Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bình thường hóa quan hệ việt – mỹ 1977-1978...

Tài liệu Bình thường hóa quan hệ việt – mỹ 1977-1978

.PDF
13
296
137

Mô tả:

BÀI TẬP LỚN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỀ TÀI: BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT – MỸ 1977-1978 Nguyễn Đài Trang – D33 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................ 2 A. Bối cảnh thế giới sau năm 1975 :...................................................... 3 B. Bối cảnh trong nước sau 1975: ......................................................... 3 C. Sau 1975, quan hệ của Việt Nam với các nước có nhiều thay đổi, đặc biệt là với các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc và Hoa Kỳ................ 4 D. Vậy tại sao Mỹ lúc này lại muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam? ...................................................................................................... 5 E. Nguyên do từ đâu có sự thay đổi này trong chính sách của hai bên?. 7 F. Câu hỏi được đặt ra liệu có thực sự ta đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ trong những năm1977 – 1978 này không? .............. 9 KẾT LUẬN .............................................................................................. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ....................................................................... 12 Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 1 Nguyễn Đài Trang – D33 LỜI MỞ ĐẦU Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã từng có những cuộc tiếp xúc ngoại giao sơ khai giữa hai nước để thiết lập quan hệ bang giao. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà những lần tiếp xúc đó đều không mang lại kết quả mong đợi. Cho đến sau 1975, Mỹ thất bại ở chiến trường Việt Nam và rút quân về nước, hai bên cũng đã có những dấu hiệu bình thường hóa quan hệ. Nhưng lại một lần nữa, vấn đề bang giao giữa hai nước lại không được giải quyết. Mỗi vấn đề đều có nguyên nhân của nó, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1977 – 1978, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng đó không phải là nguyên nhân duy nhất. Bài viết này tôi sẽ đi tìm nguyên nhân tại sao Việt Nam và Hoa Kỳ lại không bình thường hóa quan hệ được vào năm 1977 – 1978? Có thực sự chỉ là do Việt Nam đã không chớp lấy thời cơ hay còn có lý do nào từ phía Hoa Kỳ? Có lẽ đây sẽ là bài phân tích không được sâu sắc, nhưng hy vọng phần nào bài viết sẽ trả lời được câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra. Bài viết sẽ không tránh được những sai sót, mong thầy cô góp ý để người viết có thể bổ sung và hoàn thiện kiến thức của mình. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 2 Nguyễn Đài Trang – D33 A. Bối cảnh thế giới sau năm 1975 1: Từ giữa những năm 1970, tình hình thế giới diễn ra những biến động lớn trên các mặt trận chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế, mở màn cho những phát triển và biến đổi có tính chất bước ngoặt trong mấy thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, những thành tựu khoa học công nghệ đã tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội, kể cả các mối quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của các nước. Sau 1975, Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á, các nước lớn có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại, cục diện thế giới và quan hệ các nước lớn có những diễn biến phức tạp: nước Mỹ suy giảm về thế và lực, khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên, trở thành các trung tâm kinh tế thế giới, cạnh tranh với Mỹ, các khối quân sự trở nên lỏng lẻo hoặc tan rã, xu hướng độc lập với Mỹ trong thế giới phương Tây tăng lên. Mỹ tiến hành điều chỉnh chiến lược: giảm cam kết với bên ngoài, thúc đẩy hòa hoãn với các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước để củng cố địa vị của Mỹ trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô giành được thế cân bằng về vũ khí chiến lược với Mỹ, Định ước Helsinki 1975 kết thúc 30 năm đối đầu của Liên Xô ở Châu Âu. Liên Xô cũng tăng cường mở rộng ảnh hưởng của mình ở Mỹ Latin, Châu Á, Châu Phi, quan tâm nhiều hơn tới Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc bắt đầu triển khai thực hiện các chương trình cải cách, hiện đại hóa và mở cửa kinh tế. Vì vậy Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác. Đồng thời Trung Quốc tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước trong thế giới thứ 3, chú trọng cải thiện quan hệ với các nước ở Đông Nam Á. B. Bối cảnh trong nước sau 1975: Thắng lợi hoàn toàn 1975 đã mở ra cho Việt Nam một kỷ nguyên mới: hòa bình, độc lập và thống nhất, cả nước đi vào xây dựng trong hòa bình, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Uy tín và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng 1 Ngoại Giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, Tr 292, 293. Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 3 Nguyễn Đài Trang – D33 cao sau chiến thắng của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi từ tình hình quốc tế và tiềm năng kinh tế thì Việt Nam còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn thử thách nghiêm trọng: đó là hậu quả chiến tranh, quan hệ với các nước láng giềng có chung biên giới gặp nhiều khó khăn, quan hệ với các nước lớn, đối phó với các thế lực thù địch trong và ngoài khu vực. C. Sau 1975, quan hệ của Việt Nam với các nước có nhiều thay đổi, đặc biệt là với các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Việt Nam thống nhất đất nước và đi vào xây dựng trong hòa bình, Liên Xô tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam về nhiều mặt trong khôi phục, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ Quốc 2. Đảng và Nhà nước Việt Nam nêu cao chủ trương chính sách đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô như “hòn đá tảng của chính sách đối ngoại”, “là nguyên tắc, là chiến lược” trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Liên Xô và Trung Quốc đang ganh đua nhau trong cuộc chiến tranh giành quyền lực ở khu vực, trong đó Trung Quốc đang mở rộng bành trướng, lôi kéo Việt Nam về phía mình đồng thời kiềm chế Việt Nam phát triển thành tiểu bá quyền ở khu vực, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn khi Việt Nam không những không tham gia mặt trận liên minh chống lại Liên Xô mà lại còn ngả hẳn về Liên Xô. Các nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện những dấu hiệu không thuận lợi: kinh tế trì trệ, xã hội không ổn định, quan hệ giữa Liên Xô với các nước XHCN Đông Âu có nhiều trục trặc. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới VN – 1 nước vừa mới thoát khỏi tình trạng chiến tranh, đi lên CNXH thì cần phải dựa vào anh cả Liên Xô rất nhiều. Về Hoa Kỳ, sau khi ký kết hiệp định Paris năm 1973 đánh dấu sự thất bại nặng nề của Mỹ ở chiến trường Việt Nam, chính quyền Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách thù địch đối với Việt Nam: phong tỏa tài sản của Việt Nam ở Mỹ, 2 Như trên, Tr 294. Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 4 Nguyễn Đài Trang – D33 cấm vận thương mại, phủ quyết việc Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn để ngỏ khả năng cải thiện quan hệ với Việt Nam 3. D. Vậy tại sao Mỹ lúc này lại muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam? Như đã phân tích ở trên, từ giữa những năm 1970 Hoa Kỳ rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn diện trầm trọng và sâu sắc, mục tiêu chính của Hoa Kỳ đề ra trong giai đoạn này là khôi phục kinh tế và địa vị trong thế giới Tư bản chủ nghĩa. Do đó Hoa Kỳ muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên thế giới hơn nữa, tập trung vào việc cải thiện quan hệ của mình với Thế giới thứ ba, cả ở phạm vi xã hội chủ nghĩa lẫn tư bản chủ nghĩa, tìm cách cải thiện quan hệ với hai nước COMECON ngoài châu Âu là Việt Nam và Cuba. Dưới thời Tổng thống Mỹ G. Ford, chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam khá cứng rắn. Mỹ đưa ra lập trường vấn đề MIA và Campuchia để làm điều kiện bình thường hóa với Việt Nam và khẳng định sẽ không thực hiện khoản 21 của Hiệp định Paris. Cho đến thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, ông có chính sách mềm mỏng hơn với Việt Nam, do lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, Andrew Young, đã nói rõ điều đó: “Chúng tôi coi Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ” (tháng 1.77) 4. “Độc lập” ở đây tức là đứng trung lập và không bắt tay với Liên Xô, Trung Quốc, mà chỉ bắt tay với Mỹ. Đây là chính sách tập hợp lực lượng của Mỹ để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình và ngăn chặn sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Sau đó Mỹ đã đưa ra những bước để hai bên có thể đi đến bình thường hóa. Đó là vấn đề MIA, các lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ sẽ không ngăn cản việc Việt 3 Như trên, Tr 313. COMECON hoặc CMEA: Council of Mutual Economic Assistance, còn gọi là là tổ chức hợp tác kinh tế của các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 1949 – 1991.  4,5,6 Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ, Tr3, tr4 Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 5 Nguyễn Đài Trang – D33 Nam gia nhập vào Liên Hiệp Quốc và Mỹ có thể đóng góp khôi phục lại Việt Nam bằng cách mở rộng quan hệ kinh tế 5. Hoa Kỳ đưa ra lập trường trong hai vòng đàm phán ngày 3-4/5/1977 và ngày 2-3/6/1977 là hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, còn những vấn đề khác giữa hai bên để lại giải quyết sau; Mỹ sẽ không cản Việt Nam vào LHQ. Còn về điều 21 (của Hiệp định Paris về VN), Mỹ có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận buôn bán và xét viện trợ nhân đạo 6. Tuy nhiên, lúc này chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Mỹ - một tên đế quốc là phải đấu tranh chống đế quốc, coi Mỹ là kẻ thù lâu dài và cơ bản, đấu tranh chống bao vây cấm vận của Mỹ. Do đó ta đã nêu ra điều kiện để bình thường hóa, đó là điều khoản 21 trong hiệp định Paris 1973, quy định Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết sau chiến tranh tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng như trên toàn Đông Dương 7. Khoản tiền được viết trong bức thư mà Tổng thống Mỹ Nixon gửi cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng tháng 2 năm 1973, sau khi hai bên ký kết Hiệp định ngừng bắn tại Paris, là 4.75 tỉ đôla viện trợ tái thiết, gồm 3.25 tỉ viện trợ kinh tế và 1.5 tỉ viện trợ thực phẩm và hàng hóa 8. Việt Nam đã cương quyết giữ vững lập trường trong cả 2 vòng đàm phán, đòi phía Hoa Kỳ phải thực hiện đúng như điều 21 đã quy định mặc cho Chính quyền Carter có những nới lỏng về cấm vận và rút bỏ lá phiếu phủ quyết việc gia nhập Liên hiệp quốc của Việt Nam. Vòng ba của cuộc đàm phán, phía Mỹ đề nghị Việt Nam cho mở Phòng quyền lợi ở Thủ đô hai nước rồi sau đó sẽ xét việc dỡ bỏ cấm vận. Tuy nhiên phía Việt Nam không đồng ý, vẫn giữ lập trường như 2 vòng trước. Do hai bên đều muốn những yêu cầu của bên mình được thỏa mãn, không bên nào chịu nhún nhường, dẫn đến các vòng đàm phán trên không thành công. Cho đến vòng đàm phán thứ tư vào gần cuối năm 1978, có sự thay đổi trong quan điểm của cả hai bên về vấn đề bình thường hóa. Việt Nam rút bỏ đòi hỏi Mỹ phải 7 Điều khoản 21 Hiệp định Paris 1973 của Việt Nam và Hoa Kỳ. Lê Quỳnh, Lá thư mật Nixon và quan hệ Việt – Mỹ. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/05/080511_nixon_secret_letter.shtml 8 Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 6 Nguyễn Đài Trang – D33 thực hiện điều 21 và đồng ý bình thường hóa vô điều kiện với Mỹ. Tuy nhiên phía Mỹ lại đáp trả bằng một sự nhùng nhằng nghi ngờ rằng “Mỹ không thay đổi lập trường bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, nhưng phải chậm lại vì cần làm rõ 3 vấn đề Campuchia, Hiệp ước Việt-Xô và vấn đề người di tản Việt Nam” 9 . Như vậy đồng thời với việc Việt Nam thay đổi quan điểm về vấn đề thì Mỹ cũng đã chuyển hướng. E. Nguyên do từ đâu có sự thay đổi này trong chính sách của hai bên? Việt Nam coi Mỹ là đế quốc đầu sỏ và phải luôn đề cao cảnh giác cũng như đấu tranh chống lại Đế quốc. Dù vậy, lúc này ta cũng vẫn nhận thấy rằng việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ là có cần thiết, nên tới năm 1978, sau khi cương định giữ nguyên lập trường đòi Mỹ phải thực hiện điều 21 không được, ta quyết định rút bỏ điều kiện để Mỹ có thể chấp nhận việc bình thường hóa với ta. Việt Nam cũng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ trong vấn đề MIA. Nhưng lúc này Mỹ lại thay đổi lập trường, việc thay đổi lập trường của Mỹ với Việt Nam nguyên nhân chính xuất phát từ lợi ích của Mỹ. Đầu những năm 1970 là thời kỳ hòa hoãn của Liên Xô và Mỹ. Tuy nhiên kể từ những ngày đầu tiên của hòa dịu, Mỹ và Liên Xô đã có sự bất đồng mạnh mẽ về việc áp dụng hòa dịu cho Thế giới thứ ba 10. Từ đầu năm 1978, quan hệ giữa 3 nước lớn Mỹ-Xô-Trung bắt đầu chuyển từ hình thái đối đầu từng đôi một sang hình thái Mỹ-Trung cấu kết chống Liên Xô, Liên Xô nhân thế yếu của Mỹ sau thảm bại ở Việt Nam ra sức tăng cường ảnh hưởng ở Á - Phi và Mỹ Latinh bằng học thuyết “chủ quyền hạn chế” của Brejnev tại châu Á, đưa quân vào Afghanistan năm 1979. Lúc này Trung Quốc vì để mở rộng tầm ảnh hưởng và vị thế của mình trong khu vực đã quay đầu liên kết với Mỹ để chống Liên Xô. Cũng đầu năm 1978, vị cố vấn an ninh quốc gia cao cấp của Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski đã lập luận rằng con bài Trung Quốc là lá bài chủ giúp Mỹ có khả năng đứng vững duy nhất đối với chủ nghĩa bành trướng của Nga ở châu 9 Ngày 30.11.78, R.Oakley, trợ lý ngoại trưởng Mỹ nói. Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ, tr 5. Thomas J.mcCormick, Nước Mỹ nửa thế kỷ, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh, NXB Chính trị Quốc gia, Tr 435. 10 Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 7 Nguyễn Đài Trang – D33 Phi và Afghanistan. Với hy vọng xoa dịu những người chỉ trích cánh hữu của mình, Carter đã bỏ qua ý kiến cố vấn của Ngoại trưởng Vance và cử Brzezinski đến Trung Quốc tháng 5/1978 để thương lượng với Trung Quốc về một thỏa thuận nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, một chương trình trao đổi giáo dục và giao lưu văn hóa sâu rộng, các thủ tục chuyển giao công nghệ (bao gồm cả những ngụ ý mang tính chiến lược) và các thỏa thuận về việc chia sẻ tin tức tình báo quân sự về Liên Xô 11. Đại hội XI của Trung Quốc họp ở Bắc Kinh từ ngày 12 đến 18 tháng 8 năm 1977 đã đưa ra những mục tiêu chính sách đối ngoại về các vấn đề quốc tế, đặc biệt là với Liên Xô và Đế quốc: trong nước thì kích động tâm lý bài Xô rộng rãi và sâu sắc, trên thế giới thì liên kết mọi tên Đế quốc, phản động, thành lập mặt trận thống nhất chống Liên Xô – “kẻ thù nguy hiểm nhất của thế giới” 12. Do đó Trung Quốc đã lôi kéo các nước tham gia vào mặt trận chống Liên Xô, trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam đã kiên quyết không tham gia vào mặt trận này. Bên cạnh đó Việt Nam còn thực hiện chính sách nhất biên đảo, ngả hẳn về Liên Xô. Với việc Việt Nam tham gia khối SEV (tháng 6.78) và ký Hiệp ước hữu nghị với Liên Xô (tháng 11.78) đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Với đế quốc Mỹ, Trung Quốc đưa ra chính sách không coi là kẻ thù nguy hiểm đầu sỏ, mà tìm mọi cách ve vãn, bắt tay, câu kết để tranh thủ vay tiền, kỹ thuật mới cho phát triển kinh tế và nhất là quốc phòng 13. Như vậy chính sách đối ngoại thời kỳ này của Trung Quốc là chống Xô, thân Mỹ. Do đó Chính phủ Trung Quốc ra sức nỗ lực để đạt được bình thường hóa quan hệ với Mỹ để vừa có thể không phải đối trọi với Mỹ, vừa có thể lợi dụng Mỹ để chống lại Liên Xô. Trung Quốc cũng không muốn tình hình thế giới lúc đó dịu đi, mà còn khuyến khích chạy đua vũ trang, kích động Mỹ - Xô xung đột vũ trang14. Qua đó ta thấy được lợi ích của Mỹ được tìm thấy ở Trung Quốc cao hơn ở Việt Nam, mặc dù lợi ích ở Việt Nam cũng rất quan trọng. Song Mỹ đã gạt vấn 11 Nt, Tr 440. Tạp chí thông tin và lý luận, Trung Quốc, tình hình cơ bản, Lưu hành nội bộ, , Tr 316. 13 Nt, Tr317. 14 Nt, tr 317. 12 Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 8 Nguyễn Đài Trang – D33 đề bình thường hóa quan hệ với Việt Nam lúc này để liên minh với Trung Quốc chống lại Liên Xô. Lúc này Mỹ lại tiếp tục thực hiện cấm vận nước ta, gây nhiều khó khăn cho đất nước vừa mới thoát khỏi những năm tháng chiến tranh. “Cấm vận của Hoa Kỳ thời kỳ này giống như một con dao sắc khoét sâu thêm vào cái vết thương chiến tranh của Việt Nam vốn đã khó hàn gắn” 15. F. Câu hỏi được đặt ra liệu có thực sự ta đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ trong những năm1977 – 1978 này không? Có rất nhiều ý kiến được đưa ra rằng đó là cơ hội thực sự cho ta, nhưng cũng có những ý kiến trái chiều nói rằng đó không hẳn là cơ hội cho ta bởi vì dù lúc đó có bình thường hóa quan hệ với Mỹ được đi chăng nữa, có lập Phòng quyền lợi giữa hai bên đi chăng nữa thì với tình hình ba nước Mỹ - Xô – Trung lúc bấy giờ, ta có thể thay đổi được bao nhiêu. Hơn nữa, nhìn vào Cuba, một nước mà Mỹ cũng đặt mục tiêu bình thường hóa quan hệ song song với Việt Nam, hai bên cũng đã đặt Phòng quyền lợi ở hai nước, nhưng Cuba đâu có được dỡ bỏ cấm vận, quan hệ giữa hai nước vẫn đang trong tình trạng căng thẳng đó thôi. Nhưng theo ý kiến của tôi, điều đó không hòan toàn đúng. Rõ ràng lúc đó Mỹ nêu vấn đề bình thường hóa quan hệ với ta là một cơ hội lớn, dù cho hoàn cảnh lúc bấy giờ có ảnh hưởng đi chăng nữa, nhưng nếu lúc đó ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì có lẽ nhiều thứ đã khác. Có thể sẽ không có chuyện Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979, Việt Nam sẽ không bị cấm vận nữa, và đất nước sẽ phát triển hơn. Tất cả khả năng đó đều có thể xảy ra nếu Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Nếu đem so sánh Việt Nam với Cuba có lẽ là hơi khập khiễng, bởi vì Việt Nam và Cuba không giống nhau về vị trí địa kinh tế, chính trị, về mối quan hệ từ trước tới nay giữa hai nước với Mỹ, và về bản chất lợi ích của Mỹ đối với hai nước và chính sách đối ngoại của hai nước đối với Mỹ là khác nhau. Chính vì nguyên nhân do tư duy đối ngoại của ta quá cứng nhắc, không chuyển biến và điều chỉnh kịp thời theo diễn biến thay đổi của tình hình 15 Ts. Đỗ Đức Thịnh, Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, NXB Thế giới, Tr 105. Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 9 Nguyễn Đài Trang – D33 thế giới, khiến cho Việt Nam bỏ lỡ một cơ hội bình thường hóa với Mỹ năm 1977 và bị đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng16 Thêm một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước là do sự thay đổi lợi ích của Hoa Kỳ. Giữa việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc trong hoàn cảnh lúc đó, rõ ràng đối với Mỹ, việc bình thường hóa với Trung Quốc có lợi hơn nhiều cho Mỹ. Bài học rút ra sau thất bại này của ta đó là phải luôn linh hoạt trong tư duy và biết chớp lấy cơ hội khi có thể, không chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà phải nhìn ra cái lợi lâu dài của vấn đề. Đồng thời việc phân tích, đánh giá thay đổi của tình hình thế giới một cách chính xác để đưa ra được những chiến lược cụ thể, chính sách đúng đắn là điều rất quan trọng và cần thiết. Sau này, ta cũng đã kịp thời dần thay đổi tư duy, nỗ lực mở một cánh cửa khác để bước được tới việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995. 16 Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ, tr 6. Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 10 Nguyễn Đài Trang – D33 KẾT LUẬN Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và cũng đã 14 năm kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa năm 1995, quan hệ giữa hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp chưa từng có trong lịch sử. Với việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở với phương châm “sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng động quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, thêm bạn bớt thù, chúng ta đã nỗ lực bình thường hoá quan hệ với Mỹ năm 1995. Từ đó, chúng ta đã khẳng định và tăng cường rõ rệt vị thế của đất nước Việt Nam. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, quan hệ kinh tế thương mại bị hạn chế, ngày nay cùng một lúc nước ta đã có quan hệ bình thường và ngày càng phát triển với tất cả các nước lớn và trung tâm thế giới, và với đại đa số các nước khác. Việt Nam trở thành thành viên bình đẳng, tham gia tích cực vào các quan hệ quốc tế, có vai trò không nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới, là đối tác và bạn hàng lớn của rất nhiều nước, kể cả với Mỹ. Tất cả những nỗ lực của chúng ta là nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định , tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước- lợi ích cao nhất của dân tộc. Việc xác lập quan hệ bình thường với Mỹ ,một trung tâm lớn về kinh tế, có trình độ khoa học-công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, là tạo điều kiện cho doanh nghiệp của ta có cơ hội tìm kiếm thêm thị trường mới cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, cũng như thị trường cho nhập khẩu thiết bị máy móc công nghệ cao cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Mỹ cũng là trung tâm về giáo dục và đào tạo của Thế giới. Với nhiều nguồn lực mà chúng ta có thể hợp tác cùng có lợi. Ngoài ra, việc thiết lập quan hệ bình thường giữa hai nước còn có ý nghĩa to lớn vượt ra ngoài biên giới, đóng góp quan trọng vào củng cố hoà bình, ổn định và hợp tác ở châu Á-Thái Bình dương nói chung và ở khu vực Đông Nam Á nói riêng. Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 11 Nguyễn Đài Trang – D33 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ 2. Ts. Đỗ Đức Thịnh, Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, NXB Thế giới 3. Tạp chí thông tin và lý luận, Trung Quốc, tình hình cơ bản, Lưu hành nội bộ 4. Thomas J.mcCormick, Nước Mỹ nửa thế kỷ, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh, NXB Chính trị Quốc gia 5. Lê Quỳnh, Lá thư mật Nixon và quan hệ Việt – Mỹ. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/05/080511_nixon_secret_l etter.shtml 6. Ngoại Giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002 Bài tập lớn Chính sách đối ngoại II 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất