Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bồi dưỡng công tác quản lý nhà nước ở cơ sở...

Tài liệu Bồi dưỡng công tác quản lý nhà nước ở cơ sở

.DOC
6
38190
112

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CƠ SỞ CHUYÊN ĐỀ I: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH A. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Kinh tế thị trường định hướng XHCN là vấn đề hết sức mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Tư duy của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là cả một quá trình tìm tòi thử nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, từng bước hoàn thiện. - Là một nước nghèo, kinh tế, kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên CNXH là mục tiêu lý tưởng của Đảng và nhân dân Việt Nam. Nhưng bằng cách nào? Đó là câu hỏi lớn và hệ trọng, trả lời thật không đơn giản. B. NỘI DUNG: I. Tìm hiểu một số khái niệm. 1. Kinh tế thị trường là gì? Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả số lượng hàng hoá, đơn vị trên thị trường. a. Giải thích khái niệm: + Quy luật cung cầu? + Quy luật giá trị? + gIÁ CẢ? b. Ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường. * Ưu điểm: + Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hoá cao hơn lượng cung thì giá cả sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng, khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. + Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hưởng hơn thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. + Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải. * Nhược điểm: + Cơ chế phân bổ nguồn lực trong Kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng. Đấy là chưa kể vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hiệu qủa. + Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn, khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát. + Trong thực tế hiện nay không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung hoàn toàn ( Trừ Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp ( là một nền kinh tế pha trộn những đặc điểm của các hệ thống kinh tế khác nhau). + Trong thương mại Quốc tế, mức độ thị trường hoá nền kinh tế có thể sử dụng làm tiêu chí xác định điều kiện thương mại giữa hai nước. 2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Kinh tế Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực chất là kểu tổ chức nền KT-XH vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của KTTT, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của CNXH. - KTTT định hướng XHCN ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của nền KTTT, vừa mang tính đặc thù, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa. - Tính định hướng xã hôi chủ nghĩa của KTTT không phủ nhận các quy luật KTTT; mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa KTTT ở nước ta với các nước khác. * Mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020: " Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước Công nghiệp theo hướng hiện đại..." * Đặc trưng XHCN trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, gồm 8 đặc trưng cơ bản: 1- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; 2- Do nhân dân làm chủ; 3- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; 4- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 5- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; 6- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; 7- Có những pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng cộng sản lãnh đạo; 8- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. II. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay ( gồm 3 đặc điểm cơ bản). 1. Chế độ đa sở hữu và đa thành phần kinh tế. - Cốt lõi của kinh tế thị trường là sản xuất hàng hoá, trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường theo qui luật thị trường. - Sản xuất và trao đổi chỉ xảy ra khi mọi chủ thể tham gia vào nền KTTT độc lập với nhau, và vì vậy muốn thoả mãn nhu cầu xã hội thì phải trao đổi sản phẩm gọi là hàng hoá. - Các chủ thể, bởi thế, phải có ý thức rõ ràng về sở hữu vật đem trao đổi, cũng như lợi nhuận từ việc trao đổi đó. - Nền KTTT định hướng XHCN dựa trên nhiều hình thức sở hữu như: sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp, song chế độ sở hữu công cộng ( công hữu, toàn dân) về TLSX chủ yếu đóng vai trò nền tảng của nền kinh tế Quốc dân. - Từ các hình thức sở hữu cơ bản hình thành nhiều thành phần kinh tế với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, xen lẫn, hỗn hợp. - Quan điểm của Đảng: " Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể phải từng bước làm nền tảng của nền kinh tế quốc dân". 2. Hình thức phân phối. - Kết hợp nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chính, thực hiện tốt chính sáh xã hội. - Kết hợp chặt chẽ những nguyên tắc phân phối của CNXH và nguyên tắc của KTTT, như: phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng, phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội...trong đó, phân phối theo lao động đóng vai trò chủ đạo. ( Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích về chế độ phân phối XHCN là: Người làm nhiều - hưởng nhiều ...trừ người già và trẻ em). - Nhà nước điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. ( Giảm chênh lệch giàu nghèo nhưng đồng thời không cào bằng, có chính sách, biện pháp, bảo vệ thu nhập chính đáng, hợp pháp cho người giàu, khuyến khích người có tài năng). - Đối tượng chính sách xã hội là toàn thể nhân dân, vì thế các chính sách phải bao gồm: +Chính sách xoá đói giảm nghèo. + Chính sách an sinh xã hội. + Chính sách phòng chống các tệ nạn xã hội. 3. Nhà nước quản lý nền KTTT dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Cơ chế quản lý và vận hành nền KTTT định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thực hiện cơ chế trên sẽ đảm bảo tính định hướng, điều khiển hướng tới đích XHCN của nền kinh tế theo phương châm: Nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp. Cụ thể: + Tạo môi trường pháp lý, KT-XH ổn định, thuận lợi cho các chủ thể Kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. + Định hướng và hướng dẫn sự phát triển KT-XH bằng việc soạn thảo, ban hành các kế hoạch, quy hoạch, chương trình, phát triển KT-XH và các chính sách ( đặc biệt là chính sách Tài chính, tiền tệ, tiến dụng). + Tổ chức là một chức năng quan trọng của Quản lý Nhà nước về Kinh tế ( Nhà nước sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị kinh tế, sắp xếp, cũng cố lại các doanh nghiệp Nhà nước, phân phối các khu Công nghiệp tập trung, các vunghf kinh tế. Nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị trường; Tổ chức lại hệ thống quản lý; Đổi mới thể chế và thủ tục hành chính. Đạo tạo và đoà tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp; Thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế Quốc tế. + Điều tiết, điều hành kinh tế vĩ mô nền kinh tế, trong đó Nhà nước cầnm cân nhắc kỹ lưỡng những mệnh lệnh hành chính để cho các hoạt động thị trường được diễn ra chủ yếu theo sự hướng dẫn của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, bảo đảm nguyên tắc vận hành của nền kinh tế là nguyên tắc thị trường " Tự điều chỉnh". +Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, nhằm thiết lập kỷ cương trong hoạt động kinh tế. + Cơ ché thị trường là nhân tố " Trung tâm" của nền kinh tế, đóng vai trò trung gian giữa Nhà nước và Doanh nghiệp. - Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì Nhà nước cần phải can thiệp vào kinh tế và cần thiết phải kế hoạch hoá vĩ mô nền kinh tế. III. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ( 3 giải pháp cơ bản). 1- Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình Doanh nghiệp ( Phát triển 4 thành phần kinh tế theo NQ XI). 2- Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. 3- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nền KTTT định hướng XHCN. C. KẾT LUẬN: Có thể khẳng định rằng, những luận điểm mới về kinh tế thị trường được chỉ ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là nhằm kết hợp hài hoà giữa các yếu tố thị trường với tính định hướng XHCN, qua đó thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Đồng thời làm phong phú thêm lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam trong thời đại ngày nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan