Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học Bộ giáo dục và đào tạo luận văn vận dụng kiến thức chương sinh sản 11...

Tài liệu Bộ giáo dục và đào tạo luận văn vận dụng kiến thức chương sinh sản 11

.DOC
9
313
98

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN SINH HỌC 11 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN SINH HỌC 11 THPT Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THỊ THANH HỘI NGHỆ AN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phan Thị Thanh Hội - Giảng viên, Trưởng bộ môn Lý luận và PPDH Sinh học, khoa Sinh học trường ĐHSP Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy Cô trường ĐH Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ, góp ý cho chúng tôi học tập, nghiên cứu trong thời gian qua. Tôi xin cảm ơn tới sự giúp đỡ của các Thầy Cô trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu tại trường. Tôi xin cảm ơn tới các Thầy Cô công tác tại Tạp chí Giáo dục đã có nhiều ý kiến góp ý cho đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới BGH, đồng nghiệp và các em HS các trường THPT Đặng Thúc Hứa, Thanh Chương 1, Nguyễn Sỹ Sách, Tân Kỳ, Đô Lương 3.. đã tạo điều kiện và hợp tác với chúng tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Xin cảm ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi học và thực hiện đề tài. Thanh Chương, tháng 8 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .......................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.....................................................................3 6. Giả thuyết khoa học .............................................................................................4 7. Đóng góp mới của đề tài......................................................................................4 8. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................5 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .....................................................5 1.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................5 1.1.1. Tổng quan về rèn luyện kĩ năng và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.....................................................................................................5 1.1.2. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn ..............................................................8 1.1.3. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn...............................................10 1.1.4. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ........13 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................20 1.2.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp điều tra ...........................................20 1.2.2. Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá..................................................21 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................25 Chương 2. RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH SẢN SINH HỌC 11 THPT ..............................................................................................26 2.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung chương Sinh sản Sinh học 11 THPT .....................................................................................................................26 iv 2.1.1. Mục tiêu của chương sinh sản Sinh học 11..............................................26 2.1.2. Cấu trúc nội dung của chương trình Sinh học 11 và chương Sinh sản. .......27 2.2. Quy trình rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương Sinh sản Sinh học 11 ........................................................31 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình tổ chức rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ............................................................31 2.2.2. Quy trình tổ chức rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ............................................................................................32 2.3. Một số biện pháp để rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT.............................40 2.3.1. Thiết kế các câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức để rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học chương Sinh sản............................................................................................................40 2.3.2. Thiết kế một số bài tập tình huống để rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học chương Sinh sản Sinh học 11...............43 2.3.3. Thiết kế một số dự án để rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học chương Sinh sản Sinh học 11.....................................45 2.3.4. Thiết kế một số hoạt động tham quan, thực nghiệm sản xuất để rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học chương Sinh sản Sinh học 11 .......................................................................................52 2.4. Các tiêu chí đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn...................58 2.4.1. Các tiêu chí đánh giá KNVDKT vào thực tiễn của HS............................58 2.4.2. Thiết kế các công cụ để đánh giá cho KNVDKT vào thực tiễn...............60 2.4.3. Thiết kế các bài tập đánh giá rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn của HS.........63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................67 Chương 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...............................................................68 3.1. Mục đích của thực nghiệm..............................................................................68 3.2. Nội dung của thực nghiệm..............................................................................68 3.3. Phương pháp thực nghiệm..............................................................................68 3.4. Đối tượng và thời gian thực nghiệm...............................................................68 3.4.1. Chọn đối tượng thực nghiệm....................................................................68 3.4.2. Chọn thời gian thực nghiệm.....................................................................69 v 3.4.3. Bố trí thực nghiệm....................................................................................69 3.5. Kết quả thực nghiệm.......................................................................................69 3.5.1. Về mặt định lượng....................................................................................69 3.5.2. Về mặt định tính .......................................................................................76 3.5.3. Kết luận chung về thực nghiệm................................................................76 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................80 PHỤ LỤC vi CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CHỮ VIẾT TẮT ĐỌC LÀ BTTH Bài tập tình huống ĐG Đánh giá ĐV Động vật GP Giảm phân GV Giáo viên HS Học sinh KN Kĩ năng Kĩ năng vận dụng kiến KNVDKT thức NP Nguyên phân PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SS Sinh sản SSHT Sinh sản hữu tính SSVT Sinh sản vô tính THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TV Thực vật VTN Vị thành niên NXB Nhà xuất bản vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Cấu trúc của kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn...................... 11 Bảng 1.2. Bảng phân loại các mức độ tư duy theo Bloom.................................. 14 Bảng 1.3. Các bước tổ chức dạy học giải quyết vấn đề ...................................... 16 Bảng 1.4. Kết quả khảo sát hiểu biết của GV về rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học ........................................................ 21 Bảng 1.5. Kết quả khảo sát việc thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập liên quan đến thực tiễn trong dạy học................................................. 22 Bảng 1.6. Kết quả khảo sát về việc sử dụng các PPDH tích cực trong quá trình dạy học Sinh học ........................................................................ 23 Bảng 2.1. Bảng kiểm về khả năng hiểu bài của HS (dành cho HS tự đánh giá)....... 39 Bảng 2.2. Bảng kiểm về hoạt động nhóm của từng HS trong nhóm. (dành cho HS đánh giá lẫn nhau).................................................................. 39 Bảng 2.3. Bảng kiểm quan sát HS học tập theo dự án ........................................ 50 Bảng 2.4. Bảng tiêu chí đánh giá KNVDKT vào thực tiễn................................. 59 Bảng 2.5. Các công cụ để đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn......... 61 Bảng 2.6. Bảng kiểm về thái độ của HS trong hoạt động nhóm ......................... 63 Bảng 3.1: Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học chương Sinh sản Sinh học 11 THPT ............ 70 Bảng 3.2: Kết quả đánh giá các tiêu chí rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn của 4 HS tham gia thực nghiệm.......................................................... 72 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm .................................... 74 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng................................................. 75 Bảng 3.5. Kết quả kiểm định sự sai khác điểm trung bình về rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn giữa các giai đoạn thực nghiệm................................................................................................. 76 viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Logic hình thành kiến thức sinh sản ở TV, ĐV cấp cơ thể ............... 29 Hình 2.2: Quy trình rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn ..................................... 32 Hình 2.3: Sơ đồ cơ chế điều hòa quá trình sinh tinh và sinh trứng ở Người. ..... 35 Hình 2.4. Sơ đồ cơ chế điều hòa quá trình sinh tinh........................................... 36 Hình 2.5. Sơ đồ cơ chế điều hòa sinh trứng........................................................ 37 Hình 3.1. Tỷ lệ % HS đạt mức 3 của các tiêu chí ở các giai đoạn thực nghiệm................................................................................................. 71 Biểu đồ 3.4: Phân phối tần suất điểm các bài kiểm tra............................................ 75 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Yêu cầu về đào tạo con người thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ thông tin. Theo các chuyên gia, cứ sau một chu kỳ 5 - 7 năm, khối lượng thông tin mà loài người tích lũy được lại tăng gấp đôi so với toàn bộ thông tin trước đó. Chính cách mạng thông tin, cách mạng tri thức đã tạo ra nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức như hiện nay đòi hỏi nền giáo dục không chỉ của nước ta mà tất cả các nước trên thế giới phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, có năng lực giải quyết vấn đề và năng lực thích ứng cao. Để đào tạo ra con người đáp ứng được những yêu cầu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục lấy đổi mới phương pháp giáo dục là khâu đột phá. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của từng người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học”. Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục được thể chế hóa trong luật giáo dục. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Tuy nhiên, việc dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Sinh học nói riêng thì việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết trong đó có kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn mới được chú trọng trong một số năm gần đây và thực tế thì hiệu quả chưa cao, cụ thể như: Việc dạy học thường tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, phương pháp, thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa biết cũng như các tình huống thực tiễn 2 cuộc sống. Hệ thống bài tập nặng về tính toán toán học, quá nhiều bài tập phi lý thuyết, phi thực tiễn … Còn đối với dạy học tiếp cận năng lực thì xem trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng có phối hợp các thành phần riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới đối với người học. Bên cạnh đó việc tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của học sinh. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn. Chương Sinh sản - Sinh học 11 nghiên cứu về các cơ chế và quá trình sinh sản ở động vật, thực vật và những yếu tố ảnh hưởng cũng như các cơ chế điều hoà quá trình sinh sản của động thực vật và con người. Nội dung chương trình gần gũi với HS và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Vì vậy việc rèn luỵên kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn khi dạy chương này là việc hết sức phù hợp và cần thiết. Vì vậy để đảm bảo phương châm “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người” và đào tạo nên những con người phát triển toàn diện thì việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng cho học sinh trong đó có kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn là điều hết sức cần thiết. Qua đó vừa nâng cao hiệu quả học tập bộ môn vừa đào tạo những con người hoàn thiện mọi mặt. Xuất phát từ những vấn đề chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở xác định cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, xây dựng được quy trình và các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vận dụng trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của dạy học theo hướng rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Từ đó làm cơ sở xác định định nghĩa kĩ năng VDKT vào thực tiễn và cấu trúc của KN. 3 - Điều tra thực trạng dạy học Sinh học theo hướng rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn trong một số trường THPT. - Xác định các nguyên tắc, quy trình rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. - Xác định các biện pháp để rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. - Xây dựng các tiêu chí để đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Quy trình và các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT.5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập, các phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS - Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu có liên quan - Nghiên cứu chương trình sinh học THPT, đặc biệt là SGK, các nội dung thuộc phần sinh sản để có cơ sở đề xuất các phương pháp dạy học, các biện pháp nhằm rèn luyện các kĩ năng cho HS 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Điều tra, thăm dò và đánh giá thực trạng về nội dung kiến thức chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT, tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh khi dạy học chương này. Từ đó đề xuất hệ thống các phương pháp, hình thức học tập và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS nói chung và năng lực vận dụng nói riêng. + Thực nghiệm sư phạm: Đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các nội dung được đề xuất trong luận văn. 4 5.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm Excel để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. 6. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở phân tích cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nếu xác định được quy trình và các biện pháp phù hợp thì có thể rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. 7. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học ở trường THPT. - Định nghĩa và xác định được cấu trúc của kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS, vận dụng trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. - Đề xuất được một số biện pháp để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. - Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương sinh sản sinh học 11 THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về rèn luyện kĩ năng và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 1.1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới việc nghiên cứu vấn đề rèn luyện kĩ năng cho người học đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Vào những năm đầu thế kỷ 20 ở nước Anh đã hình thành “Những nhà trường mới” với mục tiêu chủ đạo là phát triển năng lực trí tuệ cho HS. Các nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức đều hướng đến HS và do HS chủ động thực hiện. Xu hướng này đã được thế giới hưởng ứng và lan rộng. T. A. Kovzlov(1978) đã có công trình “Các biện pháp sư phạm để dạy HS cuối cấp về mối quan hệ giữa sự vật và lý thuyết”. Trong đó tác giả đã đưa ra các kĩ thuật để rèn luyện cho HS những kĩ năng, năng lực cần thiết. Qua đó cũng thấy được vai trò quan trọng của việc sử dụng các hiện tượng, sự vật trong thực tiễn đối với vấn đề nhận thức. Việc rèn luyện các kĩ năng trong đó có kĩ năng sử dụng kiến thức vào thực tiễn cũng được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu như: “Công tác độc lập của HS về sinh học đại cương” của tác giả K. D. Anaxataxova (1981), “Dạy học phát triển” của I. X. Kimanxcaia. Các nhà khoa học như Jame Oatxon, B. Skino thì nghiên cứu kĩ năng của con người dựa trên nhứng nghiên cứu về hành vi của động vật. Tác giả X.I. Kixegops [dẫn theo 13] nghiên cứu và cho rằng, quá trình rèn luyện kĩ năng gồm 5 giai đoạn là người học được giới thiệu cho biết về hành động sắp phải thực hiện, diễn đạt các qui tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những hiểu biết mà dựa vào đó các kĩ năng, kĩ xảo được tạo ra, trình bày mẫu hành động, người học tiếp thu hành động một cách thực tiễn; đưa ra các bài tập độc lập và có hệ thống. Trong các giai đoạn trên giai đoạn trình bày mẫu hành động là rất cần thiết nhưng không 6 được gây cho người học sự bắt chước máy móc. Các giai đoạn phải được kết hợp chặt chẽ để đảm bảo tính mềm dẻo và tính di chuyển của các kĩ năng. Tác giả X.L. Kixegop trong công trình nghiên cứu “Hình thành các kĩ năng kĩ xảo trong điều kiện giáo dục đại học” đã nêu ra hơn 100 kĩ năng cần thiết. Tư tưởng dạy học hình thành và phát triển KN vận dụng kiến thức vào thưc tiễn cho HS đã có từ lâu. Ngay từ thời cổ đại, Xocrat [25] (469 - 390 TCN) với khẩu hiệu “anh phải tự biết lấy anh” đã đưa ra phương pháp đặt câu hỏi để gợi cho người nghe dần dần tìm ra kết luận mà ông muốn dẫn người ta tới. J. Để đào tạo ra con người đáp ứng được những yêu cầu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục lấy đổi mới phương pháp giáo dục là khâu đột phá. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của từng người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học”. Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục được thể chế hóa trong luật giáo dục. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Tuy nhiên, việc dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Sinh học nói riêng thì việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết trong đó có kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn mới được chú trọng trong một số năm gần đây và thực tế thì hiệu quả chưa cao, cụ thể như: Việc dạy học thường tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, phương pháp, thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa biết cũng như các tình huống thực tiễn 2 cuộc sống. Hệ thống bài tập nặng về tính toán toán học, quá nhiều bài tập phi lý thuyết, phi thực tiễn … Còn đối với dạy học tiếp cận năng lực thì xem trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng có phối hợp các thành phần riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới đối với người học. Bên cạnh đó việc tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của học sinh. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn. Chương Sinh sản - Sinh học 11 nghiên cứu về các cơ chế và quá trình sinh sản ở động vật, thực vật và những yếu tố ảnh hưởng cũng như các cơ chế điều hoà quá trình sinh sản của động thực vật và con người. Nội dung chương trình gần gũi với HS và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Vì vậy việc rèn luỵên kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn khi dạy chương này là việc hết sức phù hợp và cần thiết. Vì vậy để đảm bảo phương châm “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người” và đào tạo nên những con người phát triển toàn diện thì việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng cho học sinh trong đó có kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn là điều hết sức cần thiết. Qua đó vừa nâng cao hiệu quả học tập bộ môn vừa đào tạo những con người hoàn thiện mọi mặt. Xuất phát từ những vấn đề chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở xác định cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, xây dựng được quy trình và các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vận dụng trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của dạy học theo hướng rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Từ đó làm cơ sở xác định định nghĩa kĩ năng VDKT vào thực tiễn và cấu trúc của KN. 3 - Điều tra thực trạng dạy học Sinh học theo hướng rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn trong một số trường THPT. - Xác định các nguyên tắc, quy trình rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. - Xác định các biện pháp để rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. - Xây dựng các tiêu chí để đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Quy trình và các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT.5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập, các phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực HS - Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu có liên quan - Nghiên cứu chương trình sinh học THPT, đặc biệt là SGK, các nội dung thuộc phần sinh sản để có cơ sở đề xuất các phương pháp dạy học, các biện pháp nhằm rèn luyện các kĩ năng cho HS 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Điều tra, thăm dò và đánh giá thực trạng về nội dung kiến thức chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT, tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh khi dạy học chương này. Từ đó đề xuất hệ thống các phương pháp, hình thức học tập và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS nói chung và năng lực vận dụng nói riêng. + Thực nghiệm sư phạm: Đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các nội dung được đề xuất trong luận văn. 4 5.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm Excel để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. 6. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở phân tích cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nếu xác định được quy trình và các biện pháp phù hợp thì có thể rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. 7. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học ở trường THPT. - Định nghĩa và xác định được cấu trúc của kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS, vận dụng trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. - Đề xuất được một số biện pháp để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11 THPT. - Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương sinh sản sinh học 11 THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về rèn luyện kĩ năng và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 1.1.1.1. Trên thế giớ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan