Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bước đầu nghiên cứu một vài hiện tượng ngữ pháp tiếng chăm qua một số bia ký chă...

Tài liệu Bước đầu nghiên cứu một vài hiện tượng ngữ pháp tiếng chăm qua một số bia ký chăm pa​.

.PDF
85
25
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------------------------------- Huang Xianmin (Hoàng Tiên Dân) BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT VÀI HIỆN TƢỢNG NGỮ PHÁP TIẾNG CHĂM QUA MỘT SỐ BIA KÝ CHĂM-PA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------------------------------ Huang Xianmin (Hoàng Tiên Dân) BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT VÀI HIỆN TƢỢNG NGỮ PHÁP TIẾNG CHĂM QUA MỘT SỐ BIA KÝ CHĂM-PA Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 8229020.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Trí Dõi Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam Ďoan Ďề tài: ―Bước Ďầu nghiên cứu một vài hiện tượng ngữ pháp tiếng Chăm qua một số bia ký Chăm-pa‖ là một công trình nghiên cứu Ďộc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Trần Trí Dõi. Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung báo cáo là sản phẩm mà tôi Ďã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập, sưu tập và phân tích tài liệu. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam Ďoan của mình. Tác giả luận văn HUANG XIANMIN LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả Ďã nhận Ďược sự Ďộng viên, khuyến khích và tạo Ďiều kiện giúp Ďỡ nhiệt tình của các cấp lãnh Ďạo, của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè Ďồng nghiệp và gia Ďình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, phòng Sau Ďại học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn và Ďặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên Ďề của toàn khóa học Ďã tạo Ďiều kiện, Ďóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Trí Dõi - Người Ďã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp Ďỡ tác giả tiến hành các hoạt Ďộng nghiên cứu khoa học Ďể hoàn thành luận văn này. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiết sót, tác giả rất mong nhận Ďược các ý kiến Ďóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, Ďồng nghiệp, bạn bè. Tác giả luận văn HUANG XIANMIN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................3 1. Lý do chọn Ďề tài. ...................................................................................3 2. Mục Ďích nghiên cứu ..............................................................................5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................5 4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu. .........................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................6 6. Cấu trúc của luận văn: ............................................................................7 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................8 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT CHĂM CỔ .................................................................................................8 1.1. Hệ thống ngữ âm ................................................................................9 1.1.1. Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm hiện Ďại .............................................9 1.1.2. Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm cổ ....................................................12 1.1.3. Quy tắc hợp âm ...............................................................................15 1.2. Hệ thống chữ viết .............................................................................17 CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG NGỮ PHÁP CHĂM CỔ QUA VĂN KHẮC BIA KÝ........................................................................................21 2.1. Các từ loại trong Chăm cổ ..............................................................21 2.1.1. Danh từ............................................................................................22 2.1.2. Đại từ ..............................................................................................29 2.1.3. Số từ ................................................................................................33 1 2.1.4. Động từ ...........................................................................................36 2.1.5. Tính từ .............................................................................................42 2.1.6. Tiểu từ .............................................................................................44 2.1.7. Tiểu kết............................................................................................47 2.2. Trật tự cấu tạo câu ...........................................................................48 2.2.1. Câu Ďơn ...........................................................................................48 2.2.2. Câu phức .........................................................................................52 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH NHỮNG VĂN KHẮC CỤ THỂ .............55 3.1. Bia ký C.43 Drang Lai .....................................................................55 3.2. Bia ký C.30 B1 Rầm cửa hƣớng Nam của đền thờ chính trong quần thể tháp Chăm Po Nagar ..............................................................62 3.3. Bia ký C.30 B2 Rầm cửa hƣớng Nam của đền thờ chính trong quần thể tháp Chăm Po Nagar ..............................................................67 3.4. Tiểu kết..............................................................................................70 KẾT LUẬN ..............................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................75 PHỤ LỤC .................................................................................................80 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Vương quốc Chăm-pa, còn Ďược gọi là Lâm-ấp (林邑), Hoàn Vương (環王) hoặc Chiêm Thành (占城; Campapūra 占婆補羅)(Trong thư tịch cổ Trung Quốc, Chăm-pa 占婆 Ďược gọi là Lâm Ấp 林邑. Sau thời Nguyên Hòa 元和 Ďời Đường, lại chép là Hoàn Vương 環王; thời Ngũ Đại 五代 chuyển thành Chiêm Thành 占城. Theo Đường Thư 唐書 (945 sau CN), ―Hoàn Vương diệc danh Chiếm Bà 環王亦名占婆‖ (Hoàn Vương cũng Ďược gọi là Chăm-pa); theo Tây Vực Ký 西域記 (646 sau CN) lại ghi là ―Ma-ha Chiêm Ba 摩訶瞻波‖; theo Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện南海寄歸內法傳 (689 sau CN) của pháp sư Nghĩa Tĩnh 義淨法師 lại có ―Chiếm Ba 占波‖), là một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử Đông Nam Á. Lãnh thổ của Vương quốc Chăm-pa về phía bắc giáp với dãy Hoành Sơn Quan, về phía nam Ďi Ďến sông Đồng Nai. Trung Quốc và Vương quốc Chăm-pa có quan hệ bang giao từ lâu: thời Hán, có người tên Khu Liên (區連) quê Tượng Lâm (象林 nay thuộc huyện Duy Xuyên 濰川, tỉnh Quảng Nam) giết huyện lệnh mà tự lập làm vua, dựng nước Chăm-pa; sau thời Đường và Tống, Chăm-pa thường sai sứ giả qua Ďường biển Ďến Trung Hoa triều cống. Đến thời Minh, triều Ďình thành lập Đề Đốc Tứ Di Quán (提督四夷館), chuyên phụ trách phiên dịch thư hàm từ các nước bang giao. Tiếng Chăm không có Quán dịch riêng, văn thư từ Chăm-pa mang Ďến do Hồi Hồi 3 Quán (回回館) dịch giúp. Trong sách Quỳnh Châu Phủ Chí (瓊州府志; 1617 sau CN) ghi rằng từng có người Nhai Châu tên Bồ Thịnh (蒲盛) làm quan Thông Sự Chiêm Thành (占城通事) trong triều Ďình: “Bồ Thịnh, dĩ hiểu Chiêm Thành phiên tự, thụ Hồng Lư Tư Tân Thự Tự Ban (蒲盛,以曉占城番字,授鴻臚司賓署序班)‖ (Dịch: Bồ Thịnh, vì hiểu chữ Chiêm Thành, trao cho quan chức Hồng Lư Tư Tân Thự Tự Ban). Năm 1471, quân Ďội người Kinh chiếm lấy Ďô thành Chăm-pa, nước Chiêm Thành diệt vong trong dòng sông lịch sử. Hiện nay trong phạm vi thế giới, Ďa số học giả chủ yếu quan tâm Ďến vấn Ďề lịch sử Chăm-pa, ít người bàn về vấn Ďề Chăm ngữ. Nhưng Ďiều này không thể phủ nhận tính quan trọng của việc nghiên cứu Chăm ngữ. Chăm ngữ là một ngôn ngữ chiếm vị trí rất quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ các dân tộc của cả khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam là một quốc gia chịu sự ảnh hưởng văn hóa ngoại lai rất mạnh từ hai phía: phía Bắc là văn hóa Trung Hoa, phía Nam là văn hóa Ấn Độ; vậy văn hóa từ Ấn Độ Ďã ảnh hưởng Ďến Việt Nam như thế nào? Có biểu hiện về mặt văn hóa như thế nào? Nếu muốn làm rõ những vấn Ďề có liên quan Ďến sự tiếp xúc văn hóa Ďó, hoặc là lịch sử của Vương quốc Chăm, hoặc chính là những vấn Ďề trực tiếp liên quan Ďến ngôn ngữ Chăm, thì chúng ta không thể bỏ qua quá trình nghiên cứu Chăm ngữ, trong Ďó có tiếng Chăm cổ là một bộ phận. 4 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu quy tắc nội tại và quy tắc biến Ďổi của hệ thống ngữ pháp Chăm cổ, dựa vào tài liệu văn khắc bia ký, thông qua giải Ďọc các văn tự trên Ďó, quy nạp, phân tích, truy nguồn, so sánh các hiện tượng ngữ pháp Ďó. Xác Ďịnh khái niệm hệ thống ngữ pháp Chăm-Phạn hỗn hợp (Hybrid Sanskrit-Chamic grammatical system). 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để Ďạt Ďược mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu Ďược Ďặt ra như sau: -Xác lập khái niệm và lý luận tiền Ďề bào gồm: giới thiệu quá trình phát triển của tiếng Chăm, từ PAn (Proto-Austronesian) Ďến PMP (ProtoMalayo-Polynesian), rồi Ďến PC (Proto-Chamic), Chăm cổ (Old Cham), cuối cùng Ďến tiếng Chăm hiện Ďại. -Trình bày các hiện tượng ngữ pháp Chăm cổ qua các bia ký cụ thể. Hiện nay vẫn chưa có công trình nào Ďó chuyên bàn về hệ thống ngữ pháp Chăm cổ Ďược khắc trên bia Ďá, nhất là về những khái niệm cơ bản nhất: hệ thống ngữ pháp Chăm cổ gồm những yếu tố nào, mỗi một từ loại trong hệ thống Ďược thể hiện qua hình thức như thế nào? Có quy luật biến hình như thế nào? Vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn này sẽ tập trung vào những vấn Ďề trên, căn cứ vào những bia ký Ďã Ďược sưu tập trong tay, trình bày rõ những vấn Ďề Ďã Ďược nêu trên. 5 4. Đối tƣơng và phạm vi nghiên cứu. -Đối tượng nghiên cứu: hệ thống ngữ pháp Chăm cổ (hạn Ďịnh trong một số bia ký cụ thể). -Phạm vi nghiêm cứu: trong phạm vi văn khắc bia ký Ďược bảo tồn tại Bảo tàng Ďiêu khắc Chăm Đà Nẵng, Việt Nam và một số văn khắc Ďược lưu trữ tại học viện Viễn Đông, Pháp. Về nội dung nghiên cứu, luận văn này còn sẽ bàn Ďến cả hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm của Chăm cổ. Hạt nhân của luận văn là hệ thống ngữ pháp Chăm cổ, vấn Ďề này chúng tôi cũng sẽ thảo luận kỹ hơn: bao gồm phân loại các loại từ cũng như Ďặc Ďiểm của mỗi một tiểu loại trong Chăm cổ; trật tự cấu tạo câu. Cuối cùng, luận văn này sẽ thông qua giải thích một số văn khắc bia ký cụ thể Ďể chứng minh sự tồn tại và tính hợp lý của hệ thống ngữ pháp Chăm Phạn hỗn hợp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu rõ các vấn Ďề Ďã Ďược nêu ra ở phần trên, chúng tôi sẽ áp dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học như sau trong quá trình nghiên cứu: -Phương pháp miêu tả phân tích và tổng hợp. Miêu tả phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách miêu tả và phân tích chúng thành từng bộ phận Ďể tìm hiểu sâu sắc về Ďối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin Ďã Ďược phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới Ďầy Ďủ và sâu sắc về Ďối tượng. 6 - Thủ pháp so sánh. Trong luận văn này, thủ pháp so sánh sẽ bao gồm cả hai tầng diện là so sánh Ďồng Ďại và so sánh lịch sử. 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở Ďầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có bố cục như sau: Chương 1: Hệ thống chữ viết và ngữ âm Chăm cổ. Chương 2: Hệ thống ngữ pháp Chăm cổ qua văn khắc bia ký. Chương 3: Phân tích những văn khắc cụ thể. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT CHĂM CỔ Ngôn ngữ Chăm hoặc Ďược gọi là ―sap Cam‖, là ngôn ngữ của dân tộc Chăm. Là một ngôn ngữ thuộc chi nhánh Melayu-Chamic trong ngữ hệ Đa Đảo, tiếng Chăm có hệ thống ngữ âm riêng của mình; nhưng trong hành trình lịch sử phát triển, do sự ảnh hưởng rất lớn tử nhiều yếu tố bên ngoài, tiếng Chăm cũng chịu sự tác Ďộng và Ďã tiếp thu rất nhiều Ďặc trưng từ ngôn ngữ khác. Nhiều từ mới trong các ngôn ngữ xung quanh cũng Ďược ồ ạt Ďưa vào tiếng Chăm cùng với sự lan truyền của văn hóa và tôn giáo, trong Ďó Ấn Độ có Ďóng vai trò rất quan trọng. Sau khi Lâm Ấp dựng nước (từ Ďầu thế kỷ công nguyên) mãi Ďến thế kỷ X, XI sau công nguyên, trong quãng thời gian dài gần 10 thế kỷ này, người Chăm Ďã dựng lên nhiều kiến trúc bằng Ďá với kỹ thuật cao siêu tuyệt vời Ďể thực hiện các chức năng làm lễ, thờ cúng v.v. Cùng với những kiến trúc này, chữ Chăm cổ cũng Ďược khắc lên trên Ďó: hoặc là dựng bia khắc chữ, hoặc là khắc trực tiếp trên mặt tường Ďể ghi chép nguyên nhân xây dựng công trình, hoặc là ca ngợi công Ďức của nhà vua. Trong phạm vi bia ký Chăm cổ Ďã Ďược phát hiện và sưu tập, chúng tôi thấy rằng, ngôn ngữ mà người Chăm cổ sử dụng có sự khác biệt rất lớn với tiếng Chăm hiện Ďại, cả mặt chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. Ngôn ngữ Chăm cổ cụ thể là một thứ ngôn ngữ như thế nào? Nhất là hệ thống 8 ngữ pháp của nó có những Ďặc trưng gì? Những vấn Ďề này khiến chúng tôi cảm thấy tò mò. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ thảo luận cụ thể về loại ngôn ngữ Ďược sử dụng trên bia ký này, về cả phương diện ngữ âm và hệ thống ngữ pháp của nó. Đến cuối luận văn sẽ giải thích cụ thể 3 bài bia ký mà chúng tôi, có thể qua Ďó tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ xa xưa này nói riêng cũng như văn hóa lịch sử Chăm cổ nói chung. 1.1. Hệ thống ngữ âm 1.1.1. Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm hiện Ďại Trước khi bàn Ďến hệ thống ngữ âm Chăm cổ, chúng tôi xin Ďiểm qua hệ thống ngữ âm tiếng Chăm hiện Ďại. Xét về bảng chữ cái Akhar Thrah của tiếng Chăm, tổng cộng có 35 phụ âm và 6 nguyên âm Ďơn (còn Ďược gọi là nguyên âm Ďộc lập theo Ấn Độ). Cụ thể như sau: Bảng chữ cái phụ âm tiếng Chăm Ďương Ďại Phụ Âm Loại I Ngạc Mềm Ngạc Cứng Răng Môi Vô Thanh Nguyên âm A Ka kha Ca cha Ta tha Pa pha Còn có phụ âm loại II: Loại II ya ra Hữu Thanh Nguyên âm A ga ja da ba gha jha dha bha la Âm Mũi Nguyên âm Nguyên âm A Â ngâ nga nyâ nya nja nâ na nda mâ ma mba wa sa ha Ngoài các phụ âm nêu trên ra, tiếng Chăm còn có 2 phụ âm Ďược gọi là Phụ âm loại III, Ďó là: 9 Loại III sa (tha) pa Sở dĩ bảng chữ cái tiếng Chăm phải chia ra thành ba bảng riêng là vì thực ra, khi nhìn vào tất cả bảng chữ cái nêu trên, ta dễ dàng nhận ra các phụ âm loại I Ďược sắp xếp theo một trật tự rất quy củ và ngăn nắp theo vị trí và phương thức cấu âm. Chúng ta có thể sắp xếp Ďược như thế này là vì nó chịu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ Phạn. Bảng phụ âm loại I thật ra chính là tương ứng với bảng phụ âm tiếng Phạn; nhưng trong tiếng Phạn, âm răng còn có thể chia thành 2 loạt là âm răng thường và âm răng quặt lưỡi. Mà trong loại phụ âm loại II, ngoài phụ âm Sa ra, Ďều có chữ cái tương Ďương trong tiếng Phạn mà ở Ďó nó Ďược gọi là bán phụ âm. Còn hai phụ âm còn lại là phụ âm loại III, chúng tôi phải dựa vào góc nhìn phát triển lịch sử Ďể phân tích và nhìn nhận. Sau Ďây tôi xin liệt ra bảng nguyên âm Ďơn: Bảng chữ cái nguyên âm Ďơn tiếng Chăm Ďương Ďại Nguyên âm a i u e ai o Nguyên âm Ďơn tức là nguyên âm Ďộc lập, những nguyên âm này có thể tự tạo ra một âm tiết vắng phụ âm Ďầu. Như: aia (nước), ada (con vịt), idung (mũi), oh (không), sa-ai (anh)... Nếu các nguyên âm muốn kết hợp với một phụ âm khác thì phải nhờ vào các phụ tố nguyên âm ở trước hoặc ở trên, thậm chí ở dưới phụ âm. Ngoài nguyên âm Ďơn ra, tiếng Chăm còn có khá nhiều nguyên âm kép. Sau Ďây là bảng nguyên âm tiếng Chăm theo phương thức phiên âm IPA của Gérard Moussay: 10 Bảng nguyên âm tiếng Chăm Cao Vừa Thấp Trước Ngắn Dài /i/ /i:/ /e/ /ə/ /e:/ /ə:/ /aj/ /ɛ:/ Giữa Ngắn /ɯ/ /ə/ /a/ Sau Dài /ɯ:/ /ə:/ /a:/ Ngắn /u/ /o/ /aw/ Dài /u:/ /o:/ /ɔ:/ Tiếng Chăm còn có 4 âm Ďệm là /i, w, r, l/. Trên thực tế, 4 âm Ďệm này lại có thể chia ra thành 2 nhóm nhỏ theo phẩm chất của chúng, Ďó là nhóm âm Ďệm bán nguyên âm /i/ và /w/; nhóm âm Ďệm phụ âm Ďôi /r/ và /l/. Về âm cuối, tiếng Chăm có 11 âm cuối, cụ thể như sau: /-k, -p, -t, -ŋ, -n, -m, -w, -y, -r, -l, -h/. Nhưng hiện nay, trong ngữ âm từ giao tiếp thực tế hằng ngày của người Chăm ở Việt Nam, âm cuối /-r/ Ďã hòa nhập vào âm cuối /-n/; và một phần âm cuối /-p/ cũng Ďã trùng lặp với âm cuối /-k/. Ở một số nơi cư trú của người Chăm tại Ďồng bằng sông Cửu Long, người ta thậm chí còn nói âm cuối /-k/ thành /-ʔ/. Để minh họa những sự biến Ďổi như trên, chúng tôi xin lấy những ví dụ cụ thể Ďể giải thích như sau: từ akhar [akʻar] (chữ viết) giờ Ďã Ďồng âm với từ akhan [akʻan] (váy); ngap [ŋap] (làm) và ngâk [ŋak] (dấu âm chữ Chăm) giờ cũng Ďã Ďồng âm với nhau và cùng chuyển thành âm Ďọc là [ŋaʔ]. Tiếng Chăm không có thanh Ďiệu với tác dụng khu biệt nghĩa của từ, nhưng lại tồn tại 2 âm vực khác nhau là âm vực cao và âm vực thấp. Nói một cách Ďơn giản: những âm tiết với phụ âm Ďầu hữu thanh thường thuộc về âm vực thấp, Ďường nét phát âm có xu hướng hạ xuống; ngược lại, những âm tiết bắt Ďầu một phụ âm vô thanh hoặc là phụ âm zero thì 11 thường Ďược phát âm thành âm vực cao. 1.1.2. Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm cổ Trong bài văn này, chúng tôi Ďang bàn về tiếng Chăm cổ, nên chúng tôi Ďã tái lập lại bảng âm vị Chăm cổ. Muốn làm rõ vấn Ďề này, trước hết chúng tôi phải nắm Ďược các ngôn ngữ nằm trong chi nhanh Chamic, rồi thông qua so sánh, Ďối chiếu với cả phân tích các cặp âm vị tương ứng giữa các ngôn ngữ có liên quan, mới có thể tái lập lại hệ thống ngữ âm tiếng Chăm cổ. Chi nhánh Chamic bao gồm các ngôn ngữ cụ thể như tiếng Chăm, tiếng Haroi (còn Ďược gọi là tiếng Hroi, tiếng Hrway hoặc là tiếng Bahnar Chăm), tiếng Tsat, tiếng Roglai (Tiếng Roglai: phương ngữ Bắc Roglai lại Ďược gọi là tiếng Radlai, tiếng Adlai, tiếng Rayglay hoặc là tiếng Raglai. Dân số sử dụng ngôn ngữ này theo thống kê của năm 1981 là 20,000 người), tiếng Hồi Huy (Tiếng Hồi Huy 回輝: thứ ngôn ngữ này Ďược sử dụng chủ yếu tại các vùng thôn làng lâm cận thành phố Tam Á 三亞, Đảo Hải Nam, Trung Quốc, chủ thế sử dụng là cộng Ďộng dân tộc thiểu số bản xứ mà theo Ďạo Hồi. Theo số liệu thống kê của năm 1990, nhân số sử dụng tiếng Hồi Huy là khoảng 5000 ngườ) và tiếng Aceh (Tiếng Aceh: ngôn ngữ này chủ yếu Ďược sử dụng tại Khu tự trị Aceh trên Ďảo Sumantra, In-Ďô-nê-xi-a. Gồm cả 7 loại phương ngữ, tổng dân số sử dụng khoảng 3 triệu người (1999).). Còn tiếng Chăm ở Việt Nam có 2 vùng phương ngữ và Ďược Ďặt tên theo vi trí phân bố của chúng là Chăm 12 Đông và Chăm Tây. Các ngôn ngữ trong chi nhánh Chamic như tiếng Aceh có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ thuộc chi nhánh Melayu, Ďương nhiên, trong bản thân tiếng Aceh vốn có nhiều từ là trực tiếp vay mượn từ Bahasa Indonesia, chính vì vậy lại có nhà nghiên cứu cho ý kiến rằng nên xếp tiếng Aceh vào chi nhánh Sunda, bên cạnh Ďó là có học giả cho rằng tiếng Aceh vẫn thuộc chi nhánh Malayo-Chamic. Sau Ďây chúng tôi xin nêu ra bảng âm vị phụ âm tiếng Chăm cổ tái lập trước. KBH âm họng BH *k- KBH âm mũi *ɡ- *ŋ- âm ngạc *ȵ- âm Ďầu lưỡi *t- *th- *d- *ʔd- *n- âm môi *p- *ph- *b- *ʔb- *m- *s- *r- *l- *j- *ʔ- Bảng âm vị tái lập các phụ âm trong tiếng Chăm cổ Những âm vị trên chuyển hóa thành các âm vị phụ âm trong tiếng Chăm hiện Ďại cụ thể như thế nào, chúng tôi có thể thông qua bảng so sánh sau làm rõ hơn quá trình diễn biến. Việt Chăm (Tây) Gia-lai Rode Aceh cung panih pɘnah mɘnɘh panah (mũi tên) 13 bốn paʔ păʔ păʔ pɯɘt lúa padai pɘdai mɘdia pade Ďá padau pɘtɘu bɔh tău batɛɘ mười pluh pluh pluh siploh lớn pruŋ prɔŋ prɔŋ rajɯʔ bản tay plaʔ plăʔ plăʔ palɯɘt Thông qua bảng trên chúng tôi có thể thấy rằng p-, pl- và pr- trong tiếng Chăm có tương ứng với p-, pl- và pr- trong tiếng Gia-lai, và tương ứng với p- và m- trong tiếng Rode. Vì vậy, Chăm cổ: *p- > Chăm hiện Ďại: p-. Tương tự như vậy, chúng tôi so sánh t- với th- trong tiếng Chăm hiện Ďại với lại các ngôn ngữ tương quan, nhờ Ďó có thể tìm thấy lai nguyên của hai phụ âm này, cụ thể như sau: Việt Chăm (Tây) Gia-lai Rode Aceh chém tăʔ tăʔ - taʔ sợi talaj tə̆lɘi klɛi talɔɘ tay taŋan tɘŋan tɘŋan - Ďất tanrh tə̆nah - tanɔh con chuột takuh tɘkuih kɘkuih tikoh xương talaŋ tɘlɔŋ klaŋ tulɯɘŋ chết matai - - mate 14 mắt mata mɘta - mata biết thau thɘu thău thɛɘ năm thǔn thun thǔn thon kho thu thu thu tho Trong Ďó, từ ―biết‖ trong Bahasa Indonesia là ―tahu‖, trong tiếng Sama là ―taʔu‖ (Tiếng Sama: thuộc nhóm ngôn ngữ Sama-Bajaw, chủ yếu phân bố tại quần Ďảo Mindanao của Phi-líp-pin.); từ ―năm‖ trong Bahasa Indonesia là ―tahun‖, trong tiếng Sama là ―tahun‖; từ ―kho‖ trong tiếng Sama là ―tohoʔ‖ và trong tiếng Molbog lại là ―tuʔug‖(Tiếng Molbog: thứ ngôn ngữ này chủ yếu Ďược sử dụng tại quần Ďảo Balabac thuộc Phi-líppin, dân số sử dụng 7,000 người (1987).). Như vậy thì rõ ràng chúng tôi có thể rút ra quan hệ là: Chăm cổ: *t- > Chăm hiện Ďại: t-. Đồng thời, thtrong tiếng Chăm hiện Ďại có nguồn gốc là *t-h- từ Proto Chamic (ChămAceh). Về bảng Ďối chiếu từ vựng cơ bản giữa Chăm cổ với Proto Malayo - Polynesian thì xin tham thảo phần phụ lục ở cuối bài. 1.1.3. Quy tắc hợp âm Trong văn bản Chăm cổ, nếu gặp phải hai từ vay mượn từ tiếng Phạn (hoặc là Phạn ngữ Chăm hóa) Ďứng cạnh nhau, thì phải xem xét chúng có phù hợp quy tắc hợp âm hay không? Nếu có thì phải biến Ďổi âm Ďọc của chúng, rồi dẫn Ďến thay Ďổi ký hiệu chữ viết. Vì vậy, khi chúng tôi bắt Ďầu Ďọc một tấm bia nào Ďó, trước hết phải tìm ra các chỗ hợp âm Ďể tách rời nhau các từ Ďược viết gắn vào nhau, như vậy mới có thể giúp cho việc 15 lý giải Ďúng nội dung của văn bản bia ký. Khái niệm hợp âm không chỉ riêng trong hệ thống Phạn ngữ có, trong các ngôn ngữ hiện Ďại như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Georgia, tiếng Mông Cổ Ďều có hiện tượng quy tắc này; nhưng trong các ngôn ngữ trên, quy tắc hợp âm trong Phạn ngữ là phức tạp nhất, Ďcùng với Ďó, Ďặc Ďiểm Ďã Ďược Chăm cổ kế thừa một cách Ďầy Ďủ và hoàn hảo. Sau Ďây chúng tôi xin trình bày một cách khái quát về hệ thống hợp âm trong tiếng Chăm cổ. Muốn Ďi vào quy tắc hệ thống hợp âm, trước hết chúng tôi nhất thiết phải biết Ďến khái niệm ―các Ďẳng cấp nguyên âm‖ trong Chăm cổ. Thực ra khái niệm này cũng bắt nguồn từ Phạn ngữ. Trong chương Ďầu tiên ―Atha saṃjñāḥ (Thuật ngữ)‖ của ―Śivasūtra (Kinh Śiva)‖ (lại Ďược gọi là ―Maheśvarasūtra‖), sau này Ďược ―Aṣṭādhyāyī‖ trích dẫn có câu rằng: ―a i uṇ; ṛ ḷ k; e oṅ; ai auc‖. Câu này Ďã thể hiện rất rõ các tính chất khác nhau của từng tiểu nhóm nguyên âm trong tiếng Phạn. Nhưng lý giải theo câu trong kinh văn là Ďiều không dễ dàng, vì vậy có thể dựa vào bảng sau Ďể minh họa: Nguyên âm Ďơn - iī uū ṛṝ ḷ Nguyên âm nhị hợp (guṇa) a e o ar al Nguyên âm tam hợp (vṛddhi) ā ai au ār āl Các phương thức hợp âm trong Chăm cổ có thể tổng kết thành hai loại lớn: Hợp âm trong câu (Sandhi) và Hợp âm nội tại. Sau Ďây là những quy tắc cơ bản của hai loại hợp âm này: 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan