Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bt kì môn luật chứng khoán pháp luật về niêm yết chứng khoán, thực trạng và đề x...

Tài liệu Bt kì môn luật chứng khoán pháp luật về niêm yết chứng khoán, thực trạng và đề xuất pháp lý của người nghiên cứu. bài 9đ

.DOCX
11
150
128

Mô tả:

A, LỜI MỞ ĐẦU Ở nước ta, thị trường chứng khoán còn khá mới mẻ. Sự hình thành hệ thống pháp luật trong thị trường đặc thù này còn bộc lộ nhiều hạn chế.Bên cạnh những hạn chế về mặt nội dung, các văn bản này còn có sự mâu thuẫn với nhau, và nếu so sánh với các quy định của các nước trong khu vực thì sẽ có không ít những vấn đề nổi lên cần được xử lý. Từ thực trạng đó có thể thấy, vì mục tiêu ổm định và phát triển thị trường chứng khoán trước mặt và lâu dài, chúng ta cần phải có những sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật chứng khoán, trong đó có vấn đề niêm yết chứng khoán. Tìm hiểu về lĩnh vực này, em đã chọn đề tài: “Pháp luật về niêm yết chứng khoán, thực trạng và đề xuất pháp lý của người nghiên cứu”. B, NỘI DUNG I, Niêm yết chứng khoán và pháp luật về niêm yết chứng khoán 1, Niêm yết chứng khoán a, Khái niệm Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tổ chức niêm yết là tổ chức phát hành được phép niêm yết chứng khoán tại thị trường giao dịch tập trung. b, Mục đích của việc niêm yết Việc niêm yết chứng khoán nhằm các mục đích sau đây: - Thiết lập quan hệ hợp đồng giữa SGDCK với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, từ đó quy trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin, đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng. - Hỗ trợ cho thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch. - Cung cấp cho các NĐT thông tin về các tổ chức niêm yết. - Giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường vì thông qua việc niêm yết công khai, giá chứng khoán được hình thành dựa trên sự tiếp xúc hiệu quả giữa cung và cầu chứng khoán. Việc niêm yết chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung vừa đem lại những thuận lợi nhưng cũng gây ra không ít khó khăn cho tổ chức niêm yết. Cụ thể như sau: * Những thuận lợi - Khả năng huy động vốn cao, chi phí huy động vốn thấp. Khi các chứng khoán được niêm yết, chúng có thể được nâng cao tính thanh khoản, mở rộng phạm vi chấp nhận làm vật thế chấp và dễ dang được sử dụng cho các mục đích về tài chính, thừa kế và các mục đích khác. Hơn nữa, các chứng khoán được niêm yết có thể được mua với một số lượng rất nhỏ, do đó các NĐT có nguồn vốn nhỏ vẫn có thể dễ dàng trở thành cổ đông của công ty. - Ưu đãi về thuế Thông thường, ở các thị trường chứng khoán mới nổi, công ty tham gia niêm yết được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động kinh doanh như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định… Đối với NĐT mua chứng khoán niêm yết sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập (miễn, giảm thuế) đối với cổ tức, lãi hoặc chênh lệch mua bán chứng khoán từ các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán. * Những hạn chế - Tổ chức niêm yết phải công khai thông tin về bản thân mình. Công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, liên quan đến các hoạt động của công ty như các biến động có ảnh hưởng đến giá cả của chứng khoán niêm yết. Nghĩ vụ công bố thông tin đại chúng trong một số trường hợp làm ảnh hưởng đến bí quyết, bí mật kinh doanh và gây phiền hà cho công ty. - Những cản trở trong việc thâu tóm và sáp nhập Niêm yết chứng khoán làm bộc lộ nguồn vốn và phân chia quyền biểu quyết của công ty cho những người mua – là những người có thể gây bất tiện cho những cổ đông chủ chốt và công việc quản lý điều hành hiện tại của công ty. c, Tiêu chuẩn niêm yết Điều 40 Luật chứng khoán 2006 quy định về niêm yết chứng khoán như sau: “1. Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán. 2. Tổ chức phát hành nộp hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ niêm yết. Tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và bất cứ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ niêm yết. 3. Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán và việc niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài”. Quy định này được cụ thể hóa tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán. Theo đó, mỗi SGDCK có những điều kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động nhịp nhàng, an toàn của thị trường chứng khoán, đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó. Nghị định 58/2012/NĐ-CP có sự phân biệt rõ ràng giữa chứng khoán niêm yết của tổ chức trong nước và chứng khoán niêm yết của tổ chức nươc ngoài, đối với niêm yết chứng khoán của tổ chức trong nước thì cùng là niêm yết chứng khoán nhưng Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) lại có những quy định khác nhau, chẳng hạn như việc niêm yết cổ phiếu, tổ chức phát hành muốn niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng đủ điều kiện sau: - Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; -Có ít nhất 02 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính; -Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan; - Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba trăm (300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; -Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định. Còn đối với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, niêm yết cổ phiếu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; -Có ít nhất 01 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính; -Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; -Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; -Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định. Đối với tổ chức nước ngoài muốn niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc đáp ứng điều kiện về niêm yết cổ phiều như trên, còn phải đáp ứng các điều kiện: - Là chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài đã được chào bán ra công chúng tại Việt Nam theo quy định pháp luật về chứng khoán Việt Nam. - Số lượng chứng khoán đăng ký niêm yết tương ứng với số lượng chứng khoán được phép chào bán tại Việt Nam. -Có cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức niêm yết theo quy định của pháp luật Việt Nam. -Được một (01) công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam tham gia tư vấn niêm yết chứng khoán. -Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối. Điều kiện niêm yết trái phiếu giữa hai SGDCK này cũng có sự khác nhau rõ rệt. Bên cạnh đó, ngoài cổ phiếu và trái phiếu, tại SGDCK thành phố Hồ Chí Minh cho phép niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, còn ở SGDCK Hà Nội thì chưa có quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, tại SGDCK Hà Nội cho phép niêm yết Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương còn SGDCK thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có quy định về Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương II/ Thực trạng pháp luật về niêm yết chứng khoán và một số đề xuất pháp lý 1.Thực trạng pháp luật. 6.1. Về niêm yết tại các Sở giao dịch chứng khoán trong nước Nghị định 58 quy định cụ thể điều kiện niêm yết tối thiểu trên 2 Sở giao dịch chứng khoán theo hướng nâng cao các điều kiện niêm yết về quy mô vốn, số lượng cổ đông và hiệu quả kinh doanh của tổ chức niêm yết. Cụ thể: - Các điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (i) Mức vốn tối thiểu được nâng lên mức 120 tỷ VNĐ; (ii) Về số lượng cổ đông, tối thiểu phải có 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết, do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; (iii) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm gần nhất phải đạt tối thiểu là 5%. - Các điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội bao gồm: (i) Mức vốn tối thiểu được nâng lên mức 30 tỷ VNĐ; (ii) Về số lượng cổ đông, tối thiểu phải có 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết, do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; (iii) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm gần nhất phải đạt tối thiểu là 5%. 6.2. Về điều kiện niêm yết của tổ chức phát hành nước ngoài trên các Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam Nghị định 58 bổ sung quy định việc hủy bỏ niêm yết chứng khoán của các tổ chức phát hành nước ngoài tại Việt Nam phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Nghị định cũng bổ sung quy định về các trường hợp hủy bỏ niêm yết để tăng cường chất lượng trên thị trường chứng khoán. Theo đó, chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài tại Việt Nam bị hủy bỏ niêm yết như đối với trường hợp tổ chức phát hành trong nước được quy định tại Điều 60 Nghị định 58 hoặc trong trường hợp dự án đầu tư của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam bị dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên, hoặc bị thu hồi Giấy phép đầu tư. 2Một số đề xuất pháp lý Thứ nhất, về điều kiện niêm yết chứng khoán: với mục đích bảo vệ các NĐT, cần xây dựng các quy định về điều kiện niêm yết cụ thể ở một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định về vốn kinh doanh, thời gian hoạt động, lãi ròng hàng năm và số lượng cổ đông tối thiểu. Ví dụ như các ngành kiến trúc xây dựng và công nghệ cao là lĩnh vực đầu tư có niều rủi ro nên tiêu chuẩn niêm yết cần đưa ra cao hơn. Bên cạnh đó, các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm… do đặc thù về bản chất của hoạt động tài chính nên cần có những quy định riêng biệt. Ngoài ra, việc nới lỏng các điều kiện về vốn điều lệ của các công ty niêm yết cũng là một yêu cầu cần thiết. Ví dụ như tại Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh, để niêm yết cổ phiếu cần đáp ứng yêu cầu “vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng kí niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán”. Thiết nghĩ yêu cầu về vốn điều lệ đối với công ty niêm yết như thế là quá cao. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp cổ phần của chúng ta hiện nay đều vẫn ở quy mô vừa và nhỏ nên họ không thể tham gia vào thị trường chứng khoán do không đủ yêu cầu về mức vốn điều lệ. Do đó, việc điều chỉnh những quy định về điều kiện niêm yết chứng khoán là hợp lý và cần thiết. Thứ hai, cần có những chế tài về cổ phần hóa: thực tế hiện nay là nhiều công ty không muốn niêm yết cổ phiếu. Có thể do thị trường chứng khoán vẫn chưa có nhứng chuyển biến tích cực, và cũng ít nhiều liên quan đến khía cạnh cổ phần hóa. Quá trình cổ phần hóa hiên nay có 3 nhược điểm chính: thứ nhất là chậm; thứ hai là không công khai; thứ ba là không công bằng. Vì vậy, bản thân nhiều doanh nghiệp không muốn tự cổ phần hóa. Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, lý do gốc rễ khiến các doanh nghiệp không muốn niêm yết là không muốn công khai thông tin, số liệu tài chính. Do đó, việc định giá là hết sức chủ quan và không chính xác. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do chúng ta chưa có đủ chế tài về cổ phần hóa để điều chỉnh. Thứ ba, việc xử lý những vi phạm trong niêm yết chứng khoán đã được quy định khá chi tiết trong Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, cần phải có những chế tài nghiêm khắc hơn nữa để thị trường chứng khoán hoạt động một cách rõ ràng, hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán chứng khoán là một hoạt động dặc biệt, liên quan đến một thì trường đặc biệt – thị trường mua bán, chuyển dịch các giấy tờ có giá và liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Do đó, tính chất và mức độ nguy hiểm của các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán khá cao, để lại hậu quả nặng nề. Hiện nay, Bộ luật hình sự nước ta chưa có những quy định cụ thể về tội phạm hình sự trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trong chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” đã quy định một số tội danh mà hành vi của các tội này được thực hiện một cách tương tự trong hoạt động chứng khoán như: tội đầu cơ, tội lừa dối khách hàng, tội kinh doanh trái phép… Do đó, khi có các hành vi phạm tội này xảy ra trong lĩnh vực chứng khoán thì có thể áp dụng các điều khoản đã có trong Bộ luật hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự và làm căn cứ xét xử. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán còn có những hàn vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự cần quy định cụ thể như: mua bán nội gián; lạm dụng trong việc phát hành chứng khoán; vi phạm các quy định về mua bán , nắm giữ chứng khoán nhằm thôn tính, sáp nhập công ty… Do đó, để bảo vệ sự phát triển bình thường của hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, ngăn ngừa và xử lý các hành vi nguy hiểm cho xã hội, đòi hỏi pháp luật hình sự cần có những quy định cụ thể về vấn đề này. C, KẾT LUẬN Như vậy, để cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định, thực sự là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế đòi hỏi chúng ta phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đảm bảo cho việc phát hành, đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Vấn đề về hệ thống pháp luật được coi là quan trọng bởi như đã phân tích ở trên, hệ thống phá luật có ảnh hưởng rất lớn và chi phối tất cả các hoạt động liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán. Một khi hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán không thống nhất và không hoàn chỉnh thì sẽ không thể tạo cho thị trường chứng khoán một sự phát triển ổn định và lành mạnh được. Nhận thức được điều này, chúng ta cần có những sửa đổi bổ sung kịp thời đối với hệ thống pháp luật về chứng khoán, trong đó có mảng niêm yết chứng khoán để sớm có được một khung pháp lý hoàn chỉnh hơn về lĩnh vực này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan