Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suấ...

Tài liệu Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông Lâm (Khóa luận tốt nghiệp)

.PDF
79
232
102

Mô tả:

Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông LâmBước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông LâmBước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông LâmBước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông LâmBước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông LâmBước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông LâmBước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông LâmBước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông LâmBước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông LâmBước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông LâmBước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông Lâm
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PỜ GIA THANH BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN GỖ THÔNG BẰNG CHẾ PHẨM (TINH DẦU SẢ JAVA) CHIẾT SUẤT TỪ LÁ SẢ JAVA (CYMBOPOGON WINTERIANUS) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PỜ GIA THANH BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN GỖ THÔNG BẰNG CHẾ PHẨM (TINH DẦU SẢ JAVA) CHIẾT SUẤT TỪ LÁ SẢ JAVA (CYMBOPOGON WINTERIANUS) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K46 – QLTNR – N02 Khoa : Lâm nghiệp Khóa : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Việt Hưng Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình nghiên cứu thực nghiệm hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2018 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học Th.S Nguyễn Việt Hưng Pờ Gia Thanh XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu (Ký, ghi rõ họ tên) ii LỜI CẢM ƠN Nhằm thực hiện kế hoạch đào tạo năm học 2017 – 2018, niên khóa 2014-2018 của nhà trường, cũng như được sự nhất trí của Khoa và Nhà trường, từ ngày 14/8/2017 đến ngày 12/11/2017, em được phân công đi thực tập tại Trường để chúng em có cơ hội vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng ngành vào việc nghiên cứu việc thực hành, vào thực tế đời sống; vừa là để học tập, có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Em đã tiến hành thực tập tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả Java) chiết suất từ lá Sả Java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông Lâm” Trong suốt quá trình thực tập tại Trường em luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa và Nhà trường, đặc biệt được Th.S Nguyễn Việt Hưng đã tận tâm hướng dẫn em. Nhân đây em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trường, khoa, bộ môn, đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập cuối khóa của mình. Xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Việt Hưng đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành việc thực tập. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài báo cáo này của em rất khó có thể hoàn thiện được Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian còn ngắn, kiến thức của em còn hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Nghĩa từ viết tắt Từ viết tắt ASTM : American Society for Testing and Materials DVHĐ (Hiệp hội vật liệu và thử nghệm Hoa Kì). : Dầu vỏ hạt điều PGS PTSKH TB TCVN : Phó giáo sư : Phó tiến sĩ khoa học : Trung bình : Tiêu chuẩn Việt Nam TS : Tiến sĩ cs : Cộng sự M1 : Khối lượng trước khi ngâm M2 : Khối lượng sau ngâm Mtt : Khối lượng thuốc thấm iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến lượng chế phẩm thấm vào gỗ ........... 31 Bảng 4.2. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 10% (nhúng 10 phút) đối với mối .................................................................................... 33 Bảng 4.4. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 15% (nhúng 10 phút) đối với mối .................................................................................... 36 Bảng 4.5. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 15% (ngâm 24 giờ) đối với mối .......................................................................................... 37 Bảng 4.6. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 20% (nhúng 10 phút) đối với mối .................................................................................... 38 Bảng 4.7. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 20% (ngâm 24 giờ) đối với mối .......................................................................................... 39 Bảng 4.8. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 100% đối với mối . 40 Bảng 4.9. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở các nồng độ đối với mối ....... 41 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Chuẩn bị lá Sả ....... ......................................................................... 22 Hình 3.2. Cho lá vào nồi ................................................................................. 22 Hình 3.3. Chuẩn bị nấu ................................................................................... 22 Hình 3.4. Nấu Sả ............................................................................................. 22 Hình 3.5. Bắt đầu ra dầu Sả............................................................................. 23 Hình 3.6. Lọc tinh dầu Sả................................................................................ 23 Hình 3.7. Pha dịch chiết theo nồng độ ........................................................... 24 Hình 3.8. Quét dịch chiết lên mẫu .................................................................. 24 Hình 3.9. Làm hộp nhử mối ......................................................................... 27 Hình 3.10. Đặt hộp nhử ................................................................................... 27 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nồng độ đến lượng chế phẩm thấm vào gỗ .............................................................................................. 31 Hình 4.2. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 10% (nhúng 10 phút) đối với mối ...................................................................................... 34 Hình 4.3. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 10% (ngâm 24 giờ) đối với mối ............................................................................................ 35 Hình 4.4. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 15% (nhúng 10 phút) đối với mối ...................................................................................... 36 Hình 4.6. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 20% (nhúng 10 phút) đối với mối ...................................................................................... 38 Hình 4.7. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 20% (ngâm 24 giờ) đối với mối ............................................................................................ 40 Hình 4.8. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 100% đối với mối .. 41 Hình 4.9. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở các nồng độ đối với mối ....... 42 Hình 4.10. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 10% ....................... 44 vi Hình 4.11. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 10% ....................... 44 Hình 4.12. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 15% (nhúng 10 phút) đối với nấm ..................................................................................... 44 Hình 4.13. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 15% (ngâm 24 giờ) đối với nấm ..................................................................................... 44 Hình 4.14. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 20% (nhúng 10 phút) đối với nấm ..................................................................................... 44 Hình 4.15. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 20% (ngâm 24 giờ) đối với nấm ..................................................................................... 44 Hình 4.16. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 100% (quét) ........... 49 vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v MỤC LỤC ....................................................................................................... vii PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Bảo quản gỗ và tầm quan trọng của công tác bảo quản gỗ..................... 4 2.1.2. Phương pháp bảo quản gỗ ....................................................................... 5 2.1.3. Những vấn đề về thuốc bảo quản và nguyên liệu ................................... 9 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................... 13 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản trên thế giới ..... 13 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản ở Việt Nam...... 15 2.2.3. Tình hình nghiên cứu về sử dụng Sả java (Cymbopogon winterianus) 19 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 20 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20 3.2. Địa điểm và thời gian thực tập ................................................................. 20 viii 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21 3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 21 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ................................................. 21 3.4.3. Phương pháp xác định lượng thuốc thấm ............................................ 24 3.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản ...................... 25 3.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số và tổng hợp số liệu ........................... 29 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 31 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm tẩm đến lượng chế phẩm Sả java thấm vào gỗ ............................................................................................. 31 4.2. Hiệu lực với mối của chế phẩm lá Sả java trên gỗ Thông ....................... 33 4.2.1. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 10% đối với mối ............ 33 4.2.2. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 15% đối với mối ............ 35 4.2.3. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 20% đối với mối ............ 38 4.2.4. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java ở nồng độ 100% (quét) đối với mối 40 4.3. Hiệu lực của dịch chiết lá Sả java đối với nấm ....................................... 43 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 50 5.1. Kết luận .................................................................................................... 50 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 51 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những quốc gia có thế mạnh rất lớn về xuất khẩu gỗ và mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của ngành Lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, dẫn đến nhu cầu các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ ngày càng tăng về chất lượng cũng như số lượng. Ngành công nghiệp chế biến lâm sản đang đứng trước nhiều thách thức thiếu nguyên liệu phục vụ sản suất và xuất khẩu, vì vậy chuyển đổi sang sử dụng những lâm sản có thời gian sinh trưởng nhanh, tuổi thành thục công nghệ ngắn để quy hoạch thành vùng rừng nguyên liệu với việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên rừng là vấn đề được quan tâm hiện nay trong chế biến lâm sản. Nước ta đã có chủ trương phát triển trồng rừng, đặc biệt là các loại cây sinh trưởng nhanh như: Thông, mỡ, keo, tre, nứa,... Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới nên các sinh vật hại gỗ nói chung và nấm gây biến màu gỗ nói riêng phát triển rất mạnh. Do đó, để hạn chế các tác nhân gây hại lâm sản một số biện pháp kỹ thuật đã được sử dụng rộng rãi như: chọn mùa chặt hạ, ngâm dưới ao hồ, hun khói, kê xếp gỗ ở những nơi thoáng mát,... Tuy nhiên khi áp dụng các biện phap bảo quản trên cùng tồn tại một số nhược điểm đó là thời gian xử lý kéo dài gây khó khăn trong việc chủ động nguồn nguyên liêu, ngâm nước lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và không khí khu vực xử lý. Nhằm giải quyết vấn đề đó ngành chế biến lâm sản đã và đang không ngừng nghiên cứu công trình công nghệ bảo vệ gỗ. Hiện nay do việc sử dụng các chất có nguồn gốc hóa học đã làm ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), làm mất cân bằng sinh học. Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc bảo quản gỗ có nguồn gốc hóa học là nguy cơ gây hại sức khỏe con người trước mắt cũng như lâu dài. 2 Sả java thuộc loại cây thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tím vàng, lá dài hẹp, mép hơi ráp, bẹ trắng, rộng. Có đặc tính kháng bệnh, diệt côn trùng. Trên thực tế tinh dầu Sả java được sử dụng làm giảm đau rất tốt, còn trị nấm rất hiệu quả, tốt cho xương và dây chằng giúp điều trị trí nhớ kém, trầm cảm, tuần hoàn kém, giảm độ sưng tấy do côn trùng đốt, chống nấm, chống nhiễm trùng và miễn dịch tốt... Bên cạnh đó, tinh dầu sả java còn được dùng làm thuốc sát trùng, diệt ký sinh trùng, diệt mối mọt, chữa ghẻ cho gia súc… Sả java dễ trồng, khả năng ứng dụng ở các địa phương đơn giản [3]. Qua điều tra sơ bộ tại địa phương cho thấy người dân sử dụng tinh dầu sả java được chiết xuất từ lá để phòng chống sâu hại cây trồng và bảo quản gỗ. Để có cơ sở khoa học về cách sử dụng lá Sả java tôi tiến hành nghiên cứu về khả năng bảo quản của tinh dầu Sả java thông qua đề tài: "Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ Thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả java) chiết suất từ lá Sả java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông Lâm" 1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm tẩm đến lượng chế phẩm Sả java thấm vào gỗ. Đánh giá được hiệu lực của tinh dầu Sả java đến khả năng phòng trừ mối ở gỗ Thông. Đánh giá được hiệu lực của tinh dầu Sả java đến khả năng phòng trừ nấm ở gỗ Thông. 1.2.2. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập. Thu thập được kinh nghiệm và kiến thức từ thực tế, củng cố lý thuyết đã học và biết cách thực hiện một đề tài. 3 - Ý nghĩa khoa học Đề tài mở ra hướng nghiêm cứu bảo quản gỗ Thông bằng chế phẩm sinh học từ lá Sả java nhằm để bảo quản, kháng nấm mốc, biến màu gỗ. Tạo ra được thuốc có tính hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. - Ý nghĩa thực tiễn. Về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu cho ta biết được chế phẩm sinh học từ lá Sả java sẽ giúp cho các xưởng chế biến gỗ và các hộ gia đình biết được công dụng của chế phẩm sinh học có tác dụng bảo quản gỗ, tẩy nấm mốc và biến màu gỗ, biết được công thức chế biến ra chế phẩm sinh học từ lá Sả java một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Dựa vào kết quả này người dân có thể áp dụng biện pháp bảo quản gỗ đạt hiệu quả tốt nhất, không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và mọi người xung quanh. Có thể làm tư liệu tham khảo cho các công trình xây dựng trong việc bảo quản gỗ thông khỏi bị mối ăn, nấm mốc, biến màu gỗ. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Bảo quản gỗ và tầm quan trọng của công tác bảo quản gỗ 2.1.1.1. Bảo quản gỗ Bảo quản gỗ là biện pháp tổng hợp giữ gìn gỗ nhằm kéo dài thời gian sử dụng, chống sự xâm nhập phá hoại của mối mọt, nấm mốc, hạn chế tác động không tốt của môi trường. Bao gồm: 1) Bảo quản kĩ thuật: Là phương pháp bảo quản tác động vào gỗ làm cho gỗ kéo dài thời gian sử dụng, phương pháp này không dùng hóa chất như: Cách li gỗ với đất, nước, hơi ẩm, hong, phơi, sấy hoặc ngâm gỗ trong bùn ao. 2) Bảo quản bằng hoá chất: Là phương pháp dùng hóa chất để phun tẩm vào gỗ, quét, ngâm gỗ tẩm gỗ hoặc xông hơi, dùng hoá chất xử lí trực tiếp sinh vật hại gỗ. 3) Bảo quản bằng biện pháp sinh học: Dùng một số loài nấm, côn trùng để diệt sinh vật hại gỗ (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [5]. 2.1.1.2. Tầm quan trọng của công tác bảo quản gỗ Việc áp dụng chế phẩm bảo quản lâm sản nhằm mục tiêu: Công nghệ bảo quản nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ sử dụng lâm sản ngoài gỗ và gỗ gấp hàng chục lần so với việc sử dụng theo độ bền tự nhiên. Nhằm tăng giá trị sử dụng, hạn chế các tổn thất nặng nề do các sinh vật gây hại như mối mọt, nấm mục, v.v…gây ra kể từ ngay sau khi chặt hạ đến suốt quá trình sử dụng. Bằng biện pháp kỹ thuật (có hoặc không sử dụng chế phẩm bảo quản) phải kéo dài tuổi thọ sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ lên nhiều lần so với gỗ không được xử lý bảo quản, góp phần đảm bảo an toàn cho các sản phẩm và công trình sử dụng lâm sản. 5 Công nghệ bảo quản ra đời được đánh giá là một bộ phận của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật của thế kỷ XX. Nó mang lại hiệu quả quả kinh tế lớn, tiết kiệm tài nguyên rừng, góp phần sử dụng tài nguyên hợp lý, chủ động, hiệu quả, do đó nó có vai trò trong chiến lược phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng và trong nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [5]. Gỗ, tre, nứa là nguồn lâm sản được sử dụng phổ biến để làm nguyên liệu trong xây dựng, làm đồ nội thất và đồ gia dụng thiết yếu khác. Từ lâu đời nhân dân ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tìm ra các biện pháp hạn chế sự tấn công này như: Chặt tre, gỗ vào mùa đông để giảm lượng dinh dưỡng trong cây, ngâm tre gỗ dưới ao hồ để phá hủy một phần lượng dinh dưỡng đó, để gác bếp, hun khói,… Đặc điểm nổi bật là chúng ta sống trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm. Điều kiện này thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật nói chung song đối với sinh vật gây hại cũng hoạt động mạnh quanh năm. Công nghệ bảo quản bằng các loại chế phẩm tự nhiên ra đời chính là đã kế thừa các thành tựu của việc nghiên cứu cơ bản về sinh vật học. 2.1.2. Phương pháp bảo quản gỗ 2.1.2.1. Phương pháp ngâm thường Đặc điểm chung: Ngâm gỗ vào dung dịch bảo quản trong điều kiện bình thường là một trong những phương pháp cổ điển nhất. Khi ngâm gỗ hoặc lâm sản khác trong một chất lỏng có hiện tượng sau: Sự chuyển động của các phần tử dung dịch bảo quản vào trong gỗ (lâm sản khác) nhờ hiện tượng thẩm thấu và sự chuyển động của dung dịch bảo quản vào gỗ nhờ áp lực mao quản. Các màng tế bào được coi là màng bán thấm, tạo ra sự thấm một chiều của các phần tử thuốc từ ngoài vào. Đồng thời với quá trình thấm thuốc vào gỗ thì có một số phần tử nước từ trong gỗ chuyển động ngược trở ra vào dung dịch thuốc. Tốc độ chuyển động của hai chiều ngược nhau này phụ thuộc vào ẩm độ gỗ, nồng độ dung dịch, loại gỗ (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [5]. 6 2.1.2.2. Phương pháp khuyếch tán Đặc điểm chung: Nguyên lý cơ bản của phương pháp chính là quá trình khuyếch tán của ion hoặc phân tử từ chế phẩm bảo quản vào gỗ. Khi gỗ có độ ẩm cao được ngâm vào dung dịch chế phẩm có nồng độ cao, hoặc quét cao xung quanh, do chênh lệch nồng độ các phân tử hoặc ion của chế phẩm từ dung dịch chuyển vào sâu trong gỗ. Ẩm độ gỗ ít nhất phải trên 50%, nồng độ dung dịch phải cao hơn gấp 2 - 3 lần so với nồng độ chế phẩm cùng loại khi tẩm bằng phương pháp khác (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [5]. 2.1.2.3. Phương pháp nóng - lạnh Khi gỗ được làm nóng lên, không khí và hơi nước trong gỗ cũng bị nóng dần và dãn nở thể tích. Song thể tích gỗ tăng không đáng kể, do vậy áp suất trong gỗ sẽ cao hơn áp suất bên ngoài, một phần không khí và hơi nuớcc sẽ thoát ra khỏi gỗ. Khi gỗ bị chuyển sang trạng thái lạnh, không khí và hơi nước còn lại trong gỗ sẽ bị lạnh và trở về trạng thái ban đầu, thể tích không gian mà chúng chiếm chỗ sẽ nhỏ hơn. Kết quả làm cho áp suất trong khoang rỗng tế bào gỗ bị giảm, thấp hơn áp suất môi trường xung quanh. Do sự chênh lệch áp suất này, dung dịch chế phẩm lạnh sẽ dễ dàng thấm vào gỗ (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [5]. 2.1.2.4. Phương pháp chân không áp lực Phương pháp này gồm hai quá trình: Tăng áp lực: Tạo ra sức ép để ép chế phẩm thấm vào gỗ, trị số áp lực thông thường 6 - 12.105pa Hút chân không: Độ sâu chân không thường là 600 – 650 mmHg. Cụ thể hút chân không ở các thời điểm: Chân không trước khi tăng áp lực. Chân không giữa các quá trình áp lực. Chân không sau quá trình áp lực. Trật tự của hai quá trình cơ bản này thay đổi tùy theo quy trình, tức phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khả năng thấm chế phẩm của các loại gỗ, độ ẩm gỗ, loại chế phẩm, lượng thấm chế phẩm cần thiết… 7 Sự thay đổi của hai quá trình đã tạo nên nhiều phương pháp tẩm gỗ như: Phương pháp tế bào đầy; phương pháp tế bào rỗng; phương pháp bán dẫn (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [5]. 2.1.2.5. Phương pháp bóc vỏ cây Phương pháp này để hạn chế sự xâm nhập của mọt hại gỗ tươi và mối hại vỏ cây, sau khi khai thác thường được bóc vỏ (trừ một số loại gỗ chuyên dùng cần giữ vỏ). Bóc vỏ làm gỗ ráo mặt nhanh, ẩm độ giảm xuống tạo điều kiện bất lợi cho các sinh vật hại gỗ tươi xâm nhập (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [5]. 2.1.2.6. Phương pháp phơi, sấy gỗ Gỗ phơi sấy là một biện pháp bảo quản lâm sản khỏi một số loại côn trùng hại gỗ tươi. Gỗ có độ ẩm cao được xếp thành chồng lên nhau hoặc được xếp lên đà kê để ngoài không khí hoặc cho vào lò sấy. Với phương pháp này, ngoài loại bỏ được những yếu tố gây hại do sinh vật gây ra còn hạn chế được tác nhân phi sinh vật như cong vênh, nứt nẻ ở gỗ. Trong việc xếp đống gỗ để hong phơi tránh hiện tượng để ánh sáng chiếu hoặc gió lùa trực tiếp vào đầu của cây hoặc tấm ván gỗ. Khi đó làm cho độ ẩm thoát ra quá nhanh dẫn đến hiện tượng gỗ bị nứt đầu. Việc xếp thanh kê phải đúng kỹ thuật: Kích thước các thanh kê, khoảng cách giữa các thanh kê phải đều nhau, các thanh kê giữa các trồng ván phải thẳng hàng. Khoảng cách giữa các thanh kê phụ thuộc vào loại gỗ, chiều dày tấm ván, kích thước thanh kê thường dày 2.5 cm, rộng 5 - 6 cm (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [5]. 2.1.2.7. Phương pháp hun khói, ngâm Phương pháp này áp dụng theo kinh nghiệm. Phương pháp hun khói tre, gỗ, song mây lên trên bếp giúp cho tre nứa, song mây khô nhanh, chống được mốc. Mặt khác trên bề mặt sẽ có một lớp bồ hóng có thành phần hóa học tương tự như sản phẩm dầu nhựa có khả năng phòng được nấm mốc và mọt tre. 8 Phương pháp ngâm tre, gỗ trong ao hồ hoặc bùn với một thời gian 6 tháng đến 1 năm hoặc lâu hơn sẽ hạn chế được mọt mốc. Phương pháp này sẽ làm biến đổi thành phần hóa học trong gỗ, cụ thể làm cho hàm lượng đường và tinh bột có trong tre, gỗ giảm đi (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [5]. 2.1.2.8. Phương pháp tẩm cây đứng Phương pháp này có tên là tẩm cây sống (cây chưa bị chặt hạ). Lợi dụng đặc điểm của cây phải hút nước, muối khoáng từ đất qua hệ thống rễ, theo các mạch dẫn lên lá để sau quá trình quang hợp tạo thành nhựa luyện nuôi cây. Phương pháp này sẽ tác động chặn dòng nhựa luyện và thay bằng dung dịch chế phẩm bảo quản, chế phẩm sẽ đi theo mạch dẫn và phân bố trong cây (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [5]. 2.1.2.9. Phương pháp thay thế nhựa Gỗ sau khi chặt 2 - 3 ngày, nhựa cây vẫn ở trang thái lỏng sẽ dịch chuyển được nếu có lực đẩy từ phía gốc đến ngọn của khúc gỗ. Lợi dụng đặc điểm này, người ta dùng dung dịch chế phẩm tiếp vào một đầu của khúc gỗ (phía gốc), nhờ sự chênh lệch áp lực của dung dịch ở đầu gốc và đầu ngọn khúc gỗ, dung dịch tẩm sẽ ép vào các mạch, dồn dần nhựa về một phía và sẽ thay thế vị trí của nhựa vào các khoảng trống. Thời gian ngâm tẩm tùy thuộc vào từng loại gỗ, bình quân 5 - 12 ngày. Sau khi kết thúc quá trình tẩm một tuần lễ có thể tiến hành bóc vỏ và tùy theo thời gian hong phơi tương ứng với yêu cầu về độ ẩm ta có thể đem sử dụng. Lượng thuốc tiêu hao cho phương pháp này khoảng 400 - 500 kg/m3 dung dịch thuốc nước. Có nồng độ dung dịch thuốc tẩm tùy thuộc vào từng loại thuốc mà sử dụng (Nguyễn Thị Tuyên, 2008) [10]. 2.1.2.10. Phương pháp phun, quét + Phương pháp quét Là phương pháp bảo quản thô sơ nhất, thường gặp trong thực tế sản xuất, như trong các khâu bảo quản tạm thời gỗ ở các bãi bến trong một thời gian ngắn và bảo quản lớp mặt các vật dụng bằng gỗ 9 + Phương pháp phun Phương pháp phun nhanh hơn phương pháp quét tuy vậy do lượng hao phí của phương pháp này quá lớn, nhất là những chi tiết nhỏ nên phạm vi sử dụng ít Tác dụng bảo quản: Mang tính tạm thời, bảo quản lớp mặt. Nó cũng có tầm quan trọng nhất định trong một số trường hợp như bảo quản bổ sung những vật dụng ở những chỗ hiểm yếu của các công trình như gầm cầu, trần nhà các chỗ khe ngóc ngách quét gỗ (Nguyễn Thị Tuyên, 2008) [10]. 2.1.3. Những vấn đề về thuốc bảo quản và nguyên liệu 2.1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thấm thuốc của gỗ + Loại gỗ : Sức thấm của các loại gỗ khác nhau. Ngay trên cùng một cây gỗ ở gỗ giác và gỗ lõi cũng khác nhau. Do cấu tạo gỗ rất phức tạp, con đường dẫn dung dịch thuốc bảo quản chủ yếu là hệ thống mạch gỗ, quản bào và lỗ thông ngang. Nếu kích thước của hệ thống này lớn thì sức thấm thuốc tăng. Do vậy, khối lượng thể tích là yếu tố cần quan tâm. Yếu tố trong cấu tạo gỗ ảnh hưởng đến sức thấm thuốc và thể bít. Thể bít là một loại chất chiết xuất từ nguyên sinh cấu tạo nên, nó có vai trò như nút ngăn cản chất lỏng đi vào ống mạch. + Thời gian ngâm: Thời gian ngâm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Loại gỗ, độ ẩm gỗ, loại thuốc,… Ví dụ cùng một loại gỗ, ngâm cùng một loại thuốc, nhưng quy định về lượng thuốc thấm và độ sâu thấm thuốc khác nhau thì thời gian ngâm dài ngắn khác nhau. + Loại thuốc, lượng thuốc, nồng độ thuốc Loại thuốc khác nhau thì lượng thuốc thấm và thời gian thấm thuốc là khác nhau. Trong cùng một loại thuốc khi thay đổi nồng độ dung dịch, lượng thuốc bảo quản sẽ ảnh hưởng tới khả năng thấm thuốc. Có một vài trường hợp khi ngâm gỗ có độ ẩm cao với dung dịch thuốc nồng độ cao lúc này làm thay đổi quá 10 trình thấm của thuốc vào gỗ. Từ thấm theo nguyên lý mao dẫn sang thấm theo nguyên lý khuếch tán. + Độ ẩm gỗ: Với phương pháp ngâm thường thì độ ẩm trên điểm bão hòa thớ gỗ đôi khi không xác định được lượng thuốc thấm bằng phương pháp cân trong lượng. Do đó trong quá trình ngâm tẩm dung dịch ta cần chú ý tới độ ẩm của gỗ. 2.1.3.2. Chế phẩm bảo quản * Yêu cầu của chế phẩm bảo quản: - Độc hại cao với sinh vật hại lâm sản nói chung. - Không độc hại với con người và gia súc. - Khả năng ổn định của thuốc lâu dài trong lâm sản khi sử dụng trong các môi trường khác nhau. - Dễ thấm, thấm sâu vào lâm sản. - Không làm ảnh hưởng đến tính chất của gỗ và giảm tối đa khả năng bén cháy của gỗ, không làm ảnh hưởng đến độ bền cơ học của gỗ. - Không ảnh hưởng đến màng keo dán và quá trình trang sức bề mặt. - Không ăn mòn kim loại. - Không gây ô nhiễm môi trường. - Giá thành rẻ, thông dụng, dễ sử dụng. * Cơ chế tác dụng của chế phẩm bảo quản với nấm Mỗi loài nấm có một ngưỡng độ ẩm thích hợp cho quá trình phát triển, ngoài ra còn các điều kiện khác như oxy, nhiệt độ, ánh sáng và độ pH. Để phòng chống nấm gây hại lâm sản, người ta thường áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm thay đổi điều kiện sống của nấm hoặc làm độc hóa nguồn thức ăn của nấm bằng các loại thuốc bảo quản lâm sản. Chế phẩm bảo quản có hiệu lực đối với nấm khi được tẩm vào gỗ, trước hết nó đã tạo ra một môi trường khác hẳn với gỗ không tẩm chế phẩm, nó tước bỏ những điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm của các bào tử nấm, hơn thế nữa chế phẩm bảo quản còn phá hoại ngay các bào tử nấm,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng