Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bức tranh hiện thực qua tiểu thuyết miền tây của nhà văn tô hoài...

Tài liệu Bức tranh hiện thực qua tiểu thuyết miền tây của nhà văn tô hoài

.PDF
56
1072
121

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiê ̣n khóa luâ ̣n , em đã nhâ ̣n đươ ̣c rấ t nhiề u sự giúp đỡ, nhân dịp này: Em xin gửi tới các thầy cô khoa Ngữ văn, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chấ t lươ ̣ng giáo dục, Ban quản lý thư viện trường Đại học Tây Bắc, các bạn sinh viên lời cảm ơn chân thành nhất vì đã giúp đỡ , tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiê ̣n khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn Công Tho, người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận. Khóa luận còn rất nhiều thiếu sót do hạn chế về mặt nhận thức của người viết, kính mong các thầy cô góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sơn La, ngày 15 tháng 5 năm 2014 Sinh viên: Đinh Thị Hồng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 5 3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài....................................................................... 5 5.1. Phương pháp thống kê ................................................................................. 5 5.2. Phương pháp so sánh ................................................................................... 6 5.3. Phương pháp phân tích văn học ................................................................... 6 6. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................... 7 1.1. Một số vấn đề lý luận chung ........................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm hiện thực và chủ nghĩa hiện thực ............................................. 7 1.1.2. Khái niệm đề tài…………………………………………………………..7 1.2. Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam trước năm 1945 .................... 8 1.3. Nhà văn Tô Hoài ....................................................................................... 12 1.3.1. Tiểu sử nhà văn ...................................................................................... 12 1.3.2. Con đường đến với chủ nghĩa hiện thực của nhà văn Tô Hoài ................ 13 1.3.3. Quan điểm sáng tác của nhà văn Tô Hoài ............................................... 16 1.3.4. Sự nghiệp văn chương ............................................................................ 19 1.3.4.1. Những sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ......................................................................................................................... 20 1.3.4.2. Sáng tác của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám ................................ 24 CHƢƠNG 2: BỨC TRANH HIỆN THỰC QUA TIỂU THUYẾT MIỀN TÂY CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI ................................................................... 28 2.1. Bức tranh hiện thực về Tây Bắc trước Cách mạng tháng Tám ................... 28 2.1.1. Bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị miền núi ......................................... 28 2.1.2. Cuộc sống khổ đau của người dân miền núi trước Cách mạng ................ 34 2.1.2.1. Cuộc sống khổ đau vì thiếu thốn vật chất............................................. 34 2.1.2.2. Cuộc sống khổ đau bởi những tập tục mê tín dị đoan ........................... 36 2.2. Bức tranh hiện thực về Tây Bắc sau Cách mạng tháng Tám ...................... 40 2.2.1. Sự đổi đời của người dân miền núi từ khi có Đảng ................................. 40 2.2.2. Những đổi thay trong nhận thức của người dân miền núi. ....................... 44 2.3. Thiên nhiên Tây Bắc qua tiểu thuyết Miền Tây.......................................... 46 2.3.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp tự nhiên .......................................................... 46 2.3.2. Thiên nhiên gắn với cuộc sống sinh hoạt mang màu sắc dân tộc ............. 48 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 53 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng tôi chọn đề tài: “Bức tranh hiện thực qua tiểu thuyết Miền Tây của nhà văn Tô Hoài” vì những lý do sau đây: 1.1. Tô Hoài là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Với hơn sáu mươi năm cầm bút, Tô Hoài đã để lại cho nền văn học nước nhà một lượng tác phẩm đồ sộ với phong phú các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí sự, phóng sự, hồi kí, bút kí. Không những đồ sộ về số lượng mà những tác phẩm của ông còn có sức ám ảnh lớn trong lòng bạn đọc cả trong nước và nước ngoài. Ông là một trong những nhà văn Việt Nam có tác phẩm được dịch nhiều nhất ở nước ngoài: Nga, Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Séc, Đức, Bungari, Cu Ba, Mông Cổ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Tư, Miến Điện,… Đặc biệt, ông là tác giả được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ. Trong hồi ức về tuổi thơ của không ít thế hệ bạn đọc trước năm 1945 và từ đó đến nay, có ai là không nhớ và bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi những cuộc phiêu lưu kì thú của chú dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu kí, hay sự đồng cảm của bạn đọc thế hệ sau với cuộc sống lam lũ của tầng lớp nhân dân dưới đáy xã hội thời kì trước Cách mạng tháng Tám qua hàng loạt các truyện ngắn: Nhà nghèo, O chuột, Xóm giếng ngày xưa,… Phong Lê trong bài: “Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài” đã nhận xét: “Nếu đóng góp của một nhà văn vào nền văn học dân tộc, vào đời sống tinh thần của cộng đồng là ở phong cách, ở khối lượng và số lượng tác phẩm thì có thể nói: Tô Hoài là một trong những đời văn đẹp của văn học Việt Nam đương đại” [7; 208]. Tô Hoài cứ miệt mài viết, ông cần mẫn, bền bỉ trong suốt cuộc đời mình và trong suốt dòng chảy của văn học. Càng viết ông càng thể hiện sự sung sức, dẻo dai trong ngòi bút của mình. Và dường như ông đã coi viết là một thói quen hàng ngày và ông tìm thấy thú vui khi viết. Tác giả Vương Trí Nhàn trong: “Tô Hoài tác gia và tác phẩm” cũng đã nhận xét: “Đời văn Tô Hoài gợi ra một hình ảnh dòng sông miên man chảy và mang trong mình cả cuộc sống bất tận” [7; 180]. Và với những nỗ lực trong suốt quá trình sáng tác, ông đã đạt được những thành tựu đáng khâm phục: 1 - Đạt giải nhất tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1956 với tập “Truyện Tây Bắc” - Đạt giải thưởng Bông sen vàng của Hội nhà văn Á- Phi năm 1970 với tiểu thuyết Miền Tây - Đạt giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội năm 1980 Đặc biệt ông là một trong mười bốn nhà văn nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996. Ông đã làm phong phú thêm cho kho tàng văn học hiện đại Việt Nam một tiếng nói riêng nhưng đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi thế cho nên việc tìm hiểu Tô Hoài và sự nghiệp sáng tác văn chương của ông luôn là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả yêu mến ông say sưa khám phá. Vì những đóng góp to lớn của Tô Hoài đối với nền văn học Việt Nam nên việc tìm hiểu về Tô Hoài nói chung, tiểu thuyết Miền Tây nói riêng là rất cần thiết. 1.2. Hơn nữa với bản tính ham đi, ham viết, Tô Hoài thực sự trở thành nhà văn tiên phong về đi thực tế đời sống. Đặc biệt những chuyến đi theo chân bộ đội tham dự vào chiến dịch Tây Bắc đã tạo cho ông vốn sống phong phú, giúp ông có cái nhìn thấu đáo và những tình cảm sâu nặng đối với Tây Bắc. Cùng với đề tài Hà Nội - vùng ven thành, đề tài miền núi cũng là một đề tài làm rạng danh tên tuổi của ông. Thâm nhập thực tế, có óc quan sát tỉ mỉ, có tình cảm sâu sắc với miền núi, trong các sáng tác của ông, bức tranh hiện thực về cuộc sống con người miền núi hiện lên rõ nét. Tô Hoài gắn bó và viết nhiều về miền núi vì nhiều lẽ nhưng cái lẽ cơ bản là núi rừng và những con người dân tộc đã “để thương để nhớ” cho ông nhiều quá và bao giờ tiếng gọi “Chéo lù! Chéo lù!”(Trở lại! Trở lại!) cũng là tiếng gọi da diết, tha thiết nhất đối với ông. Tô Hoài coi đó như là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy ông sáng tác và đặc biệt thành công về đề tài miền núi. Đó là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài với con người và cuộc sống vùng cao, là kết tinh của quá trình tích lũy sự hiểu biết của nhà văn về con người và cuộc sống ở đây trước Cách mạng tháng Tám và khi tiếp xúc với Cách mạng mà trước kia có thể nói, chưa có ai miêu tả được. Đặc biệt Tô Hoài rất thành công trong đề tài miền núi với hai tác phẩm lớn: Truyện 2 Tây Bắc và Miền Tây. Hai tác phẩm lớn viết về những người dân miền núi trong cuộc đời cũ với những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu bén rễ vào cuộc sống người dân miền núi dưới ách thống trị phong kiến, bọn thổ ti lang đạo và bọn đế quốc với âm mưu khôi phục chế độ cũ, nói xấu cán bộ. Đó là niềm cảm thông sâu sắc, là tiếng nói tố cáo và điều quan trọng là bằng cảm quan một nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa, Tô Hoài đã mở ra cho họ một hướng đi đổi đời nhờ Cách mạng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu về hiện thực cuộc sống của người dân miền núi qua tiểu thuyết Miền Tây. Miền Tây là sáng tác của Tô Hoài sau năm 1945 về đề tài miền núi. Đây là một trong những thành công của tác giả. Hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết này. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thêm về thành công của Tô Hoài và hiểu thêm về tác phẩm. Với lòng mến mộ sức sáng tạo bền bỉ và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài, tôi mong muốn trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sẽ có điều kiện tìm hiểu và thu thập nhiều hơn nữa những kiến thức, những cống hiến và thành tựu mà nhà văn Tô Hoài đã đạt được. 1.3. Tô Hoài là một trong những tác giả có rất nhiều tác phẩm được đưa vào chương trình giảng dạy từ bậc Tiểu học tới bậc Trung học. Đặc biệt, theo chương trình đào tạo đại học theo tín chỉ, số tiết nghiên cứu về Tô Hoài rất ít (4 tiết) vì vậy nhiều vấn đề về tác giả cũng như tác phẩm chưa được nghiên cứu thấu đáo. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này để bổ sung thêm kiến thức, hiểu biết về nhà văn phục vụ cho quá trình học tập hiện nay cũng như việc giáo dục sau này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tô Hoài sáng tác từ khi còn rất trẻ. Trong suốt đời văn của mình, ông đã để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, bởi ông viết không ngừng nghỉ. Những tác phẩm của ông không những gây được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc mà còn có sức hút các nhà nghiên cứu tìm hiểu. Chính vì vậy, trước và nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài và các sáng tác của ông. Trong đó, 3 chúng tôi xin nêu ra một số nghiên cứu về tiểu thuyết Miền Tây mà chúng tôi được biết như sau: Tô Hoài với Miền Tây của Phan Cự Đệ một lần nữa nhận định: “cuốn tiểu thuyết để lại ấn tượng sâu sắc về những con người giàu tình cảm, rất yêu đời, về những cảnh núi rừng trùng điệp đẹp đẽ của Tây Bắc, Tô Hoài đặc biệt thành công khi ghi lại những hình ảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của đất nước”.[7; 314] Phan Cự Đệ trong bài viết Tô Hoài - nhà văn Việt Nam hiện đại đã khẳng định: “Thành công chủ yếu của Miền Tây là những bức tranh so sánh hai cảnh đời trái ngược, những bức tranh phản ánh sâu sắc phong tục, sinh hoạt, đời sống xã hội của nông dân miền núi với nhiều màu sắc và chi tiết sinh động, thay thế nhau qua từng chương sách như những chuyển cảnh trong điện ảnh.” [7; 851] Trong Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài – Hà Minh Đức, tác giả có nhận xét: “Qua Miền Tây, Tô Hoài chủ yếu đi vào những thay đổi lớn lao về mọi mặt và sự trưởng thành nhanh chóng của người dân Tây Bắc từ sau khi chính quyền cách mạng được thành lập” [7; 353]. Sau đó, tác giả đi phân tích tìm hiểu một số nhân vật cụ thể như bà Giàng Súa, chủ tịch Sóa Tỏa,… Trong Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài- Hà Minh Đức đã nhận xét: “Trong tác phẩm Miền Tây, Tô Hoài đã miêu tả đặc sắc khung cảnh của một phiên chợ vùng cao ngày xưa,…Tất cả những chất liệu và hình ảnh trên được Tô Hoài miêu tả sinh động trong một bức tranh ngôn từ giống như một tấm thảm dệt nhiều màu đậm nhạt, gần xa. Tô Hoài giỏi miêu tả thiên nhiên, thiên nhiên trong tác phẩm của ông gồm nhiều màu vẻ từ những khung cảnh thơ mộng gợi cảm đến một thiên nhiên khắc nghiệt hung dữ”.[1; 137] Tác giả Khái Vinh trong Đọc Miền Tây đề cập đến ưu điểm, nhược điểm của tác phẩm. Tuy nhiên tác giả cũng đánh giá cao thành công của tiểu thuyết đầu tiên Tô Hoài viết về miền núi: “là cuốn tiểu thuyết viết sinh động có nhiều chương tả cảnh hấp dẫn, đặc biệt là những chương miêu tả về các phiên chợ Phiềng Sa trước và sau Cách mạng, về xóm người Xá ở Ná Đắng, về phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc vùng cao”. [7; 360] 4 Như vậy, Miền Tây là một trong những tác phẩm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, để kế thừa và phát huy những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi lựa chọn đề tài: Bức tranh hiện thực qua tiểu thuyết Miền Tây của nhà văn Tô Hoài, nhằm nhìn nhận lại đồng thời cũng nghiên cứu sâu hơn nữa về phương diện này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài đi sâu tìm hiểu bức tranh hiện thực về cuộc sống của người dân Tây Bắc trong tiểu thuyết Miền Tây của nhà văn Tô Hoài. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Hiện thực cuộc sống luôn là một nội dung xuyên suốt các sáng tác của Tô Hoài cả trước và sau Cách mạng tháng Tám. Song trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu bức tranh hiện thực về Tây Bắc trong tiểu thuyết Miền Tây. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài chúng tôi mong muốn có điều kiện để khám phá sâu sắc hơn nữa giá trị nội dung của tác phẩm này, từ đó khái quát được tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm tới độc giả. 4. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài nhằm giải quyết cụ thể vấn đề bức tranh hiện thực về cuộc sống của người dân Tây Bắc trong tiểu thuyết Miền Tây của nhà văn Tô Hoài qua hai mảng: hiện thực Tây Bắc trước Cách mạng và hiện thực Tây Bắc sau Cách mạng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây: 5.1. Phƣơng pháp thống kê Thứ nhất, đề tài sử dụng phương pháp thống kê nhằm thống kê các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học có liên quan tới đề tài. Thứ hai là để thống kê các tác phẩm văn học hiện thực trước năm 1945 của các tác giả như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao,… và thống kê các sáng tác của nhà văn Tô Hoài. 5 5.2. Phƣơng pháp so sánh Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật sự khác biệt về cuộc sống của người dân Tây Bắc trước và sau Cách mạng. 5.3. Phƣơng pháp phân tích văn học Tiến hành phân tích tiểu thuyết Miền Tây để làm sáng tỏ bộ mặt tàn ác của bọn thống trị miền núi, thấy được cuộc sống khổ đau của người dân miền núi trước Cách mạng và nhận thấy ánh sáng của lý tưởng Đảng đã làm thay đổi căn bản bộ mặt miền núi Tây Bắc sau Cách mạng. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính và kết quả nghiên cứu đề tài gồm hai chương: Chương 1: Một số vấn đề chung Chương 2: Bức tranh hiện thực về cuộc sống con người Tây Bắc qua tiểu thuyết Miền Tây của nhà văn Tô Hoài. 6 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số vấn đề lý luận chung 1.1.1. Khái niệm hiện thực và chủ nghĩa hiện thực Nói đến chủ nghĩa hiện thực : “Là nói đến những cái tồn tại trong thực tế, là khả năng của sự việc, hiện tượng đã biến thành hiện thực. Hiện thực hay nói cách khác là những gì đang thực tế và đang diễn ra trong cuộc sống”.[10; 438] Chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa rộng: “Khái niệm chủ nghĩa hiện thực được dùng để xác định quan hệ giữa tác phẩm văn học đối với hiện thực bất kể một tác phẩm nào đó của nhà văn thuộc trường phái hoặc khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần như đồng nghĩa với khái niệm sự thật đời sống, bởi lẽ tác phẩm văn học nào cũng phản ánh hiện thực”. [4; 67- 68] Chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa hẹp: “Dùng để chỉ một phương pháp nghệ thuật, một khuynh hướng, một trào lưu văn học, có nội dung chặt chẽ, xác định trên cơ sở các nguyên tắc mĩ học cụ thể. Trong đó việc mô tả cuộc sống bằng những hình tượng tương ứng trong thực tế, nhận thức sự tác động giữa con người và hoàn cảnh, coi trọng chi tiết cụ thể, chính xác là rất quan trọng vì nhờ đó mà tác giả làm nổi bật lên tính chân thực và tiếng nói của mình.”[4; 68] Cho dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì nhà văn tiếp cận với hiện thực không phải như một người ghi chép một cách thụ động, dửng dưng mà với một ý thức chủ động khám phá. Điều quan trọng nhất của văn học hiện thực chủ nghĩa là sự trung thành, chính xác trong nhận thức và trong truyền đạt bản chất cuộc sống mà nhà văn muốn biểu đạt. 1.1.2. Khái niệm đề tài “Đề tài là một phương diện của nội dung tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm. Nếu tác phẩm văn học là chỉnh thể thẩm mĩ thì đề tài là phạm vi thẩm mĩ, là khu vực tích tụ những năng lượng thẩm mĩ, bước đầu tạo ra sức hấp dẫn của tác phẩm; ở đó người viết tạo nên những cảnh sắc thiên nhiên, những cảnh đời, 7 những số phận, những con người,… và làm cho tất cả những điều đã miêu tả trở nên có ý nghĩa xã hội sâu sắc.”[2; 147) Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theo mối quan hệ bề ngoài hay bên trong giữa chúng. Đề tài miền núi xác định theo giới hạn bề ngoài của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Đề tài miền núi trong văn học là những tác phẩm có phạm vi phản ánh là vùng đất đai rộng lớn đồng nhất với nhau về cảnh quan địa lý và sinh hoạt dân cư. Tuy nhiên, trong phạm vi hẹp của đề tài miền núi nói đến ở đây thuộc miền núi Tây Bắc của nước ta, đôi khi còn gọi là miền Tây. Vùng đất Tây Bắc luôn là nguồn cảm hứng lớn cho những nhà thơ, nhà văn đã từng đặt chân đến đó. Đặc biệt, trong văn thơ hiện đại, thời kì chống Pháp, chống Mĩ, thời kì các nhà thơ nhà văn, chiến sĩ cách mạng gắn bó với mảnh đất giàu cảm hứng nghệ thuật này. 1.2. Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam trƣớc năm 1945 Chủ nghĩa hiện thực được hình thành ở châu Âu vào những năm 30 của thế kỉ XIX. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định trào lưu hiện thực chỉ thực sự xuất hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX, muộn hơn so với văn học thế giới khoảng một trăm năm. Chính trào lưu văn học này đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ truyền thống lớn của văn học dân tộc, gắn bó sâu sắc với những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội, với vận mệnh chung của đất nước và truyền thống nhân đạo chủ nghĩa. Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam, đó là một trào lưu văn học tiến bộ mang tính dân chủ và nhân dân sâu sắc. Các nhà văn hiện thực ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của các sách báo tiến bộ và những phong trào cách mạng sôi nổi. Trong thời kì Mặt trận Dân chủ, văn học hiện thực đã đề cập tới một số vấn đề của Cách mạng như vấn đề ruộng đất, vấn đề dân cày, vấn đề công nhân, quan tâm đặc biệt tới người nông dân và tầng lớp dân nghèo thành thị, những con người dưới đáy của xã hội. Nhiều tác giả không chỉ chĩa mũi nhọn phê phán vào bộ phận thối nát của giai cấp địa chủ cường hào, tầng lớp quan lại phong kiến mà còn tập trung thể hiện nỗi thống khổ của nông dân với một sự cảm 8 thông sâu sắc. Đặc biệt trong thời kì Mặt trận Dân chủ, một số hoạt động người nông dân trở nên khỏe mạnh, gân guốc, ngoan cường, tiềm tàng một tinh thần phản kháng mãnh liệt, nhờ được hít thở không khí của một thời kì mà phong trào cách mạng sôi nổi, rầm rộ khắp nơi. Chủ nghĩa hiện thực thời kì này xuất hiện với các tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, … Từ khi bắt đầu viết, Nguyễn Công Hoan đã tự vạch con đường riêng: nhìn thẳng vào hiện thực, bằng tiếng cười trào phúng, phơi ra mặt trái của xã hội đầy bất công, thối nát. Kẻ giàu sống phè phỡn vô đạo, còn người nghèo thì bị ức hiếp và đói khổ cùng cực. Tập Kép Tư Bền, xuất bản năm 1935, gồm 15 truyện ngắn sáng tác trong khoảng 1929 – 1935, đã gây tiếng vang lớn, được coi đó là tác phẩm thuộc về trào lưu tả thực của xã hội. Nguyễn Công Hoan vừa là một trong những người mở màn, vừa là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho khuynh hướng văn học hiện thực. Hay trong tác phẩm Răng con chó của nhà tư bản, sự đụng độ giàu nghèo thể hiện thật rõ rệt. Ông chủ hãng ô tô đã phóng xe đuổi theo người ăn mày vì người này đã dám đánh gẫy răng con chó Tây của ông khi nó chồm vào cắn anh ta. Người nghèo trong cái xã hội ấy không những khổ vì đói rách mà còn khổ vì bị xúc phạm nhân phẩm và bị chà đạp phũ phàng. Dư luận thành kiến bất công trút lên kẻ nghèo đủ mọi thứ tội lỗi xấu xa, trong khi họ chỉ có “tội” nghèo đói. Vì đói quá mà những “thằng ăn cắp” phải ăn quỵt hai xu bún riêu, vài củ khoai lang luộc, một chiếc bánh, … để rồi bị gán cho những tội tày đình và bị đánh đập rất dã man, tất cả đều coi chúng như những kẻ hết sức nguy hiểm. trong khi đó những kẻ giàu sang, ông Huyện, ông Đốc, kỹ sư, cử nhân, bà Tham, bà Cử rất lịch sự, văn minh, nhưng lại ăn cắp ví tiền của nhau (Cái ví ấy của ai)! Nhà văn chua chat so sánh hai hạng ăn cắp: một hạng vì đói khát, phải “ăn cắp dấm dúi để nuôi bản thân”, một hạng giàu có sang trọng lại ăn cắp đường hoàng. Bên cạnh đó, ngòi bút trào phúng của Nguyễn Công Hoan tỏ ra thật sắc sảo khi miêu tả đám “gái mới” lãng mạn con nhà giàu, nhõng nhẽo, đua đòi, ăn 9 diện và yêu đương tự do. Nguyễn Công Hoan thực sự trở thành một trong những nhà văn hiện thực điển hình trước Cách mạng. Nói đến văn học hiện thực thời kì này ta không thể không nhắc tới Ngô Tất Tố với tác phẩm Tắt đèn. Ngay từ lúc mới ra đời, tác phẩm đa được dư luận hoan nghênh nhiệt liệt. “Tắt đèn” được hoan nghênh như vậy chính là vì đã đáp ứng được một vấn đề thời sự trong thời kì Mặt trận dân chủ: vấn đề nông dân đặc biệt là vấn đề sưu thuế. Ngô Tất Tố đã ghi lại sâu sắc, chân thực cảnh dân nghèo thiếu sưu thuế ở tỉnh Bắc Ninh, quê hương ông. Hai năm lụt lội, mùa màng thất bát, dân chúng rơi vào cảnh thiếu đói, thế nhưng bọn thống trị vẫn bắt người dân phải nộp đủ các thứ thuế. Tắt đèn của Ngô Tất Tố là bản tố khổ sâu sắc. Cùng với tiếng nói đòi cải cách dân chủ, tiếng nói nghệ thuật của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn là một tiếng nói đanh thép đòi hủy bỏ thuế thân và đòi gấp rút cải thiện đời sống lam lũ, cực khổ của nhân dân. Tắt đèn là tác phẩm thành công của Ngô Tất Tố, bên cạnh đó, ông còn biết đến là nhà văn hiện thực với các sáng tác : Lều chõng, Cũng một kiếp người, Thất nghiệp, …Văn học hiện thực thời kì này đã có những giá trị nhất định, tuy nhiên vẫn chưa thực sự xuất hiện tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có giá trị với những nghệ thuật điển hình xuất sắc. Đến chặng đường 1936- 1939, được cách mạng cổ vũ, có phong trào quần chúng công khai làm hậu thuẫn, văn học hiện thực thời kì này đã phản ánh mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội Việt Nam, lớn tiếng tố cáo các thế lực thống trị. Cảm hứng chủ đạo chung của các tác phẩm hiện thực là phê phán đả kích, phủ định trật tự xã hội đương thời, điều đó thể hiện tính chiến đấu của các cây bút hiện thực Việt Nam. Các tên tuổi như: Nguyễn Công Hoan với Hai thằng khốn nạn,… Vũ Trọng Phụng với Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ,… Ngô Tất Tố với Tắt đèn,… tiếp tục vang danh trên văn đàn, đồng thời cũng xuất hiện các nhà chủ nghĩa hiện thực mới như: Nguyên Hồng với tiểu thuyết Bỉ vỏ, Trần Tiêu với tiểu thuyết Con trâu,… Đặc biệt, điểm diện văn học hiện thực thời kì này chúng ta không thể không kể đến Nam Cao. Ông là một nhà văn tiêu biểu và độc đáo, là “người thư kí trung thành của thời đại”. Với bút pháp riêng đầy tinh sáng tạo, Nam Cao đã đặt ra trước người đọc hang loạt vấn đề: những cảnh đời éo le, chua 10 chát, những bi kịch đau đớn, vật vã. Thông qua những sáng tác của mình, Nam Cao đã phản ánh được cái khung cảnh ngột ngạt, tăm tối của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Những tác phẩm của Nam Cao từ truyện ngắn đầu tay nổi tiếng Chí Phèo đến tiểu thuyết Sống mòn là sự thể hiện trên nhiều bình diện về số phận của những con người, và hơn thế nữa là cuộc sống cùng khổ của cả một tầng lớp người, một giai cấp. Vẫn viết về những chủ đề quen thuộc như nhiều nhà văn hiện thực khác: đời sống khó khăn, thóc cao gạo kém, con người phải vật lộn để kiếm sống, nhưng trong tác phẩm của Nam Cao, cái đói như sức mạnh vô hình thít chặt lấy số phận các nhân vật. Từ Nghèo đến Một đám cưới, Lão Hạc, Quái dị,… chúng ta đều bắt gặp một hoàn cảnh chung: nông thôn xơ xác, tiêu điều, … Khác với Ngô Tất Tố, Nam Cao ít đi vào những xung đột giai cấp gay gắt và miêu tả trên một bình diện rộng. Ông tập trung chủ yếu vào những cuộc đời cụ thể, và cũng chỉ lấy ra một chặng đường ngắn của nhân vật để miêu tả. Nam Cao đã tìm được con đường đi có tính phổ biến của người nông dân. Họ bị tước đoạt hết ruộng đất. Nhiều người phải bỏ làng quê đi tha phương cầu thực: kẻ xiêu dạt ra thành phố tìm đến trú ngụ trong những căn nhà ẩm thấp, tăm tối (mẹ con Hiền trong Truyện người hàng xóm), kẻ phẫn chí bỏ làng đi làm thuê ở đồn điền cao su (con lão Hạc trong Lão Hạc). Chưa bao giờ người nông dân lại bị đặt trong hoàn cảnh li tán đến như vậy. Tiêu biểu cho loại truyện này là truyện ngắn Một đám cưới. Bên cạnh nhân vật người nông dân, Nam Cao còn xây dựng hình tượng người trí thức tiểu tư sản với bi kịch vỡ mộng và bi kịch “chết mòn”. Tiêu biểu cho hình tượng nhân vật này là các tác phẩm Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn,… Như vậy, trước năm 1945, văn học hiện thực phê phán Việt Nam ít nhiều vẫn nằm trong phạm trù ý thức hệ tư sản. Đội ngũ các nhà văn tiểu tư sản có sự phân hóa khi đứng trước những ảnh hưởng trái ngược và mâu thuẫn của tình hình chính trị đương thời. Một bên là những ảnh hưởng tích cực của phong trào Cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một bên là chính sách ngu dân, đầu độc về văn hóa của thực dân Pháp và bọn tay sai thuộc địa. Tuy nhiên, những tác 11 phẩm văn học hiện thực phê phán trước năm 1945 vẫn mang những giá trị to lớn, góp phần quan trọng vào thành tựu của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam. 1.3. Nhà văn Tô Hoài 1.3.1. Tiểu sử nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/09/1920, nguyên quán ở làng Kim An, huyện Thanh Oai. Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Khi làm văn cũng như khi làm báo, Tô Hoài đã lấy rất nhiều bút danh cho phù hợp: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa. Nhưng đặc biệt nhất là bút danh Tô Hoài, bởi đó là sự kết hợp giữa chữ đầu tên con sông Tô Lịch chảy qua Nghĩa Đô, nơi gắn với tuổi thơ ông, và chữ đầu tên phủ Hoài Đức. Tô Hoài xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ công: dệt lụa. Đến khi nghề dệt lụa thất thế, gia đình ông trở nên sa sút. Ông lận đận mãi mới học hết Tiểu học, sau đó ông lăn lộn tự đi kiếm sống bằng rất nhiều nghề: thợ cửi, bán hàng, phụ kế toán, coi kho cho hiệu buôn, dạy học trẻ con,… Ông đã sống qua nhiều ngày thất nghiệp không một xu dính túi và từng nếm trải biết bao tủi nhục. Kể từ truyện ngắn Nước lên được đăng, được trả tiền, ông chính thức vào nghề viết văn. Nhà văn Nam Cao đã từng là người dạy cho Tô Hoài. Sau này hai người trở thành đôi bạn nối khố. Cả hai cùng xuất hiện trên văn đàn và mang lại một dấu ấn riêng cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam. Hoàng Trung Thông đã nhận xét về tình bạn đó: “Tô Hoài không có Nam Cao thì không trở thành nhà văn Tô Hoài và Nam Cao đã quen dạy Tô Hoài rồi, Nam Cao cũng trở thành nhà văn Nam Cao.”[7; 105] Trước Cách mạng tháng Tám, thời kì Mặt trận dân chủ, Tô Hoài tham gia phong trào Ái hữu, hoạt động tích cực và sau đó ông được làm Thư kí Hội Ái hữu thợ dệt Hà Đông và tham gia phong trào phản đế. Ông đã từng tham dự cuộc mít tinh lớn ngày Quốc tế lao động 01/5/1938 ở nhà Đấu Xảo. Năm 1943, 12 Tô Hoài tham gia sinh hoạt tổ đầu tiên của Hội văn hóa Cứu quốc. Năm 1944, ông và một số thanh niên nhóm Văn hóa Cứu quốc bị bắt. Sau Cách mạng tháng Tám, ông lần lượt công tác ở các cơ quan báo chí văn nghệ. Ông làm phóng viên rồi chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc, chủ bút Tạp chí Cứu quốc trong những năm 1945 - 1951. Năm 1951, ông chuyển sang công tác tại Tạp chí văn nghệ. Từ năm 1957, ông về công tác ở Hội nhà văn. Ông lần lượt giữ nhiều cương vị: Tổng thư kí, Phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, giám đốc nhà xuất bản Hội nhà văn, Bí thư đảng đoàn, Ủy viên đảng đoàn Hội nhà văn. Ông là chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội, ủy viên đoàn chủ tịch Uỷ ban liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch hội đồng văn học thiếu nhi. Ngoài ra Tô Hoài còn tham gia nhiều công tác xã hội khác. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII của Hà Nội, Phó chủ tịch Uỷ ban đoàn kết Á – Phi của Việt Nam, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Ấn, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Việt – Xô. Như vậy trong suốt cuộc đời mình Tô Hoài không những là một nhà văn xuất sắc với những thành tựu to lớn, được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ mà ông còn tích cực tham gia rất nhiều hoạt động xã hội. Ông là một người chiến sĩ cách mạng, một đảng viên gương mẫu, có sức phấn đấu dẻo dai, bền bỉ, bám chắc vào cuộc sống, luôn có ý thức vươn lên không ngừng. 1.3.2. Con đƣờng đến với chủ nghĩa hiện thực của nhà văn Tô Hoài Không phải bất cứ nhà văn nào khi bước vào nghề văn cũng đã lựa chọn được hướng đi phù hợp, mà phải qua quá trình thực tế trong nghề để nhận ra những điểm mạnh, yếu của mình rồi tập trung phát huy điểm mạnh đó. Tô Hoài cũng là một nhà văn như vậy. Ban đầu chập chững trong nghề bằng những bài thơ gợi lên tình cảm lãng mạn nhẹ nhàng, không khác gì loại thơ lãng mạn đương thời. Trước Cách mạng, người trí thức tiểu tư sản ấy, có lúc sống trôi dạt, phong trần như cái kiếp vật vờ, vào đâu nên đấy như con phù du trên sóng cát. Gặp được cảnh hội ngộ tốt thì nên tốt, không may trôi vào chỗ bùn lầy cuộc đời có thể ngẫu nhiên quặt vào bóng tối. Tô Hoài đã có lúc đi trong lầy lội, có lúc choáng váng, có lúc mù mờ, nhưng tâm hồn nhà văn lúc nào cũng giữ được lý 13 tưởng trong sáng mà mình theo đuổi. Bước đầu những tác phẩm của ông cũng có lúc mấp mé giữa chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực. Có thể nói, những năm tối đất, tối trời của đại chiến thế giới lần II, có lúc Tô Hoài như mê đi giữa chợ trời văn chương rao bán đủ các mặt hàng tốt xấu lẫn lộn. Tô Hoài đến với văn chương với tuổi trẻ khao khát hành động và tìm một lối sống đẹp. “Cuộc đời là những chuyến đi”, trên những chuyến đi của mình, Tô Hoài đã học hỏi, lượm lặt rất nhiều kiến thức, vốn sống và biến tất cả thành một cuốn sách. Quá trình đến với chủ nghĩa hiện thực của Tô Hoài quả thực rất gian nan. Nhưng vượt lên trên cái gian nan ấy người ta mới thấy được cái tài năng cũng như tâm huyết của nhà văn với cuộc sống này như thế nào. Tô Hoài đã vận dụng rất khéo léo lý luận về chủ nghĩa hiện thực kết hợp với kinh nghiệm sống của bản thân và những điều “tai nghe mắt thấy” từ cuộc sống làm nên những tuyệt tác mang giá trị hiện thực rất cao về con người và cuộc sống. Sau những năm tháng trôi dạt, Tô Hoài vẫn giữ được vị trí của một ngòi bút hiện thực. Cuộc sống tù túng, cùng quẫn của một người tư sản thất nghiệp như ông. Cuộc đời lang thang, xiêu dạt nơi đất khách quê người của những người thợ thủ công làm nghề giấy, nghề dệt lĩnh bị phá sản ở làng quê ông, những ảnh hưởng sâu sắc của phong trào Mặt trận dân chủ, của phong trào Việt Minh đã hướng ngòi bút của ông vào tố cáo hiện thực đen tối lúc bấy giờ. Đối với Tô Hoài, cách mạng tháng Tám đã đánh dấu một bước chuyển trong tư tưởng và sáng tác. So với nhiều nhà văn hiện thực khác, thì Tô Hoài có thể làm kịp thời các vấn đề mới của cuộc sống và viết được tương đối thành công một số truyện ngắn, kí góp phần vào bước chuyển chung của văn xuôi sau cách mạng. Thời kì đầu đến với chủ nghĩa hiện thực, ông viết về nhân dân và kháng chiến. Trong chiến dịch mùa hè của quân dân Tây Bắc, Tô Hoài đã ghi nhanh khung cảnh chiến đấu trong các trận đánh ca ngợi tinh thần khó khăn dũng cảm chiến đấu của một đại đội độc lập vùng hậu chiến gây dựng chiến tranh du kích phục vụ kịp thời chính sách thuế nông nghiệp. 14 Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài đã thành công trong việc tìm hiểu và viết về hiện thực cuộc sống của người dân miền núi. Tập truyện Núi cứu quốc (1948) ra đời bước đầu chứng tỏ sự trưởng thành trên con đường đến với chủ nghĩa hiện thực của Tô Hoài. Nhưng nói đến sáng tác của Tô Hoài, chúng ta phải kể đến tập Truyện Tây Bắc. Tập truyện ra đời năm 1953, đánh dấu bước phát triển mới của Tô Hoài về cả hai mặt tư tưởng và nghệ thuật. Đó là tập truyện đạt nhiều thành tựu xuất sắc trong văn xuôi kháng chiến. Ở đây, tác giả đã miêu tả cuộc sống của nhân dân với cái nhìn sâu sắc trên cái nhìn giai cấp. Nhà văn đã vạch rõ tội ác của bọn phong kiến địa chủ, ca ngợi những đổi thay trong nếp suy nghĩ của người dân tham gia kháng chiến gắn bó với Đảng, với chế độ. Quá trình viết của Tô Hoài trong Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp thể hiện rõ sự phấn đấu của nhà văn theo yêu cầu cách mạng. Tuy vậy, con đường viết văn không tránh khỏi những vấp váp, khúc khuỷu. Đó là những chuyển biến mới của đời sống sau ngày hòa bình lập lại, nhất là khi miền Bắc bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa khiến nhà văn gặp nhiều bỡ ngỡ. Dường như khi đó, Tô Hoài có phần mơ hồ trước tình hình cách mạng trong giai đoạn mới. Sau khi Đảng phát động phong trào chống Nhân văn - Giai phẩm, Tô Hoài đã nhìn nhận ra những khuyết điểm của mình qua tác phẩm Nhìn lại một số sai lầm trong bài báo và công tác (Tạp chí Văn nghệ số 10 tháng 3 - 1935).Có lẽ, những đóng góp nổi bật nhất trong sáng tác của Tô Hoài là những tác phẩm viết về miền núi. Tô Hoài đã đi vào một thực tế lớn của bà con dân tộc miền núi. Thực tế cuộc sống đồng bào miền núi bước vào trang văn của Tô Hoài một cách tự nhiên, chân thực và cảm động đã đem lại những thành công trong sáng tác của ông, góp phần đáng kể vào thành tựu chung của nền văn xuôi cách mạng. Con đường đến với chủ nghĩa hiện thực của nhà văn Tô Hoài diễn ra trong 8 năm (1945- 1952) không mấy là giản đơn mà rất nhiều khó khăn, phức tạp. Có nhiều lúc Tô Hoài sa vào chủ nghĩa tự nhiên, xa rời lý tưởng, chủ trương của Đảng. Thế nhưng đó chỉ là thử thách ban đầu để Tô Hoài vượt qua trên con đường chiếm lĩnh và chinh phục những đỉnh cao của hiện thực đời sống. Nhà văn đã đi từ sách vở lý luận, từ vốn văn hóa kiến thức đi vào văn học. Ông đã đi 15 từ cuộc sống mồ hôi nước mắt, từ cuộc đời lam lũ của quần chúng, từ dân tộc và dân gian mà đi vào con đường sáng tác của mình. Nói tóm lại, cuộc đời tù túng, nghèo khổ của một thanh niên tiểu tư sản thất nghiệp đã đưa Tô Hoài đến với Cách mạng. Và cũng từ đó, ông hướng ngòi bút của mình vào chủ nghĩa hiện thực. Dưới ánh sáng đường lối văn nghệ của Đảng, nhà văn Tô Hoài đã lao vào thực tiễn đấu tranh cách mạng, hòa mình với quần chúng lao động do đó đã tạo được những chuyển biến mạnh mẽ từ chủ nghĩa hiện thực phê phán sang hiện thực chủ nghĩa xã hội. 1.3.3. Quan điểm sáng tác của nhà văn Tô Hoài Mỗi nhà văn đến với nghiệp viết văn bằng một con đường riêng và sẽ lựa chọn cho mình một phong cách riêng. Tô Hoài đã lựa chọn cho mình sự nghiệp văn chương với con đường đi từ tâm hồn đến tâm hồn, từ trái tim đến trái tim không mấy đơn giản, dễ dàng. Bởi vì Tô Hoài vào nghề văn từ rất sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải kéo dài trong tẻ nhạt. Đời văn Tô Hoài gợi ra hình ảnh một dòng sông miên man chảy và mang trong mình cả cuộc sống bất tận. Tô Hoài đã rất thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình. Trong hoàn cảnh nghề viết văn ở nước ta còn mang tính chất nghiệp dư, tự phát, Tô Hoài có lẽ là một trong số ít ỏi những cây bút đã sống với nghề bằng tất cả sự chăm chút, sự tận tụy của một người làm nghề chuyên nghiệp. Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông luôn dành thời gian để viết, ông ít la cà giao du phù phiếm. Ngót tám mươi tuổi, hơn một trăm đầu sách sau lưng, ông vẫn dồn thì giờ cho sáng tác. Với ông nhà văn sống cũng có nghĩa là viết, viết vừa là nhu cầu vừa là động lực của cuộc sống, cũng là phương thức tồn tại của chính nhà văn. Tô Hoài đến với văn học từ những trang viết đầu tay non nớt, ngỡ ngàng. Ông bắt đầu bằng những bài thơ lãng mạn chưa hoàn chỉnh về hình thức và nội dung. Nhưng ngay sau đó, Tô Hoài nhận ra rằng, đó không phải là sở trường của mình và ông đã chuyển hướng sáng tác sang thể loại văn xuôi. Và trong bối cảnh nhộn nhạo của buổi chợ trời văn chương, bản thân còn nhiều trăn trở ấy, Tô Hoài vẫn kiên định cho mình một lối viết riêng. Tô Hoài đã tâm sự: “Chưa bao 16 giờ tôi bắt chước viết theo truyện của Khái Hưng, Nhất Linh, viết những truyện ngắn giang hồ ai cũng có thể tưởng tượng ra được”, nhưng viết theo những điều đó, Tô Hoài thấy mình không phù hợp. Quả thực, Tô Hoài lúc mới tập viết, ông kể, lúc ấy đọc sách Nhất Linh, Khái Hưng cũng thích lắm, nhưng tự xét mình không thuộc cuộc sống như họ, nên không thể viết như họ được. Cách nói ý nhị tưởng như một lời tự thú khiêm tốn vế sự bất lực của mình, nhưng thật ra ở đó ngầm chứa một tuyên ngôn nghệ thuật: “Ngòi bút này dựa trên thực tế xung quanh tôi, thực tế hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả trong sáng tác của tôi. Ý nghĩa tự nhiên của tôi bao giờ cũng là viết về sự xảy ra quanh làng, quanh mình”. Hơn nữa, khi viết về cuộc đời mình, nhiều nhà văn thường viết theo lối mòn, viết về cả cuộc đời mình. Với Tô Hoài, ông chỉ lựa chọn và viết những gì thấy cần và thích: “Nhiều người thường viết hồi kí về cả cuộc đời mình, tôi thì tôi chỉ chọn và viết những gì mình thấy cần và thích”.[7; 575] Trong các tự truyện, Tô Hoài đã thường nói tới cái cảm giác lớn nhất chi phối ông lúc vào nghề trước tiên đó là công việc để duy trì sự sống. Từ góc độ một thanh niên đang lay lắt kiếm sống, ông thấy việc viết lách của mình lúc ấy chẳng khác việc đi giữ chân bán hàng cho hàng bata, nghĩa là cũng phải nghiêm túc, cần mẫn thì mới sống nổi. Cái nhìn ấy còn theo đuổi ông mãi trong nhiều năm về sau. Nhưng nếu văn chương chỉ có chuyện bán bản thảo và nhận tiền thì còn gì buồn hơn! Và qua Tô Hoài, chúng ta thấy: bên cạnh đồng tiền, nghề văn còn có một cái gì khác, sương khói mông lung mà vẫn là một nguồn sức mạnh vô hình mang lại cho người ta niềm tin và nghị lực. Trong ông luôn canh cánh một quan niệm cũng như là một nhiệm vụ của một nhà văn trong nền văn học nước nhà, đó phải là viết, viết thật nhiều. Ông coi sáng tác là một thú vui mang lại niềm vui cho chính ông và mang lại niềm vui cho bạn đọc ham đọc sáng tác của ông. Với ông, nhà văn phải sáng tác thật nhiều để đến khi, văn học nước nhà phát hiện ra một thiên tài qua những trang viết đó: “Theo tôi, các nhà văn bây giờ có nhiệm vụ là hãy viết thật nhiều và viết tốt để chuẩn bị cho không biết đến thế kỉ nào đó văn học nước ta sẽ xuất hiện 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan