Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ BỨC TRANH CUỘC SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER...

Tài liệu BỨC TRANH CUỘC SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER

.PDF
92
453
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Minh Thủy BỨC TRANH CUỘC SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Minh Thủy BỨC TRANH CUỘC SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 02 45 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀO NGỌC CHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Người viết luận văn Đỗ Thị Minh Thủy 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn: - Thầy hướng dẫn, Pgs. Ts. Đào Ngọc Chương - Các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài, phòng Sau đại học trường Đại học Sư Phạm TPHCM - Ban giám hiệu trường THPT Đạtẻh, Sở GD & Đào tạo tỉnh - Lâm Đồng. - Gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình góp ý, giúp đỡ, động viên cho tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. TPHCM, Ngày 30 tháng 09 năm 2013 Người viết luận văn Đỗ Thị Minh Thủy Lớp Cao học VHNN khóa 22 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DẪN NHẬP .................................................................................................................. 5 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................7 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát ...............................................................12 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................12 5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................13 6. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................13 CHƯƠNG 1: XÃ HỘI MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER .................................................................................................................... 14 1.1. Cách nhìn của Raymond Carver .............................................................................14 1.2. Môi trường sống của xã hội Mỹ trong truyện ngắn của Raymond Carver .........17 1.2.1. Môi trường tự nhiên .............................................................................................17 1.2.2. Môi trường sinh hoạt xã hội .................................................................................20 CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER .................................................................................................................... 28 2.1. Con người trong truyện ngắn của Carver từ góc nhìn lịch sử, văn hóa và xã hội ............................................................................................................................................28 2.1.1. Con người bị cô lập và tự cô lập ..........................................................................28 2.1.2. Con người kiếm tìm bản thể .................................................................................34 2.2. Con người trong truyện ngắn của Raymond Carver từ góc nhìn phân tâm học 40 2.2.1. Con người hiện sinh .............................................................................................40 2.2.2. Con người lưỡng phân ..........................................................................................56 CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN CUỘC SỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER .................................................................................... 69 3.1. Không gian gia đình và không gian xã hội .............................................................69 3.2. Không gian mang tính chất biểu tượng ..................................................................70 3.2.1. Nguồn gốc, vai trò biểu tượng ..............................................................................70 3.2.2. Không gian biểu tượng ám gợi sự cách ly, cô lập ................................................71 3.2.3. Không gian biểu tượng ám gợi sự rạn nứt và đổ vỡ .............................................74 3.2.4. Không gian biểu tượng ám gợi sự hồi sinh ..........................................................77 3.3. Hệ thống các motif ....................................................................................................80 3.3.1. Khái niệm motif...................................................................................................80 3 3.3.2. Motif “giấc mơ” ...................................................................................................80 3.3.3. Motif “cặp đôi song trùng” và motif “người say” ................................................82 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 87 4 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời và phát triển đã làm thay đổi về căn bản tư tưởng, hành động và sáng tạo của con người từ cuối thế kỉ XX đến nay. Sự sụp đổ của các đại tự sự khiến con người thoát khỏi ám ảnh của những vấn đề to tát, lớn lao mang tính chính thống trong xã hội. Tiếp theo là những đổi thay về quan niệm, phương pháp tiếp cận văn học đã tạo nên độ mở vô tận của tư tưởng, văn bản. Bởi vậy, trong những sáng tác hậu hiện đại, người ta dễ dàng nhận thấy sự giải phóng mạnh mẽ của ý niệm về con người, thế giới, tâm trạng hoài nghi và chối bỏ các thang giá trị trước đó, sự thống trị của kĩ nghệ và truyền thông, nỗi cô đơn của cá thể đi tìm giá trị thực của cuộc sống... có thể nhận thức rõ điều này thông qua một loạt các sáng tác của những cây bút hậu hiện đại nổi tiếng như Toni Morrison, Ken Kesey, Paul Auster, McCarthy, Barthelme, Don Delilo và không thể không kể đến chủ soái của chủ nghĩa tối giản Raymond Carver. Với những sáng tác lần lượt trở thành tiêu biểu mẫu mực của cả một thời đại, Raymond Carver đã trở thành tác giả mở đường cho một trong ba khuynh hướng truyện ngắn hậu hiện đại của thế giới, lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều cây bút khác, duy trì nguồn cảm hứng đọc truyện cho công chúng độc giả trên toàn thế giới, đúng như tờ báo Phialadelphia Inquirer của Mỹ đã từng nhận xét “Raymond Carver đã thổi một luồng gió mới vào thế giới truyện ngắn Mĩ, và ngay lập tức trở thành một bậc thầy về hình thức, một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất và yêu mến nhất. Ông cho thấy cái bi kịch, mỉa mai ngự trị trong tim những con người bình thường” [dẫn theo 10, tr.Bìa], và cũng đúng như tạp chí uy tín của Mỹ Newsweek đánh giá về ông “bằng những chi tiết, hình ảnh và đối thoại sắc bén như thủy tinh… Cực kì chuẩn xác, Carver nắm bắt những dòng điện xuyên qua cuộc sống của con người ta và làm họ cháy sém không thể xóa mờ” [dẫn theo 10, tr.Bìa] Đứng trên góc nhìn lịch sử, văn hóa và xã hội, có thể thấy trong các tác phẩm của Raymond Carver, bức tranh cuộc sống được phản ánh sắc nét qua một loạt hệ 5 thống nhân vật chủ yếu là những người thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội với một đời sống bấp bênh, chịu tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của các biến động kinh tế, xã hội. Không bàn trực tiếp về những vấn đề như triết học, chiến tranh, tôn giáo, tự nhiên… Raymond chỉ tập trung thể hiện sự rạn nứt gia đình, sự chông chênh của con người thời hậu hiện đại. Không ở đâu mà vấn đề về mối quan hệ vợ chồng, đôi lứa, bố mẹ - con cái lại được xoáy sâu như trong những trang viết tối giản của người Mĩ này. Cũng không ở đâu mà tình trạng bất an, bất tín nhận thức, lưỡng phân lại được đề cập nhiều như vậy. Raymond Carver khai thác sâu nỗi ám ảnh con người trong xã hội hậu hiện đại, họ là những mảnh vỡ của sự tan vỡ các mối quan hệ gia đình và xã hội. Trong hệ thống không gian để nhân vật hoạt động, nói năng hay cảm nhận tất thảy sự cô độc trong im lặng, có không gian lễ hội rực rỡ, tấp nập của yến tiệc, quán bar, hộp đêm, trường đua cho đến không gian thu hẹp nhất trên chiếc giường ngủ của một đôi vợ chồng hay đơn giản là một chiếc sofa của người chồng tách biệt khỏi không gian của người vợ. Những không gian sống ấy tuy nhiên cũng như những mảnh vỡ được lắp ghép một cách không chủ ý, để vẽ ra sự đối nghịch giữa sự hào nhoáng của xã hội công nghiệp đầy màu sắc bên ngoài với sự tan vỡ, bất thường của con người trong tâm hồn, qua những biểu hiện cung bậc của sự cô đơn, hoang mang của con người hiện đại trong một guồng máy lớn của xã hội Mĩ đang trong thời kỳ bán công nghiệp. Đời sống con người trong tác phẩm của Carver mang trong mình nỗi đau, sự hoài nghi bất tận về những điều đã và đang diễn ra, càng mơ hồ về những gì sẽ diễn biến tiếp theo, họ khát khao theo đuổi và xóa mờ những khoảng cách, để tìm kiếm bản thể. Carver đặt nhân vật của mình trong những “ám ảnh hiện sinh” sống và chết. Trong truyện ngắn của ông cuộc sống con người và thế giới được đặt trong sự lưỡng phân, phức hợp về tâm lí, giữa những đỉnh cực thực-ảo, quá khứ-hiện tại, suy nghĩhành động nhuốm đầy sự cô đơn, tuyệt vọng, hoài nghi với những ám ảnh và những “cơn điên ngắn”. Họ có những khoảnh khắc nổi loạn bộc lộ tất cả những ẩn ức kìm nén của mình từ ẩn ức tính dục, xâm hại đến vượt thoát với những hành động phi lí như ném đá liên tục (Kính ngắm), làm tình điên cuồng (Vọng lâu, Túi quà), say xỉn triền miên (Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình, Cơn sốt), đập phá đồ đạc 6 (Thêm một điều nữa thôi), cũng như đối diện với những giấc mơ trở đi trở lại. Vì vậy, khám phá bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của Caver không chỉ từ góc độ lịch sử, văn hóa xã hội mà còn từ góc nhìn phân tâm học mà Freud đã khai sáng cũng chắc chắn sẽ mang đến những lí giải, phát hiện hữu ích và đầy thú vị. Như trên đã nói, qua những trang viết giản dị nhưng đầy ám gợi về con người và thời đại, sự cách tân quyết liệt trong lối viết truyện ngắn của Raymond Carver đã mở ra chân dung của một xã hội đầy những tổn thương, biến động. Những mảnh ghép của bức tranh cuộc sống nước Mĩ trong những năm 70-80 của thế kỉ trước với những bất ổn trong kinh tế, xã hội và sự rạn nứt trong các mối quan hệ xã hội lần lượt được thể hiện qua những thủ pháp kĩ thuật điêu luyện. Thêm vào đó, là bậc thầy của kĩ thuật viết truyện ngắn tối giản, nên ta không khó khăn để nhận thấy sự dồn nén hiệu quả trong các trang viết bên cạnh những dòng viết tuy lạnh lùng, sắc lẹm nhưng lại như chạm đến tận gốc cảm xúc của con người. Vì thế, việc nghiên cứu nội dung cùng những yếu tố kĩ thuật viết truyện trong sáng tác của Raymond Carver qua những yếu tố người kể chuyện, giọng điệu, ngôn ngữ của Raymond Carver sẽ giúp chúng ta khơi mở hơn về thế giới nghệ thuật của ông. Bởi những lí do trên mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu Bức tranh cuộc sống truyện ngắn của Raymond Carver như một sự góp thêm vào dòng chảy nghiên cứu về một trong ba trụ cột của truyện ngắn Mỹ, văn học hậu hiện đại thế giới, với mong muốn có thể góp phần minh định rõ hơn đặc trưng bút pháp và những đóng góp của ông. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể tổng thuật qua một số nghiên cứu cơ bản trong lịch sử nghiên cứu về Raymond Carver như sau. 2.1. Từ nguồn tài liệu tiếng Anh Trước hết, chúng ta cần phải kể đến bài bình luận Những câu chuyện về nỗi cô đơn trong mục điểm văn của Irving Howe, biên tập viên thuộc tờ Thời báo New York số ra ngày 11/9/1983. Nhờ bài giới thiệu này, những sáng tác đầu tiên của Raymond Carver đã được công chúng chú ý và trở nên phổ biến hơn. Trong đó, Irving đã chỉ ra đặc trưng truyện ngắn của ông, đó là “độ cảm xúc ít ỏi, những xung động giống nhau, 7 không gian của ông là những thành phố đậm chất Mỹ, bán công nghiệp và đang bị tàn phá.”, và nhân vật chủ yếu là những con người cô đơn, luôn nỗ lực giao tiếp nhưng thất bại. Nhà bình luận sách cũng nhấn mạnh “Nhân vật của Carver có vốn từ vựng rất khiêm tốn do vậy họ không thể giải phóng cảm xúc mà chỉ có thể bộc lộ mình qua hành vi”. Đây là một gợi dẫn quan trọng cho các nhà nghiên cứu về sau khi nhận định sự hạn chế của ngôn ngữ, hay “sự hạn hẹp của giọng điệu” giúp cho việc thể hiện những đứt gãy, bất lực trong quá trình giao tiếp, tình trạng khuôn hạn tự thân của con người. Sau khi tập Thánh đường xuất bản, sáng tác của Carver được đưa vào chương trình giảng dạy và ông trở thành một trong những tác giả quan trọng của văn học hậu hiện đại Mỹ. Harold Bloom - giáo sư trường đại học Yale đã tập hợp các bài nghiên cứu truyện ngắn Raymond Carver trong một cuốn sách nằm trong hệ thống những chuyên khảo nghiên cứu văn chương mang tên Những cây bút truyện ngắn nổi bật theo đánh giá của Bloom1. Trong đó Bloom tập trung nghiên cứu những truyện ngắn 0F tiêu biểu nhất của Carver như Mình đang gọi từ đâu, Thánh đường, Cơn sốt, Dây cương, Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình. Để đáp ứng điều kiện là một tuyển tập dành cho sinh viên tham khảo nên chuyên khảo này được cấu trúc theo mạch giới thiệu khái quát tổng thể về nhà văn, tóm tắt cốt truyện, và tập hợp các bài viết, nhận định tiêu biểu. Trong đó, dù đứng ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng các tác giả tựu trung lại đều cho rằng đó là những tác phẩm có nhiều cách tân mạnh mẽ, ngôn ngữ trần thuật lùi về “độ không của dung lượng và xúc cảm” và “trang viết của Carver là những biểu hiện của hậu hiện đại, đặc trưng cho một sự thách thức trong miêu tả”. Cũng từ đây, tên tuổi Raymond Carver càng được quan tâm và nghiên cứu sâu hơn, từ việc khai thác những phương diện khác nhau trong sáng tác. Bài viết Chất thơ trong truyện ngắn Vitamins của Raymond Carver 2 của F 1 Eileen Abrahams 3 đã chỉ ra những biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Vitamin 2F như phép lặp từ, lặp cấu trúc, cảm giác lửng lơ, mơ hồ của nhân vật. Bằng thống kê khá đầy đủ về sự trở đi trở lại của những từ khóa trong tác phẩm như girl(s), vitamin, Porland, Eileen đã chỉ ra sự hiện diện của chủ âm, tính nhạc điệu trong tác phẩm. 1 Bloom’s major short story writers The Poetics of Raymond Carver’s Vitamins 3 University of Texas at Austin 2 8 Những từ khóa này cũng mang tính ám gợi, nó khiến người đọc khi đến với truyện ngắn này phải vận dụng cách tiếp cận thơ ca, “nghĩa là cảm nhận sự ám chỉ của ngôn ngữ chứ không thể nắm bắt hay nhận diện”. Tìm hiểu chất thơ trong sáng tác của Raymond Carver là một bước đi cần thiết để có thể nhận diện tính đặc trưng truyện ngắn của Raymond Carver. Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa cực hạn trong truyện ngắn của Carver là sử dụng đậm đặc các biểu tượng. Tìm hiểu giá trị, giải mã biểu tượng trong sáng tác của ông là một con đường đến gần hơn với cây bút truyên ngắn xuất sắc này. Trong bài viết Ý nghĩa biểu trưng trong những truyện ngắn của Raymond Carver 4đăng trên nhật báo Truyện ngắn tiếng Anh số 46, mùa xuân 2006, Daniel W. F 3 Lehman đã tập trung phân tích những truyện ngắn tiêu biểu trong các tập truyện Thánh đường, Mình nói gì khi mình nói chuyện tình để chỉ ra vai trò và biểu hiện cụ thể của các hình ảnh biểu tượng. Nhà nghiên cứu chú trọng phân tích những “cấu trúc tượng trưng”, những chi tiết ám gợi trong các sáng tác của Carver như chi tiết ghế sofa trong Bảo quản (The Preversation), nụ hôn trong Mình đang gọi từ đâu... Tác giả gom các cụm tác phẩm có cùng cấu trúc như nhóm truyện Sao không nhảy đi, Bảo quản, Kính ngắm (sự bất lực, bế tắc của những người chồng thất bại); Thánh đường, Điều tốt lành nho nhỏ, Mình đang gọi từ đâu (biểu tượng nụ hôn may mắn, nụ hôn cứu rỗi)... Từ những phân tích khá sắc sảo, ông đã khẳng định biểu tượng có vai trò và ý nghĩa quan trọng, góp phần định hình lối viết tối giản, phong cách hậu hiện đại của nhà văn. 2.2. Nguồn tài liệu tiếng Việt Trong xu hướng giới thiệu về Raymond Carver và nghiên cứu về ông ở Việt Nam đã lần lượt đón nhận sự xuất hiện của những văn bản dịch ngày càng nhiều sáng tác của Carver mà tiêu biểu là tập truyện Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình do Dương Tường và Nguyễn Hạnh Nguyên dịch, Nxb Văn hóa Sài Gòn và Nhã Nam, xuất bản vào cuối năm 2009 cùng Em làm ơn im đi, được không? Do Lâm Vũ Thao dịch, Nxb Văn học và Nhã Nam vào năm 2012. Ngoài ra còn phải kể đến những văn bản dịch khác của Hoàng Ngọc Tuấn, Lê Huy Bắc và Lâm Vũ Thao công bố trên một số 4 trang mạng như. Http://evan.vnexpress.net, Symbolic Significance in the Stories of Raymond Carver 9 Http://tienve.org, Http://eblogtruyen.com. Không chỉ dừng lại ở việc dịch thuật tác phẩm, các nhà nghiên cứu còn tiến hành dịch và tổng thuật những bài viết có giá trị về nhà văn người Mỹ này, mà trước hết phải kể đến bài Nhãn quan của Raymond Carver (Raymond Carver’s vision) của Phillip Carson đăng 2 kì trên tạp chí điện tử Http://evan.vnexpress.net (Lâm Vũ Thao dịch). Bài viết này đã tổng thuật những sự kiện lớn trong cuộc sống đầy bất trắc của nhà văn, khởi nguyên của nhãn quan hoài nghi, niềm tuyệt vọng thấm đẫm trong thế giới nghệ thuật và phân tích những nét đặc trưng của nhân vật trong sáng tác của ông. Trong một bài viết khác, Raymond Carver và khái niệm bài thơ - đối tượng chuyển tiếp, J.P. Steed lại nhấn mạnh sự chuyển dịch cách nhìn của Carver từ địa hạt thơ sang văn xuôi. Tác giả tập trung nghiên cứu ngôn ngữ “đặc Mỹ”, “thực dụng tối đa”, giản đơn nhưng đầy hiệu quả thẩm mỹ. Đó cũng chính là những nét đặc trưng nhất trong văn phong của Carver, người tiếp nối đầy ngoạn mục kiểu viết giản dị của Hemingway. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn còn chuyển dịch một số bài luận của Raymond Carver trong tuyển tập mang tên Fires (Những ngọn lửa) như Kinh nghiệm viết truyện ngắn, Về viết. Carver cho rằng “Để các chi tiết được cụ thể và chuyên chở được nghĩa, ngôn ngữ phải chuẩn xác, chọn lọc kỹ càng. Các từ có thể kỹ càng đến mức nghe thật bình thường, nhưng chúng vẫn có thể gánh vác; nếu được dùng đúng, chúng có thể chạm tới mọi cung bậc” [33]. Quan điểm này là cơ sở của phương thức dùng từ đặt câu chuẩn xác, từ ngữ tạo độ căng trong sáng tác của nhà văn. So với sự nghiệp sáng tác và công trình nghiên cứu về Raymond Carver thì những bài dịch thuật trên quá ít ỏi, chưa xứng với tầm vóc của nhà văn. Đặc biệt là mảng thơ của Carver vẫn còn để ngỏ. Điểm lại những công trình nghiên cứu trong nước về Raymond Carver chúng tôi nhận thấy nghiên cứu mang tính hệ thống vẫn chưa nhiều. PGS.TS. Lê Huy Bắc được xem là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về Carver. Trong lời giới thiệu mở đầu tập Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, Lê Huy Bắc phân truyện ngắn hậu hiện đại làm 3 khuynh hướng. Truyện ngắn huyền ảo, truyện ngắn mảnh vỡ và truyện ngắn tối giản và xem Raymond Carver là đại diện tiêu biểu cho truyện ngắn tối giản. Theo đó, trong bài chuyên luận Chủ nghĩa cực hạn và Raymond Carver, tác 10 giả đã phân tích tương đối toàn diện đặc điểm cơ bản truyện ngắn Carver, chỉ ra kiểu cốt truyện “đồng hiện nhiều mảnh đời”, “nhiều cảnh ngộ” dựa trên những phân tích cụ thể về tác phẩm Thánh đường để làm minh chứng cho các luận điểm. Những nghiên cứu nói trên của PGS.TS Lê Huy Bắc đã khai mở con đường đến với những sáng tác của cây bút truyện ngắn Mỹ lừng danh này. Trong công trình mới xuất bản gần đây, Lịch sử văn học Mỹ (Nxb Văn học, 2011), chuyên gia văn học Mỹ một lần nữa tổng thuật và khẳng định vị trí của Raymond Carver trong nền văn học lớn hàng đầu thế giới. Cũng trong xu hướng giới thiệu về Raymond Carver, tác giả Dương Tường trog bài viết đăng trên tạp chí văn học nước ngoài số 5/2006 đã chỉ ra mối liên hệ giữa Carver và Anton Chekhov. Ông cho rằng trong truyện kể của Caver hầu như không có gì lớn lao cả, nhưng đằng sau những ngôn từ giản dị, đứt đoạn ấy là cả một chiều sâu bất tận những suy niệm về cuộc sống, con người. Kiểu cốt truyện ấy gợi đến kiểu “truyện không có cốt truyện” của nhà văn lớn nước Nga. Đó là một gợi ý quan trọng cho những ai tiếp cận tác phẩm. Ngoài ra, cũng có thể điểm qua một số nhận định thú vị trích trong các bài viết nhỏ của một số tác giả khác như. Bên cạnh đó còn có thêm công trình nghiên cứu về nghệ thuật của Raymond Carver qua luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Vân Thanh với đề tài là Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Caver Raymond cũng đã phần nào khơi mở cho người đọc biết được những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong phong cách sáng tác của nhà văn sáng giá bậc nhất này. Tóm lại, từ những tìm hiểu trên đây chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu trong nước về truyện ngắn của Raymond Carver về cơ bản đã chỉ ra được nét đặc trưng trong phong cách của nhà văn, lý giải sâu sắc về quan niệm của Carver về con người, hiện thực. Các nhà nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, liên văn bản, nghiên cứu tiểu sử, ngôn ngữ học... đã lần lượt giải mã sáng tạo của nhà văn Mỹ xuất sắc. Những cây bút đi trước đã đề cập đến những biểu hiện hậu hiện đại trong các truyện ngắn như chủ nghĩa tối giản, cách nhìn nhận về con người cô đơn, thế giới tan vỡ... Đó đều là các gợi dẫn quan trọng cho chúng tôi nghiên cứu về thế giới nghệ của Raymond Carver. Tuy nhiên, như trên đã nói, cả phần dịch thuật và công trình nghiên 11 cứu kể trên trong nước đến nay vẫn còn khiêm tốn so với tầm vóc và sức lan tỏa của cây bút người Mỹ này. Thêm vào đó, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của Raymond Carver. Do đó, theo chúng tôi, việc lựa chọn và triển khai theo hướng nghiên cứu đó là mới mẻ và cần thiết, với mong muốn có thể sẽ ráp nối thêm một mảnh ghép vào bức tranh tổng thể về vị chủ soái của chủ nghĩa tối giản. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn của Raymond Carver mà cụ thể là nghiên cứu bức tranh cuộc sống ấy từ hai góc nhìn lịch sử, văn hóa-xã hội và góc nhìn phân tâm học cũng như tìm hiểu những một vài yếu tố kĩ thuật để xây dựng nên bức tranh ấy. 3.2. Phạm vi khảo sát Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi lựa chọn khảo sát trên hai tập truyện ngắn, và một số truyện ngắn khác đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, gồm: Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình (What we talk about when we talk love) (Dương Tường và Nguyễn Hạnh Quyên dịch, NXB Văn hóa Sài gòn và Nhã Nam, 2009) Em làm ơn im đi, được không? (Will you please be quiet please) ( Lâm Vũ Thao dịch, NXB Văn học và Nhã Nam, 2012) Ngoài ra còn một số câu chuyện khác như : Thánh đường, Mồi lửa, Gọi đến nếu mình cần tôi, Những giấc mơ, Mình đang gọi từ đâu………đã được chuyển ngữ sang Tiếng Việt và được đăng trên các trang mạng xã hội online. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây. - Phương pháp thống kê: Thống kê một số các dữ liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu. 12 - Phương pháp phân tích: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để có thể đi sâu nhận diện những giá trị của sáng tác. - Phương pháp phân tích: Phương pháp này giúp chúng tôi đặt đối tượng nghiên cứu trong một hệ thống để thấy được tính toàn diện. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Nhằm đối chiếu bản dịch với nguyên bản, đặc biệt trong phần khảo về ngôn ngữ của tác phẩm. - Phương pháp liên ngành: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để có thể tiếp cận tác phẩm một cách toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… 5. Đóng góp của đề tài - Luận văn là một bước kế thừa những nghiên cứu trước đó về truyên ngắn của Raymond Carver đồng thời là một sự tiến triển góp phần nhận diện sâu hơn về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của ông. - Luận văn góp phần vào dòng chủ lưu nghiên cứu văn học hậu hiện đại Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương chính: Chương 1. XÃ HỘI MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER. Chương 2. CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER. Chương 3. KHÔNG GIAN CUỘC SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER. 13 CHƯƠNG 1: XÃ HỘI MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA RAYMOND CARVER 1.1. Cách nhìn của Raymond Carver Raymond Carver (1938-1988) sinh ra ở Clatskanie, bang Oregon, Mỹ. Sau đó, ông chuyển tới sống ở Port Angeles, bang Washington, cho tới khi qua đời. Dù cuộc sống mưu sinh đầy khó khăn nhưng Raymond Carver vẫn theo học khóa viết văn của John Gardner tại Chicago State College. Ông đã từng xuất bản một số tập thơ và một tập truyện ngắn với số lượng ấn bản ít ỏi trong những năm 1960 và 1970. Tuy nhiên, mãi đến khi tập truyện ngắn Em làm ơn im đi, được không? (tựa gốc. Will you please be quiet, please?) ra đời vào năm 1976, tên tuổi ông mới thực sự được biết đến, và cũng từ đây, ông đã trở thành một trong các tác giả bậc thầy, một trong những nhà văn được bạn đọc nhiều nhất và yêu mến nhất. Và cũng từ đây tác giả đã giành được học bổng Guggenheim Fellowship vào năm 1979 và hai lần đoạt giải thưởng của Quỹ học bổng quốc gia Hoa Kỳ cho lĩnh vực nghệ thuật. Vào năm 1983, Carver còn nhận được giải thưởng uy tín “Mildred and Harold Strauss Living Award” và giải thưởng Levinson do tạp chí Poetry trao tặng vào năm 1985. Đến năm 1988, Carver được chọn là thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Hoa Kỳ, sau đó nhận được bằng Tiến sĩ Văn chương tại Đại học Hartford, cũng trong thời gian này, ông nhận giải thưởng Brandeis Citation dành cho văn xuôi vào năm 1988. Các tác phẩm của Raymond Carver tuy số lượng không nhiều nhưng đến nay đã được dịch ra hơn hai mươi ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới, và được người Mĩ cùng đông đảo bạn đọc trên thế giới say mê như đón một luồng gió mới thổi vào với thể loại truyện ngắn đặc sắc thuộc chủ nghĩa tối giản của văn học hậu hiện đại. Chính vì vậy, Raymond Carver cũng nhanh chóng trở thành một tên tuổi được giới nghiên cứu quan tâm về cả phương diện phong cách viết văn cũng như mảng đề tài mà ông lựa chọn. 14 Như ở phần mở đầu chúng tôi đã giới thiệu, Raymond Carver là một trong những gương mặt ưu tú trên văn đàn Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Kế thừa thành tựu của những nhà văn hiện đại lớp trước, Raymond Carver đã khai mở một lối viết hậu hiện đại độc đáo, để trở thành chủ soái của lối viết thuộc chủ nghĩa “tối giản”. Đồng thời, xuất phát từ cảm quan hậu hiện đại trong văn chương không chỉ thể hiện ở chỗ nhà văn tái hiện sự hỗn loạn của đời sống, mà quan trọng hơn, chính là một nguyên tắc nhìn đời sống của nhà văn, đời sống có nhiều biến động thay đổi, không còn tiêu chuẩn giá trị nhất định. Đó là sự ghi dấu đậm cơn khủng hoảng niềm tin của con người, lí tưởng và các định hướng giá trị đời sống bị đổ vỡ, con người trở nên méo mó, đáng thương, tù túng và bế tắc ngay trong chính cuộc sống của mình. Từ xuất phát điểm như vậy, tác phẩm của ông như Em làm ơn im đi, được không?, Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình, Thánh đường…, với hình thức đơn giản hóa nghệ thuật đến mức tối đa, với chủ trương đề cao tính tối giản trong sáng tạo để đạt đến độ vô cảm của lối viết… đã đưa người đọc vào tâm điểm của sự hỗn độn đương đại trong một thế giới ngột ngạt bởi công việc, bởi sự hoài nghi của những mối quan hệ gia đình, xã hội và cả sự hoang mang của chính bản thể cá nhân…. Đặc biệt với sự giải phóng ý tưởng táo bạo và tạo nên một thế giới nhân vật với những mối quan hệ hẹp đầy dửng dưng đến quái gở song trùng với thế giới thực tại đã khiến những trang viết của Raymond Carver trở nên đầy sức hút mãnh liệt đối với nhiều thế hệ độc giả. Tiếp nhận cảm quan chung của hậu hiện đại, trong tác phẩm của Raymond Carver, ta bắt gặp những cảm thức chung về sự đổ vỡ niềm tin, sự hoang mang vô độ cùng với cảm giác bơ vơ, lạc lõng của những con người trong chính đời sống “hỗn mang” từ gia đình bước ra ngoài xã hội. Đồng thời, cũng bị cuốn hút bởi những dấu ấn rất riêng trong cách nhìn của ông khi xây dựng bức tranh cuộc sống. Không tham vọng, không lựa chọn những đề tài lớn lao như bạo lực văn hóa, cuồng tín tín ngưỡng, đại biến cố, sự khủng bố của đám đông, bí mật lịch sử, khủng hoảng kinh tế vv... như một số tác giả hậu hiện đại khác, Raymond Carver hướng cái nhìn của ông vào những khía cạnh đề tài rất mộc mạc, dung dị và gần gũi, đó chính là đời sống và 15 những mối quan hệ giữa con người trong chính gia đình, trong cuộc sống hôn nhân, trong tình yêu đôi lứa và trong cả những mối quan hệ thân thuộc xung quanh. Tóm lại, đó là những con người mang nỗi cô đơn và thân phận xa lạ trong không gian hẹp, trong chính cuộc sống của bản thân mình. Tuy nhiên, không vì sự dung dị tưởng như quá đơn giản và gần gũi mới được phản ánh bằng lối viết tối giản mà cái hay, cái tài tình của Caver được thể hiện ở chỗ cũng bằng một lối viết tối giản nhất có thể vậy mà sự thật về đời sống con người với những vấn đề trăn trở, những day dứt dằn vặt tận trong sâu thẳm nhất của cá nhân con người không vì thế mà bị giới hạn, mà ngược lại, tác phẩm của ông lại khai thác triệt để những nỗi đau, nỗi ám ánh của “con người hiện sinh” đạt đến độ sâu sắc đầy trải nghiệm. Trong bài tiểu luận On writing (Về viết văn) trích từ Fires, Essays, Poems, Stories, Vintage, 2009 được đăng trên The New York Times Book Review của mình, Raymond Carver đã từng tâm sự cách nhìn nhận của ông về sự sáng tạo văn chương rằng. “Mỗi nhà văn lớn, mỗi nhà văn giỏi đều tạo ra thế giới tùy thuộc theo những đặc thù của anh ta…. Tôi thích cảm thấy sợ hãi hoặc có cảm giác về sự đe dọa trong các truyện ngắn. Tôi nghĩ một chút đe dọa là rất cần thiết trong một truyện ngắn. Ít nhất thì nó cũng có ích cho sự lưu chuyển. Phải có sự căng thẳng, cảm giác một điều gì đó sắp xảy đến rồi, một số thứ đang dịch chuyển đầy tàn nhẫn, nếu không thì, và thường như vậy, đơn giản là sẽ không có truyện. Một phần của cái tạo ra sự căng thẳng trong một tác phẩm hư cấu nằm ở cách thức các từ cụ thể gắn kết lại với nhau để tạo nên động thái hữu hình của truyện. Nhưng đó còn là những thứ bị bỏ ra, được hàm ý, khung cảnh ngay bên dưới cái bề mặt mềm mỏng của sự vật (nhưng cũng có lúc bề mặt đó vỡ tan, bất định)”[27] Qua đó cảm quan hậu hiện đại trong cái nhìn của Raymond Carver về thế giới thể hiện rõ trong ý đồ sáng tác của ông, ở việc xây dựng cho được cái gọi là “cảm giác về sự đe dọa” và “sự căng thẳng và cảm giác một điều gì đó sắp xảy đến rồi, một số thứ đang dịch chuyển đầy tàn nhẫn”. Trong truyện của ông, đôi lúc người ta bật cười cũng là lúc bất an, còn nói một câu đơn giản như “tạm biệt” hay “mình đi nào” cũng cơ hồ chất chứa trong đó biết bao nhiêu nguy cơ đổ vỡ trong đó. 16 Do vậy, đọc Raymond, ta thấy rõ sự ảo tưởng về một thực tại hài hoà bên trong con người, niềm tin về những tính cách nhân vật toàn vẹn bị lung lay. Những nhân vật trong sáng tác của ông, họ là những kẻ cô đơn, xa lạ với thế giới và xã hội người xung quanh. Một sự xa lạ giống như một cuộc nổi loạn lớn trong tinh thần nhằm chống lại bi kịch nảy sinh từ tính vô nghĩa của bản thể đang tồn tại. Vấn đề này rất hay gặp trong văn học hiện sinh, vấn đề về “thân phận con người”. Ở đây thực tại được xem như một vòng luẩn quẩn vĩnh viễn, trong đó cá nhân con người bị tan biến vào “đám đông những kẻ cô đơn”, đánh mất đi sự đồng điệu tương ứng trong tư tưởng, ý nghĩa và mục tiêu tồn tại của mình. Trong nỗi cô đơn ám ảnh, họ cố gắng bằng mọi cách để tìm kiếm cho được cái bản thể nguyên sơ, toàn vẹn. Song cái tìm được lại là sự không toàn vẹn, không hiện hữu của bản thân. Chính vì vậy, nhà văn hậu hiện đại xem bản chất thế giới là hỗn loạn và anh ta chấp nhận nó như là một sự kiện… và theo đấy, trước mọi cái hỗn loạn, đổ vỡ, tai biến của hiện thực, thay vì “khóc than”, “chống cự”, hay “cố gắng chữa trị”, thì nhà văn hậu hiện đại lại “hòa nhập vào nó bằng một tình cảm mật thiết”, thậm chí, anh ta còn “sống cùng cái hỗn loạn”…. Chính từ những cảm quan đó, tính đứt gãy, đứt đoạn của tinh thần và tình cảm con người trong văn học hậu hiện đại được cảm nhận với một sắc thái bi kịch. Có thể nói cách nhìn về con người, cuộc sống và sự phản chiếu của nó vào trong văn chương của Raymond Carver là một trong những minh chứng tinh tế nhất cho cảm quan hậu hiện đại. Xét trên phương diện thành công của ngòi bút, đúng như nhà phê bình văn học nổi tiếng Frank Kermode nhận xét: “Truyện của Carver sơ giản đến mức phải mất một hồi người ta mới nhận thấy cả một văn hóa và cả một tình thế đạo đức đã hiện ra trọn vẹn thế nào với thậm chí một phác thảo tưởng chừng như nhẹ nhàng nhất” [dẫn theo 9, tr.Bìa]. 1.2. Môi trường sống của xã hội Mỹ trong truyện ngắn của Raymond Carver 1.2.1. Môi trường tự nhiên Hai tập truyện ngắn Em làm ơn im đi, được không,Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình và một số truyện ngắn đã được chuyển ngữ khác, đó là những câu chuyện với những ám ảnh xoay quanh những người đàn ông và phụ nữ vùng Trung 17 Tây nước Mỹ. Với độ dồn nén cao, với hình thức ngôn ngữ và tình tiết truyện được tối giản ở mức thấp nhất, nhưng mỗi câu chuyện bên trong hai tập truyện này lại chứa đựng trong đó sức mạnh đích thực của những cảm xúc đầy phức tạp, những thân phận con người luôn sống trong nỗi cô đơn, lạc lõng, chơi vơi và không có định hướng trong sự kiếm tìm khắc khoải giá trị của tình yêu để họ có đủ sức mạnh mà băng qua những nỗi đau, những giấc mơ tan vỡ, những mất mát âm thầm và những thực tại rạn nứt. Thông thường, môi trường tự nhiên được các nhà văn ưu tiên miêu tả, nó được coi như là một thứ không gian cho nhân vật được khắc họa đậm nét hơn. Tuy nhiên, đọc truyện của Raymond Carver, những hình ảnh về thiên nhiên hầu như rất hiếm khi xuất hiện. Điều này cũng xuất phát từ ý đồ sáng tác của ông, chỉ tập trung xoay quanh không gian hẹp của những mối quan hệ trong gia đình, hôn nhân… là cốt yếu. Do vậy, đặt bên cạnh không gian nhân tạo, không gian tự nhiên hầu như ít được miêu tả đến trong tác phẩm của Raymond Carver. Dù vậy, đối với những trang truyện có sự xuất hiện mô tả về môi trường tự nhiên, chúng ta có thể cảm nhận rõ không gian vùng đất Trung Mỹ. Đó là hình ảnh khe suối với những bông hoa dại trong Không ai nói gì, là những địa danh như Toppenish Creek với cây cầu bắc ngang dòng suối nơi có người da đỏ sinh sống (Sáu mươi mẫu), những rặng cây, dãy núi (Anh làm gì ở Fransico?), là hình ảnh những bông tuyết rơi đọng đầy cửa sổ những tòa nhà khi mùa giáng sinh đến (Thử đặt anh vào vị trí của tôi), những thung lũng thưa cây, hay những cụm cây cù tùng tối sẫm và những đồng cỏ trải dài ở Tây miền tây bang Washington (Còn cái này thì sao?)…. Ngoài ra, sự xuất hiện hiếm hoi của hình ảnh môi trường tự nhiên lại có khi được Raymond sử dụng như một tình tiết nghệ thuật rất đắt. Đặc biệt là trong truyện ( Em làm ơn im đi, được không?, Vợ người sinh viên.) Dĩ nhiên, với bút pháp “độ không”, những phác họa về môi trường tự nhiên trong truyện của Carver cũng mang tính sơ giản đến tối đa, nhưng cái lạ kì ở chỗ, sự chấm phá ấy lại là cái phông nền rất đạt để tâm lí, nội tâm nhân vật được khắc họa nổi bật. Đó là hình ảnh không gian của đàn sếu “anh nhìn cố định vào một chỗ và thấy chúng, vài chục con, lượn vòng và bổ nhào dưới đám mù, chim biển, những con chim 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan