Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm...

Tài liệu Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

.PDF
96
261
128

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Khóa 35 (2009 – 2013) ĐỀ TÀI: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền Sinh viên thực hiện: Nèang Sóc Kim MSSV: 5095430 Lớp: Thương Mại 3 – K35 Cần Thơ, Tháng 05/2013 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS 1995: Bộ luật Dân sự năm 1995. BLHS 1999: Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). BLDS 2005: Bộ luật Dân sự năm 2005. HĐXX: Hội đồng xét xử. NQ-HĐTP: Nghị quyết - Hội đồng Thẩm phán. NXB: Nhà xuất bản. TAND: Tòa án nhân dân. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài ................................ ................................ ................................ ..........1 2. Mục đích nghiên cứu ................................ ................................ ................................ ....2 3. Phạm vi nghiên cứu ................................ ................................ ................................ ......2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ .............................. 2 5. Kết cấu đề tài ................................ ................................ ................................ ................ 3 CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM 1.1. Khái quát về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ......4 1.1.1. Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín ................................ ............................... 4 1.1.2. Khái niệm chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ................................ .5 1.1.3. Khái niệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ...7 1.2. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín ................................ ....................... 8 1.2.1. Khái niệm chung về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín ................ 8 1.2.2. Bảo vệ các quyền nhân thân ................................ ................................ .............11 1.2.2.1. Đặc điểm cơ bản của quyền nhân thân................................ ....................... 12 1.2.2.2. Bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người ................................ ....14 1.2.3. Cơ chế bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín ................................ ....................... 16 1.2.3.1. Công nhận quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín ................................ .17 1.2.3.2. Bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín ................................ ......18 1.3. So sánh bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản của người khác ................................ ................... 20 1.4. Lịch sử phát triển của chế định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ................................ ................... 22 1.4.1. Luật pháp thời Lê – Nguyễn ................................ ................................ .............23 1.4.2. Luật pháp thời kỳ Pháp thuộc ................................ ................................ ...........25 1.3.2. Luật pháp từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay ................................ .............25 1.5. Ý nghĩa của việc ghi nhận pháp lý về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ................................ .........28 CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM 2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ................................ .............29 2.1.1. Có thiệt hại xảy ra ................................ ................................ ............................. 29 2.1.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật ................................ ................. 32 2.1.3. Có lỗi của người gây thiệt hại ................................ ................................ ...........34 2.1.4. Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại v à hành vi trái pháp luật ..................... 36 2.2. Năng lực chủ thể trong quan hệ bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ................................ ............................... 38 2.2.1. Cá nhân ................................ ................................ ................................ .............38 2.2.2. Pháp nhân ................................ ................................ ................................ ..........43 2.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ......46 2.3.1. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời ................................ ...................... 46 2.3.2. Nguyên tắc giảm mức bồi thường ................................ ................................ ....48 2.3.3. Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường ................................ ............................... 49 2.4. Xác định thiệt hại và mức độ bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ................................ ................... 50 2.5. Hình thức bồi thường thức bồi thường và thời hiệu khởi kiện yêu cầu thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ......58 2.5.1. Hình thức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm......58 2.5.2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ................................ .............. 60 2.5.2.1. Khái niệm thời hiệu ................................ ................................ .................... 60 2.5.2.2 Cách tính thời hiệu ................................ ................................ ...................... 61 2.6. Những trường hợp miễn giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ........................... 62 2.7. Thủ tục giải quyết tranh chấp và thi hành án về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ..................... 64 2.7.1. Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ................................ .........64 2.7.2. Thi hành án về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ................................ ............................... 68 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ................................ ................... 69 3.1.1. Khái niệm về danh dự, nhân phẩm, uy tín ................................ ........................ 70 3.1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gặp khó khăn trong xác định mức bù đắp tổn thất tinh thần ................................ ................................ ................................ ................... 72 3.1.3. Việc xác định căn cứ để bồi thường thiệt hại tinh thần ................................ ....74 3.1.4. Khó khăn trong việc xác định mức độ xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín ................................ ................................ ................................ ................................ .....75 3.1.5. Việc phân biệt giữa các loại xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín và tội vu khống, tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 121, 122 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) ................................ ................................ .......................... 76 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những vấn đề bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ................................ ................................ ..................... 81 3.2.1. Ban hành văn bản hướng dẫn mang tính chất định hướng chung về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phậm ................................ ................... 81 3.2.2. Ghi nhận rõ hơn về khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín .............................. 83 3.2.3. Thường xuyên tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ thuật của Thẩm phán và những người làm công tác pháp luật ................................ ................................ .84 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ................ 87 Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, trình độ văn hóa của con người ngày càng được nâng cao, lối sống, cách ứng xử của con người trong xã hội vì thế mà cũng được nâng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận không nhỏ những người với hành vi, ứng xử không phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Và những năm gần đây, báo chí nhắc nhiều đến vấn đề bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Điển hình như, hiện nay cả dư luận đang xôn xao về vụ trả cô dâu của đại gia Cần Thơ; trên blog (một dạng nhật kí điện tử cá nhân) của “Cô gái đồ long” - Lê Nguyễn Hương Trà đã có những bài viết nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ca sỹ Phương Thanh vào năm 2007; hay vào năm 2009 tại Thành Phố Rạch Giá (Kiên Giang) xảy ra hành vi vu khống của một thầy giáo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân phẩm của người bị thiệt hại. Hay như gần đây, trong khi bắt gái mại dâm, những chiến sĩ công an đã quay phim, chụp ảnh lại mà không cho các cô gái được mặc quần áo đã là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm cần phải bị xử lý. Tất cả những hành vi này không những gây hậu quả đến những người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín mà còn khiến cho dư luận vô cùng bất bình. Qua thực tiễn cho thấy hành vi gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín ngày càng gia tăng và phức tạp. Trong pháp luật dân sự Việt Nam, danh dự, nhân phẩm và uy tín là những thuật ngữ pháp lí quan trọng được sử dụng như một căn cứ hay cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình đối với danh dự, nhân phẩm và uy tín của bản thân mình. Hành vi gây ra thiệt hại đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật và phải được trừng trị một cách nghiêm minh. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của của pháp nhân và các chủ thể khác. Thiệt hại về vật chất là những tổn thất thực tế, tính được thành tiền như: chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. Còn thiệt hại về tinh thần luôn tồn tại dưới dạng phi vật chất, không thể xác định được hình thể, định dạng, không thể cầm nắm, không đếm được số lượng nhưng lại luôn tồn tại trong mỗi chủ thể xác định trong x ã hội. Yếu tố tinh thần luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người, tinh thần tốt thì hiệu quả công việc cao, con người có thêm sức mạnh trong hoạt động GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hằng ngày và ngược lại, tinh thần cũng rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế. Đôi khi chỉ vài tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến tinh thần bị suy sụp, dẫn đến uất ức, thậm chí có thể đi đến sự bế tắc và xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, không chỉ có tài sản, tính mạng, sức khỏe cần được bảo vệ một cách tích cực mà vấn đề về danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng cần được bảo vệ và tôn trọng. Nhìn chung, khi quyền nhân thân của cá nhân nói chung hay quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm hại nói riêng sẽ được pháp luật bảo vệ và nếu ai đó xâm phạm một cách trái pháp luật đối với cá nhân về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi th ường thiệt hại cho cá nhân bị xâm phạm theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, người viết chọn đề tài: “Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm” để làm khóa luận tốt nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu để tìm ra những thiếu khuyết trong quy định đó, đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật về chế định này nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đồng thời góp phần nâng cao tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài hướng tới làm rõ các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: khi nào phát sinh trách nhiệm bồi thường, ai phải bồi thường, bồi thường cho ai, bồi thường bao nhiêu và bồi thường như thế nào? Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Thông qua đó, người viết hy vọng đóng góp một phần nhỏ công sức, công trình nghiên cứu cho nền khoa học pháp lý. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong bài luận này, người viết chỉ đi sâu nghiên cứu quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà cụ thể là: “Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm”, người viết chủ yếu dựa vào những quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cùng với một vài văn bản pháp luật có liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Kết hợp giữa quan điểm Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp nghiên cứu như: so sánh, GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 2 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phân tích, tổng hợp, thu thập tài liệu và đối chiếu các quy định của pháp luật…Từ đó vận dụng giá trị thực tiễn để điều chỉnh các quy phạm pháp luật trong Bộ luật dân sự nói chung và bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nói riêng. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tại gồm 3 chương:  Chương 1: Nhận thức chung về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.  Chương 2: Những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.  Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.  Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Luật và Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tuyền đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Do đây là lần đầu tiên em nghiên cứu đề tài khoa học nên trình độ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm và thực tiễn hạn hẹp, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu không nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu còn nhiều điểm chưa chặt chẽ và nhiều hạn chế, kính mong sự đóng góp ý kiến từ các chuyên gia, đọc giả, cán bộ có trình độ chuyên môn liên quan giúp cho bài viết hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 3 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM 1.1. Khái quát về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1.1.1. Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín Trong đời sống hàng ngày, thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, của công dân; tài sản, danh dự, uy tín của các tổ chức, có thể xảy ra do nhiều tác động khác nhau. Đó có thể là những tác động khách quan song cũng có thể do các hành vi trái pháp luật của cá nhân mang lại. Do đó, Nhà nước ta đã phải sử dụng nhiều biện pháp pháp luật khác nhau để ngăn chặn và khắc phục những hậu quả đó. Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức. Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”1. Và Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2005 có đề cập đến thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín nhưng không nêu rõ khái niệm thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều này có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tế. Do đó, cần xác định rõ thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín, nh ưng ta có thể hiểu như sau:  Danh dự: Đối với cá nhân, danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Danh dự của một con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và được xã hội đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Danh dự là yếu tố luôn gắn liền với một chủ thể nhất định, là một trong các yếu tố để khẳng định vị trí, vai trò của chủ thể đó trong xã hội. Khi một ai đó có hành vi vu khống xúc phạm đến danh dự của một cá nhân, thì người bị xúc phạm có quyền yêu cầu cơ quan pháp luật bảo vệ mình. Bộ luật dân sự bảo vệ danh dự của các chủ thể bằng các biện pháp thích hợp, phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam để khôi phục danh dự cho người đó như: “Buộc xin lỗi, cải chính công khai trên báo đài và truyền hình”2. Do đó, mỗi cá nhân đều có quyền yêu cầu người khác tôn trọng danh dự của 1 Xem Khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 Nguyễn Thùy Dương, Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của Bộ luật dân sự, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997. 2 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 4 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mình. Còn đối với tổ chức, danh dự của một tổ chức là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.  Nhân phẩm: Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người. Chà đạp lên nhân phẩm của người khác cũng là xúc phạm đến danh dự người đó. Nhân phẩm có từ khi con người mới sinh ra. Không giống như danh dự, nhân phẩm chỉ là một khái niệm đối với cá nhân.  Uy tín: Đối với cá nhân, uy tín là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo. Quyền được tôn trọng uy tín có vẻ gần giống quyền tác giả vì nó có cơ cấu kép bao gồm: Một mặt là quyền nhân thân, có nghĩa là quyền gợi nhớ; mặt khác là quyền tài sản, có nghĩa là tác giả có quyền khai thác giá trị thương mại của tác phẩm chứa đựng nhân cách, uy tín của họ. Còn với tổ chức, uy tín là những giá trị tốt đẹp mà tổ chức đạt được trong quá trình hoạt động và được mọi người công nhận. Nội dung của ba khái niệm “danh dự”, “nhân phẩm”, “uy tín” có sự đan xen với nhau. Trong đó, khái niệm danh dự là khái niệm rộng nhất, danh dự chứa đựng cả nhân phẩm và uy tín. Do đó, xâm phạm nhân phẩm, uy tín chắc chắn sẽ xâm phạm danh dự của cá nhân, tổ chức. Với những nội dung nói trên thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân có mối quan hệ gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau. Nó gắn liền với nhân thân của mỗi người, không thể chuyển giao cho người khác. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân được hình thành dần dần trong cuộc sống, nghề nghiệp, quan hệ xã hội của họ. Tùy theo nhân cách, lối sống, thái độ ứng xử, tài năng, đạo đức mà ảnh hưởng của họ đối với xã hội cũng khác nhau. Do đó uy tín, danh dự, nhân phẩm của mỗi người có những cấp độ khác nhau. Mặc dù vậy, danh dự, nhân phẩm và uy tín của mỗi cá nhân là thiêng liêng về mặt tinh thần và cần được bảo vệ như nhau. 1.1.2. Khái niệm chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn h ưởng bồi thường… Mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 5 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại. Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lí, ta có thể hiểu “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lí của mình, gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những trách nhiệm dân sự, được áp dụng với những người có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác. Chế định “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” được hệ thống ở chương XXI, phần thứ ba với các qui định từ Điều 604 đến Điều 630 BLDS 2005 làm cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời giải quyết khách quan, nhanh chóng, công bằng theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 5 Điều 281 BLDS 2005, thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự đó là: “Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại chương XXI, Phần thức ba Bộ luật Dân sự “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” với “nghĩa vụ bồi thường do hành vi trái pháp luật”. Điều 604 BLDS 2005 đã xác nhận sự đồng nghĩa này bằng quy định: “1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”3. Pháp luật nhà nước ta sử dụng nhiều phương thức khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức khi bị xâm phạm bởi những hành vi trái pháp luật. Khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đối với người khác làm phát sinh các quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản các quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của các chủ thể khác. Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, về 3 Xem Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 6 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm tinh thần cho bên bị thiệt hại. Điều kiện để phát sinh trách nhiệm n ày là phải có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có quan liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại. Qua những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ”4. 1.1.3. Khái niệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Vấn đề bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín thuộc về bồi th ường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự. Theo quy định tại Điều 281 BLDS 2005 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”5. Khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 quy định “người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với nghĩa vụ được quy định tại Điều 280 BLDS 2005 “nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ), phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”6. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại mà mình gây ra. Theo quy đinh tại Điều 611 BLDS 2005 thì những thiệt hại phải bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất bao gồm: các chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần là khoản thiệt hại phi vật chất, không mang tính kinh tế, tài sản cho nên rất khó xác định được thiệt hại. Thực tế cho thấy các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín được thể hiện bằng việc dùng lời lẽ có tính chất miệt thị, thiếu văn hóa hay có những hành động có tính chất thóa mạ để lăng nhục, hạ thấp nhân cách làm giảm sự tôn trọng, tín nhiệm của những người xung quanh...Do vậy, pháp luật quy định cho các cá nhân và các chủ thể khác có quyền: yêu cầu người vi phạm hoặc Tòa 4 Lê Đình Nghị (Chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Giáo Dục Việt Nam (tập 2), trang 191. Xem Khoản 5 Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2005 6 Xem Điều 280 Bộ luật Dân sự năm 2005 5 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 7 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm bằng việc xin lỗi, cải chính công khai. Đối với thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín là khoản thu nhập không thu được của người bị thiệt hại trong hoặc sau thời gian điều trị do họ phải nghỉ việc để điều trị hay mất khả năng lao động. Tuy nhi ên, không phải trong mọi trường hợp bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín người bị thiệt hại cũng phải bồi thường một khoản thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút. Ngoài ra các hành vi xâm phạm nhiều khi còn gây ra những hậu quả khôn lường về tinh thần cho người bị thiệt hại, nên các nhà làm luật đã dự liệu khoản bù đắp tổn thất về tinh thần để Tòa án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường trong những trường hợp nhất định. Về thực chất, khoản tiền bồi thường về tinh thần này không chỉ mang ý nghĩa vật chất thuần túy mà còn mang ý nghĩa an ủi, động viên người bị tổn thất, làm giảm bớt những nỗi đau và thiệt hại về tinh thần mà họ phải gánh chịu, đồng thời cũng có tác dụng giáo dục, phòng ngừa người có hành vi xâm phạm. Như vậy có thể nêu lên khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm đó là: “là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh từ hành vi trái pháp luật. Trong đó, người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại, phải bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra mà trước đó các bên không hề có quan hệ hợp đồng, hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ hợp đồng đã kí kết. Hay nói cách khác, quan hệ hợp đồng không phải là căn cứ thực tiễn nhưng có thể đưa lại khả năng làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phâm, uy tín ”. 1.2. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín 1.2.1. Khái niệm chung về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín Khi xã hội càng tiến bộ thì quyền con người nói chung và quyền nhân thân nói riêng càng được tôn trọng và bảo vệ tốt hơn. Từ nhiều năm trước đây, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc công nhận và bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Không một ai bị xâm phạm một cách độc lập về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy” (Điều 12). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng nhấn mạnh tại Điều 17 như sau: “Không ai có thể xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xâm phạm trái phép đến danh dự và thanh danh; Ai cũng có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”. GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 8 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Sau khi gia nhập Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1977 và đến năm 1982 thì Việt Nam đã ký kết tham gia Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Pháp luật Việt nam cũng có nhiều quy định nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 tại Điều 37 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Danh dự của cá nhân thể hiện sự coi trọng của dư luận xã hội đối với cá nhân đó, dựa trên những giá trị tinh thần đạo đức tốt đẹp. Nhân phẩm của con người là những phẩm chất và giá trị con người của cá nhân đó. Uy tín cá nhân thể hiện sự tín nhiệm và mến phục của cộng đồng hoặc một bộ phận dân sự đối với cá nhân. Cả 3 yếu tố trên tuy có tính độc lập tương đối nhưng lại đều hướng tới sự thể hiện giá trị tinh thần của cá nhân. Theo điều 37 BLDS 2005, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một quyền nhân thân. Mỗi cá nhân đều có quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình và đồng thời cũng có nghĩa vụ phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Điểm đặc biệt của quyền nhân thân về danh dự, nhân phẩm, uy tín so với các quyền nhân thân khác là ở chỗ quyền này được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối. Dù trong bất kỳ trường hợp nào pháp luật cũng không cho phép đụng chạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Vì vậy, không ai có thể viện bất kỳ lý do nào để bào chữa cho hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín, kể cả việc làm nhục kẻ phạm tội. Theo Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền cơ bản của công dân, là quyền hiến định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”7. Cùng với Điều 71, quy định tại Điều 72 và Điều 73 Hiến pháp 1992 cũng nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được thừa nhận trong Hiến pháp thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với quyền này; đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc ban hành các quy định cụ thể để bảo vệ quyền này: được thể hiện trong Bộ Luật Hình sự, Tố tụng Hình sự, Hôn nhân gia đình, Báo chí, Dân sự và Tố tụng dân sự. - Theo Bộ luật Hình sự năm 1999, chủ thể có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh như: Tội làm nhục 7 Xem Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (sữa đổi, bổ sung năm 2001). GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 9 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122), Tội sử dụng trái phép thông tin tr ên mạng và trong máy tính (Điều 226), Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy (Điều 253). - Theo Điều 7 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003:“Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của của họ mà bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật ”8. - Trong Bộ luật Dân sự năm 2005: Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín được quy định tại các Điều 31 - Quyền của cá nhân đối với hình ảnh; Điều 37 Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Điều 38 - Quyền bí mật đời tư. Và các văn bản luật khác như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 21), Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Điều 204, Điều 205), Luật báo chí năm 1999 (Điều 9). Vì thế nên khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người bị xâm phạm, họ sẽ có các quyền được quy định tại Điều 25 BLDS 2005: “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: 1. Tự mình cải chính; 2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; 3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại ”9. Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã cụ thể hóa điều đó : “Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”10. Qua những dẫn chứng trên, đã khẳng định một điều là mỗi người đều có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Khi quyền này bị xâm phạm, thì người xâm phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 8 Xem Điều 7 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. Xem Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2005 10 Xem Khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 9 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 10 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1.2.2. Bảo vệ các quyền nhân thân Quyền nhân thân của cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng nhằm cụ thể hóa những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định, thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người trong xã hội. Trong hệ thống pháp luật của các nước đều thừa nhận quyền nhân thân của con người là quyền tự nhiên, gắn liền với mỗi con người. “Quyền nhân thân” là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người. Theo Điều 24 Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”11. Quy định này đã nêu lên khái niệm về quyền nhân thân thông qua hai đặc điểm cơ bản là: gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao được. “Quyền” được hiểu theo góc độ pháp lý là điều mà pháp luật công nhận cho người có quyền được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Các quyền nhân thân này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí thể hiện một khía cạnh pháp lý đặc thù như: dựa vào căn cứ phát sinh mà các quyền nhân thân có thể phân thành nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản và nhóm các quyền nhân thân gắn với tài sản; dựa vào chủ thể mang quyền mà các quyền nhân thân có thể được phân thành hai nhóm là: nhóm các quyền nhân thân của cá nhân và nhóm các quyền nhân thân của các chủ thể khác (không phải là cá nhân)…. Thông qua các phân loại này chúng ta sẽ hiểu được rõ nét hơn bản chất pháp lý của từng loại quyền nhân thân, từ đó nhận diện được chính xác các hành vi xâm phạm và đề ra được phương thức bảo vệ thích hợp nhất. Quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh vị, danh tiếng, danh hiệu, thanh danh, bút danh… Khi nói đến quyền nhân thân người ta thường quan tâm đến các quyền cụ thể như: quyền đối với họ, tên; quyền đối với hình ảnh của mình; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền được bảo vệ bí mật đời tư… Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu, thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu, và do đó các quyền nhân thân càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn cùng với những biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả. Ví dụ: Ở nước ta, trước đây các quyền nhân thân được pháp luật quy định chưa nhiều, trong cuộc sống thường ngày, tên họ, hình ảnh, đời tư của cá nhân công dân dễ bị bêu riếu trên mặt báo với nhiều động cơ khác nhau; người bị xúc phạm dù chịu rất nhiều khó khăn khổ sở, nhục nhã mà không biết làm cách nào để tự vệ, buộc người vi phạm chấm dứt hành vi xúc 11 Xem Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2005 GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 11 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phạm đến bản thân mình, gia đình mình. Thường khi người bị xâm phạm chỉ được đền bù tượng trưng bằng cách xin lỗi, chứ không có biện pháp nào để bồi thường thoả đáng về những thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần cho ng ười đó. Gần 10 năm nay, cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới, sự ra đời của Bộ luật dân sự (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1996), nhiều quyền nhân thân của công dân đã được Nhà nước công nhận và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ. Cụ thể như vấn đề họ tên, hình ảnh (bao gồm ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh do quay phim, tượng), bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đã được pháp luật quy định ở nhiều văn bản, qua nhiều ngành pháp luật khác nhau. Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một khâu trong cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền nhân thân của cá nhân. Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy pháp luật đã phải quy định các phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm. Theo quy định tại Điều 25 BLDS 2005 thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được áp dụng các biện pháp dân sự để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính; yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Mặc dù danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân không trị giá được bằng tiền, tuy nhiên, xâm phạm đến những giá trị này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chủ thể bị xâm phạm. Chính vì thế, không chỉ ở nước ta, mà ở hầu hết các nước trên thế giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người đều được bảo vệ. Tuy thế, phương thức bảo vệ có khác nhau. Ở Việt Nam, điều đó được thể hiện rõ nhất qua các quy định của pháp luật. Pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức. Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ trên để bảo vệ quyền nhân thân của mình. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ quyền nhân thân hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy vào trường hợp cụ thể quyền nhân thân bị xâm phạm và do người có quyền nhân thân bị xâm phạm tự lựa chọn quyết định. Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện pháp bảo vệ phù hợp sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả. 1.2.2.1. Đặc điểm cơ bản của quyền nhân thân Trong quan hệ dân sự, quyền nhân thân là một trong những đối tượng được Bộ luật dân sự điều chỉnh và là một loại quan hệ mang tính xã hội sâu sắc, phản ánh được GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 12 SVTH: Nèang Sóc Kim Đề tài: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm sự phát triển của xã hội, thể hiện thái độ, sự quan tâm của Nhà nước đối với con người trong xã hội. Qua nghiên cứu ta thấy quyền nhân thân có các đặc điểm như sau:  Quyền nhân thân được thừa nhận cho tất cả mọi người một cách bình đẳng không phân biệt giới tính, giai cấp, địa vị xã hội và được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác, bất kể chủ thể có yêu cầu hay không yêu cầu được bảo vệ.  Quyền nhân thân có từ khi sinh ra và tồn tại cho đến khi cá nhân đó chết đi, là hệ quả của sự xác lập do luật định. Đây là điểm khác biệt so với quyền tài sản, vì nguyên tắc bình đẳng về mặt dân sự không quy định tất cả mọi người đều có khả năng được hưởng những quyền như nhau. Bởi quyền nhân thân nói chung hay quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng của mỗi cá nhân là một quyền thực tế và được quy định cụ thể chứ không phải là một quyền mang tính khả năng tiềm tàng của mỗi con người.  Quyền nhân thân không thể bị định đoạt, có nghĩa là không thể chuyển giao được (Điều 24 BLDS 2005) và cũng không bị kê biên. Đặc điểm cơ bản của quyền nhân thân là không thể tách rời, không thể chuyển giao cho ngươi khác bất kỳ hình thức nào và không phải là đối tượng có thể mua, bán, trao đổi, tặng, cho. Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với chính bản thân m ình, luôn gắn với chính bản thân người đó và không dịch chuyển được sang chủ thể khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp một số quyền có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật.  Quyền nhân thân đối với họ tên, hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư, đứng tên thật hoặc bút danh…được pháp luật bảo hộ, khi chủ thể không còn nữa thì những người có liên quan được quyền yêu cầu bảo vệ khi có hành vi xâm phạm. Ví dụ: Nếu có người tung tin thất thiệt làm tổn hại đến danh dự của một người đã khuất thì những người thân thích của người đó vẫn có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm hại và bồi thường thiệt hại.  Quyền nhân thân không tách rời chủ thể tức là không có khái niệm về quyền nhân thân một cách chung chung mà không gắn liền với bất kì chủ thể nào. Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người đó và không dịch chuyển được sang chủ thể khác. Quyền nhân thân mỗi con người được pháp luật tôn trọng và bảo vệ nhưng không vì thế mà tuyệt đối hóa các quyền nhân thân thành các đặc quyền cho mình. Nói cách khác, quyền nhân thân chỉ mang tính chất tương đối. Trong xã hội thì quyền của người này thì liên quan đến nghĩa vụ của người kia. Vì thế, chúng ta phải dung hòa quyền lợi với nhau. Quyền nhân thân của mỗi con người có được thực hiện hay không GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 13 SVTH: Nèang Sóc Kim
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan