Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh...

Tài liệu Biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh

.PDF
146
1100
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hà Phương BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hà Phương BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CẢM ƠN Xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn đến quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong thời gian đào tạo vừa qua. Xin cảm ơn gia đình - cha mẹ, chị, em gái, anh rể, cháu,…đã yêu quý và đã dành cho tôi những động viên khích lệ và sự quan tâm đặc biệt để hoàn thành tốt công việc. Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2013 Tác giả Trần Hà Phương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2013 Tác giả Trần Hà Phương MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 T 8 8T 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1 T 8 8T 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 T 8 T 8 3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................5 T 8 8T 4. Lịch sử nghiên cứu ..............................................................................................6 T 8 8T 4.1. Về biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung (thơ ca) .........................6 T 8 8T 8T T 8 4.2. Về biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh .........................................9 T 8 T 8 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................13 T 8 8T 6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................14 T 8 8T 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................16 T 8 8T NỘI DUNG...............................................................................................................17 T 8 8T Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................17 T 8 T 8 1.1. Biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật ..........................................................17 T 8 8T 8T T 8 1.1.1. Biểu tượng .............................................................................................17 8T 8T 1.1.2. Biểu tượng nghệ thuật ...........................................................................18 8T T 8 1.2. Xuân Quỳnh – Cuộc đời và sự nghiệp ........................................................33 T 8 T 8 1.2.1. Cuộc đời ................................................................................................33 8T 8T 1.2.2. Sự nghiệp ..............................................................................................33 8T 8T Chương 2. BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH – T 8 HỆ THỐNG VÀ ĐẶC ĐIỂM .............................................................................36 T 8 2.1. Các biểu tượng đơn - Hệ thống và Đặc điểm .............................................36 T 8 T 8 2.1.1. Bàn tay ..................................................................................................36 8T 8T 2.1.2. Trái tim ..................................................................................................47 8T 8T 2.1.3. Ngọn lửa ................................................................................................52 8T 8T 2.1.4. Tiếng .....................................................................................................56 8T 8T 2.2. Các biểu tượng kép – Hệ thống và Đặc điểm ..............................................64 T 8 T 8 2.2.1. Con tàu – Sân ga ..................................................................................65 8T T 8 2.2.2. Hoa - Cỏ dại .........................................................................................75 8T 8T 2.2.3. Sóng - Gió (Nước) ...............................................................................84 8T T 8 2.2.4. Thuyền - Biển (Sông) ...........................................................................89 8T T 8 Chương 3. BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH – T 8 TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN .....................................................................99 T 8 3.1.Truyền thống ..............................................................................................100 T 8 8T 3.1.1.Yếu tố khách quan................................................................................100 8T T 8 3.1.1.1. Gia đình ........................................................................................100 8T 8T 3.1.1.2. Quê hương ....................................................................................102 8T 8T 3.1.1.3.Thời đại ..........................................................................................104 8T 8T 3.1.2.Yếu tố chủ quan ...................................................................................107 8T 8T 3.1.2.1.Phương diện tinh thần ....................................................................107 8T T 8 3.1.2.2. Tài năng nghệ thuật ......................................................................109 8T T 8 3.1.2.3.Vốn sống, vốn hiểu biết .................................................................114 8T T 8 3.1.2.4. Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật ........................................118 8T T 8 3.2. Cách tân .....................................................................................................121 T 8 8T 3.2.1. Lạ hóa ..................................................................................................121 8T 8T 3.2.1.1. Hoán đổi........................................................................................121 8T 8T 3.2.1.2. Đa giọng điệu................................................................................123 8T T 8 3.2.2. Gợi, nén ...............................................................................................125 8T 8T 3.2.3. Ám ảnh ................................................................................................127 8T 8T KẾT LUẬN ............................................................................................................130 T 8 8T TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................133 T 8 8T 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xuất phát từ sự trăn trở, nghi vấn của cá nhân người viết về câu hỏi muôn đời của Triết học, cụ thể là chủ nghĩa Duy vật Mác – xít về hai vấn đề lớn: Thế giới và con người. Thứ nhất: Thế giới này là gì? Thế giới này từ đâu mà ra? Thế giới này tồn tại như thế nào? Thế giới này sẽ đi về đâu? Thứ hai, con người, ta là ai? Ta từ đâu tới? Ta là gì trong thế giới này? Hay nói cách khác, người viết muốn đi tìm chân lý của cuộc sống và chân lý khoa học. Và con đường đi ấy, bằng cách giải mã các biểu tượng. Khái niệm biểu tượng, thoạt nghe thì tưởng chừng như đơn giản, nhưng nó không hề dễ chút nào. Một khái niệm phức tạp và tổng hòa các khái niệm khác, mà chắc hẳn rằng càng đi sâu tìm hiểu về nó thì càng khó khăn và thử thách. Về góc độ cuộc sống: Có hàng loạt câu hỏi đặt ra, biểu tượng trái đất hình tròn có ý nghĩa gì? Biểu tượng Liên Hiệp Quốc được thiết kế trên nền xanh da trời, giữa lá cờ là hình ảnh hai cành oliu (hay hai bông lúa) có ý nghĩa gì ? Biểu tượng lá cờ Thụy Sĩ có nền đỏ, thập màu trắng có ý nghĩa gì? Biểu tượng tổng hợp các nét mặt trên yahoo có ý nghĩa gì? Biểu tượng gương mặt Harland Sanders của KFC có ý nghĩa gì? Biểu tượng hoa Sen của Phật giáo có ý nghĩa gì? Biểu tượng tháp Eiffen của nước Pháp có ý nghĩa gì? Biểu tượng Áo Dài của Việt Nam có ý nghĩa gì? …Vâng, rất rất nhiều biểu tượng xung quanh chúng ta. Đúng như nhà sử học người Pháp Guy Schoeller đã từng phát biểu rằng: “Sẽ là quá ít, nếu chúng ta nói rằng chúng ta đang sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta”(http://tapchinhavan.vn/news/Nghien-cuu-Ly-luan-Phe-binh/LuaTu-bieu-tuong-van-hoa-den-bieu-tuong-ngon-tu-132/). Thật vậy, biểu tượng như một phần không thể thiếu gắn kết trong cuộc sống của chúng ta. Đó là kết tinh của tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan trong đời sống của con người. Chúng ta có thể bắt gặp nó trong tất cả các lĩnh vực như khoa học, du lịch, ẩm thực, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y học,…đặc biệt là trong nghệ thuật – “lĩnh vực của sự độc đáo” (văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, sân khấu, khiêu vũ, điện ảnh,…). Trong 2 đó, văn học, mà cụ thể thơ ca là vùng đất màu mỡ cho các biểu tượng toả sáng. Bởi lẽ, thơ ca có sức nén, sức cô đọng hơn cả các bộ môn nghệ thuật khác. Nói một cách khái quát, tất cả các biểu tượng hội tụ tạo thành văn hóa (văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể). Như chúng ta đều biết văn hóa bao gồm cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần, có giá trị, nó gắn với một không gian và thời gian nhất định. Tìm hiểu về biểu tượng, cũng là một phương thức tìm hiểu về văn hóa. Hơn nữa, chính nhờ các biểu tượng mà chúng ta nhận diện ra một con người, một quốc gia, một sự việc, một khái niệm,…nào đó nhanh chóng và tiện lợi. Nói một cách cụ thể hơn, người viết, với tư cách là một phụ nữ mới chập chững bước vào đời cần chuẩn bị những kiến thức cần và đủ về con người và cuộc sống. Đặc biệt, quan tâm đến vấn đề: Tình yêu, hôn nhân, gia đình, giới tính, giáo dục, nghệ thuật - Những vấn đề tưởng chừng như giản đơn, nhưng nghìn đời nay nhân loại vẫn luôn nghi vấn và chúng vẫn luôn là những đề tài gây tranh cãi, quan tâm của tất cả mọi người. Đâu là chân lý của cuộc sống? Mục đích của sự có mặt của con người trong vũ trụ là gì? Và so với nam giới, nữ giới có vị trí, vai trò gì trong cuộc sống? Bình đẳng giới thật sự có tồn tại? Tất cả điều đó, người viết sẽ cố gắng tiếp cận thông qua con đường lịch sử, mà dừng lại ở một hiện tượng tiêu biểu của Nữ giới trong văn đàn Việt Nam, đó là “Nữ hoàng thơ Tình yêu - Xuân Quỳnh”. Dọc theo chiều dài lịch sử văn đàn Việt Nam, ngoài Hồ Xuân Hương ra, Xuân Quỳnh được xem là nữ sĩ có những đóng góp tích cực, táo bạo, hồn nhiên, sâu sắc, chân thành,...với những trăn trở với đời, với người. Và một nghi vấn đã đặt ra, tại sao Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh - những người thiết tha, sôi nổi, yêu đời, yêu con người, yêu công lý, yêu tình thương, yêu hòa bình,…như vậy lại gặp những mất mát, đau thương trong cuộc đời chung và cuộc đời riêng? Tính cách quyết định số phận. Phải chăng chính cá tính đặc biệt, làm nên những số phận đặc biệt đầy bí ẩn cho mọi người lúc đương thời lẫn các thế hệ sau? Những câu hỏi đó càng là động lực mạnh mẽ thôi thúc người viết khám phá về Xuân Quỳnh - cuộc đời và sự nghiệp. Và hơn thế nữa, khám phá về Xuân Quỳnh – một đại diện tiêu biểu của Nữ giới, người viết cũng chính là đang khám phá về bản thân. Và còn gì tuyệt vời hơn 3 trong cuộc sống khi ta biết về chính ta? Đồng thời, người viết thật sự muốn tìm ra chân lý của hạnh phúc qua công trình nghiên cứu khoa học này. Theo quan niệm của Phật giáo (thuộc về tâm linh) thì “Hạnh phúc là do mình nghĩ”, và đó có phải là câu trả lời? Về góc độ khoa học: Nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung, trong thơ ca nói riêng và cũng như nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh là vấn đề không mới trong giới nghiên cứu nước nhà. Tuy nhiên, chúng tôi chọn đề tài này, là vì: Thứ nhất, đó là từ niềm yêu thích, ngưỡng mộ tâm hồn và tài năng nhà thơ Xuân Quỳnh của cá nhân người viết. Say đắm, chân thành, mãnh liệt, tin yêu nhưng đầy lo toan, trăn trở, bất hạnh…là những gì mà người viết cảm nhận được mỗi lần đọc thơ Xuân Quỳnh. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ truyền thống lẫn hiện đại, một hồn thơ phong phú chứa đựng xúc cảm của những cô gái đang yêu, của những người mẹ, người vợ lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm về hai từ “hạnh phúc”. Đó còn là tiếng nói của một người đồng chí, một công dân gắn bó với làng xóm, quê hương, đất nước tha thiết, đầy nhiệt huyết. Thiết nghĩ, ở độ tuổi vừa mới ra trường như người viết, việc cảm, hiểu, lý giải được thơ Xuân Quỳnh là một điều rất khó khăn. Nhưng bằng khát vọng được khám phá những cung bậc trong trái tim của nữ sĩ luôn là một động lực thôi thúc người viết tìm đến và chọn đề tài này. Thứ hai, việc tiếp cận, phê bình tác phẩm thông qua các biểu tượng nghệ thuật là một trong những cách hữu hiệu vừa khoa học - vừa nghệ thuật trong những năm gần đây ở Việt Nam. Và việc chọn thơ của Xuân Quỳnh làm đối tượng nghiên cứu là điều rất hợp lý. Bởi lẽ, sáng tác của Xuân Quỳnh không phải là “nghệ thuật vị nghệ thuật” mà là những vần thơ “từ cuộc đời mà nở hoa và sau đó trở về cuộc đời mà kết trái”. Một loại thơ giản dị, hồn nhiên, tự nó quyết định cho mình một hình thức. Nhưng đằng sau đó, chúng ta không quên đó là những sáng tạo tinh thần của một nữ sĩ có tài năng nghệ thuật thật sự như Xuân Quỳnh. Thơ Xuân Quỳnh, người ta thấy xuất hiện rất nhiều biểu tượng và mỗi biểu tượng luôn là một thông điệp nhất định. Những biểu tượng nghệ thuật như một sự tất yếu xuất hiện trong thơ 4 bà. Việc giải mã được biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của nữ sĩ cùng đồng nghĩa với việc người đọc đã hiểu và cảm được những gì mà nhà thơ truyền tải. Thứ ba, thông qua đề tài này, người viết hy vọng góp thêm một tiếng nói khách quan và mới mẻ trong việc nghiên cứu một hiện tượng độc đáo trong làng thơ Việt Nam như Xuân Quỳnh. Đồng thời, đây cũng là một cơ sở khẳng định thêm việc tiếp cận, phê bình tác phẩm văn học thông qua giải mã các biểu tượng nghệ thuật là hữu hiệu. Tin rằng, đây sẽ là một cứ liệu bổ ích, ý nghĩa của những ai học, dạy, nghiên cứu và yêu thích thơ văn. Tổng hợp từ những lý do vi mô và vĩ mô như trên, nối tiếp hành trình nghiên cứu từ luận văn đại học Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn qua một số nhà văn tiêu biểu (Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu), người viết chọn đề tài Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Xác định hướng đề tài là nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi khảo sát toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh (ở thể loại thơ ca). Lưu ý rằng, vì các tập thơ của Xuân Quỳnh in không thống nhất và có rất nhiều bài thơ in chung và nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, nên ở đây người viết giới hạn lại trong tài liệu Xuân Quỳnh – Không bao giờ là cuối [61] gồm 100 bài thơ tiêu biểu được chia theo bố cục của Ban biên tập: Dẫu biết rằng anh trả lại, Những năm tháng không yên, Bầu trời trong quả trứng. Bố cục này được xếp theo chủ đề tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu dành cho trẻ em trong thơ Xuân Quỳnh và dĩ nhiên trong quá trình làm bài người viết cũng tham khảo thêm một số văn bản nằm ngoài tài liệu trên. Cụ thể là các tập thơ: Tơ tằm Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Cây trong phố, chờ trăng, Bầu trời trong quả trứng, Tự hát, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50]. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu cuộc đời của nhà thơ để lý giải cội nguồn (truyền thống và cách tân) hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ bà 5 (đặc biệt chú ý đến gia đình nhỏ mà Xuân Quỳnh đã cùng vun đắp với kịch gia nổi tiếng Lưu Quang Vũ). Đồng thời, để làm nổi bật sự khác biệt, những đóng góp riêng của nhà thơ Xuân Quỳnh, chúng tôi sẽ khảo sát một vài tác phẩm của các nhà thơ nữ cùng thời (Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi,…). Bên cạnh đó, chúng tôi đặt nhà thơ Xuân Quỳnh trong tiến trình của văn học Việt Nam từ văn học dân gian - truyền miệng (Ca dao dân ca, truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn) đến văn học viết để thấy vị trí của nữ sĩ trên văn đàn. Và để làm nổi bật, chúng tôi so sánh với một số hiện tượng văn học tiêu biểu của thế giới. Không chỉ riêng về các tác giả nữ, mà để toàn diện chúng tôi đối chiếu với các nhà văn nam giới. Bởi lẽ tiếng nói của nữ giới luôn được lắng nghe và phản hồi từ nam giới, Adam và Eva vốn dĩ luôn song hành cùng nhau. Và trong quá trình đối chiếu, có so sánh các tác phẩm thơ ca lẫn văn xuôi. Không dừng ở đó, bên cạnh lĩnh vực văn chương, để tăng sức thuyết phục, chúng tôi cũng tiếp cận các hiện tượng tiêu biểu khác thuộc lĩnh vực nghệ thuật khác như: âm nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc,…. Và các đối tượng thuộc các ngành khoa học khác như triết học, địa lý, tâm lý, vật lý, lịch sử, sinh học, ngôn ngữ học, kí hiệu học, logic học, nhân chủng học, đạo đức,….để có cái nhìn toàn diện, biện chứng, tin cậy và chính xác. Đặc biệt, tham khảo những tài liệu về giới tính, tâm sinh lý của nam và nữ giới, cũng như những sách dạy về kỹ năng mềm - kỹ năng giao tiếp - kỹ năng sống. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài luận văn này, chúng tôi hướng đến mục đích nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, nắm được những vấn đề chung về biểu tượng nghệ thuật trong thơ. Từ đó làm cơ sở nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. Thứ hai, tìm và chỉ ra hệ thống và đặc điểm của các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. 6 Thứ ba, lý giải được việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh trên hai bình diện truyền thống và cách tân. Qua các mục tiêu cụ thể đó, chúng tôi hướng đến mục tiêu cao hơn là góp thêm một tiếng nói trong nghiên cứu khoa học để hiểu sâu sắc hơn những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, khẳng định vị trí của nữ sĩ trong văn đàn Việt Nam. Và dĩ nhiên, củng cố thêm một cơ sở khoa học vững chắc trong việc tiếp cận tác phẩm văn học bằng phương thức giải mã biểu tượng nghệ thuật. Và mục tiêu lớn nhất và cũng là niềm mong ước của tác giả là tìm ra chân lý của khoa học và chân lý của cuộc sống, tìm ra được đâu là chân của hạnh phúc. Cụ thể là những vấn đề xoay quanh thế giới, con người, giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật. Tin chắc đây không chỉ là câu hỏi riêng của người viết, mà là của tất cả những ai đang sống và muốn sống một cuộc sống đúng nghĩa của nó. Bởi lẽ mỗi người chỉ có một cuộc đời - “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” (Heralit) cả. Đặc biệt trách nhiệm công dân là một vấn đề nhức nhối mà mỗi cá nhân nên suy ngẫm khi được mệnh danh hai tiếng Con Người. 4. Lịch sử nghiên cứu 4.1. Về biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung (thơ ca) Như đã đề cập, nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung (mà tiêu biểu là thơ ca) trên thế giới đã có nền tảng rất lâu, tiêu biểu là các bài viết sau: Bài viết “Khám phá biểu tượng trong văn học” của tác giả Raymond Firth (Đinh Hồng Hải dịch, với sự cộng tác của Chu Tú Lệ, trong sách Biểu tượng Chung và Riêng (Symbols: Pulic and Private), Nxb Đại học Cornell, 1973) (http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/389315/phe-binh-van-hoc/khamU T 8 pha-nhung-bieu-tuong-trong-van-hoc-.html). T 8 U Bài viết “Biểu tượng trong hệ thống văn hóa” của tác giả Iu. M. Lotman (Trần Đình Sử dịch, bản tiếng Nga, trong sách Iu.M.Lotman - Bài báo chọn lọc, Tập 1, Tallinn, 1992, tr.191-199) (http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=4979#moreU T 8 4979). T 8 U 7 Bài viết “Biểu tượng - Gène của truyện kể” của tác Iu. M. Lotman do Lã Nguyên dịch (http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=3916#more-3916). U 8T T 8 U Và nó cũng thật sự cũng không mới ở Việt Nam, đặc biệt là những năm gần đây, giới nghiên cứu rất quan tâm đến vấn đề này. Đầu tiên, trong văn học dân gian, chúng ta thấy có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu: Bài viết, công trình của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp: Bài viết “Tiếp cận 24T 4 2 T 0 T 0 biểu tượng trầu cau”, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật số 2, tr.65 - 68 (1997); bài viết 0T 2 0T 2 T 0 T 0 “Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao Việt Nam”, Kỷ yếu Khoa Ngữ văn, T 2 T 2 Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, tr.26 - 35 (1999); công trình nghiên cứu Biểu T 0 2 T 0 tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, Luận án Tiến sĩ, bảo vệ T 2 cấp cơ sở tại Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, 2001 và bài viết “Biểu tượng ca dao nhìn từ những góc độ khác nhau”, Bình luận văn học, niên giám của Hội T 0 2 T 0 T 2 Nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp.HCM, Nxb ĐH Quốc gia Tp.HCM (2004). Bài giảng “Một số biểu tượng và hình ảnh trong ca dao” của tác giả Nguyễn Xuân Kính (http://www.vtv2.tuvantuyensinh.vn/video/detail/bai-09:-mot-so-bieuU 8T tuong-va-hinh-anh-trong-ca-dao-174.html) T 8 U Bài viết “Dải yếm - Biểu tượng văn hóa của người Việt” trong Ca dao tình yêu của tác giả Lê Tấn Thích (http://maxreading.com/?chapter=38275) U T 8 T 8 U Một công trình rất công phu của tác giả Nguyễn Thị Duyên là Ý nghĩa biểu trưng con số trong ca dao người Việt (Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006) (http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-y-nghia-bieu-trung-cua-he-bieuU 8T tuong-con-so-trong-ca-dao-nguoi-viet-36804/) T 8 U Kế đến, là những bài viết, công trình của văn học viết, từ văn học trung đại, đến văn học hiện đại: Công trình Nghệ thuật biểu tượng trong thơ thiền Lý - Trần dưới góc độ nguồn gốc văn hoá của tác giả Trần Thị Tươi, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh (http://khoavanhocU T 8 ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2019:ngh 8 -thut-biu-tng-trong-th-thin-ly-trn-nhin-di-goc-ngun-gc-vn-hoa&catid=120:lun-vnca-ncs-hvch-a-sv&Itemid=186). T 8 U Công trình nghiên cứu Thế giới Biểu tượng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, Đại học Vinh (http://updatebook.vn/threads/64367-The-gioi-bieu-tuong-trong-tho-Nom-NguyenU T 8 Trai). T 8 U Bài viết “Đây thôn Vĩ Dạ từ hình ảnh đến biểu tượng” của tác giả Lê Thị Hồ Quang (http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=7868#more-7868) U 8T T 8 U Công trình Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (http://ussh.vnu.edu.vn/ttlv-nhung-bieu-tuong-nghe-thuat-tieu-bieu-trong-tho-toU T 8 huu/3711). 8T U Bài viết “Biểu tượng giấc mơ trong thơ Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử” của tác giả Hoàng Thị Huế, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Huế (http://vietvan.vn/vi/bvct/id3430/Bieu-tuong-giac-mo-trong-tho-Nguyen-Binh,U T 8 Han-Mac-Tu/). 8T U Bài viết “Biển - Biểu tượng của vũ trụ trong thơ Huy Cận” của tác giả Đỗ Kiều Nga (http://huc.edu.vn/vi/spct/id145/BIEN---BIEU-TUONG-CUA-VU-TRUU 8T TRON G-THO-HUY-CAN/). 8T U Bài viết “Lửa từ biểu tượng văn hoá đến biểu tượng ngôn từ” của tác giả Đoàn Tiến Lực (http://vietvan.vn/vi/bvct/id3057/Lua--Tu-bieu-tuong-van-hoa-den-bieuU 8T tuong-ngon-tu/). 8T U Công trình Biểu tượng Vườn trong thơ Nguyễn Bính (http://updatebook.vn/threads/34775-Bieu-tuong-vuon-trong-tho-Nguyen-Binh). U T 8 T 8 U Bài viết “Kết cấu biểu tượng trong bài thơ Viếng lăng Bác”, của tác giả Đoàn Ánh Dương (http://tapchinhavan.vn/news/Nghien-cuu-Ly-luan-Phe-binh/Ket-cauU 8T bieu-tuong-trong-bai-tho-VIENG-LANG-BAC-1283/). T 8 U 9 Công trình Biểu tượng trong thơ Lưu Quang Vũ, của tác giả Trần Thị Hường, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (http://ussh.vnu.edu.vn/ttlv-bieu-tuong-trong-tho-luu-quang-vu/5075). U T 8 T 8 U Bài viết “Vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình Việt Nam” của tác giả Trịnh Mai Phương (http://khotailieu.com/tai-lieu/van-hoa-nghe-thuat/vanU T 8 hoc/van-de-nghien-cuu-bieu-tuong-tho-ca-tru-tinh-viet-nam.html). T 8 U Bài viết “Về biểu tượng lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều”, tác giả Đặng Vũ Hoàng (http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/doisongvanhoa/2009/10/ 54220.cand). U 8T T 8 U Bài viết “Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mỹ” (http://vienvanhoc.org.vn/print/nghiencuulyluan/641/bieu-tuong-thien-nhien-trongU T 8 tho-nu-thoi-ki-chong-my.aspx). 8T U Nhìn chung, các tác giả đã đi vào trọng tâm lý thuyết của biểu tượng nghệ thuật. Từ đó làm cơ sở khảo sát về nội dung và hình thức ở các hiện tượng văn học cụ thể. 4.2. Về biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh Như chúng ta đã biết, Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi bật nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Cuộc đời và sự nghiệp của bà luôn là một đề tài gây được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu học thuật. Không chỉ là một tài năng đặc biệt trong nghệ thuật mà ngay cả cuộc đời thực của mình bà cũng có một số phận đặc biệt. Vì thế, những bài viết, những bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp tác giả đã có số lượng khá lớn. Đó là những bài viết tưởng niệm và tỏ lòng tiếc thương đối với sự ra đi của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ. Đây là những tư liệu quan trọng về cuộc đời thực của Xuân Quỳnh, liên quan đến những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật mà trong luận văn Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh kế thừa: (“Xuân Quỳnh – một nửa đời tôi” – Đông Mai, “Xuân Quỳnh qua thời gian” – Vân Long, “Nhớ chị” – Lê Minh Khuê, “Xuân Quỳnh – người mẹ, người vợ” – Vũ Thị Khánh, “Vài kỷ niệm” – Thạch Quý, “Thương tiếc bạn gái Xuân Quỳnh” – Phan Thị Thanh Nhàn, “Con người và 10 nhà thơ” – Lại Nguyên Ân, “Quỳnh ơi” – Nguyễn Thị Như Trang, “Nhớ về một tài năng” – Ngô Văn Phú, “Ngày cuối cùng của Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và cháu Quỳnh Thơ” – Doãn Châu, “Thương nhớ Xuân Quỳnh” – Nguyễn Thị Ngọc Tú, “Tưởng nhớ Xuân Quỳnh” – Ý Nhi, “Tưởng niệm” – Vân Long, “Chẳng còn nữa anh và em” – Nguyễn Thị Hồng Ngát, “Kinh cầu trong mưa” – Hoàng Phủ Ngọc Tường, “Về một nhà thơ chết trẻ” – Hà Phương, “Nhớ một nhà thơ” – Tuyết Nga,…) [21; tr.207 - 311]. Hay đó là những bài viết về những tác phẩm đặc sắc của Xuân Quỳnh (“Sóng còn mãi nổi sóng” – Bùi Thị Tanh Hà, “Lại đọc Sóng của Xuân Quỳnh” – Chu Văn Sơn, “Sóng” – Trần Đăng Suyền, “Sóng” – Trần Thị Thìn [21; tr.161194], “Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh”, Nguyễn Ngọc Thảo [Tạp chí văn học và tuổi trẻ, 2001, số 153; tr.51 – 53], “Chuyện cổ tích về loài người” – Đào Ngọc Chương [Tạp chí nghiên cứu văn học, 2007, số 10; tr.137]. Đây là những cứ liệu quan trọng cho những biểu tượng nghệ thuật (sóng, tiếng gà) trong thơ Xuân Quỳnh mà người viết kế thừa trong luận văn. Hoặc là những bài viết đánh giá chung về thơ Xuân Quỳnh ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật ( “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh” – Lưu Khánh Thơ, “Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh”– Lê Thị Ngọc Huỳnh, “Xuân Quỳnh” – Mai Hương, “Người đàn bà yêu và làm thơ” – Đoàn Thị Đặng Hương, “Thơ tình Xuân Quỳnh – Sự thể hiện sức mạnh của một tâm hồn phụ nữ” – Nguyễn Thị Bích Ngọc, “Một giọng thơ tình ám ảnh” – Nguyễn Thị Minh Thái, “Những tình cảm trắc ẩn trong thơ Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh và những buồn vui kiếp hoa dại”– Vương Trí Nhàn, “Cánh chuồn trong giông bão” – Chu Văn Sơn, “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh” – Nguyễn Xuân Nam) [21; tr.9 - 146]. Người viết cũng tiếp nhận những ý kiến xoay quanh về những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh từ những bài viết này. Song, nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và đầy đủ về các vấn đề xoay quanh đề tài Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh thì rất ít. Hầu hết các luận văn, các bài báo, các sách khi nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh đều nhìn một cách chung 11 chung về các biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng, thông qua đó làm nổi bật tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Phần lớn các tác giả đề cập đến các khái niệm như hình ảnh, hình tượng, ẩn dụ, hoán dụ,…những khái niệm rất gần với biểu tượng nghệ thuật. Trong luận văn thạc sĩ Thi pháp thơ Xuân Quỳnh, tác giả Nguyễn Thị Thanh Trúc khi bàn về “Ngôn ngữ, giọng điệu và hình ảnh trong thơ Xuân Quỳnh” có đề cập đến những hình ảnh xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh như: hình ảnh cỏ dại, hình ảnh bàn tay, hình ảnh trái tim [55; tr.138 – 147]. Trong luận văn thạc sĩ Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, tác giả Đinh Thị Phương Hà trong chương “Xuân Quỳnh – Thế giới nghệ thuật độc đáo” đã viết rất hay về các hình ảnh “đơn sơ, giản dị mà giàu sức gợi cảm” như: hình ảnh trái tim, hình ảnh bàn tay, hình ảnh hoa – cỏ dại, hình ảnh con tàu – sân ga, hình ảnh thuyền – biển – sóng [23; tr.78 – 98]. Trong luận văn thạc sĩ Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh, tác giả Nguyễn Thị Huyền Lê đã dành một dung lượng rất ưu ái để nói về các hình tượng thơ: hình tượng sóng – biển, hình tượng cỏ dại, hoa dại, hình tượng con tàu – sân ga, hình tượng bàn tay, hình tượng trái tim [30; tr.70 – 79]. Trong luận văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, tác giả Tô Hà Tường Vân khi nói về hình tượng cái tôi đã rất chú trọng đến những hình tượng sóng – biển, hình tượng đôi bàn tay, hình tượng con tàu – sân ga, hình tượng trái tim [56; tr.41 – 62]. Trong luận văn tốt nghiệp Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh, tác giả Ngô Như Quỳnh bàn về “Bản sắc ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh” đã nói chi tiết về những hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng như: bàn tay, ngọn lửa, hoa cỏ dại, con tàu – sân ga, thuyền – biển – sóng [41; tr.80 – 89]. Trong luận văn tốt nghiệp Tư duy nghệ thuật thơ của Xuân Quỳnh, tác giả Trần Thanh Bình có nói đến “Tư duy nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh trên bình diện nội dung trữ tình” và trong đó tác giả nhắc đến hình tượng sóng nước và hình tượng hoa cỏ trong thơ Xuân Quỳnh [6; tr.34 – 38]. 12 Trong luận văn Một số đặc trưng ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh, tác giả Trương Thị Hiền khi nói về “Đặc trưng từ ngữ trong thơ” ở mục “Ẩn dụ tu từ” có nói đến ẩn dụ hoa, ẩn dụ cỏ và cát, ẩn dụ con đường, ẩn dụ thuyền và biển [104; tr.36 - 48]. Tuy nhiên, ở các luận văn trên, các tác giả chỉ nhìn nhận một cách sơ lược, cảm nhận và phân tích một cách khái quát ở góc độ là hình ảnh, hình tượng, ẩn dụ, hoán dụ, chứ chưa chỉ ra hệ thống và đặc điểm, cũng như bàn về phương diện truyền thống và cách tân ở góc độ biểu tượng nghệ thuật. Song song với vấn đề trên, nếu ở luận văn, chúng tôi đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, thì hầu hết ở các luận văn khác, tác giả đi vào một cách tổng quát những yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ các sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh. Trong luận văn thạc sĩ Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Huyền Lê đã đề cập đến “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành hồn thơ Xuân Quỳnh” mà trong đó yếu tố gia đình, hoàn cảnh lịch sử, cá tính được tác giả điểm qua [30; tr.37 – 42]. Trong luận văn thạc sĩ Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, tác giả Đinh Thị Phương Hà bàn kĩ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ Xuân Quỳnh, tác giả cho rằng không khí thời đại và tình hình văn học giai đoạn từ 1964 đến sau 1975 và những thăng trầm trong đời riêng là những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác của Xuân Quỳnh [23; tr.18 – 25]. Trong bài viết “Xuân Quỳnh - Một nửa cuộc đời tôi”, Đông Mai – chị ruột của Xuân Quỳnh đã ghi lại rất chân thực, sinh động những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác của Xuân Quỳnh. Bài viết nói về quê hương sinh ra Xuân Quỳnh, gia đình của Xuân Quỳnh với những ảnh hưởng sâu sắc từ người mẹ và người cha. Đồng thời đề cập đến cuộc sống đời tư của chị, trong đó hình ảnh người chồng và những đứa con là nguồn cảm hứng, chất liệu thực cho những sáng tác của chị [33, tr.103 – 126]. 13 Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu khoa học đã đi vào phân tích, tìm hiểu, đánh giá, so sánh, nhận xét,…về các sáng tác của Xuân Quỳnh. Đồng thời cũng đã nhìn nhận những giá trị về nội dung và nghệ thuật của Thơ Xuân Quỳnh. Ngoài ra, các bài viết xoay quanh về cuộc đời thực của Xuân Quỳnh càng tăng sự tò mò và là cơ sở để chúng ta hiểu thêm các sáng tác của Xuân Quỳnh. Đặc biệt, những bài viết tỏ lòng kính mến, ngưỡng mộ và tiếc thương cái chết của Xuân Quỳnh nói riêng và của chồng, con Xuân Quỳnh nói chung. Ở đây, người viết, trên cơ sở tiếp bước, từ những nền tảng của các công trình nghiên cứu trước sẽ không dừng lại ở hiện tượng mà rút ra bản chất, cũng như lý giải chúng trên những nền tảng khoa học vững chắc. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi tiến hành các phương pháp sau: Thứ nhất, phương pháp luận chung, đó là phương pháp theo mô hình kết cấu vòng tròn khép kín (chủ nghĩa Mác - Lê Nin: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử): từ thực tiễn, rút ra lý thuyết, sau đó trở về thực tiễn kiểm chứng. Hay nói một cách khác là: Khái quát hóa - Chi tiết hóa - Khái quát hóa. Thứ hai, phương pháp chuyên ngành: Phê bình Mới ( đặc biệt chú ý biểu tượng và thơ ca), Phê bình Cấu Trúc (phân tích mối quan hệ của các biểu tượng), Phê bình Giới (phát hiện tính Nữ trong biểu tượng),.. đây là những cơ sở quan trọng đặt nền tảng cho việc hiểu đúng và lý giải đúng các biểu tượng nghệ thuật. Thứ ba, các tiếp cận liên ngành (Lịch sử, Văn hoá, Phân tâm học, Triết học,…) để lý giải tất cả các vấn đề xoay quanh biểu tượng nghệ thuật. Thứ tư, các phương pháp phổ thông, bao gồm: - Phương pháp hệ thống được dùng để xác lập tính nhất quán trong các biểu tượng nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh. Qua các chặng đường thơ khác nhau, những biểu tượng nghệ thuật có những sự thay đổi nhất định, nhưng vẫn giữ nguyên được bản chất của chúng. Để từ đó xác định được những đặc điểm của các biểu tượng nghệ thuật trong thơ bà. Mâu thuẫn, nhưng thống nhất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan