Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Giáo dục hướng nghiệp Bộ đề thi môn ngữ văn lớp 9 năm 2017 có đáp án...

Tài liệu Bộ đề thi môn ngữ văn lớp 9 năm 2017 có đáp án

.PDF
26
322
148

Mô tả:

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM 2017 (CÓ ĐÁP ÁN) 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017 có đáp ánTrường THCS Bình An 2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017 có đáp án Trường THCS Trung Kiên 3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường 4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017 có đáp án - Sở GD & ĐT Yên Lạc 5. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây. (Theo Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật) a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (0.5 điểm) b. Đoạn văn trên được sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0.5 điểm) c. Tìm một số thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên và cho biết các thuật ngữ đó thường được dùng trong môn học nào? (1.0 điểm) d. Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 dòng nêu cảm nhận của em về một môn khoa học mà em yêu thích. (1.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (4.0 điểm) Có lẽ ai trong chúng ta cũng có những ký ức, những hoài niệm về người thân. Hãy viết bài văn kể lại một kỷ niệm sâu sắc và cảm động giữa mình và người thân ấy./. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9 Câu 1: (3.0 điểm) a) Nội dung chính của đoạn văn trên: Giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục hay lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây. (0.5 điểm) b) Đoạn văn trên được sử dụng phương thức biểu đạt: thuyết minh. (0.5 điểm) c) Một số thuật ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên: tế bào, lục lạp, diệp lục… (0.5 điểm). Các thuật ngữ trên thường được sử dụng trong môn Sinh học. (0.5 điểm) d) HS viết được đoạn văn 4 đến 5 dòng, nêu được cảm nhận sâu sắc về một môn khoa học mà em yêu thích. (1.0 điểm) (GV dựa trên bài làm của HS cân nhắc mà định điểm) Câu 2: (3.0 điểm) * Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài có vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, cả bài viết chỉ có 01 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Bài làm cho thấy học sinh xác định được vấn đề cần nghị luận: Giá trị của một quyển sách tốt. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,5 điểm):  Giải thích: đúng vấn đề nghị luận - Thế nào là sách tốt ? tại sao ví sách tốt là người bạn hiền? - Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng. - Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.  Bàn luận: - Sách kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình. Sách giúp ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, bao mảnh đời bất hạnh. Sách giúp ta sống “người” hơn. - Sách giúp ta khơi dậy trong ta những khát khao, đồng hành cùng ta vươn tới những chân trời của ước mơ, những giá trị tốt đẹp... - Đến với sách, ta như được chia sẻ, an ủi những nỗi niềm - Đến với sách, ta được sống với những tình cảm, cảm xúc đẹp. - Câu nói thể hiệm một quan niệm sâu sắc, hướng con người hình thành thói quen tốt trong cuộc sống - làm bạn với sách. - Trong xã hội có sách tốt và sách xấu như có bạn tốt và bạn xấu – phải biết chọn sách tốt để đọc như tìm bạn tốt để kết tâm giao. - Văn hóa đọc ở thời đại bùng nổ thông tin là vấn đề có ý nghĩa thời sự. Mỗi người cần có ý thức làm giàu có tâm hồn mình thông qua con đường đọc sách.  Bài học - Nhận thức: Từ bao đời nay, sách đồng hành với con người trong hành trình đến với cuộc sống văn minh - Hành động: Cần xây dựng thói quen đọc sách, biết chọn lựa sách để đọc, vun đắp tình yêu với sách… - Điểm 1,5: Đảm bảo các yêu cầu trên - Điểm 1,0 - 1,25: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5 – 0,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 3 (4,0 điểm) * Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được sự việc chính; phần Thân bài có vận dụng các thao tác tự sự để làm sáng tỏ yêu cầu của đề; phần Kết bài khái quát được bài học nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, cả bài viết chỉ có 01 đoạn văn. b) Xác định đúng yêu cầu của đề (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Bài làm cho thấy học sinh xác định được yêu cầu của đề: kỷ niệm sâu sắc và cảm động giũa mình và người thân. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ yêu cầu của đề, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai yêu cầu của đề. c) Chia yêu cầu của đề thành các sự việc phù hợp; các sự việc được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác tự sự để triển khai các sự việc. (1,5 điểm): + Kể được sự việc mở đầu: Có thể giới thiệu hoàn cảnh, thời điểm nào, đối tượng?... + Sự việc phát triển: Câu chuyện diễn biến ra sao?... + Sự việc cao trào: Kỷ niệm nào sâu sắc và cảm động?... + Sự việc kết thúc: Suy ngẫm của bản thân về kỷ niệm ấy. Và từ đó bản thân rút ra được bài học trong học tập, trong cuộc sống. - Điểm 1,5: Đảm bảo các yêu cầu trên - Điểm 1,0 - 1,25: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các sự việc còn chưa đầy đủ, chưa biết miêu tả nội tâm và nghị luận hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5 – 0,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi. Câu 1. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ XVI. B. Thế kỉ XV. C. Thế kỉ XVII. D. Thế kỉ XVIII. Câu 2. Thành ngữ “khua môi múa mép” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ. Câu 3. Cốt truyện “Chiếc lược ngà” tập trung thể hiện nội dung gì? A. Kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu. B. Tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. C. Thái độ và hành động của bé Thu với ba. D. Tình đồng đội giữa ông Sáu và bạn. Câu 4. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là? A. Miêu tả nét mặt, cử chỉ, trang phục. B. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại. C. Miêu tả giàu chất tạo hình. D. Tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. B. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm) Câu 5. (3,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. ” a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b) Giải thích thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”? c) Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về đạo làm con với cha mẹ. Câu 6. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội của người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. ……………………. Hết……………………. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh………………………………………………………….Số báo danh………………… HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu Đáp án 1 A 2 C 3 B 4 D II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 5 (3,0 đ) 6 (5,0đ) Nội dung Điểm a. - Đoạn thơ trên được trích trong văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 0,25 - Tác giả Nguyễn Du. 0,25 b. Nghĩa của thành ngữ “ Quạt nồng ấp lạnh” : mùa hè, trời nóng nực th quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường ( (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.Ý nói về0,75 sự lo lắng không biết ai phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ, nhằm ngợi ca tình yêu thương, sự hiếu thảo của Thúy Kiều. c. * Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. Viết đúng hình thức đoạn văn, độ dài từ 10 – 12 câu. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác 1,75 nhau Nhưng cần có các ý cơ bản sau: - Trình bày được lòng biết ơn đối với công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Là con cái phải nghe lời cha mẹ, có trách nhiệm với cha mẹ. Hiểu được niềm vui của cha mẹ là con cái thành đạt, hạnh phúc… - Mở rộng vấn đề: Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn đối với cha mẹ, cãi lại cha mẹ, ngược đãi cha mẹ, lười biếng đua đòi, không chịu học tập, rèn luyện vươn lên… - Liên hệ bản thân: Phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng… ( Viết không đúng hình thức đoạn văn cho tối đa 0,5 điểm ) . * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn cảm nhận về tác phẩm văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; cảm xúc chân thực; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: I. Mở bài: 0,25 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát và nêu ấn tượng về tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong bài thơ. II. Thân bài: 1. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết vào đầu năm1948, khi đó Chính Hữu là chính trị viên đại đội, đã từng cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bă Bắc và ông cũng là người được sống trong tình đồng chí, đồng đội gắn bó 0,25 keo sơn. 2. Phân tích, chứng minh: Trình bày những cảm nhận về tình đồng đội, đồng chí theo những ý cơ bản sau: * Cơ sở hình thành tình đồng chí: - Cùng chung cảnh ngộ, nguồn gốc xuất thân: Nước mặn đồng chua, 1,25 đất cày lên sỏi đá. - Chung mục đích, lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu. - Thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ: Đồng chí! ( một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc… ) 1,25 * Biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí: - Những người lính cảm thông, chia sẻ tâm tư, nỗi lòng nhau: nhớ quê hương, ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo ( ruộng nương gửi bạn, gian nhà không lung lay), từ “mặc kệ”chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm thì phải hiểu ngược lại; giọng điệu, hình ảnh của ca dao ( giếng nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết. - Họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm…( Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi/ Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày). - Tình yêu thương của đồng chí đã truyền hơi ấm tiếp thêm sức mạnh 1,25 vượt qua bao gian lao, bệnh tật...( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ). * Vẻ đẹp của tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc: - Cảnh phục kích quân thù trong đêm khuya rét buốt, thời tiết khắc nghiệt; người lính kề sát bên nhau, tình đồng chí sưởi ấm họ.... - Cách biểu hiện thật độc đáo: (Đầu súng trăng treo), hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa ,... - Đoạn thơ nói riêng, khổ cuối nói chung tạo nên bức tượng đài cao đẹp về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 0,5 3. Đánh giá: - Nghệ thuật thể hiện: + Thể thơ: Tự do. + Ngôn ngữ: giản dị, hàm súc. + Hình ảnh chọn lọc, chân thực, giàu ý nghĩa. + Kết hợp bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn. + Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa,ẩn dụ… ->Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ là tình cảm có cơ sở vững chắc, đẹp đẽ, cao quý của những người lính cụ Hồ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. 0,25 - Liên hệ với bản thân và thế hệ trẻ ngày nay. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo. * Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại, cho điểm từ 0 đến 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. “Chuyện người con gái Nam Xương” là của tác giả nào? A. Nguyễn Dữ B. Nguyễn Du C. Nguyễn Đình Chiểu D. Phạm Đình Hổ Câu 2. Thành ngữ “ông nói gà bà nói vịt” vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ B. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức Câu 3. Câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” có sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Liệt kê Câu 4. Người kể chuyện trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là: A. Ngôi thứ nhất số ít C. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi thứ hai II. Phần tự luận (8 điểm): Câu 5. Em hãy viết đoạn văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Du. Câu 6. Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp./. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm) Câu 1 2 A D Đáp án 0.5 0.5 Thang điểm II. Phần tự luận:(8,0điểm) Câu Ý 1 Câu 5 3 điểm 3 B 0.5 4 A 0.5 Nội dung Điểm 1. Con người và cuộc đời - Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh 0.25đ Hiên ; quê làng Tiên Điền huyện Nghi xuân tỉnh Hà Tĩnh - Thời đại : Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, đây là thời kì có những biến động dữ dội. Chế độ PK khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam tàn bạo, các tập đoàn PK 0.25 chém giết lẫn nhau. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Những yếu tố này tác động đến nhận thức, tình cảm của tác giả. - Gia đình: nhiều đời làm quan và truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm làm tể tướng dưới triều Lê, mẹ là Trần Thị 0.25 Tần vợ thứ 3 người xứ Kinh Bắc. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm quan to trong triều. - Cuộc đời : 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mẹ mất, ở với anh Nguyễn Khản. 10 năm (1786- 1796) lưu lạc gió bụi, đi nhiều tiếp xúc nhiều cảnh đời cực khổ.Năm 1802 làm quân bất đắc dĩ cho 0.5 triều Nguyễn, làm quan tri huyện Bắc Hà 1813- 1814 : Làm quan Hữu tham tri bộ lễ và được cử đi Chánh sứ tại Trung Quốc lần thứ nhất. Năm 1820 được cử đi chánh sứ lần 2 chưa đi ông bị ốm và mất Tóm lại : + Nguyễn Du có cuộc đời gian truân, chìm nổi đi nhiều tiếp xúc nhiều hạng người tạo nên cuộc đời từng trải, vốn sống phong phú có nhận thức sâu rộng về cuộc đời. + Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân. + Là người có tài năng về về văn học nghệ thuật, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt. 0.75đ Tất cả các yếu tố trên đã tạo nên thiên tài văn học Nguyễn Du, ông là đại thi hào dân tộc Việt Nam,là danh nhân văn hóa thế giới, có đóng góp to lớn trong sự phát triển nền văn học Việt Nam 2 2. Sự nghiệp văn học: Có cả chữ Hán và chữ Nôm - Sáng tác chữ Hán: (243 bài) Thanh Hiên thi tập (78 bài làm ở Thái Bình) 1.0đ 0.5đ Bắc hành tạp lục (125 bài) Nam trung tạp ngâm (40 bài) - Sáng tác chữ Nôm : Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu Tiêu biểu nhất là Đoạn trường tân thanh và tên thường gọi là Truyện Kiều - Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực những cảm Mở xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. bài (0.5 đ) - Bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp 1. Nguồn gốc của tình đồng chí (7 câu thơ đầu): - Xuất thân : từ những làng quê nghèo khổ : nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. - Chung lí tưởng chiến đấu : Súng bên súng, đầu sát bên đầu - Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ chiến đấu gắn bó keo sơn trở thành đôi tri kỉ. - Kết thúc đoạn thơ là dòng chữ Đồng chí cùng dấu chấm than thể hiện cảm xúc nhà thơ. Nó như một bản lề khép lại khổ thơ đầu và mở ra biểu hiện của tình đồng chí ở khổ sau. 2. Biểu hiện của tình đồng chí (khổ 2) - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê : nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (Ruộng nương anh gửi bạn thân cày. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay). Từ mặc kệ là cách nói có vẻ phớt đời, Câu về tình cảm phải hiểu ngược lại. Giọng điệu, hình ảnh bến nước, 6 gốc đa làm cho lời thơ càng thắm thiết. (5đ) Thân - Người lính cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm. Những chi tiết đời thường trở thành bài 4.0 thơ, từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như 2 đồng chí bên nhau : Áo điểm anh rách vai/ quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá/ chân không giày ; tay nắm/ bàn tay. - Câu thơ cuối đoạn : « Thương nhau tay nắm lấy bàn tay » : tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao thử thách, bệnh tật 3. Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc (3 câu thơ cuối) - Cảnh chờ giặc trong đêm rừng hoang sương muối. - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc. Người lính hiện lên trong tư thế chủ động chờ giặc đến. - Câu cuối : Đầu súng trăng treo : Hình ảnh súng tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước. Trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng. Hình ảnh « Đầu súng trăng treo » mang ý nghĩa khái quát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu, tâm hồn phong phú của người lính. Nói rộng ra hai hình ảnh tương phản sóng đôi với nhau tạo nên biểu tượng về 0.5đ 0.5 1.5 1.5 1.0 Kết bài 0.5đ tinh thần, ý chí sắt đá mà bay bổng của dân tộc Việt Nam. Đây là hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ - Đề tài không mới nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động sâu lắng khi khai thác chất thơ từ những cái bình dị đời thường - Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của người lính trong thời kì chống thực dân Pháp và ca ngợi tình đồng chí của những người lính cụ Hồ. 0.5 Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản cho bài viết, giáo viên chấm linh hoạt cho điểm. Bài viết cần phân tích nghệ thuật để làm rõ hình ảnh anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp. Khuyến khích cho điểm những bài viết hay, có cảm xúc và biết liên hệ mở rộng. UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi. Câu 1. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ XVI. B. Thế kỉ XV. C. Thế kỉ XVII. D. Thế kỉ XVIII. Câu 2. Thành ngữ “khua môi múa mép” liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm về chất. D. Phương châm quan hệ. Câu 3. Cốt truyện “Chiếc lược ngà” tập trung thể hiện nội dung gì? A. Kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu. B. Tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. C. Thái độ và hành động của bé Thu với ba. D. Tình đồng đội giữa ông Sáu và bạn. Câu 4. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là? A. Miêu tả nét mặt, cử chỉ, trang phục. B. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại. C. Miêu tả giàu chất tạo hình. D. Tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. B. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm) Câu 5. (3,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. ” a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b) Giải thích thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”? c) Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về đạo làm con với cha mẹ. Câu 6. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội của người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. ……………………. Hết……………………. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh………………………………………………………….Số báo danh………………… HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu Đáp án 1 A 2 C 3 B 4 D II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 5 (3,0 đ) 6 (5,0đ) Nội dung Điểm a. - Đoạn thơ trên được trích trong văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 0,25 - Tác giả Nguyễn Du. 0,25 b. Nghĩa của thành ngữ “ Quạt nồng ấp lạnh” : mùa hè, trời nóng nực th quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường ( (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.Ý nói về0,75 sự lo lắng không biết ai phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ, nhằm ngợi ca tình yêu thương, sự hiếu thảo của Thúy Kiều. c. * Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. Viết đúng hình thức đoạn văn, độ dài từ 10 – 12 câu. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác 1,75 nhau Nhưng cần có các ý cơ bản sau: - Trình bày được lòng biết ơn đối với công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Là con cái phải nghe lời cha mẹ, có trách nhiệm với cha mẹ. Hiểu được niềm vui của cha mẹ là con cái thành đạt, hạnh phúc… - Mở rộng vấn đề: Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn đối với cha mẹ, cãi lại cha mẹ, ngược đãi cha mẹ, lười biếng đua đòi, không chịu học tập, rèn luyện vươn lên… - Liên hệ bản thân: Phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng… ( Viết không đúng hình thức đoạn văn cho tối đa 0,5 điểm ) . * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn cảm nhận về tác phẩm văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; cảm xúc chân thực; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: I. Mở bài: 0,25 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát và nêu ấn tượng về tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong bài thơ. II. Thân bài: 1. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết vào đầu năm1948, khi đó Chính Hữu là chính trị viên đại đội, đã từng cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bă Bắc và ông cũng là người được sống trong tình đồng chí, đồng đội gắn bó 0,25 keo sơn. 2. Phân tích, chứng minh: Trình bày những cảm nhận về tình đồng đội, đồng chí theo những ý cơ bản sau: * Cơ sở hình thành tình đồng chí: - Cùng chung cảnh ngộ, nguồn gốc xuất thân: Nước mặn đồng chua, 1,25 đất cày lên sỏi đá. - Chung mục đích, lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu. - Thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ: Đồng chí! ( một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc… ) 1,25 * Biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí: - Những người lính cảm thông, chia sẻ tâm tư, nỗi lòng nhau: nhớ quê hương, ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo ( ruộng nương gửi bạn, gian nhà không lung lay), từ “mặc kệ”chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm thì phải hiểu ngược lại; giọng điệu, hình ảnh của ca dao ( giếng nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết. - Họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm…( Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi/ Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày). - Tình yêu thương của đồng chí đã truyền hơi ấm tiếp thêm sức mạnh 1,25 vượt qua bao gian lao, bệnh tật...( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ). * Vẻ đẹp của tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc: - Cảnh phục kích quân thù trong đêm khuya rét buốt, thời tiết khắc nghiệt; người lính kề sát bên nhau, tình đồng chí sưởi ấm họ.... - Cách biểu hiện thật độc đáo: (Đầu súng trăng treo), hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa ,... - Đoạn thơ nói riêng, khổ cuối nói chung tạo nên bức tượng đài cao đẹp về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 0,5 3. Đánh giá: - Nghệ thuật thể hiện: + Thể thơ: Tự do. + Ngôn ngữ: giản dị, hàm súc. + Hình ảnh chọn lọc, chân thực, giàu ý nghĩa. + Kết hợp bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn. + Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa,ẩn dụ… ->Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ là tình cảm có cơ sở vững chắc, đẹp đẽ, cao quý của những người lính cụ Hồ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. 0,25 - Liên hệ với bản thân và thế hệ trẻ ngày nay. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo. * Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại, cho điểm từ 0 đến 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5. Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Nam Định năm học 2017 - 2018 I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất ra tờ giấy làm bài. Câu 1: Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 2: Trong các từ “xuân” sau đây (trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển? A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân. B. Làn thu thủy nét xuân sơn. C. Ngày xuân con én đưa thoi. D. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Câu 3: Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Anh. C. Tiếng Hán. D. Tiếng Nga. Câu 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong câu sau: Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là….: A. Nói móc. B. Nói leo. C. Nói mát. D. Nói hớt. Câu 5: Trong các từ Hán - Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là “gió”? A. Phong lưu. C. Cuồng phong. B. Phong kiến. D. Tiên phong. Câu 6: Trong những cách nói sau, cách nói nào không sử dụng phép nói quá? A. Chưa ăn đã hết. B. Đứt từng khúc ruột. C. Một tấc đến trời. D. Sợ vã mồ hôi. Câu 7: Câu: “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. Câu cảm thán. D. Câu trần thuật. Câu 8: Các thành ngữ: Ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn gian nói dối, liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về chất. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ. II. Đọc – hiểu văn bản (2,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” (Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào? Câu 3: Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy? “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại? III. Tập làm văn (5,5 điểm)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan