Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...

Tài liệu Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

.DOC
52
6968
140

Mô tả:

Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 1 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy giáo – Tiến sĩ Lê Đình Nghị đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Qua đây em cũng xin phép được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã và đang giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội đã dạy dỗ và chỉ bảo em trong suốt bốn năm học. Kính chúc các thầy cô mạnh khỏe, thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Tác giả khóa luận Vũ Thị Thanh Nga Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................3 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG.........................................................7 1.1. Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng..........................7 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Ý nghĩa pháp lí và xã hội................................................................................................................7 1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...................................................................................................................13 1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...........................................................................................................17 1.2.1. Phải có thiệt hại xảy ra...................................................................................17 1.2.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật............................................22 1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại...................24 1.2.4. Người gây thiệt hại có lỗi................................................................................28 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG – PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT..............................................................34 2.1. Một số vấn đề lý luận..............................................................................................34 2.1.1. Chủ thế trong quan hệ bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng........................................................................................................................34 2.1.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. ...........................................................................................................................36 2.1.3. Hình thức bồi thường và mức bối thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.......................................................................................................38 2.1.4. Xác định thiệt hại trong trường hợp bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng................................................................................................40 2.2. Một số vấn đề thực tiễn..........................................................................................42 2.3. Kiến nghị và phương hướng hoàn thiện pháp luật..............................................47 2.3.1. Kiến nghị................................................................................................................47 2.3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật..................................................................50 LỜI KẾT..................................................................................................................................51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................52 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Bất cứ ai gây thiệt hại cũng phải bồi thường – điều này từ lâu đã trở thành nguyên tắc ứng xử trong đời sống xã hội và pháp luật. Nguyên tắc này được cụ thể hóa thành chế định bồi thường thiệt hại trong các văn bản pháp luật. Xét về nguồn gốc hình thành cũng như sự phát triển, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ra đời từ rất sớm và qua mỗi giai đoạn lịch sử với những biến cố kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, chế định này ngày càng được hoàn thiện. Pháp luật dân sự Việt Nam ngoài những quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, còn có những quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong từng trường hợp cụ thể, bởi cùng với sự phát triển của xã hội là sự đa dạng về chủ thể gây thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại cũng như cách thức, hoàn cảnh, mức độ thiệt hại… Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một trong những loại trách nhiệm dân sự gây nhiều tranh cãi và khó khăn trong thực tiễn áp dụng về căn cứ phát sinh, mức bồi thường, hình thức bồi thường, cũng như lỗi của hai bên đương sự. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại chương XXI, từ điều 604 đến điều 630, trong đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định cụ thể tại điều 613. Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn thường chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong các án kiện về bồi thường thiệt hại nói chung. Đa số các vụ án về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thường được xử theo tố tụng hình sự, và việc quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì thế cũng nằm trong bản án hình sự. Tuy nhiên, hầu hết các án sơ thẩm đều bị kháng cáo, Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 4 kháng nghị, người bị thiệt hại thường yêu cầu được bồi thường cao hơn mức đã được tòa án quyết định. Điều này được giải thích là do các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này chủ yếu dừng lại ở các quy định mang tính “định tính” chứ không “định lượng”, nên gây khó khăn cho các cán bộ áp dụng pháp luật và các bên đương sự. Vì vậy, tác giả khóa luận cho rằng việc tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là việc làm cần thiết và phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường. Với nhận thức như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” làm đề tài tốt nghiệp cho chương trình đào tạo Cử nhân Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu pháp luật quan tâm. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong đó có đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như Luận văn thạc sĩ luật học của TS Lê Mai Anh: “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự”; các bài viết của TS Phùng Trung Tập: “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, tạp chí tòa án số 10/2004, “Bàn về lỗi – Một điều kiện xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng”, đặc san nghề luật số 8/2004; bài viết của ThS Trần Thị Huệ: “Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép”, tạp chí luật học số 6/2001, “Cần sửa đổi, bổ sung chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, tạp chí luật học số đặc san tháng 11/2003… Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây đã nêu và phân tích những vấn đề có tính khái quát chung nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự, đưa ra các yêu cầu cơ bản về việc xác định trách nhiệm bồi thường, Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 5 mức bồi thường cũng như vấn đề xác định lỗi của các bên, điều chỉnh việc tăng hay giảm mức bồi thường. Tuy nhiên những công trình trên đây chỉ đề cập ở dạng khái quát và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ là một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu. Việc nghiên cứu hoàn chỉnh và cụ thể chưa được khai thác. Bởi vậy tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ thống, chi tiết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn. 3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Khóa luận hướng tới hai mục đích cụ thể là thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật dân sự hiện hành, tác giả có được cái nhìn khái quát và hoàn chỉnh về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói riêng, qua đó giúp cho việc áp dụng vào thực tế được dễ dàng hơn, đồng thời đưa ra được những suy nghĩ của cá nhân và có những khuyến nghị trong việc thực thi và áp dụng pháp luật. Để đạt được mục đích trên khóa luận có nhiệm vụ tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này, cụ thể là Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời tìm hiểu thực tiễn xét xử và áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, qua đó chỉ ra được những bất cập của pháp luật và phương hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Trong giới hạn nghiên cứu đề tài cử nhân Luật, tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 6 do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, đồng thời xem xét thực tiễn áp dụng thông qua một số bản án cụ thể về việc giải quyết trách nhiệm bồi thường. Khóa luận cũng xin được đưa ra một số khuyến nghị nhằm giải quyết những khó khăn trong giải quyết bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Khóa luận nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nhận thức chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh luật… 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu, lời kết, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung của khóa luận gồm 2 chương: Chương 1. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Chương 2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng – Phương hướng hoàn thiện pháp luật. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 7 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG. 1.1. Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Ý nghĩa pháp lí và xã hội. Ở thời kì sơ khai, trách nhiệm bồi thường chưa được đặt ra, người ta thường áp dụng máy móc nguyên tắc “nợ gì trả nấy” khi có hành vi gây thiệt hại xảy ra. Luật Mười hai bảng ban hành trước Công nguyên quy định: kẻ nào làm gãy tay người khác thì phải chịu lại tương tự như vậy. Có nghĩa là ở thời kì này, người ta áp dụng nguyên tắc trả thù ngang bằng, như thế đồng nghĩa với việc quyền lợi của người bị hại không hề được đảm bảo, mà trái lại còn phát sinh một thiệt hại mới. Chính vì lí do này mà về sau người ta xem xét và chú trọng nghiên cứu, quan tâm đến vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thông thường, khi các bên chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự mà một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết thì tất yếu phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về mình. Sự gánh chịu những hậu quả bất lợi này được thực hiện thông qua việc giải quyết “trách nhiệm dân sự” giữa người có quyền và người có nghĩa vụ theo nguyên tắc bên có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại phải bồi thường. Đây chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ (bồi thường thiệt hại trong hợp đồng). Tuy nhiên, thực tiễn đời sống pháp lí cho thấy, ngoài trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ, còn tồn tại một loại trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại (thường gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng). Xét về mặt lịch Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 8 sử ra đời, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp luật có sớm nhất và cũng là chế định gây ra nhiều tranh cãi, có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau của các nhà nghiên cứu lập pháp. Trải qua các giai đoạn lịch sử gắn với những biến cố của đất nước, chế định bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu mới của lịch sử, xã hội. Luật cổ Việt Nam quy định trách nhiệm dân sự theo hình thức phạt tiền, nhưng không quy định riêng về trách nhiệm dân sự mà nằm trong các quy định vừa mang tính hình phạt của hình sự và vừa mang tính phạt bồi thường của dân sự theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại. Mức độ bồi thường tùy thuộc vào nhân thân người bị thiệt hại. Quốc triều hình luật ấn định tiền đền mạng theo phẩm trật của người bị chết như sau: nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đền 15.000 quan; nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan; tam phẩm, tòng tam phẩm 7.000 quan, tứ phẩm, tòng tứ phẩm 5.000 quan; ngũ phẩm, tòng ngũ phẩm 2.000 quan; lục phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan; thất phẩm, tòng thất phẩm 500 quan; bát phẩm đến cửu phẩm 300 quan, thứ nhân trở xuống 150 quan. Trong trường hợp đánh người gây thương tích thì người phạm tội ngoài hình phạt bị đánh roi còn phải bồi thường cho nạn nhân theo mức đã được ấn định như sau: “Sưng phù thì phải đền tiền thương tổn 3 tiền, chảy máu thì phải 1 quan, gãy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan, đâm chém bị thương thì 15 quan. Đọa thai chưa thành hình thì 30 quan, đã thành hình thì 50 quan, gãy một chân một tay, mù một mắt thì 50 quan, đứt lưỡi và hỏng âm, dương vật thì đền 100 quan. Về người quyền quý phải xử khác”. Riêng trong Hoàng Việt luật lệ lại chỉ quy định tỉ mỉ các chế tài hình sự chứ không đề cập đến bồi thường, pháp luật chỉ dự liệu các trường hợp như hỏng mắt, gãy tay chân… thì ngoài chế tài hình sự, kẻ phạm tội phải bồi thường cho nạn nhân 1/2 tài sản của mình để nuôi thân. Ở thời kì này, kẻ phạm tội ngoài việc phải chịu hình phạt thì còn phải bồi thường cho nạn nhân một số tiền, mà thông thường số tiền phạt này được ấn định gấp đôi, gấp ba lần thiệt hại thực tế đã xảy ra. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 9 Cùng với sự phát triển của xã hội, các chế định pháp luật cũng dần được thay đổi và hoàn thiện, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được coi là một hình phạt nữa mà là nghĩa vụ, bổn phận của người gây thiệt hại, phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Vì thế, chế định bồi thường thiệt hại trong luật Hình sự chỉ là một biện pháp tư pháp. Cần thấy rằng, các thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, tài sản, danh dự, uy tín của các tổ chức có thể xảy ra dưới nhiều tác động khác nhau, mà phần lớn là do hành vi trái pháp luật của cá nhân mang lại. Hiến pháp mỗi quốc gia ghi nhận nguyên tắc cơ bản về việc Nhà nước bảo hộ về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích khác của cá nhân, pháp nhân, tổ chức. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…”(Điều 71); “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”(Điều 58); “Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế… đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ”(Điều 22)… Bên cạnh đó, Nhà nước còn sử dụng những biện pháp khác nhau để ngăn chặn và khắc phục hậu quả của những hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại. Điều 604, Bộ luật dân sự năm 2005 xác định “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Điều này có nghĩa, sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm trong trường hợp này được hiểu là nghĩa vụ của người gây thiệt hại - phải bồi thường cho người bị thiệt hại vì hành vi vi phạm pháp luật của mình. Nhà làm luật đã đồng nghĩa “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” với “nghĩa vụ phát sinh do hành vi trái pháp luật”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 10 làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với khái niệm “Nghĩa vụ dân sự” quy định tại điều 281 Bộ luật dân sự năm 2005 (Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác). Theo đó, ta có thể khái quát rằng “Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra”. Có thể thấy rõ ràng một điều rằng, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó giữa họ không có quan hệ hợp đồng, hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ chấp hành hợp đồng đã cam kết”. 1 Tuy nhiên để phân biệt rạch ròi quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những quan hệ như thế nào thật sự không dễ dàng. Về cơ bản, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đương nhiên không thể phát sinh từ hợp đồng mà từ hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại. Song thực tế pháp lí cho thấy, có nhiều trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xuất hiện từ quan hệ hợp đồng giữa hai bên chủ thể. Việc vi phạm nghĩa vụ của các bên không hề liên quan gì đến việc thực hiện hợp đồng. Ví như việc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba. Bộ luật dân sự có quy định về quyền của bên mua được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có người thứ ba đòi tài sản thuộc sở hữu của mình, mà tài sản này lại là đối tượng của hợp đồng mua bán giữa hai bên chủ thể. Như vậy quan hệ bồi thường thiệt hại này là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bởi hợp đồng mua bán giữa hai bên đã bị vô hiệu do đối tượng mua bán là tái sản không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán. Ngoài ra trách nhệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn có thể phát sinh từ việc giao kết hợp đồng khi bên đề nghị giao kết hợp đồng rút lại đề 1 Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự - Lê Mai Anh. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 11 nghị một cách không có căn cứ, thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên còn lại. Như vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã kí kết. Quan hệ hợp đồng không là căn cứ nhưng có thể đưa lại khả năng làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.1 Từ những phân tích nêu trên có thể rút ra khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lí, là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, theo đó người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý xâm hại tới tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân và quyền tài sản khác của cá nhân, tài sản, danh sự, uy tín của pháp nhân và các chủ thể khác”. Pháp luật không khuyến khích các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác thì phải bị xử lí, trừng trị nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hệ thống trong Bộ luật dân sự năm 2005 vì thế có ý nghĩa pháp lí và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đầu tiên, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Trong các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng, các chủ thể tham gia nhằm thỏa mãn những lợi ích vật chất hoặc tinh thần của mình, mà thông thường lợi ích luôn là đích để các chủ thể hướng đến. Hiến pháp và pháp luật ghi nhận một 1 Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự - Lê Mai Anh. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 12 nguyên tắc bất di bất dịch là “Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”. Lợi ích hợp pháp ở đây có thể là lợi ích về vật chất hoặc lợi ích về tinh thần. Xã hội càng phát triển thì các chủ thể càng phải tham gia vào nhiều quan hệ xã hội, khi tham gia vào các quan hệ xã hội này, những lợi ích của các chủ thể càng cần được bảo vệ. Vì vậy việc quy định các căn cứ làm phát sinh, nguyên tắc cũng như hình thức, mức độ bồi thường thiệt hại… trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Đồng thời, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Như đã nói ở trên, pháp luật không khuyến khích các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì thế, một nguyên tắc đặt ra là bất cứ ai cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi trái pháp luật và hậu quả do mình gây ra. Đây chính là cái mà người ta vẫn gọi là công bằng xã hội. Anh gây thiệt hại cho người khác thì anh phải bồi thường cho họ, bởi vì hành vi trái pháp luật của anh gây ra mà họ phải chịu những tổn thất về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín… Và lẽ công bằng là gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu. Tất nhiên, pháp luật vẫn dự liệu những trường hợp riêng biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, như nguyên tắc giảm mức bồi thường, bồi thường thiệt trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi…. Trên hết, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, gây thiệt hại pháp luật nói riêng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất do hành vi trái pháp luật gây ra mà còn có ý nghĩa giáo dục công dân về ý thức tuân thủ pháp luật. Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây ra thiệt hại để bù đắp những thiệt hại họ đã gây ra cho các chủ thể khác, đặc biệt với các Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 13 hành vi phạm tội với động cơ vụ lợi. Đây chính là ý nghĩa xã hội sâu sắc của chế định, thể hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Với việc phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra, những chủ thể sẽ có ý thức hơn trong xử sự của mình. Đồng thời, nó cũng mang ý nghĩa răn đe, giáo dục những chủ thể khác trong việc áp dụng pháp luật. Qua đó, ý thức pháp luật của công dân ngày càng được nâng cao hơn. 1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là khi một người có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại, thỏa mãn những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Tuy nhiên, do tính đa dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thể hiện ở chủ thể gây thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại, hoàn cảnh và phương thức gây thiệt hại… nên pháp luật dân sự đã dự liệu một số trường hợp đặc biệt trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một trong những trường hợp đặc biệt như vậy. “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác”(Điều 10 Bộ luật dân sự 2005). Nghĩa là mọi hành vi trái pháp luật của các chủ thể gây thiệt hại cho các đối tượng được pháp luật bảo vệ đều không được pháp luật chấp nhận. Tuy nhiên, để khuyến khích các cá nhân tự bảo vệ mình cũng như chủ động ngăn chặn các hành vi trái pháp luật làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân, cá nhân khác. Pháp luật coi hành động chống trả lại các hành vi gây thiệt hại xâm phạm đến các đối tượng được pháp luật bảo vệ trong một chừng mực cho phép là hành vi phòng vệ chính đáng. Về mặt lí luận, Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 14 chế định phòng vệ chính đáng được quy định và đề cập chủ yếu trong luật hình sự. Pháp luật dân sự chỉ kế thừa và tiếp thụ trên cơ sở lí luận và thực tiễn của luật hình sự. Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc vì bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hay của cá nhân khác mà chống trả lại hành vi trái pháp luật của người khác đáng xâm hại đến lợi ích của các chủ thể nêu trên. Tuy nhiên hành vi chống trả này chỉ được coi là phòng vệ chính đáng khi nó tương xứng với hành vi vi phạm pháp luật. Điều 15 Bộ luật hình sự năm 2000 quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”. “Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm” bởi vì nó phù hợp với lợi ích của xã hội, hỗ trợ Nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội, chống lại các hành vi xâm phạm quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Phòng vệ chính đáng không phải là một nghĩa vụ pháp lí (nó chỉ là nghĩa vụ pháp lí đối với những người có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Nhà nước hoặc của nhân dân), đối với công dân, nó là quyền. Vì vậy công dân có quyền sử dụng hoặc không sử dụng vì những lí do khác nhau. Nhà nước cho phép công dân được tự bảo vệ lợi ích của chính mình, của người khác hay của xã hội, khi có thể. Song cũng cần thấy rằng, điều đó không có nghĩa là công dân có quyền tự xử lí các hành vi trái pháp luật, quyền này thuộc về cơ quan Nhà nước. Do vậy phòng vệ chính đáng là có giới hạn. Chỉ được coi là hành vi phòng vệ chính đáng khi hành vi đó phù hợp với hoàn cảnh, lợi ích xã hội, là hành vi thực sự chống trả nhằm ngăn chặn sự tấn công bất hợp pháp nhằm hạn chế những thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Nghĩa là sự chống trả phải ở mức “cần thiết và phù hợp”. Cũng cần thấy rằng, hành vi xâm phạm các lợi ích được Nhà nước và pháp luật bảo vệ là cơ sở của phòng vệ chính đáng, nhưng nó chỉ là cơ sở khi nó đang xảy ra hoặc đe dọa Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 15 sẽ xảy ra ngay tức khắc. Khi hành vi xâm phạm đã chấm dứt, thực sự chấm dứt thì không đòi hỏi phải có hành vi ngăn chặn nữa. Sự phòng vệ lúc này không đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng. Trên thực tế có thể có những hành vi phòng vệ chính đáng xảy ra sau khi sự tấn công đã kết thúc mà vẫn được coi là phòng vệ chính đáng, nếu sự phòng vệ đó đi liền ngay sau hành vi xâm phạm và có thể khắc phục được thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Hay một hành vi xâm phạm chưa xảy ra nhưng đã có những biểu hiện đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc thì pháp luật cũng cho phép thực hiện quyền phòng vệ. Đối chiếu với quy định của Bộ luật hình sự thì sự chống trả lại của người phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước hay cá nhân, có như vậy mới được đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn một cách tích cực sự xâm phạm nhằm hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra. Sự chống trả này có thể trực tiếp nhằm vào người đang có hành vi xâm phạm hoặc công cụ phương tiện xâm phạm của họ. Vì thế pháp luật yêu cầu sự chống trả này phải tương xứng với hành vi xâm phạm. Điều này có nghĩa các biện pháp phòng vệ phải đặt trong những hoàn cảnh cụ thể. Như thế, sự tương xứng trong phòng vệ chính đáng không phải chỉ là một sự so sánh đơn thuần, đó cũng không phải là một biện pháp trả thù, mà là biện pháp ngăn chặn kịp thời những hành vi nguy hiểm gây thiệt hại cho xã hội. Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp, người phòng vệ phải gây ra một thiệt hại lớn hơn thiệt hại do người xâm phạm gây ra mới có thể đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng. Tất nhiên không thể so sánh rạch ròi những thiệt hại với nhau, vì tính chất của thiệt hại xảy ra là khác nhau. Do vậy người phòng vệ chính đáng phải thể hiện sự chống trả ở mức độ nhất định, tương xứng với hành vi xâm phạm, chứ không phải muốn gây thiệt hại đến mức độ nào cũng được. Như vậy, để xác định một hành vi gây thiệt hại được coi là hành vi “phòng vệ chính đáng” thì nhất thiết phải có đủ các yếu tố sau: có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 16 ích hợp pháp của người khác hoặc xâm phạm tới lợi ích của chính bản thân người phòng vệ chính đáng; hành vi trái pháp luật đó phải đang gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho đối tượng bị xâm hại; hành vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại ban đầu (thiệt hại có thể lien quan đến tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản của người có hành vi trái pháp luật); hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải là cần thiết và tương xứng với hành vi xâm hại. Điều 613 Bộ luật dấn sự năm 2005 quy định: “Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại”, nghĩa là khi sự phòng vệ ở mức độ tương xứng với hành vi gây thiệt hại thì người có hành vi phòng vệ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Có nghĩa “người phòng vệ chính đáng không có lỗi”. Để đạt được mục đích này, người phòng vệ phải có sự cân nhắc, tính toán để hành vi của mình tương xứng với mức độ của hành vi xâm phạm. Trong trường hợp sự tính toán có sự sai lầm về điều kiện, hoàn cảnh của hành vi xâm phạm, dẫn đến việc người có hành vi phòng vệ lại có hành vi gây thiệt hại ngược trở lại, mà sự chống trả này vượt quá giới hạn cần thiết, gây ra thiệt hại với người đã có hành vi gây thiệt hại ban đầu. Nghĩa là sự chống trả là “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Việc vượt quá giới hạn này là một hành vi vi phạm pháp luật, và lẽ dĩ nhiên, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường. Như vậy “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một loại trách nhiệm pháp lí, một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, theo đó một người vì thực hiện hành vi bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích của mình hay của người khác, mà chống trả lại một cách không tương xứng, vượt quá giới hạn pháp luật cho phép, gây ra thiệt hại cho người có hành vi xâm phạm ban đầu, thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra dù hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý, hay vô ý”. Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 1.2. 17 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói riêng là một loại trách nhiệm pháp lí, do đó chỉ phát sinh khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường, hình thức và mức độ bồi thường. Pháp luật dân sự không quy định cụ thể các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mà chỉ quy định điều kiện phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Do đó, điều kiện phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng để xác định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Việc xác định rõ ràng các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường cũng như hình thức, mức độ bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đầy đủ bồn điều kiện: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại và có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Theo đó, điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng bao gồm bốn điều kiện trên đây. 1.2.1. Phải có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là điều kiện có tính chất bắt buộc, điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để quyết định có phát sinh trách nhiệm bồi Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 18 thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay không. Không xem xét đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của thiệt hại như luật hình sự, luật dân sự chỉ cần có thiệt hại là có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dù thiệt hại xảy ra có nghiêm trọng hay không. Bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nhằm khôi phục, bù đắp những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, do vậy chỉ cần có thiệt hại xảy ra là tất yếu phát sinh trách nhiệm bồi thường. Thiệt hại hiểu theo nghĩa thông thường là những tổn thất thực tế được xác định bằng một khoản tiền do sự xâm phạm đến tài sản, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền cũng như các lợi ích khác của cá nhân, tổ chức, xã hội. Tổn thất thực tế chính là sự giảm sút, mất mát những lợi ích vật chất hay tinh thần, hoặc cũng có thể là những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại của người bị thiệt hại khi có hành vi gây thiệt hại của người khác. Thực tế cho thấy, những thiệt hại về vật chất thường rất dễ xác định. Thiệt hại vật chất được biểu hiện cụ thể, rõ ràng như tài sản bị mất, hay bị hư hại, hỏng hóc, hoặc cũng có thể là những chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa và thay thế tài sản đã bị mất, bị hư hại - những chi phí này chính là “khoản thu nhập thực tế bị mất”. Nhưng những thiệt hại về tinh thần thì rất khó để “lượng hoá” một cách rõ ràng. Bởi lẽ không ai có thể định giá được tính mnạg, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín – các quyền nhân thân của con người. Bản thân đời sống tinh thần là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như đau thương, mồ côi, sự tự ti, mặc cảm… Vì thế, về nguyên tắc, tổn thất về tinh thần không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá như trong trao đổi mua bán trên thị trường được, bởi những tổn thất tinh thần này không thể phục hồi. Bồi thường các quyền nhân thân ở đây vì thế nó không thể là sự bồi thường bằng tinh thần mà bằng vật chất, để phần nào giảm bớt sự đau đớn, mất mát cho người bị thiệt hại, là những chi phí cần thiết để cứu chữa, Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 19 chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, tinh thần cho họ. Do vậy việc xác định thiệt hại cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm. Thiệt hại vừa mang ý nghĩa pháp lí vừa mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nhìn từ góc độ xã hội, thiệt hại là hệ quả tất yếu của những hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Còn về mặt pháp lí, thiệt hại tự nó đã nói lên một điều rằng: hành vi trái pháp luật đã làm huỷ hoại tài sản, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và Nhà nước. Hơn thế, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự Việt Nam. Riêng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì thiệt hại xảy ra rất đa dạng. Như đã nói ở trên, do sự tính toán sai lầm về hoàn cảnh, điều kiện cũng như phương thức, mức độ phòng vệ, mà người phòng vệ chính đáng có hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn pháp luật cho phép, gây ra thiệt hại ngược trở lại với người có hành vi trái pháp luật ban đầu. Thiệt hại này xảy ra có thể nằm ngoài, nhưng cũng có thể nằm trong ý chí của người phòng vệ. Do đó, nó có thể là thiệt hại vật chất, mà cũng có thể là thiệt hại tinh thần. Pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói riêng là những vấn đề nhạy cảm và vô cùng phức tạp. Bởi thiệt hại xảy ra bắt nguồn từ hành vi trái pháp luật của người bị thiệt hại, xuất phát từ hành vi gây thiệt hại đó của người bị thiệt hại mà người có hành vi phòng vệ chính đáng mới có hành vi chống trả lại. Dù hành vi chống trả lại này vượt quá giới hạn pháp luật cho phép. Hơn nữa đôi khi hậu quả của hành vi chống trả vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây ra những thiệt hại về tinh thần cho người có hành vi trái pháp luật ban đầu, và việc xác định cũng như giải quyết bồi thường trong những trường hợp như thế này không hề dễ dàng. Pháp luật là để hạn chế, răn đe Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 20 và phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng cũng là công cụ để tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức đấu tranh phòng chống những hành vi vi phạm pháp luật trong nhân dân. Bởi vậy, làm sao để giải quyết hài hòa lợi ích các bên, là điều vô cùng phức tạp. Trong nhiều trường hợp người có hành vi phòng vệ chính đáng không dự liệu hết được thiệt hại có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát của họ, nghĩa là họ vô ý để thiệt hại xảy ra. Làm sao để mọi công dân trong xã hội luôn có ý thức trong việc bảo vệ lợi ích của cá nhân, tập thể và Nhà nước, nhưng trong giới hạn pháp luật cho phép, không làm ảnh hưởng đến chính lợi ích của mình và của người khác là điều quan trọng hơn cả. Đây chính là mục đích lớn nhất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Thiệt hại xảy ra phải được đánh giá một cách khách quan, trung thực, đảm bảo công bằng xã hội. Trên thực tế, mọi thiệt hại đều mang tính khách quan, tuy nhiên việc tiên lượng và đánh giá tính khách quan của thiệt hại lại thường thông qua ý chí chủ quan của con người. Điều đó có nghĩa trong điều kiện, hoàn cảnh thực tế như vậy, ai cũng thừa nhận đã có thiệt hại xảy ra và chấp nhận việc đánh giá mức độ thiệt hại. Nhưng nhìn chung, có một thực tế là người bị thiệt hại bao giờ cũng muốn phức tạp hóa vấn đề, như khai tăng thiệt hại so với thực tế đã xảy ra, còn người gây thiệt hại lại có chiều hướng ngược lại. Bởi vậy vai trò của người đại diện cho pháp luật trong việc đánh giá thiệt hại là rất quan trọng. Sự nhìn nhận, đánh giá thiệt hại phải dựa trên cơ sở pháp luật, từ đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác về việc có thiệt hại xảy ra hay không, mức độ thiệt hại như thế nào. Cũng cần phải hiểu rằng, thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng xảy ra do sự tính toán sai lầm của người có hành vi phòng vệ, nên gây ra “phản ứng phụ”. Do vậy, việc đánh giá thiệt hại trong trường hợp này phải thật sự cân nhắc kĩ càng, xem xét và nhìn nhận một cách khách quan, không thể suy diễn chủ quan, cũng như không thể quy kết hoàn toàn trách nhiệm Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Nga
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan