Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Bồi dưỡng hsg sinh học 12...

Tài liệu Bồi dưỡng hsg sinh học 12

.DOC
22
1125
112

Mô tả:

I TẾ BÀO Câu1: Giải thích ngắn gọn TS các phân tử nước lại liên kết hyđro với nhau? VS các phân tử nước lại tạo ra các liên kết hyđro? Những tính chất độc đáo nào của nước là kết quả của khuynh hướng các phân tử nước tạo liên kết hyđro với nhau? Một phân tử nước nước liên kết tối đa bao nhiêu phân tử nước khác? Các phân tử nước tạo nên các cầu nối hyđrô bởi vì chúng phân cực. Các đặc điểm độc đáo của phân tử nước do các cầu nối hyđro tạo nên là sự cố kết, sức căng mặt ngoài, khả năng tích và toả nhiệt lớn, điểm sôi cao, thể rắn (đóng băng, hoá đá) có tỷ trọng nhỏ hơn thể lỏng và có tính hoà tan. Một phân tử nước liên kết tối đa 4 phân tử nước khác. Câu2: Miêu tả 2 phương thức các phân tử nước trong cơ thể giúp giữ thân nhiệt ổn định. - Cần một lượng năng lượng lớn mới phá vỡ được các cầu nối hyđro của nước làm cho nước trong cơ thể nóng lên ít nhiều, đặc tính này khiến nước trong cơ thể vừa ngăn không cho thân nhiệt gia tăng quá mức, vừa cho phép nước trong cơ thể tích luỹ được nhiều nhiệt, để bù lại nhiệt lượng bị mất khi thân nhiệt hơi bị giảm, phục hồi lại mức cân bằng ổn định. - Khi bay hơi, nước phải lấy nhiệt lượng để phá vỡ các liên kết hyđro nên khi cơ thể nóng lên thì một phần nước trong cơ thể bay hơi (thoát mồ hôi) lấy nhiệt hoá hơi từ cơ thể, làm hạ thân nhiệt xuống mức cũ. Đây là cơ chế làm lạnh do bốc hơi. Câu3: So sánh liên kết hoá trị và liên kết ion. Liên kết hoá trị trong mọt phân tử hình thành khi các nguyên tử dùng chung một số cặp electron để lớp electron ngoài cùng đạt mức độ bão hoà. Liên kết ion trong một phân tử hình thành ion dương , nguyên tử khác thu electron mang điện tích âm trở thành ion âm hai ion âm dương hấp dẫn lẫn nhau. Câu4: Động vật thu năng lượng qua một loạt phản ứng hoá học mà các chất tham gia phản ứng là đường đơn (C 6H12O6) và oxy (O2). Quá trình này sản sinh ra nước và đioxyt cacbon như là sản phẩm thải. Các nhà nghiên cứu muốn biết oxy trong CO2 là từ đường hay từ O2. TS có thể dùng chất đồng vị phóng xạ để giải quyết vấn đề đó? - Cho chuột ăn đường hoặc thở khí oxy có chứa oxy đồng vị phóng xạ rồi sau đó quan sát khí CO2 do chuột thở ra có chứa oxy phóng xạ hay không. Câu5: Các câu sau đây đúng hay sai. (Chữa sai thành đúng) A. Muối, nước, cacbon là hợp chất. S- các thành phần chỉ có muối và nước. B. Các nguyên tử trong một phân tử nước giữ nhau bằng các electron dùng chung. Đ C. Nước đá nổi vì các phân tử nước trong nước đá xếp sít nhau hơn là trong nước thường. S- các phân tử chỉ tiếp tục tách ra. Câu6: Chọn câu đúng: 1. Vị trí nào trong cấu trúc ba chiều của một protein mà bạn dễ tìm thấy một axit amin kị nước của nhóm R? 1 A. Tại cả 2 mút của chuỗi polipeptid. B. Tại bên, ngoài bên trong. C. Tại liên kết hoá trị với một nhóm R khác. D. Ở bên trong, cách biệt với nước. x E. Tại liên kết hoá trị từ nhóm amin này với axit amin kế tiếp. 2. Enzim amilaza tuỵ tạng là một protein có chức năng đính vào các phân tử tinh bột trong thức ăn để phân giải chúng thành các đisacarit. Amilaza không thể phân giải được xenluloza. Tại sao không thể? A. Xenluloza là một chất béo, không phải là một hyđrat cacbon như tinh bột. B. Các phân tử xenluloza lớn hơn rất nhiều. C. Tinh bột được làm bằng glucoza, xenluloza được làm bằng các loại đường khác. D. Liên kết giữa các đường trong xenluloza mạnh hơn rất nhiều. E. Các đường trong xenluloza liên kết một cách khác nhau, khiến cho xenluloza có hình dạng khác nhau. x 3. Thiếu phospho trong đất sẽ gây khó khăn đặc biệt cho cây trong chế tạo: A. ADN B. Protein C. Xenluloza D. Các axit béo E. Sacaroza. 4. Các phân tử lipit khác với các đại phân tử sinh học khác vì: A. Chúng dài hơn nhiều. D. Không chứa cacbon. B. Không phải thực thụ là polime.* E. Chứa các nguyên tử nitơ. C. Không có hình dạng chuyên hoá. Câu7: Các câu sau đây đúng hay sai? (Chữa câu sai thành câu đúng). 1. Đường lưu thông trong máu ta chủ yếu là đisacarit. S - đường đơn. 2. Chất béo trong dầu ngô không chứa hyđro và nhiều nối đôi hơn so với chất béo trong bơ. Đ 3. Các gen được tạo thành từ ADN. Đ 4. Hocmon testosteron là một steroit - một loại protein. S - dạng chất béo. 5. Khi các axit amin liên liên kết với nhau để tạo thành một polypeptit, nước sinh ra như một chất thải. Đ 6. Cuộn ba chiều của phân tử protein là kết quả từ sự hấp dẫn và liên kết giữa các nhóm R. đ 7. Khi một protein biến tính, cấu trúc bậc một của nó là bậc cấu trúc dễ bị rối loạn nhất.s 8. Các phân tử chất béo tích luỹ năng lượng trong TB. Đ Câu8: Kể 4 loại lipit khác nhau và mô tả ngắn gọn chức năng từng loại. - Triglixerin: tích luỹ năng lượng. - Photpholipit: tạo màng. - Sáp: tạo các lớp võ không thấm nước. Các steroit - một thành phần của màng TB, tác động như hocmon. Câu9: Giải thích tại sao đun nóng, thay đổi độ pH, và những thay đổi của môi trường có thể vi phạm chức năng của protein? 2 Các liên kết yếu không giữ ổn định cấu trúc ba chiều của protein bị phá vỡ và protein bị bung ra. Chức năng phụ thuộc vào hình dạng cấu trúc nên khi cấu trúc protein bị sai lệch sẽ không còn thực hiện được chức năng đực trưng cũ. Câu10: TS từ 20 loại axit amin khác nhau một TB có thể tổng hợp được nhiều loại protein? Trong vô vàn khả năng, TS TB nhận biết được đúng lúc nào phải tổng hợp protein nào? - Do..... - Các gen xác định các mạch mã gốcADN, biểu thị các chuỗi cơ bản của protein trong TB. Câu11: Khi bạn ăn một cục đường sacaroza vào ruột non sẽ bị phân giải thành đường đơn mônôsacarit (Glucoza và fructoza) sau đó sẽ hấp thụ vào máu bạn. Bắt đầu từ phân tử disacarit minh hoạ ở đây chứng minh tại sao nó lại phân chia thành glucoza và fructoza được? Phản ứng này gọi là phản ứng gì? Đây là phản ứng thuỷ phân, phản ứng cần sử dụng nước. Câu12: Chức năng quan trọng nhất của đường phân trong TB là gì? 1. Để thu được mỡ từ glucôzơ. 2. Để lấy năng lượng từ glucôzơ một cách từ từ. 3. Cho phép hiđrat cacbon thâm nhập vào chu trình Crebs.* 4. Có khả năng phân chia phân tử đường glucôzơ thành 2 mảnh. Câu13: Câu khẳng định nào dưới đây là không đúng? A. Sự phosphoryl hoá ADP xảy ra trong màng thilacoit. B. ATP được hình thành khi proton khuếch tán qua ATPsynthase. C. ATP được tiêu thụ trong quá trình phản ứng tối. D. NADPH và ATP tìm thấy ở photosystem II.* Câu14: Một con chuột được cho thở không khí có chứa oxy đồng vị phóng xạ. Trong con chuột này nguyên tử oxy "dánh dấu" đầu tiên xuất hiện ở đâu? A. Pyruvat. B. CO2; C. Acetyl - CoA; D. Nước.* Câu15: Trao đổi chéo thường xảy ra trong điều kiện nào dưới đây? A. Hình thành tính nguyên bào. B. Hình thành bào tử ở dương xỉ.* C. Hình thành trứng ở bộ phận trứng cỏ lá gan. D. Hình thành thứ cấp từ một thân cây dâu tây. Câu16: Nguồn năng lượng trực tiếp sử dụng để tạo nên hầu hết các ATP ở tế bào động vật là gì? A. Chuyển nhóm phosphat từ sản phẩm phân huỷ glucôzơ sang ADP. B. Sự di chuyển của ion hyđrô qua một màng đặc biệt.* C. Sự phân huỷ glucôzơ thành 2 phân tử pyruvic. D. Sự di chuyển điện tử theo chuỗi vận chuyển điện tử. Câu17: Một trong các hậu quả âm tính của việc lạm dụng kháng sinh là: A. Sự thích nghi của người dùng với nồng độ thuốc ngày càng gia tăng. B. Kích thích sự sinh sản kháng thể. C. Chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng kháng sinh.* D. Tăng tần số đột biến, thậm chí gây nên ưng thư. 3 Câu18: Từ phép lai giữa một ong đực với một ong chúa, cho các kiểu gen ở F1 như sau: Ong đực: AB, Ab, aB, ab. Ong cái: AaBb, Aabb, aaBb, aabb. Kiểu gen của bố mẹ là gì? A. aaBb x Ab; B. AaBb x ab;* C. AAbb x aB; D. AaBb x Ab. Câu19: Vai trò chủ yếu của ATP trong việc truyền thần kinh là: A. Ức chế vạn chuyển Na+ và K+ qua màng. B. Cảm ứng thế năng hành động. C. Tăng thế năng hành động khi nó đã được hình thành. D. Duy trì thế năng nghỉ.* Câu20: Một phân tử phải qua bao nhiêu lớp màng để đi từ bên trong diệp lục tố tới chất nền ty thể? A. 3; B. 5;* C. 7; D. 9. Câu21: Các chất có thể được vận chuyển qua màng ngược gradent nồng độ của chúng vì: A. Một số protein là các phân tử vận chuyển phụ thuộc ATP.* B. Một số protein hoạt động như các kênh qua đó các phân tử đặc biệt có thể đi vào tế bào. C. Lớp lipit kép cho phép nhiều phân tử nhỏ thẫm thấu qua nó. D. Lớp lipit kép là kị nước. Câu22: Một loại nấm mất khả năng phân giải tinh bột trong môi trường nuôi cấy nhất định. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là gì? 1. Nấm này không chứa amilase. 2. Enzim amilase trong sợi nấm không được tiết ra. 3. Có một số chất làm gián đoạn quá trình phân giải tinh bột của nấm. 4. Cơ chất hô hấp đối với nấm là cacbohydrat. Câu trả lời đúng là: A. Chỉ có 1, 2; * B. Chỉ có 3, 4; C. 1, 2, 3; D. 1, 2, 3, 4. Câu23: Enzim nào dưới đây không có ở người? A. ADNpolimerase; B. Hexokinase; C. Chitinase;* E. ATP-synthetase. Câu24: Cái nào dưới đây biểu thị sự khác biệt giữa tế bào thực vật và tế bào động vật trong quá trình nguyên phân? 1. Phân chia tâm động; 2. Sự phân chia tế bào chất; 3. Chức năng của thoi vô sắc. 4. Sự có mặt của trung tử. Câu trả lời đúng là: A. 1, 2; B. 1, 4; C. 2, 4; D. 3, 4. Câu25: Điền dấu x vào vị trí thích hợp để chỉ rằng mỗi câu khẳng định dưới đây liên quan đến quang hợp ở thực vật là đúng hay sai: Đúng Sai A. Sự quang phân li xảy ra ở Photosystem I: x B. Oxy được giải phóng: x C. NADH2 được hình thành: x Câu26: Nếu câu khẳng định là đúng cho cả lục lạp và ty thể, thì hãy đánh dấu cộng (+), nếu sai thì đánh dấu trừ (-). 4 A. B. C. D. E. F. Chứa protein.+ Chứa các Coemzim liên kết với các ion hyđrô.+ Chứa ion K+.+ Không có ADN.Có thể tạo ra ATP.+ Có thể tạo ra oxy.- II. VI SINH VẬT CÂU1: ADN của vi khuẩn Mycobacterium tubeculosis chứa 80% Adenin. Tỷ lệ lượng G + X là: a. 18%. b. 12%. c. 36%. d. 64%.* CÂU2: Ribôxôm trong TBC của TB nhân thực có: a. Cấu tạo và kích thước giống ở vi khuẩn. b. Kích thước lớn hơn vi khuẩn nhưng cấu trúc tương tự.* c. Kích thước giống vi khuẩn nhưng cấu trúc khác. d. Kích thước bé hơn vi khuẩn cà cấu trúc khác. CÂU3: Ribôxôm có chứa: a. ARN và protein.* b. ARN, protein và lipit. c. ARN, lipit và glucôzơ. d. ADN, protein và lipit. CÂU4: Các lizoxom sơ cấp được tạo ra ở: a. Tế bào chất. c. Bộ máy Golgi.* b. Nhân. d. Trung tâm TB. CÂU5: Các protein được tổng hợp ở lưới nội chất hạt được vận chuyển đến: a. Lizoxom. c. Dịch trong suốt của TB. b. Ty thể. d. Lạp thể. e. Bộ máy Golgi.* CÂU6: Trên NST các gen r-ARN nằm ở vùng: a. Điểm cuối của NST. b. Eo sơ cấp. c. Tâm động. d. Đoạn thể kèm của NST. e. Eo thứ cấp.* CÂU7: Cái gì liên kết Ribôxôm với lưới nội chất? a. Glucôzơ. b. Trình tự đầu N của protein.* c. Trình tự đầu C của protein. d. Lipit. e. Các ion. Câu8: Các TB mô sẹo được nuôi cấy vài giờ trong môi trường chín, các chất cần thiết trong đó có một chất được đánh dấu phóng xạ. Sau đó các TB được cố định 5 để soi dưới kính hiển vi. Bằng phương pháp phóng xạ tự ghi, người ta thấy chất phóng xạ tập trung trong Nhân TB, Ty thể và Lục lạp. Hợp chất được đánh dấu phóng xạ có thể là: a. Axit amin. b. Uridin. c. Timin.* d. Glucôzơ. e. Lipit. Câu9: Trật tự đúng đắn của các cấu trúc theo thứ tự từ đơn giản (từ cấu trúc chứa một số lượng ít nhất các loại phân tử Protein khác nhau) đến cấu trúc phức tạp nhất (cấu trúc chứa một số lượng ít nhất các loại phân tử Protein khác nhau) được đưa ra trong các câu trả lời sau: a. Tác nhân gây bệnh bò điên, HIV, riboxom của SV nhân thực, ty thể.* b. Riboxom của SV nhân thực, HIV, tác nhân gây bệnh bò điên, ty thể. c. Tác nhân gây bệnh bò điên, HIV, ty thể, riboxom của SV nhân thực. d. HIV, tác nhân gây bệnh bò điên, riboxom của SV nhân thực, ty thể. e. Tác nhân gây bệnh bò điên, riboxom của SV nhân thực, HIV, ty thể. CÂU10: Poliriboxom có thể được tìm thấy ở trạng thái tự do trong TBC hoặc gần với mạng lưới nội chất. Yếu tố nào qui định một ARNm được dịch mã trên các riboxom "tự do" hay ribôxom liên kết với lưới nội chất? a. Phụ thuộc vào trật tự axit amin của chuổi polipeptit do ARNm đó mã hoá.* b. Nếu ARNm có đuôi poli (A)- thì nó sẽ dược dịch mã ở các riboxom liên kết với lưới nội chất. c. Nếu ARNm có một mũ ở đầu 5' thì nó sẽ được dịch mã ở riboxom liên kết với lưới nội chất, còn nếu không có mũ ở đầu 5' thì được dịch mã bởi các riboxom tự do. d. Chỉ có các ARNm ngắn hơn 1000 nu mới có thể dịch mã được ở các riboxom tự do, còn các ARNm dài hơn thì dịch mã ở các riboxom liên kết với lưới nội chất. e. Thực tế tuỳ thuộc vào loại TB. Trong nhiều TB nhất định có chứa ARNm chủ yếu được dịch mã ở các riboxom tự do. Trong khi đó ở loại TB khác hầu hết lại được dịch mã tại riboxom liên kết với lưới nội chất. CÂU11: Dưới đây là sơ đồ chu trình TB. Một người muốn xác định độ dài thời gian pha S. Điều này có thể thực hiện được nhờ chất R được đánh dấu bằng triti vào cơ thể có TB đang phân chia. Chất nào trong số các chất dưới đây tương ứng với chất R? G1 S CÂU12: Hãy xem chuỗi phản ứng tổng hợp: E1 E2 E3 E4 X A B C Y Nếu enzim 4 bị hỏng thì trong trường hợp này phải thêm gì vào môi trường để trong trường hợp tự dưỡng vi khuẩn phát triển bình thường? a. X. b. A. c. X và C. d. C. e. Y* 6 CÂU13: Loài Cho bảng tỷ lệ % bazơnitơ ở các loài khác nhau: Ađenin Guanin Timin Xitozin Uraxin 1 21 29 21 29 0 2 29 21 29 21 0 3 21 21 29 29 0 4 21 29 0 29 21 5 21 29 0 21 29 Hãy cho biết vật liệu DT của các loài trên? CÂU14: Các gen của SV nhân thực không thể thực hiện chức năng bình thường nếu chúng được tách dòng ở vi khuẩn. Điều gì dưới đây không phải là nguyên nhân của hiện tượng đó? a. Không có khả năng cắt bỏ intron. b. Các enzim endonuclease phá huỷ TB vi khuẩn. c. ARNpolimerase của VK phá huỷ quá trình nhận biết gen khởi động. d. Các phần liên kết ribôxom khác biệt nhau. e. Sử dụng mã DT khác nhau.* CÂU15: Ở phần nào của lục lạp ngoài ánh sáng có độ pH thấp nhất? A. Stroma. B. Chất nguyên sinh. C. Không gian được giới hạn bởi các lớp màng tilacoit.* D. Không gian giữa màng ngoài và màng trong. Câu14: IV. DI TRUYỀN CÂU1: Trình bày những những tiêu chuẩn của vật chất di truyền? Vật chất DT trong TB và cơ thể phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản sau đây: 1. Mang TTDT, đặc trưng của từng loài: Tính chất này bao gồm: *Tính chất của gen cấu trúc: VCDT phải có khả năng, bằng cách này hay cách khác, đặc trưng cho cấu trúc của các phân tử khác trong TB. VD: Nếu thừa nhận các gen nào đó qui định cấu trúc protein, thì VCDT phải có khả năng mã hoá một cách chính xác một khối lượng lớn các đoạn khác nhau mang axit amin trong các chuổi polypeptit. *Tính chất của gen điều hoà: Gen điều hoà chứa thông tin đáp ứng yêu cầu điều hoà hoạt động trong cơ thể. Một số vùng của ADN trên Operon, có gen điều hoà và gen khởi động, hoạt động như "khoá hãm" để ngắt hoặc mở hoạt động của gen. Các đặc điểm riêng của từng loài, như phát triển phôi, phân hoá cơ quan, có sai khác giữa loài này với loài khác, đều được chương trình hoá về mặt DT. VCDT phải có khả năng, bằng nhiều cách, điều hoà hoạt động của gen. 2. Tính tự sao, có khả năng tái bản một cách chính xác: 7 Đây là khả năng hình thành các bản sao, truyền lại cho TB con trong quá trình phân bào, với tất cả TTDT của loài chứa trong đó. Qua quá trình nguyên phân, mỗi TB con được hình thành, nhận một bản sao toàn bộ TTDT. Qua giảm phân VCDT giảm đi một nửa ở mỗi giao tử. 3. TTDT chứa trong VCDT phải được sử dụng để tạo ra những phân tử cần thiết cho TB. 4. VCDT phải có khả năng biến đổi. Cơ chế tự sao của VCDT có thể chính xác đến mức các sai sót hiếm xảy ra, nhưng không phải là tuyệt đối chính xác để không xảy ra đột biến. Chính ĐB của VCDT là một nguồn chủ yếu của biến dị, rất cần cho tiến hoá của các loài. CÂU2: ADN có những đặc điểm gì để thoả mãn là vật mang TTDT? *ADN thỏa mãn các yêu cầu đối với vật chất di truyền: Chứa và truyền đạt thông tin di truyền: Đòi hỏi trước tiên đối với vật chất DT là có khả năng chứa thông tin DT. ADN có chiều ngang thì giới hạn nhưng chiều dài thì không hạn chế. Trình tự sắp xếp các Nu theo chiều dài có thể phản ánh những thông tin nhất định. ADN có 4 loại Nu nhưng số trình tự khác nhau là con số khổng lồ. Khả năng chứa thông tin đó làm cho phân tử ADN là phân tử dài nhất trong tự nhiên. Ngoài ra nó còn được mở rộng do các thay đổi cấu trúc, do gãy nối lại và lắp ghép giữa các đoạn ADN. Thông tin chứa trên ADN được sử dụng và hiện thực hóa nhờ các chất trung gian ARN, rồi đến tổng hợp các protein là những công cụ phân tử thực hiện chức năng của TB. Tự sao chép chính xác: Mô hình Watson - Crick cũng thỏa mãn ở mức lí tưởng yêu cầu thứ 2 của vật chất di truyền. Chuỗi xoắn kép gồm 2 sợi bổ sung cho nhau theo nguyên tắc A-T và GX , làm cho phân tử như có một bản âm và một bản dương. Mỗi bản có thể làm khuôn tạo ra bản kia để từ một phân tử ban đầu có 2 phân tử giống hệt nó. Có khả năng biến dị di truyền: Trên phân tử ADN có thể xảy ra nhiều biến đổi. Các biến đổi có thể được di truyền. VD: cặp A-T trên ADN được thay bằng cặp G-X thì sự thay thế được truyền cho các phân tử con. Có tiềm năng tự sửa sai: Các nhà di truyền học còn phát hiện thêm một tính chất nữa của ADN là tiềm năng tự sửa sai. Do cấu trúc mạch kép nên sai hỏng ở một mạch có thể bị cắt bỏ và dựa vào mạch nguyên vẹn để làm khuôn tổng hợp lại cho đúng. CÂU3: Những bằng chứng để chứng minh ADN là vật mang thông tin DT: * Các bằng chứng để chứng minh ADN là chất di truyền: a/ Các chứng minh gián tiếp: ADN có trong tất cả TB sinh vật, chỉ giới hạn trong nhân và là thành phần chủ yếu của NST. Một cấu trúc TB mang nhiều gen xếp theo đường thẳng. 8 Tất cả các TB sinh dưỡng của bất kì một loại sinh vật nào đều chứa một lượng ADN rất ổn định không phụ thuộc vào sự phân hóa chức năng hay trạng thái trao đổi chất. Ngược lại ARN biến đổi tùy thuộc vào trạng thái sinh lí TB. Số lượng ADN tăng theo số bội thể của TB ở TB đơn bội ADN số lượng ADN là 1 thì TB sinh dưỡng lưỡng bội số lượng ADN tăng gấp đôi. Tia tử ngoại có hiệu quả gây đột biến cao nhất ở bước sóng 260nm; đây chính là bước sóng mà ADN hấp thụ tia tử ngoại nhiều nhất. b/ Hiện tượng biến nạp: Truyền thông tin di truyền nhờ ADN. Hiện tượng biến nạp được Gripffith phát hiện ở Diplococcus Pneumoniae vào năm 1928. Vi khuẩn này có 2 dạng khác nhau: Dạng S, gây bệnh có vỏ TB bằng polisaccharid cản trở bạch cầu phá vỡ TB. Dạng này có khuẩn lạc láng mọc trên môi trường aga. Dạng R, không gây bệnh, không có vỏ bao, tạo khuẩn lạc nhăn. Thí nghiệm biến nạp ở chuột. Tiêm vi khuẩn S sống gây bệnh cho chuột  chuột chết. Tiêm vi khuẩn R sống không gây bệnh  chuột sống. Tiêm vi khuẩn S bị đun chết cho chuột  chuột sống. Hỗn hợp vi khuẩn S bị đun chết trộn với vi khuẩn R sống đem tiêm cho chuột  chuột chết. Trong xác chuột có vi khuẩn S và R. Hiện tượng trên cho thấy vi khuẩn S không thể tự sống lại được sau khi bị đun chết, nhưng các TB chết này đã truyền tính gây bệnh cho TB R. Hiện tượng này gọi là biến nạp. Năm 1944, T.Avery, Mc Leod và Mc Carty đã tiến hành thí nghiệm xác định rõ tác nhân gây biến nạp. Nếu sử lý TB S bằng proteaza hoặc ARNaza hoạt tính biến nạp vẫn còn. Chứng tỏ protein và ARN không phải là tác nhân gây biến nạp. Nhưng nếu TB S chết bị sử lí bằng ADNaza thì hoạt tính biến nạp không còn nữa. Chứng tỏ ADN là tác nhânbiến nạp. Kết quả thí nghiệm có thể tóm tắt như sau: 9 ADN của TB S + các TB R sống  chuột  chuột chết ( có cả S +R). Vậy hiện tượng biến nạp là một minh chứng sinh hóa xác nhận rằng ADN mang tín hiệu di truyền. c/ Sự xâm nhập của ADN virut vào vi khuẩn. Năm 1952, A.Hershey và M.Chase đã tiến hành thí nghiệm với Bacteriophage T2 xâm nhập vi khuẩn E.coli. Thí nghiệm của A.Hershey và M.Chase nhằm xác định xem phage nhiễm vi khuẩn đã bơm chất nào vào TB vi khuẩn: chỉ có ADN, chỉ protein hay cả hai. Vì ADN chứa nhiều photpho nhưng không có lưu huỳnh. Còn protein chứa lưu huỳnh nhưng không chứa photpho, nên có thể phân biệt giữa ADN và protein nhờ các đồng vị phóng xạ P và S. Phage được nuôi cấy trên môi trường chứa đồng vị phóng xạ P32 và S35 . Hình 5:Vật chất di truyền của phage là ADN. S35 xâm nhập vào protein còn P32 vào ADN của phage. Phage nhiễm xạ này được tách ra, đem nhiễm vào vi khuẩn không nhiễm xạ. Cho phage nhiễm trong một khoảng thời gian đủ để bám vào vách TB vi khuẩn và bơm chất nào đó vào trong TB, rồi dung dịch được lắc mạnh và li tâm để tách rời TB vi khuẩn ra khỏi phần phage bám vào bên ngoài vách TB. Phân tích phần nằm ngoài vi khuẩn cho thấy chứa nhiều S35 (80%) nhưng ít P32, chứng tỏ phần lớn protein vỏ của phage nằm ngoài TB vi khuẩn. Phân tích phần trong TB vi khuẩn thấy chúng chứa nhiều P32 (70%) nhưng ít S35, chứng tỏ ADN được bơm vào trong TB. Thí nghiệm này chứng minh trực tiếp rằng ADN của phage đã xâm nhập vào TB vi khuẩn và sản sinh tạo ra thế hệ phage mới mang tính di truyền có khả năng tiếp tục nhiễm các vi khuẩn khác. CÂU4: Hãy cho biết VCDT của virut. + VCDT là ADN: 10 VR kí sinh ở động vật và thực khuẩn thể thì mang ADN. Phần lớn các thực khuẩn thể đều chứa ADN 2 sợi, nhưng cũng có một số loại mang 1 sợi. VD: hệ gen của phi 174 mang 5375 Nu nămg trong một sợi ADN vòng. + VCDT là ARN: chủ yếu ở thực vật. CÂU6: Ở VS nhân thực, đa phần ARN được tổng hợp trong nhân đều trải qua 3 biến đổi trước khi chuyển từ nhân vào TB chất. Những biến đổi nào sẽ giúp bảo vệ ARN khỏi bị phân huỷ bởi các enzim nuclêaza? Gắn đuôi 7-methyl-guanin vào đầu 5'. Gắn đuôi polyA vào đầu 3'. CÂU7: Những đặc điểm nào sau đây cho phép xác định một TB là của VS nhân thực hay của SV nhân sơ? + Vật liệu DT tồn tại ở dạng phức tạp của axit nuclêic và protein. + Vật liệu DT được phân tách khỏi phần còn lại của TB bằng một rào cản bán thấm. + Vật liệu DT là ARN. + Vật liệu DT là ADN dạng vòng. + Nó có vách TB. + TB di động. + Nó sử dụng H2S làm nguồn năng lượng. 1/ Theo quan điểm hiện đại thì VCDT phải có những tiêu chuẩn nào sau đây? Mang thông tin DT đặc trưng cho loài. Phải có khả năng biến đổi. Có khả năng tự nhân đôi chính xác. Có khả năng mã hóa những sản phẩm của TB. Cả ABC. 11 2/ Cấu trúc của VCDT ở các cơ quan tử trong TBC được phản ánh trong cấu trúc nào dưới đây? Là những ADN kép mạch thẳng. Là những ADN đơn mạch vòng. Là những phân tử ARN. Là những phân tử ADN kép mạch vòng. Không có cấu trúc ổn định. 3/ Trong những thí nghiệm nỗi tiếng sau dây của Griffth, thí nghiệm nào cho biết có nhân tố biến nạp làm biến phế cầu khuẩn dạng lành (R) thành dạng độc (S)? R tiêm vào chuột  chuột sống. S tiêm vào chuột  chuột chết S (làm chết bằng nhiệt) tiêm vào chuột chuột sống. S (làm chết bằng nhiệt) trộn với R tiêm vào chuột chuột. Cả A, B, C, D. 4/ Sau những thí nghiệm của Griffth, Avery và cộng sự đã nghiên cứu sâu hơn theo hướng đó và làm sáng tỏ nhiều vấn đề, đưa ra nhiều kết luận. Kết luận có ý nghĩa nhất là: Ggiffth đã có đóng góp to lớn vào miễn dịch học. Nhân tố biến nạp trong thí nghiệm của Griffth là ADN. Vật chất DT ở vi khuẩn là ADN. Ở nhiệt độ cao nào đó vi khuẩn chết nhưng ADN vẫn còn hoạt tính. Dùng enzim phá bỏ lớp vỏ của vi khuẩn cũng thu được kết quả tương tự như sử lí bằng nhiệt độ. 5/ Trên đối tượng virut khảm thuốc lá (TMV), các nhà DT học đã dùng lõi ARN và vỏ protein của 2 nòi virut khác nhau A và B. Được tách ra bằng phương pháp hóa sinh, rồi cho: ARN của nòi A trộn với protein nòi B thì tạo được virut gây đốm kiểu A. ARN của nòi B trộn với protein nòi B thì tạo được virut gây đốm kiểu B. Giá trị lớn nhất của thí nghiệm là đã chứng minh được: Cấu trúc của virut TMV gồm lõi ARN bọc vỏ protein. Lõi ARN và vỏ protein dễ dàng được tách ra bằng phương pháp hóa sinh. Vật liệu DT của virut đốm thuốc lá là ARN. ARN là nhân tố quyết định đặc điểm của vết khảm. Vỏ của virut này có thể lắp được vào lõi của virut kia. 6/ Sơ đồ sau đây mô tả thí nghiệm của Hershey - Chase trên thực khuẩn thể (TKT) và E.coli: 12 Với DTH giá trị lớn nhất của thí nghiệm này là ở chổ nó chứng minh được: Chỉ có lõi ADN xâm nhập vào E.coli. Lõi của TKT có bản chất ADN còn vỏ có bản chất protein. ADN của TKTcó thể được nhân lên trong E.coli mà không cần vỏ. Vật chất DT của TKT là ADN. Từ lõi ADN, TKT có thể tự tạo vỏ nhờ E.coli. 7/ Dùng bằng chứng nào sau đây để chứng minh được vật chất DT ở sinh vật nhân chuẩn là ADN? Trong TB soma của mỗi loài sinh vật lượng ADN ổn định qua các thế hệ. Trong TB sinh dục lượng ADN chỉ bằng 1/2 so với lượng ADN ở TB soma. ADN hấp thụ tia tử ngoại ở bước sóng 260nm phù hợp với phổ gây đột biến mạnh nhất. Những bằng chứng trực tiếp từ kỷ thuật tách và ghép gen. Cả A, B, C, D. 8/ Giả sử bạn nói chuyện với một người chưa hề nghe nói gì về ADN, bằng cách nào sau đây bạn có thể trình bày sự kiện ADN là vật liệu DT? Dùng thí nghiệm Griffth và Avery để chứng minh vật chất DT của vi khuẩn là ADN. Dùng thí nghiệm của Hassey và Chase để chứng minh vật liệu DT của thực khuẩn thể là ADN. Chứng minh ở sinh vật nhân chuẩn lượng ADN ổn định trong TB soma và lớn gấp 2 lần TB sinh dục. Chứng minh vai trò của ADN qua thành tựu công nghệ DT. Cả A, B, C, D. 9/ Vật chất DT của vi khuẩn là: Plasmid. Chuỗi ADN dạng vòng. 13 Chuỗi ARN dạng vòng. Gồm cả A và B. Gồm cả B và C. 10/ Vật chất DT của virut là gì? Câu trả lời nào sau đây là thỏa đáng nhất? Một phân tử ADN trần. Một phân tử ARN trần. Một phân tử axit nuclêic trần. Nucleoprotein. Toàn bộ cơ thể của virut. 11/ Vật chất DT ở cấp độ phân tử của sinh vật nhân chuẩn là: Bộ NST. Hệ gen. Nucleo protein. Các phân tử axit deoxyribonucleic. Các phân tử axit nucleic. 12/ Thuốc thử nào sau đây có thể dùng phát hiện ADN trong TB nghiên cứu? Lục Metyl. Pironin. Schiff. Cả A và B. Cả A và C. 13/ Trật tự đúng đắn của các cấu trúc theo thứ tự từ đơn giản (từ cấu trúc chứa một số lượng ít nhất các loại phân tử Protein khác nhau) đến cấu trúc phức tạp nhất (cấu trúc chứa một số lượng ít nhất các loại phân tử Protein khác nhau) được đưa ra trong các câu trả lời sau: A. Tác nhân gây bệnh bò điên, HIV, riboxom của SV nhân thực, ty thể. B. Riboxom của SV nhân thực, HIV, tác nhân gây bệnh bò điên, ty thể. C. Tác nhân gây bệnh bò điên, HIV, ty thể, riboxom của SV nhân thực. D. HIV, tác nhân gây bệnh bò điên, riboxom của SV nhân thực, ty thể. E. Tác nhân gây bệnh bò điên, riboxom của SV nhân thực, HIV, ty thể. 14/ Cho bảng tỷ lệ % bazơnitơ ở các loài khác nhau: Loài Ađenin Guanin Timin Xitozin Uraxin 1 21 29 21 29 0 2 29 21 29 21 0 3 21 21 29 29 0 4 21 29 0 29 21 5 21 29 0 21 Hãy cho biết vật liệu DT của các loài trên? 29 14 CÂU15: Nêu những bằng chứng sinh học TB và phân tử về nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật. * Bằng chứng TB: + Mọi cơ thể sống từ SV nhân sơ đến nhân chuẩn đều có cấu trúc TB. + TB của chúng đều có thể thức cấu tạo giống nhau. * Bằng chứng sinh học phân tử: + VCDT đều là ADN, có thể thức cấu tạo giống nhau (từ 4loại Nu, nguyên tắc bổ sung, sự phân cực ngược chiều...). + Mã DT phổ biến chung cho mọi sinh giới. + Protein đều được cấu tạo từ 20 axit amin, có 4 bậc cấu trúc. + Quá trình truyền đạt thông tin DT qua các thế hệ đều dựa vào khả năng tự nhân đôi của ADN theo nguyên tắc bổ sung, nguyên lí bán bảo toàn và nửa gián đoạn. + Quá trình truyền đạt TTDT thành tính trạng đều thực hiện qua cơ chế sao mã và dịch mã: ADN ARN protein tính trạng CÂU 16: Trong các cơ chế DT ở cấp độ phân tử thì nguyên tắc và nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện như thế nào? * Nguyên tắc bổ sung: + Trong cơ chế tự sao: Các Nu trên mạch khuôn kết hợp với các Nu tự do.... + Trong cơ chế tổng hợp ARN: Các Nu trên mạch khuôn liên kết với các ribônuclêtit..... + trong cơ chế dịch mã: các ribonuclêôtit ở bộ mã sao của ARNm và bộ ba đối mã liên kết... Trong nguyên tắc khuôn mẫu: + Trong cơ chế tự sao: mỗi mạch đơn của ADN mẹ làm khuôn để tổng hợp mạch mới. + Trong cơ chế tổng hợp ARN: 1 trong 2 mạch đơn của ADN mang mã gốc được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch ARN. + Trong cơ chế dịch mã: mạch ARNm làm khuôn để tổng hợp chuỗi polipeptit. CÂU17: Không cần dùng biện pháp sinh học phân tử, người ta cũng có thể lập được bản đồ gen của VK (xác định được vị trí các gen trên NST). Hãy cho biết đó là phương pháp gì? Và giải thích. Với biện pháp này có thể áp dụng đối với TB nhân thực hay không? TS? Dùng biện pháp cho VK tiếp hợp với nhau ta có thể lập được bản đồ gen của VK: + Bởi vì: Do VCDT của VK là một ADN dạng vòng. Nên khi tiêp hợp ADN đó sẽ chuyển từ TB cho sang TB nhận một cách từ từng gen một trên phân tử ADN đó. + Trong quá trình VK tiếp hợp, ta có thể làm cho quá trình tiếp hợp của VK bị ngừng lại vào những thời gian khác nhau. Về nguyên tắc, nếu thời gian tiếp hợp càng dài thì càng có nhiều gen được chuyển từ TB cho sang TB nhận. + Vì vậy, nếu thời gian tiếp hợp ngắn nhất mà có một gen nào đó được chuyển sang TB nhận thì gen đó được xếp đầu bản đồ DT (kí hiệu gen 1). Thời gian tiếp hợp dài hơn một chút sẽ cho cả gen 1 lẫn gen 2 cùng sang TB VK nhận. 15 + Tiếp tục cho tiếp hợp với thời gian dài hơn nữa ta lại có được TB nhận với cả 3 gen 1-2-3. Cứ như vậy, ta có thể xây dựng được toàn bộ bản đồ gen của VK. + Ta không thể dùng phương pháp này đối với TB nhân thực, vì: -TB nhân thực không có khả năng tiếp hợp như ở TB VK. -VCDT của TB nhân thực phức tạp hơn, có bộ NST lớn hơn 2 nên không thể phân biệt được Gen của NST nào vào TB nhận. CÂU18: Trong hệ gen của người, bên cạnh các gen cấu trúc bình thường ví dụ như gen qui định chuỗi a-trong hêmôglôbin, còn có các gen được gọi là gen giả. gen giả về cơ bản có trình tự Nu giống với gen bình thường nhưng lại không bao giời được phiên mã . Hãy cho biết gen giả được hình thành trong quá trình tiến hoá từ gen bình thường bằng cách nào? + Đầu tiên trao đổi chéo không cân dẫn đến hiện tượng lặp gen, sau đó ĐB xãy ra làm mất hoặc hỏng đoạn promotơ khiến cho ARNpolimêraza không thể hiện phiên mã gen này được mặc dầu trình tự mã hoá của gen vẫn bình thường. + Cũng có thể trong quá trình trao đổi chéo không cân, gen được lặp bị mất đoạn prômôtơ nên thành gen giả. CÂU19: ARNm được phiên mã in vitro từ một phân tử ADN sợi kép, phân sử sau đó được tách thành 2 sợi đơn. Người ta đã phân tích tỉ lệ bazơ của mỗi sợi ADN và so sánh với tỷ lệ ARNm. Trên cơ sở của các số liệu đã cho trong bảng, Hãy xác định sợi nào của phân tử ADN sợi kép được dùng làm khuôn để tổng hợp ARNm. A T hoặc U G X ADN-1 27,0 32,5 18,5 22,0 ADN-2 32,7 26,8 22,1 18,4 ADN-3 28,0 33,0 17,0 21,0 ADN-4 25,0 33,0 17,0 23,0 ARNm 27,0 33,0 17,0 23,0 CÂU20: ADN nào dưới đây là cơ chất cho ADNpolimêraza? 1 2 5 3 5 ' 3 '5 3 Primer ' ' 3 3 ' 5 ' ' 3 ' '5 ' 4 5 Primer '3 ' CÂU21: Hãy cho X là lượng ADN trong nhân của một giao tử của cơ thể lưởng bội. Hãy điền vào chỗ trống lượng ADN trong nhân ở các giai đoạn khác nhau của chu kì TB của sinh vật này. T P G2 S G1 T = Kì cuối (Telophase). A = Kì sau (Anaphase). M = Kì giữa (Metaphase). P = Kì đầu (Prophase). 16 Khối lượng ADN trong TB ở các giai đoạn sau đây của chu kì TB: 1. Giữa giai đoạn S: 2X 2. G1: 2X 3. G2:4X 4. Kì đầu:4X 5. Kì giữa: 4X 6. Kì sau: 4X CÂU22: Các quá trình từ 1 - 6 xảy ra trong một TB nhân chuẩn theo trình tự nào? Chuyển nhóm peptidyl. Gắn riboxom vào ARN. Gắn ARNpolimeraza vào ADN. Cắt các intron ra khỏi ARNm. Sao mã. Chuỗi polipeptit cuộn lại. Hãy sắp xếp các trình tự trên theo cơ chế DT. 3, 5, 4, 2, 1, 6. CÂU23: Chất nhiễm sắc của TB người chứa 1,08mg histôn và 0,7mg protein không phải histôn trên 1mg ADN. Giả sử rằng mỗi mol của 1 gen trung bình chứa 106g ADN và khối lượng phân tử trung bình của histôn là 12000dalton, của các protein không histôn của chất nhiểm sắc là 17000 dalton. Bao nhiêu phân tử protein NST tham gia tạo phức hợp trong 1 gen trung bình? Nếu 1TB người trung bình chứa 1013 dalton ADN, thì có bao nhiêu phân tử protein tham gia tạo phức hệ trong đó? Theo một lí thuyết giải thích sự điều hoà biểu hiện gen ở SV nhân thực, một số protein NST xác định đóng vai trò là chất hoạt hoá, làm hoạt động nhiều nhóm gen lớn. giả sử một chất hoạt hoá như vậy kích hoạt sự biểu hiện của 1000 gen. Nếu mỗi gen cần 1phân tử chất hoạt hoá và các TB là lưỡng bội thì bao nhiêu % protein NST đóng vai trò hoạt hoá. 1. Số phân tử protein histôn: 90. Số phân tử protein không phải histon: 41. 2. 1,31 x 109 . 3. 0,00015%. CÂU24: Điểm mấu chốt nào trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đã đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtit giống phân tử ADN mẹ? + Nguyên tắc "giữ lại một mạch" của ADN mẹ trong ADN con. + Nguyên tắc bổ sung. CÂU25: VS trong 2 mạch polinuclêôtit mới được tổng hợp thì một mạch được hình thành liên tục còn mạch kia được hình thành từng đoạn? +Trên mạch mới tổng hợp, các Nu tự do được lắp theo chiều 5' 3' , ngược với chiều của mạch ADN mẹ. + Enzim ADN-polimêraza làm việc từ đầu 5'. CÂU26: Dưới đây là trình tự các Nu trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hoá cấu trúc của enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loại vượn người: 1 2 3 4 5 6 Người: - XGX-TGT-TGG-GTT-TGT-TGGTinh tinh: - XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG17 Gôrila: - XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TATĐười ươi: - TGT-TGG-TGG-GTX-TGT-GATDựa vào bảng mã DT, hãy xác định trình tự các axit amin trong đoạn polipeptit tương ứng ở mỗi trường hợp trên. Các kết quả ở câu 1 cho phép rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa sự biến đổi các Nu trong codon (bộ ba mã hoá) với sự biến đổi axit amin trên polipeptit? Những dẫn liệu trên cho phép nhận định như thế nào về mức độ quan hệ thân thuộc giữa các loài vượn người với người? 1 2 3 4 5 6 Người: - XGX-TGT-TGG-GTT-TGT-TGGAla - Thr - Thr - Gln - Thr - Thr Tinh tinh: - XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGGAla - Thr - Thr - Gln - Thr - Thr Gôrila: - XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TATAla - Thr - Thr - Gln - Thr - Ilơ Đười ươi: - TGT-TGG-TGG-GTX-TGT-GATThr - Thr - Thr - Gln - Thr - Lơ 2. Quan hệ giữa biến đổi trong codon dẫn đến biến đổi trong polipeptit: Biến đổi ở các Nu thứ 3 trong codon thường thường không gây biến đổi trong dãy axit amin (XGX - XGT). Biến đổi ở Nu thứ 2 hay thứ nhất trong codon dẫn tới biến đổi trong dãy axit amin (TAT - GAT). Không phải bất cứ biến đổi nào trong các Nu của gen cũng gây biến đổi tương ứng trong polipeptit, mỗi axit amin có thể được mã hoá bởi nhiều codon (Mã DT có tính thoái hoá). Mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài Vượn người và người: Tinh tinh có quan hệ gần với người: trình tự Nu trong gen giống hệt trình tự ở người. Đột biến G --> A ở codon 1 cũng không làm thay đổi axit amin. Sau tinh tinh là Gôrila rồi đến đười ươi. Mức độ sai khác nhiều hay ít trong các Nu của ADN phản ánh quan hệ họ hàng gần hay xa. CÂU27: Nghiên cứu sự kháng thuốc của tụ cầu vàng Staphylococus aureus, người ta tính rằng ở Việt Nam có đến 70% số tụ cầu vàng mới phân lập có khả năng kháng penicilin gốc. Sự kháng thuốc này thường có nguồn gốc từ plasmid. Vậy plasmid là gì? Sự có mặt của plasmid trong vi khuẩn cho phép nó sinh tổng hợp một loại phân tử mới. Đó là phân tử gì? Hoạt động của phân tử này như thế nào? Người ta làm một kháng sinh đồ đối với chủng thuần Staphylococus aureus được phân lập từ một người bệnh chữa bằng kháng sinh penicilin. Chủng vi khuẩn này xuất hiện sự đề kháng đồng thời cả đối với penicilin và tetracilin (biết rằng lúc đầu khi chữa bệnh, các tụ cầu vàng là những chủng mẫn cảm với cả loại kháng sinh trên). + Có thể giải thích hiện tượng trên như thế nào? 18 + Người ta có thể sử dụng phương pháp điều trị nào tránh hiện tượng trên? Plasmid: Là ADN nằm ngoài NST, kích thước chỉ bằng khoảng 1/100 thể nhiểm sắc, có thể nhân lên độc lập với sự nhân NST. Đó là Penicillnase (ß-lactamase): một enzim phân giải penicilin bằng cách bẻ gãy vòng ß-lactamase. Các plasmid thường giúp VK đề kháng với nhiều kháng sinh cùng loại, bởi vì sự có mặt của các gen mã hoá nhiều enzim phá huỷ các kháng sinh này nằm kề với nhau. Người ta có thể sử dụng phương pháp điều trị phối hợp nhiều loại kháng sinh. CÂU28: Bằng hình vẽ hãy phân biệt m-ARN, t-ARN và r-ARN. Hãy cho biết các thuỳ tròn ở phân tử t-ARN có chức năng gì? Từ đặc điểm về cấu trúc của các loại ARN thử dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong TB, giải thích tại sao? Hình vẽ 8.11 trang 68 sinh học tập 1- Phillips-Chlton. Chức năng: Một thuỳ mang bộ ba đối mã (khớp với bộ ba mã sao trên m -ARN), một thuỳ liên kết với enzim, còn một thuỳ liên kết với ribôxom. 2. Thời gian tồn tại mỗi loại ARN trong TB phụ thuộc vào độ bền vững của phân tử do các liên kết hyđrô tạo ra. Phân tử m-ARN không có liên kết hyđrô nên dễ bị enzim trong TB phân huỷ, có thời gian tồn tại ngắn nhất. Phân tử r-ARN có tới 70% là các liên kết hyđrô nên có thời gian tồn tại lâu nhất. CÂU29: Khi nghiên cứu về kích thước hệ gen (hàm lượng ADN tính theo số lượng cặp nuclêotit-bp của một TB đơn bội) ở một loạt các loại sinh vật khác nhau trên bậc thang tiến hoá người ta thu được số liệu sau: Nhóm sinh vật Kích thước hệ gen (bp) Mycoplasma. 1,0 x 106 E.Coli (Vi khuẩn). 4,2 x 106 C.elegans (Giun tròn) 8,0 x 107 D.melanogaster (Côn trùng) 1,4 x 108 X. laevis (Lưỡng cư) 3,1 x 109 G.domesticus (chim) 1,2 x 109 H.sapiens (Động vật co ïvú) 3,3 x 109 Hãy so sánh kích thước hệ gen ở các loài trên, từ đó có thể rút ra nhận xét gì? Nhận xét: + SV đơn bào có kích thước hệ gen nhỏ hơn sinh vật đa bào. + ĐVKXS có kích thước hệ gen nhỏ hơn ĐVCXS. + Xét về mức độ phức tạp về tổ chức và cấu trúc cơ thể thì kích thước hệ gen chưa đủ phản ánh vị trí của loài trong thang tiến hoá (chim tiến hoá hơn lưỡng cư nhưng kích thước hệ gen nhỏ hơn). + Kích thước hệ gen ở các loài khác nhau thì không giống nhau. 19 Hàm lượng ADN CÂU30: Nhiễm sắc thể và ADN của người và tinh tinh có gì giống và khác nhau? những dẫn liệu này góp phàn củng cố kết luận gì về mối quan hệ nguồn gốc giữa người với vượn người? + NST người có 2n = 46, Tinh tinh có 2n = 48; NST số 2 của người là kết quả dính nhau của 2 NST tinh tinh. + ADN của người và tinh tinh giống nhau ở 92% số cặp nu. + Những dẫn liệu trên góp phần củng cố kết luận người có quan hệ thân thuộc với vượn người, đặc biệt rất gần gũi với tinh tinh. CÂU31: Hãy giải thích TS ADN ở các SV nhân thực thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN. Nhiệt độ mà ở đó phân tử ADN mạch kép bị tách thành 2 sợi đơn gọi là nhiệt độ "nóng chảy" . Hãy cho biết các đoạn ADN có cấu trúc như thế nào thì có nhiệt "nóng chảy" cao và ngược lại. TS ADN ở nhân TB có kích thước rất lớn nhưng vẫn xếp gọn trong nhân? sự sắp xếp đó như thế nào? Việc xếp gọn có ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc của ADN với protein không? 1. + ADN được cấu tạo từ 2 mạch đơn còn ARN được cấu tạo từ một mạch đơn. Cấu trúc xoắn ADN phức tạp hơn. + ADN thường liên kết với protein nên được bảo vệ tôt hơn. + ADN được bảo quản trong nhân, ở đó không có enzim phân huỷ chúng, trong khi đó ARN thường tồn tại ngoài nhân, nên có nhiều enzim phân huỷ axit nuclêic. 2.Những đoạn ADN có nhiệt độ :nóng chảy" cao là những đoạn có chứa nhiều loại G-X vì số lượng liên kết hyđrô nhiều hơn, ngược lại, các đoạn ADN có nhiều cặp A-T , ít G-X thì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn do có ít liên kết hyđrô hơn. 3. Sự sắp xếp ADN ở nhân TB: + ADN ở TB có nhân có kích thước rất lớn nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân là do cấu trúc xoắn phức tạp của ADN. Các phân tử ADN được nén chặt trong thể tích rất hạn chế của nhân. Việc nén chặt thực hiện ở nhiều mức độ, thấp nhất là từ nucleosome, solenoit tới sợi nhiễm sắc. + Các protein có vai trò cấu trúc nén chặt ADN trong nhân như các histôn liên kết với phân tử ADN nhờ liên kết ion giữa các nhánh bên mang điện tích âm mang điện tích âm của histôn với các nhóm photphat mang điện tích dương của ADN. + Việc xếp gọn ADN trong nhân không ảnh hưởng tới khả năng tiếp xúc của ADN với protein vì ADN quấn quanh lõi cấu tạo từ nhiều histôn nên dù được nén lại phần lớn bề mặt của ADN vẫn có khả năng tiếp xúc với protein khác (VD: ADNpolimeraza trong sao chép, ARN-polimeraza trong sự phiên mã hay các protein điều hoà hoạt độngc của gen). CÂU32: Phân tích hàm lượng ADN trong TB theo thời gian qua quá trình giảm phân người ta thu được kết quả sau: Thời gian (giờ) 0 2 3 4 5 6 7 8 8,5 9 9,5 10 12 Hàm lượng ADN 2c 2c 2c 3c 4c 4c 4c 4c 2c 2c c c c (c) (c là hàm lượng ADN trong TB đơn bội). + Vẽ đồ thị diễn biến hàm lượng ADN trong TB. Giải thích. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan