Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Bước đầu đánh giá tác dụng hạ đường huyết của viên nang tieukhatling trên bệnh ...

Tài liệu Bước đầu đánh giá tác dụng hạ đường huyết của viên nang tieukhatling trên bệnh nhân đái tháo đường

.PDF
91
273
149

Mô tả:

1 Bƣớc đầu đánh giá tác dụng hạ đƣờng huyết của viên nang "Tieukhatling" trên bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đƣờng (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá đặc trƣng bằng tình trạng tăng đƣờng huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein. Bệnh khá phổ biến ở các nƣớc trên thế giới và Việt Nam. Tỷ lệ bệnh ngày càng có xu hƣớng tăng dần theo thời gian và theo tốc độ phát triển của xã hội đặc biệt là ĐTĐ typ 2. Năm 1985, toàn thế giới có 30 triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ, năm 2010 có 285 triệu ngƣời mắc, năm 2011 có 366 triệu ngƣời mắc (chiếm 7% dân số thế giới) trong đó 90% là ĐTĐ typ 2 [1]. Dự kiến đến năm 2035 con số này sẽ lên tới 592 triệu ngƣời. Điều này ngang mức sẽ có 3 trƣờng hợp mới mắc trong mỗi 10 giây và khoảng 10 triệu trƣờng hợp mới mắc mỗi năm. ĐTĐ đƣợc coi là một trong những bệnh có tốc độ gia tăng nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng nhanh chóng ở các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình. Khoảng 80% ngƣời mắc ĐTĐ ở các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, môi trƣờng, thói quen ăn uống và dân số già [2]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình năm 1990 tỷ lệ ĐTĐ chiếm 1,2% dân số [3]. Năm 2013, tỷ lệ mắc ĐTĐ trong toàn quốc đã là 5,7% [4]. Sự gia tăng nhanh chóng của bệnh đã là gánh nặng lớn về y tế, kinh tế và xã hội. Năm 2013 bệnh ĐTĐ gây tổn thất 548 tỷ đô la Mỹ, chiếm 11% tổng chi tiêu toàn ngành y tế thế giới và hơn 21 triệu trẻ em bị ảnh hƣởng bởi mẹ bị ĐTĐ trong thời kỳ mang thai [2]. Bệnh ĐTĐ không đƣợc phát hiện sớm và điều trị không đúng sẽ gây nhiều biến chứng và có thể tử vong. Năm 2013 đã có 5,1 triệu ngƣời tử vong vì ĐTĐ, cứ mỗi 6 giây có 1 ngƣời chết vì bệnh [2]. Vấn đề phòng bệnh, phát 2 hiện bệnh sớm và điều trị có một ý nghĩa rất quan trọng nhằm đề phòng các biến chứng do bệnh gây ra. Hiện nay, điều trị ĐTĐ chủ yếu là dùng thuốc y học hiện đại với các nhóm thuốc uống và insulin. Hầu hết các thuốc này nƣớc ta phải nhập ngoại, khi dùng lâu sẽ có rất nhiều tác dụng không mong muốn, đại bộ phận ngƣời bệnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và điều kiện điều trị. Bởi vậy, một trong những xu hƣớng hiện nay trong điều trị ĐTĐ là sử dụng thảo dƣợc có nguồn gốc tự nhiên để vừa mang lại hiệu quả điều trị, vừa hạn chế tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân và sẽ giảm đƣợc chi phí điều trị. Y học cổ truyền không có bệnh danh “đái tháo đƣờng” nhƣng đối chiếu với các chứng trạng lâm sàng, căn bệnh này đƣợc quy vào phạm vi chứng “tiêu khát” [5], [6], [7], [8] và lần đầu tiên đƣợc mô tả trong y văn cổ của y học cổ truyền là sách Nội kinh [9]. Nhiều kinh thƣ cũng đã ghi các vị thuốc và bài thuốc có tác dụng điều trị tiêu khát nhƣ: "Tiêu khát phƣơng" trong "Đan Khê Tâm Pháp", "Ngọc nữ tiễn" trong "Cảnh Nhạc Toàn Thƣ". Ở nƣớc ta, bài thuốc "Tiêu khát linh" đƣợc bào chế dƣới dạng viên nén với tên “Tiểu đƣờng Đông Đô" đã đƣợc đánh giá có hiệu quả trong điều trị bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, hạn chế của thuốc "Tiểu đƣờng Đông Đô" là số lƣợng viên phải uống nhiều (24 viên/ngày), có thể bị đổi màu trong quá trình bảo quản, hình thức chƣa phù hợp với thị hiếu ngƣời sử dụng…Do đó, thuốc đã đƣợc nghiên cứu và bào chế dƣới dạng viên nang "Tieukhatling" vừa tiện sử dụng, giảm số lƣợng viên thuốc phải uống trong ngày lại ít sử dụng tá dƣợc, ít tác động của kỹ thuật bào chế. Ngoài ra, nhờ có kỹ thuật bào chế hiện đại nên thuốc có sinh khả dụng cao [10] và đã đƣợc cấp phép lƣu hành toàn quốc. Để có căn cứ khoa học về tác dụng của dạng thuốc mới này, chúng tôi tiến hành đề tài: "Bƣớc đầu đánh giá tác dụng hạ đƣờng huyết của viên nang "Tieukhatling" trên bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2” nhằm mục đích: 3 1. Bước đầu đánh giá tác dụng hạ đường huyết của viên nang “Tieukhatling” trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2. 2. Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của thuốc. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. DỊCH TỄ HỌC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 1.1.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đƣờng trên thế giới Năm 2010, theo báo cáo của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF), toàn thế giới có khoảng 285 triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ, dự báo trong 20 năm tới sẽ tăng lên đến 438 triệu ngƣời và mỗi năm có thêm khoảng 7 triệu ngƣời mắc bệnh [11]. Tỷ lệ mắc ĐTĐ khác nhau ở các nƣớc có nền kinh tế và lãnh thổ khác nhau. Theo IDF (2013), tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong độ tuổi 20 - 79 ở một số nƣớc:  Ở Marshall Islands: 34,9% dân số, Australia Aborigines: 30% dân số mắc ĐTĐ. Ở Mỹ có 24,4 triệu ngƣời mắc.  Ở Châu Á: Trung Quốc: 98,4 triệu ngƣời; Ấn Độ: 65,1 triệu ngƣời; Indonexia 8,5 triệu ngƣời; Nhật: 7,2 triệu ngƣời... [2] 1.1.2. Tình hình mắc bệnh đái tháo đƣờng ở Việt Nam Theo phân loại của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế và Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ của Việt Nam nằm trong khu vực 2 (2% - 4,99%), giống các nƣớc khác trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia và thấp hơn các nƣớc khu vực 3 (5% - 7,99%) gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia... [12] Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2002), tỷ lệ mắc ĐTĐ trong dân cƣ thành phố Hà Nội độ tuổi từ 20 - 74 là 2,16% và tỷ lệ mắc ĐTĐ ở độ tuổi từ 30- 64 tuổi là 2,7% trong đó ở thành phố là 4,4%, ở đồng bằng ven biển là 2,2%, ở miền núi là 2,1% [3]. Năm 2005, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Huyền về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 6,7% [13]. 4 Năm 2012, tỷ lệ mắc ĐTĐ trong toàn quốc là 5,7%, cao nhất là Tây Nam Bộ (7,2%) rồi đến Duyên hải miền Trung (6,4%), Đông Nam Bộ (6%), Đồng bằng sông Hồng (5,8%), miền núi phía Bắc (4,8%), Tây Nguyên (3,8%) [4]. 1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI (YHHĐ) VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 1.2.1. Định nghĩa Đái tháo đƣờng là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân, đặc trƣng bằng tình trạng tăng đƣờng huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai [14]. 1.2.2. Phân loại đái tháo đƣờng 1.2.3.1. Đái tháo đường typ 1 (chiếm khoảng 5-10%) Đái tháo đƣờng typ 1 xuất hiện khi tụy không tiết hoặc tiết ra rất ít insulin do tế bào bêta trong tụy bị phá hủy. Sự phá hủy nhanh thƣờng gặp ở trẻ em, tuổi vị thành niên, một số ít ở ngƣời lớn tuổi, sự phá hủy chậm thƣờng gặp ở ngƣời lớn tuổi (ĐTĐ tự miễn dịch âm ỉ ở ngƣời lớn – LADA) [14], [15], [16]. Giai đoạn đầu, phát hiện tự kháng thể kháng đảo tụy, tự kháng thể kháng insulin, tự kháng thể kháng GAD trong 85- 90% trong ĐTĐ typ 1. Bệnh có tiền căn di truyền liên quan đến kháng nguyên bạch cầu HLA- DR3, HLADR4, HLA- DQ [17]. Một số trƣờng hợp không thấy nguyên nhân tự miễn. 1.2.3.2. Đái tháo đường typ 2 (chiếm khoảng 90-95%) Đặc trƣng là kháng insulin nên thiếu insulin tƣơng đối. Bệnh có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân đặc hiệu còn chƣa rõ nhƣng không có hiện tƣợng hủy hoại tế bào bêta tự miễn. ĐTĐ typ 2 diễn biến chậm, ít có triệu chứng rõ rệt nên BN thƣờng đƣợc chẩn đoán muộn. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đƣờng typ 2: Bệnh có hai cơ chế cơ bản là kháng insulin và rối loạn tiết insulin. Ngoài ra còn có vai trò của yếu tố gen và môi trƣờng [14] ,[17], [18]. - Rối loạn tiết insulin 5 Tế bào bêta tuỵ bị rối loạn khả năng sản sinh insulin về số lƣợng và chất lƣợng để đảm bảo cho chuyển hoá glucose bình thƣờng: Bất thƣờng về nhịp tiết, động học và số lƣợng bài tiết insulin; chất lƣợng của những peptid ... - Kháng insulin + Kháng insulin ở cơ: ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 chuyển hoá glucose trong tổ chức cơ kém vì không tổng hợp đƣợc glycogen từ glucose và rối loạn quá trình oxy hoá glucose trong các tế bào cơ. + Kháng insulin ở gan có hai yếu tố đƣợc đề cập đến là: Vai trò tăng glucagon và tăng hoạt tính men PEP-CK. - Yếu tố di truyền Có vai trò đóng góp gây kháng insulin nhƣng chỉ giải thích cho 50% rối loạn chuyển hóa. Béo phì đặc biệt béo bụng (tăng mỡ tạng), tuổi cao, không hoạt động thể lực tham gia có ý nghĩa vào tình trạng kháng insulin [14]. 1.2.3.3. Các loại đái tháo đường khác - Thiếu hụt di truyền chức năng tế bào beta: MODY 1, MODY 2, MODY 3 - Thiếu hụt di truyền về tác động của insulin: hội chứng Leprechaunism... - Bệnh tuyến tụy ngoại tiết: Viêm tụy mạn, xơ sỏi tụy, chấn thƣơng tụy... - Đái tháo đƣờng thứ phát sau bệnh nội tiết, do thuốc, hóa chất, nhiễm khuẩn - Một số hội chứng di truyền kết hợp: Hội chứng Down, Klinefelter... - Đái tháo đƣờng thai kỳ [19]. 1.2.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 1.2.3.1. Đái tháo đường typ 1 Bắt đầu dƣới 30 tuổi, tiền sử gia đình có ngƣời bị ĐTĐ và/ hoặc các bệnh tự miễn khác với biểu hiện rầm rộ: tiểu nhiều, uống nhiều, hội chứng dị hóa (sút cân, thèm ăn, ăn nhiều, mệt mỏi, suy nhƣợc, thể trạng gầy). Bệnh có biến chứng cấp hay gặp: hôn mê nhiễm toan ceton. Khi điều trị phải tiêm insulin đều để duy trì hoạt động bình thƣờng của cơ thể. 6 - Xét nghiệm: Glucose huyết tăng, thể ceton niệu có thể thấy, định lƣợng insulin máu thấp hoặc bằng 0, test Glucagon (6 phút sau tiêm, peptid C < 0,3 mmol/l), có thể phát hiện đƣợc kháng nguyên HLA-DR3, HLA- DR4, HLADQ, kháng thể kháng tiểu đảo tụy, kháng thể kháng insulin [14], [17], [20]. 1.2.3.2. Đái tháo đường typ 2 Thƣờng gặp ở ngƣời trên 30 tuổi, thể trạng béo. Triệu chứng lâm sàng không rầm rộ (phát hiện tình cờ). Ở nữ tiền sử có thể có ĐTĐ thai kỳ. Bệnh có đặc tính di truyền. Một số gia đình có đột biến gen, phần lớn di truyền trội trên nhiễm sắc thể thƣờng [21], [22]. - Xét nghiệm + Glucose huyết tăng; lipid và lipoprotein huyết, HbA1c có thể tăng. + Glucose niệu có khi glucose huyết vƣợt quá ngƣỡng thận (8,9- 10mmol/l) + Ceton niệu hiếm khi xuất hiện + Protein niệu: BN ĐTĐ có thể bị tổn thƣơng thận vì xơ hóa mạch máu tại cầu thận, viêm đài bể thận dẫn tới protein niệu tăng [17], [18]. + HLA DR3- DR4, kháng thể kháng đảo tụy âm tính; Peptid C > 1 mmol/l; định lƣợng insulin máu bình thƣờng hoặc tăng. 1.2.4. Chẩn đoán xác định 1.2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán Theo ADA 2014, chẩn đoán khi có 1 trong các tiêu chuẩn dƣới đây [23]: - Có các triệu chứng của bệnh ĐTĐ về mặt lâm sàng; mức glucose huyết tƣơng ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl). - Mức glucose huyết tƣơng lúc đói (nhịn ăn > 8-14 giờ) ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl) trong 2 buổi sáng khác nhau. - Mức glucose huyết tƣơng ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đƣờng uống 75g đƣờng. - HbA1c (định lƣợng bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng) ≥ 6,5% Nhƣ vậy sẽ có ngƣời chẩn đoán là ĐTĐ nhƣng lại có glucose huyết lúc 7 đói bình thƣờng nên phải ghi vào chẩn đoán bằng phƣơng pháp cụ thể. Ví dụ: Đái tháo đƣờng typ 2 (Nghiệm pháp tăng đƣờng huyết) [24]. 1.2.4.2. Chẩn đoán sớm đái tháo đường Chủ yếu là ĐTĐ typ 2 với các yếu tố nguy cơ: - Ngƣời ở các quốc gia, dân tộc có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao. - Ngƣời có huyết áp  140/90 mmHg, có rối loạn chuyển hóa lipid, nhất là triglycerid  250mg/dl (2,8 mmol/l), HDL-C ≤ 35 mg/dl (≤ 0,9 mmol/l), có béo phì [23], [25]. - Tiền sử: họ hàng huyết thống bậc 1 mắc ĐTĐ typ 2, giảm dung nạp glucose huyết, rối loạn đƣờng huyết lúc đói, ĐTĐ thai nghén, sinh con > 4kg. 1.2.5. Biến chứng đái tháo đƣờng 1.2.5.1. Biến chứng cấp tính - Hạ đƣờng huyết: khi đƣờng huyết < 2,8 mmol/l. Nhiều BN tăng đƣờng huyết lâu, mới tiêm insulin sẽ có triệu chứng khi đƣờng huyết 5-6 mmol/l. - Hôn mê toan ceton: gặp khi đƣờng huyết >250 mg/dl (13,9 mmol/l). Đây là biến chứng có nguy cơ tử vong cao do tăng các hormon gây tăng đƣờng huyết và thiếu hụt insulin (20-40% BN mới chẩn đoán vào viện vì biến chứng này). - Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: có nguy cơ tử vong cao, thƣờng xảy ra ở BN ĐTĐ typ 2 có đƣờng huyết > 600mg/dl (33,3 mmol/l). - Hôn mê nhiễm toan acid lactic: Thƣờng gặp khi các tổ chức bị thiếu oxy trầm trọng, acid lactic đƣợc sản xuất tăng lên ở các tổ chức nhƣ cơ, xƣơng và các tổ chức khác (Glucose huyết/ niệu không cao lắm) [14], [26]. 1.2.5.2. Biến chứng mạn tính của đái tháo đường Biến chứng này có thể gặp cả ở ĐTĐ typ 1 và typ 2 [17], [27]. a. Biến chứng vi mạch - Biến chứng mắt: Khoảng 20% bệnh nhân mới chẩn đoán đã có. - Biến chứng về thận: Bệnh cầu thận đái tháo đƣờng, viêm hoại tử đài bể 8 thận, tổn thƣơng thận mất bù sau tiêm thuốc cản quang trong các thủ thuật... b. Biến chứng mạch máu lớn. - Bệnh lý mạch vành: thƣờng gặp cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. - Tăng huyết áp: Thƣờng gặp ở ĐTĐ typ 2 là 50%, ĐTĐ typ 1 là 30% [14]. - Tai biến mạch máu não: Có thể là nhất thời, tiến triển dần, hoặc đột ngột. - Bệnh mạch máu ngoại biên: chủ yếu là viêm động mạch chi dƣới. c. Biến chứng thần kinh: - Viêm đa dây thần kinh ngoại biên; bệnh đơn dây thần kinh; bệnh thần kinh tự động (hạ huyết áp tƣ thế, rối loạn nhịp tim, biến chứng bàn chân...) - Các biến chứng nhiễm khuẩn: ở da, niêm mạc, tiết niệu, sinh dục... 1.2.6. Điều trị bệnh đái tháo đƣờng typ 2 Hiện chƣa có phƣơng pháp điều trị khỏi bệnh, các biện pháp nhằm giảm các triệu chứng lâm sàng, kiểm soát đƣờng huyết ở mức tối ƣu, làm chậm xuất hiện các biến chứng. Mục tiêu điều trị tùy thuộc vào từng BN: - HbA1c < 7% là mục tiêu chung cho cả ĐTĐ typ 1 và typ 2 - Đƣờng huyết lúc đói duy trì ở mức 3,9-7,2 mmol/l (70- 130 mg/dl) - Đƣờng huyết sau ăn 2 giờ < 10 mmol/l (< 180 mg/dl) - Điều trị các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu…[23] 1.2.6.1. Chế độ ăn - Đủ chất đạm, béo, đƣờng, vitamin, nƣớc, muối khoáng với khối lƣợng hợp lý, đảm bảo nhu cầu calo theo giới, tuổi, nghề nghiệp, cân nặng lý tƣởng (nam: 35 Kcalo/kg, nữ: 30 Kcalo/kg). Cân nặng lý tƣởng = (chiều cao)² x 22 + Carbohydrat: chiếm 60-70% tổng số năng lƣợng (Kcal) hàng ngày, nên ăn các loại ngũ cốc toàn phần có đủ vitamin, chất xơ và muối khoáng. + Lipid: chiếm 15-20% khầu phần ăn phụ thuộc vào từng BN: thói quen ăn uống, tình trạng béo phì, rối loạn lipid máu, huyết áp, chỉ số glucose máu. + Protid: chiếm 10-20% năng lƣợng (0,8-1,2 g/kg/ngày). BN suy thận 0,6 g/kg, không dƣới 0,5g/kg. Nên ăn: cá, đồ biển, thịt nạc, thịt gà, đậu… 9 - Phân bố: 3 bữa chính hoặc 3 bữa chính và 2 bữa phụ nếu tiêm nhiều mũi insulin, ăn 1 bữa trƣớc khi đi ngủ nếu tiêm 1 mũi insulin trƣớc khi đi ngủ. - Không làm tăng đƣờng huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đƣờng huyết lúc xa bữa ăn, đủ duy trì hoạt động thể lực bình thƣờng hàng ngày. - Duy trì cân nặng ở mức lý tƣởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý. - Không làm tăng yếu tố nguy cơ: Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp… - Phù hợp với tập quán ăn uống theo địa dƣ, dân tộc và gia đình BN. - Đơn giản và không quá đắt tiền [14], [15], [28]. 1.2.6.2. Chế độ luyện tập Tập luyện giúp cơ thể tiêu thụ đƣờng, có thể làm giảm liều insulin và các thuốc hạ glucose huyết, cải thiện hoạt động các cơ quan, giảm béo phì, làm cho tinh thần thoải mái, tăng sức đề kháng.  Nguyên tắc: - Tập từ từ và thích hợp, tăng dần đến khi ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần (đƣợc phép của thầy thuốc về mức độ và thời gian luyện tập). - Đề phòng hạ đƣờng huyết khi tập và không tập khi đang mắc bệnh cấp tính, đƣờng huyết quá cao, ceton máu tăng cao nhiều lần, ceton niệu dƣơng tính nặng.  Hình thức luyện tập: Đi bộ, chơi thể thao, tập thể dục thƣờng xuyên tùy hoàn cảnh mỗi ngƣời và phải đƣợc phép của thầy thuốc [29]. 1.2.6.3. Điều trị bằng thuốc Hiện nay thuốc điều trị đái tháo đƣờng đƣợc sử dụng là insulin và các nhóm thuốc uống [27], [30], [31]: - Nhóm kích thích tụy bài tiết insulin  Sulfonylurea: Chỉ định: ĐTĐ typ 2 thể trạng gày, có thể phối hợp với insulin và nhóm thuốc uống khác (Metformin, TZD, Acarbose) [26], [32]. + Sulfonylurea thế hệ I: Tolbutamid, Carbutamid, Chlopropamid + Sulfonylurea thế hệ II: Glibenclamid (Daonil, Maninil...); Glipizid: 10 (2,5-40 mg/ngày); Glyburid: (1,25-20 mg/ngày); Gliclazid: Predian 80mg (80320 mg/ngày), Diamicron MR 30mg (30-120 mg/ngày); Glimepirid: Amaryl 1-2-3-4 mg (liều 1-8 mg/ngày). Chống chỉ định: ĐTĐ typ 1, suy tim, suy gan, suy thận, nhiễm trùng nặng, ĐTĐ có biến chứng cấp nặng. Tác dụng phụ: Gây hạ glucose huyết, tăng cân.  Các thuốc nhóm không sulfonylurea: Meglitinid, Nateglinid. b. Các thuốc nhóm Biguanid: Thuốc làm giảm tân tạo glucose ở gan, ở tổ chức mỡ, ức chế hấp thu glucose ở ruột non, tăng giữ glucose ở cơ vân, ức chế tổng hợp lipid. Chỉ định: ĐTĐ typ 2 đặc biệt BN có thừa cân và béo phì. Chống chỉ định: ĐTĐ typ 1, nhiễm toan ceton, suy tim, bệnh gan, bệnh thận, có thai, ngay trƣớc và sau phẫu thuật, tuổi > 70. Hiện trong nhóm chỉ còn sử dụng Metformin (Glucophage), liều từ 5002550 mg/ngày. Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa và nhiễm toan lactic. c. Các thuốc nhóm ức chế enzym glucosidase (Acarbose): Thuốc làm chậm quá trình hấp thu carbohydrat ở ruột, làm giảm glucose huyết sau ăn, giảm HbA1c và không có tác dụng đối với glucose huyết lúc đói. Liều dùng: Glucobay 50/100mg: 50- 200 mg/ngày; Basen 0,2/0,3 mg: 0,2- 0,6 mg/ngày, Glyset 25/50/100 mg: 75- 300 mg/ngày. d. Nhóm nhạy cảm với insulin (Glitazones, Thiazolidinediones): e.Nhóm incretin: thuốc đồng phân GLP-1, ức chế DPP-4, đồng phân Amylin. g. Insulin: Insulin đƣợc tiết ra từ tế bào β của tụy. Trong điều trị, phần lớn insulin đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp sinh học cao giống insulin ngƣời. 10-15% BN ĐTĐ typ 2 lúc đầu đã không đáp ứng với thuốc uống, hàng năm có thêm 5-10% BN không kiểm soát đƣợc đƣờng huyết bằng thuốc uống song hiện chỉ có dƣới 10% BN đƣợc dùng insulin. Đây là nguyên nhân một số trƣờng hợp ĐTĐ cố ăn kiêng nhƣng không giảm đƣợc đƣờng huyết [28]. 11 1.3. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN (YHCT) VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 1.3.1. Đại cƣơng về chứng tiêu khát YHCT không có bệnh danh “Đái tháo đƣờng”. Với biểu hiện chủ yếu: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, ngƣời gầy dộc “Tam đa nhất thiểu” thì bệnh nằm trong phạm vi chứng tiêu khát. “Tiêu”: chỉ thức ăn nƣớc uống tiêu nhanh mau đói, uống nhiều; chỉ tiêu hao hun đốt tân dịch, tân dịch mất nuôi dƣỡng, âm không thắng dƣơng, nhiệt nội sinh; chỉ hình thể gầy, cơ nhục nhẽo, sút cân. Chứng “Tiêu khát” đã xuất hiện trong y văn YHCT từ rất sớm (khoảng thế kỷ VI – IV trƣớc công nguyên trong Hoàng Đế - Nội kinh). Lúc đó căn cứ vào nguyên nhân và biểu hiện bệnh mà đặt tên nhƣ: “Tiêu khát, tiêu đơn, cách tiêu”, “Phế tiêu”, “Trung tiêu”, “Thực tiêu”... Sau căn cứ vào sự khác nhau của các triệu chứng mà quy nạp thành ba loại là thƣợng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu [33]. Nhiều tài liệu cổ đã đề cập nhƣ: “Kim quỹ yếu lƣợc” nói: “Đàn ông tiêu khát, tiểu tiện nhiều, uống 1 đấu, đi tiểu 1 đấu”. “Ngoại đài bĩ yếu” nói: “Tuy ăn đƣợc nhiều, tiểu tiện nhiều nhƣng gày mòn dần”[33]. Trong “Danh từ Đông y” định nghĩa tiêu khát là “Bệnh uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều mà ngƣời gầy rộc, có 3 thể bệnh gọi là thƣợng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu” [34]. Hải Thƣợng Lãn Ông viết: Ăn đồ béo thì tấu lý kín, dƣơng khí không thoát ra ngoài nên sinh chứng nhiệt ở trong, chất ngọt có tính hòa hoãn. Nội nhiệt làm dƣơng khí bốc lên nên ham uống, họng khô. Khí nghịch làm trung tiêu đầy, khí cũ tích càng nhiều, tỳ khí trào lên thành bệnh tiêu khát [35]. 1.3.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh chứng tiêu khát a. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân phối hợp. - Tiên thiên bất túc: 12 Bẩm tố khi sinh ra ngũ tạng đã hƣ nhƣợc đặc biệt là thận, tỳ. Thận là gốc của tiên thiên, tỳ là gốc của hậu thiên. Thận dƣơng hay thận khí ôn ấm giúp tỳ dƣơng vận hóa tốt, thận tinh lại đƣợc tinh do tỳ sinh ra nuôi dƣỡng, tỳ tổn thƣơng thì không thể dƣỡng thận nên thận tinh không đủ. Nếu ngũ tạng hƣ thì tinh khí không đủ, hao tổn, khí huyết nhƣợc, dịch thì cạn kiệt nên sinh bệnh. - Tình chí thất điều (ngũ chí quá độ): Lo, buồn, giận dữ, tình chí không thƣ thái khiến can khí uất kết, can mất sơ tiết gây ngƣng trệ hoạt động. Bệnh lâu, khí uất thành nhiệt, nung đốt phần âm phế, vị. Công năng phế tốt thì nƣớc uống vào vị, tinh khí của nƣớc qua sự vận chuyển của tỳ lên phế. Phế táo, không thông điều thủy đạo, thủy dịch không nuôi cơ thể, dồn vào bàng quang nên khát nƣớc, đái nhiều, đái ra đƣờng. Sách Lâm chứng chỉ nam nói: “Trong tâm sầu uất, nội hỏa tự đốt lên, sinh chứng tiêu khát”[36]. - Ăn uống không điều độ (ẩm thực bất túc) Ăn nhiều đồ béo ngọt, cay nóng, uống rƣợu thái quá làm mất chức năng vận hóa của tỳ vị khiến thủy thấp đình trệ, trƣờng vị tích nhiệt. Vị hỏa bốc lên nung đốt phế âm làm phế không dẫn đƣợc tinh hoa nuôi cơ thể nên gày yếu. Vị bị nóng đốt khiến thận âm hao tổn, cùng với nhiệt tiến triển thành thấp nhiệt, cản trở hoạt động sinh lý các tạng phủ và dễ tiến triển thành chứng tiêu khát. Bệnh thƣờng gặp ở ngƣời ít vận động thể lực, béo phì, thừa dinh dƣỡng. - Lam lũ quá nhiều hoặc an nhàn quá sức: Lao động bình thƣờng trợ giúp khí huyết lƣu thông, tăng cƣờng thể lực. Nếu ngƣời vốn âm hƣ, tạng yếu lại lao động vất vả hoặc giao hợp nhiều làm hao tinh dịch, thận âm càng kém không giữ đƣợc tinh, tinh xuống dƣới làm nƣớc tiểu đục, ngọt. Âm hƣ hỏa vƣợng, nóng đốt phế, vị nên khát nƣớc. 13 Nếu nghỉ ngơi nhiều, không lao động khiến lƣu thông khí huyết đình trệ, tỳ không vận hành tân dịch nên tân dịch không đủ hóa táo, gây bệnh. Tuyên minh ngũ khí thiên - Tố Vấn viết: “nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại cơ nhục” nên có thể nói sự an nhàn cũng làm chức năng tỳ vị rối loạn. - Lạm dụng thuốc ôn táo kéo dài: Khi điều trị, lạm dụng thuốc dƣơng dƣợc hoặc bị bệnh mạn tính phải dùng lƣợng lớn và lâu dài các vị thuốc ôn táo sẽ làm tổn thƣơng âm dịch dẫn đến táo nhiệt nội sinh, phần tân âm bị tổn thƣơng mà sinh tiêu khát. Xƣa có ngƣời dùng “Tráng dƣơng chí thạch” hoặc dùng thuốc tráng dƣơng kéo dài để tăng hoạt động tình dục. Đây là loại thuốc rất táo nhiệt, hại chân âm mà sinh bệnh. - Ngoại cảm lục dâm: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa gây tổn thƣơng tạng phủ làm tạng phủ hƣ yếu. Yếu tố lục dâm lâu ngày hóa nhiệt tổn thƣơng âm dịch dẫn đến bệnh. Sách “Lâm chứng chỉ nam” nói: “Tam tiêu là một bệnh, tuy chia ra thƣợng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu thực ra không ngoài âm hƣ, dƣơng cang, tân dịch khô kiệt gây nên” [33]. Âm hƣ chủ yếu thận âm hƣ khiến hỏa ở phế, vị mạnh nên tân dịch thiếu. Bệnh lâu ngày dẫn đến dƣơng hƣ và cả âm dƣơng đều hƣ. b. Cơ chế bệnh sinh tiêu khát Theo Hải Thƣợng Lãn Ông: "Bệnh tiêu khát phần nhiều do hoả làm tiêu hao chân âm, năm chất dịch khô kiệt mà sinh ra" trong đó 3 tạng phế, tỳ, thận là chủ yếu. Dù bệnh biểu hiện ở tạng nào thì giữa 3 tạng tỳ, phế và thận vẫn có quan hệ mật thiết với nhau [35]. Theo Tuệ Tĩnh: “Tiêu khát là chứng trên thì muốn uống nƣớc, dƣới thì ngày đêm đi đái rất nhiều. Nguyên nhân do dâm dục quá độ, trà rƣợu không chừng hoặc ăn nhiều đồ xào nƣớng, hoặc thƣờng uống thuốc bằng kim thạch làm cho khô kiệt nƣớc trong thận, khí nóng trong tâm cháy rực, tam tiêu nung nấu, ngũ tạng khô ráo, từ đó mà sinh chứng tiêu khát” [37]. 14 Sự chuyển hóa bình thƣờng của thủy dịch trong cơ thể đƣợc đảm bảo bởi sự hoạt động của tỳ, phế và thận. Nƣớc uống vào vị, nhờ tỳ vận hóa lên phế, phế khí túc giáng đƣa thủy dịch chảy xuống dồn vào thận. Tân dịch mà tỳ vận hóa gồm hai phần: tân và dịch. Tân trong đƣợc phế tuyên phát ra da, lông, cơ biểu; dịch đục đƣợc vào não tủy, các khớp, các màng. Sau khi sử dụng, tân dịch còn lại là cặn bã (trọc) theo tam tiêu xuống thận. Dƣới tác dụng khí hóa của thận, các dịch trọc chuyển thành nƣớc tiểu theo bàng quang ra ngoài. Nếu sự mất cân bằng hoặc tổn thƣơng chức năng tạng phủ làm tân dịch không đƣợc phân bố và vận hành, phế không điều tiết quản lý tinh hoa trong tân dịch, tân dịch không đƣợc quản lý sẽ bài tiết ra ngoài gây bệnh tiêu khát [7], [38]. Bệnh biểu hiện: - Uống nhiều: biểu hiện chính là miệng khô, họng táo, khát nƣớc do nội nhiệt mạnh làm tổn thƣơng vị âm, âm thiếu mà hỏa bốc, vị hỏa nung nấu lên trên làm tổn thƣơng phế âm dẫn đến vị âm hƣ hoặc lao lực quá độ, hƣ hỏa tràn vào phế, vị khiến phế, vị âm hƣ nên phế táo, vị nhiệt. - Ăn nhiều có biểu hiện chính là mau đói, ngƣời gày mòn do: thức ăn tích lại thành nhiệt khiến dƣơng minh nhiệt thịnh, tiêu đốt thủy cốc, ăn vào tiêu ngay và mau đói; can uất hóa hỏa, tiêu hao vị âm khiến tỳ, vị táo nhiệt nên thủy cốc tiêu, tân dịch hao; thận âm hƣ thiếu, hƣ hỏa bốc lên làm vị âm bị thƣơng tổn. Tỳ, vị không vận hóa đƣợc, không hấp thu đƣợc tinh vi của thủy cốc, không nuôi nổi lục phủ ngũ tạng, kinh mạch nên gầy mòn, ăn nhiều mà vẫn gầy. - Đi tiểu nhiều lần, lƣợng nhiều do: thận âm yếu, hƣ hỏa bốc lên làm tổn thƣơng phế âm, phế âm không điều tiết đƣợc, chất tinh vi của thủy cốc không phát tán ra khắp ngƣời mà chuyển vào bàng quang; thận dƣơng yếu, mệnh môn hỏa suy, bàng quang không đƣợc khí hóa, chất trong không đƣa lên phế, thủy không hóa hỏa mà vào bàng quang, uống bao nhiêu đi tiểu bấy nhiêu. 15 1.3.3. Phân thể lâm sàng và điều trị Theo “Hoàng đế Nội kinh tố vấn” và “Kim quỹ yếu lƣợc ”, ngƣời xƣa quan niệm chứng tiêu khát có 3 thể: thƣợng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Cả 3 thể này đều có các triệu chứng chủ yếu là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều [39], [40]. Phép chữa mà Hải Thƣợng Lãn Ông nêu ra là: “thực hỏa thì tả thực, dùng các thuốc đắng lạnh để đánh cái hỏa; hƣ hỏa thì bổ, nếu hƣ vừa thì bổ huyết kiêm làm mất hỏa, nếu hƣ nặng phải bổ thủy để chế bớt hỏa; cần căn cứ vào mạch chứng mà dùng lục vị hay bát vị cho phù hợp” [35]. Theo Trƣơng Chứng trong “Biện chứng kỳ văn” [5]: - Bệnh thƣợng tiêu: mặt đỏ, hƣ phù, miệng lƣỡi vỡ nát, yết hầu sƣng đau thì dùng phƣơng “Thanh thƣơng chỉ tiêu đơn”. - Bệnh trung tiêu: khát nhiều, dễ đói, ăn thì khát giảm, dùng phƣơng “Bế quan chỉ khát thang”. - Bệnh hạ tiêu: tiểu tiện nhiều, miệng thổ đàm trong, mặt nóng, môi đỏ, dùng phƣơng “Dẫn long thang” hoặc miệng khô, lƣỡi ráo, thổ đàm trắng nhƣ bọt cua, khí suyễn không nằm đƣợc, lúc khát phải uống nƣớc nhƣng uống vào lại hóa ra bọt trắng, dùng phƣơng “Ninh phỉ thang”. - Ngƣời ăn uống mạnh, tiểu nhiều do tỳ khí hƣ nhiệt, dùng “Mật lƣơng tán”. Bản chất của bệnh là miệng khát, uống nhiều, ăn nhiều, ngƣời gầy sút, đi tiểu nhiều. Lâm sàng lấy ba bộ vị: thƣợng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu để phân tích đƣa ra pháp điều trị. Thực tế triệu chứng của ba bộ vị thƣờng kết hợp chỉ biểu hiện các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau ở mỗi thể [9].  Thể thƣợng tiêu: BN khát, muốn uống nƣớc nhiều, môi khô, họng khô, lƣỡi khô, tiểu nhiều lần số lƣợng nhiều, lƣỡi hồng, rêu lƣỡi mỏng vàng, mạch hồng sác. Pháp điều trị: thanh nhuận phế nhiệt, sinh tân, chỉ khát. Phƣơng dùng bài “Bạch hổ gia nhân sâm thang”. Nếu biểu hiện phế âm hƣ 16 rõ gia: Thiên môn, mạch môn để nhuận phế, thanh nhiệt.  Thể trung tiêu: BN ăn nhiều mà vẫn đói, hình thể gầy mòn, miệng khô, rêu lƣỡi vàng khô, mạch thực và có lực, đại tiện táo. Pháp điều trị: thanh vị hỏa, dƣỡng âm sinh tân dịch. Phƣơng dùng bài: “Ngọc nữ tiễn”. Nếu BN có can hỏa vƣợng mạnh gia thêm: Hoàng cầm, chi tử để thanh can tả hỏa.  Thể hạ tiêu: BN đi tiểu nhiều lần với số lƣợng nhiều, nƣớc tiểu nhƣ cao, mỡ, ngọt, lƣỡi khô, miệng khô khát, uống nƣớc nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt (lòng bàn tay, bàn chân nóng, ngực có cảm giác nóng), đầu váng đau, lƣng gối đau mỏi, mạch trầm tế sác. Pháp điều trị: Tƣ bổ thận âm, sinh tân thanh nhiệt. Phƣơng dùng: “Tri bá địa hoàng hoàn” gia: sa sâm, mạch môn, ngƣu bàng. BN mệt nhiều, thở ngắn, khí âm lƣỡng hƣ gia: Nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật. Nếu mắt mờ, ù tai gia: Kỷ tử, cúc hoa, thạch xƣơng bồ. Nếu BN hồi hộp, mất ngủ gia: Toan táo nhân, bá tử nhân. Nếu thận âm dƣơng lƣỡng hƣ thì dùng “Kim quỹ thận khí hoàn”. Đặc điểm của 3 thể là âm hƣ, nhiệt táo và chú ý đặc biệt tới thận âm hƣ. vì thận là nguồn gốc của tân dịch và là nơi tàng trữ tinh vi của ngũ cốc. Phƣơng pháp chữa lấy dƣỡng âm thanh nhiệt, sinh tân là cơ sở [36]. Ngoài ra, cần chú ý chế độ ăn uống, tập luyện, tránh căng thẳng về mặt tinh thần. 1.3.4. Một số nghiên cứu điều trị chứng tiêu khát bằng thuốc thảo mộc trong những năm gần đây Ở Trung Quốc, nhân sâm Hàn Quốc (Panax ginseng) đã đƣợc dùng điều trị làm giảm đƣờng huyết, cải thiện tâm trạng và tâm lý với liều 100-200 mg/ ngày; Nhựa thơm quả lê (Momodica chrantia) đƣợc sấy khô, làm thành bột với liều 18 g/ngày đã đƣợc chứng minh làm giảm glucose máu...[39]. 17 Ở Việt Nam, có nhiều đề tài nghiên cứu điều trị ĐTĐ bằng thảo dƣợc. Đỗ Thị Minh Thìn (1995) dùng chế phẩm từ mƣớp đắng kết hợp giữa Mƣớp đắng với Sinh địa điều trị 50 BN ĐTĐ typ 2 thấy 32% đạt kết quả tốt, 58% đạt kết quả trung bình, hiệu quả điều trị tƣơng đƣơng với Maninil [41]. Năm 2005, Dƣơng Đăng Hiền đánh giá tác dụng của thuốc “Tiểu đƣờng Đông Đô” trong điều trị ĐTĐ typ 2 chƣa có biến chứng thấy sau 3 tháng điều trị: thuốc cải thiện tốt triệu chứng lâm sàng, làm giảm glucose huyết lúc đói 3,04 ± 0,21 mmol/l, glucose huyết lúc no 5,29 ± 1,25 mmol/l (p < 0,01), HbA1c giảm (p < 0,01), kết quả: loại tốt và khá đạt 70,9%, loại trung bình đạt 23,6%, kém đạt 5,5% [42], [43]. Năm 2013, Trƣơng Hoàng Kiên và cộng sự đánh giá khả năng kiểm soát đƣờng huyết sau ăn của trà cỏ sữa trên BN ĐTĐ typ 2 thấy đƣờng huyết sau ăn của ngày uống trà giảm so với ngày không uống (8,94 so với 10,63 mmol/l) tại thời điểm sau ăn 15 phút, 30 phút [44]. Năm 2014, Tiêu Ngọc Chiến đã nghiên cứu tác dụng hạ đƣờng huyết bằng cao lỏng “Thập vị giáng đƣờng phƣơng”. Thuốc có tác dụng hạ glucose và điều chỉnh rối loạn lipid máu trên BN ĐTĐ typ 2 mức độ nhẹ với kết quả tốt và khá đạt 85%, Glucose máu giảm (từ 8,02 ± 0,73 xuống 6,00 ± 0,66 mmol/L); HbA1c giảm (7,25 ± 0,84 xuống 6,23 ± 0,94%) [45]. 1.3.5. Tổng quan tài liệu thuốc "Tieukhatling" 1.3.5.1. Xuất xứ bài thuốc. Bài thuốc Tiêu khát linh (bài thuốc linh nghiệm điều trị chứng tiêu khát) đƣợc nhắc tới trong cuốn " Pharmacopoeia of the people’s republic of China", volume I, năm 2005 do Hội dƣợc học Trung Quốc xuất bản [46]. Tác dụng điều trị: Dƣỡng thận âm, sinh tân dịch, trừ khát, bổ khí. Thành phần bài thuốc. - Bạch linh 17g - Nhân sâm 10g - Hoàng kỳ 100g - Ngũ vị tử 15g 18 - Hoàng liên 10g - Sinh địa 200g - Kỷ tử - Thạch cao 50g 100g - Mạch môn 100g - Thiên hoa phấn 100g - Mẫu đơn bì 15g 1.3.5.2. Tổng quan về các vị thuốc * Bạch linh (Poria) - Thể nấm đã phơi, sấy khô của nấm Phục linh (Poria cocos Wolf.), họ Nấm lỗ (Polyporaceae), mọc ký sinh trên rễ một số loài Thông [47], [48]. - Tính vị quy kinh: Vị ngọt nhạt, tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị. - Tác dụng: Lợi thuỷ thẩm thấp, ích khí sinh tân, phục thần định tâm. - Chủ trị: chữa tiểu tiện khó, thuỷ thấp, trƣớng mãn, hồi hộp, mất ngủ. - Thành phần: Các acid có thành phần hợp chất triterpenoid tác dụng hạ đƣờng huyết. Ngoài ra còn ergosterol, cholin, histindin và ít men protease. - Tác dụng dƣợc lý: hạ đƣờng huyết, lợi tiểu, chữa hồi hộp mất ngủ. - Liều dùng: 9- 12 g/ngày * Câu kỷ tử (Fructus Lycii) Quả chín phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ (Lycium barbarum L.), họ Cà (Solanaceae) [49], [50]. - Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh phế, can và thận. - Tác dụng: Bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt. Dùng chữa chân tay yếu mỏi, mắt mờ, di mộng tinh. - Chủ trị: Thuốc bổ toàn thân, chữa bệnh đái tháo đƣờng, lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu, bổ tinh khí, giữ cho ngƣời trẻ lâu. - Thành phần hoá học: có chứa các thành phần có tác dụng hạ đƣờng huyết (polysaccharid, betaine), có chừng 0,09% chất betain C5H11O2N. Ngoài ra còn có caroten, calci, phospho, sắt, vitamin C, acid xyanhydric. 19 - Tác dụng dƣợc lý: Tăng thực bào của hệ thống lƣới nội mô, tăng bạch cầu ngoại vi, tăng thể dịch và tế bào miễn dịch, kích thích chức năng tạo huyết; giảm đƣờng huyết và lipid huyết, ức chế lắng đọng mỡ ở gan và kích thích phục hồi tế bào gan, giảm huyết áp. - Liều dùng: 6-15g/ngày. * Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) Rễ phơi hay sấy khô cây Hoàng Kỳ Mông Cổ (Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge. var. mongholicus (Bge.) Hsiao, hoặc cây Hoàng Kỳ Mạc Giáp (Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge.), họ Đậu (Fabaceae) [47], [48]. - Tính vị quy kinh: Ngọt, ấm vào kinh tỳ và phế. - Tác dụng: Bổ khí, tăng dƣỡng khí của tỳ, cầm mồ hôi, lợi niệu, tiêu viêm. - Chủ trị: Bổ tỳ (bổ trung ích khí) chữa chứng khí hƣ hạ hãm, mệt mỏi, ăn kém, ỉa chảy, sa trực tràng, cầm mồ hôi, phù thũng, hen suyễn, khí huyết lƣỡng hƣ, tứ chi tê mỏi, trúng phong gây bán thân bất toại. - Thành phần hoá học: Các triterpene saponin (astragalosid I-X isoastragalosid I-IV) Polysaecarid (astragalan, astraglucan AMezm P), betain. - Tác dụng dƣợc lý: + Betain gây hạ đƣờng huyết, bảo vệ tế bào gan, chống giảm glycogen ở gan. + Tăng miễn dịch: tăng hoạt động thực bào, tăng tạo kháng thể, hoạt hoá đại thực bào, kích thích sinh interferon, chống virus, kháng khuẩn. + Với hệ tim mạch, dịch chiết hoàng kỳ làm giãn mạch ngoại vi, tăng sức đề kháng mao mạch, tăng khả năng và biên độ co bóp cơ tim ếch, bảo vệ cơ tim khỏi bị tổn thƣơng do thiếu máu hoặc tái tƣới máu gây ra. Các saponin tách từ hoàng kỳ có tác dụng cƣờng tim chuột dựa trên hoạt động Na+- K+ ATPase. - Liều dùng: 9 – 30 g/ngày. * Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 20 - Thân rễ phơi khô của nhiều loài Hoàng liên chân gà nhƣ Coptis chinensis Franch., Coptis quinquesecta Wang., hoặc Coptis teeta Wall., họ Hoàng liên (Ranunculaceae) [49]. - Tính vị quy kinh: đắng, hàn, vào kinh: tâm, can, đởm, vị, đại trƣờng. - Tác dụng: Tả hoả, táo thấp, giải độc - Chủ trị: Chữa sốt, tả, lỵ (lỵ amip và lỵ khuẩn: uống 3-6g/ngày), tâm phiền, nôn ra máu, tiêu khát, đau mắt đỏ, loét miệng, ngộ độc do ba đậu, khinh phấn. BN huyết ít, khí hƣ, tỳ vị hƣ, trẻ con lên đậu, đi tả cấm dùng. - Thành phần hoá học: Có chừng 7% alcaloid toàn phần trong đó chủ yếu là becberin. Ngoài ra còn có panmatin coptisin, woremin, columbamin. - Tác dụng dƣợc lý: + Có tác dụng đối với trùng Staphyloccus areus với Streptococ hemolytique, thƣơng hàn, phó thƣơng hàn, lỵ, lao và 1 số trùng gây ra các bệnh mụn … + Đối với tiêu hoá: Trên thực nghiệm, becberin tăng tạm thời trƣơng lực và co bóp của ruột chuột. Thuốc chữa rối loạn tiêu hoá, viêm dạ dày và ruột, lỵ. + Đối với hô hấp: Liều nhỏ kích thích sự hô hấp, liều cao làm cho hô hấp kémcó thể đi tới ngạt do tê liệt trung tâm hô hấp, tim vẫn tiếp tục đập. + Đối với tim và tuần hoàn: Tác dụng giảm huyết áp + Berberin có tác dụng hạ glucose máu [51], [52]. - Liều dùng: 4-8g/ngày, tán bột chế thành viên có hàm lƣợng 0,50g. * Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici) Mạch môn là rễ củ đã phơi hay sấy khô của Mạch môn đông (Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker- awl.), họ Mạch môn đông (Convallariaceae) [49], [50]. - Tính vị quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, vào 3 kinh tâm, phế, vị. - Tác dụng:Thanh tâm, nhuận phế, dƣỡng vị, sinh tân, hoá đờm, chỉ ho.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng