Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bthk asean của uyên xinh gái...

Tài liệu Bthk asean của uyên xinh gái

.DOCX
6
2713
74

Mô tả:

Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của Pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng Pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế.
MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 NỘI DUNG...................................................................................................................1 I. KHÁI QUÁT CHUNG.............................................................................................1 1. Pháp luật Cộng đồng ASEAN.................................................................................1 2. Luật quốc tế..............................................................................................................2 II. PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN MANG BẢN CHẤT LUẬT QUỐC TẾ 2 1. Đặc điểm pháp luật Cộng đồng ASEAN................................................................2 2. Hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN..............................................3 KẾT LUẬN...................................................................................................................4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................5 MỞ ĐẦU Đông Nam Á là khu vực có lịch sử phát triển lâu dài và đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, sau hơn 4 thập kỉ tồn tại, đã trở nên lớn mạnh và có vai trò quan trọng, là đối tác không thể thiếu của các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác. Có thể nói, quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN là kết quả, sự tác động và đan xen của nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung, vì là một tổ chức quốc tế liên chính phủ- chủ thể của Luật quốc tế nên pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất của Luật quốc tế. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, cá nhân em xin lựa chọn đưa ra quan điểm về đề tài : “Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của Pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng Pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế.” NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Pháp luật Cộng đồng ASEAN Cộng đồng ASEAN là liên kết của các quốc gia ASEAN trên cơ sở hệ thống thiết chế và thể chế pháp lý, bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng chính trị-an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa-xã hội nhằm xây dựng ASEAN trở thành tổ chức quốc tế năng động, thịnh vượng, vững mạnh và mang bản sắc chung. Cộng đồng ASEAN không thể thay thế ASEAN mà chỉ là sự liên kết của ASEAN ở cấp độ cao hơn và sâu rộng hơn: Tiếp tục kế thừa và nâng cấp các liên kết hiện có của ASEAN lên cấp độ cao hơn và phạm vi rộng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và phát triển của ASEAN. Bên cạnh đó, Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên nền tảng thể chế pháp lý có tính ràng buộc cao đối với các thành viên với nội dung, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động cụ thể. Cộng đồng ASEAN được hình thành trên cơ sở ba trụ cột và là liên kết “thống nhất trong đa dạng” của các quốc gia độc lập trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Cộng đồng ASEAN là liên kết khu vực “mở” có vai trò quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Pháp luật Cộng đồng ASEAN không đồng nhất với pháp luật của từng quốc gia thành viên, mà có thể hiểu pháp luật Cộng đồng ASEAN là tổng thể nguyên tắc và quy phạm pháp luật do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ của 1 Cộng đồng ASEAN, phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội. 2. Luật quốc tế Luật quốc tế là tổng thể những nguyên tắc, quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quôc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn đời sống sinh hoạt quốc tế. Nội dung của luật quốc tế vô cùng phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, khoa học kỹ thuật,… phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế. II. PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN MANG BẢN CHẤT LUẬT QUỐC TẾ 1. Đặc điểm pháp luật Cộng đồng ASEAN Cộng đồng ASEAN là cấp độ liên kết cao của ASEAN- tổ chức quốc tế liên chính phủ và là chủ thể của luật quốc tế, do đó có pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng mang bản chất luật quốc tế- được xây dựng từ sự thỏa thuận của các chủ thể. Thứ nhất, quan hệ do pháp luật Cộng đồng ASEAN điều chỉnh: chủ yếu là quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong Cộng đồng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực an ninh chính trị, văn hóa xã hội,… Ngoài ra, pháp luật Cộng đồng ASEAN còn điều chỉnh quan hệ hợp tác trong một số lĩnh vực giữa ASEAN với các đối tác ngoài ASEAN( hợp tác ngoại khối). Giống với luật quốc tế, quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể khác là chủ thể của luật quốc tế. Thứ hai, xây dựng pháp luật Cộng đồng ASEAN: Sự hình thành luật quốc tế là quá trình mang tính chất tự nguyện của các chủ thể, thỏa thuận xây dựng các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tê. Đối với Cộng đồng ASEAN, Pháp luật Cộng đồng ASEAN do ASEAN xây dựng và ban hành dựa trên cơ chế tham vấn và đồng thuận (Điều 20 Hiến chương). Bên cạnh đó, các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng phản ánh đặc trưng về trình tự xây dựng luật quốc tế, đó là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng- con đường duy nhất dẫn đến sự ra đời của các nguyên tắc, quy phạm. Thứ ba, thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN: Luật quốc tế hiện đại bao gồm các quy phạm pháp luật để một mặt điều hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể luật quốc tế, 2 mặt khác phản ánh bản chất và xu hướng phát triển hiện nay của luật này. Thực thi Luật quốc tế là quá trình chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của Luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế. Bản chất của sự thực thi Luật quốc tế là thông qua sự tự thỏa thuận và sự tự điều chỉnh của từng quốc gia, chính vì thế mà không có cơ chế mang tính quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình thực thi pháp luật. Cũng giống như Luật quốc tế, việc thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN của các quốc gia ASEAN được thực hiện thông qua hoạt động pháp lý của các quốc gia thành viên, theo cơ chế chung hoặc riêng trong từng lĩnh vực cụ thể. Các quốc gia thành viên tự xây dựng cơ chế quốc gia để thực hiện các quy định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể (chẳng hạn, các quốc gia thành viên xây dựng các biểu thuế quan ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ ASEAN phù hợp với các quy định của Cộng đồng ASEAN để thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan trong Khu vực thương mại tự do ASEAN), đồng thời cùng tiến hành thực hiện các quy định của pháp luật Cộng đồng ASEAN theo cơ chế chung (ví dụ như các quốc gia thành viên cùng tiến hành hành động tập thể trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN – ARF). Thứ tư, giám sát thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp: Luật quốc tế không xây dựng một thiết chế cụ thể nào nhằm mục đích giám sát việc thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp bởi tính chất cơ bản của Luật quốc tế là sự tự thỏa thuận của các chủ thể. Tuy nhiên, khi một quy định của Luật quôc tế không được chủ thể thực thi theo đúng yêu cầu (tức có sự vi phạm về nghĩa vụ thành viên hoặc vi phạm quy định của luật quốc tế) thì pháp luật sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm vào những trách nhiệm pháp lý quốc tế cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị xâm hại. Luật quốc tế có các chế tài nhưng việc áp dụng các chế tài của Luật quốc tế do chính quốc gia tự thực hiện bằng những cách thức riêng lẻ hoặc tập thể (cũng có thể do cơ quan tài phán quốc tế thực hiện). Pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng vậy, chức năng giám sát thực thi pháp luật của Cộng đồng ASEAN được quy định cho tất cả các thiết chế của Cộng đồng, từ Hội nghị cấp cao đến Ban thư kí ASEAN. Bên cạnh đó, ASEAN cũng xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể và được quy định trong các điều ước – được đánh giá là hệ thống quy định pháp luật tương đối hoàn chỉnh và hiện đại về giải quyết tranh chấp. Như vậy, thông qua đặc điểm của pháp luật Cộng đồng ASEAN đã chứng tỏ pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất Luật quốc tế. 3 2. Hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN Nguồn luật là hình thức chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp lý thiết lập và điều chỉnh các quan hệ pháp luật. Nguồn của Luật quốc tế bao gồm nguồn cơ bản ( Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế) và nguồn bổ trợ (Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế,…). Nguồn luật của ASEAN khá đa dạng song nhìn chung cũng phân chia thành hai loại là nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ: Nguồn cơ bản là các Điều ước quốc tế được kí kết trong khuôn khổ ASEAN và các Điều ước quốc tế được kí kết giữa ASEAN với đối tác của mình. Đây là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp tác nội khối và ngoại khối của ASEAN và có giá trị pháp lý bắt buộc. Tên gọi của các Điều ước này cũng được thể hiện dưới dạng Hiến chương, Hiệp ước,… như nguồn của Luật quốc tế. Bên cạnh nguồn cơ bản, còn có nguồn bổ trợ là các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN thông qua. Tương tự như nguồn bổ trợ của Luật quốc tế, loại nguồn này của pháp luật Cộng đồng ASEAN, phụ thuộc vào tính chất, nội dung và thẩm quyền, các văn bản này có thể có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các thành viên ASEAN hoặc chỉ có tính chất khuyến nghị. Vì thế, căn cứ vào hệ thống nguồn luật, có thể khẳng định rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất Luật quốc tế. KẾT LUẬN ASEAN là một tổ chức quốc tế liên chính phủ- chủ thể của Luật quốc tế, do vậy, pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng mang bản chất Luật quốc tế một cách rõ nét, được thể hiện thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN. Bên cạnh đó, pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng mang những nét riêng và phản ánh những nét đặc thù của pháp luật của tổ chức quốc tế liên chính phủ. Ngoài ra, nhận thức rõ tầm quan trọng của ASEAN đối với sự ổn định của hòa bình và phát triển kinh tế của từng thành viên cũng như toàn bộ khu vực, các quốc gia thành viên đã và đang tiếp tục xây dựng hoàn thiện pháp luật Cộng đồng ASEAN nhằm đạt được những mục tiêu chung cũng như các mục tiêu cụ thể được đặt ra trong từng thời kì. 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2016. 2. Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2014. 3. Trang web: https://vi.wikipedia.org. 4. Trang web: https://asean.mofa.gov.vn. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan