thống ống, máy, điện được triển khai chi tiết. Các bản vẽ thi công được thực hiện cho kết cấu từng tổng đoạn, lắp đặt thiết bị v.v. . . Đồng thời cũng tiến hành xác định các đặc tính sơn cho vỏ tàu. Các bản vẽ thiết kế cơ bản, kỹ thuật và thi công được thực hiện trên máy tính và bằng các phần mềm thiết kế, các dữ liệu vế vật tư, thiết bị cần mua được chuyển qua mạng nội bộ sang các bộ phận mua bán vật tư, thiết bị để tiến hành các thủ tục đặt hàng. Nguyễn Thị Vân Anh 6 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 *Giai đoạn 2:Cắt tôn, một số nhà máy coi giai đoạn này mới là bắt đầu khởi công đóng mpis một con tàu Đầu tiên các tấm tôn được sơn lót, sau đó được chuyển đến phân xưởng cắt bằng dây chuyền. Trên cơ sở các thông tin thu nhận được từ máy tính, máy cắt tự động sẽ cắt các tấm tôn theo đúng như trong bản vẽ thiết kế. Mỗi tấm tôn khi được cắt ra sẽ có kí hiệu riêng và sau đó chúng được chuyển sang phân xưởng lắp ráp. *Giai đoạn 3:Lắp ráp phân, tổng đoạn Trong quá trình lắp ráp, các tấm tôn riêng biệt được hàn vào với nhau thành các phân, tổng đoạn. Công việc lắp ráp được thực hiện theo qui trình sản xuất, các tấm tôn phẳng như khung đọc, khung ngang được lắp trước, sau đó mới nối với các phần cong. Quá trình hàn được thực hiện trên dây chuyền. Ở các nhà máy đóng tàu lớn của Hàn Quốc, hàng ngày trong các phân xưởng có thể tiến hành lắp từ 20 đến 30 tổng đoạn, mỗi chiếc có trọng lượng tới 300T. *Giai đoạn 4: Sơ bộ Lắp ráp các khí cụ ,giá đỡ Rất nhiều thiết bị được lắp sơ bộ trong khi lắp ráp các phân, tổng đoạn tàu. Các đường ống, cáp điện lớn và các bệ máy cũng được đặt đồng thời trong phân, tổng đoạn Rất nhiều các bộ phận thiết bị cho buồng máy, cho các đường ống, dây điện cũng được lắp sơ bộ. Nguyễn Thị Vân Anh 7 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 *Giai đoạn 5: Sơn Các phân, tổng đoạn sau khi lắp xong được chuyển đến phân xưởng sơn bằng các xe chở tổng đoạn Bề mặt các tấm tôn của tổng đoạn được làm sạch và sau đó sơn từ 3 đến 6 lớp sơn. Các chỗ dùng để nối các tổng đoạn với nhau sẽ được sơn kỹ hơn sau khi các tổng đoạn đã được hàn nối với nhau trên đà. Hiện nay nhiều nhà máy đóng tàu hiện đại có những phân xưởng sơn rất lớn, được trang bị đầy đủ các thiết bị chống ô nhiễm và sử dụng các hoại sơn không độc, thân thiện với môi trường, chống gỉ rất tốt, không gây tổn hại cho sức khỏe con người và kéo dài tuổi thọ của tàu. *Giai đoạn 6: Đấu tổng đoạn trên đà Sau khi sơn xong ở bãi lắp ráp ngoài trời gần đà, các phân đoạn nhỏ được hàn với nhau để thành các tổng đoạn lớn. Các tổng đoạn lớn được đưa lên đà để hàn đấu với nhau thành con tàu. *Giai đoạn 7: Hạ thuỷ Sau khi đấu xong các tổng đoạn và các phần mũi, lái, tàu được hạ thủy xuống nước và đưa ra cầu tàu để tiếp tục lắp phần ca bin thượng tầng và các thiết bị khác Theo truyền thống, khi hạ thủy người mẹ đỡ đầu cho con tàu sẽ ném chai sâm panh vào phần mũi tàu. Sau khi chai sâm panh vỡ tung, tàu được cắt các dây giữ và được đẩy xuống nước. *Giai đoạn 8: Lắp hoàn chỉnh thiết bị Trên những bệ, giá đã được đặt sẵn ở giai đoạn trước trên tàu, các thiết bị như máy chính, nồi hơi, thiết bị máy, thiết bị điện được tiến hành lắp và hoàn thiện trong buồng máy, ca bin cũng như trong các khu vực khác của tàu Nguyễn Thị Vân Anh 8 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Tuy nhiên, ở các nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc có tới 90% các thiết bị được lắp lên tàu trước khi hạ thủy, vì khi lắp thiết bị trên bờ thì các điều kiện về ổn định tốt hơn và do đó chất lượng lắp ráp cũng tốt hơn. *Giai đoạn 9: Thử đường dài Trong quá trình thử đường dài, tất cả chức năng của các hệ thống trên tàu sẽ được kiểm nghiệm và hoạt động như khi hành trình thật. Máy chính, trạm phát điện hoạt động cung cấp điện năng cho tất cả các thiết bị để tiến hành thử các hệ thống. Chủ tàu và cơ quan Đăng kiểm cũng tham gia thử đường dài để xác nhận toàn bộ các hạng mục theo đúng hợp đồng và thiết kế. *Giai đoạn 10: Bàn giao Sau khi tàu thử đường dài xong sẽ làm lễ bàn giao cho chủ tàu. Sau khi bàn giao xong, tàu được phép chính thức vận hành. Để nâng cao được tỷ lệ nội địa hoá không những đòi hỏi phải sản xuất được các thiết bị tàu thuỷ mà còn phải làm chủ được quy trình đóng tàu bằng đội ngũ công nhân kỹ sư trong nước.Chỉ khi nào ngành đóng tàu Việt Nam làm chủ được quy trình đóng tàu , đồng nghĩa với làm chủ được công nghệ thì chúng ta mới thực sự nội địa hoá thành. 1.3. Các bộ phận cơ bản của một con tàu và các loại tàu cơ bản 13.1. Các bộ phận cơ bản của một con tàu Về cơ bản các thiết bị tàu thuỷ có thể chia làm 3 phần: phần vỏ tàu, phần điện và phần máy. * Phần vỏ tàu: bao gồm vỏ thép, các trang thiết bị bên trong tàu, boong tàu, hầm tàu, xuồng cứu hộ,… Các vật tư nguyên liệu và thiết bị cần sản xuất như:sản xuất thép tấm và các loại thép chuyên dụng dùng làm vỏ tàu đòi hỏi phải có nhà máy cán và chế biến thép đi kèm; các thiết bị nội thất bên trong tàu đòi hỏi phải có nhà máy nội thất tàu Nguyễn Thị Vân Anh 9 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 thuỷ; sơn và vật liệu hàn…đòi hỏi phải có nhà máy sản xuất vật liệu hàn và nhà máy sơn,hoá chất. Một vài đòi hỏi trên cho thấy để nội địa hoá được phần vỏ tàu đòi hỏi phải có ngành công nghiệp phụ trợ rất mạnh, đặt ra rất nhiều khó khăn cho ngành đóng tàu trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hoá đạt 60% vào năm 2010. * Phần máy:bao gồm động cơ hai thì, động cơ bốn thì, hệ thống điều khiển, bánh lái,máy quay chân vịt, máy phát điện, các loại bơm, các thiết bị hộp số, chân vịt,… Tàu thủy có rất nhiều loại máy như: máy chính quay chân vịt,máy phát điện,các loại bơm,nồi hơi tàu thuỷ ,các thiết bị hộp số và chân vịt…Để tự sản xuất được phần máy tàu cần có ngành cơ khí chế tạo máy đi kèm. * Phần điện. Một vài chi tiết, hệ thống cần chế tạo: trước hết phải có được bản thiết kế sơ đồ hệ thống điện trên tàu, hệ thống chuông truyền lệnh chỉ huy, thiết bị tự động phát báo hiệu sương mù, bảng đèn và tín hiệu hàng hải, bộ báo động số…Để nội địa hoá được phần điện cần có ngành điện tử đi kèm. 1.3.2. Các loại tàu thủy chính Theo chức năng chuyên chở và đối tượng phục vụ: tàu hàng, tàu khách, tàu đánh bắt thủy sản, tàu quân sự, tàu nghiên cứu thềm lục địa, tàu chuyên dụng. Theo vùng hoạt động (cấp tàu): bao gồm tàu biển và tàu sông. Tàu biển: cấp không hạn chế, hạn chế cấp I: cách bờ không quá 200 hải lý, hạn chế cấp II: cách bờ không quá 50 hải lý, hạn chế cấp III: cách bờ không quá 20 hải lý; Tàu sông: hạn chế cấp I: chiều cao sóng h 3% 3% không quá 2m, hạn chế cấp II: chiều cao sóng h không quá 1.2m; Tàu pha sông biển: theo cấp tàu biển. Cách phân loại theo chức năng chuyên chở thường được áp dụng rộng rãi nhất. Tàu hàng là loại tàu chuyên chở hàng hóa, tàu khách là tàu chuyên chở khách du lịch hoặc tàu chở khách thông thường, tàu đánh bắt thủy sản là tàu các ngư dân hoặc các doanh nghiệp dùng để ra biển đánh bắt thủy hải sản, tàu quân sự là tàu Nguyễn Thị Vân Anh 10 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 dùng trong ngành quân sự như tàu chiến,…, tàu nghiên cứu thềm lục địa thường là tàu ngầm dùng chuyên lặn sâu xuống các lục địa để các nhà khoa học nghiên cứu dưới đáy đại dương, và các loại tàu chuyên dụng khác là các loại tàu chuyên dùng vào một mục đích nào đó,… 1.4. Các bộ phận trong một con tàu mà Việt Nam ta cần hướng tới sản xuất trong nước Để nâng cao giá trị gia tăng của một con tàu Việt Nam ta cần chú tâm tới phát triển các bộ phận của một con tàu mà cần trình độ công nghệ có thể chưa cần quá cao, ta không cần sản xuất tất cả các bộ phận của một con tùa mà ta chỉ nên phát triển sản xuất những gì tận dụng được những lợi thế trong nước như: Vỏ tàu bằng thép: yêu cầu cần có ngành công nghiệp thép đóng tàu phát triển theo. Ngành công nghiệp thép đóng tàu có thể liên doanh hoặc chuyển giao công nghệ từ các hãng sản xuất thép nổi tiếng thế giới để chế tạo thép tấm đóng tàu kích thước lớn 24m*4,5m*0,05m; thép hình các loại; thép ống không hàn; thép cường độ cao, thép chế tạo, thép không rỉ,…Hiện nay, tổng công ty tàu biển Việt Nam đang triển khai xây dựng nhiều nhà máy cán thép phục vụ cho đóng tàu. Động cơ tàu thủy: hiện nay, có tổng công ty máy Động lực và máy Nông nghiệp Bộ Công nghiệp có 21 đơn vị thành viên, có thể sản xuất được các loại động cơ tàu thủy 160CV, hộp số 6-90CV, xích neo 10000DWT. Bộ điều kiển tự động: trình độ tin học Việt Nam ta hiện nay cũng tương đối cao, và ngành công nghệ thông tin ở VIệt Nam cũng tương đối phát triển và có nhiều tiềm năng, do đó ngành công nghiệp đóng tàu nên đầu tư phát triển sản xuất các thiết bị điều khiển tự động. Đây là giai đoạn mà ta có thể nhảy vọt để phát triển công nghiệp đóng tàu. Ngoài ra, Việt nam ta cũng có thể hướng tới sản xuất các bộ phận khác như các trang thiết bị nội thất trên tàu, hệ thống điện, hệ trục, chân vịt,… Nguyễn Thị Vân Anh 11 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 2. Công nghiệp phụ trợ đóng tàu 2.1. Khái niệm công nghiệp phụ trợ Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng rộng rãi, thế nhưng khái niệm công nghiệp phụ trợ chưa hình thành một cách hiểu thống nhất trong các lý thuyết kinh tế cũng như trên thực tế.Junichi Mori (2005) cho rằng có hai cách tiếp cận đối với khái niệm công nghiệp phụ trợ: từ lý thuyết kinh tế và từ thực tiễn sản xuất kinh doanh. Theo lý thuyết kinh tế, công nghiệp phụ trợ được định nghĩa là các ngành sản xuất đầu vào (manufactured inputs). Công nghiệp phụ trợ chính là những ngành sản xuất các sản phẩm đầu vào, gồm: Các sản phẩm, hàng hóa trung gian (intermediate goods);Các sản phẩm, hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất (capital goods). Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có hai cách hiểu về công nghiệp phụ trợ. Ở góc độ hẹp, công nghiệp phụ trợ là các ngành sản xuất phụ tùng linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ rộng hơn, công nghiệp phụ trợ được hiểu như toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất nào khác góp phần tạo thành sản phẩm. Khái niệm công nghiệp phụ trợ trên thực tế chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm đòi hỏi sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt. Hai ngành công nghiệp hay sử dụng nhiều khái niệm công nghiệp phụ trợ là ngành ô tô và điện tử. Tuy nhiên, nếu đặt góc nhìn rộng hơn, công nghiệp phụ trợ phải được hiểu một cách tổng quát như một hình dung về toàn bộ quá trình sản xuất nói chung, chứ không thể bổ dọc, cắt lớp theo ngành hay sản phẩm vì mỗi ngành, mỗi loại sản phẩm đều có những đặc thù riêng và đều có những đòi hỏi ở các mức độ khác nhau về yếu tố phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ còn được hiểu theo nghĩa: gồm tất cả các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào hay bó hẹp trong một số ngành sản xuất các bộ phận sản Nguyễn Thị Vân Anh 12 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 phẩm, linh kiện và thiết bị phục vụ cho một số ngành sẽ tùy thuộc vào mục đích tiếp cận của người sử dụng khái niệm này. Có ba cách thể hiện chính thức định nghĩa về công nghiệp phụ trợ trong các văn bản cấp quốc gia, gồm: Theo cách tổng quát. Định nghĩa chính thức của quốc gia về công nghiệp phụ trợ được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đưa ra vào vào năm 1993: Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn… cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử). Cũng theo cách này, Phòng Năng lượng Hoa Kỳ trong ấn phẩm năm 2004 với tên gọi “Các ngành công nghiệp phụ trợ: công nghiệp của tương lai”, đã định nghĩa công nghiệp phụ trợ là những ngành sử dụng nguyên vật liệu và các quy trình cần thiết để định hình và chế tạo ra sản phẩm trước khi chúng được lưu thông đến ngành công nghiệp sử dụng cuối cùng (end-use indutries). Tuy khái niệm của Phòng Năng lượng Hoa Kỳ đưa ra rất tổng quát nhưng cơ quan này, trong phạm vi chức năng của mình, tập trung chủ yếu vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Do đó, công nghiệp phụ trợ theo quan điểm của cơ quan này là những ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như than, luyện kim, thiết bị nhiệt, hàn, đúc… Theo cách cụ thể. Định nghĩa của Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ Thái Lan (Bureau of Supporting Industries Development - BSID): Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhấn mạnh các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng). Theo cách liệt kê. Hội đồng đầu tư Thái Lan phân loại các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm thành 3 bậc: lắp ráp, sản xuất linh kiện và phụ kiện, và các ngành công nghiệp phụ trợ. Năm sản phẩm chính của ngành công nghiệp phụ trợ là gia công khuôn mẫu, gia công áp lực, đúc, cán và các gia công nhiệt. Nguyễn Thị Vân Anh 13 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Có thể nói, công nghiệp phụ trợ cho đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Không chỉ về chuẩn hóa định nghĩa hay cách tiếp cận, còn có hai quan điểm trái ngược nhau về đặc thù của ngành công nghiệp phụ trợ. Quan điểm từ các lý thuyết kinh tế phát triển về công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn cho rằng, công nghiệp phụ trợ có đặc tính thâm dụng vốn, có độ phủ rộng phục vụ và chia sẻ với nhiều ngành sản xuất. Khác với ngành hình thành sản phẩm cuối cùng có thể cần nhiều nhân lực phổ thông, các thiết bị, linh kiện, sản phẩm hỗ trợ được sản xuất với sự đầu tư tốn kém về máy móc và nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Chính vì vậy, công nghiệp phụ trợ là những ngành thâm dụng vốn, đòi hỏi cao về chất lượng lao động. Mặt khác, công nghiệp phụ trợ có độ phủ rộng, sản phẩm có thể sử dụng chung cho nhiều ngành, do đó phải đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật. Cả hai đặc tính này khiến công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển kém tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển thường không đủ nguồn lực về vốn cũng như về lao động kỹ thuật cao để có thể phát huy vai trò của công nghiệp phụ trợ khi tham gia chuỗi giá trị. Ngược lại, công nghiệp phụ trợ trong quan điểm khác gắn với khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khái niệm công nghiệp phụ trợ của Trần Văn Thọ (2006) chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, cụ thể gồm những linh kiện, phụ tùng, phụ liệu, bao bì…và bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ, theo ông, thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, những ngành sản xuất thâm dụng vốn như quan điểm trên sẽ không được tính là công nghiệp phụ trợ. MITI - Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản (đổi thành METI vào năm 2001) ban đầu với mục đích thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước Đông Nam Á cũng đã có cách hiểu tương tự. Trong các báo cáo của MITI vào năm 1985, công nghiệp phụ trợ được xem là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguyễn Thị Vân Anh 14 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 sản xuất linh kiện, đóng vai trò tạo lập hạ tầng công nghiệp vững mạnh tại các quốc gia Đông Nam Á. trong trung và dài hạn. Ở Việt Nam, quan niệm về công nghiệp phụ trợ xuất hiện trong các chương trình hợp tác kinh tế với Nhật Bản. Khái niệm này được du nhập vào nước ta thông qua vai trò của Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VDF) và ảnh hưởng của các luồng FDI Nhật Bản, đặc biệt gắn với việc chọn lựa địa điểm đặt các nhà máy sản xuất của những tập đoàn đa quốc gia. Thuật ngữ công nghiệp phụ trợ được sử dụng chính thức từ năm 2004, chủ yếu trong các chỉ thị, công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị số 47/2004/CT-TTg ngày 22/12/2004 về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có đề ra nhiệm vụ trong năm 2005: “Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp…”. Một vài công văn và chỉ thị sau đó cũng lặp lại nội dung này (Chỉ thị 27/2006/CT-TTg ngày 07/08/2006). Đặc biệt, nội dung phát triển phát triển công nghiệp đã được đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam (Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/04/2006 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020). Công nghiệp phụ trợ trở thành một trong những nội dung chính đối với Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 (Quyết định số 75/2007/QĐTTg ngày 28/05/2007). Tuy nhiên, trong các văn bản này vẫn chưa xuất hiện một định nghĩa chính thức về công nghiệp phụ trợ. Ngày 31/07/2007, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 37/2007/QĐ-BCN phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Nội dung quy hoạch không xác định thế nào là công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu nêu ra các ngành cần tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, gồm: dệt-may, da giày, điện tử-tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Thực tế, công nghiệp hỗ trợ hay công nghiệp phụ trợ chỉ khác nhau ở cách sử dụng từ ngữ. Nếu căn cứ từ Nguyễn Thị Vân Anh 15 Kinh tế phát triển 47A_QN Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 nguyên gốc, supporting industries chủ yếu hướng tới các ngành lắp ráp, có sản phẩm cuối cùng là một chỉnh thể được lắp ráp từ nhiều bộ phận, linh kiện khác nhau. Có lẽ theo ý đồ những nhà soạn thảo chính sách, sử dụng thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ sẽ bao hàm nhiều ngành hơn, phù hợp với việc đưa ra các giải pháp chung. Như vậy, đến nay vẫn chưa hình thành quan điểm chính thức về công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam. Các chính sách, văn bản dường như cẩn trọng trong cách sử dụng thuật ngữ do những khó khăn trong việc định hình một khái niệm vốn có nhiều quan điểm và tùy từng mục tiêu mà có các lý giải khác nhau. 2.2. Công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu Công nghiệp phụ trợ đóng tàu là một ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp đóng tàu. Theo cách hiểu đơn giản nhất ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu là ngành công nghiệp sản xuất các bộ phận trung gian phục phụ cho ngành công nghiệp đóng tàu bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất các linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất đóng tàu. 2.3. Phân loại các ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu Công nghiệp chế tạo thép đóng tàu: thép tấm, thép ống, thép hình,… Công nghệ chế tạo động cơ tàu thủy động cơ Diesel cao tốc, trung tốc, thấp tốc; 4 thì, 2 thì,… Công nghệ chế tạo hệ thông hộp số , trục và chân vịt tàu thủy. Công nghệ chế tạo hệ thống phát điện tàu thủy. Công nghệ chế tạo trang thiết bị tàu thủy:động cơ điện, khí điện tàu thủy, cáp điện tàu thủy, các loại đèn công tắc, ổ cắm tàu thủy, các loại tủ bảng điện tàu thủy, các hệ thống tự động điều khiển. Công nghệ chế tạo nghi khí hằng hải: rađa, dò sâu, định vị vệ tinh, đo tốc độ nước, và đo hướng gió, hệ thống thông tin liên lạc… Công nghệ chế tạo thiết bị trên boong tàu: nắp hầm hàng, caanf cẩu, tời các loại, hệ thống neo, hệ thống cứu sinh,… Nguyễn Thị Vân Anh 16 Kinh tế phát triển 47A_QN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan