Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú...

Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường phổ thông dân tộc nội trú

.DOC
158
107
74

Mô tả:

PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: M. Gorki - một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nuớc Nga -Xô Viết từng để lại câu nói nổi tiếng: “Văn học là nhân học”. Quả đúng như vậy, “văn” chính là “người”. Học văn không chỉ học kiến thức văn học mà còn học nhân cách làm người. Có lẽ vì vậy mà từ xưa đến nay, dạy Văn luôn là một công việc nhọc nhằn, vất vả của người thầy. Tuy nhiên dạy Văn đã khó, dạy học sinh giỏi Văn lại càng khó hơn. Dẫu biết đây là công việc nhiều gian nan của những ai thật sự tâm huyết với nghề, song chúng tôi - những giáo viên may mắn và cũng rất tự hào đuợc công tác và trưởng thành từ một mái trường anh hùng: Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình – đã luôn luôn nỗ lực hết mình trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. Lặng lẽ mà miệt mài, âm thầm mà tận tụy các thầy giáo, cô giáo nơi đây cùng với các thế hệ học sinh trong đội tuyển Văn đã liên tục ghi những nét son trong bảng vàng thành tích học tập của nhà trường. Chúng tôi biết rằng, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở các trường phổ thông không phải là một điều mới mẻ. Những điều chúng tôi nêu ra có thể đồng nghiệp ở trường bạn đã làm và làm rất thành công. Song với tính chất đặc thù của một mái trường có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo con em các dân tộc thiểu số của tỉnh nhà, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình” với mong muốn đây sẽ là dịp thuận lợi để nhóm giáo viên Ngữ văn của trường cùng nhìn nhận, đánh giá lại và định hướng những gì mình đã, đang và sẽ làm. Những ý kiến đưa ra trước hết là bài học kinh nghiệm cho chính bản thân chúng tôi; sau nữa là mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp. Hi vọng chúng 1 ta sẽ cùng trao đổi, học tập, cùng cảm thông, thấu hiểu và cùng tiến bộ trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu lớn nhất mà đề tài hướng tới là qua quá trình khảo sát, đánh giá công tác ôn luyện học sinh giỏi Văn của trường trong nhiều năm qua để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm duy trì và phát huy hơn nữa thành tích học tập - giảng dạy môn Văn của nhà trường. Đây cũng là cơ hội để nhóm giáo viên Ngữ văn chúng tôi được trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, qua đó mỗi người dần dần tự hoàn thiện chính bản thân đồng thời thúc đẩy chất lượng dạy - học bộ môn trong nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: Quá trình ôn luyện học sinh giỏi Văn tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình. Đối tượng nghiên cứu: Việc giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi Văn của giáo viên và việc ôn luyện trong đội tuyển Văn của học sinh tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình. 4. Giả thuyết khoa học: Những nhìn nhận, đánh giá được chúng tôi nêu ra trong đề tài nghiên cứu sẽ có ý nghĩa to lớn đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn của trường trong những năm tiếp theo: Phát huy thành tích đã đạt được và không ngừng đổi mới, sáng tạo để duy trì, phát triển hiệu quả dạy học cho học sinh giỏi Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận: - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp ( văn hoá, tâm lí học, lí luận văn học...) - Phương pháp phân tích 5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 2 - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.. 6. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu: 6.1. Cơ sở: - Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu: Đặc trưng bộ môn Văn - Cơ sở thực tiễn của đề tài: + Thực trạng kinh tế xã hội. + Thực trạng dạy học đội tuyển học sinh giỏi Văn tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình. 6.2. Phạm vi nghiên cứu. Công tác ôn luyện học sinh giỏi văn của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình khi nhà trường đã chuyển sang mô hình trường THPT. 6.3. Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 8 / 2012 đến tháng 4/ 2013. 3 PHẦN THỨ HAI QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu Đây không phải là lần đầu tiên công tác ôn luyện học sinh giỏi Văn tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình được đề cập tới. Điều này đã được bàn đến qua:  Sáng kiến kinh nghiệm của thầy Nguyễn Đại Dương ( năm học 1993 – 1994).  Hai hội thảo khoa học về dạy chuyên và luyện đội tuyển học sinh giỏi (năm học 1993 – 1994 và 1994 – 1995) do hội đồng sư phạm trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình tổ chức.  Sáng kiến kinh nghiệm của thầy Quách Đình Hải (năm học 1998 – 1999). Qua những sáng kiến và hội thảo khoa học nói trên, một số thực trạng ôn luyện học sinh giỏi Văn đã được nêu ra, một số giải pháp đã đươc thảo luận, một số đề xuất đã được ứng dụng đạt hiệu quả đáng khen ngợi. Tuy nhiên, bên cạnh những nét chung có thể thống nhất về quan điểm giải pháp…cho việc ôn luyện học sinh giỏi Văn thì từ đó đến nay, việc ôn luyện học sinh giỏi Văn tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình luôn không ngừng biến đổi theo quá trình phát triển của nhà trường, thay đổi theo nội dung chương trình, hình thức kiểm tra đánh giá của sách giáo khoa mới. Vì vậy, khi chọn đề tài nghiên cứu “Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn tại trường Dân tộc Nội trú tỉnh Hoà Bình ” cho năm học 2012- 2013, chúng tôi mong muốn một lần nữa đánh giá, tổng hợp lại những kinh nghiệm có tính chất truyền thống mà chúng tôi đã và vẫn đang làm; đồng thời đề xuất một số giải pháp mà các thầy cô giáo ở các thế hệ sau đang vận dụng trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi Văn của trường trong thời điểm hiện tại. Đề tài mà 4 chúng tôi nghiên cứu mang tính chất tiếp nối, kế thừa, phát huy chứ không phải là những sáng tạo hoàn toàn mới mẻ. 2. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu: Đặc trưng bộ môn Văn Mỗi bộ môn được giảng dạy trong nhà trường phổ thông đều có những đặc trưng riêng của nó. Thiết nghĩ để việc dạy – học có hiệu quả, mỗi người thầy cần hiểu đúng, nắm chắc những đặc trưng của bộ môn mình đảm nhiệm để từ đó có những phương pháp dạy – học hiệu quả, phù hợp với đặc trưng môn học. Điều này còn cần thiết, quan trọng hơn rất nhiều đối với những ai phụ trách công tác ôn luyện học sinh giỏi. Riêng với môn Văn, chúng ta hãy cùng nhau điểm lại sơ lược những đặc trưng cơ bản nhất của bộ môn này (nhìn từ góc độ bản chất thẩm mĩ của văn học). 2.1. Văn học – hình thái ý thức thẩm mĩ. 2. 1.1. Đặc trưng đối tượng và nội dung của văn học: * Đối tượng của văn học: Nội dung là yếu tố đầu tiên quy định sự khác nhau của văn học so với các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, tôn giáo, lịch sử, địa lí, sinh học... Nội dung, trước hết là cái được nhận thức, chiếm lĩnh từ đối tượng. Vậy đối tượng của văn học là gì? Các nhà mĩ học duy vật từ xưa đến nay đều khẳng định: đối tượng của nghệ thuật chính là toàn bộ đời sống hiện thực khách quan. Như vậy, có thể nói, đối tượng của văn học, nghệ thuật là toàn bộ đời sống xã hội và tự nhiên. Tsécnưsépxki từng nói: “Cái đẹp là cuộc sống” vì lí do đó. Nhưng phạm vi này vô cùng rộng. Bởi lẽ, nếu nói đối tượng của văn học là đời sống thì chưa tách biệt với đối tượng của các ngành khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác như lịch sử, địa lí, hóa học, y học, chính trị, đạo đức... Văn học phải có cách nhận thức và thể hiện đối tượng khác biệt. Nếu như đối tượng của triết học là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; đối tượng của 5 lịch sử là các sự kiện lịch sử, sự thay thế nhau của các chế độ; đối tượng của đạo đức học là các chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ người với người... thì đối tượng của văn học là toàn bộ đời sống hiện thực, nhưng chỉ là hiện thực có ý nghĩa đối với đời sống tâm hồn, tình cảm con người. Tức là, dù văn học có miêu tả thế giới bên ngoài như thiên nhiên, lịch sử, chiến tranh, hòa bình..., văn học cũng chỉ chú ý tới quan hệ của chúng đối với con người. * Nội dung của văn học: Nội dung văn học là toàn bộ đời sống đã được ý thức, cảm xúc, đánh giá và phán xét phù hợp với một tư tưởng về đời sống, một cảm hứng và một lí tưởng thẩm mĩ và xã hội nhất định. Đó là một nội dung hòa quyện giữa hai mặt khách quan và chủ quan, vừa có phần khái quát, tái hiện đời sống khách quan vừa có phần bắt nguồn từ nhận thức, cảm hứng và lí tưởng của nghệ sĩ. Nội dung khách quan của văn học là toàn bộ đời sống hiện thực được tái hiện, từ các vấn đề lịch sử, con người, phong tục, đạo đức, xã hội, từ các chi tiết hiện thực đời sống nhỏ nhặt đến những biến cố xã hội lớn lao. Không chỉ miêu tả đời sống khách quan trong văn học còn thể hiện những tình cảm xã hội, ước mơ, khát vọng, cảm hứng, lí tưởng thẩm mĩ, những chân lí được thể nghiệm, những thiên hướng đánh giá... của chính tác giả. Toàn bộ đời sống hiện thực đi vào tác phẩm đã hóa thành nỗi niềm, khát vọng. Đọc Truyện Kiều, ta đâu chỉ thấy bộ mặt đời sống hiện thực xã hội phong kiến mà còn cảm nhận “tấm lòng sáu cõi, rộng nghìn đời” của Nguyễn Du thấm từng con chữ. Người xưa nói “viết như máu chảy đầu ngọn bút” chính là nói đến phần nội dung đầy cảm xúc chủ quan mãnh liệt này của chính bản thân con người sáng tác. Như vậy, nội dung chủ quan của văn học là hiện thực được nhìn nhận dưới con mắt nghệ sĩ, được khái quát theo kiểu nghệ thuật, được phơi bày dưới ánh sáng một thế giới quan, một lí tưởng thẩm mĩ và những thiên hướng tình cảm nhất định. Trong văn học, hai nội dung khách quan và chủ quan này không hề tách bạch, mà xuyên thấm trong hình tượng. Khi chúng ta chiêm ngưỡng một hình 6 tượng nghệ thuật,trong đó đã bao hàm sự phản ánh, đánh giá, cũng như sự lí giải đời sống một cách trọn vẹn. 2.1.2. Hình tượng văn học * Khái niệm Văn học nhận thức đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm, khát vọng và mơ ước của con người thông qua hình tượng nghệ thuật. Hình tượng chính là phương thức phản ánh thế giới của văn học. được sáng tạo bằng hư cấu và tưởng tượng, vừa cụ thể vừa khái quát, mang tính điển hình, giàu ý nghĩa thẩm mĩ, thể hiện tư tưởng và tình cảm con người. * Đặc trưng của hình tượng Hình tượng văn học gồm những đặc trưng cơ bản như sau: Hình tượng là một khách thể mang tính tinh thần; Hình tượng mang tính tạo hình và biểu hiện; Tính quy ước và sáng tạo của hình tượng; Hình tượng chứa đựng tình cảm xã hội và lí tưởng thẩm mĩ; Tính nghệ thuật của hình tượng. (Do vấn đề này khá rộng và xa với mục đích nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi không tiến hành phân tích cụ thể mà chỉ điểm qua những nét cơ bản). Tóm lại, những đặc trưng riêng biệt về đối tượng, nội dung, phương thức phản ánh hiện thực đã phân biệt văn học là một hình thái ý thức thẩm mĩ đặc thù, Với những nét riêng ấy, việc tiếp nhận văn học đòi hỏi có những phương pháp, cách thức và con đường riêng. 2.2. Văn học – nghệ thuật ngôn từ 2.2.1. Ngôn từ - chất liệu của văn học Văn học không chỉ là một loại hình ý thức xã hội mà còn là một loại hình nghệ thuật. Mỗi loại hình nghệ thuật có vai trò và vị trí riêng trong đời sống tình cảm của con người. Xét đến cùng đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật đều bắt nguồn từ chất liệu của nó. Ví dụ chất liệu của hội hoạ là màu sắc, đường nét, của vũ đạo là hình thể động tác, của âm nhạc là âm thanh, tiết tấu, v.v... Chất liệu của văn học là ngôn từ. Tìm hiểu văn học như nghệ thuật ngôn từ là tìm hiểu đặc thù riêng của văn học trong mối tương quan với các loại 7 hình nghệ thuật khác. Với tư cách là một bộ môn nghệ thuật ngôn từ, văn học có những đặc điểm cơ bản như sau: * Tính chất phi vật thể của hình tượng văn học Được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, hình tượng văn học là một loại hình tượng gián tiếp chỉ có thể hiện lên qua sự hình dung, tái tạo, qua trí tưởng tượng của người đọc. Hình tượng văn học tác động vào trí tuệ và sự liên tưởng của người đọc. Không ai nhìn thấy hình tượng văn học bằng mắt thường. Nó chỉ bộc lộ qua cái “nhìn” bên trong thầm kín. Đó là tính chất tinh thần hay tính phi vật thể của hình tượng văn học. * Thời gian và không gian trong văn học Không gian và thời gian là phương thức tồn tại của bản thân hình tượng. Đặc thù gián tiếp của hình tượng văn học đã đưa đến chỗ mạnh của việc sử dụng hai phương thức này. Thời gian trong văn học có những nhịp điệu, sắc độ riêng để phản ánh hiện thực. Văn học có thể kéo dài thời gian bằng cách miêu tả rất tỉ mỉ mọi diễn biến tâm trạng, mọi diễn biến hành động của nhân vật của các sự kiện. Ngược lại, nhà văn có thể làm cho thời gian trôi nhanh đi bằng cách dồn nén làm cho khoảng một thời gian dài chỉ qua một dòng trần thuật ngắn. Chính nhờ ngôn từ mà hình tượng văn học có những hình thức thời gian đặc biệt để văn học có thể chiếm lĩnh đời sống trên một tầm sâu rộng mà hội hoạ và điêu khắc khó bề đạt được. Không gian trong văn học cũng có những nét đặc thù. Không gian chính là môi trường tồn tại của con người: dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, đèo xa, biển cả... Với mỗi không gian tồn tại, con người có một phong thái sống riêng biệt. Còn trong văn học, không gian không hề bị một giới hạn nào, con người có thể đi từ thế giới này sang thế giới khác một cách dễ dàng. Đặc sắc này làm cho văn học phản ánh đời sống trong sự toàn vẹn, đầy đặn của nó. * Khả năng phản ánh ngôn ngữ và tư tưởng của hình tượng văn học 8 Người ta cho rằng: ngôn từ chẳng những là phương tiện miêu tả, mà còn là đối tượng miêu tả của văn học. Hoạt động lời nói, suy nghĩ là một mặt cơ bản của đời sống xã hội của con người. Qua văn học ta có thể nghe thấy tiếng nói của mọi tầng lớp người ở các thời đại khác nhau. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học có khả năng miêu tả tư tưởng và các xung đột tư tưởng, nên tính tư tưởng của tác phẩm văn học sắc bén hơn. Không những văn học mang tính khuynh hướng tư tưởng rõ rệt mà còn có khả năng thâm nhập sâu xa vào dòng ý thức, dòng tình cảm của con người. Nghệ thuật miêu tả tâm lí của Tônxtôi đạt đến trình độ phép biện chứng tâm hồn chính vì đã miêu tả được sự vận động tất yếu của dòng cảm xúc và ý nghĩ của nhân vật. 2.3 Tính đa chức năng của văn học 2.3.1. Chức năng thẩm mĩ Chức năng thẩm mĩ là khả năng của văn học làm thỏa mãn khoái cảm thẩm mĩ, từ đó xây dựng, bồi đắp tình cảm thẩm mĩ và ý thức thẩm mĩ cho con người. *Thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ Văn học nghệ thuật có khả năng làm thỏa mãn khoái cảm thẩm mĩ (aesthetic - còn gọi là mĩ cảm) của con người, tức là sự vui sướng, phấn khích, vui vẻ, dễ chịu, hấp dẫn khi tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật. Trước hết, đó là những giá trị hướng tới cái đẹp. Sáng tạo cái đẹp là một mục đích và nhu cầu của con người trong nhiều lĩnh vực. Trong nghệ thuật, cái đẹp không chỉ nằm trong yếu tố hình thức mà còn trong các yếu tố nội dung. Bên cạnh cái đẹp, còn có những nội dung tạo mĩ cảm khác như cái bi, cái hùng, cái cao cả, và cả cái tầm thường, cái xấu, cái gớm ghiếc... như là những phản đề của cái đẹp. Giá trị thẩm mĩ còn bộc lộ qua những điều sâu sắc, mới lạ, có ý nghĩa nhân sinh độc đáo, mang giá trị tinh thần cao; hoặc được tạo nên từ sự miêu tả chân thực cuộc sống. Miêu tả thật đúng, chính xác những nét tính cách, những 9 phẩm chất của con người, dù có thể xấu xa nhưng cũng tạo nên sự hấp dẫn. Bởi đó chính là bản chất và tính đa dạng của cuộc sống đã hiện hình qua những nhân vật đó. Khoái cảm thẩm mĩ còn bắt nguồn từ việc thỏa mãn những ước mơ của con người. Trong văn học, con người có thể sống nhiều cuộc đời, có thể giãi bày những oan khuất, người tốt được đền bù, kẻ ác bị trừng phạt, công lí được thi hành, phù hợp với niềm tin và mơ ước của số đông. * Hình thành thị hiếu và lí tưởng thẩm mĩ Việc thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp trong văn học sẽ giúp chúng ta trở nên sắc bén và tinh tế hơn khi nhận biết các vẻ đẹp trong đời sống. Thị hiếu thẩm mĩ là sự tập trung chú ý và khoái cảm của cá nhân hoặc cộng đồng vào một loại đối tượng gây mĩ cảm; còn lí tưởng thẩm mĩ là tiêu chuẩn cao nhất về cái đẹp mà con người hướng tới. 2.3.2. Chức năng nhận thức * Văn học cung cấp tri thức bách khoa về cuộc sống Chức năng nhận thức là chức năng đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người về thế giới. Hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú với những kiến thức về địa lí, lịch sử, phong tục, tôn giáo, đạo đức, văn hóa của một dân tộc hoặc một thời đại. Nhưng nội dung nhận thức cơ bản nhất vẫn là đời sống tâm tư tình cảm và số phận con người thông qua những bức tranh thiên nhiên, phong tục và lịch sử đó. Gắn với đời sống con người là các vấn đề của đời sống vật chất và tinh thần con người: vấn đề tự do, độc lập, khát vọng hạnh phúc, khẳng định cá tính, quyền lực, rồi chuyện miếng ăn, cái đói... * Nhận thức cái khái quát qua cái cụ thể, cái mới lạ trong cái quen thuộc, làm cho con người có khả năng tự nhận thức Mục đích cuối cùng của nhận thức là hướng tới những khái quát lớn, khám phá bản chất, quy luật của các hiện tượng. Do phản ánh được bản chất và quy luật của đời sống hiện thực, các kiệt tác văn học bao giờ cũng có sức 10 hấp dẫn mang tính thời đại. Nhưng nhận thức khái quát đó phải được nhận thức thông qua những hình tượng cụ thể.Ví như vẻ đẹp của Hà Nội được cảm nhận qua hương cốm mùa thu, một con ngõ nhỏ. 2.3.3. Chức năng khêu gợi tư tưởng, tình cảm (chức năng giáo dục) * Văn học khêu gợi tư tưởng tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn Chức năng giáo dục là chức năng giúp xây dựng một thái độ, một tình cảm nhất định đối với cuộc sống. Tác phẩm văn học bao giờ cũng phản ánh hiện thực trong tính khuynh hướng tư tưởng và tình cảm, bao giờ cũng toát lên nhiệt tình khẳng định hay phủ định, khát khao nhìn thấy lẽ phải, chân lí ở đời được thực hiện, cho nên văn học còn thức tỉnh con người lương tri, dạy biết yêu, biết căm giận, biết chia sẻ, xót thương... Văn học giúp hình thành thế giới quan và các quan điểm chính trị, xã hội. Văn học còn góp phần hình thành những quan điểm đạo đức. Văn học dạy ta biết yêu biết ghét, biết khinh bỉ sự phản trắc, cái tẹp nhẹp, tầm thường, cái lười biếng, độc ác gian tham. Văn học khơi dậy niềm tin vào sự tất thắng của cái thiện, niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai, dạy cho người ta biết xả thân vì nghĩa lớn, khát khao đóng góp cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn. * Văn học giúp con người tự hoàn thiện nhân cách Văn học giúp tác động, cải tạo phẩm chất người (đạo đức, cách ứng xử, suy nghĩ phù hợp với lẽ phải, với tình thương, lòng nhân ái, làm cho con người hiểu nhau, sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn, hướng tới sự hoàn thiện Văn học còn giúp rèn luyện và phát triển những giác quan thẩm mĩ, khả năng nhận biết cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật. 2.3.4. Chức năng giao tiếp và giải trí Trong cuộc sống, việc giao tiếp diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức. Văn học thực hiện nhiệm vụ giao tiếp theo cách riêng. Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ chuyển tải những thông tin thông thường, mà những 11 thông tin ấy chứa đựng nội dung tư tưởng, tình cảm và mang tính khuynh hướng xã hội đậm nét. Với chức năng giao tiếp của mình, văn học đã mang tiếng nói của dân tộc này đến với dân tộc khác làm cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn. Khi cầm bút sáng tác chính là lúc nhà văn muốn trình bày, muốn chia sẻ với bạn đọc những suy tư, những nỗi niềm để tâm hồn thanh thoát. Người đọc văn học cũng là để thư giãn sau những giờ phút lao động căng thẳng. Do đó, trong chức năng giao tiếp của văn học có chứa đựng cả chức năng giải trí. * Tóm lại, các chức năng nói trên của văn học không tách rời các giá trị chân – thiện – mĩ nên chúng cũng không thể tách rời. Sự gắn bó giữa các chức năng làm cho văn học có sức tác động sâu xa, bền bỉ, có sức sống mãnh liệt, dài lâu, không gì thay thế trong đời sống tinh thần của chúng ta. 3. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 3.1. Thực trạng kinh tế xã hội Đặc việc dạy và học đối với học sinh giỏi bộ môn Văn trong bối cảnh nền kinh tế xã hội hiện nay chúng tôi nhận thấy: thực trạng kinh tế xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy – học Văn, nhất là bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. Bởi vì, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như ngày nay, học sinh được tiếp xúc rất sớm với các trang thiết bị hiện đại. Điều này giúp các em có thể cập nhập thông tin một cách nhanh chóng nhưng mặc khác cũng khiến nhiều em lười suy nghĩ, có thói quen ỷ lại vào máy móc. Thói lười suy nghĩ ngại tìm tòi từ ngữ, khiến cho khả năng diễn đạt của học sinh trước một vấn đề nào đó thường lung túng, “bí từ”, thậm chí rất ngô nghê. Chúng tôi vẫn phàn nàn là “ chất” văn của học sinh bây giờ ít quá! Thêm vào đó cuộc sống hiện đại khiến các em có một quan niệm sống và xu hướng chọn nghành nghề rất thực tế. Nhiều em không thích lựa chọn các nghành nghề khoa học xã hội vì ra trường khó xin việc làm, thu nhập thấp… Từ thực trạng trên mà việc dạy và học bộ môn Ngữ văn ở các trường Phổ 12 thông gặp không ít khó khăn, Những em có niềm đam mê thực sự với môn Văn ngày càng ít ỏi. Rất nhiều học sinh cảm thục văn học không có tính hình tượng, không bằng trí tưởng tượng, sự liên tưởng mà bằng cái nhìn “ trần trụi”, thực tế của các em ngoài đời. 3.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Việc ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình có những thuận lợi và khó khăn cơ bản như sau: Về thuận lợi: Do đặc thù của một trường chuyên biệt, học sinh học tập tại trường hầu hết là con em của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, các em được lớn lên từ núi rừng, bản làng với một tâm hồn hết sức trong sáng. Những cảm xúc văn chương trong tâm hồn các em hầu như còn được lưu giữ nguyên vẹn, chưa bị cái phồn tạp của cuộc sống đô thị làm cho mai một, mài mòn. Những tâm hồn trong sáng ấy lại được những bàn tay, khối óc của các thế hệ thầy cô giáo nơi đây ngày đêm miệt mài vun xới, như một mảnh đất màu mỡ, gặp dòng nước mát lành và đôi tay cần cù, khối óc sáng tạo của người gieo hạt nên đã cho kết quả những vụ mùa bội thu. Nhưng có thành quả nào không phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt? Để có được bề dày thành tích như ngày hôm nay, việc bồi dưỡng học sinh giỏi Văn của thầy và trò nhà trường đã phải đổi mặt với không ít khó khăn, thử thách. Là học sinh dân tộc nên học sinh vẫn có thói quen phát âm và viết theo tiếng địa phương. Cũng vì đa phần lớn lên từ miền quê nghèo nên trước khi lên đây, các em hầu như phải vừa học, vừa lao động giúp đỡ gia đình. Các em không có nhiều quĩ thời gian để học tập, không có nhiều sách tham khảo nâng có như học sinh thành phố. Những khó khăn đó khiến nhiều em trước khi bước vào ôn luyện đội tuyển có vốn văn học rất hạn chế. Với phương trâm “đãi cát tìm vàng” – chúng tôi – những thầy cô đang phụ trách công tác ôn luyện học sinh giỏi Văn của trường vẫn luôn tâm niệm: đây là một công việc nhọc nhằn nhưng cũng thật vinh quang; là trách nhiệm của một người giáo viên nhưng cũng là tình thương yêu đối với con em các dân tộc thiểu số của 13 tỉnh nhà. Những khó khăn, thử thách đã không làm nản bước, chùn lòng các thầy cô giáo trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình trong bao năm học vừa qua. 14 CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Việc phát hiện và chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi Văn. Việc phát hiện học sinh giỏi Văn người dân tộc cho đến nay chưa có một công trình khoa học sư phạm nào đề cập đến một cách kĩ càng và hệ thống. Nếu có nói đến thì cũng chỉ là vấn đề lẻ tẻ, những bài viết trong phạm vi nhỏ, tầm phổ biến chưa rộng, chưa có sức thuyết phục cao. Hơn thế, đây lại là một vấn đề vừa dựa vào lí giải khoa học nhưng vừa nặng về nhận định cảm tính. Tuỳ theo cách nhìn nhận cùa mỗi giáo viên mà học sinh này hay học sinh kia có năng lực học Văn. Vì vậy, việc chọn đội tuyển học sinh giỏi Văn thường gây ra những bàn luận sôi nổi của đội ngũ giáo viên và kể cả học sinh. Thậm chí có những ý kiến nhận định trái ngược nhau có khi tạo ra những ngạc nhiên đầy thú vị. Việc phát hiện học sinh giỏi Văn người dân tộc của chúng tôi không nằm ngoài thực trạng chung đó. Qua thực tế nhiều năm làm đội tuyển Văn, chúng tôi cho rằng: Việc phát hiện học sinh giỏi Văn người dân tộc tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình phải chú trọng, căn cứ vào những yếu tố sau : 1.1. Nguyên tắc lựa chọn: Thứ nhất, cần xem xét xem tố chất học Văn của học sinh đó có tốt không như: tiếp thu nhanh, trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và khả năng sáng tạo. Điều này được xem xét qua các bài làm văn hoặc những câu trả lời miệng của học sinh trong giờ học văn, trong các buổi ngoại khoá văn học. Thứ hai, chọn học sinh có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn trong, ngoài nhà trường qua sự tìm đọc tích luỹ, phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về con người và xã hội. 15 Chẳng hạn nhờ có sự say mê tìm đọc mà một học sinh đã biết thêm ý kiến của thầy giáo Mai Văn Hoan về cách hiểu câu thơ: Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng là phải dựa vào đặc điểm cây Bồ đề - một loài cây cao chừng 15 m, búp non, phủ lông mịn màu vàng, hoa nhỏ mọc thành chùm. Bồ đề có hai loại: loại hoa trắng gọi là cánh kiến trắng, loại hoa vàng gọi là cánh kiến vàng. Loại cánh kiến hoa vàng thường mọc trên vùng sỏi sạn ở độ cao 300 - 700 m. Nhựa của nó vừa là loại thuốc quý, vừa để chế ra loại keo gắn kết rất chặt. Phải chăng vì những phẩm chất đó mà nhà thơ Chế Lan Viên so sánh Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng - một tình yêu đẹp được ươm mầm trong gian khổ, khó khăn và khăng khít keo sơn mãi mãi. Thứ ba, một trong những biểu hiện thường không thể thiếu và thường không thể giấu của học sinh giỏi Văn là rất giàu tình cảm và nhạy cảm trước mọi vấn đề, trước cuộc sống. Biểu hiện của những học sinh này là rất vui nhưng cũng dễ buồn trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và nhất là do sự tác động qua lời giảng của giáo viên. Thường đây là những học sinh sống tình cảm gần gũi với bạn bè, thầy cô, hay bộc lộ cảm xúc qua tình cảm và chiều sâu nội tâm, thông qua cách biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp qua các bài viết. Thứ tư, học sinh giỏi Văn là học sinh có vốn tiếng Việt khá dồi dào, biết sử dụng chính xác chúng trong những trường hợp khác nhau. Thứ năm, chọn những học sinh có năng lực trình bày rõ ràng, chắc chắn qua bài làm văn. Văn các em này có thể còn hơi khô khan, viết chưa sinh động, vì không biết dùng từ ngữ, câu văn gợi cảm, có hình ảnh, nhưng đây cũng được coi là mảnh đất dễ cải tạo, nếu được thầy cô rèn giũa thêm thường có tiến bộ rất nhanh chóng. Lợi thế của dạng học sinh này là các em rất thích hợp với việc làm các bài tập, bài văn bình luận, kiểu bài đòi hỏi tính kỉ luật, lập luận chặt chẽ, khúc chiết hơn là lời văn giàu cảm xúc. Nếu gặp những đề bài loại này sở trường của các em thường được phát huy tốt. Thứ sáu, học sinh giỏi Văn được chọn phải là những học sinh có niềm say mê văn học, yêu thích môn Văn và có khát khao đạt giải học sinh giỏi Văn các cấp. Trong thực 16 tế có khá nhiều học sinh dân tộc có tố chất học Văn tốt, có kĩ năng làm bài văn nghị luận khá vững vàng, nhưng các em lại coi môn Văn là môn phải học để thi chứ không thật say mê nó. Các em theo đuổi niềm say mê ở các môn học khác. Những học sinh này nếu đưa vào học đội tuyển thường lười làm bài tập và có thể sẵn sàng bỏ giữa chừng. Nếu cố ép đi thi, hiệu quả đạt điểm thường không cao. Thứ bảy, chọn học sinh đội tuyển Văn còn phải đặc biệt chú ý đến thái độ học tập nghiêm túc của các em. Phải chọn những em cần cù chăm chỉ, kiên trì học tập và kiên quyết đi thi đoạt giải. Đây là tố chất của ý chí nghị lực và là chìa khóa của sự thành công, đúng như một danh ngôn đã nói: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ”. Trong thực tế đã từng có một số em học sinh có tố chất học Văn, rất say mê văn chương, rất khao khát đạt giải Văn, thế nhưng khi học đội tuyển Văn, ý thức học tập thiếu nghiêm túc, không chịu khó làm bài tập, ngại viết bài, ngại sửa lỗi … nên đạt kết quả không cao trong các kì thi. 1.2. Phương pháp chọn. Thứ nhất, cách tốt nhất là nên để các em tự bộc lộ mình qua kiểm tra, phát vấn, từ đó tìm ra sự tinh nhạy và lô gíc trong tư duy. Cho các em làm bài nhiều lần ở nhiều dạng đề ( cảm thụ văn học, bình luận văn học, đề tổng hợp, đề đối sánh…) để kiểm tra năng lực diễn đạt, khả năng sáng tạo và vốn kiến thức. Thứ hai, để việc lựa chọn mang tính chuẩn xác cao và không bị cách đánh giá chủ quan của mình chi phối thì nên tranh thủ sự đánh giá của đồng nghiệp bằng cách: đưa cho họ đọc các bài viết của các em hoặc nhờ ra đề và chấm. Sau đó đối chiếu kết quả đánh giá của mình với đồng nghiệp để có sự lựa chọn chính xác. 2. Việc trang bị kiến thức, kĩ năng cho học sinh trong đội tuyển học sinh văn 2.1. Lập hệ thống chương trình Việc đầu tiên của giáo viên luyện đội tuyển Văn trong một kì ôn thi học sinh giỏi là phải phải lập được hệ thống chương trình ôn tập phù hợp cho từng năm. Để học sinh 17 ngay từ đầu ý thức được mình phải học gì, huy động tài liệu gì… Hệ thống chương trình ôn tập phải khoa học, chặt chẽ và phải toàn diện. Khi ôn tập song chương trình học sinh phải có khả năng xử lí tốt tất cả các đề bài, kể cả những đề bài không phải là sở trường của các em. Hết sức tránh lối ôn tủ theo kiểu “ được ăn cả, ngã về không ”. 2.2. Tạo cho học sinh một cái phông kiến thức sâu, rộng 2.2.1. Kiến thức về đời sống chính trị , xã hội: Người dạy cần cung cấp qua các bài dạy trên lớp, các buổi nói chuyện ngoài giờ học… Yêu cầu học sinh tự trang bị cho mình qua đọc báo, nghe đài, xem truyện hình, truy cập In tơ net … 2.2.2. Kiến thức về sách vở: Khi ôn luyện người thầy phải đi vào những kiến thức thiết thực, tạo lập cho bài giảng kiến thức phù hợp với tiến trình ôn tập và đối tượng học sinh dân tộc. Cần hết sức tránh lối dạy phô trương, dạy những kiến thức quá xa xôi, cao siêu, vì dạy như thế các em học sinh chỉ tỏ ra thích thú lúc đầu, sau sẽ dẫn đến chán chường. Trong những kiến thức cần trang bị thì việc coi trọng kiến thức sách giáo khoa là điều cực kì cần thiết. Học sinh đội tuyển phải hiểu sâu, rộng, nắm thật chắc, thật nhuần nhuyễn kiến thức sách giáo khoa. Giáo viên phải coi dó kiến thức nền tảng không thể thiếu trong ôn luyện. Không được có thái độ coi thường cho rằng đó là kiến thức dễ hiểu, thông thường không cần mất thời gian cày xới. Nhưng cũng cần chú trọng bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa để giúp hiểu sâu rộng hơn kiến thức trong sách giáo khoa phổ thông. Đặc biệt phải trang bị kiến thức chuyên sâu cho học sinh giỏi: Kiến thức về văn học sử, về các tác phẩm của các nhà văn.Ví dụ: Học Nam Cao học sinh phải biết thêm các tác phẩm khác của chính nhà văn như: Lang Rận, Dì Hảo, Sống mòn, Giăng sáng…Đồng thời phải biết thêm một số tác giả, tác phẩm khác của trào lưu văn học hiện thực phê phán như: Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn 18 Công Hoan, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng…Không những thế còn phải biết thêm các tác giả hiện thực nước ngoài như Lỗ Tấn, Tsê khốp…để có điều kiện so sánh. Khi dạy về Hồ Chí Minh thì các học sinh giỏi không chỉ nắm được một trong những nét phong cách nổi bật của thơ nghệ thuật của người là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cố điển và tinh thần hiện đại mà phải trả lời thật tốt câu hỏi: Thế nào là vẻ đẹp cổ điển, tinh thần hiện đại? Sự kết hợp hài hoà là ở chỗ nào? Vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại đã biểu hiện cụ thể như thế nào trong thơ Bác? Vì sao trong thơ Bác có vẻ đẹp ấy?... Tương tự như vậy khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 một trong những yêu cầu quan trọng các em phải nắm được là văn học giai đoạn này được hiện đại hóa. Nếu đối với học sinh đại trà chỉ cần các em nhớ và công nhận, thì học sinh giỏi phải chứng minh và lí giải được điều đó. Dạy bài Tràng Giang của Huy Cận, đối tượng nào cũng cần phải nắm được: nỗi buồn, tâm trạng cô đơn, tình cảm gắn bó với cuộc đời và quê hương của nhà thơ thông qua bức tranh trời rộng, sông dài vừa có màu sắc cổ điển, vừa gần gũi thân thiết. Nhưng riêng đối với học sinh giỏi thì còn phải lí giải những điều đó: Vì sao Huy Cận buồn? Nỗi buồn đó nói lên điều gì? Tích cực hay tiêu cực? Có gì khác so với nỗi buồn của một số nhà thơ mới? Hay chất thơ mới ở bài thơ thể hiện qua những điểm nào?...Có dạy như vậy mới hi vọng : sau khi học xong Tràng Giang các em không những nắm chắc bài thơ này mà còn ít nhiều biét phương pháp đọc một bài thơ mới. 2.2.3. Kiến thức lí luận văn học: Dạy về đặc trưng văn học, tư tưởng và phong cách nhà văn, mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và người đọc, tính nhân dân, tính đân tộc, tính hiện thực…Với loại kiến thức khó này hầu như giáo viên phải cung cấp cho các em là chính. Tuy nhiên người dạy phải biết tinh giản hoá, giản dị hoá cho dễ hiểu…Kiến thức lí luận có thể đến bằng con đường lí thuyết song phần đa nên qua các bài tập rèn luyện kĩ năng. Ví dụ: Để khắc sâu đặc trưng của thơ thì cho học sinh làm đề bài sau: 19 Bình luận về câu nói: Thơ khởi phát từ trong lòng người ta hay hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. Giáo viên nên chuẩn bị kiến thức thành các chuyên đề như tác gia Xuân Diệu Nam Cao, Tố Hữu, …để học sinh có được cái nhìn toàn diện về vấn đề. Đây cũng là cách khắc sâu, mở rộng và nâng cao kiến thức cho các em. 2.3. Yêu cầu đối với học sinh. Thứ nhất, ngoài kiến thức thầy dạy, giáo viên phải yêu cầu học sinh đội tuyển thường xuyên đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức, phải coi đó như là việc làm bài tập bắt buộc. Phải yêu cầu các em đọc đúng hệ thống tài liệu thầy đã cung cấp hoặc giới thiệu.Trong quá trình đọc sách học sinh phải ghi chép chọn lọc những kiến thức cần cho việc ôn luyện, làm các dạng đề bài trong hệ thống chương trình ôn tập. Hàng tuần, hàng tháng giáo viên phải kiểm tra việc đọc tài liệu của các em. Chỉ có như thế, việc đọc sách tham khảo của các em mới có hiệu quả thiết thực. Thứ hai, ngoài việc đọc sách tham khảo nhằm mở rộng kiến thức về tác giả, tác phẩm, học sinh cần đọc các sách lí luận văn học vì đây là khu vực các em còn trống nhiều. Đặc biệt các em cần đọc những bài văn mẫu, các bài văn chọn lọc, các bài văn đạt giải quốc gia để qua đó học cách mở bài, kết bài, cách diễn đạt, cách chuyển ý… để trong chừng mực nhất định có thể vận dụng được vào bài văn của mình. 3. Việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Văn. 3.1. Cách lựa chọn hướng ra đề. Đây là là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, kiểm tra, đánh giá và lựa chọn học sinh giỏi. Đề đúng và hay sẽ giúp phân hoá được trình độ học sinh, giúp người thầy nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh, từ đó đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh, đồng thời tạo được niềm tin, sự hứng thú học tập cho các em khi hiểu được năng lực của mình. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác năng lực của học sinh mà còn giảm hứng thú học Văn, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan