Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu tượng màu sắc trong thơ chế lan viên...

Tài liệu Biểu tượng màu sắc trong thơ chế lan viên

.PDF
136
297
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lâm BIỂU TƯỢNG MÀU SẮC TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lâm BIỂU TƯỢNG MÀU SẮC TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lâm 1 LỜI CẢM ƠN Học viên Nguyễn Thị Lâm kính lời tri ân sâu sắc đến thầy Nguyễn Đức Dân – người đã hết lòng động viên, dẫn dắt trong quá trình thực hiện đề tài. Người viết trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cùng những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường và bạn bè đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện để học viên học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/09/2013 Tác giả Nguyễn Thị Lâm 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 5 2. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................... 7 3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 7 4. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 12 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ............................................................. 13 6. Cấu trúc luận văn......................................................................................................... 14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU QUAN........... 15 1.1. Khái quát về biểu tượng ........................................................................................... 15 1.1.1. Khái niệm biểu tượng ...........................................................................................15 1.1.2. Phân loại biểu tượng .............................................................................................17 1.2. Màu sắc – từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng ngôn từ ................................... 20 1.2.1. Khái niệm màu sắc và biểu tượng màu sắc ..........................................................20 1.2.2. Biểu tượng văn hóa màu sắc ................................................................................22 1.2.3. Biểu tượng ngôn từ màu sắc .................................................................................31 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG MÀU SẮC TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN ........................................................................................................................... 33 2.1. Màu sắc trong thơ Chế Lan Viên ............................................................................ 33 2.1.1. Hệ thống màu sắc trong thơ..................................................................................33 2.1.2. Những gam màu chủ đạo......................................................................................36 2.2. Ý nghĩa của biểu tượng màu sắc .............................................................................. 43 2.2.1. Màu xanh ..............................................................................................................43 2.2.2. Màu trắng..............................................................................................................49 2.2.3. Màu đỏ ..................................................................................................................54 2.2.4. Màu vàng ..............................................................................................................56 2.2.5. Màu hồng ..............................................................................................................57 2.2.6. Màu nâu ................................................................................................................59 2.2.7. Màu đen ................................................................................................................59 2.2.8. Màu tím ................................................................................................................61 2.2.9. Màu xám ...............................................................................................................64 3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG MÀU SẮC TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN .............................................................................. 69 3.1. Ngôn từ ....................................................................................................................... 69 3.2. Nghệ thuật tương phản ............................................................................................. 72 3.2.1. Đối lập bên trong – bên ngoài ..............................................................................72 3.2.2. Đối lập úa tàn – sinh sôi .......................................................................................73 3.2.3. Đối lập về bản chất của các đối tượng .................................................................74 3.3. Hình ảnh .................................................................................................................... 76 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 82 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 85 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Biểu tượng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền văn hóa của mỗi dân tộc. Nghiên cứu biểu tượng là chìa khóa để giải mã đời sống văn hóa, tinh thần của một cộng đồng, là tìm ra “chìa khóa của những con đường đẹp đẽ […] thấy được những chân lý, niềm vui, những ý nghĩa ẩn kín và thiêng liêng của mọi điều trên mặt đất quyến rũ và kinh khủng này” [14]. Ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ văn học là nơi gìn giữ, bảo lưu những giá trị văn hóa của một dân tộc. Nghiên cứu ý nghĩa của các biểu tượng, hay nói cách khác là tìm hiểu ngôn ngữ biểu tượng trong đời sống văn hoá của con người, cho tới nay không còn là một công việc mới mẻ trong nền khoa học thế giới. Vượt ra ngoài các khái niệm và các mô hình mang tính lý thuyết, kí hiệu học, đặc biệt là nghiên cứu biểu tượng, được áp dụng trong thực tiễn của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau trong đời sống của con người, chẳng hạn như phân tích cấu trúc của các tác phẩm nghệ thuật, tìm ra ý nghĩa của các biểu tượng văn hóa trong đời sống từng cộng đồng... Dưới góc độ kí hiệu học, chỉ ra ý nghĩa của các biểu tượng trong văn hóa và văn học là một lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn và có nhiều ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Biểu tượng, từ nền văn hóa chung của cộng đồng đi vào tác phẩm nghệ thuật, trở thành những biểu tượng nghệ thuật. Biểu tượng nghệ thuật là một dạng mã hóa những cảm xúc, tư tưởng của con người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Biểu tượng còn bộc lộ cá tính sáng tạo, phong cách tác giả, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng dân tộc. Nghiên cứu tác giả, tác phẩm từ góc độ biểu tượng do đó đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật. 1.2.Màu sắc cũng là biểu tượng. Từ xa xưa, màu sắc đã được dùng để tạo thành các biểu tượng biểu trưng cho những giá trị tâm linh trong đời sống văn hóa, xã hội của mình. Những biểu tượng về màu sắc có tính phổ quát ở mọi cấp độ sinh tồn và nhận thức: vũ trụ, tâm linh, thần bí, nhận thức… Màu sắc tồn tại trong thế giới tự nhiên như mọi yếu tố vật chất khác. Trong đời sống, con người nhận thức màu sắc dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau. Bản thân là vật chất, thế nhưng, khi đi vào sáng tạo nghệ thuật, màu sắc lại mang sắc thái, bóng dáng riêng, tuỳ thuộc vào cảm quan hiện thực, vào nhân sinh quan, thế giới quan của người nghệ sĩ. Do đó, màu sắc cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc thể 5 hiện các tầng lớp ý nghĩa của tác phẩm. Trong nhiều tác phẩm, màu sắc trở thành một biểu tượng đầy ám ảnh, có khi chính màu sắc làm nên chiều sâu cho tác phẩm đó. Giải mã được hệ thống biểu tượng này, người đọc có thể nhận ra giá trị của tác phẩm. Như thời gian và không gian nghệ thuật, màu sắc là một tín hiệu phản ánh thế giới tâm hồn của chủ thể sáng tạo. Bất kì nghệ sĩ nào, khi tiếp nhận và đưa màu sắc vào thế giới nghệ thuật của mình, đều theo một cách riêng, dáng vẻ riêng. Tập hợp bảng màu của một tác giả, một tác phẩm, ta có thể tìm ra những yếu tố về tư duy nghệ thuật của tác giả, tác phẩm đó trong một thời kì lịch sử nhất định. Khi đi vào nghệ thuật, màu sắc không còn tồn tại như một yếu tố vật chất đơn thuần, mà nó gắn liền với đề tài, chủ đề, tư tưởng của một tác phẩm cụ thể, phản ánh cái nhìn nghệ thuật của người nghệ sĩ. Do vậy mà, từ màu sắc bên ngoài được phản ánh vào tác phẩm, ta có thể nhận ra màu sắc bên trong – giá trị nội dung, tư tưởng - của tác phẩm đó. “Màu sắc trong văn học chẳng những là phương tiện miêu tả thế giới, mà còn là phương tiện thể hiện cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc đời, mang đậm màu sắc thời đại và cá tính” [28]. 1.3. Chế Lan Viên là một nhà thơ tài hoa, độc đáo, có phong cách đặc sắc trong nền thi ca Việt Nam hiện đại. Nổi lên từ “Điêu tàn”, trải qua thời gian, Chế Lan Viên đã từng bước khẳng định tài năng và phong cách của mình – một phong cách riêng độc đáo khó lẫn với bất kì nhà thơ nào khác. Trong thơ ca hiện đại, Chế Lan Viên là nhà thơ có bảng màu phong phú, độc đáo và sáng tạo nhất. Ông rất có ý thức về việc sử dụng màu sắc trong thơ. Ngay từ thời “Điêu tàn” (1937), màu sắc đã là một trong những chất liệu tạo nên thế giới nghệ thuật riêng biệt của ông, so với thơ ca lãng mạn đương thời. Chính điều này cũng góp phần làm nên nét độc đáo cho tập thơ. Hoài Thanh từng nhận xét về tập thơ này: “Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỉ hai mươi, nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật”. Trên chặng đường thơ sau đó, trong hầu hết các tác phẩm của mình, Chế Lan Viên đều quan tâm và sử dụng màu sắc như một biểu tượng độc đáo. Tìm hiểu biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên, một mặt người viết xem nó như là nguồn ngữ liệu để làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về biểu tượng và biểu tượng màu sắc, mặt khác, từ cơ sở lí luận, người viết làm sáng tỏ những ý nghĩa của biểu tượng màu sắc trong thơ ông, như một hướng tiếp cận mới mẻ những tác phẩm thơ ca vốn giàu tính biểu tượng và thâm trầm chiều sâu triết lí. Với những lí do trên, người viết chọn đề tài Biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên làm đề tài nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu, dưới góc nhìn kí hiệu học và lí 6 thuyết của một số bộ môn bổ trợ khác, người viết cố gắng làm rõ phần nào ý nghĩa của biểu tượng màu sắc, một trong những loại biểu tượng mang tính phổ quát nhất, trong văn hóa thế giới, văn hóa Việt nói chung và trong thơ ca Chế Lan Viên nói riêng ở hai cấp độ: biểu tượng văn hóa màu sắc và biểu tượng ngôn từ màu sắc. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1. Ý nghĩa lí luận - Cung cấp cái nhìn tổng quát, góp phần hoàn chỉnh hệ thống lí luận về biểu tượng ở các khía cạnh: khái niệm biểu tượng, phân loại biểu tượng, cách thức xây dựng biểu tượng. - Miêu tả ý nghĩa biểu tượng màu sắc trong văn hóa thế giới và văn hóa Việt một cách có hệ thống và khoa học, làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu có liên quan. - Đề tài vận dụng được lí thuyết của nhiều bộ môn khoa học: + Ngữ nghĩa học: giải thích, phân tích ý nghĩa của các từ ngữ, phương tiện chỉ màu sắc, các phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ; + Ngôn ngữ học tri nhận: giải thích sự khác biệt trong cách tri nhận của người bản ngữ về màu sắc; + Kí hiệu học: làm rõ ý nghĩa biểu tượng màu sắc, cách thức xây dựng biểu tượng màu sắc; + Ngôn ngữ - văn học giúp phân tích giá trị của màu sắc trong các văn bản văn học. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm rõ về một số vấn đề kí hiệu biểu tượng, cách thức hình thành biểu tượng và mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa -thơ ca. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn - Thông qua tìm hiểu biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên, công trình góp thêm tiếng nói về giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ ông, mang đến một hướng tiếp cận mới khi tìm hiểu những tác phẩm thơ vốn giàu giá trị biểu tượng và đậm chất trí tuệ của ông. Như vậy, công trình sẽ hữu ích đối với những ai quan tâm nghiên cứu thơ Chế Lan Viên. Đồng thời, công trình cũng sẽ phát huy ý nghĩa trong việc giảng dạy thơ Chế Lan Viên trong nhà trường. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể có giá trị tham khảo đối với những ai quan tâm đến những vấn đề có liên quan. 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Sự ra đời của màu sắc 7 Theo thông tin từ hai trang web www.colourtherapyhealing.com và www.freshhome.wordpress.com thì màu sắc đã được con người nhận biết và sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Có thể điểm qua những mốc sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển màu sắc như sau: - Những người đầu tiên trên thế giới nhận biết và sử dụng màu sắc là người Ai Cập cổ đại. Khoảng năm 1550 trước Công nguyên, những người thợ xây dựng của Ai Cập đã biết sử dụng màu sắc trong xây dựng đền đài, phục vụ cho việc chữa bệnh. Hai màu họ dùng lúc bấy giờ là xanh lá cây (màu của cỏ cây dọc sông Nile) và xanh da trời (màu của bầu trời). - Sau đó, người Hy Lạp tiếp thu kiến thức này, công nhận việc nghiên cứu màu sắc như là một ngành khoa học. Hippocrates 1 đã quên đi khía cạnh trừu tượng của màu sắc mà F 0 tập trung vào khía cạnh khoa học. Kiến thức và triết lý về màu sắc đã được truyền lại cho đời sau. Đến thời kì của Aristoteles (384-322 tr.CN), ông khám phá ra cách trộn lẫn 2 màu vàng và xanh da trời cho ra xanh lá cây. Và lần đầu tiên, màu sắc được đưa vào nội dung giảng dạy trong nhà trường. - Thời trung cổ, Paracelsus 2đã giới thiệu kiến thức và triết lý về màu sắc qua việc sử 1F dụng những tia màu để chữa bệnh cùng với âm nhạc và thảo mộc. - Năm 1672, Issac Newton khám phá sự phát tán từ ánh sáng trắng ra 7 màu: đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh da trời, chàm, tím và ngược lại. Theo Xamarina. L. V (1993), trong bài viết “Mối quan hệ giữa truyền thống văn hóa tộc người và màu sắc” thì “màu sắc là một trong những dạng thức đầu tiên được ghi lại và hệ thống hóa. Trong mối liên hệ với văn hóa, màu sắc không chỉ đóng vai trò đơn giản là một thuộc tính không thể tách rời của môi trường thiên nhiên và nghệ thuật, mà còn là một phương diện kinh nghiệm tinh thần cơ bản và đặc sắc của loài người” [dẫn theo 13]. Như vậy, màu sắc ra đời và tồn tại cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, được phản ánh vào trong ngôn ngữ. Nhân loại đã trải qua chặng đường hàng thế kỷ để phân biệt và gọi tên được các màu. 3.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng màu sắc 3.2.1. Việc nghiên cứu biểu tượng màu sắc trên thế giới Hippocrates (460-370 tr.CN) là mộtthầy thuóccủa thờicủaPericles (Hy Lạp cổ đại), và được xem là mộttrong những nhân vậtnổi bật nhất tronglịch sử y học. Ông được nhắc đếnnhưlà cha đẻ củay họcphương Tây. 2 Paracelsus (1443-1541) là người Đức – Thụy Sỹ, bác sĩ, nhà thực vật học, nhà giả kim, nhà chiêm tinh và huyền bí chung 1 8 Nói chung, những công trình nghiên cứu liên quan tới màu sắc thường chỉ nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ (từ ngữ chỉ màu sắc) hay văn học (xem màu sắc như một yếu tố hình thức, nội dung trong tác phẩm). Còn riêng về các công trình nghiên cứu màu sắc như là một biểu tượng văn hóa, biểu tượng thơ ca thì khá hiếm hoi. Trong quá trình tìm hiểu, người viết biết đến một số công trình sau: - Juan Eduardo Cirlot (Tây Ban Nha) là một người nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu biểu tượng học và mỹ thuật Gothic. Năm 1958, ông viết Diccionario de símbolos tradicionales (Từ điển về những biểu tượng truyền thống, năm 1962 dịch sang tiếng Anh là A Dictionary of Symbols). Trong cuốn sách này, ông dành một chương để nói về biểu tượng màu sắc. Nội dung này được đánh giá cao, có nhiều ý nghĩa đối với lĩnh vực nghiên cứu biểu tượng màu sắc 3. 2F - Trong tác phẩm Basic Color Terms: Their Universality and Evolution (1969), Brent Berlin và Paul Kay đã nghiên cứu thực nghiệm trên 78 ngôn ngữ khác nhau, và đưa đến hai điểm quan trọng. Thứ nhất, mặc dù các ngôn ngữ khác nhau về số lượng các từ chỉ màu cơ bản, song các từ ngữ chỉ màu sắc của tất cả các ngôn ngữ đều có xu hướng chung là được dựa trên sự nhận thức màu sắc cơ bản, cụ thể là đen, trắng, đỏ, xanh lá cây, vàng, xanh dương, nâu, tím, màu hồng, cam và màu xám. Thứ hai, ngôn ngữ có xu hướng thêm các thuật ngữ theo một thứ tự nhất định. Ví dụ, một ngôn ngữ nếu chỉ có hai thuật ngữ sẽ có một từ chỉ màu nóng (trong đó bao gồm trắng, đỏ, vàng và các màu sắc ấm khác) và một từ chỉ màu lạnh (bao gồm các màu đen, xanh lá cây, xanh dương và màu lạnh khác). Brent Berlin và Paul Kay nhận định rằng: mọi ngôn ngữ đều có ít nhất 2 từ chỉ màu sắc, đó là màu đen và màutrắng, nếu có 3 từ thì có thêm màu đỏ, có 4 từ thì có thêm màu xanh lá hoặc vàng, có 5 từ thì thêm cả màu xanh lá và vàng, có 6 từ thì thêm màu xanh da trời, có 7 từ thì có thêm màu nâu, có trên 7 từ thì có thêm màu tím, hồng, da cam,xám hoặc hỗn hợp những màu này… Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã phát triển lý thuyết về các phổ quát ngữ nghĩa và quá trình phát triển từ vựng chỉ màu cơ bản kể từ nghiên cứu này của Berlin và Kay. Cuốn sách này đại diện cho nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa cấu trúc ngôn ngữ và nhận thức một cách có hệ thống. [dẫn theo 13] - Theo bài viết “Mối quan hệ giữa truyền thống văn hóa tộc người và màu sắc” củaXamarina. L.V. (1993): ba nhà tâm lí học nổi tiếng G. Alen và U.Mac (người Anh), Dugan. H. (người Mỹ) đã nghiên cứu hệ thống màu sắc với nguồn gốc văn hóa xã hội. Họ Chương này đã được Đoàn Khương Duy dịch sang tiếng Việt, Nguyễn Tiến Văn hiệu đính, với nhan đề “Tính biểu trưng của màu sắc” 3 9 đã đi đến kết luận rằng mối quan tâm đến màu sắc nảy sinh ở loài người nhất định phải qua quá trình lao động và sinh hoạt cộng đồng, và những từ ngữ chỉ màu sắc chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ khi nào chúng bắt đầu bao hàm nhu cầu thực tế. Họ đã tiên đoán về sự qui ước từ điển những màu sắc chủ yếu của thiên nhiên. Trên cơ sở đó, G. Alen kết luận: “Tất cả những dân tộc văn minh nhất và hoang dã nhất đều tiếp nhận màu sắc một cách tương đồng”. Những kết quả nghiên cứu về từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi dân tộc góp phần xác định đặc điểm văn hóa của dân tộc ấy. Và một số nhà nghiên cứu như M. Luise, M. Hecovit (dù nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau) đã khẳng định vai trò quan trọng của từ ngữ chỉ màu sắc trong từng nền văn hóa. [dẫn theo 13] - Trong công trình A dictionary of symbols (1996), hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã khám phá sự đa dạng của các nền văn hóa, giải thích ý nghĩa các biểu tượng cơ bản của nhân loại, trong đó có màu sắc. Hai tác giả đã trình bày khá chi tiết về biểu tượng màu sắc của các nước trên thế giới, chủ yếu Tây. 3.2.2. Việc nghiên cứu biểu tượng màu sắc ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu về màu sắc không phải là vấn đề mới. Có thể liệt kê khá nhiều bài viết tìm hiểu về màu sắc dưới góc độ văn hóa hoặc gắn với thơ ca: - Năm 1971, Lê Anh Hiền có bài “Về cách dùng tính từ chỉ màu sắc của Tố Hữu” (Ngôn ngữ số 4). Tiếp đến, năm 1972, Đào Thản có bài “Màu đỏ trong thơ” (Ngôn ngữ số 1). Các bài viết này bước đầu tìm hiểu ý nghĩa màu sắc cũng như từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ ca. - Lê Minh Quốc trong “Thử tìm hiểu màu sắc trong thơ” (Văn nghệ Tp. HCM, 1986) đã bàn về màu sắc trong nhiều tác phẩm thơ, và đi đến kết luận: tần số từ chỉ màu sắc trong thơ Việt Nam hiện đại xuất hiện hết sức phong phú và tinh tế, nó góp phần nâng cao hình tượng của thơ, đạt đến một trình độ nhất định. - Lê Thị Thanh Điệp trong “Đặc trưng âm thanh và màu sắc trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám” (Khóa luận tốt nghiệp ĐH Sư phạm TP. HCM, 1996) đã bàn về ý nghĩa của các từ chỉ màu sắc trong thơ Xuân Diệu. - Biện Minh Điền với bài viết “Về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến” (Ngôn ngữ số 7, 2000) đã thống kê tỉ lệ từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ và câu đối của Nguyễn Khuyến và đã xác định tỉ lệ màu sắc tươi chiếm ưu thế, đặc biệt là cách dùng màu xanh và màu trong. 10 - Tương tự, “Màu xanh trong thơ Nguyễn Bính”, Nguyễn Thị Thành Thắng (Ngôn ngữ số 11, 2001) khái quát được sự đa dạng về nghĩa của cùng một màu xanh, từ đó, nêu bật vài điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính - Trần Thị Thu Huyền với bài “Hoa cỏ và màu sắc trong thành ngữ- tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt” (Ngôn ngữ và Đời sống số 12, 2001) và Phạm Văn Tình với các bài viết: “Hai từ xanh và xanh xanh”; “Phấn trắng, bảng đen, tóc trắng- hình tượng đẹp về người thầy” (Tiếng Việt từ cuộcsống, 2004) cũng góp thêm tiếng nói về màu sắc từ góc độ văn hóa. - Năm 2005, trong công trình “Một số vấn đề về kí hiệu học” (Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia), Nguyễn Đức Dân có một phần đề cập đến màu sắc như một biểu tượng mang tính phổ quát trong một số nghi thức văn hóa, tôn giáo trên thế giới. - Lê Thị Vy với “Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua các từ chỉ màu sắc” (Ngôn ngữ và Đời sống số 6, 2006) cũng chỉ ra đặc trưng văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với màu sắc. - Năm 2009, Trịnh Thị Minh Hương với “Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt” (Luận văn thạc sĩ, ĐH Sư phạm TP. HCM), đã hệ thống đặc điểm ý nghĩa, cấu tạo cũng như tính biểu trưng của từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, có so sánh màu sắc trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Công trình này khá công phu, hấp dẫn. - Năm 2009, trên trang www.violet.vn tác giả Đặng Thị Hồng Đào có bài viết “Ngôn ngữ màu sắc trong thơ Chế Lan Viên”. Công trình này chỉ ra sự đa dạng, phong phú về ngôn ngữ màu sắc trong thơ Chế Lan Viên và bước đầu chỉ ra các phương tiện biểu hiện cũng như ý nghĩa biểu trưng của một số màu sắc tiêu biểu. - Tác giả Vũ Thị Mai với bài “Sắc màu trong thơ Xuân Quỳnh” (trên trang www.khoavanhoc-ngongu.edu.vn, 2009) đã bàn về màu sắc trong thơ Xuân Quỳnh, cũng như chỉ ra một số ý nghĩa biểu tượng của chúng. - Năm 2010, trên tạp chí Non nước (thuộc trang web www.vannghedanang.org.vn), tác giả Huỳnh Văn Hoa có bài viết “Màu tím trong thơ ca”, chỉ ra những sắc tím khác nhau trong thơ ca từ văn học trung đại đến nay và những ý nghĩa gợi ra từ màu tím ấy. - Năm 2011, tác giả Võ Giáp trên trang www.nghixuan.gov.vn có bài viết “Sắc màu Thăng Long trong thơ Nguyễn Du”, bước đầu đã chỉ ra màu sắc trong thơ Nguyễn Du, và đi đến nhận định: Nguyễn Du thiên về sử dụng màu sắc mang tính biểu tượng. Nhìn chung, màu sắc và tính biểu tượng của nó được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khá quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu hoặc thiên về ngôn 11 ngữ học – kí hiệu học, nghiên cứu màu sắc dưới góc độ biểu tượng học một cách đơn thuần, hoặc thiên về văn học, nghiên cứu màu sắc như một yếu tố chuyển tải nội dung của tác phẩm. Cần hiểu rằng, biểu tượng nói chung và biểu tượng màu sắc nói riêng, từ hiện thực cuộc sống đã tồn tại cùng với đời sống tinh thần của con người, đi vào trong ngôn ngữ, trong thơ văn để phát huy hết những ý nghĩa của nó. Ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ văn học là kho tàng bảo lưu những giá trị văn hóa của một dân tộc. Do đó, nghiên cứu về biểu tượng, không thể không xem xét trong mối quan hệ với ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ ca. Từ thực trạng trên, người viết muốn đưa ra một hướng tiếp cận khi nghiên cứu biểu tượng: gắn biểu tượng vào trong ngôn ngữ thơ ca, để từ đó chỉ ra những ý nghĩa đặc sắc độc đáo của nó, qua cách nhìn và cách tri nhận của từng cá nhân cụ thể. Mặt khác, điểm qua lịch sử vấn đề, người viết nhận thấy, những công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề biểu tượng màu sắc từ trước tới nay rất hữu ích đối với bản thân người viết. Những bài viết, công trình nghiên cứu trên là những gợi ý quan trọng cho người viết khi thực hiện đề tài: Biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên. Đối với bản thân người viết, đây là một đề tài hấp dẫn, có ý nghĩa nhưng cũng khá khó khăn, đòi hỏi sự công phu, kĩ lưỡng trong quá trình thực hiện. Người viết hi vọng, công trình này sẽ đóng góp một phần nhỏ cho chuyên ngành kí hiệu học cũng như trong việc nghiên cứu tìm hiểu thơ văn Chế Lan Viên. 4. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu về ý nghĩa và cách xây dựng biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên. Để thực hiện mục đích đó, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau: - Thu thập, tập hợp các màu sắc xuất hiện trong 12 tập thơ của ông, từ đó xác định các màu sắc xuất hiện với tư cách là biểu tượng. - Thống kê và phân tích các biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên theo hai mặt: cách thức xây dựng biểu tượng và giá trị biểu trưng của biểu tượng. - So sánh biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên với một số tác giả khác nhằm chỉ ra giá trị, ý nghĩa và nét độc đáo, đặc sắc của biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên. Như vậy, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là ý nghĩa và cách xây dựng biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên qua khảo sát 12 tập thơ của ông. 12 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ của luận văn, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, hệ thống: Phương pháp này được dùng để khảo sát tần số xuất hiện của màu sắc trong thơ Chế Lan Viên và hệ thống hóa chúng một cách khoa học theo từng giai đoạn sáng tác, gắn với những quan niệm thẩm mĩ của tác giả theo từng giai đoạn đó. - Phương pháp miêu tả: người viết sử dụng phương pháp này để miêu tả, phân tích, khái quát đặc điểm ý nghĩa của biểu tượng màu sắc trên thế giới, trong văn hóa Việt và trong thơ Chế Lan Viên. - Để thấy rõ ý nghĩa độc đáo, đặc sắc của biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên, người viết có tiến hành so sánh đối chiếu với một số tác giả khác... ở từng nội dung có liên quan để thấy được nét tương đồng và dị biệt, từ đó hiểu rõ hơn ý nghĩa của biểu tượng màu sắc trong thơ ca nói chung và trong thơ Chế Lan Viên nói riêng. 5.2. Nguồn ngữ liệu Để thực hiện đề tài, luận văn đã thu thập, khảo sát màu sắc trong 12 tập thơ của nhà thơ Chế Lan Viên, gồm: − Điêu tàn (1937) − Sau Điêu tàn (gồm các bài thơ đăng báo trong thời gian 1937 - 1947, được tập hợp trong tuyển tập Chế Lan Viên toàn tập) − Gửi các anh (1954) − Ánh sáng và phù sa (1960) − Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967) − Những bài thơ đánh giặc (1972) − Đối thoại mới (1973) − Hoa trước lăng Người (1976) − Hái theo mùa (1977) − Hoa trên đá (1984) − Ta gửi cho mình (1986) − Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995) 13 Ngoài ra, khi cần so sánh đối chiếu, luận văn có khảo sát thêm một số tác phẩm của Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Tố Hữu… ở những phần liên quan. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết và một số vấn đề hữu quan Chương này trình bày những lí luận cơ sở về khái niệm biểu tượng, phân loại biểu tượng, khái niệm màu sắc và biểu tượng màu sắc. Trong phạm vi chương này, chúng tôi cũng trình bày những ý nghĩa của biểu tượng màu sắc trong văn hóa thế giới và văn hóa Việt dưới góc độ màu sắc là một biểu tượng văn hóa và biểu tượng ngôn từ. Đây là chương làm tiền đề cho việc khảo sát và phân tích ý nghĩa của biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên ở các chương sau. Chương 2: Ý nghĩa biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên Ở chương này, chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê thành hệ thống màu sắc trong thơ Chế Lan Viên, chỉ ra những màu sắc được sử dụng như những biểu tượng và phân tích biểu tượng màu sắc trong thơ ông. Trong quá trình khảo sát phân tích, người viết tiến hành đối chiếu với một số tác giả khác ở những nội dung có liên quan để chỉ ra điểm độc đáo của biểu tượng màu sắc trong thơ ông. Chương 3: Phương thức xây dựng biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu các phương thức xây dựng biểu tượng màu sắc trong thơ Chế Lan Viên, chỉ ra những điểm độc đáo, sáng tạo của ông ở phương diện này. 14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU QUAN 1.1. Khái quát về biểu tượng 1.1.1. Khái niệm biểu tượng Biểu tượng (tiếng Anh: symbol, tiếng Pháp: symbole) là một thuật ngữ được nhiều ngành khoa học sử dụng với nhiều quan niệm khác nhau. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: symbolon, có nghĩa là kí hiệu, dấu hiệu để nhận ra nhau là một. Thuật ngữ biểu tượng ra đời khá sớm, bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu của một đôi trai gái. Không đến được với nhau, trước khi chia xa, họ đem tấm gương soi đập vỡ làm hai mảnh, mỗi người giữ một mảnh, hẹn nhau nếu lưu lạc thì sau này mỗi tháng cứ tới ngày chợ phiên, cầm mảnh gương ra chợ, thấy ai là người ráp đúng nửa còn lại thì đó là người cũ. Nhờ vậy mà họ nhận ra nhau. Từ câu chuyện ấy mà hình thành biểu tượng. Như vậy, ban đầu, biểu tượng là một vật (mảnh sứ, gỗ, kính hay kim loại) được cắt làm đôi. Hai người, có thể là người yêu, bạn bè, chủ nợ và con nợ, hai người sắp chia tay nhau lâu dài… mỗi người giữ một phần. Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra người xưa, tình bạn thuở trước, hay món nợ chưa trả... Biểu tượng chia ra và lại kết lại với nhau như vậy nên nó chứa hai ý nghĩa: phân li và tái hợp. Điều này cho thấy ý nghĩa của biểu tượng nằm ở hai mặt: vừa nằm ở sự gãy vỡ, vừa nằm trong các bộ phận bị tách rời của nó. Về sau, khoa học về biểu tượng hình thành và phát triển, có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra nhằm định nghĩa, lí giải về ý nghĩa của biểu tượng cũng như nêu lên vai trò của nó trong đời sống con người. - Từ điển mở Wikipedia cho rằng “biểu tượng là cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình. Mục đích của biểu tượng là để truyền thông điệp ý nghĩa.” - Theo quan điểm triết học: biểu tượng là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức cảm tính, là bước chuyển biến quan trọng từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lí tính… Biểu tượng là hình ảnh khách thể đã được tri giác lưu lại trong bộ óc con người, và do một tác động nào đấy được tái hiện, nhớ lại. [dẫn theo 16] - Theo quan điểm tâm lí học: biểu tượng là hiện tượng tâm sinh lí do có một sự việc ở ngoài thế giới khách quan tác động vào giác quan, làm cho ý thức nhận biết được hình ảnh của vật, gây kích thích trở lại trí tuệ hay cảm giác. Carl Gustav Jung, nhà phân tâm học 15 người Thụy Sỹ đã nêu định nghĩa về biểu tượng: “Biểu tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật, ngay cả khi là quen thuộc ở trong đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chứa đựng những mối liên hệ về mặt ý nghĩa, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của chúng” [14]. Như vậy, dưới góc nhìn tâm lí học, biểu tượng là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính của con người. Cùng với cảm giác và tri giác, biểu tượng đã tạo ra những tiền đề cơ sở cho nhận thức lí tính. Nó còn góp phần giúp con người nhận thức được những thuộc tính bản chất, tính quy luật của sự vật, đem lại nhiều hiểu biết sâu sắc về sự vật. - Theo quan điểm văn hóa học: biểu tượng là hình ảnh cảm tính vật chất của hiện thực khách quan và mang ý nghĩa tượng trưng khái quát, gồm hai bình diện là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. [dẫn theo 16]. Biểu tượng văn hóa chính là sự vật, hiện tượng nào đó được sử dụng nhiều trong sinh hoạt văn hóa và dần dần được nâng cấp lên thành hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhằm nói lên ý nghĩa tinh thần ngoài ý nghĩa vật chất. Biểu tượng văn hóa mang chiều sâu cảm xúc, tính dân tộc, tính thời đại. Chẳng hạn, chiếc áo dài là biểu tượng của vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng, kín đáo nhưng cũng đầy gợi cảm của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài, từ đời sống sinh hoạt thường ngày đã đi vào văn hóa dân tộc, thấm đẫm tinh thần, tình cảm của dân tộc Việt Nam. - Theo quan điểm ngôn ngữ học: biểu tượng cũng là một loại tín hiệu ngôn ngữ vì nó cũng có hai bình diện là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nhưng giữa biểu tượng và tín hiệu ngôn ngữ có sự khác nhau. Sự khác nhau cơ bản nằm ở mối quan hệ giữa hai bình diện cái biểu đạt và cái được biểu đạt: đối với hệ thống tín hiệu ngôn ngữ là không có lí do, còn với biểu tượng, mối quan hệ ấy là có lí do và cái được biểu đạt luôn luôn rộng lớn hơn cái biểu đạt. Về chức năng, tín hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp thuần túy, hướng vào đối tượng giao tiếp, còn biểu tượng thực hiện chức năng nhận thức và biểu hiện đối tượng. Riêng trong văn học, biểu tượng không chỉ mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật, nghĩa miêu tả… mà nói đến biểu tượng là nói đến hiện tượng chuyển nghĩa, nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm. Thông qua biểu tượng ta thấy được những thông điệp gửi gắm cũng như cảm thức thẩm mĩ của tác giả. Chẳng hạn, chiếc áo yếm là một biểu tượng đặc sắc trong ca dao. Chiếc yếm trở thành một biểu tượng mang vẻ đẹp thanh thoát, nữ tính, gợi cảm, đồng thời là biểu tượng của tình yêu lứa đôi, của những lời hò hẹn: - Hỡi cô mặc áo yếm hồng Đi trong đám hội có chồng hay chưa? 16 - Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi Có thể thấy, xung quanh khái niệm biểu tượng có nhiều quan niệm khác nhau. Theo chúng tôi, có thể hiểu biểu tượng là khái niệm dùng để chỉ một thực thể bao gồm hai mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người và mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại, tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể của sự tồn tại này. Hai mặt đó chính là cái biểu trưng và cái được biểu trưng. Mối quan hệ giữa các mặt này mang tính có lí do, tính tất yếu. Có thể nhận ra một số đặc điểm của biểu tượng như sau: Thứ nhất, biểu tượng là nấc thang cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Cùng với cảm giác và tri giác, biểu tượng làm nền cho giai đoạn nhận thức lí tính về sau, góp phần quan trọng để nhận thức về thế giới khách quan. Thứ hai, biểu tượng bao giờ cũng bao gồm hai bình diện là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Trong đó, cái được biểu đạt luôn luôn rộng lớn hơn cái biểu đạt. Thứ ba, biểu tượng mang đậm màu sắc tâm linh, mang tính dân tộc, tính thời đại [dẫn theo 16]. Nói tóm lại, biểu tượng là một kích thích, là một gợi mở giúp chúng ta vượt qua dáng vẻ bên ngoài để đi tìm ý nghĩa ẩn kín, thiêng liêng và đạt tới cõi siêu thực.Biểu tượng là loại hình kí hiệu rất cổ xưa ra đời từ buổi bình minh của lịch sử hình thành nhân loại, là công cụ của tư duy trong tiến trình nhận thức của con người. Nó là con đẻ của sự liên tưởng và tưởng tượng, giúp cho con người khám phá ra thế giới đầy ý nghĩa. 1.1.2. Phân loại biểu tượng 1.1.2.1. Các loại biểu tượng Xét về nguồn gốc nảy sinh, có thể chia biểu tượng thành hai loại: biểu tượng gốc và biểu tượng quy ước. - Biểu tượng gốc: là những biểu tượng trực tiếp nảy sinh từ mẫu gốc của nó, có thể có hình thức vật chất, cũng có thể không có hình thức tồn tại vật chất mà chỉ là một ý niệm tinh thần của con người. Chẳng hạn, từ mẫu gốc “nước” có thể nảy sinh các biểu tượng ao, hồ, đầm (có hình thức vật chất), hà bá, thủy thần (không có hình thức tồn tại vật chất)… 17 - Biểu tượng qui ước: là những biểu tượng ra đời dựa trên những qui ước của một cộng đồng văn hóa nào đó. Ví dụ, cây thập tự là biểu tượng qui ước của cộng đồng kitô giáo, tràng hạt và cây bồ đề là biểu tượng qui ước của cộng đồng Phật giáo. Tuy nhiên, sự phân biệt hai loại biểu tượng này cũng không hẳn rạch ròi. Vì xét đến cùng thì biểu tượng qui ước chính là một dạng biểu hiện của biểu tượng gốc trong một nền văn hóa nhất định. Chúng ta có thể tìm ra được mối liên hệ giữa biểu tượng qui ước với biểu tượng gốc hay một mẫu gốc nào đó. Chẳng hạn, biểu tượng qui ước “cây thập tự” xuất phát từ biểu tượng gốc là sự khổ hình để đạt trạng thái thăng hoa về tinh thần. Biểu tượng này có thể thấy trong thần thoại Hy Lạp kể về việc Prômêtê bị xiềng. 1.1.2.2. Các cấp độ của biểu tượng Sự hình thành nên một biểu tượng là cả một quá trình, đi từ mẫu gốc ban đầu, trở thành biểu tượng văn hóa, biểu tượng nghệ thuật. - Mẫu gốc (cổ mẫu) là những tín hiệu thẩm mĩ đầu tiên xuất hiện trong nền văn hóa chung của nhân loại. Trước một đối tượng nào đó, con người không chỉ khai thác những giá trị thực dụng của nó mà luôn có nhu cầu từ những giá trị thực dụng đó hướng đến những giá trị tinh thần và chức năng thẩm mĩ. Chẳng hạn, trang phục ban đầu chỉ dùng để che cơ thể, giữ ấm, về sau còn dùng để làm đẹp cho bản thân, thể hiện đẳng cấp vai vế trong xã hội. Mẫu gốc là những tín hiệu thẩm mĩ mà cái được biểu đạt của nó nảy sinh từ chính những đặc điểm bản thể của cái biểu đạt và không trùng khít với các đặc điểm của cái biểu đạt. Ví dụ, với mẫu gốc lửa, cái biểu đạt là sự vật “lửa” có những đặc điểm: có ánh sáng, nóng, duy trì nhiệt. Từ đó nảy sinh cái được biểu đạt với ý nghĩa khái quát: lửa là nguồn sống, là nhiệt huyết mạnh mẽ của mỗi con người. Cái biểu đạt chức năng của lửa là để duy trì sự sống, cống hiến cho đời, là nội lực bên trong để thực hiện lí tưởng... Như vậy, mẫu gốc nói một cách đơn giản là biểu tượng mẹ, là cái ban đầu, nguyên mẫu của các biểu tượng, đi vào trong tâm thức của các cộng đồng, có tính chất kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Biểu tượng văn hóa được nảy sinh khi các mẫu gốc đi vào trong những nền văn hóa khác nhau, chịu sự tác động của những điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên, tôn giáo... khác nhau. Biểu tượng văn hóa là những thực thể vật chất (trong các ngành nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc…) hoặc tinh thần (tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, văn học) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp hệ thống đặc trưng cho một nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành vi kiêng kị, thần 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan