Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động việt nam...

Tài liệu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động việt nam

.PDF
107
26
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ DUNG BåI TH¦êNG THIÖT H¹I TRONG PH¸P LUËT LAO §éNG VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ DUNG BåI TH¦êNG THIÖT H¹I TRONG PH¸P LUËT LAO §éNG VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đinh Thị Dung MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG .............................................. 7 1.1. Khái quát về bồi thường thiệt hại trong lao động ............................ 7 1.1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại trong lao động ..................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại trong lao động .............................. 10 1.1.3. Phân loại bồi thường thiệt hại trong lao động .................................... 11 1.1.4. Phân biệt bồi thường thiệt hại trong luật lao động với bồi thường thiệt hại trong luật dân sự .................................................................. 13 1.2. Điều chỉnh pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lao động ........ 16 1.2.1. Khái niệm pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lao động ............... 16 1.2.2. Nguyên tắc thực hiện bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động ........ 16 1.2.3. Nội dung về bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động ................ 20 Kết luận chương 1 ...................................................................................... 27 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ...... 28 Thực trạng các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động trong pháp luật lao động và thực tiễn thực hiện ......... 28 2.1.1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người sử dụng lao động 2.1. đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật .................... 29 2.1.2. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ........................... 45 2.1.3. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi về cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế .......................................................................... 48 2.1.4. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đào tạo, học nghề ............ 53 2.2. Thực trạng các quy định về bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong pháp luật lao động và thực tiễn thực hiện ................. 58 2.3. Thực trạng các quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản trong pháp luật lao động và thực tiễn thực hiện ....................................... 72 2.4. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp khác .................................. 78 Kết luận chương 2 ...................................................................................... 82 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ................................................... 83 3.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động về bồi thường thiệt hại............................................................................................. 84 3.1.1. Về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động...................... 84 3.1.2. Về bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe................................ 87 3.1.3. Về bồi thường thiệt hại về tài sản ..................................................... 89 3.1.4. Về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp .......................... 91 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động....... 92 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật .......... 92 3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm ................................................................................. 93 3.2.3. Cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp và người lao động để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại ........................................................ 94 3.2.4. Nâng cao vị trí và vai trò của tổ chức đại diện người lao động ........... 95 Kết luận chương 3 ...................................................................................... 97 KẾT LUẬN ................................................................................................. 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 99 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BLLĐ: Bộ luật Lao động BTTH: Bồi thường thiệt hại HĐLĐ: Hợp đồng lao động LĐ-TB&XH: Lao động – Thương binh và Xã hội NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Trong quan hệ lao động, quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và người lao động không phải lúc nào cũng được suôn sẻ và ổn định như đã thỏa thuận. Người lao động phải đối mặt với nhiều rủi ro do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Vấn đề bồi thường thiệt hại là vấn đề được người lao động và người sử dụng lao động rất quan tâm. Bởi vấn đề này liên quan đến lợi ích vật chất, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động. Chính vì vậy, việc thực hiện đúng hoặc không đúng thỏa thuận của bên này có thể gây ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia. Sự vi phạm của một bên trong hợp đồng lao động có thể gây ra thiệt hại cho bên kia. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các bên phải thực hiện bồi thường thiệt hại trên thực tế. Việc giải quyết bồi thường thiệt hại tốt hay không sẽ dẫn đến các tranh chấp về bồi thường thiệt hại làm ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của quan hệ lao động. Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, thực tế cho thấy nước ta không chỉ hội nhập kinh tế mà còn hội nhập văn hóa, đặc biệt là sự hội nhập của người lao động Việt Nam về tác phong công nghiệp, về tính tự chủ sáng tạo cũng là vấn đề được quan tâm. Chỉ khi người lao động tự giác tuân thủ kỷ luật lao động, tuân thủ sự điều hành quản lý của người sử dụng lao động thì lúc đó tác phong công nghiệp, tính sáng tạo trong công việc mới thể hiện giúp cho quan hệ lao động ổn định và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những trường hợp người lao động ý thức kỷ luật kém, văn hóa ứng xử thấp, vi phạm kỷ luật lao động vẫn xảy ra dễ gây tổn thất, phát sinh tranh chấp giữa hai bên, từ đó, dẫn đến việc bồi thường thiệt hại. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời bảo 1 đảm được quyền của người sử dụng lao động trong quản lý duy trì kỷ luật lao động và hiệu quả sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp lao động nói chung và về tranh chấp bồi thường thiệt hại nói riêng đòi hỏi việc giải quyết các tranh chấp phải khách quan, chính xác và đúng pháp luật. Việc xem xét, đánh giá một cách toàn diện các quy định của pháp luật, cũng như thực trạng về việc giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại, chỉ ra những bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng; đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại là rất cần thiết. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện nay liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động tương đối hoàn chỉnh. Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đã thiết lập hành lang pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động thực hiện vấn đề bồi thường thiệt hại, mang lại sự tương xứng với sự phát triển của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, pháp luật lao động về bồi thường thiệt hại vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc; nhiều quy định chưa được hướng dẫn cụ thể; nhiều vấn đề chưa được điều chỉnh một cách thấu đáo; việc áp dụng không thống nhất các quy định của pháp luật vẫn còn xảy ra trên thực tế. Tình trạng vi phạm pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động vẫn xảy ra thường xuyên. Những hạn chế cũng đã được phần nào khắc phục trong Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Như vậy, để góp phần hoàn thiện pháp luật lao động về bồi thường thiệt hại và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật học viên đã chọn đề tài: “Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động là những vấn đề nghiên cứu có tính thực tiễn cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quan hệ 2 lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ lao động. Liên quan đến vấn đề này có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: - Trần Thị Thanh Hà, Bàn về một số vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động theo Bộ luật Lao động 2012, Tòa án nhân dân, số 19, năm 2013; Bài báo đã đề cập đến hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động, những hạn chế của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động. - Nguyễn Thị Thu Quyên, Bồi thường thiệt hại cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, Khóa luận, trường Đại học luật Hà Nội, 2008. Khóa luận đề cập đến vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động, các giải pháp đặt ra hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động. - Nguyễn Anh Sơn, Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại vê tài sản, về tính mạng sức khỏe và thiệt hại ngoài hợp đồng, tình hình thực hiện chế định bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động Việt Nam tại thời điểm đó. - Nguyễn Thị Bích Nga, Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận, chỉ ra những biểu hiện của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật lao động và thực tiễn thực hiện, làm cơ sở để đề xuất các kiến nghị hoàn thiện. - Nguyễn Thị Lan Phương, Bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015. Luận 3 văn đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động, nghiên cứu bồi thường thiệt hại theo các quy định pháp luật lao động Việt Nam, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lao động và đề xuất giải pháp hoàn thiện. - Vũ Thị Thảo, Bảo hộ lao động theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013. Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về bảo hộ lao động, pháp luật về bảo hộ lao động, các quy định về bồi thường thiệt hại đối với tai nạn lao động theo Bộ luật Lao động. - Lê Huy Bắc, Chế độ pháp lý về bảo hộ lao động, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. Khóa luận nghiên cứu các quy định về chế độ pháp lý đối với bảo hộ lao động, thực trạng chế độ pháp lý về bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại tai nạn lao động và thực tiễn thực thi. - Đỗ Ngân Bình, Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội, 2001. Luận văn bàn về các vấn đề cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động, khái niệm và đặc điểm của an toàn, vệ sinh lao động; các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thực trạng bồi thường thiệt hại về tai nạn lao động; thực tiễn triển khai pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bồi thường thiệt hại tai nạn lao động trên thực tế. Từ việc kế thừa các công trình nghiên cứu trên, luận văn hi vọng có thể đưa ra một góc nhìn tổng quát, chuyên sâu toàn bộ các trường hợp bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành, đánh giá thực trạng thực hiện chế định bồi thường thiệt hại hiện nay tại nước ta và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại trong lao động. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu tổng quát Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận 4 về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động, đánh giá thực trạng về bồi thường thiệt hại trong lao động ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra những biện pháp hoàn thiện cả về cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật. 3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn cần phải làm rõ một số vấn đề như sau: - Nghiên cứu nội hàm của khái niệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động. - Phân tích, đánh giá các quy định về bồi thường thiệt hại trong luật lao động, bao gồm: bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại về tài sản và bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và đánh giá việc thực hiện các chế định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động trong thực tiễn. - Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện về pháp luật, đảm bảo quá trình thực hiện các chế định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại và thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật lao động Việt Nam từ đó, tập trung vào các trường hợp bồi thường thiệt hại trong lao động, tình hình thực hiện pháp luật bồi thường thiệt hại ở nước ta hiện nay. Luận văn không nghiên cứu liên quan đến xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong lao động. 5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 5.1 Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề 5 lý luận cũng như các quy định pháp luật, đặc biệt là quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực thi các chế định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động, từ đó, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện về pháp luật, bảo đảm quá trình thực thi các chế định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu luận văn được dựa trên phương pháp luận phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin xem xét, đánh giá từng vấn đề cụ thể trong mối tương quan với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đồng thời, luận văn cũng được nghiên cứu dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề bồi thường thiệt hại trong lao động và các chính sách có liên quan khác. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan và thực tế, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, trên cơ sở thu thập thông tin từ các nguồn như: Báo chí, internet, truyền hình... Từ đó, làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài. 6. Bố cục luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động. Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về bồi thường thiệt hại và thực tiễn thực hiện. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động về bồi thường thiệt hại. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1.1. Khái quát về bồi thường thiệt hại trong lao động 1.1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại trong lao động Theo Từ điển tiếng Việt thì thiệt hại là “bị mất mát về của cải, vật chất hoặc tinh thần” [33]. Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ thiệt hại được hiểu là “tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ”. Khoản 1 Điều 361 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần”. Thiệt hại có thể phân làm hai loại là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Thiệt hại về tinh thần gồm tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. Mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp 7 pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại (BTTH). Bồi thường thiệt hại (BTTH) có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác. Việc bồi thường thiệt hại (BTTH) này có thể vô hình (xin lỗi) hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền, bằng vật chất khác, …) có thể do các quy định của pháp luật điều tiết, hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể. Qua đó, chủ thể bị thiệt hại được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Những quyền và lợi ích hợp pháp này có thể bao gồm quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn góp trong doanh nghiệp,... Quyền và lợi ích hợp pháp cũng có thể bao gồm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Những quyền này được bảo vệ thông qua các quy định của nhiều ngành luật khác nhau như: luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật thương mại, … Thông qua các quy định này, nhà nước đảm bảo rằng các chủ thể có hành vi gây thiệt hại có nghĩa vụ bồi thường, khắc phục hậu quả của những hành vi mình gây ra đối với các chủ thể bị thiệt hại. Trong pháp luật dân sự thì vấn đề BTTH được xem là lĩnh vực đặc trưng của luật dân sự, tuy nhiên đây là chế định có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều loại quan hệ pháp luật khác nhau. Khi có thiệt hại xảy ra sẽ đồng thời phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ của người gây thiệt hại, người bị thiệt hại và các chủ thể khác có liên quan. Vấn đề giải quyết BTTH và trách nhiệm BTTH trong quan hệ dân sự được nhà nước quy định cụ thể, rõ ràng. Trong pháp luật lao động, vấn đề bồi thường thiệt hại phát sinh khi quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động bị xâm phạm đến, bởi khi 8 thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, người lao động (NLĐ) khó có thể tránh khỏi những thiếu sót gây thiệt hại cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) hoặc NSDLĐ vì một lý do nào đó như lợi nhuận mà vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) gây ra thiệt hại NLĐ. Trong giáo trình Luật lao động của Đại học Luật Hà Nội không đưa ra một định nghĩa toàn diện về BTTH trong pháp luật lao động mà chỉ đưa ra định nghĩa về bồi thường thiệt hại về vật chất trong quan hệ lao động, một trường hợp của BTTH trong lao động như sau: Bồi thường thiệt hại về vật chất trong quan hệ lao động là nghĩa vụ của người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ do hành vi vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm hợp đồng trách nhiệm gây ra [21, tr.336]. Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí thì: Bồi thường thiệt hại trong luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh khi một bên trong quan hệ lao động có hành vi vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại cho bên kia nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất về tinh thần, sức khỏe cho người bị thiệt hại [3, tr.45]. Trong các quan hệ được pháp luật lao động điều chỉnh cũng có thể xảy ra những hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ đó, bởi khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, NLĐ khó có thể tránh khỏi những sơ suất, vô ý gây thiệt hại cho NSDLĐ hoặc NSDLĐ vì một lý do nào đó như lợi nhuận mà vi phạm những thỏa thuận trong HĐLĐ gây ra thiệt hại cho NLĐ. Để ngăn chặn và khắc phục hậu quả của những hành vi gây ra thiệt hại, Nhà nước sử dụng các biện pháp khác nhau trong đó BTTH có thể được coi là một phương tiện pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quan hệ lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ lao động. Như vậy, có thể hiểu BTTH trong lao động là một loại trách nhiệm 9 pháp lý phát sinh khi một bên trong quan hệ lao động có hành vi vi phạm nghĩa vụ thiệt hại cho bên kia nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp về tổn thất, tinh thần và sức khỏe cho người bị thiệt hại. 1.1.2. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại trong lao động Bồi thường thiệt hại trong lao động là một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh từ quan hệ lao động nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý như: Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng; áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật; luôn mang đến hậu quả bất lợi cho chủ thể bị áp dụng và được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước… thì bồi thường thiệt hại trong lao động còn mang những đặc điểm riêng sau đây: - Chủ thể chịu bồi thường thiệt hại Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là các bên trong quan hệ lao động, đó là NLĐ và NSDLĐ. Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hay các thoả thuận khác, NLĐ khó có thể tránh khỏi những sơ suất, vô ý gây ra thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ và ngược lại NSDLĐ vì mục tiêu của mình hoặc do điều kiện nào đó không thuận lợi mà không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động gây thiệt hại cho NLĐ về tính mạng, sức khoẻ. - Bồi thường thiệt hại gắn liền với quan hệ lao động, phát sinh trong quan hệ lao động Bồi thường thiệt hại trong lao động phát sinh trên cơ sở tồn tại một qan hệ lao động, dưới hình thức là một hợp đồng lao động. Tức là điều chỉnh quan hệ lao động giữ NLĐ làm công ăn lương với NSDLĐ trên cơ sở thuê mướn và trả công sức lao động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác và đame bảo quyền, lợi ích của các bên. - Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường: Bồi thường thiệt hại trong lao động chỉ được đặt ra khi thỏa mãn các 10 điều kiện nhất định như: Có thiệt hại xảy ra; có hành vi vi phạm pháp luật lao động gây thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và sự thiệt hại xảy ra; có lỗi của người vi phạm. Đây là những điều kiện phải chứng minh khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động. 1.1.3. Phân loại bồi thường thiệt hại trong lao động Phân loại bồi thường thiệt hại trong lao động có nhiều căn cứ, tiêu chí như: căn cứ vào chủ thể chịu trách nhiệm BTTH, căn cứ vào quan hệ làm phát sinh quan hệ BTTH, căn cứ vào thiệt hại xảy ra ... - Căn cứ vào chủ thể bồi thường thiệt hại Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có ba loại: Bồi thường do NLĐ thực hiện khi NLĐ có hành vi vi phạm nội quy, quy định của NSDLĐ hoặc vi phạm HĐLĐ gây thiệt hại cho NSDLĐ. Bồi thường do NSDLĐ thực hiện, phát sinh khi NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc vi phạm HĐLĐ gây thiệt hại cho NLĐ; Bồi thường thiệt hại do người thứ ba gây ra. Đây là trách nhiệm của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi có hành vi trái với quy định của pháp luật gây ra thiệt hại cho các chủ thể trong quan hệ lao động. Dù không trực tiếp tham gia vào các quan hệ lao động nhưng các cơ quan này có những hoạt động có liên quan đến quan hệ lao động và khi gây thiệt hại trong một số trường hợp cũng phải bồi thường thiệt hại theo quy định của luật lao động và các ngành luật khác. - Căn cứ quan hệ làm phát sinh quan hệ bồi thường Quan hệ làm phát sinh quan hệ bồi thường có hai loại: phát sinh trong quan hệ lao động và phát sinh trong các quan hệ khác. Bồi thường phát sinh trong quan hệ lao động là trách nhiệm bồi thường do hành vi vi phạm gây thiệt hại liên quan đến quan hệ lao động như hành vi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại cho NSDLĐ. 11 Bồi thường phát sinh trong các quan hệ khác là trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại nhưng không phải trong quan hệ lao động mà trong các quan hệ khác có liên quan tới quan hệ lao động, ví dụ như trong học nghề. - Căn cứ vào ý chí của các bên trong quan hệ lao động Căn cứ vào ý chí của các bên trong quan hệ lao động, các bên có thể bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên, trong đó: Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp được pháp luật quy định trước. Trên cơ sở các quy định này là căn cứ để tính toán, xem xét việc thực hiện bồi thường theo những điều kiện nhất định như: thiệt hại xảy ra; mức độ thiệt hại; ý thức vi phạm; hành vi vi phạm; lỗi… Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của hai bên là trường hợp bồi thường thiệt hại do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận trước hoặc sau khi thiệt hại lao động khi xảy ra tai nạn lao động hoặc xảy ra tranh chấp… - Căn cứ vào thiệt hại xảy ra Căn cứ vào thiệt hại xảy ra, có thể chia BTTH thành những loại sau: Bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng trái pháp luật: Khi giao kết HĐLĐ, các bên có quyền tự do thỏa thuận các yêu cầu, nội dung theo ý chí của mình trên cơ sở quy định của pháp luật. Nhưng sau khi HĐLĐ đã có hiệu lực thì nội dung của hợp đồng lại ràng buộc quyền, nghĩa vụ các bên; mỗi bên tham gia vào trong quan hệ lao động phải tuân thủ những thoả thuận mà họ đã cam kết. Do đó, bên nào có hành vi vi phạm HĐLĐ gây ra thiệt hại sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường cho bên kia theo những nội dung mà mình đã thoả thuận căn cứ vào mức độ thiệt hại, hành vi vi phạm gây thiệt hại, yếu tố lỗi và trong một số trường hợp còn có thể căn cứ vào điều kiện kinh tế của bên gây thiệt hại nhất là NLĐ trong quan hệ lao động để thực hiện việc bồi thường. 12 Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: Là trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình sử dụng sức lao động ảnh hưởng tới tính mạng, sức khoẻ của NLĐ. Pháp luật đưa ra các quy định bắt buộc để đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho NLĐ nhằm ngăn ngừa, hạn chế các rủi ro, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bồi thường thiệt hại về tài sản: Là trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ yếu của NLĐ khi có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công việc gây ra làm tổn thất, hư hỏng, mất mát về tài sản của NSDLĐ. Quy định này nhằm đảm bảo và tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị; nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động đối với NLĐ. Đồng thời, cũng đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp đối với vốn và tài sản trong doanh nghiệp. 1.1.4. Phân biệt bồi thường thiệt hại trong luật lao động với bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh Pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) thì pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương với NSDLĐ và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động, trong đó quan hệ lao động được coi là nền tảng, tiền đề của nhiều quan hệ khác có liên quan. Các quan hệ lao động có được thiết lập dưới hình thức hợp đồng lao động. Mặc dù đều là mối quan hệ thiết lập trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng nhưng điểm khác biệt cơ bản giữa HĐLĐ với hợp đồng dân sự là ở chỗ đối tượng của HĐLĐ không phải hàng hóa, dịch vụ thông thường mà là 13 việc làm, là sức lao động, đó được coi là một thứ hàng hóa đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Việc ký kết hợp đồng lao động gắn liền với tư cách cá nhân, có tính chất đích danh nên các chủ thể không thể chuyển giao quyền và nghĩa vụ lao động của họ cho người khác [11, tr.33]. Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động chỉ phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động, dưới hình thức HĐLĐ. Trách nhiệm BTTH trong pháp luật dân sự không chỉ dựa trên quan hệ dân sự (hợp đồng dân sự) mà có thể phát sinh từ hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng, có nghĩa là giữa các bên không cần tồn tại một quan hệ hợp đồng nào cả cũng có thể phát sinh trách nhiệm BTTH nếu như hành vi đó trái pháp luật và gây thiệt hại cho chủ thể khác. Mặt khác, chủ thể trong quan hệ BTTH trong pháp luật lao động chỉ có thể là NLĐ, NSDLĐ trong khi đó chủ thể tham gia quan hệ BTTH trong pháp luật dân sự có thể là cá nhân, tổ chức bất kỳ thỏa mãn điều kiện của Luật Dân sự. Thứ hai, về chế độ bồi thường thiệt hại Xuất phát từ những đặc trưng nêu trên nên vấn đề BTTH trong quan hệ lao động cũng mang những nét tương đồng và khác biệt so với BTTH trong quan hệ dân sự. Phát sinh trong quan hệ hợp đồng gắn liền với hành vi vi phạm và lỗi của người vi phạm là những đặc điểm chung của BTTH trong tất cả các ngành luật. Bên cạnh đó, BTTH trong quan hệ lao động còn có một số điểm khác biệt so với trách nhiệm BTTH trong các quan hệ khác. Cụ thể như sau: - BLLĐ năm 2019 được ban hành với rất nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo vệ quyền lợi của NLĐ, đề cao quyền con người. Thông thường, căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH theo quy định của luật lao động cũng như trong Luật dân sự đều đòi hỏi bốn yếu tố: Hành vi vi phạm; thiệt hại về tài sản; quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xảy ra và có lỗi của người vi phạm. Tuy nhiên, căn cứ để xác định hành vi vi phạm trong Luật lao động chỉ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan