Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2017-2018 có đáp án...

Tài liệu Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2017-2018 có đáp án

.PDF
34
704
113

Mô tả:

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2017-2018 có đáp án
BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 NĂM 2017-2018 (CÓ ĐÁP ÁN) 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp 2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án Trường THPT Lý Thái Tổ 3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án Trường THPT Nam Đàn 1 4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án Trường THPT Ngô Lê Tân 5. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án Trường THPT Nguyễn Du 6. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 7. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển TRƯỜNG THCS – THPT VÕ NGUYÊN GIÁP --------------------------------------------------ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) ĐỀ CHÍNH THỨC 1. PHẦN ĐỌC HIỂU (2 điểm) Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (Ca dao) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong bài ca dao trên? Câu 2. Khái quát nội dung của bài ca dao? PHẦN VĂN HỌC (2 điểm) 2. Nêu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian? 3. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm) Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Qua bài thơ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay. Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. ( Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão) (Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục, trang 115) -----------Hết----------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) Đáp án và biểu điểm: Phần I: (2 điểm) Yêu cầu về kỹ năng: 1. Học sinh biết cách vận dụng kiến thức cơ bản để đọc hiểu đoạn văn. Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Trả lời ngắn gọn, trọn vẹn ý theo thứ tự từng câu. 2. Yêu cầu về kiến thức: Câu 1: Phương thức biểu đạt: biểu cảm. (1 điểm) Câu 2: Nội dung của bài ca dao: (1 điểm) Đây là lời than ngậm ngùi chua xót thể hiện thân phận bấp bênh, bị lệ thuộc của người phụ nữ trong XHPK. Phần II: (2 điểm)    Yêu cầu về kỹ năng:  Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phần văn học.  Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.  Trả lời ngắn gọn, trọn vẹn ý theo thứ tự từng câu. 2. Yêu cầu về kiến thức:  Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: + VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. 1. + VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. + VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Phần III: (6 điểm) Yêu cầu về kỹ năng:  Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học.  Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.  Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, logic.  Vận dụng tốt các thao tác lập luận. 2. Yêu cầu về kiến thức:  Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.  Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. + Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần: hình ảnh con người mang tầm vóc vũ trụ, xông xáo tung hoành, bất chấp nguy hiểm, với một tư thế hiên ngang, kì vĩ, sẵn sàng trấn giữ đất nước. 1. + Hình tượng “ba quân” - quân đội thời Trần: sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A. => Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ, được lồng trong hình tượng dân tộc, đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thời đại nhà Trần. Đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của hào khí Đông A. - Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả. + Quan niệm về nợ công danh. + Thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu. * Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay. - Giải thích lý tưởng sống tốt đẹp: sống có mục đích, sống có ích sao cho xứng đáng là một công dân Việt Nam. - Tại sao ta phải sống có lý tưởng cao đẹp: Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “mục đích tầm thường thì không làm được gì vĩ đại”. ( lấy dẫn chứng) - Bản thân phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội. Cách cho điểm: - Điểm 6: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm 5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ chính tả, diễn đạt. - Điểm 3-4: Đáp ứng được hai phần ba hoặc một nửa nội dung yêu cầu trên. Bài viết còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, lan man, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. TRƯỜNG THCS – THPT VÕ NGUYÊN GIÁP --------------------------------------------------ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) ĐỀ CHÍNH THỨC 1. 2. 3. PHẦN ĐỌC HIỂU (2 điểm) Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (Ca dao) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong bài ca dao trên? Câu 2. Khái quát nội dung của bài ca dao? PHẦN VĂN HỌC (2 điểm) Nêu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian? PHẦN LÀM VĂN (6 điểm) Phân tích bài thơ “Thuật hoài (Tỏ lòng)” của Phạm Ngũ Lão. Qua bài thơ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay. Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. ( Thuật hoài (Tỏ lòng) - Phạm Ngũ Lão) (Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục, trang 115) -----------Hết----------- Đáp án và biểu điểm: Phần I: (2 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách vận dụng kiến thức cơ bản để đọc hiểu đoạn văn. Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Trả lời ngắn gọn, trọn vẹn ý theo thứ tự từng câu. 2. Yêu cầu về kiến thức: Câu 1: Phương thức biểu đạt: biểu cảm. (1 điểm) Câu 2: Nội dung của bài ca dao: (1 điểm) Đây là lời than ngậm ngùi chua xót thể hiện thân phận bấp bênh, bị lệ thuộc của người phụ nữ trong XHPK. Phần II: (2 điểm)    Yêu cầu về kỹ năng:  Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phần văn học.  Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.  Trả lời ngắn gọn, trọn vẹn ý theo thứ tự từng câu. 2. Yêu cầu về kiến thức:  Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: + VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. 1. + VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. + VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Phần III: (6 điểm) Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, logic. Vận dụng tốt các thao tác lập luận. 2. Yêu cầu về kiến thức:  Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.  Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. + Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần: hình ảnh con người mang tầm vóc vũ trụ, xông xáo tung hoành, bất chấp nguy hiểm, với một tư thế hiên ngang, kì vĩ, sẵn sàng trấn giữ đất nước. 1.     + Hình tượng “ba quân” - quân đội thời Trần: sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A. => Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ, được lồng trong hình tượng dân tộc, đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thời đại nhà Trần. Đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của hào khí Đông A. - Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả. + Quan niệm về nợ công danh. + Thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu. * Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay. - Giải thích lý tưởng sống tốt đẹp: sống có mục đích, sống có ích sao cho xứng đáng là một công dân Việt Nam. - Tại sao ta phải sống có lý tưởng cao đẹp: Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “mục đích tầm thường thì không làm được gì vĩ đại”. ( lấy dẫn chứng) - Bản thân phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội. 3. Cách cho điểm: - Điểm 6: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm 5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ chính tả, diễn đạt. - Điểm 3-4: Đáp ứng được hai phần ba hoặc một nửa nội dung yêu cầu trên. Bài viết còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, lan man, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. SỞ GD& ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ NĂM HỌC 2017 – 2018 Ngày thi: MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) -------------------------------------- I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mấy ngày mẹ về quê Nhưng chị vẫn hái lá Là mấy ngày bão nổi Cho thỏ mẹ, thỏ con Con đường mẹ đi về Em thì chăm đàn ngan Cơn mưa dài chặn lối. Sáng lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Hai chiếc giường ướt một Mua cá về nấu chua… Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Thế rồi cơn bão qua Nằm ấm mà thao thức. Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Nghĩ giờ này ở quê Sáng ấm cả gian nhà. Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. (Mẹ vắng nhà ngày bão- Đặng Hiển) Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0,5 điểm) Câu 2. Nội dung của văn bản trên là gì? (0,5 điểm) Câu 3.Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối. (1,0 điểm) Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng) phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về MẸ. (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) - Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. - Em như cây quế giữa rừng Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay. Anh (chị) hãy phân tích hai bài ca dao trên. Từ đó nêu cảm nghĩ chung về ca dao than thân. -------Hết------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………..………………….. ; Số báo danh:…………………… SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ CÂU 1 2 Ý ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 10 NỘI DUNG ĐIỂM Yêu cầu chung: - Học sinh đọc văn bản Mẹ vắng nhà ngày bão trước khi trả lời câu hỏi. - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng dưới hình thức trả lời câu hỏi đọc- hiểu văn bản và phải đảm bảo những ý sau: 3.0 1 Các phương thức biểu đạt của văn bản: Phương thức tự sự Phương thức biểu cảm 2 Nội dung của văn bản: - Văn bản Mẹ vắng nhà ngày bão có hình thức một bài thơ nhưng đã kể câu chuyện mẹ vắng nhà trong những ngày bão. Nhà chỉ còn ba bố con tự chăm lo việc nhà dù còn nhiều lúng túng, vất vả. Văn bản cũng thể hiện niềm vui của ba bố con khi mẹ trở về. - Qua bài thơMẹ vắng nhà ngày bão, tác giả đã đem đến cho người đọc câu chuyện về tình yêu thương, gắn bó ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình. 3 Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối - Khổ thơ cuối sử dụng biện pháp tu từ so sánhMẹ về- như- nắng mới, sáng ấm cả gian nhà. - Tác dụng của biện pháp so sánh trong khổ thơ cuối: + Hình ảnh mẹ về sau cơn bão được so sánh với nắng mới, xua tan đi cái u ám của những ngày giông bão, làm sáng ấm cả gian nhà. Nắng là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ. + Lời thơ cũng là lời kể, lời tâm sự của người con khi mẹ trở về cũng là lúc cơn bão qua đi. Hình ảnh người mẹ trở về trong nắng ấm, sưởi ấm lòng con sau những ngày rét buốt. + Biện pháp so sánh giúp tác giả vừa thể hiện niềm vui khi mẹ về; tình cảm yêu quý của con với mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong cuộc sống của con. 4 Viết đoạn văn (không quá 10 dòng) phát biểu cảm nghĩ của anh/ chị về MẸ - Về hình thức: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn và dung lượng không quá 10 dòng. - Về nội dung: Học sinh phát biểu những cảm nghĩ chân thành về người mẹ của mình. Ví dụ: kính trọng mẹ, yêu quý mẹ, biết ơn mẹ,… Yêu cầu chung: Học sinh xác định được kiểu bài: Phân tích tác phẩm, phát biểu cảm nghĩ. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả... Yêu cầu cụ thể: Bài làm của học sinh cần đảm bảo các ý sau: 1 1. Giới thiệu vấn đề: - Giới thiệu ca dao; chủ đề than thân. - Trích dẫn 2 bài ca dao. 2 2. Giải quyết vấn đề: a/ Phân tích hai bài ca dao Học sinh có thể phân tích từng bài hoặc phân tích gộp cả 2 bài theo hướng: 0.5 0.5 1.0 1.0 7.0 0.5 4.0 Nét giống nhau Nội dung về Nét khác nhau Hình thức nghệ thuật * Giống nhau - Chủ đề: Than thân - Nội dung: + Nỗi khổ. cảnh ngộ, nỗi niềm của người phụ nữ thời xưa. + Nét đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ dù cuộc sống còn nhiều đau khổ, bất hạnh. + Ngầm phê phán, tố cáo xã hội đương thời. + Thể hiện thái độ cảm thông, chia sẻ và trân trọng người phụ nữ của tác giả dân gian. - Hình thức nghệ thuật: + Thể lục bát. + Cùng chung một công thức có sẵn: mở đầu bằng Thân em như...., Em như... + Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ,... + Kết thúc bằng các câu hỏi tu từ. * Khác nhau: a, Về nội dung: - 2 bài ca dao là những cảnh ngộ, nỗi khổ khác nhau của người phụ nữ xưa: Bài 1: bị phụ thuộc Bài 2: không được ai biết đến. - Nét đẹp tâm hồn được khai thác dưới nhiều khía cạnh khác nhau. b, Về hình thức nghệ thuật: - Hình ảnh so sánh khác nhau: + Bài 1: em- tấm lụa đào Học sinh phân tích hình ảnh tấm lụa đào. Nghĩa cụ thể: Lụa đào- lụa đẹp, đắt giá, giá trị sử dụng cao, ... Nghĩa ẩn: Vẻ đẹp dung nhan, tuổi trẻ, ý thức về giá trị bản thân... Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh. + Bài 2: em- cây quế giữa rừng Học sinh phân tích hình ảnh cây quế giữa rừng. Nghĩa cụ thể: cây quế giữa rừng- loài cây có giá trị nhiều mặt; ở trong rừng, ít người biết; ... Nghĩa ẩn: qua 2 từ thơm tho, ngát lừng .... Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh. - Ngôn ngữ biểu cảm khác nhau: + Bài 1: qua cách dùng từ láy phất phơ,... Bài 2: các tính từ thơm tho, ngát lừng, ... + Ở cách hỏi cuối mỗi bài. b/ Cảm nhận chung về ca dao than thân. - Về nội dung: + Ca dao than thân là một trong những chủ đề lớn của ca dao. + Lời than nói lên những nỗi khổ khác nhau của người phụ nữ xưa. + Đề hướng tới trân trọng, ngợi ca những phẩm chất của họ. + Tố cáo xã hội. - Về nghệ thuật: + Thể lục bát. 2.0 + Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc. + Sử dụng có giá trị các biện pháp tu từ, các đơn vị có sẵn trong ca dao. 3 3. Kết thúc vấn đề: - Khái quát lại vấn đề. - Bài học cho mỗi học sinh. 0.5 SỞ GD-ĐT NGHỆ AN KÌ THI KẾT THÚC HỌC KÌ 1 LỚP 10 TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 NĂM HỌC 2017- 2018 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút(Không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3 a. Đọc văn bản: Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư” “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki lo mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ? Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh – ga – po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma – lai – xi – a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt. Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm, .... Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau. (Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật) b.Thực hiện các yêu cầu sau: 1.Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?(1,0 điểm) 2.Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản trên? (1,0điểm) 3. Tác giả đã bày tỏ thái độ gì đối với hiện tượng được đề cập đến?(1,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0điểm) Cảm nhận của anh( chị) về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”(Bảo kính cảnh giới – bài 43) Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. (Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II- Văn học thế kỉ X- thế kỉ XVII) TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 10-NĂM HỌC 2017-2018 Phần I. Đọc hiểu(3điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Nghị luận -Điểm 1: Trả lời đúng theo cách trên -Điểm 0:Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2.Văn bản trên tác giả đề cập đếnvấn đề : xin đừng lãng phí nước Mỗi học sinh có thể đặt nhan đề khác nhau miễn là phù hợp với nội dung văn bản. -Điểm 1:Đặt nhan đề phù hợp -Điểm 0: Đặt nhan đề không phù hợp nội dung hoặc không đặt được nhan đề Câu 3. Thái độ của tác giả đối với hiện tượng được đề cập đến là:lo lắng, trăn trở , kêu gọi hành động. -Điểm 1: Trả lời đúng ý trên -Điểm 0,5: Trả lời chưa đầy đủ -Điển 0: Trả lời sai hoặc chưa trả lời Phần II. Làm văn(7 điểm) A. Hướng dẫn chấm. 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, vận dụng các kĩ năng, các thao tác nghị luận để làm rõ vẻ đẹp của đoạn thơ trên cơ sở định hướng của đề ra. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về nội dung kiến thức: *Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận * Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: -Tâm hồn yêu thiên nhiên; tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống...(Dẫn chứng) -Tấm lòng ưu ái với dân, với nước...(Dẫn chứng) -Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi từ những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn. Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn từ Hán và điển tích. Sử dụng từ láy độc đáo, dùng những động từ mạnh... * Đán giá chung B. Biểu điểm: -Điểm 6-7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt. -Điểm 4-5:Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt. -Điểm 3-3,5 : Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu trên, còn mắc khá nhiều lỗi về diễn đạt. -Điểm 1: Bài làm sai lạc về kiến thức và kĩ năng hoặc diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. -Điểm 0: Không làm bài. Lưu ý chung: Người chấm không đếm ý cho điểm, cần dựa vào tổng thể bài viết của học sinh để cân nhắc và cho điểm hợp lí. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: Ngữ văn 10 - CB Ngày thi: ……………………… Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ: Mức độ nhận thức I. Đọc hiểu Đoạn trích. Số câu Số điểm Tỉ lệ II.Làm văn 1. Nghị luận xã hội: viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) Nhận biết - Xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt, … của đoạn trích. 1 0,5 5% Thông hiểu Vận dụng thấp - Nội dung Thể hiện đoạn trích. quan điểm Quan điểm, tư cá nhân về tưởng của tác vấn đề đặt ra giả. trong đoạn Nghệ thuật và trích (nhận tác dụng trong xét, đánh đoạn văn, đoạn giá, rút ra thơ. bài học,…) 1 1 1,0 1,5 10% 15% Tổng số 3 3,0 30% Vận dụng tổng hợp kĩ năng và kiến thức về xã hội, văn học để viết đoạn văn ngắn về vấn đề xã hội trong đoạn trích phần đọc hiểu. 2. Nghị luận văn học về một đoạn thơ hoặc một bài thơ Số câu Số điểm Tỉ lệ Tổng chung Số câu Số điểm Tỉ lệ Vận dụng cao 1 0,5 10% 1 1,0 10% 1 1,5 15% Vận dụng tổng hợp những hiểu biết về tác giả, tác phẩm đã học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (HKI - Ngữ văn 10). 2 7,0 70% 2 7,0 70% 2 7,0 70% 5 10,0 100% SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: Ngữ văn 10 - CB Ngày thi: ……………………… Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Chẳng ai muốn làm hành khất, Tội trời đày ở nhân gian. Con không được cười giễu họ, Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường, họ đến, Có cho thì có là bao. Con không bao giờ được hỏi, Quê hương họ ở nơi nào. (...) Mình tạm gọi là no ấm, Ai biết cơ trời vần xoay, Lòng tốt gửi vào thiên hạ, Biết đâu nuôi bố sau này. (Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993) Câu 2. (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 1. (1,0 điểm): Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (1,0 điểm) Câu 3. (1,5 điểm): Hãy tìm trong vốn từ tiếng Việt từ đồng nghĩa với từ hành khất? Theo em, vì sao tác giả dùng từ hành khất thay vì các từ đồng nghĩa khác? Phần II. Làm văn (7,0 điểm): Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời (cho đi và nhận lại). Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. ( Sách Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, tập I, tr.115, 116) ---------- HẾT -------- ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn 10 - CB Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Câu 1 2 3 Nội dung Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Lời dặn của người cha với con: - Lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu, giúp đỡ con người, tôn trọng con người. - Lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận... khiến con người phải suy nghĩ về cách sống. - Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày (0,5 đ). - Tác giả dùng từ hành khất vì: (1,0 điểm). + Tác dụng phối thanh. + Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất). Tổng điểm Điểm 0,5 1,0 1,5 3,0 Phần II. Làm văn (7,0 điểm): 1 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: Câu Nội dung Điểm Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 1 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời. a) Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận. 0,25 b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,25 Hiểu được vấn đề cho và nhận ở đời. c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: * Giới thiệu vấn đề nghị luận. - Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình. 1,0 - Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời. * Phân tích vấn đề: - Giải thích: + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …). + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất. * Phân tích biểu hiện: - Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng. - Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng. * Bình luận: - Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi. - Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán. * Kết luận: Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận. d) Sáng tạo. Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt. Tổng điểm Câu 2 Nội dung Cảm nhận bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Cảm nhận những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão. c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. (0,5đ) * Cảm nhận và phân tích: - Hai câu đầu: (1,0đ) + Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) thể hiện tư thế rắn rỏi, tự tin, sẵn sàng trấn giữ đất nước với tinh thần bền bỉ, kiên trì (trải mấy thu). Đó là hình ảnh của con người mang tầm vóc vũ trụ với tư thế hiên ngang, kì vĩ. + Hình ảnh “ba quân” - quân đội thời Trần với sức mạnh như hổ báo: hình ảnh so sánh, ẩn dụ nói lên sức mạnh vô địch của quân đội thời Trần. Khí thế: Nuốt trôi trâu, cách nói cường điệu chỉ hùng khí dũng mãnh, ào ào ra trận, không một thế lực nào, một kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. Đánh giá: Hai câu thơ đầu với vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc mang tầm vóc vũ trụ, lịch sử được lồng trong vẻ đẹp của hình tượng dân tộc, đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thời đại nhà Trần. Đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của hào khí Đông A. - Hai câu cuối: (1,0đ) 0,25 0,25 2,0 Điểm 0,5 0,5 3,0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan