Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ BMS nhóm 6 tìm hiểu thang máy...

Tài liệu BMS nhóm 6 tìm hiểu thang máy

.DOCX
35
961
148

Mô tả:

BMS nhóm 6 tìm hiểu thang máy
Bài tập lớn nhóm 6 Đề Tài: Tìm hiểu hệ thống thang máy và phương thức kết nối với hệ thống tự động hóa tòa nhà. STT 1 2 Tên bản vẽ Sơ đồ nguyên lý Mạch lực Khổ giấy A3 A3 PHẦN THUYẾT MINH - Giới thiệu chung. Sơ đồ cấu tạo, sơ đồ mạch và nguyên lí hoạt động. Các đầu vào ra và đặc tính của bộ điều khiển số trực tiếp. Các thiết bị và cơ cấu được sử dụng trong hệ thống. Phương thức kết nối và phân tầng kỹ thuật. Thông số kỹ thuật và chế độ làm việc. Đặc tính điều khiển, đặc tính cơ. Sơ đồ cấu trúc mạng hệ thống và mô phỏng. Lĩnh vực ứng dụng. Hướng phát triển. Kết luận. Số lượng 1 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 1. Giới thiệu về BMS 1.1 Hệ thống BMS là gì? Cấu tạo hệ thống BMS? Thành phần hệ thống BMS BMS (Building Management System) là một hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hoà thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy - chữa cháy v.v…, đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời 1.2. Đối tượng quản lý trong BMS.  Trạm phân phối điê ̣n  Máy phát điê ̣n dự phòng  Hê ̣ thống chiếu sáng  Hê ̣ thống điều hoà và thông gió  Hê ̣ thống cấp nước sinh hoạt  Hê ̣ thống báo cháy  Hê ̣ thống chữa cháy  Hê ̣ thống thang máy  Hê ̣ thống âm thanh công cô ̣ng  Hê ̣ thống the kiểm soát ra vào  Hê ̣ thống an ninh  V.v… 1.3. Tính năng của BMS  Cho phép các tiện ích (thiết bị thông minh) trong tòa nhà hoạt động một cách đồng bộ, chính xác theo đúng yêu cầu của người điều hành  Cho phép điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều khiển và giao thức mạng  Kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy… qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế  Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con người  Tổng hợp, báo cáo thông tin  Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi có những sự cố  Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương trình soạn thảo đồ hoạ, lưu trữ và sao lưu dữ liệu  Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp sẵn sàng đáp ứng với mọi yêu cầu 1.4. Lợi ích mang lại từ BMS Đơn giản hóa và tự động hóa vận hành các thủ tục, chức năng có tính lặp đi  lặp lại  Quản lý tốt hơn các thiết bị trong tòa nhà nhờ hệ thống lưu trữ dữ liệu, chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo cảnh báo  Giảm sự cố và phản ứng nhanh đối với các yêu cầu của khách hàng hay khi xảy ra sự cố  Giảm chi phí năng lượng nhờ tính năng quản lý tập trung điều khiển và quản lý năng lượng  Giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên vận hành - cách sử dụng dễ hiểu, mô hình quản lý được thể hiện trực quan trên máy tính cho phép giảm tối đa chi phí dành cho nhân sự và đào tạo  Dễ dàng nâng cấp, linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu cầu mở rộng khác nhau 2. Hệ thống thang máy trong BMS Trong hệ thống BMS có rất nhiều đối tượng quản lý trong đó có hệ thống thang máy. Vậy hệ thống thang máy như thế nào và BMS có vai trò gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây. 2.1. Lịch sử phát triển của thang máy Từ thời xa xưa qua thời Trung cổ và cho đến thế kỷ thứ 13, sức mạnh của người và vật là nguồn lực chính cho các thiết bị nâng. Vào năm 1850, những chiếc thang máy thủy lực và hơi nước đã được giới thiệu, nhưng năm 1852 là năm mà một sự kiện quan trọng diễn ra: phát minh thang máy an toàn đầu tiên trên thế giới của Elisa Graves Otis. Vào năm 1873 hơn 2000 chiếc thang máy đã được trang bị cho các cao ốc, văn phòng khách sạn, cửa hàng tổng hợp trên khắp nước mỹ và năm năm sau đó, chiếc thang thủy lực đầu tiên của Otis được lắp đặt. Kỷ nguyên của những tòa nhà chọc trời đã theo sau đó và vào năm 1889 lần đầu tiên Otis chế tạo thành công động cơ bánh răng truyền động trực tiếp đầu tiên. Năm 1903, Otis đã giới thiệu một thiết kế mà về sau đã trở thành nền tảng cho nghàn công nghiệp thang máy: thang máy dùng động cơ điện không hợp số, mang đầy tính công nghệ, được thử thách để cùng tồn tại với bản thân cao ốc. Nó đã mở ra một thời kỳ mới cho kết cấu nhà cao tầng. Những cải tiến của Otis trong điều khiển tự động đã đã có hệ thống kiểm soát tín hiệu, hệ thống kiểm soát hoạt động cao điểm, hệ thống điều khiển tự động và cơ chế phân vùng. Otis đi đầu trong việc phát triển công nghệ điện toán và công ty đã làm một cuộc cách mạng trong công nghệ điều khiển tự thang máy, đưa ra những cải tiến quan trọng đáp ứng các cuộc gọi và các điều kiện vận hành thang. 2.2. Ứng dụng của thang máy với ngày nay Trong những thập niên gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành xây dựng các tòa nhà cao tầng mọc lên kéo theo nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại vận chuyển giữa các tầng thay vì sử dụng đôi chân để leo lên rồi lại xuống hằng ngày trong những tòa nhà đó. Chính vì vậy thang máy giúp ít rát nhiều cho vấn đề này, vừa tiết kiệm thời gian vừa ít tốn công sức đồng thời tạo cho chúng ta thấy được vẽ mỹ quan kiến trúc và sự hiện đại hóa. Thang máy là 1 phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống mà sự phát triển và nhu cầu cuộc sống tiện nghi của con người ngày càng cao. Nên việc tìm hiểu và phát triển thang máy là 1 vấn đề cần thiết Thang máy là công cụ dùng để chuyên chở người, hàng hóa từ độ cao này đến độ cao khác theo chu kỳ. Bên ngoài và bên trong thang đều có nút điều khiển và hướng dẫn sử dụng. Thang máy có rất nhiều loại nhưng chủ yếu vẫn là thang máy đứng thường dùng trong các tòa nhà cao tầng và thang máy cuốn thường dùng trong các siêu thị hay các trung tâm thường có đông người di chuyển lên xuống thường xuyên. Trong đó thang máy đứng thừng được sử dụng rộng rải hơn trong các tóa cao ốc, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn... Để đáp ứng tiện nghi sử dụng và theo đúng yêu cầu của quy luật phát triển đất nước thì các tòa nhà cao từ 4 tầng trở lên phải được lấp đặt thang máy. Hiện nay các thang máy đều sử dụng thiết bị điều khiển có thể lập trình được là PLC nhằm làm cho mạch điều khiển hệ thống gọn nhẹ, hoạt động chính xác đáng tin cậy hơn và dễ dàng thay đổi chương trình điều khiển khi có yêu cầu. 2.3. Phân loại thang máy Tùy thuộc vào chức năng thang máy có thể phân loại theo các nhóm sau: 1. Thang máy chở người trong các nhà cao tầng. 2. Thang máy dùng trong các bệnh viện. 3. Thang máy chở hàng có người điều khiển. 4. Thang máy dùng trong nhà ăn và thư viện.  Phân loại theo trọng tải: 1. Thang máy loại nhỏ Q < 160kG 2. Thang máy trung bình Q = 500  2000kG 3. Thang máy loại lớn Q > 2000kG  Phân loại theo tốc độ di chuyển: 1. Thang máy chạy chậm v = 0,5m/s 2. Thang máy tốc độ trung bình v = 0,75  1,5m/s 3. Thang máy cao tốc v = 2,5  5m/s  3. Giao thức kết nối BMS với thang máy Hệ thống thang máy thường đi kèm với một phần mềm trên máy PC để giám sát và điều khiển. Hệ thống cũng có thể cung cấp một cơ chế giao tiếp để cho các nhà tích hợp BMS để truy nhập và lấy thông tin. Một giao tiếp mức cao cũng có thể được cung cấp cho hệ thống điều khiển thang máy và thang trung tâm (tùy nhà sản xuất). Thông qua giao diện này, hệ thống BMS sẽ có thể giám sát và điều khiển các thông tin liên quan đến thang máy và cũng giao tiếp với hệ thống thông báo, hệ thống nhắn tin, và màn hình hiển thị của thang máy. Các nhà cung cấp thang máy thường cung cấp các giao thức như OPC, BACNet, MODBUS, LNS, P2 hoặc đơn giản hơn là TCP/IP. Mỗi một hệ thống thang máy sẽ cung cấp các chức năng sau để có thể dùng BMS điều khiển chúng (thông qua cổng giao tiếp của BMS):  Tất cả các điểm kiểm tra trạng thái của thang máy và các điểm cảnh báo sẽ được giám sát • Vị trí của mỗi thang máy. • Trạng thái hoạt động của thang máy • Các thông báo bằng hình ảnh đang hiển thị hoặc được lên lịch trình hiển thị cũng sẽ xem được bằng hệ thống BMS. • Các bản thông báo bằng hình ảnh cho mỗi hay cả một nhóm thang sẽ thể thiết lập và được đưa vào ngay lập tức hoặc lên lịch để đưa vào hiển thị. • Hiển thị tầng nghỉ của thang máy • Hướng đi của thang máy • Giám sát được trạng thái dừng khẩn cấp của thang máy. • Giám sát trạng thái của các cảnh báo của thang máy : Các cảnh báo chung của hệ thống thang máy sẽ không cần phải đưa ra. Hệ thống BMS sẽ nhận các thông tin cảnh báo và trạng thái chi tiết của hệ thống. Hệ thống BMS sẽ cung cấp màn hình đồ hoạ mô phỏng động để chỉ ra các chuyển động và trạng thái của tất cả thang máy. CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ CẤU TẠO, SƠ ĐỒ MẠCH, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG. 2.1.Sơ đồ cấu tạo. 2.1.1. Cấu tạo của thang máy. Các thiết bị chính của thang máy gồm có : Đô ̣ng cơ điện – Tời kéó Buồng thanǵ Ray dẫn hướng đối trọnǵ Ray dẫn hướng cabiń Khung chưa đối tượnǵ Giảm chấn đối tượnǵ Giảm chấn Cabiń Căng cáṕ Cửa tầnǵ Cửa Cabiń Tủ điê ̣n ́ Bô ̣ khống chế vượt tốc và các thiết bị điều khiển khác. Tất cả các thiết bị của thang máy được trong giếng buồng thang (khoảng không gian từ trần của tầng cao nhất đến mức sâu nhất của tầng 1), trong buồng máy (trên sàn tầng cao nhất ) và hố buồng thang (dới mức sàn tầng 1). Bố trí các thiết bị của mô ̣t thang máy được biểu diễn ở hình dưới. Tủ điều khiển Đô ̣ng cơ kéo Bộ hạn chế tốc độ Đối trọng Hê ̣ thống cáp Giảm chấn Ray dẫn hướng Buồng thang Để giúp người sử dụng, người có nhu cầu lắp đặt thang máy hiểu rõ hơn về cấu tạo của thang máy thì chúng tôi xin nêu ra một số cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy như sau: + Hố thang máy được đặt dọc theo chiều cao của toà nhà, thông suốt từ trên xuống dưới. +Phòng máy thường bố trí ở trên đỉnh của giếng thang (đối với thang máy có phòng máy). + Hố Pit được bố trí bên dưới sàn tầng thấp nhất của toà nhà . +Tất cả các thiết bị điện, thiết bị cơ được lắp đặt kín và an toàn trong giếng thang, phòng máy: - Hệ thống điều khiển thang máy (Control Panel): là các thiết bị điện, điện tử điều khiển theo lập trình đảm bảo cho thang máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu. Thang máy chở người thường dùng nguyên tắc điều khiển kết hợp cho năng suất cao (cùng lúc có thể nhận nhiều lệnh điều khiển hoặc gọi tầng cả khi thang dừng và khi chuyển động). Các nút ấn trong cabin cho phép thực hiện các lệnh chuyển động đến các tầng cần thiết. Các nút ấn ở cửa tầng cho phép hành khách gọi cabin đến cửa tầng đang đứng. Các đèn tín hiệu ở cửa tầng và trong cabin cho biết trạng thái làm việc của thang máy và vị trí của cabin.  Thiết bị thang máy. + Ray dẫn hướng: được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động. Ngoài ra ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép). - Motor kéo: thường lắp ở phòng máy trên nóc giếng thang (đôi khi cũng lắp ở Hố thang). Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puli kéo cabin lên xuống. Motor kéo được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ thống puli ma sát của motor và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng. Khi Motor kéo hoạt động, puli ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin và đối trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang. Motor là một phần tử quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng hoạt động của thang máy, nó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điều khiển điện tử ở Tủ điều khiển (Control Panel). - Trên Motor kéo còn gắn một bộ Phanh: nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng. Khối tác động là hai má phanh kẹp lấy tang phanh. Tang phanh gắn đồng trục với trục động cơ. Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm việc của đông cơ. - Cáp của bộ hạn chế tốc độ: liên kết bộ hạn chế tốc độ với hệ thống tay đòn của bộ Hãm bảo hiểm và bộ căng cáp hạn chế tốc độ . Khi đứt cáp hoặc cáp trượt trên rãnh puli do không đủ ma sát mà cabin đi xuống vượt quá tốc độ cho phép, bộ hạn chế tốc độ tác động lên bộ Hãm bảo hiểm để dừng cabin tựa trên các Ray dẫn hướng trong giếng thang. Ở một số thang máy, bộ Hãm bảo hiểm và bộ phận hạn chế tốc độ còn được trang bị cho cả Đối trọng.  Thiết bị cơ điê ̣n thang máy. - Bộ hạn chế tốc độ: Là bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá vận tốc cho phép, bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển motor và bộ Hãm bảo hiểm sẽ làm việc. - Giảm chấn : được lắp đặt dưới đáy hố thang để dừng và đỡ cabin và đối trọng trong trường hợp cabin hoặc đối trọng chuyển động xuống dưới, vượt quá vị trí đặt công tắc hạn chế hành trình cuối cùng. Giảm chấn phải có độ cao đủ lớn để khi cabin hoặc đối trọng tỳ lên nó thì có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới sao cho gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép được uy định trong tiêu chuẩń đồng thời đảm bảo được một khoảng trống an toàn cho việc sửa chữa. - Cửa cabin và Cửa tầng: thường là loại cửa lùa về một bên hoặc hai bên và chỉ đóng mở khi Cabin dừng chính xác trước cửa tầng nhờ cơ cấu đóng mở cửa (Động cơ mở cửa) đặt trên nóc Cabin. Cửa Cabin và Cửa tầng được trang bị khoá liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt động. Động cơ mở cửa là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra momen mở cửa cabin kết hợp với mở cửa tầng. Khi cabin dừng đúng tầng, rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở cửa, hoạt động theo một quy luật nhất định, đảm bảo quá trình đóng mở êm nhẹ không có va đập. Nếu không may một vật gì đó hay người kẹp giữa cửa tầng đang đòng thì cửa sẽ tự động mở ra nhờ bộ phận đặc biệt ở gờ cửa có găn phản hồi với động cơ qua Hệ thống điều khiển (Control Panel). Thang sẽ không hoạt động nếu một trong các tiếp điểm chưa đóng kín hẳn. Hệ thống khoá liên động cũng đảm bảo đóng kín các cửa tầng và không mở được từ bên ngoài khi cabin không ở đúng vị trí cửa tầng. Cửa tầng và cửa cabin được đóng mở đồng thời. Tại các điểm trên cùng và dưới cùng có đặt các công tắc hạn chế hành trình cho cabin. 5. Trong hố thang máy. - Cabin (18) và Đối trọng : Cabin Là một phần tử chấp hành quan trọng trong thang máy, là nơi chở người hay hàng hoá đến các tầng. Để đảm bảo cho cabin hoạt động đều cả trong quá trình lên và xuống, có tải hay không có tải người ta sử dụng một Đối trọng có chuyển động đồng phẳng với cabin nhưng theo chiều ngược lại. Cabin và Đối trọng được treo trên hai đầu cáp nâng nhờ vào Hệ thống treo. Hệ thống này đảm bảo cho các nhánh cáp riêng biệt có sức căng như nhau. Cáp nâng được vắt qua các rãnh cáp của puli ma sát của Motor kéo. Khi chuyển động, cabin và đối trọng tựa trên các ray dẫn hướng trong giếng thang nhờ các Ngàm dẫn hướng. Hệ thống cáp nâng, ray dẫn hướng, cabin và đối trọng nằm trong một mặt phẳng để đảm bảo chuyển động êm nhẹ, chính xác, không rung giật trong quá trình di chuyển. Cabin, hộp Giảm tốc, đối trọng tạo nên một cơ hệ phối hợp chuyển động nhịp nhàng do Motor kéo điều chỉnh. Cabin phải đảm bảo có kích thước phù hợp, tính thẩm mỹ cao và các tiện nghi như ánh sáng, quạt gió, điều hoà, âm thanh, panel vận hành ... gây cảm giác dễ chịu, thuận tiện cho khách khi ở trong cabin. Các thiết bị phụ khác như quạt gió, chuông, điện thoại liên lạc, các chỉ thị số báo chiều chuyển động, panel vận hành… được lắp đặt trong cabin để tạo ra cho khách hàng một cảm giác dễ chịu khi đi thang máy. 2.1.2. Sơ đồ nguyên lý. 2.2. Các đầu vào ra và đặc tính của bộ điều khiển số trực tiếp. PLC S7-200 CPU 224 DC/DC/DC  Các đầu vào/ra số:  Đầu vào (Ix.x ): kết nối với nút bấm, công tắc, sensor.. .với điện áp vào tiêu chuẩn 24VDC.  Đầu ra (Qx.x): kết nối với thiết bị điều khiển với các điện áp 24VDC/220VAC (tùy theo loại CPU ).  Đầu vào nguồn: 24VDC/220VAC ( tùy theo loại CPU ).  Đă ̣c tính của bô ̣ điều khiển số:  Đèn trạng thái. o Đèn RUN (màu xanh): Chỉ báo PLC đang ở chế độ làm việc và thực hiện chương trình đã được nạp vào bộ nhớ chương trình. o Đèn STOP (màu vàng): Chỉ báo PLC đang ở chế độ dừng và không thực hiện chương trình, các đầu ra đều ở trạng thái “OFF”. o Đèn SF/DIAG: Chỉ báo hệ thống bị hỏng tức do lỗi phần cứng hoặc hệ điều hành. o Đèn Ix.x(màu xanh): Chỉ báo trạng thái của đầu vào số(ON/OFF). o Đèn Qx.x(màu xanh): Chỉ báo trạng thái của đầu ra số(ON/OFF).  Port truyền thông. Port truyền thông nối tiếp RS485: Giao tiếp với PC, PG, TD200, mạng biến tần Port cho module mở rộng: Kết nối với module mở rộng. 2.3. Các thiết bị và cơ cấu sử dụng trong hệ thống 2.3.1. Tính chọn công suất Động cơ kéo. - Các thông số của thang máy Trọng tải : 1000 Kg tương đương với 15 người Buồng thang : 250 Kg Chiều cao tòa nhà : 16 m khoảng cách giữa các tầng 4m. Tốc độ thang máy : 2,5 m/s Ta chọn pully có bán kính gấp 40 lần bán kính dây kéo 2.3.2. Phần tính toán Công suất tĩnh của động cơ khi nâng tải có dùng đối trọng được xác định theo công thức sau: P = [(Gbt + G – Gđt)* V * g * k*10-3] T r o n g đ ó: - Gbt là khối lượng buồng thang. G là trọng tải tối đa. V vận tốc nâng . G gia tốc trọng trường (chọn g=10). Gđt là khối lượng của đối trọng. Công thức tính Gđt= Gbt + α* G Với α là hệ số cân bằng (chọn 0.3 đến 0.6). Phần lớn các thang máy chở khách chỉ vận hành đầy tải trong những giờ cao điểm, thời gian còn lại luôn làm việc non tải, cho nên đối với thang máy chở khách nên chọn hệ số α= 0,35 ÷ 0,4 => Gđt = 250 + 0,4*1000 = 650 (Kg). - k là hệ số ma sát giữa thanh dẫn hướng và đối trọng.(chọn k=1,3).  P = (250 + 1000 – 650)*2,5*10*1,3*10-3 = 19,5 (KW). Công suất tĩnh của động cơ khi nâng hạ có dùng đối trọng được xác định theo công thức sau: P = [(Gbt + G + Gđt)* V * g * k*10-3]  P = (250 + 1000 + 650)*2,5*10*1,3*10-3 = 61,75 (KW). 2.3.3. Biến tần FR200 Với các thông số công suất của động cơ ta chọn biến tần FR200 Loại 3 pha 380V Công suất 0.75 ~75kW Biến tần FR200 sử dụng khái niệm thiết kế tùy chỉnh tiên tiến, chọn thế hệ mới của các mô-đun IGBT, áp dụng hàng đầu chế độ điều khiển vector, công suất đầu ra quá tải mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng công nghiệp hiệu suất cao và độ tin cậy cao. THÔNG SỐ KỸ THUẬT:  Biến tần FR200 điều khiển Vector vị trí cho các ứng dụng cao trong thị trường chế tạo máy, và các ứng dụng đơn giản như điều khiển bơm quạt.  FR200 thiết kế linh hoạt, Điều khiển Vector không cảm biến nhúng (SVC) và điều khiển VF trong một, có thể được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác mà điều khiển tốc độ cao, đáp ứng mô-men cao ở tần số thấp.  Ngoài những tính năng như biến tần Frecon FR100, biến tần Fr200 còn có những tính năng nổi bật sau: o Kiểm soát mô men xoắn o Điều khiển Sensorless Vector o Có hai cấp công suất trong một biến tần với G (tải nặng) và P (tải thường). o Hỗ Trợ chức năng lưu tham số dự phòng. o Có sẵn modul phanh cho cấp công suất từ 37~75Kw. o Cuộn kháng có sẵn cho công suất từ 90 KW trở lên. o Một đầu ra xung tốc độ cao, Điện áp điều khiển cho phép -10V đến 10V. Sơ đồ ghép nối giữa thang máy với biến tần FR200. 2.4.Phương thức kết nối và phân tầng kỹ thuật 2.4.1. Phương thức kết nối Gần đây, hệ thống thang máy đã trở thành một hệ thống quan trọng và hệ thống này thường đi kèm với một phần mềm trên máy PC để giám sát và điều khiển. Thêm nữa, hệ thống này cũng sẽ cung cấp một cơ chế giao tiếp để cho các nhà tích hợp bên thứ 3 ví dụ như BMS để Truy nhập và lấy thông tin. Một giao tiếp mức cao sẽ được cung cấp cho hệ thống điều khiển thang máy và thang trung tâm. Thông qua giao diện này, hệ thống BMS sẽ có thể giám sát và điều khiển các thông tin liên quan đến thang máy và cũng giao tiếp với hệ thống thông báo, hệ thống nhắn tin, và màn hình hiển thị của thang máy. Toà nhà sẽ trang bị nơi đặt hệ thống, rack, kết nối mạng và các hạng mục liên quan cần thiết cho cổng giao tiếp với hệ thống thang máy. Các nhà cung cấp thang máy thường cung cấp các hệ thống thang máy với các giao thức như OPC, BACNet, MODBUS, LNS, P2 hoặc đơn giản hơn là TCP/IP. Hệ thống thang máy của các nhà cung cấp lớn như Schindler, Ryoden, Mitsubishi… hỗ trợ giao thức TCP/IP Mạng thông tin liên lạc của BMS chia làm 3 cấp (hoặc 02 cấp) tùy vào từng nhà cung cấp: - Mạng trục backbone : thường là mạng Ethernet TCP/IP hoặc Bacnet/IP 10100/1000Mb nối các bộ điều khiển tòa nhà ( Builiding controllers) với nhau và nối với các Server của hệ thống ( thường có 2 server chạy nóng và dự phòng). - Mạng điều khiển tầng: là mạng dây chạy trực tiếp trong từng tầng, thường là mạng RS485, chuẩn truyền thông thường là LON, Bacnet MS/TP, N2, P2, ... mạng này do bộ điều khiển tầng quản lý và liên kết các bộ điều khiển nhỏ hơn đặt tại từng thiết bị cụ thể trong tầng của tòa nhà. Thường các hệ BMS đơn giản chỉ có 02 phân lớp mạng như vậy. Các hệ thống lớn và yêu cầu tích hợp cao thường có thêm phân lớp mạng thứ 3 nằm trên 2 lớp trên : ALN ( Application Level network). Phân lớp này thường là lớp mạng interconnect giữa rất nhiều hệ thống khác nhau trong tòa nhà, cùng chia se thông tin và quản lý, nó sẽ có 1 hệ thống trung tâm để thu thập và phân phối thông tin cho các Client trong hệ thống mạng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan