Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bụi trong môi trường sản xuất xi măng...

Tài liệu Bụi trong môi trường sản xuất xi măng

.DOC
17
1432
103

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lao động sản xuất trong nền công nghiệp luôn là vấn đề mang tính nền tảng. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp lớn ở nước ta được hình thành với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ kèm theo đã giải quyết việc làm cho một số lượng lao động lớn. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển nhanh và nhiều của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ…thì vấn đề môi trường, vệ sinh lao động như: yếu tố vi khí hậu, bụi, ánh sáng, chất độc, hơi khí độc, tiếng ồn, độ rung sốc, tia phóng xạ, các vi sinh vật gây hại…phát sinh và có diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Mặc dù đã biết nhiều là trong quá trình lao động sản xuất, người lao động thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy hại với hàng trăm nghìn các hóa chất và dung môi độc hại được đưa vào sản xuất và phục vụ đời sống cũng như hàng trăm các yếu tố vật lý, sinh học có ở trong môi trường sống và lao động. Và hàng ngày chúng tác dụng lên sức khỏe người lao động có khả năng gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc làm mất cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa của cơ thể người lao động trong thời kỳ mới tiếp xúc…Hơn nữa, đa phần các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, không ngừng tăng ca, tăng cường độ và thời gian lao động với tư thế làm việc gò bó, kém thoải mái… Họ bỏ qua các vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người lao động làm cho người lao động có khả năng mất sức, tiêu hao nhiều năng lượng, gây stress…ảnh hưởng đến tâm sinh lý của họ. Khi đó người lao động sẽ làm việc với tâm trạng không thoải mái, bị áp lực…thì năng suất lao động không cao mà nguy hiểm hơn là khi họ mất tập trung có khả năng sẽ xảy ra tai nạn lao động. Mặt khác nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, thô sơ với các cơ sở hạ tầng, phương tiện lao động và điều kiện sản xuất cũng lạc hậu, không đồng1 bộ, đồng thời với nhịp sản xuất tăng nhanh như thế mà trên thực trạng môi trường bị ô nhiễm, do vậy các tác hại của yếu tố vệ sinh lao động vẫn không ngừng tăng lên. Hậu quả của nó là các rối loạn bệnh lý, các bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng, đây là vấn đề hết sức nan giải trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành phải phối hợp giải quyết vì mục tiêu sức khỏe cho người lao động mới của đất nước. Bởi vì mong muốn được làm việc trong một môi trường vệ sinh an toàn là một nhu cầu chính đáng của người lao động. Trong môi trường sản xuất có nhiều yếu tố độc hại mang tính đặc trưng nghề nghiệp có thể tác động xấu đến sức khỏe người lao động. Ngày nay người ta đã thống kê được hơn 200.000 dung môi hóa chất, gần 400 tác nhân vật lý và hàng nghìn tác nhân sinh học có thể gây hại cho người lao động. Ở nước ta cũng đang chịu ảnh hưởng bởi hàng trăm tác nhân độc hại đối với sức khỏe người lao động như: - Các yếu tố thuộc vi khí hậu tại môi trường lao động: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ, áp xuất... - Các yếu tố mang tính vật lý: tiếng ồn, độ rung chuyển... - Các yếu tố hóa học: bụi, hơi khí độc... - Các yếu tố sinh học. Các yếu tố trên thường xuyên tác động lên cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh lý, sinh hóa gây nhiều rối loạn và bệnh lý. Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, với nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau. Sản xuất xi măng là nghề rất phổ biến, có vai trò đáng kể trong sự phát triển kinh tế quốc dân, nó đã giải quyết tạo được nhiều việc làm cho người lao động và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên sản xuất xi măng cũng 2 làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường lao động, môi trường sống, sức khỏe con người, không chỉ giới hạn trong khu vực nhà máy, xí nghiệp mà cả khu vực. Trong số những bệnh thường gặp ở đây phải kể đến các bệnh lý về mũi, họng: Viêm mũi, viêm họng, viêm xoang... yếu tố nguy cơ gây bệnh chủ yếu trong môi trường sản xuất xi măng đó là các loại bụi. Bụi không những nguy hiểm bởi tính độc hại mà còn là do tính rất phổ biến của nó, có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ trong môi trường lao động, môi trường sống. Bụi là những phần tử nhỏ bé, đa số ở thể rắn, được phát sinh trong quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ. Các loại bụi được phát tán vào môi trường không khí theo quy luật khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc nhà xưởng, nơi làm việc và khí hậu.... Do kích thước nhỏ bé, bụi dễ dàng qua mũi, họng, thanh khí phế quản và có thể đến tận phế nang phổi. Đặc điểm của bụi xi măng là háo nước nên bụi dễ dàng bám dính và đông cứng trên bề mặt niêm dịch của đường hô hấp, làm vô hiệu hóa sự thanh lọc của hệ thống màng nhày - lông chuyển từ đó phát sinh bệnh. Đối với từng loại bụi khác nhau chúng thường gây nên các tác hại đặc trưng, song do phát triển công nghiệp với trình độ ngày càng cao, các loại bụi hỗn hợp được tạo ra nhiều, hình thái bệnh lý cũng gia tăng rất nhiều vì sự tác động tổng hợp của chúng. Qua những kiến thức đã được học ở bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp em tiến hành viết chuyên đề: “Bụi trong sản xuất xi măng” Chương 1 3 TỔNG QUAN 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể về các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố trên. 1.1.2. Tai nạn lao động. Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc làm chết người hoặc gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc). 1.1.3. Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Hiện nay, có 25 bệnh nghề nghiệp và Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do bộ y tế và bộ lao động thương binh và xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động. (Điều 106 Bộ luật lao động) 1.1.4. Phân loại các yếu tố có hại 4 Yếu tố có hại trong lao động sản xuất là yếu tố tác động gây bệnh cho người lao động. Các yếu tố có hại bao gồm: 1.1.4.1. Các yếu tố vật lý: Vi khi hậu: Vi khí hậu là trạng thái vật lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp ở nơi làm việc, bao gồm các yếu tố: nhiệt độ ( 0C), độ ẩm không khí (%), bức xạ nhiệt (cal/cm 2/phút) và tốc độ vận chuyển của không khí (m/s). Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định phù hợp với sinh lý con người. Vi khí hậu nóng là nơi có nhiệt độ bằng và lớn hơn 320C (đối với lao động nhẹ 340C, lao động nặng 300C). Vi khí hậu lạnh là nơi có nhiệt độ bằng và nhỏ hơn 18 0C (đối với lao động nhẹ 20 0C, lao động nặng 160C). Điều kiện khí hậu phụ thuộc vào quá trình công nghệ và khí hậu địa phương. Bức xạ nhiệt, ion, sóng điện từ. - Bức xạ không ion hóa: Gồm ánh sáng hay sự chiếu sáng, tia laser, tia hồng ngoại, tia cực tím,… - Bức xạ ion hóa: Các tia X (tia Roenghen), α, β, γ… - Các sóng điện từ: rada, truyền thanh truyền hình, vô tuyến viễn thông (luyện kim, sưởi ấm). - Siêu âm… Tiếng ồn và rung chuyển: - Tiếng ồn là những âm thanh gây nhiễu cảm giác khó chịu, quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người và tiếng ồn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, gây điếc cho người lao động khi môi trường lao động phát sinh ra tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép là 85dBA 5 - Rung chuyển là những dao động của những vật dụng, máy móc, thiết bị nào đó… Rung chuyển xảy ra rất phổ biến trong sản xuất. Ngày nay máy móc được sử dụng nhiều nên số người tiếp xúc với rung cũng ngày một tăng. Các máy móc gây rung với các tần số khác nhau, biên độ khác nhau, gia tốc khác nhau sẽ gây hại cho cơ thể một cách toàn thân hay cục bộ. Chiếu sáng không hợp lý: Chiếu sáng không hợp lý tại nơi làm việc nghĩa là ánh sáng không đạt tiêu chuẩn, chất lượng ánh sáng kém…khi đó mắt phải điều tiết nhiều trở nên mệt mỏi, trình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẽ gây ra căng thẳng làm chậm phản xạ thần kinh, khả năng phân biệt của mắt đối với sự vật dần dần giảm sút, làm khả năng tập trung giảm. Khi đó khả năng xảy ra tai nạn lao động cao. 1.1.4.2. Các yếu tố hóa học: Bụi trong sản xuất: Bụi là những hại nhỏ của vật chất rắn, kích thước thay đổi từ trên 0,001 µm đến hàng trăm micromet, chúng tập hợp hoặc rải rác trong môi trường, là tác hại phổ biến nhất trong các tác hại nghề nghiệp của môi trường không những bởi tính độc hại của nó mà còn là do chúng rất phổ biến, có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ trong môi trường lao động, môi trường sống. Các chất độc, hơi khí độc: Chất độc, hơi khí độc là khả năng gây độc của một số chất khi xâm nhập vào cơ thể được xác định bằng tính độc. Ngày nay, do sản xuất phát triển nên các chất độc hại được đưa vào quy trình sản xuất càng tăng về số lượng và chủng loại, người tiếp xúc và bị nhiễu độc ngày càng nhiều và càng phức tạp về lâm sàng, khó phòng bị. Theo Volcova Z.A (1977), nguyên nhân của các nhiễm độc trong sản xuất thường gặp là: 40% do vi phạm luật an toàn vệ sinh lao động, 22% do các biết pháp kỹ thuật chưa đảm bảo và vi phạm quy trình công nghệ, 15% do 6 thiếu hoặc hiệu lực kém của hệ thống thông gió thải độc, 12% do bảo hộ lao động kém, 11% là các nguyên nhân khác. 1.1.4.3. Các yếu tố sinh học: Đó là virút, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm mốc gây bệnh do điều kiện ăn ở quá chật chội, thiếu nước sạch trong sản xuất và sinh hoạt, thiếu sự chăm sóc y tế. Ngoài ra, còn có các bệnh từ gia súc truyền sang cho người, bệnh do súc vật hoang dại truyền sang, bị cắn , bị đốt… 1.1.4.4. Yếu tố tâm, sinh lý lao động: Biến đổi sinh lý các hệ thống cơ quan của cơ thể trong quá trình. Đó là sự biến đổi nhịp tim khi cường độ lao động làm việc nhanh, căng thẳng thì các tế bào trong cơ thể hoạt động mạnh khi đó nhu cầu lấy oxi của phổi cao và tim đập nhanh để lấy oxi đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động. Làm tăng mức tiêu hao năng lượng của cơ thể. Có thể khi làm việc quá căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây strees nghề nghiệp. Tư thế bắt buộc trong lao động: Tư thế bắt buộc trong lao động là tư thế lao động mà người lao động phải cố gắng duy trì, giữ mãi một tư thế mới đảm bảo đươc quy trình sản xuất. Có thể là những tư thế làm việc gò bó không thoải mái là tư thế đứng, ngồi quá lâu, khom lưng, vặn mình hay công việc làm cho cơ thể chịu đựng quá tải và các dụng cụ sản xuất không phù hợp với cơ thể với hình dạng, trọng lượng, kích thước… có thể sẽ đè lên bộ phận của cơ thể khi làm việc thường xuyên và lâu dài. Mệt mỏi trong lao động: Mệt mỏi là trạng thái phức tạp của cơ thể xảy ra sau một quả trình lao động biểu thị bằng sự giảm khả năng lao động và có cảm giác khó chịu. Hay mệt mỏi là do rối loạn các chức năng điều hòa phối hợp của hệ thần kinh trung ương dẫn đến làm giảm hoặc ngừng hoạt động của tất cả các hệ thống. 7 Trước đây người ta chỉ biết đến mệt mỏi cơ bắp, ngày nay chia mệt mỏi ra làm nhiều loại: - Mệt mỏi thể lực chung gây ra bởi sự căng thẳng của toàn bộ cơ thể, mức chịu tải của cơ bắp. - Mệt mỏi thần kinh gây ra bởi sự căng thẳng của chức năng thần kinh vận động. - Mệt mỏi tâm lý gây ra bởi lao động trí óc. - Mệt mỏi mắt gây ra bởi sự căng thẳng của cơ quan thị giác. - Mệt mỏi gây ra bởi công việc đơn điệu hoặc ảnh hưởng của môi trường. - Mệt mỏi mãn tính gây ra bởi nguyên nhân khác nhau và kéo dài. Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT XI MĂNG HIỆN NAY 2.1. Sơ lược về công nghệ sản xuất xi măng: 8 1. Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu Đá vôi: Đá vôi được khai thác bằng phương pháp khoan nổ, cắt tầng theo đúng quy trình và quy hoạch khai thác, sau đó đá vôi được xúc và vận chuyển tới máy đập búa bằng các thiết bị vận chuyển có trọng tải lớn, tại đây 9 đá vôi được đập nhỏ thành đá dăm cỡ 25 x 25 và vận chuyển bằng băng tải về kho đồng nhất sơ bộ rải thành 2 đống riêng biệt, mỗi đống khoảng 15.000 tấn. Đá sét: Đá sét được khai thác bằng phương pháp cày ủi hoặc khoan nổ mìn và bốc xúc vận chuyển bằng các thiết bị vận tải có trọng tải lớn về máy đập búa. Đá sét được đập bằng máy đập búa xuống kích thước 75 mm (đập lần 1) và đập bằng máy cán trục xuống kích thước 25 mm (đập lần 2). Sau đập đá sét được vận chuyển về rải thành 2 đống riêng biệt trong kho đồng nhất sơ bộ, mỗi đống khoảng 6.600 tấn. Nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng Phụ gia điều chỉnh: Để đảm bảo chất lượng Clanh-ke, Công ty kiểm soát quá trình gia công và chế biến hỗn hợp phối liệu theo đúng các Modun, hệ số được xác định. Do đó ngoài đá vôi và đá sét còn có các nguyên liệu điều chỉnh là quặng sắt (giàu hàm lượng ô xít Fe2O3), quặng bôxit (giàu hàm lượng ô xít Al2O3) và đá Silíc ( giàu hàm lượng SiO2). 2. Nghiền Nguyên Liệu 10 Đá vôi, đá sét và phụ gia điều chỉnh được cấp vào máy nghiền qua hệ thống cân DOSIMAT và cân băng điện tử. Máy nghiền nguyên liệu sử dụng hệ thống nghiền bi sấy nghiền liên hợp có phân ly trung gian, năng suất máy nghiền dây chuyền 1 là 248 tấn/giờ, máy nghiền nguyên liệu dây chuyền 2 năng suất máy nghiền 300tấn/h. Các bộ điều khiển tự động khống chế tỷ lệ % của đá vôi, đá sét, bô xít và quặng sắt cấp vào nghiền được điều khiển bằng máy tính điện tử thông qua các số liệu phân tích của hệ thống QCX, đảm bảo khống chế các hệ số chế tạo theo yêu cầu. Bột liệu sau máy nghiền được vận chuyển đến các xilô đồng nhất, bằng hệ thống gầu nâng, máng khí động. Bột liệu có thành phần hoá: KH= , KH có giá trị 0,81÷1. LSF= , LSF có giá trị bằng 85 ÷ 100. SiM = , SiM có giá trị 1,7 ÷ 3,5. AIM , có giá trị 0,7 ÷ 2 11 Nghiền nguyên liệu 3. Lò Nung: Lò nung là một công đoạn chủ yếu quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm xi măng. Lò nung là một ống thép hình trụ đặc biệt đường kính từ 2,5÷ 5,5 m, đặt nghiêng theo phương ngang góc 5o, được điều khiển quay với tốc độ từ 1,8 ÷ 4,5 vòng trên phút. Lò nung là công đoạn thiết bị tạo ra sản phẩm là Clinke, Clinke chiếm tới 75 ÷ 80 % thành phần của sản phẩm xi măng, quá trình tạo ra nó như sau : Bột liệu từ Xilô chứa qua hệ thống trao đổi nhiệt được cấp liên tục vào lò nung trong quá trình lò nung hoạt động, do lò quay nung quay theo trục nghiêng theo phương ngang lên bột liệu sẽ tự chảy dọc theo xuốt chiều dài của lò. Đồng thời nhiên liệu là hỗn hợp gồm 85% than cám 3 và 15% dầu MFO cũng được cấp vào lò nung nhiệt lượng nhiên liệu cháy tạo ra tại zon nung lên đến 1480 oc làm bột liệu nóng chảy chuyển thành sản phẩm Clinke. Lò nung xi măng 4. Nghiền Xi Măng: Clanh-ke từ các xilô, Thạch cao và Phụ gia từ kho chứa tổng hợp được vận chuyển lên két 12 máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng, từ két máy nghiền clanh-ke, Thạch cao, Phụ gia cấp vào máy nghiền được định lượng bằng hệ thống cân DOSIMAS.Sản phẩm đầu ra sau máy nghiền là bột xi măng, độ mịn đạt 3.200 cm 2/g, được vận chuyển tới xilô chứa xi măng bột bằng hệ thống băng tải, máng khí động. Phân xưởng nghiền xi măng. 5. Đóng bao Xi măng Xuất: Từ đáy các xilô chứa, qua hệ thống cửa tháo liệu xi măng được vận chuyển tới các két chứa của máy đóng bao, hoặc các bộ phận xuất xi măng rời đường bộ. Hệ thống máy đóng bao gồm: Xi măng bột được các máy đóng bao đóng vào các bao xi măng khối lượng tiêu chuẩn 50kg ±0,5. Sau khi được đóng xong qua hệ thống băng tải sẽ được vận chuyển đến các máng xuất đường bộ, đường sắt và đường thuỷ cung cấp ra thị trường. 13 Phân xưởng đóng bao xi măng Bốc xi măng 14 Trong đó nguy cơ gây bệnh trong nhà máy chủ yếu là các loại bụi. Bụi trong quá trình sản xuất xi măng, bụi do nghiền đá, nghiền xi măng và những bụi khác nữa. 1.3 Một số bệnh bệnh có thể gặp đối với người tiếp xúc với bụi trong sản xuất xi măng: Viêm phổi, giảm thị lực, thính lực, viêm tai mũi họng, răng hàm mặt, bệnh về da... 1.4 Nguyên nhân nhiễm bụi trong sản xuất xi măng: 1.4..1. Nguyên nhân do thiết kế: 1.4.2. Nguyên nhân do thiết kế biện pháp công nghệ 1.4.3. Nguyên nhân về kỹ thuật Do dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh. Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn 1.4.5. Nguyên nhân về tổ chức Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động 1.4.6. Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc 1.4.7. Nguyên nhân do bản thân người lao động Thao tác vận hành không đúng kỹ thuật, không đúng quy trình Vi phạm kỷ luật lao động Do sức khỏe và trạng thái tâm lý Chương 15 3 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Qua đây cho thấy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của chúng ta, Sản xuất xi măng là rất cần thiết tuy nhiên cần phải nhìn nhận thực tế là bụi tron sản xuất xi măng ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất nhiều. Nhưng khi điều kiện lao động được cải thiện, ý thức người lao động được nâng cao thì mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động cũng được giảm, người công nhân lao động được làm việc trong một môi trường không nóng, không khi mát mẻ, sạch. ít bụi, ít hơi khí độc, tư thế làm việc thoải mái hơn…nên tâm lý người lao động cũng thoải mái, sức khỏe được đảm bảo hơn, khả năng làm việc tốt, nâng cao năng suất lao động. 3.2. Khuyến nghị Để giảm bớt ảnh hưởng bởi bụi trong sản xuất xi măng hiện nay. Ta có thể áp dụng: 3.2.1 Giảm sự phát thải bụi từ nguồn gây ra bụi: Dùng biện pháp thay đổi công nghệ (sản xuất sạch hơn). Đây là biện pháp mang tính tích cực, chủ động và mang lại hiệu quả to lớn. Cụ thể như: Thay thế quy trình công nghệ, thay đổi công nghệ khô bằng công nghệ ướt, cơ giới hóa, tự động hóa các khâu sản xuất phát thải nhiều bụi. Thực hiện đúng chế độ vận hành, bảo dưỡng thiết bị là biện pháp không tốn kém nhưng trong nhiều trường hợp mang lại hiệu quả cao. Dùng các phương pháp xử lý bụi, lọc bụi, che chắn nguồn phát sinh ra bụi. 3.2.2 Giảm sự tác tác động của bụi đến người lao động: 16 Ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm không khí bụi từ nguồn phát sinh bằng các biện pháp nói trên, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm tối thiểu ảnh hưởng của bụi trong môi trường sản xuất đến người lao động: Làm ẩm ướt hoặc che kín nguồn phát sinh ra bụi. Nhà xưởng đặt cuối chiều gió cách xa bộ phận làm việc không có bụi. Không dùng quạt trần chống nóng hay thông khí nhà xưởng. Giảm thời gian làm việc tiếp xúc với bụi. Tổ chức bồi dưỡng giữa ca làm việc để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động nếu chưa khắc phục hết các yếu tố độc hại trong môi trường lao động. Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp ngăn bụi qua đường hô hấp, tiêu hóa, mắt và tiếp xúc ngoài da. Không bố trí người có tiền sử bệnh về đường hô hấp và người bị nhiễm bệnh bụi phổi làm việc trong môi trường có bụi. Hàng năm đo môi trường lao động và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, chụp phổi và đo các chức năng hô hấp. Tổ chức tập huấn cho người làm việc có tiếp xúc với bụi biết tác hại của bụi và các biện pháp làm việc an toàn. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất