Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bộ ba bất khả thi và một số hàm ý chính sách luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Bộ ba bất khả thi và một số hàm ý chính sách luận văn thạc sĩ

.PDF
90
405
82

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETTING VŨ THÙY DƯƠNG BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ MỸ DUNG TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH” là công trình nghiên cứu độc lập của chính tác giả. Tôi xin cam đoan các thông tin, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung. TP. HCM, tháng 2 năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thùy Dương i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trường Đại học Tài chính – Marketing, Khoa Đào tạo sau đại học đã truyền đạt những kiến thức làm nền tảng cho tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến những người bạn, đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu của luận văn này. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................... x 1. Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................x 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................................xi 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... xii 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... xii 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... xiii 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: .............................................................................. xiii 7. Bố cục của nghiên cứu ...................................................................................... xiii CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG. KINH NGHIỆM THỰC HIỆN BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI CÁC QUỐC GIA ......................................................................................................... 1 1.1 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI ............................................................................................................................1 1.1.1 Mô hình IS – LM: .......................................................................................1 1.1.2 Mô hình MUNDELL – FLEMING .............................................................5 1.2 LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI ............................................................12 1.2.1 Thước đo Bộ ba bất khả thi: ......................................................................15 1.2.2 Dự trữ ngoại hối và Bộ ba bất khả thi: ......................................................18 1.3 KINH NGHIỆM THỰC HIỆN BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA: ..........................................................................................................................20 1.3.1 Kinh nghiệm từ Hồng Kông:.....................................................................20 iii 1.3.2 Kinh nghiệm từ Singapore: .......................................................................21 1.3.3 Kinh nghiệm từ Trung Quốc .....................................................................22 1.3.4 Kinh nghiệm từ Malaysia ..........................................................................24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM - THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN .............................................................. 26 2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 -2015 .....26 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 ............................................................31 2.2.1 Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2015 ...................31 2.2.2 Chính sách kiểm soát luồng vốn quốc tế và hội nhập giai đoạn 2010 -2015: ...................................................................................................................34 2.2.3 Dự trữ ngoại hối giai đoạn 2010 -2015 .....................................................37 2.2.4 Chính sách tiền tệ và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2010 -2015 ..............................................................................................................39 2.3 THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN: .....................................48 2.3.1 Thành công: ...............................................................................................48 2.3.2 Hạn chế:.....................................................................................................51 2.3.3 Nguyên nhân: ............................................................................................52 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................53 CHƯƠNG 3: 3.1 MỘT SỐ GỢI Ý CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM 55 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VỀ ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM: .........................................................................................................................55 3.2 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH: ..................................................................56 3.2.1 Chính sách đối với chính sách tỷ giá ........................................................56 3.2.2 Chính sách đối với việc việc kiểm soát luồng vốn đầu tư nước ngoài .....57 3.2.3 Chính sách đối với chính sách tiền tệ........................................................59 3.2.4 Phối hợp các công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng ..............60 3.2.5 Thay đổi quan điểm về chi phí phải trả cho việc điều hành chính sách tiền tệ ...................................................................................................................61 iv 3.2.6 Tăng cường tính độc lập của NHNN về các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ. ...................................................................................................................62 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................63 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 65 v DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1. 1 :Đường IS ........................................................................................................2 Hình 1. 2 : Đường LM .....................................................................................................3 Hình 1. 3 : Cân bằng ngắn hạn IS-LM ............................................................................4 Hình 1. 4 : Đường IS dịch chuyển khi chính sách tài khóa thay đổi ...............................4 Hình 1. 5 : Đường LM dịch chuyển khi chính sách tiền tệ thay đổi ...............................5 Hình 1. 6 : Đường BP ......................................................................................................7 Hình 1. 7 : Quan hệ IS - LM - BP trong chế độ tỷ giá cố định .......................................9 Hình 1. 8 : Quan hệ IS - LM -BP trong chế độ tỷ giá cố định ......................................10 Hình 1. 9 : Tam giác bộ ba bất khả thi ..........................................................................13 Hình 1. 10 : Bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối ........................................................19 Hình 2. 1 : GDP của Việt Nam qua các năm.(ĐVT: ngàn tỷ VND) .............................26 Hình 2. 2 :Biểu đồ thể hiện tỷ trọng (%) so với GDP. ..................................................28 Hình 2. 3 : Biểu đồ của tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ, tổng đầu tư, Xuất - nhập khẩu qua các năm. (ĐVT. ngàn tỷ VND) ..................................................29 Hình 2. 4 : Tăng trưởng và hiệu quả (Growth and productivity). (ĐVT.%) .................30 Hình 2. 5 : Tăng trưởng và hiệu quả (Growth and productivity). (ĐVT.%) .................30 Hình 2. 6 : Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2010 - 2015 ........................................................34 Hình 2. 7 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - ĐVT. Tỷ USD ...................................34 Hình 2. 8 : Tăng trưởng cán cân thương mại qua các năm ...........................................37 Hình 2. 9 : Tỷ trọng của từng thành phần dự trữ ngoại hối ...........................................38 Hình 2. 10 : Lãi suất huy động giai đoạn 2010 -2015 ...................................................41 Hình 2. 11 : Tỷ lệ cung tiền M2/GDP ...........................................................................43 Hình 2. 12 : Tỷ lệ cung tiền và mức tăng cung tiền ......................................................43 Hình 2. 13 : Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2010 -2015......................................44 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Tác dụng của sự kết hợp Chính sách tài khóa và Chính sách tiền tệ trong điều kiện chu chuyển vốn tự do cao ......................................................................................12 Bảng 2. 1 : Tốc độ tăng GDP qua các quý năm 2012 - 2015. .......................................27 Bảng 2. 2 : Tỷ trọng (%) so với GDP Việt Nam - Economic structure (% of GDP) ....27 Bảng 2. 3 : Thay đổi biên độ tỷ giá đảm bảo.................................................................32 Bảng 2. 4 : Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, giai đoạn 2010 -2015. .............................38 Bảng 2. 5 : Lãi suất tái chiết khấu .................................................................................39 Bảng 2. 6 : Lãi suất tái cấp vốn .....................................................................................40 Bảng 2. 7 : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN................................................................42 Bảng 2. 9 : Văn bản liên quan đến hoạt động an toàn của Ngân hàng Thương Mại .....46 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TCTD: tổ chức tín dụng ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (The Asian Development Bank) GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) REER : tỷ giá thực hiệu lực (real effective exchange rate) FDI : đầu tư trực tiếp nước ngoài USD : đô la Mỹ VND: đồng Việt Nam ĐVT : đơn vị tính STT: Số thứ tự viii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn tập trung trình bày những vấn đề liên quan đến lý thuyết bộ ba bất khả thi, nền tảng của lý thuyết cũng như các nghiên cứu liên quan cùng các thước đo. Theo đó một quốc gia chỉ có thể lựa chọn cùng một lúc đồng thời hai trong ba mục tiêu là độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tàị chính. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bằng một chế độ tỷ giá tương ứng nhưng phải từ bỏ mục tiêu chính sách còn lại Một thông điệp chính của bộ ba bất khả thi là các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với một sự đánh đổi; tăng một biến sẽ làm giảm trung bình quân gia quyền của hai mục tiêu còn lại. Dựa trên cơ sở lý luận này, luận văn sẽ đánh giá tác động của bộ ba bất khả thi đến thị trường tiền tệ Việt Nam sau khủng hoảng 2008 giai đoạn 2010 -2015 và từ đó đề xuất một số gợi ý cho việc điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam. ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Lý thuyết bộ ba bất khả thi là một lý thuyết quan trọng trong tài chính quốc tế. Nền tảng của lý thuyết được nghiên cứu bởi Robert Mundell và Marcus Fleming vào những năm đầu của thập niên 1960. Sau đó đã được Krugman (1979) và Frankel (1999) cũng như các nhà nghiên cứu mở rộng và phát triển. Từ đó đến nay, những thất bại trong việc kiểm soát nguồn vốn cũng như việc neo giữ tỷ giá tại nhiều nước càng cho thấy ý nghĩa của lý thuyết này. Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của Bộ ba bất khả thi đến lạm phát, tỷ giá, chính sách tiền tệ tại nhiều quốc gia, có thể kể đến nghiên cứu của Aizenman, Chinn và Ito năm 2008 và các bài nghiên cứu sau đó đã đi sâu tìm hiểu, đo lường mức độ đạt được các mục tiêu chính sách, sự đánh đổi giữa ba mục tiêu, cũng như những khía cạnh khác liên quan mật thiết tới lý thuyết bộ ba bất khả thi. Trên quan điểm của Bộ ba bất khả thi, một quốc gia chỉ có thể đạt được hai điều sau tại bất kỳ thời gian nhất định là độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tàị chính. Đây thật sự là một thách thức với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, khi việc hội nhập sâu ngày càng mạnh mẽ, các nước này dường như buộc phải để luồng vốn chu chuyển tự do nhằm phục vụ nhu cầu thu hút vốn để phát triển, tuy nhiên các nước này cũng muốn thực thi chính sách tỷ giá cố định nhằm đảm bảo chính sách ngoại thương. Hai điều trên sẽ khiến quốc gia gặp khó khăn trong việc thực thi chính sách tiền tệ độc lập. Tại Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia sử dụng chính sách tỷ cố định hoặc thả nỗi có điều tiết. Lúc đó, khi có biến động cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế thì NHNN phải mua bán ngoại tệ trên thị trường để giữ tỷ giá ổn định trong phạm vi cho phép. Như vậy, vấn đề Bộ ba bất khả thi trở thành một vấn đề đặc biệt đáng quan tâm đối với những nền kinh tế có tỷ giá hối đoái cố định. Thời gian qua Việt Nam sử dụng cả hai yếu tố tức là vừa kiểm soát dòng vốn vừa can thiệp bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường để giữ tỷ giá. Việc NHNN mua x vào nhằm giữ cho đồng nội tệ khỏi lên giá. Rõ ràng để giữ tỷ giá ổn định chính sách tiền tệ của NHNN không còn độc lập. Với việc nghiên cứu Bộ ba bất khả thi để nắm được các quy luật, quy tắc điều hành chính sách tiền tệ đã được đúc kết cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn là nguyên tắc quan trọng đảm bảo việc vận hành đúng đắn và hiệu quả chính sách này. Tuy nhiên, quan trọng không kém là sự nhận thức của các nhà hoạch định chính sách về tính linh hoạt trong việc áp dụng các quy luật và quy tắc này, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua và những dư chấn của nó đã để lại nhiều bài học về vấn đề thực thi chính sách tiền tệ trong bối cảnh kinh tế bất ổn. Nhiều nghiên cứu đánh giá, phân tích xung quanh cuộc khủng hoảng và những giải pháp ứng phó đã được thực hiện, đều rút ra những nhận định và quan điểm chung về sự linh hoạt cần thiết của những người điều hành chính sách. Cụ thể có thể viện dẫn một trong những kết luận được đưa ra trong cuộc hội đàm giữa các ngân hàng trung ương các nước do BIS tổ chức vào hồi đầu năm 2011 là “…một khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lệ thường chưa hẳn đã là đủ để đối phó với khủng hoảng; do vậy, các ngân hàng trung ương phải đủ linh hoạt và sáng tạo trong việc tiếp cận các chính sách để phản ứng một cách nhanh chóng trước những bất ổn...” Với ý nghĩa nêu trên, đề tài “Bộ ba bất khả thi và một số hàm ý chính sách” thực hiện nhằm điểm qua những nét cơ bản về mặt lý luận cũng với thực tiễn áp dụng của NHNN Việt Nam trong việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô giai đoạn 2010 – 2015 và đánh giá tính hiệu quả trong phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện nền kinh tế biến động giai đoạn vừa qua và sự đánh đổi giữa các biện pháp này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu của Aizenman và cộng sự (2008) đã rút ra những khác biệt về sự lựa chọn chính sách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển rằng ở các nước đang phát triển: độc lập tiền tệ cao có thể làm giảm bất ổn tăng trưởng trong khi ổn định tỷ giá hối đoái nhiều hơn làm tăng bất ổn tăng trưởng, nhưng tác động này có thể giảm bớt bởi sự tích lũy dự trữ ngoại hối; độc lập tiền tệ có tương quan với mức độ lạm phát xi cao trong khi ổn định tỷ giá hối đoái và hội nhập tài chính cao có thể làm giảm mức độ lạm phát; ổn định tỷ giá hối đoái trong khi phát triển tài chính ở mức độ trung bình có thể làm gia tăng bất ổn tăng trưởng; hội nhập tài chính cao với mức độ phát triển tài chính cao cũng có thể làm gia tăng bất ổn; dòng vốn đầu tư gián tiếp và vay mượn ngân hàng có thể làm gia tăng bất ổn trong lạm phát. Nghiên cứu của Aizenman và Ito (2012) về các nền kinh tế thị trường mới nổi cho thấy ở những nước này, tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được củng cố bởi lượng dự trữ ngoại hối lớn, mức độ độc lập tiền tệ trung bình và hội nhập tài chính có kiểm soát (như Hồng Kông...) Riêng về Việt Nam, do hạn chế về mặt số liệu, thống kê nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu cho riêng Việt Nam. Trong đó phải kể đến Luận án tiến sỹ kinh tế về "Bộ ba bất khả thi và lựa chọn chính sách cho Việt Nam" (2014) của Đinh Thị Thu Hồng. Ngoài ra, còn có các bài nghiên cứu và trao đổi được thực hiện bởi các giảng viên cũng như các nhà phân tích như bài "Thị trường tiền tệ và Bộ ba bất khả thi" (2007) của Huỳnh Thế Du; bài " Bộ ba bất khả thi: So sánh sơ bộ Việt Nam và Trung Quốc" (2014) của Nguyễn Thị Thùy Linh... 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phân tích thực trạng kinh tế Việt Nam dưới góc độ Bộ ba bất khả thi, đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân và từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa bộ ba bất khả thi và thị trường tiền tệ Phạm vi nghiên cứu: Tại Việt Nam, dữ liệu được thu thập cho nghiên cứu là giai đoạn 2010 – 2015. Nguồn số liệu được lấy trên trang thông tin chính thức của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, IMF, Worldbank, các nghiên cứu của Aizenman, Chinn và Ito, tổng hợp từ các trang báo chí, cổng thông tin điện tử chính phủ…. xii 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: phân tích thống kê mô tả, diễn dịch và phân tích quy nạp. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu về GDP, thay đổi biên độ tỷ giá, dự trữ ngoại hối của Việt Nam, lãi suất tái chiếc khấu….lấy từ các nguồn thông tin Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, IMF, Worldbank, tổng cục thống kê. Phương pháp diễn dịch và quy nạp áp dụng trong quá trình nghiên cứu lý thuyết về bộ ba bất khả thi từ đó vận dụng để xem xét, đánh giá chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đánh giá tác động của bộ ba bất khả thi đến thị trường tiền tệ Việt Nam sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 cụ thể trong giai đoạn 2010 - 2015. Từ đó bài luận văn đưa ra các gợi ý trong chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận bộ ba bất khả thi. 7. Bố cục của nghiên cứu Nội dung của luận văn có kết cấu ba chương: Chương 1: Lý thuyết về Bộ ba bất khả thi và các yếu tố tác động. Kinh nghiệm thực hiện Bộ ba bất khả thi các quốc gia. Chương 2: Thực trạng Bộ ba bất khả thi tại Việt Nam – Thành công, hạn chế và nguyên nhân Chương 3: Một số gợi ý cho chính sách tiền tệ Việt Nam xiii CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ BỘ BA BẤT KHẢ THI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG. KINH NGHIỆM THỰC HIỆN BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI CÁC QUỐC GIA 1.1 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI 1.1.1 Mô hình IS – LM: Năm 1936, J.M. Keynes phát hành tác phẩm “Theory of Employment, Interest and Money”. Tác phẩm này ngay sau đó đã được John R. Hicks tóm lược những điểm chính về mối liên hệ giữa thị trường hàng hóa và thị trường tài chính. Trong đó ông phân tích bốn thị trường: hàng hóa, lao động, tín dụng và tiền. Mô hình này, trước hết là tên ISLL, xuất hiện trong bài báo của ông: "Mr. Keynes and the Classics: The Suggested Interpretation", xuất bản năm 1937 trong tạp chí Econometrica. 1 F 0 IS thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư (Investment) và tiết kiệm (Saving) trong thị trường hàng hóa; LM thể hiện mối quan hệ giữa cầu tiền thực tế (Liquidity) và cung tiền (Money) trong thị trường tiền tệ. Về cơ bản nó cho thấy mối quan hệ giữa sản lượng thực tế (real output) và lãi suất (interest rate). Cho tới nay, mô hình IS - LM trở nên rất phổ biến và hữu ích cho việc phân tích các vấn đề về chính sách tài khóa và tiền tệ. Để hiểu mô hình này hoạt động như thế nào, đầu tiên chúng ta sẽ xem cách xác định các đường IS (IS curve), đại diện cho sự cân bằng trong thị trường hàng hoá. Sau đó, đường LM (LM curve) đại diện cho sự cân bằng trong thị trường tiền tệ. Cuối cùng sẽ phân tích sự cân bằng IS - LM. 1 John Hick, 1937, “Mr Keynes and the Classics: The Suggested Interpretation” Econometrica, Vol. 5, No. 2. (Apr., 1937), pp. 147-159. - theo Sách Kinh tế học Quốc tế - Lý thuyết và chính sách, NXB Chính trị Quốc gia (1996). 1 1.1.1.1 Đường IS trong thị trường hàng hóa và dịch vụ Trong một nền kinh tế đóng, điều kiện cân bằng trên thị trường hàng hóa là sản lượng (Y), bằng với tiêu dùng trong nước (C), đầu tư (I), chi tiêu công (G) và xuất khẩu ròng (NX). Mối quan hệ này được gọi là đường IS. Y = C + I + G + NX Nếu chúng ta định nghĩa tiêu dùng trong nước (C) là C = C (Y-T) trong đó T tương ứng với các loại thuế, cân bằng sẽ được thay thế: Y = C (Y-T) + I + G Và đầu tư thì không cố định và phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: doanh thu (Y) và lãi suất (i). Nếu doanh thu của một công ty gia tăng, đầu tư vào các nhà máy sản xuất sẽ tăng để nhằm tăng sản lượng; đây là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Còn về lãi suất, lãi suất càng cao thì đầu tư càng giảm, do đó mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư là nghịch chiều. Các mối quan hệ mới được thể hiện như sau: Y = C (Y-T) + I (Y, i) + G Hình 1. 1 :Đường IS Nguồn: http://www.policonomics.com Lãi suất tăng sẽ làm giảm sản lượng thông qua ảnh hưởng của đầu tư. Do đó, đường cong có độ dốc xuống. Đồ thị liền kề cho thấy mối quan hệ này. 2 1.1.1.2 Đường LM trong thị trường tiền tệ Hình 1. 2 : Đường LM Nguồn: http://www.policonomics.com Đường LM đại diện cho mối quan hệ giữa cầu tiền thực tế (Liquidity) và cung tiền (Money). Trong một nền kinh tế đóng, mức lãi suất (i) được xác định bởi sự cân bằng giữa cung và cầu tiền: trong đó: M = L(i, Y) P M: cung tiền Y: thu nhập thực tế i: lãi suất thực L: cầu tiền thực tế Trạng thái cân bằng của LM trong thị trường tiền tệ cho thấy với một lượng cung tiền nhất định, lãi suất tăng sẽ làm gia tăng sản lượng. Khi sản lượng tăng, nhu cầu về tiền tăng, trong khi nguồn cung tiền không thay đổi. Độ dốc của đường LM hướng lên (trái với đường IS). Điều này là do độ dốc phản ánh mối quan hệ cùng chiều giữa lãi suất và sản lượng cụ thể là đường LM phụ thuộc vào độ nhạy của cầu tiền theo thu nhập và độ nhạy của cầu tiền theo lãi suất. 3 1.1.1.3 Cân bằng ngắn hạn: IS = LM Tại bất kỳ điểm nào trên đường IS hay LM, các điều kiện cân bằng trong các thị trường tương ứng đều thỏa, nhưng chỉ tại điểm giao nhau của hai đường IS và LM, cả hai điều kiện cân bằng đều thỏa như trong đồ thị dưới đây Hình 1. 3 : Cân bằng ngắn hạn IS-LM Nguồn: http://www.policonomics.com Các đường IS và LM thể hiện những thay đổi do nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự khác nhau của các chính sách kinh tế. Những thay đổi này sẽ giải thích những thay đổi trong giá trị sản lượng và thay đổi lãi suất đang diễn ra trong nền kinh tế. Ví dụ, nếu có một sự gia tăng chi tiêu chính phủ, được coi là một chính sách tài khóa, đường IS sẽ dịch chuyển sang bên phải. Điều này xảy ra là do chi tiêu của chính phủ tăng làm tăng sản lượng đối với bất kỳ mức lãi suất nào. Sự thay đổi này sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng từ điểm E' đến E", dẫn tới một mức sản lượng đầu ra lớn hơn, nhưng cũng tạo ra mức lãi suất cao hơn. Hình 1. 4 : Đường IS dịch chuyển khi chính sách tài khóa thay đổi Nguồn: http://www.policonomics.com 4 Mặt khác, nếu chúng ta xem xét khi chính sách tiền tệ thay đổi, chẳng hạn như sự gia tăng cung tiền, đường LM sẽ thay đổi. Cung tiền tăng sẽ giảm lãi suất, đường LM thay dịch chuyển sang phải, do đó làm tăng sản lượng. Hình 1. 5 : Đường LM dịch chuyển khi chính sách tiền tệ thay đổi Nguồn: http://www.policonomics.com Rất nhiều quan điểm cho rằng độ đàn hồi (hay độ dốc) của cả hai đường IS - LM là khác nhau. Theo họ, đường LM thì rất không đàn hồi, trong khi đường IS lại rất đàn hồi. Chính vì điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy cũng như hiệu quả của việc mở rộng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ khác nhau. Từ đây Mondell and Fleming đã mở rộng mô hình IS - LM trong nền kinh tế mở khi xem xét thêm tác động của cán cân thanh toán. 1.1.2 Mô hình MUNDELL – FLEMING Mô hình Mundell-Fleming, còn được gọi là mô hình IS-LM-BoP (hoặc mô hình IS-LM-BP), là một mô hình kinh tế đầu tiên được xây dựng bởi Robert Mundell 2 (1962, 1F 1963) và Marcus Fleming (1962). Mô hình là sự mở rộng của mô hình IS-LM. Trong khi mô hình IS-LM truyền thống xây dựng cho nền kinh tế nền kinh tế đóng thì mô hình Mundell-Fleming được xây dựng cho một nền kinh tế trong xu thế hội nhập. 2 Mundell, Robert A. 1963. “Capital Mobility and Stabilization Policy under Fixed and Flexible Exchange Rates.” Canadian Journal of Economics and Political Science, vol. 29:475-485 5 Mô hình Mundell-Fleming miêu tả mối quan hệ trong ngắn hạn giữa tỷ giá danh nghĩa, lãi suất và tổng sản lượng (ngược lại với mô hình IS-LM trong nền kinh tế đóng chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa lãi suất và tổng sản lượng). Mô hình MundellFleming đã được sử dụng cho lập luận rằng một nền kinh tế không thể đạt được đồng thời cả ba mục tiêu: cố định tỷ giá, độc lập tiền tệ, và hội nhập tài chính. Nguyên tắc này thường được gọi là "bộ ba bất khả thi" (impossible trinity hay trilemma). Nghiên cứu của Mundell liên quan đến ý nghĩa lý luận và thực tiễn của xu hướng dòng vốn tự do trong một nền kinh tế. Mô hình Mundell-Fleming mô tả sự thay đổi của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ảnh hưởng đến mức lãi suất và hoạt động kinh tế trong phạm vi một quốc gia dẫn đến những thay đổi của thương mại và dòng vốn và cuối cùng là những thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Được xem như là mô hình điển hình của kinh tế vĩ mô trong những năm 1960, mô hình Mundell-Fleming tập trung chủ yếu vào tổng cầu. Ở phần 1.1.1, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm của đường IS -LM. Tiếp đến sẽ là khái niệm sơ lược về đường BP (đường cán cân thanh toán). Đường BP - cán cân thanh toán Đường BP biểu diễn những sự phối hợp khác nhau giữa lãi suất và tổng sản lượng, chính là trạng thái cân bằng bên ngoài của nền kinh tế. Cán cân thanh toán bao gồm 3 bộ phận: − Tài khoản vãng lai (CA): Do NX chiếm tỷ trọng lớn trong tài khoản vãng lai nên NX được xem như là tài khoản vãng lai. CA = NX − Tài khoản vốn (KA): là hiệu số của tài sản trong nước được sở hữu bởi công dân nước ngoài trừ đi tài sản nước ngoài được sỡ hữu bởi công dân trong nước. Và KA là hàm đồng biến với lãi suất. Giả sử chu chuyển vốn là hoàn hảo, ta có tài khoản vốn là một hàm của chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài, cụ thể là: 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng