Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông BỘ CÂU HỎI BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC- C...

Tài liệu BỘ CÂU HỎI BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC- CÓ ĐÁP ÁN

.DOC
70
353
141

Mô tả:

BỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC MÔN: SINH HỌC – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ I. Mức độ nhận biết Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò A. tổng hợp và kéo dài mạch mới. B. tháo xoắn phân tử ADN. C. nối các đoạn Okazaki với nhau. D. tách hai mạch đơn của phân tử ADN. Câu Trong qúa trình tái bản, ADN được nhân đôi theo nguyên tắc A. bổ sung và bán bảo tồn B. bán bảo toàn và nửa gián đoạn. C. khuôn mẫu và nửa gián đoạn. D. nửa gián đoạn và bổ sung. Câu 3: Bản chất của mã di truyền là A. một bộ ba chỉ mã hoá cho một axit amin. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin. C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit. D. các axit amin trên prôtêin do trình tự các nuclêôtit trên mARN qui định. Câu 4: Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Mã di truyền có tính thoái hoá. B. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuổi polipeptit C. Mã di truyền là mã bộ ba, đọc theo chiều xác định, đọc không chồng gối D. Axit amin mở đầu ở hầu hết các sinh vật là methionyl. Câu 5: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→3’ trên phân tử mARN. B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’→5’trên phân tử mARN. C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. Câu 6: Mạch gốc của một đoạn gen có trình tự như sau: 5'…XGXGTAAAXAGT… 3'. Trình tự nuclêôtit tương ứng trên mARN là A. 5'… AXUGUUUAXGXG… 3' B. 5'… TGAXAAATGXGX… 3' C. 5'… XGXGTAAAXAGT… 3'. D. 5' …GCGXAUUUGUXA… 3'. Câu 7: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. ARN pôlimeraza. B. Restrictaza. C. ADN pôlimeraza. D. Ligaza. Câu 8: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là A. 5'AUG3'. B. 3'XAU5'. C. 5'XAU3'. D. 3'AUG5'. Câu 9: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn A. trước phiên mã. B. sau dịch mã. C. dịch mã. D. phiên mã. Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, gen điều hòa có vai trò A. kết thúc quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. B. khởi đầu quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. C. quy định tổng hợp prôtêin ức chế. D. quy định tổng hợp enzim phân giải lactôzơ. Câu 11: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. 1 C. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến Câu 12: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi. B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào. C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân. D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. Câu 13: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào 1. số lượng gen có trong kiểu gen. 2. đặc điểm cấu trúc của gen. 3. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến. 4. sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường. Phương án đúng là A. (2), (3). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (3), (4). Câu 14: Nối cột A với cột B cho phù hợp và sắp xếp theo mức độ lớn dần trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể: A B 1. Crômatit a. 300nm 2. Sợi cơ bản b. 11nm 3. Nuclêôxôm c. 2nm 4. Sợi nhiễm sắc d. 30nm 5. ADN e. 700nm A. 5c → 3b → 2d → 4a → 1e. B. 5c → 3b → 2b → 4d → 1e. C. 1e → 4d → 2b → 3b → 5c. D. 1e → 4a → 2d → 3b → 5c. Câu 15: Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? A. Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng. B. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại ở vị trí củ. C. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác. D. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau. Câu 16: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của A. tác nhân sinh học, vật lý, hóa học hay biến đổi sinh lý, sinh hóa nội bào. B. tác nhân sinh học, vật lý và hóa học. C. biến đổi sinh lý, hóa sinh bên trong nội bào và tác nhân sinh học. D. tác nhân vật lý, hóa học hay biến đổi sinh lý, sinh hóa nội bào. Câu 17: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến và có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể như thế nào? A. thể không và XO. B. thể một và XO. C. thể ba và XXY. D. thể bốn và XXX. Câu 18: Thể song nhị bội là cá thể trong tế bào A. chứa bộ NST của hai loài khác nhau. B. chứa bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau. C. chứa hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau. D. tồn tại song song bộ NST đơn của hai loài. Câu 19: Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là do A. sự không phân li của một hay một số cặp NST trong quá trình phân bào. B. sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào. C. sự kết cặp không đúng của các NST trong quá trình phân bào. D. sự không phân li của một cặp NST trong quá trình phân bào. Câu 20: Trường hợp nào sau đây ở Người có thể tạo ra hợp tử phát triển thành cơ thể mắc hội chứng Đao? A. Giao tử chứa 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường. 2 B. Giao tử chứa NST 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường. C. Giao tử chứa 2 NST 23 kết hợp với giao tử bình thường. D. Giao tử không chứa NST 21 kết hợp với giao tử bình thường. Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 11 B 2 A 12 D 3 C 13 A BẢNG KẾT QUẢ 4 5 6 D B A 14 15 16 B B A 7 A 17 B 8 C 18 C 9 D 19 A 10 C 20 A II. Mức độ thông hiểu Câu 1: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN. B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5'trên phân tử mARN. C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. Câu 2: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần. B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. C. đều có sự xúc tác của enzim ADN - polimeraza. D. đều lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung. Câu 3: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là A. ADN có cấu trúc mạch đơn. B. ARN có cấu trúc mạch đơn. C. ADN có cấu trúc mạch kép. D. ARN có cấu trúc mạch kép. Câu 4: Điều nào sau đây chính xác khi nói về quá trình nhân đôi ADN? (1) Diễn ra ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia. (2) Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bào tồn. (3) Mỗi đơn vị nhân đôi gồm hai chạc chữ Y. (4) Emzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. (5) Trên mạch khuôn 3’ → 5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục. (6) Trên mạch khuôn 5’ → 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quảng tạo nên các đoạn Okazaki. A. (1), (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4), (5), (6). D. (1), (2), (4), (5), (6). Câu 5: Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã ở E.coli là A. (3) và (5). B. (2) và (3). C. (1), (2) và (3). D. (2), (3) và (4). Câu 6: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu khởi đầu phiên mã (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’ (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'. 3 (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã Các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (1) → (2) → (3) → (4) C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4). Câu 7: Cho các thông tin sau: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. (2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp (4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là A. (2) và (3). B. (3) và (4). C. (1) và (4). D. (2) và (4). Câu 8: Khi nói về dịch mã, những phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, quá trình này chỉ xảy ra trong nhân của tế bào nhân thực (2) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động (3) tARN đầu tiên tiến vào ribôxôm và gắn vào phân tử mARN ở vị trí có bộ ba mở đầu ’ 5 UAA 3’ (4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba 5’UGA 3’ trên phân tử mARN A. (1), (3) B. (2), (3) C. (1), (2) D. (2), (4) Câu 9: Các bước xảy ra trong quá trình điều hòa hoạt động của vi khuẩn E.coli trong môi trường có chất cảm ứng ở operon Lac như sau: (1) Prôtêin ức chế không liên kết với vùng vận hành (2) Một số phân tử lactozơ liên kết với prôtêin ức chế (3) Các enzim được tạo ra tới phân giải Lactôzơ trong tế bào (4) Prôtêin ức chế được giải phóng liên kết với vùng vận hành (5) Gen cấu trúc tiến hành phiên mã và dịch mã Sắp xếp các bước trên theo đúng trình tự khi môi trường có Lactôzơ: A. 1 → 4 → 2 → 3 → 5 B. 2 → 1 → 4 → 3 → 5 C. 1 → 2 → 3 → 4 →5 D. 2 → 1 → 5 → 3 → 4 Câu 10. Cho các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp không có đường lactose mà operon lac vẫn thực hiện phiên mã? (1) Gen điều hòa (R) của operon bị đột biến dẫn đến prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học (2) Đột biến mất vùng khởi động (P) của operon (3) Vùng vận hành (O) của operon bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế (4) Gen cấu trúc bị đột biến dẫn đến prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng Phương án đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X. C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. Câu 12: Cho các thông tin về đột biến sau đây: (1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch. 4 (2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. (3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN. (4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể. Các thông tin nói về đột biến gen là A. (1) và (4). B. (3) và (4). C. (1) và (2). D. (2) và (3). Câu 13: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại thì A. chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi. B. toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. C. nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. D. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi. Câu 14: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Mã di truyền là mã bộ ba. B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin. C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin. D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Câu 15: Đột biến lặp đoạn thường xuất hiện kèm với đột biến A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn tương hỗ. C. chuyển đoạn không tương hỗ. D. mất đoạn. Câu 16: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? (1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể. (2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. (3) Làm thay đổi thành phần gen trong cùng một nhiễm sắc thể. (4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. A. (1), (4). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (2). Câu 17: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng A. đảo đoạn B. chuyển đoạn C. mất đoạn D. lặp đoạn Câu 18: Nhận định không đúng về thể tứ bội? A. Thể tứ bội thường có khả năng giảm phân tạo các giao tử bình thường. B. Thể tứ bội kiểu gen Aaaa tạo 2 loại giao tử bình thường là Aa và aa. C. Thể tứ bội thường có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe.... D. Thể tứ bội thường gây hại cho cơ thể sinh vật. Câu 19: Tế bào sinh dưỡng của thể ngũ bội (5n) chứa bộ nhiễm sắc thể (NST), trong đó A. một cặp NST nào đó có 5 chiếc. B. một số cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc. C. tất cả các cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc. D. bộ NST lưỡng bội được tăng lên 5 lần. Câu 20: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly. B. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. C. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly. Câu Đáp án 1 B 2 D 3 A 4 C BẢNG KẾT QUẢ 5 6 7 B C A 5 8 D 9 D 10 B Câu Đáp án 11 B 12 A 13 A 14 B 15 D 16 A 17 D 18 D 19 C 20 D III. Mức độ vận dụng Câu 1: Một gen ở sinh vật nhân sơ, có 150 chu kì xoắn và G = 600. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, cần môi trường nội bào cung cấp số lượng nuclêôtit thuộc mỗi loại là A. T = A = 6300; G = X = 4200. B. A = T = 4200; G = X = 6300. C. A = T = 1200; G = X = 1800. D. A = T = 1200; G = X = 1800. Câu 2: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là A. 1120. B. 1080. C. 990. D. 1020. Câu 3: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là (A + G)/(T+X) = 2. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là A. 0,2. B. 2,0. C. 5,0. D. 0,5. Câu 4: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là A. 190. B. 90. C. 100. D. 180. 15 Câu 5: Phân tử ADN của một vi khuẩn E.coli chứa N phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N14, cho nhân đôi 4 đợt. Số phân tử ADN chứa hoàn toàn N 14 sau 4 đợt nhân đôi là A. 16. B. 15. C. 2. D. 14. Câu 6: Một gen có 93 vòng xoắn và trên một mạch của gen có tổng số hai loại A với T bằng 279 nuclêôtit. Số liên kết hiđrô của các cặp G ≡ X trong gen là: A. 1953 B. 1302 C. 837 D. 558 Câu 7: Từ 3 loại nuclêôtit là U, G, X có thể tạo ra bao nhiêu mã bộ ba chứa ít nhất một nuclêôtit loại X? A. 19 B. 27 C. 37 D. 8 Câu 8: Biết các codon được mã hóa với các axit amin tương ứng như sau: Valin: GUU; Trip: UGG; Lys: AAG; Pro: XXA; Met: AUG. Xác định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit được dịch mã từ phân tử mARN có trình tự nuclêôtitnhư sau: 5’ AUGAAGGUUUGGXXA 3’ A. Met – Lys – Trip – Pro – Val B. Met – Lys – Val – Trip – Pro C. Met – Lys – Trip – Val – Pro D. Met – Trip – Pro – Val – Lys Câu 9: Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện phiên mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nuclêôtit tự do là A. 6000. B. 3000. C. 4500. D. 1500. Câu 10: Khi nghiên cứu E.coli, một loại vi khuẩn rất phổ biến trong ruột kết của người và các động vật có vú khác, các nhà khoa học đã thấy một hiện tượng rất thú vị như sau: Khi môi trường thiếu axit amin trytophan, một loại axit amin rất cần thiết cho sự tồn tại của vi khuẩn, tế bào vi khuẩn sẽ đáp ứng lại bằng việc hoạt hóa một con đường chuyển hóa để tự tổng hơp tryptophan từ một loại chất khác trong môi trường. Nhưng sau đó, khi cơ thể chủ tiêu hóa một loại thức ăn giàu tryptophan thì tế bào vi khuẩn sẽ dừng ngay việc sản xuất tryptophan; nhờ vậy nó tránh được việc lãng phí nguồn dinh dưỡng. Cơ chế cho phép tế bào tổng hợp hoặc dừng sản xuất tryptophan được gọi là cơ chế điều hòa operon trp (hình vẽ bên dưới). 6 Prôtêin ức chế bị bất hoạt Các enzyme tổng hợp Tryp Môi trường thiếu Tryptophan Không tạo được ARN Chất kìm hãm được kích hoạt Môi trường thừa tryptophan Trong cơ chế điều hòa operon tryp, khi môi trường thiếu tryptophan thì sự kiện nào sau đây không xảy ra? A. Prôtêin ức chế ở trạng thái không hoạt động B. ARN – polymeraza bám vào vùng khởi động (P) và tiến hành phiên mã C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế D. Nhóm gen cấu trúc không tổng hợp được các enzim tổng hợp trytophan Câu 11: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng A. mất 1 cặp nuclêôtít. B. thêm 1 cặp nuclêôtít. C. thêm 2 cặp nuclêôtít. D. mất 2 cặp nuclêôtít. Câu 12: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là: A. A = T = 250; G = X = 390. B. A = T = 251; G = X = 389. C. A = T = 610; G = X = 390. D. A = T = 249; G = X = 391. Câu 13: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: A. A = T = 720 ; G = X = 480. B. A = T = 419 ; G = X = 721. C. A = T = 719 ; G = X = 481. D. A = T = 721 ; G = X = 479. Câu 14: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là : A. A = T = 599; G = X = 900 B.A = T = 600 ; G = X = 900 C. A = T = 600; G = X = 899 D.A = T = 900; G = X = 599 Câu 15: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau: Nòi 1: ABCDEFGHI; nòi 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI. Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là 7 A. 1 → 2 → 4 → 3. B. 1 → 3 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 4 → 2. D. 1 → 4 → 2 → 3. Câu 16: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là A. 18. B. 9. C. 24. D. 17. Câu 17: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là A. 12. B. 36. C. 24. D. 48. Câu 18: Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Trong trường hợp các cây bố, mẹ giảm phân bình thường, tỉ lệ kiểu hình quả vàng thu được từ phép lai giữa hai cây tứ bộ AAaa x AAaa là A. 1/8. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/16. Câu 19: Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1. Đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có kiểu gen là A. aBMMnn. B. aBMn. C. aaBBMn. D. aaBBMMnn. Câu 20: Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình hạt màu trắng là A. AAaa x AAaa. B. AAAa x aaaa. C. Aaaa x Aaaa. D. AAaa x Aaaa. Câu Đáp án 1 A 2 B 3 D BẢNG KẾT QUẢ 4 5 6 A D A Câu Đáp án 11 A 12 D 13 C 14 A 15 C 16 D 7 A 17 A 8 B C 18 C 9 D 10 19 D 20 B IV. Mức độ vận dụng cao Câu 1: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là A. 2250. B. 1798. C. 1125. D. 3060. Câu 2: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại G. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là: A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750. B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150. C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150. D. A = 150; T = 450; G= 750; X = 150. Câu 3: Trên mạch thứ nhất của gen có 15% A, 25% T và tổng số G với X trên mạch thứ hai của gen bằng 840 nuclêôtit. Chiều dài của gen nói trên bằng bao nhiêu A0 A. 4896 B. 48960 C. 4760 D. 47600 Câu 4: Gen có tổng số 2 loại nuclêôtit bằng 60% số nuclêôtit của gen và 3120 liên kết hiđrô. Ở mạch 2 có A = 5T và X = 2G. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là A. A = 780, G = 520 B. A = 520, G = 780 C. A = 480, G = 720 D. A = 720, G = 480 Câu 5: Một mạch của gen có số lượng từng loại nuclêôtit A, T, G, X theo thứ tự lần lượt chiếm tỉ lệ 1 : 1,5 : 2,25 : 2,75 so với tổng số nuclêôtit của mạch. Gen đó có chiều dài 0,2346 micrômet. Số liên kết hiđrô của gen bằng: A. 1840 B. 1725 C. 1794 D. 1380 8 Câu 6: Một phân tử ADN kép, thẳng có 3155 liên kết hyđrô nối giữa hai mạch đơn, tự nhân đôi một số lần liên tiếp đã cần môi trường nội bào cung cấp 18.900 nuclêôtit. Số nuclêôtit từng loại của phân tử ADN trên là A. A = T = 400; G = X = 785. B. A = T = 895; G = X = 455. C. A = T = 715; G = X = 575. D. A = T = 550; G = X = 685. Câu 7: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là: A. G = X = 320, A = T = 280. B. G = X = 280, A = T = 320. C. G = X = 240, A = T = 360. D. G = X = 360, A = T = 240. Câu 8: Một gen có 7 đoạn intron. Theo lí thuyết thì từ gen này sẽ tạo ra bao nhiêu loại phân tử mARN có đủ các đoạn exon. A. 60 loại. B. 160 loại. C. 120 loại. D. 720 loại. Câu 9: Một chuổi polipeptit được tổng hợp đã cần 799 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A= 447, 3 loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nucleotit mỗi loại của mARN điều kiển tổng hợp chuổi polipeptit trên là: A. A = 447; U = G = X = 650. B. U = 447; A = G = X = 650. C. U = 448; G =A = 651; X = 650. D. U= 448; X = 650; G =U = 651 Câu 10: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là A. 3599. B. 3600. C. 3899. D. 3601. Câu 11: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là: A. T = A = 601, G = X = 1199. B. T = A = 598, G = X = 1202. C. T = A = 599, G = X = 1201. D. A = T = 600, G = X = 1200. Câu 12: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: A. A = T = 1799; G = X = 1200. B. A = T = 1800; G = X = 1200. C. A = T = 899; G = X = 600. D. A = T = 1199; G = X = 1800. Câu 13: Alen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Khi cặp gen Aa tự nhân đôi nhân đôi hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1089 nuclêôtit loại ađênin và 1611 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen A là A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. B. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. C. mất một cặp G-X. D. thêm một cặp A-T. Câu 14: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F 1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là A. 14. B. 21. C. 15. D. 28. Câu 15: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng A. thể ba. B. thể một kép. C. thể một. D. thể không. 9 Câu 16: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108 Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là: A. I, III, IV, V. B. II, VI. C. I, III. D. I, II, III, V. Câu 17: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là A. AAaa x Aa và AAaa x aaaa. B. AAaa x Aa và AAaa x AAaa. C. AAaa x aa và AAaa x Aaaa. D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa. Câu 18: Dùng Cônsixin để xử lý hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau. Trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lý thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen Aaaa ở đời con là A. 18/36. B. 6/36 . C. 8/36. D. 16/36. Câu 19: Ở sinh vật nhân thực vật lưỡng bội, alen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng (P), thu được các hợp tử. Dùng cônsixin xử lí các hợp tử, sau đó cho phát triển thành các cây F 1. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 176 cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng tự thụ tinh. Theo lý thuyết, các cây F2 thu được có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A.5 B.3 C.2 D.4 Câu 20: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là A. 4. B. 6. C. 2. D. 8. Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 11 C 2 A 12 A 3 C 13 B BẢNG KẾT QUẢ 4 5 6 C A B 14 15 16 B B C 7 C 17 D 8 D 18 C 9 C 19 A 10 A 20 C Chương 2: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN Chuyên đề: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN I. Mức độ nhận biết Câu 1: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra A. 16 loại giao tử. B. 2 loại giao tử. C. 4 loại giao tử. D. 8 loại giao tử. Câu 2: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật A. tác động cộng gộp. B. liên kết gen. C. hoán vị gen. D. di truyền liên kết với giới tính. 10 Câu 3: Kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội có thể xác định được bằng phép lai A. khác dòng. B. phân tích. C. thuận nghịch. D. khác thứ. Câu 4: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô A. do một cặp gen quy định. B. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp. C. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. D. di truyền theo quy luật liên kết gen. Câu 5: Bản chất quy luật phân li của Menđen là A. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân. B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1. C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1. D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. Câu 6: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là A. AA x Aa. B. Aa x aa. C. Aa x Aa. D. AA x aa. Câu 7: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng? A. Aa x aa và AA x Aa. B. Aa x Aa và AA x Aa. C. Aa x Aa và Aa x aa. D. AA x aa và AA x Aa. Câu 8: Khi lai 2 cây đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 câu hoa trắng. Có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi A. hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung. B. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp. C. một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. D. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung. Câu 9: Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm của ông lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử? A. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1. B. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2. C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ tuân theo định luật tích xác suất. D. Tỉ lệ phân li về kiểu hình trong phép lai phân tích phân tích. Câu 10: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh. D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh. Câu 11. Cơ sở tế bào học của sự trao đổi đoạn nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng là A. sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân B. sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II C. sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I D. sự tiếp hợp các nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì trước của giảm phân I Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải của thường biến? A. Phát sinh trong quá trình sinh sản. B. Không di truyền cho thế hệ sau. C. Không liên quan đến biến đổi trong kiểu gen. D. Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định. Câu 13. Bệnh mù màu đỏ-lục ở người được gọi là bệnh của nam giới vì 11 A. bệnh do gen trên NST Y không có alen tương ứng trên X, nên chỉ có nam mang bệnh này. B. bệnh chịu ảnh hưởng của giới tính nam nhiều hơn giới tính nữ. C. bệnh chỉ xuất hiện ở nam, không tìm thấy ở nữ. D. bệnh do gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y, nên nam dễ biểu hiện hơn nữ. Câu 14. Kết luận không đúng khi nói về các bệnh do gen lặn nền trên NST X quy định là A. phép lai thuận - nghịch có kết quả khác nhau . B. mẹ bị bệnh thì chắc chắn con gái cũng bị bệnh. C. tuân theo quy luật di truyền chéo. D. bệnh xuất hiện nhiều ở nam hơn là ở nữ. Câu 15: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY? A. Thỏ, ruồi giấm, sư tử. B. Trâu, bò, hươu. C. Hổ, báo, mèo rừng. D. Gà, bồ câu, bướm. Câu 16: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)? A. Lai phân tích. B. Lai tế bào. C. Lai thuận nghịch. D. Lai cận huyết. Câu 17. Cho con đực thân đen thuần chủng lai với con cái thuần chủng thì F1 đồng loạt thân xám. Ngược lại, khi cho con đực thân xám thuần chủng lai với con cái thân đen thuần chủng thì F1 đồng loạt thân đen. Hãy chọn kết luận đúng. A. Gen qui định tính trạng nằm trên ti thể hoặc lục lạp. B. Gen qui định tính trạng nằm trên NST thường. C. Gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính. D. Gen qui định tính trạng nằm ở bào quan ti thể. Câu 18: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen Ab ab giao phấn với cây có kiểu gen thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là: aB ab A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. C. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ. D. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ. Câu 19: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền A. tương tác gen. B. phân li độc lập. C. liên kết hoàn toàn. D. hoán vị gen. Câu 20: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này A. AB  ab  8,5% ; Ab  aB  41,5% B. AB  ab  41,5% ; Ab  aB  8,5% C. AB  ab  33% ; Ab  aB  17% D. AB  ab  17% ; Ab  aB  33% Bảng kết quả Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 11 C 2 A 12 A 3 C 13 D 4 B 14 B 5 A 15 D II. Mức độ thông hiểu 12 6 B 16 C 7 C 17 D 8 D 18 C 9 C 19 C 10 C 20 B Câu 1: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn. D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Câu 2: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân tính kiểu hình theo tỷ lệ: A. 3:1 B. 1:1:1:1 C. 9:3:3;1 D. 1:1 Câu 3: Ở cà chua, gen qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu dục thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ A. 1: 2 : 1. B. 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 3 : 1. Câu 4: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm : 7 cây hoa trắng? A. AaBb x AaBb. B. AaBb x aaBb. C. AaBb x AAbb. D. AaBb x Aabb. Câu 5: Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:1 ? A. AabbDD x AABBdd B. AABbDd x AaBBDd C. AaBBDD x aaBbDD D. AaBbdd x AaBBDD Câu 6: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định. Trong kiểu gen, khi có cả alen A và alen B thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc alen B thì cho lông nâu, khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P : AaBb x aaBb, theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở F1, số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ A. 37,5% B. 25% C. 6,25% D. 50% Câu 7: Cho biết nmỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1? A. Aabb × aaBb B. AaBB × aaBb C. AaBb × aaBb D. AaBb × AaBb Câu 8: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1? A. AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBb. C. aaBb × AaBb. D. Aabb × AAbb. Câu 9: Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất? A. AaBb x AABb B. AABB x aaBb C. AaBb x AaBB D. AaBb x AaBb Câu 10: Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1? A. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng. B. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng. C. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng. D. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng 13 Câu 11. Khi cho cá vãy đỏ thuần chủng giao phối với cá vãy trắng thì được F1. Cho F1 giao phối F2 thu được 75% cá vãy đỏ; 25% cá vãy trắng, trong đó cá vãy trắng toàn là cao cái. Cho cá ♀ (XY) F1 lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình A. 1 ♀ mắt trắng : 1 ♀ mắt đỏ: 1 ♂ mắt trắng : 1 ♂ mắt đỏ. B. 1 ♀ mắt đỏ: 1 ♂ mắt trắng . C. 3 ♀ mắt đỏ: 1 ♂ mắt trắng . D. 1 ♀ mắt trắng: 1 ♂ mắt đỏ. Câu 12. Ở gà, gen trội R qui định lông vằn, gen r qui định lông không vằn nằm trên NST X. Để có thể sớm phân biệt gà trống và gà mái khi mới nở bằng tính trạng màu lông người ta phải thực hiện phép lai. A. XRXR x XrY. B. XrXr x XRY. C. XRXr x XRY. D. XRXr x XrY. Câu 13. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen A. nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân). B. trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. C. trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X. D. trên nhiễm sắc thể thường. Câu 14. Ở 1 loài động vật, cho con đực (XY) lông trắng chân cao thuần chủng lai với con cái lông đen chân thấp thuần chủng, được F1 đồng loạt lông trắng chân thấp. Cho con đực lai phân tích; FB có 25% con đực lông trắng chân cao; 25% con đực lông đen chân cao; 25% con cái lông trắng chân thấp; 25% con cái lông đen chân thấp. Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng. Kết luận nào sau đây không đúng? A.Tính trạng lông trắng trội so với lông đen. B. Tính trạng chiều cao chân di truyền liên kết với giới tính. C. Cả hai tính trạng này đều di truyền liên kết với tính. D. Hai tính trạng di truyền độc lập với nhau. Câu 15: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất? A. AaBb x AaBb. B. AaXBXB x AaXbY C. Ab/aB x Ab/aB D. AaXBXb x AaXbY Câu 16: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen. B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen. D. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp. Câu 17 : Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbX eD X Ed đ đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại d giao tử abX e được tạo ra từ cơ thể này là : A. 2,5% B. 5,0% C.10,0% D. 7,5% Câu 18: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng? A. XAXB x XAY B. XAXA x XaY C. XAXB x XaY 14 D.XaXax XAY Câu 19: Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB đã xảy ra ab hoán vị giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen B. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào gần số hoán vị gen C. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1 D. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 Câu 20: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1? A. Ab ab x aB B. ab Ab ab x aB C. aB ab aB x ab D. ab AB ab x Ab ab Bảng kết quả Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 11 D 2 B 12 B 3 D 13 B 4 A 14 C 5 A 15 D 15 6 B 16 A 7 B 17 A 8 C 18 A 9 D 19 D 10 D 20 A III. Mức độ vận dụng Câu 1: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDD �aaBbDd thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ A. 50% B. 87,5% C. 12,5% D. 37,5% Câu 2: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd x AaBbdd là A. 1 . 8 B. 1 . 4 C. 1 . 2 D. 1 . 16 Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình Câu 4: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là A. 30. B. 50. C. 60. D. 76. Câu 5: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ A. 25%. B. 56,25%. C. 6,25%. D. 18,75%. Câu 6: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ A. 25,0%. B. 37,5%. C. 50,0%. D. 6,25%. Câu 7: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình? A. AaBbDd × aabbDD. B. AaBbdd × AabbDd. C. AaBbDd × aabbdd. D. AaBbDd × AaBbDD. Câu 8: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau: (1) AaBbDd × AaBbDd. (2) AaBBDd × AaBBDd. (3) AABBDd × AAbbDd. (4) AaBBDd × AaBbDD. Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. (1) và (4). Câu 9: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trộI thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là: A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng B. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ C. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ D. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ 16 Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau: (1) AaBb �aabb (2) aaBb �AaBB (3) aaBb �aaBb (4) AABb �AaBb (5) AaBb �AaBB (6) AaBb �aaBb (7) AAbb �aaBb (8) Aabb �aaBb Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình? A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 11: Nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào thực hiện giảm phân có xảy ra hiện tượng hoán vị gen thì tần số hoán vị giữa 2 gen bằng bao nhiêu? A. 10% B. 20% C. 30% D. 40% Câu 12: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là A. 1/2 B. 1/4 C. 3/8 D. 1/8 Câu 13 : Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả hình cầu trội hoàn toàn so với quả hình lê. Các gen quy định chiều cao và hình dạng quả cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và cách nhau 20 centimoocgan (cM). Cho cây thuần chủng thân cao, quả hình cầu lai với cây thân thấp, quả hình lê, F1 thu được 100% thân cao, quả hình cầu. Cho cây F1 lai với cây thân thấp, quả hình lê, F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao, quả hình lê chiếm tỉ lệ là A. 40%. B. 25%. C. 10%. D. 50%. Câu 14 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1? A. BV bv � bv bv B. BV BV � bv bv C. Bv bv � bv bv D. bV bv � Bv bv Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai P BD A a BD a X X � X Y bd bD cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa là: A. 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình B. 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình C. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình D. 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình Câu 16: Ở người, gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con gái bị mù màu và một con trai mắt nhìn màu bình thường. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. XBXb x XbY B. XBXB x XbY C. XbXb x XBY D. XBXb x XBY Câu 17: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai : Ab Ab X DY � X D X d aB ab cho đời con có tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là A. 12,5% B. 6,25% C. 18,75% D. 25% Câu 18 Ở chim yến, tính trạng màu lông do 1 cặp gen qui định. Người ta thực hiện 3 phép lai thu được kết quả như sau: PL 1: ♀ lông xanh x ♂ lông vàng => F1: 100% lông xanh. PL 2: ♀ lông vàng x ♂ lông vàng => F1: 100% lông vàng. 17 PL 3: ♀ lông vàng x ♂ lông xanh => F1: 50% ♀ lông xanh x 50% ♂ lông vàng. Tính trạng màu lông di truyền theo qui luật A. di truyền tế bào chất. B. liên kết với giới tính. C. tương tác gen. D. Phân li độc lập Câu 19: ở người.gen A quy định mắt đen, a quy định mắt xanh.B tóc quăn, b tóc thẳng. Nhóm máu do 3 alen: trong đó 2 alen đồng trội là IA , IB và alen lặn là IO.Biết các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Bố mắt đen, tóc thẳng, nhóm máu B; mẹ mắt xanh, tóc quăn, nhóm máu A.Sinh con mắt đen, tóc thẳng , nhóm máu O. Kiểu gen của bố mẹ có thể là: A. Bố AabbIBIO x Mẹ aaBBIAIO B. Bố AabbIBIO x Mẹ aaBbIAIO C. Bố AAbbIBIO x Mẹ aaBbIAIA D. Bố AabbIBIB x Mẹ aaBbIAIO Câu 20. Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden. một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh.cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh. A. 1/4 B. 1/8 C. 1/9 D. 2/9 Bảng kết quả Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 11 A 2 A 12 C 3 A 13 C 4 C 14 D 5 C 15 D 6 B 16 A 7 A 17 A 8 D 18 B 9 B 19 B 10 B 20 C IV. Mức độ vận dụng cao Câu 1: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập. Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ: gen A gen B enzim A enzim B Chất không màu 1  Chất không màu 2  Sắc tố đỏ. Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là A. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng. B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. C. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 18 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng Câu 3: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là A. 50% và 25% B. 25% và 50% C. 25% và 25% D. 50% và 50% Câu 4: Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F 2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là A. 1 . 16 B. 81 . 256 C. 1 . 81 D. 16 . 81 Câu 5: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ A. 9 . 256 B. 9 . 128 C. 9 . 64 D. 27 . 128 Câu 6: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd �AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ A. 5/16 B. 1/64 C. 3/32 D. 15/64 Câu 7: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên? (1) AAbb  AaBb (3) AAbb  AaBB (5) aaBb  AaBB (2) aaBB  AaBb (4) AAbb  AABb (6) Aabb  AABb Đáp án đúng là: A. (3), (4), (6). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3), (5). D. (2), (4), (5), (6). Câu 8: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau: - Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1. - Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là: A. AaBb, aaBb, AABb. B. AaBb, aabb, AABB. C. AaBb, aabb, AaBB. D. AaBb, Aabb, AABB. Câu 9: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn 19 thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn cho được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là: A. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp B. 3 cây thân cao: 5 cây thân thấp C. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp D. 5 cây thân cao: 3 cây thân thấp Câu 10: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F 1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là A. 1/9 B. 1/12 C. 1/36 D. 3/16 Câu 11: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên , người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là A. 1/12 B. 1/36 C. 1/24 D. 1/8 Câu 12: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a thân thấp, B quả tròn, b quả bầu dục. Giả sử hai cặp gen này nằm trên một cặp NST. Khi cho lai hai cây cà chua F1 thân cao quả tròn với nhau thì F2 thu được 65% số cây thân cao,quả tròn, 15% thân thấp, quả bầu dục, 10% thân cao, quả bầu dục, 10% thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của hai cây cà chua F 1 và tần số hoán vị gen của chúng là: A. AB (f = 30%) x ab AB (liên kết gen hoàn toàn) ab B. AB (f = 40%) x ab AB (liên kết gen hoàn toàn) ab C. Ab (f = 20%) x aB AB (liên kết gen hoàn toàn) ab D. Ab (f = 30%) x aB Ab (f = 40%)) aB Câu 13 : Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Hai cây dị hợp về cả hai cặp gen trên giao phấn với nhau, thu được đời con gồm 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình quả tròn, chua chiếm tỉ lệ 24%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình quả tròn, ngọt chiếm tỉ lệ A. 51% B. 54% C. 24% D. 56% Câu 14: Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen A quy định trứng màu sáng trội hoàn toàn so với alen a quy định trứng màu sẫm. Người ta có thể dựa vào kết quả của phép lai nào sau đây để phân biết được tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng? A. XA Xa �Xa Y B. Xa Xa �XA Y C. XA XA �Xa Y D. XA Xa �XA Y Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây thân cao, chín sớm (cây Q) lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được F1 gồm 160 cây thân cao, chín sớm; 160 cây thân thấp, chín 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan