Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn ngữ văn lớp 9 năm 2017...

Tài liệu Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn ngữ văn lớp 9 năm 2017

.PDF
17
860
144

Mô tả:

2017 BỘ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 1. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Vĩnh Tường 2. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 1 3. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 2 4. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 3 5. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 4 6. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 5 7. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 1 8. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 2 9. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 2 10. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 3 11. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn nâng cao - Đề số 4 ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM HỌC 2017-2018 PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG Môn : Ngữ văn 9 TRƯỜNG THCS TT VĨNH TƯỜNG (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: 3đ Kể tên các phương châm hội thoại đã học. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? - hứa hươu hứa vượn - nói băm nói bổ Câu 2: 2đ Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: “ Lão Hạc, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc về thân phận người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945” Câu 3: 5đ Cây lúa Việt Nam. -------------------------HẾT-------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm PHÒNG GD- ĐT VĨNH TƯỜNG ĐÁP ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM TRƯỜNG THCS TT NĂM HỌC 2017- 2018 VĨNH TƯỜNG MÔN : NGỮ VĂN 9 Câu 1: 3đ - Kể tên 5 phương châm hội thoại: 1đ - Giải thích nghĩa của 2 thành ngữ: 2đ + hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa. (phương châm về chất) (1đ) + nói băn nói bổ:nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo. (phương châm lịch sự) (1đ) Câu 2: 2đ - Lão Hạc là tên tác phẩm; Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố là tên tác giả: không cùng phạm trù là sai. (1đ) - Cách sửa: thay Lão Hạc = Nam Cao hoặc thay Nguyễn Công Hoan = Bước đường cùng, Ngô Tất Tố = Tắt đèn. (1đ) Câu 3: 5đ 1. Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam. 2. Thân bài: (4đ) Thuyết minh cụ thể ở các mặt sau: - Cây lúa- đặc điểm bên ngoài của nó (Rễ, thân,lá, hoa, hạt…). - Quá trình phát triển của cây lúa. - Phân loại: Lúa nếp, lúa tẻ (Lại có nhiều loại). - Cách chăm bón cho loại cây này. - Cung cấp lương thực cho con người, cho gia súc (Truyền thuyết về Lang Liêu làm bánh chưng bánh giày dâng vua cha->Nguyên liệu từ lúa gạo). - Cây lúa còn là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu (nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan) góp phần phát triển kinh tế đất nước. 3. Kết bài: (0,5đ) Sức sống và sự gắn bó của cây lúa với con người Việt Nam: Đề thi khảo sát chất lượng đầu lớp 9 - Môn Văn năm học 2017-2018 ( Đề số 1) Lớp 9 Môn Văn Thời gian: 90 phút II. TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (2 điểm): Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói trong những câu sau: 1. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? 2. Em cảm ơn chị thật nhiều! 3. An đã có quyển sách ấy chưa? 4. Tại sao cá cần nước? 5. Trời ơi, sao thời tiết nóng thế này! 6. Hãy đi đi, tôi không có đứa con như anh ! 7. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. 8. Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát ! Câu 2 (3 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệ Nguyệt tòng song khích khán thi gia (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ) Câu 3 (5 điểm): Cho đoạn thơ: “Sáng ra bờ suối tối vào hang ..... a. Câu thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai? b. Hãy chép chính xác những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ. c. Viết một đoạn văn từ 12 – 15 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ trên. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và một cặp từ trái nghĩa (có chú thích) --------------------------- Hết --------------------------- Đề thi khảo sát chất lượng đầu lớp 9 - Môn Văn năm học 2017-2018 ( Đề số 2) Lớp 9 Môn Văn Thời gian: 90 phút II. TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (4 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới. “Chị Dậu run run: - Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất… Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát: - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất! Chị Dậu vẫn thiết tha: - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại! Cai lệ vẫn giọng hầm hè: - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! Rồi hắn quay lại bảo anh người nhà lí trưởng: - Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) a. Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào? Xác định hành động nói ở từng kiểu câu? Cho biết hành động nói ở mỗi câu được thực hiện bằng cách nào?(trực tiếp hay gián tiếp) b. Có mấy nhân vật tham gia cuộc hội thoại trên? Mỗi nhân vật thực hiện mấy lượt lời? c. Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia cuộc hội thoại? Câu 2 (2 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của câu thơ: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" Câu 3 (4 điểm): Trò chơi điện tử là một thú tiêu khiển rất hấp dẫn các bạn trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh .Nhiều bạn ham mê điện tử mà sao nhãng học tập thậm chí còn phạm những sai lầm nghiêm trọng . Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn ngắn. --------------------------- Hết --------------------------- Đề thi khảo sát chất lượng đầu lớp 9 - Môn Văn năm học 2017-2018 ( Đề số 3) Lớp 9 Môn Văn Thời gian: 90 phút II. TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (3 điểm): Cho câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...” a. Những câu thơ trên trích trong văn bản nào ? Của ai ? b. Em hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của 2 câu thơ trên bằng một đoạn văn ngắn từ 4-5 câu. Câu 2 (5 điểm): Em hãy chứng minh nhận định sau bằng một đoạn diễn dịch từ 12 - 15 câu. Trong đoạn có sử dụng câu nghi vấn và câu có lời dẫn trực tiếp: Trong bài "Nước Đại Việt ta" (Trích Bình Ngô Đại Cáo) của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc ta Câu 3 (2 điểm): Em hãy nêu khái niệm của các thể loại sau: a. Chiếu b. Hịch c. Cáo d. Tấu --------------------------- Hết --------------------------- Đề thi khảo sát chất lượng đầu lớp 9 - Môn Văn năm học 2017-2018 ( Đề số 4) Lớp 9 Môn Văn Thời gian: 90 phút II. TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (3 điểm): Em hãy nêu khái niệm của các thể loại sau: a. Chiếu b. Hịch c. Cáo d. Tấu Câu 2 (2 điểm): Kể tên những phương châm hội thoại đã học? Giải thích nghĩa của thành ngữ trên và cho biết những thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Ông nói gà bà nói vịt - Hứa hươu hứa vượn - Nói rõ ngọn ngành - Nói băm nói bổ Câu 3 (5 điểm): a. Hãy chép chính xác bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh b. Viết đoạn văn quy nạp từ 12 -15 câu để làm rõ nhận định: Bài thơ là hình ảnh đẹp của người chiến sĩ và thi sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu nghi vấn và cặp từ trái nghĩa --------------------------- Hết --------------------------- Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm 9 - Môn Văn năm học 2017-2018 (Đề số 5) Lớp 9 Môn Văn Thời gian: 90 phút II. TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (6 điểm): Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ…” ( Quê hương – Tế Hanh ) a) Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài thơ. b) Nêu nội dung chính của đoạn thơ đó. c) Hãy viết đoạn văn quy nạp từ 12 - 15 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa hoàn thiện trên. Trong đoạn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là và một câu nghi vấn (có chú thích) Câu 2 (4 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi bảy tỏ quan điểm của em về vấn đề: Sống ảo. --------------------------- Hết --------------------------- Khảo sát đầu năm - Nâng cao năm học 2017-2018 Đề 2 Lớp 9 Môn Văn Thời gian: 120 phút TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của câu thơ: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" Câu 2 (4 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người chỉ còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần. Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm:“Tạo sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”. Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”. Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.” Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những que củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng… (Theo Quà tặng cuộc sống) a. Kể tên các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? b. . Người viết văn bản trên đã đặt các nhân vật vào một tình huống như thế nào? Ý nghĩa của cách tạo dựng tình huống đó? c. Theo anh/chị, trong văn bản trên, có những nguyên nhân nào khiến cả sáu người chết cóng? d. Hãy đặt tiêu đề cho văn bản. Câu 3 (4 điểm): Em hãy phân tích nguyên lý nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đã nêu trong văn bản "Nước Đại Việt ta" - Nguyễn Trãi bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12-15 câu. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và một cặp từ trái nghĩa. Khảo sát đầu năm - Nâng cao năm học 2017-2018 Đề 2 Lớp 9 Môn Văn Thời gian: 120 phút TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (4 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi: …Ông Lê Đại, Gia Lộc, Hải Dương đưa nhận xét thú vị, khi đến thăm VN, từ các chính khách đến người bình dân đều học một vài từ tiếng Việt, ví dụ: xin chào, cảm ơn… Ông viết: “Đặc biệt, một số chính khách nước ngoài khi đến VN đã dùng thơ (mà đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du) để thể hiện tình cảm của họ với VN. Ông Bill Clinton khi đến thăm đã dùng câu “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Hay mới đây Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm cũng đã dùng câu: “Rằng trăm năm cũng từ đây/Của tin gọi một chút này làm ghi”. Thật tự hào biết bao khi tiếng Việt được các chính khách dùng tinh tế, ý nghĩa đến vậy. Vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một việc cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi mai sau nhằm góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh và ngang tầm với các cường quốc trên thế giới.”(…) (Trích Tiếng Việt cần có luật – Báo Thanh Niên, ngày 06/11/2016) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Hãy đặt cho văn bản trên một nhan đề khác? Câu 3. Trong đoạn văn trên, theo anh/chị, có vài chỗ còn chưa đúng chuẩn tiếng Việt, hãy chỉ ra? Câu 4. Viết 5 – 7 dòng giải thích ý nghĩa câu văn cuối đoạn trích. Câu 2 (6 điểm): Em hãy nêu suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của vua Lý Côn Uẩn và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trong các tác phẩm đã học. Từ đó em thấy trách nhiệm của mình là như thế nào trong việc phát triển và bảo vể Tổ quốc Khảo sát đầu năm - Nâng cao năm học 2017-2018 Đề 3 Lớp 9 Môn Văn Thời gian: 120 phút TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (5 điểm): Em hãy so sánh "thú lâm tuyền" của Bác trong bài "Tức cảnh Pác Pó" với "thú lâm tuyền" của Nguyễn Trãi trong "Bài ca Côn Sơn" (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1) Câu 2 (5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: “Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế, sau đó là cháu sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, bạn bè, những người xung quanh, với cộng đồng và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử tế! Việc cháu tiếp tục học ở đâu, làm việc gì là tùy vào sở thích, niềm đam mê và năng lực của cháu. Tôi và gia đình hoàn toàn tôn trọng vào sự lựa chọn và quyết định của con mình.” (Thạc sĩ Đinh Thị Thu Hoài – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Kĩ năng sống Insight, mẹ của "cậu bé vàng" Đỗ Hải Nhật Minh trả lời phỏng vấn báo Giáo dục và Thời đại số 24 ngày 28-1-2017, trang 7) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên. Câu 2. Theo em, trình tự lập luận trong đoạn trích trên được trình bày theo phương pháp nào? (diễn dịch, quy nạp hay tổng-phân-hợp) Câu 3. Xác định nội dung cơ bản của đoạn trích? Câu 4. Là một người trẻ tuổi, anh/chị có tán đồng với mong ước về tương lai tuổi trẻ của vị phụ huynh thể hiện trong đoạn trích trên không? Vì sao? Câu 5: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, bạn bè, những người xung quanh, với cộng đồng và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử tế! Khảo sát đầu năm - Nâng cao năm học 2017-2018 Đề 4 Lớp 9 Môn Văn Thời gian: 120 phút TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Một người bạn Phi-líp-pin gửi cho tôi cuốn sách mỏng. Tôi mở ra và nhìn thấy tựa đề “12 điều nhỏ bé mỗi người Phi-líp-pin có thể thực hiện để giúp ích Tổ quốc”. Tác giả - luật sư A-lếch-xan-đrơ L. Lác-xơn – chỉ là một thường dân, nhưng cuốn sách đã được khá nhiều nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm và giới thiệu. Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình bày và biện giải. Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp. Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ Luật Giao thông lại được đặt lên hàng đầu? Câu trả lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh. Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của Lão Tử). (Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.92, 93) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng “việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước”? Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ cú pháp được sử dụng trong những câu văn sau: “Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước”. Câu 4. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý thức chấp hanh luật giao thông của một bộ phận thanh niên hiện nay bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Trong đoạn có sử dụng câu ghép và môt cặp từ trái nghĩa. Câu 2 (5 điểm): Hãy trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương đất nước của Tế Hanh qua bài thơ "Quê hương" --------------------------- Hết ---------------------------
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan