Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 Bộ đề thi kscl ôn thi tốt nghiệp thpt quốc gia 2020 môn ngữ văn (có đáp án)...

Tài liệu Bộ đề thi kscl ôn thi tốt nghiệp thpt quốc gia 2020 môn ngữ văn (có đáp án)

.PDF
119
493
106

Mô tả:

BỘ ĐỀ THI KSCL ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN (CÓ ĐÁP ÁN) 1. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi 2. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng 3. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Phan Bội Châu 4. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn 5. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THCS&THPT Võ Thị Sáu 6. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Công Trứ 7. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi 8. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT Thuận Thành 1 9. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên 10. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT Đồng Đậu 11. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT Đội Cấn 1 12. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2 13. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân 14. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 2 có đáp án - Trường THPT Đồng Đậu 15. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 2 có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1 16. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Thái Bình 17. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 2 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân 18. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh 19. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 3 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2 20. Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 3 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC NĂM HỌC(2019-2020) MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12 Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN Trường THPT Nguyễn Trãi MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp _ Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng/ quan điểm/ tình cảm/ thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản. - Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức. 1 4 1,0 10% Viết đoạn văn nghị luận 3 30% I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: văn bản nhật dụng/ văn bản nghệ thuật - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: +01 đoạn trích hoặc 01 văn bản hoàn chỉnh. +Độ dài khoảng 150300 chữ - Nhận diện / phương thức biểu đạt/ phong cách ngôn ngữ/ các thao tác lập luận của văn bản. - Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ trong văn bản. Tổng Số câu 2 - Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính văn bản đề cập. - Hiểu được quan điểm/ tư tưởng của tác giả. - Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ,.. trong văn bản. 1 Số điểm Tỉ lệ Câu 1: Nghị luận xã hội - Khoảng 200 chữ - Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần I Câu 2: Nghị luận văn học - Nghị luận về một đoạn thơ/ đoạn trích văn xuôi Hoặc: - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu Số điểm Tỉ lệ 1,0 10% 1,0 10% II. Làm văn Tổng Tổng cộng Tổng số Vận dụng cao Viết bài văn nghị luận 2 1,0 10% 1 1,0 10% 1 2,0 20% 2 3,0 30% 1 5,0 50% 1 5,0 50% 2 7,0 70% 6 10,0 100% SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN Trường THPT Nguyễn Trãi ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC NĂM HỌC(2019-2020) MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12 Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề) Đề: I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm) Đọc văn bản: Đừng tự làm trái tim mình thương tổn Kẻo tâm hồn bề bộn tựa tơ giăng Bởi cuộc đời vốn dĩ chẳng công bằng Phải biết vượt khó khăn mà tồn tại Ai thành công mà chưa từng thất bại Bước sai đường quay lại muộn màng chi Hà cớ gì để dạ mãi sân si Tự đưa tay mà gạt đi dòng lệ Dù biết rằng điều đó làm không dễ Nhưng ưu sầu cũng đâu thể đổi thay Có những điều cần phải học buông tay Vì bản thân một ngày mai tươi sáng Nước mắt rơi lâu ngày rồi cũng cạn Mây có mù vẫn phiêu lãng bay xa Nên chớ buồn về những thứ đã qua Vì niềm vui chính là nơi phía trước Bởi thời gian chẳng bao giờ chảy ngược Đừng biến mình thành nhu nhược nhé ai. ( Bước qua niềm đau – Tùng Trần – Tuyển tập thơ tự động viên bản thân) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Những dòng thơ nào thể hiện sự động viên bản thân hãy cố gắng vượt qua khó khăn, gian khổ của tác giả ? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về dòng thơ “ Có những điều cần phải học buông tay”? Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm ) Câu 1(2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống. Câu 2(5,0 điểm) “… Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi”… ( Trích “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài- Nhà xuất bản giáo dục, tập 2 trang7,8) Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên.Từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn Tô Hoài đối với người dân lao động nghèo Tây Bắc. -- ------- Hết-------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: NGỮ VĂN 12 A. Hướng dẫn chung - Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng. B. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Câu 1 Phong cách ngôn ngữ : Nghệ thuật Câu 2 Các dòng thơ: - Đừng tự làm trái tim mình thương tổn - Phải biết vượt khó khăn mà tồn tại - Tự đưa tay mà gạt đi dòng lệ - Nên chớ buồn về những thứ đã qua - Đừng biến mình thành nhu nhược ( HS tìm được 3 dòng đúng đạt 0,5điểm) Câu 3 Câu thơ “ Có những điều cần phải học buông tay”: Trong cuộc sống con người cần biết “buông” có nghĩa là để cho rời khỏi tay, không cầm giữ nữa những điều mà chúng ta tự nhận thức chỉ đem lại nỗi đau, sự mệt mỏi, sự ích kỉ hẹp hòi… Câu 4 - Hãy luôn mạnh mẽ để cuộc sống tốt đẹp hơn. - Hãy biết buông đúng lúc, đúng việc để có cuộc sống ý nghĩa. II. LÀM VĂN. (7,0 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng: Sự mạnh mẽ giúp cho con người vượt qua mọi khó khăn thử thách, nuôi dưỡng khát vọng, nhanh chóng hành động để gặt hái thành công và đóng góp tích cực cho cộng đồng. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng việt. e. Sáng tạo ĐIỂM 3,0 0,5 0,5 1,0 1,0 2,0 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Câu 2. Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích, từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn Tô Hoài dành cho người dân Tây Bắc. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích, từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn Tô Hoài dành cho người dân Tây Bắc. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”và đoạn trích - Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. - “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Tác phẩm phản ánh bức tranh đời sống bi thảm của người dân nghèo dưới ách áp bức, bóc lột của bọn thực dân phong kiến và bài ca về phẩm chất, sức sống mãnh liệt của người lao động. * Cảm nhận tâm trạng của Mị trong đoạn trích - Mị cô gái Mèo trẻ đẹp, có tài thổi sáo, nhiều chàng trai theo đuổi. Vì món nợ truyền kiếp, bị bắt về làm dâu gạt nợ trong nhà Thống lí Pá tra, trở thành nô lệ, dần tê liệt tinh thần. - Bối cảnh của tâm trạng: xuân đến, tết về, tiếng sáo gọi bạn. - Ở Mị trỗi dậy sức sống mạnh liệt: uống rượu, say, lòng Mị sống lại “ngày trước” với tự do, tình yêu, hạnh phúc dù trong nghèo khó. Mị thấy “phơi phới trở lại trong lòng vui sướng” Mị ý thức còn trẻ lắm, muốn đi chơi. - Ý thức đã trở về, Mị lại nghĩ đến cái chết “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay …” - Xây dựng nhân vật thành công, nhất là miêu tả tâm lí với bút pháp trực tiếp, gián tiếp * Tấm lòng của nhà văn đối với người dân Tây Bắc - Yêu thương, đồng cảm - Khẳng định phẩm chất tốt đẹp, ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng tự do, hạnh phúc của người lao động. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận. TỔNG ĐIỂM 5.0 0,25 0,5 0,5 2,0 1,0 0,25 0,5 10.0 Sở giáo dục đào tạo Phú Yên Trường THPT Phan Đình Phùng (Đề thi có 02 trang) ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH LỚP 12. Năm học 2019 - 2020 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) I. Đọc hiểu. 3 điểm Đọc đoạn trích văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. Sự trong sáng của tiếng nói không chỉ thể hiện ở các quy tắc bền vững và các chuẩn mực xác định của ngôn ngữ dân tộc mà còn được thể hiện sinh động qua thực tiễn sử dụng, đó là “tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,…những nhà văn, nhà thơ hiện nay (…) đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường ” (Phạm Văn Đồng). Thật vậy, là một thứ tiếng đơn tiết tính, giàu thanh điệu, vần điệu, nhiều âm thanh có sức gợi tả, vốn từ vựng phong phú, nhiều cách nói đa dạng, tiếng Việt có khả năng biểu đạt rất linh hoạt và đẹp đẽ. Như thế phẩm chất trong sáng của tiếng Việt không tách rời với tính chất giàu đẹp của nó (…). Sự trong sáng không mâu thuẫn với việc tiếp thu một số từ vựng, cách nói của tiếng nước ngoài, không mâu thuẫn với việc các nhà văn và nhân dân không ngừng tạo ra cách nói mới để làm giàu cho tiếng nói dân tộc. Nhưng sự trong sáng không chấp nhận sự pha tạp, lai căng như việc lạm dụng từ ngữ tiếng nước ngoài. Những từ tiếng Việt có mà không dùng, lại vay mượn tùy tiện tiếng nước ngoài thì đó là lạm dụng. Sự trong sáng của tiếng Việt cũng không chấp nhận những cách nói thiếu văn hóa, thiếu lịch sự trong giao tiếp. (…) Trong thời kì hiện nay, tiếng Việt đang phát triển rất mạnh mẽ, với vị thế ngày càng được nâng cao, chức năng xã hội ngày càng rộng lớn. Mỗi thành viên của cộng đồng dùng tiếng Việt càng phải có ý thức đầy đủ đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, và quan trọng hơn, ý thức đó phải trở thành hành động cụ thể. (Trích Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, dẫn theo Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1,Sđd) Câu 1. Theo đoạn trích, sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở những yếu tố, phương diện nào? Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao sự trong sáng của tiếng Việt không mâu thuẫn với việc các nhà văn và nhân dân không ngừng tạo ra cách nói mới.? Trang 1 Câu 3. Hãy viết một câu văn nêu ví dụ về việc sử dụng từ ngữ lai căng, lạm dụng tiếng nước ngoài làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Chỉ ra những từ ngữ lai căng, lạm dụng tiếng nước ngoài trong câu văn vừa ghi. Câu 4. Hãy chỉ ra khả năng biểu đạt rất linh hoạt và đẹp đẽ của tiếng Việt được thể hiện trong đoạn thơ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu sau: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng bến cô liêu. (Trích Tràng giang – Huy Cận, dẫn theo Ngữ Văn 11 tập một, Sđd) II. Làm văn. 7 điểm Câu 1. 2 điểm. Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ với chủ đề: Hành động thiết thực để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu 2. 5 điểm. Cảm nhận của anh (chị) về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua đoạn thơ sau: Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng, Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân. (Trích Đất Nước– Nguyễn Khoa Điềm, dẫn theo Ngữ Văn 12 tập một, Sđd) --------------------------------------Hết-------------------------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 2 Trường THPT Phan Đình Phùng Tổ Ngữ Văn Đáp án ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH LỚP 12. Năm học 2019 - 20120 Môn: Ngữ Văn PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Yêu cầu chung: Phần này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản để làm bài. Đồng thời, học sinh biết vận dụng vào thực tế cuộc sống và học tập để nêu ví dụ minh họa và phân tích ví dụ. Yêu cầu cụ thể: 1. Theo bài viết ở đoạn trích, sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở 04 yếu tố, phương diện: - Sự trong sáng của tiếng nói thể hiện ở các quy tắc bền vững và các chuẩn mực xác định của ngôn ngữ dân tộc - Việc tiếp thu một số từ vựng, cách nói của tiếng nước ngoài, và việc các nhà văn và nhân dân không ngừng tạo ra cách nói mới để làm giàu cho tiếng nói dân tộc. - Sự trong sáng không chấp nhận sự pha tạp, lai căng như việc lạm dụng từ ngữ tiếng nước ngoài. - Sự trong sáng của tiếng Việt cũng không chấp nhận những cách nói thiếu văn hóa, thiếu lịch sự trong giao tiếp. Học sinh trả lời được 3/4 ý trên thì đạt điểm tối đa: 0.5đ 2. Theo bài viết ở đoạn trích, sự trong sáng của tiếng Việt không mâu thuẫn với việc các nhà văn và nhân dân không ngừng tạo ra cách nói mới vì cách nói mới sẽ góp phần làm giàu cho tiếng nói dân tộc. 0.5đ 3. Học sinh viết được câu văn có sử dụng lạm dụng tiếng nước ngoài: 0.75đ Học sinh chỉ ra từ ngữ lạm dụng: 0.25đ 4 1.0 đ Học sinh có thể chỉ ra khả năng biểu đạt phong phú, tinh tế của tiếng Việt qua một số yếu tố ngôn ngữ sau: - Sức gợi của những từ láy: lơ thơ, đìu hiu, chót vót - Các từ ngữ, hình ảnh tương phản: nắng xuống – trời lên, sông dài – trời rộng - Từ ngữ sáng tạo độc đáo: sâu chót vót...(học sinh có thể nêu những yếu tố độc đáo khác nữa) Trang 3 - Với cách sáng tạo ngôn từ độc đáo, nhà thơ đã tái hiện khung cảnh buồn vắng, tiêu điều, hiu hắt của những cồn đất nhỏ lọt thỏm giữa mênh mông sông nước, và bến vắng lẻ loi giữa vũ trụ vô cùng. Từ đó, diễn tả nỗi sầu nhân thế của nhà thơ. Phần II: Làm văn. 7 điểm Câu 1 (2.0 điểm) Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội của học sinh đòi hỏi thí sinh phải huy động hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng khi làm bài.Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Dưới đây chỉ là hướng dẫn, giám khảo không bắt buộc phải theo, khuyến khích bài viết sáng tạo. Yêu cầu cụ thể 1. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hành động thiết thực để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 0.25đ 2. Học sinh có thể dựa vào nội dung đoạn văn ở phần đọc hiểu để nêu lại những yêu cầu về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (0.25đ) 3. HS nêu một vài tấm gương sáng về ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Dùng dẫn chứng để phê phán hiện tượng sử dụng tiếng Việt chưa đúng đắn, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. 1.0đ 4. Bài học: Học sinh tự rút ra bài học hành động để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bài học cần cụ thể, thiết thực, tránh nói chung chung, lặp lại các ý đã nói trên. 0,5đ Câu 2 (5.0 điểm) Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài. Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một cách để tham khảo. Yêu cầu cụ thể:1. Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm và đoạn trích (0.5đ) 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. 0.5đ 3. Cảm nhận về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thể hiện trong đoạn thơ: 2.5đ – Quan niệm nhân dân, người anh hùng vô danh: không ai nhớ mặt đặt tên, đã làm ra Đất Nước. - Ca ngợi vai trò của nhân dân đối với Đất Nước: Trang 4 . Vai trò sáng tạo và giữ gìn mọi giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: lưu truyền phương thức sản xuất Nông nghiệp, giữ gìn nền văn minh loài người (giữ lửa), giữ gìn tiếng nói dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa làng xã. . Vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: Họ đắp đập be bờ tạo nên ruộng đồng, bờ bãi phì nhiêu cho đời sau cấy trồng, thu hái. Họ đánh đuổi cả ngoại xâm lẫn nội thù để giữ gìn hòa bình, tự do, độc lập cho quê hương, xứ sở. Nghệ thuật: Sử dụng những hình ảnh cụ thể, giàu sức gợi. Phép liệt kê, phép điệp. Hình ảnh thơ gợi liên tưởng độc đáo về phong tục, truyền thống của người Việt. *Đánh giá chung: Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” bao trùm xuyên suốt đoạn trích, chi phối mọi chiều cảm nhận của nhà thơ về các phương diện không gian địa lí, thời gian lịch sử và bản sắc văn hóa. Trong đoạn thơ này, tư tưởng ấy được thể hiện bằng lời khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước, được thể hiện một cách độc đáo, phong phú qua ngòi bút giàu chất trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm. Từ đó khơi gợi trong tâm trí người đọc lòng biết ơn, tình yêu và ý thức trách nhiệm với nhân dân, đất nước. 0.5đ - Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận: 0.5đ - Bài viết đảm bảo chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt và có tính sáng tao: 0.5đ Người ra đề: Ngô Thị Diễm Châu Người phản biện đề: Lê Thị Kim Ánh Trang 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU (Đề thi có 02 trang) ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC LỚP 12 NĂM 2020 Môn : NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm ) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia. Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói: – Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất. Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc. Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được. Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy. Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình. (Truyện Ngụ ngôn, theo vui.edu.vn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm) Câu 2: Chỉ ra 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm) Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về câu nói của người thợ làm bút chì: “Cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình”? ( 1 điểm) Câu 4: Thông điệp nào của câu chuyện trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) Câu 1: (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lời dặn dò của người thợ dành cho những cây bút chì trong câu chuyện ở phẩn Đọc hiểu: “Điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy”. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích cảm hứng về đất nước qua hai đoạn thơ sau: “Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.” (Trích Việt Bắc, Tố Hữu – Theo Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2008) “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái” (Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm – Theo Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2008) ..........Hết......... Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ............................................................; Số báo danh.................................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn : NGỮ VĂN (Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang) Phần Câu Nội dung Điể m ĐỌC HIỂU 1 2 I 3 4 Phương thức biểu đạt chính: tự sự Biện pháp tu từ: nhân hóa. Cây bút chì mang hành động, suy nghĩ như con người. Giải thích câu nói: + “gọt”: quá trình mài giũa, rèn luyện. + “đau đớn”: những tác động, đau đớn phải chịu trong quá trình rèn luyện câu chuyện cây bút chì cũng chính là câu chuyện về cuộc đời con người. Con người muốn trưởng thành, sống có ích, phát huy được giá trị bản thân thì cần phải chấp nhận quá trình tôi luyện, rèn giũa dù đó là quá trình đầy khó khan, thử thách. Thí sinh trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với bản thân. Có thể lựa chọn thong điệp về sai lầm và sửa chữa sai lầm, thông điệp về việc cống hiến cho đời,… LÀM VĂN 1 II Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lời dặn dò của người thợ dành cho những cây bút chì trong câu chuyện ở phẩn Đọc hiểu: “Điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy” a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Đoạn văn có thể được trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch, móc xích, song hành, tổng-phân-hợp. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Suy nghĩ về câu nói của người thợ làm bút chì trong câu chuyện ở phần Đọc hiểu. c. Triển khai vấn đề nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Thí sinh có trình bày theo nhiều cách. Giám khảo có thể tham khảo gợi ý sau: Giải thích – “Nước sơn bên ngoài”: hình thức, bề nổi bên ngoài. – “Những gì bên trong”: tâm hồn, tính cách, tri thức, thái độ sống. – “Với bản thân cháu và người dùng cháu”: với mỗi cá nhân và với những người xung quanh, những người nhìn nhận, đánh giá cá nhân ấy. Ý nghĩa câu nói: Đề cao giá trị bên trong của mỗi con người. Cái bề ngoài màu mè, rực rỡ chỉ thu hút được ở phút ban đầu và sẽ nhanh chóng tan biến. Chính 0,5 0,5 1,0 1,0 7,0 2,0 0.25 0,25 1,0 một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một tri thức phong phú sẽ mang lại cho mỗi người sức hút và giá trị bền lâu. Phân tích – Vì sao cái giá trị bên ngoài lại không quan trọng bằng cái cốt lõi bên trong? + Vẻ bên ngoài gây chú ý trong phút chốc, nhưng cái bên trong mới tạo ấn tượng lâu dài. + Vẻ bên ngoài chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng giá trị tâm hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu với thời gian. – Vì sao giá trị bên trong ấy không chỉ quan trọng với những người xung quanh, mà còn quan trọng với mỗi người? + Giá trị bên trong sẽ là thước đo những người xung quanh dùng để đánh giá bạn. + Nhưng với mỗi cá nhân, giá trị bên trong quan trọng, vì nó là thứ làm nên chính bạn, một bản thể đặc biệt không trùng lặp. Bàn luận, mở rộng Để xây dựng, giữ gìn và phát huy giá trị bên trong của mình, chúng ta cần: – Tích luỹ cho mình tri thức. – Nuôi dưỡng cho mình tấm lòng nhân ái, tâm hồn biết rung động trước cuộc sống, rèn luyện cho mình lối sống đẹp. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể bỏ qua yếu tố bên ngoài; không thể ỷ vào việc chăm chút thế giới bên trong mà tạo cho mình vẻ bên ngoài xộc xệch. Bài học và liên hệ bản thân – Câu nói định hướng cho chúng ta thái độ sống đúng đắn. – Liên hệ bản thân. d.Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu tiếng Việt. e.Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị 0,25 luận. Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích cảm hứng về đất nước qua hai đoạn thơ sau: “Quân đi điệp điệp trùng trùng… Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” - “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng…Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái” a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ các phần:mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm hứng về đất nước qua hai đoạn thơ trích ( Việt Bắc - Tố Hữu và Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm) c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng - Giới thiệu khái quát tác giả- tác phẩm và hai đoạn trích. 1,0 2. - Cảm hứng về đất nước và con người qua hai đoạn thơ: * Cảm hứng về đất nước trong đoạn thơ trích Việt Bắc: - Về nội dung: Đất nước thật hào hùng trong hình ảnh đoàn người ra trận với đội ngũ hùng hậu, sức mạnh phi thường, khí thế ngất trời: điệp điệp trùng trùng, bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay, … Đất nước cũng thật nên thơ, hào sảng qua cái nhìn lãng mạn của người ra trận: ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan; niềm lạc quan về một đất nước ngày mai trong niềm tin của những con người đang đi đến chiến thắng: Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên… - Về nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, sảng khoái, cách sử dụng các từ chỉ số lượng, phép so sánh, ẩn dụ - tượng trưng, thậm xưng, thủ pháp đối lập… tạo nên chất tráng ca đậm nét. * Cảm hứng về đất nước trong đoạn thơ trích Đất Nước: - Về nội dung: Đất Nước thật bình dị, gần gũi mà thiêng liêng trong công cuộc lao động vĩ đại của nhân dân – những con người vô danh bình dị đã kiến tạo đất nước bằng chính cuộc sống thường nhật của mình: giữ và truyền hạt lúa…, chuyền lửa từ hòn than qua con cúi, truyền giọng điệu cho con tập nói, đắp đập be bờ, trồng cây hái trái,… Đất Nước thật vĩ đại, thật đáng tự hào với những trầm tích văn hóa về vật chất và tinh thần được lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ nối tiếp nhau: nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước, ngôn ngữ văn hóa – tiếng Việt, dẫn thủy nhập điền phát triển nông nghiệp,… Đó là Đất Nước của Nhân dân kết tinh công sức, trí tuệ, tâm huyết của bao thế hệ người dân Việt trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. -Về nghệ thuật: cách sử dụng đại từ, điệp từ (Họ), điệp cấu trúc; những động từ với mật độ dày đặc: giữ, truyền, chuyền, gánh, đắp đập, be bờ,…; chất chính luận và trữ tình qua âm điệu câu thơ điệu nói,… - Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt + Điểm tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện cảm hứng về đất nước trong những ngày kháng chiến hào hùng của dân tộc, đất nước gắn với hình ảnh dân tộc - nhân dân – thể hiện tình yêu và niềm tự hào của các nhà thơ, của con người Việt Nam về Đất nước. + Điểm khác biệt: * Đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc: - Cảm hứng về đất nước thiên về ca ngợi sức mạnh hào hùng, khí thế tiến công và niềm lạc quan sáng ngời của một đất nước đi đến chiến thắng, tiến về tương lai tươi sáng. - Thể thơ lục bát truyền thống nhưng mang âm hưởng tráng ca với nhịp điệu sôi nổi hào hùng, từ ngữ sử dụng độc đáo, linh hoạt với nhiều từ láy và biện pháp tu từ, liên tưởng như nhân hóa, ẩn dụ, thậm xưng,… - Giọng điệu say sưa, tươi vui mang cảm hứng sử thi và lãng mạn… thể hiện phong cách của một nhà thơ trữ tình – chính trị. * Đoạn thơ trích trong bài Đất Nước: - Cảm hứng về đất nước lắng đọng ở chiều sâu văn hóa với những giá trị văn hóa truyền thống bền vững được khái quát một cách sâu sắc gợi những suy tư về vai trò Nhân dân: những con người vô danh bình dị đã làm nên Đất Nước muôn đời. - Thể thơ tự do với nhịp điệu linh hoạt trong biểu đạt những cảm xúc, cách sử 1,0 1,25 0,75 0,5 dụng điệp từ, điệp cấu trúc, hàng loạt động từ…, 0,5 giọng điệu tâm tình dễ đi vào lòng người ,… thể hiện rõ nét phong cách trữ tình – chính luận của thơ Nguyễn Khoa Điềm. d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 điểm ..........HẾT.........
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan