Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở khoa chăm sóc g...

Tài liệu Biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở khoa chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh​.

.PDF
97
81
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC TRẦN NGUYỄN MINH CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BIỂU HIỆN LO ÂU CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHÂN UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI Ở KHOA CHĂM SÓC GIẢM NHẸ BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Niên học: 2018 - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BIỂU HIỆN LO ÂU CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHÂN UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI Ở KHOA CHĂM SÓC GIẢM NHẸ BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đoàn Bắc Việt Trân Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Minh Châu Niên học: 2018 - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào. Người thực hiện khóa luận Trần Nguyễn Minh Châu i LỜI CẢM ƠN Dưới đây là lời cảm ơn chân thành của tôi dành cho những người đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận. Em xin cảm ơn Ths. Đoàn Bắc Việt Trân đã nhận lời hướng dẫn và đồng hành cùng em trong quá trình làm khóa luận. Cô đã giúp em tự lập hơn, biết bình tĩnh giải quyết vấn đề, cho em có cơ hội để phát triển bản thân và động viên em mỗi khi gặp khó khăn. Em cảm ơn quý Thầy Cô tại khoa Tâm lý học đã giảng dạy em suốt 4 năm Đại học. Trong 4 năm học tại Khoa, em đã được nhận được rất nhiều những kiến thức và tình cảm mà các Thầy Cô dành cho. Đây là những điều quý giá đối với em. Xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Khoa học & Đào tạo Bệnh viện Đại học Y Dược, Trưởng Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ TS.BS Thân Hà Ngọc Thể vì cô đã quan tâm, cho con cơ hội để học tập, đồng ý cho con được thực hiện nghiên cứu trong Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Em cũng xin được cảm ơn đến tập thể các Y – Bác sĩ tại khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện khảo sát tại Khoa. Đặc biệt là Ths.BS Lê Đại Dương và BS Đỗ Hữu Thành đã cho phép em có cơ hội được tiếp xúc, phỏng vấn những thân nhân và bệnh nhân mà các bác sĩ đang trực tiếp điều trị tại Khoa. Đây chính là những bài học và trải nghiệm đáng quý đối với em. Con cảm ơn ba mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên con, tạo thêm động lực và sức mạnh cho con trong suốt quá trình làm khóa luận cho đến khi hoàn thành. Cảm ơn các anh chị, các bạn đã động viên, giúp đỡ, chỉ dẫn và chia sẻ kinh nghiệm cho em. Sự quan tâm của mọi người chính là niềm vui và là nguồn năng lượng để em vượt qua khi gặp khó khăn. ii Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến tất cả những thân nhân và bệnh nhân đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Cảm ơn quý vị đã mở lòng và chia sẻ với tôi. Những chia sẻ, những câu chuyện của quý vị là những món quà vô giá mà tôi nhận được trong quá trình làm nghiên cứu. Tuy thời gian tiếp xúc ngắn ngủi nhưng đối với tôi, quý vị là những người “bạn”, những người “thầy” đã dạy cho tôi những bài học thật đặc biệt, đầy ý nghĩa, những bài học này sẽ đồng hành và giúp ích rất nhiều cho công việc sau này của tôi. Với tất cả tình cảm và lòng biết ơn của mình, tôi xin được gửi lời chúc bình an dành cho quý vị. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BN Bệnh nhân Dưới THPT Dưới Trung học phổ thông ĐH Đại học ĐTB Điểm trung bình K Bệnh ung thư Sau ĐH Sau đại học THPT Trung học phổ thông TNBN Thân nhân bệnh nhân TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Stt Tên Trang 1 Bảng 1.2.4 Phân biệt lo âu bình thường và lo âu bệnh lý 18 2 Bảng 2.1.1 Bảng giải thích chỉ số lo âu 28 3 Bảng 2.1.2. Đặc điểm của TNBN ung thư giai đoạn cuối 29 4 Bảng 2.2.1. Mức độ lo âu của TNBN ung thư giai đoạn cuối 30 5 Bảng 2.2.2 Biểu hiện lo âu của TNBN ung thư giai đoạn cuối 33 6 Bảng 2.2.3.1 Điểm trung bình mức độ lo âu với yếu tố giới tính 35 7 Bảng 2.2.3.2 Điểm trung bình mức độ lo âu với yếu tố tuổi 37 8 Bảng 2.2.3.3 Điểm trung bình mức độ lo âu với yếu tố công việc 39 9 Bảng 2.2.3.4 Điểm trung bình mức độ lo âu với yếu tố tôn giáo 40 10 Bảng 2.2.3.5 Điểm trung bình mức độ lo âu với yếu tố thu nhập 42 11 Bảng 2.2.3.6 Điểm trung bình mức độ lo âu với yếu tố trình độ học vấn 43 Biểu đồ Stt Tên Trang 1 Biểu đồ 2.2.1. Tỉ lệ lo âu của TNBN ung thư giai đoạn cuối 31 2 Biểu đồ 2.2.2. Tỉ lệ các biểu hiện lo âu TNBN ung thư giai đoạn cuối 33 3 Biểu đồ 2.2.3.1. Tỉ lệ lo âu với yếu tố giới tính 36 4 Biểu đồ 2.2.3.2. Tỉ lệ lo âu với yếu tố tuổi 38 5 Biểu đồ 2.2.3.3. Tỉ lệ lo âu với yếu tố tôn giáo 40 6 Biểu đồ 2.2.3.4. Tỉ lệ lo âu với yếu tố công việc 39 7 Biểu đồ 2.2.3.5. Tỉ lệ lo âu với yếu tố thu nhập 42 8 Biều đồ 2.2.3.6. Tỉ lệ lo âu với yếu tố trình độ học vấn 44 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... I LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... II DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................... IV DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... V MỞ ĐẦU ............................................................................................................2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN LO ÂU CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHÂN UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI.................................................6 Lịch sử nghiên cứu: ............................................................................................6 Biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ....................12 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................24 CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN LO ÂU CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHÂN UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI Ở KHOA LÃO – CHĂM SÓC GIẢM NHẸ BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH1 ..........................25 Tổ chức nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu.....................................................25 Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................30 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................55 Kết luận ............................................................................................................55 Kiến nghị ..........................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................60 PHỤ LỤC .........................................................................................................69 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) (2018), ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên thế giới với 9,6 triệu ca tử vong trong năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng (2013) báo cáo tình hình ung thư ở Việt Nam vào năm 2012 là khoảng 110.000 trường hợp ung thư mới và trên 73% số này tử vong, một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh ung thư tại TP.HCM sẽ tăng 5,4% mỗi năm. Ít nhất 80% ung thư ở nam giới và 60% ở nữ giới hiện đang ở giai đoạn nặng không chữa trị được. Tỷ lệ mắc/tử vong ở nam giới Việt Nam là 0,79 và ở nữ giới là 0,68. Ung thư không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trực tiếp lên cơ thể và tinh thần của bệnh nhân mà nó cũng chính là nguyên nhân gây đau khổ nặng nề cho gia đình, người thân của bệnh nhân. Nhưng trong thực tế có thể thấy phần lớn sự quan tâm chỉ được dành cho các bệnh nhân, họ được đặt lên ưu tiên hàng đầu, đó cũng là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, một bộ phận khác cũng rất cần đến sự quan tâm, hỗ trợ, đó chính là thân nhân bệnh nhân mà cụ thể hơn là người chăm sóc cho bệnh nhân. Theo Bevans, việc chăm sóc là trải nghiệm gây căng thẳng mãn tính và những người chăm sóc thường gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý, hành vi và sinh lý đối với cuộc sống và sức khỏe hàng ngày của họ. (Bevans, 2012) Quan tâm, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư cũng như gia đình họ là một hoạt động đang được thực hiện trên thế giới thông qua mô hình Chăm sóc giảm nhẹ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2018) thì chăm sóc giảm nhẹ là hoạt động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự ốm đau đe dọa đến tính mạng, thông qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận biết sớm, đánh giá toàn diện và điều trị đau và các vấn đề khác, thể lực, tâm lý xã hội và tâm linh. Theo Bộ Y tế Việt Nam (2006): “Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và AIDS là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự đau khổ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua sự phòng ngừa, phát 2 hiện sớm và điều trị đau và những vấn đề tâm lý và thực thể khác, và cung cấp sự tư vấn và hỗ trợ tập trung vào những vấn đề xã hội và tâm linh mà bệnh nhân và gia đình đang phải gánh chịu.” Như vậy, chúng ta có thể thấy đối tượng của chăm sóc giảm nhẹ không chỉ có bệnh nhân mà còn bao gồm cả những người chăm sóc. Họ cũng cần sự giúp đỡ để đương đầu với tình trạng bệnh của người thân. Hiện tại ở Việt Nam, việc chăm sóc giảm nhẹ vẫn còn khá mới và tập trung chủ yếu cho đối tượng người bệnh. Đến năm 2015, chỉ có hai bệnh viện chính thức có Khoa Lão Chăm sóc giảm nhẹ là bệnh viện Ung Bướu và bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Phòng khám tâm lý – Chăm sóc giảm nhẹ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM chưa có chuyên viên tâm lý cơ hữu nào để hỗ trợ bệnh nhân điều trị nội trú. Như vậy, có thể thấy rằng việc chăm sóc về mặt tâm lý là rất thiếu sót, kể cả cho bệnh nhân ung thư. Thân nhân bệnh nhân ung thư hầu như chưa nhận được sự quan tâm, hỗ trợ cần thiết. Trong tài liệu hướng dẫn thực hành chăm sóc giảm nhẹ cơ bản và nâng cao cho bệnh nhân HIV/AIDs và ung thư ở Việt Nam của giáo sư Eric (2007), đề cập đến những vấn đề tâm lý xã hội của người bệnh ung thư cũng như của những người nhà của họ. Đó là những vấn đề gồm trầm cảm, lo âu, sợ hãi, mặc cảm, sang chấn và mất mát. Các vấn đề tâm lý được đề cập đó không chỉ tồn tại ở bệnh nhân, kết hợp cùng với những vấn đề bệnh tật thực thể gây đau đớn cho họ mà còn ảnh hưởng đến người thân của họ. Ngay cả khi bệnh nhân đã qua đời thì những vấn đề đó cũng còn ảnh hưởng, để lại những mảng kí ức đau buồn qua những lần chứng kiến những người thân yêu bị bệnh tật dày vò. Chính vì vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài khoa học “Biểu Hiện Lo Âu Của Thân Nhân Bệnh Nhân Ung Thư Giai Đoạn Cuối Ở Khoa Chăm Sóc Giảm Nhẹ Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh”, nhằm mục đích xác định mức độ, sự biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lo âu của thân nhân đang chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ. Qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ giảm thiệu sự lo âu cho họ, cũng như là giúp đỡ họ nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Mục đích nghiên cứu: 3 Tìm hiểu biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ giảm thiểu sự lo âu cho họ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu các vấn đề lý luận về lo âu Khảo sát biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hỗ trợ giảm thiểu sự lo âu cho thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. 4. Giả thuyết nghiên cứu: Mức độ lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tương đối cao. Biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Khoa Lão Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh rõ nét nhất là về mặt cơ thể. Biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Khoa Lão Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM khác nhau giữa các nhóm: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối Khách thể nghiên cứu: thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, sách, tạp chí chuyên ngành…Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu, trên cơ sở đó, hệ thống hóa và khái quát hóa các khái niệm công cụ căn bản làm cơ sở lý luận cho đề tài. 4 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra bảng hỏi: Sử dụng thang đo lo âu Zung để khảo sát biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, từ đó có thể phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định nguyên nhân và tiến hành đề xuất kiến nghị. + Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm thu thập và làm rõ hơn những thông tin thu được từ điều tra bằng bảng hỏi. + Phương pháp phân tích trường hợp: Kết hợp với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phân tích số liệu, đề tài phân tích một trường hợp để làm rõ cho biểu hiện lo âu thu được. + Phương pháp thống kê số liệu: Sử dụng các phép toán thống kê xử lý các số liệu thu thập được từ các cuộc điều tra bằng bảng hỏi để rút ra được những kết luận khoa học, chuẩn xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. 7. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu: Biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Khách thể nghiên cứu: ít nhất 30 thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Người nghiên cứu giới hạn người chăm sóc phải có quan hệ gia đình trong phạm vi ba đời với bệnh nhân, Bao gồm: ông/bà ruột của bệnh nhân; cha/mẹ ruột của bệnh nhân; anh/chị/em ruột của bệnh nhân; anh/chị/em ruột của cha mẹ bệnh nhân; cháu nội/ngoại ruột của bệnh nhân, vợ/chồng; con ruột của bệnh nhân; con dâu/con rể của bệnh nhân; quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, khách thể không có những vấn đề sức khỏe về tim mạch, suyễn, HIV/AIDS, ung thư. Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ ngày 1/3/2019 đến 12/4/2019. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN LO ÂU CỦA THÂN NHÂN BỆNH NHÂN UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI 1.1. Lịch sử nghiên cứu: 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thế giới: Từ những năm 460 – 370 trước công nguyên, lo âu đã được biết tới và nghiên cứu bởi Hypocrate. Ông đã mô tả lại sự sợ hãi như là một căn bệnh của những đứa trẻ sơ sinh biểu hiện qua các triệu chứng bị đẹn miệng, ói mửa hay nỗi sợ bóng tối. (Nguyễn Đại Hành, 2013) Năm 1872, trong tác phẩm “Sự biểu lộ cảm xúc ở người và động vật: The expression of emotion in man and animals” Charles Darwin đã nói về nguồn gốc, bản chất của lo âu, mô tả rằng trong quá trình tiến hóa, trong hoàn cảnh phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ bên ngoài cùng với sự sợ hãi thì con người tồn tại nhờ những lo âu của họ. Trải qua nhiều thế hệ, lo âu ngày càng tăng lên. Từ đó, tâm thần học và tâm lý học bắt đầu nghiên cứu về bản chất của lo âu và mô tả nó. (Hess, 2009) Năm 1895, học thuyết của Freud đã đưa ra quan điểm đầy sức thuyết phục về chứng suy nhược thần kinh. Ông đã cung cấp rằng hành vi thần kinh bắt nguồn từ việc xuất hiện những ý tưởng gợi lên lo âu không mong muốn trong sự phòng vệ của ý thức. Theo Freud, rối loạn liên quan đến lo âu đại diện cho cách mà bản ngã cố gắng tự bảo vệ mình chống lại sự lo âu đó. Các khái niệm của ông được chấp nhận rộng rãi vào những năm 1900, hình thành những cơ sở căn bản trong hệ thống phân loại trong hai ấn bản đầu tiên của Sổ Tay Chẩn đoán và Thống Kê Rối Loạn Tâm Thần (The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition – DSM5).(Nguyễn Xuân Hiếu, 2002) 6 Có thể thấy, chủ đề lo âu đã được quan tâm và đề cập đến từ khá sớm. Lo âu đã được nghiên cứu trên nhiều đối tượng khách thể, các độ tuổi khác nhau. Cho đến nay, rối loạn lo âu vẫn là một lĩnh vực mới mẻ, thu hút nhiều quan tâm và công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, bác sĩ, các nhà tâm lý học. Qua các nghiên cứu, điều tra cho thấy rằng rối loạn lo âu không chỉ là một rối loạn thường gặp mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như là hoạt động của ngươi bệnh, làm tăng nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc, ma túy và ý định tự sát (Tâm thần học, 2005). Như đã nói ở phần mở đầu, ung thư đang là một căn bệnh thời đại có xu hướng tăng lên và chuyển biến phức tạp. Chính vì vậy, vấn đề này được giới khoa học quan tâm, nghiên cứu trên nhiều khía cạnh như: về mặt Y khoa nhằm phát triển cách thức điều trị bệnh, về mặt Tâm lý để hỗ trợ cho bệnh nhân,… Bên cạnh những nghiên cứu hướng đến bệnh nhân ung thư còn có những nghiên cứu dành cho đối tượng thân nhân bệnh nhân. Những nghiên cứu này cho thấy những khó khăn mà thân nhân bệnh nhân gặp phải khi phải chăm sóc người bệnh, đặc biệt là những khó khăn về mặt tâm lý. Năm 1999, nghiên cứu “Thang đo chất lượng cuộc sống của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (CQOLC): phát triển và xác nhận một công cụ để đo lường chất lượng cuộc sống của người chăm sóc gia đình bệnh nhân ung thư” (The Caregiver Quality of Life Index-Cancer (CQOLC) scale: development and validation of an instrument to measure quality of life of the family caregiver of patients with cancer). Nghiên cứu được thực hiện trên hai trăm sáu mươi ba người chăm sóc thuộc gia đình của bệnh nhân bị ung thư phổi, vú hoặc tuyến tiền liệt. Kết quả đã cho thấy có mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống với sức khỏe tâm thần tổng thể (r = 0,64), đau khổ cảm xúc (r = -0,50 đến -0,52), gánh nặng (r = -0,65) và tình trạng hoạt động của bệnh nhân (r = -0,47). Tương quan giữa chất lượng cuộc sống với sức khỏe thể chất tổng thể (r = 0,13), hỗ trợ xã hội (r = 0,22) và nhu cầu xã hội (r = 0,08) thì thấp. Những kết quả này cho thấy sức khỏe tinh thần tổng thể tăng lên có liên quan đến sự cải thiện chất lượng cuộc sống tốt, trong khi tình trạng suy giảm 7 cảm xúc và tình trạng hoạt động của bệnh nhân xấu đi thì có liên quan đến chất lượng cuộc sống kém hơn. (Weitzner, 1999) Năm 2005, nghiên cứu “Trầm cảm và lo âu giữa những người chăm sóc gia đình bệnh nhân ung thư tại một phòng khám ung bướu” (Depression and Anxiety Among Family Caregivers of Cancer Patients in an Oncology Clinic) của nhóm tác giả Ambigga Devi K, Sherina M.S, Suthahar A đã chỉ ra rằng tỉ lệ lo âu ở thân nhân chiếm 48,6% và tỉ lệ trầm cảm chiếm 29,4%. Trong đó, những yếu tố về trình độ văn hóa và thời gian điều trị bệnh có liên quan đáng kể đến với tỉ lệ trầm cảm, còn tỉ lệ lo âu có sự liên quan đến yếu tố tuổi tác, người ta thấy rằng những thân nhân trẻ tuổi thì có xu hướng lo âu nhiều hơn bởi vì họ phải đảm đương nhiều trách nhiệm khác nhau. (Ambigga, 2005) Năm 2005, nghiên cứu “Rối loạn tâm lý tâm thần và sử dụng dịch vụ sức khỏe tâm thần trong số những người chăm sóc bệnh nhân ung thư tiến xa” (Psychiatric Disorders and Mental Health Service Use Among Caregivers of Advanced Cancer Patients) cho thấy có 13% người chăm sóc đáp ứng tiêu chuẩn của một rối loạn tâm thần, 25% tiếp cận với biện pháp trị liệu cho các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần kể từ khi nhận được kết quả chẩn đoán ung thư của bệnh nhân. Tỉ lệ rối loạn tâm lý tâm thần như sau: rối loạn hoảng loạn (8%), trầm cảm (4,5%) rối loạn stress sau sang chấn (4,0%), rối loạn lo âu lan tỏa (3,5%). Trong đó, chỉ 46% người chăm sóc bị rối loạn tâm lý tâm thần tiếp cận với các dịch vụ về sức khỏe tâm thần. (Vanderwerker, 2005) Năm 2007, Michal Braun và cộng sự nghiên cứu đề tài “Tỷ lệ mắc bệnh tiềm ẩn trong bệnh ung thư – Người chăm sóc phối ngẫu” (.Hidden Morbidity in Cancer: Spouse Caregivers) Đây là nghiên cứu đánh giá sự đau khổ tâm lý giữa bệnh nhân ung thư tiến xa và người bạn đời chăm sóc họ. Kết quả cho thấy có 38,9% người chăm sóc có triệu chứng trầm cảm đáng kể (BDI-II >= 15) so với 23% bệnh nhân ung thư. Kết quả phân tích về dự đoán các mức độ ảnh hưởng đến trầm cảm ở người chăm sóc, (I) tuổi của họ và giai đoạn ung thư của bệnh nhân, (II) yếu tố khách 8 quan về gánh nặng chăm sóc, (III) yếu tố chủ quan về gánh nặng chăm sóc, (IV) mức độ gắn bó của người chăm sóc và (V) mức độ hài lòng về hôn nhân của người chăm sóc. (Braun, 2007) Năm 2007, Selamat và cộng sự đã nghiên cứu về “Rối loạn lo âu ở thân nhân bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại Malaysia” (Anxiety Disorders in Family Caregivers of Breast Cancer Patients Receiving Oncologic Treatment in Malaysia) Kết quả cho thấy một phần mười thân nhân bệnh nhân có rối loạn lo âu liên quan đến yếu tố loại điều trị và việc không được chia sẻ vai trò chăm sóc người bệnh. Những người đang có người thân điều trị bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị làm tăng tỉ lệ rối loạn lo âu so với những người đang có người thân điều trị ngoại trú. Đăc biệt là đối với những người không được chia sẻ vai trò chăm sóc bệnh nhân thì tỉ lệ này cũng tăng lên. (Selamat, 2007) Năm 2008, nghiên cứu “Trầm cảm ở những người chăm sóc gia đình bệnh nhân ung thư: Cảm giác nặng nề như một yếu tố dự báo trầm cảm” (Depression in Family Caregivers of Cancer Patients: The Feeling of Burden As a Predictor of Depression) cho thấy 67% những người chăm sóc có số điểm trầm cảm cao (BDI > 13) và 35% đạt số điểm rất cao (BDI > 21). Trầm cảm rất phổ biến ở những người chăm sóc bệnh nhân ung thư, gánh nặng chăm sóc là yếu tố dự báo rõ nhất. Các biện pháp can thiệp nhằm giảm những ảnh hưởng về mặt tâm thần không chỉ nên tập trung vào bệnh nhân mà cũng nên tập trung vào người chăm sóc. (Rhee, 2008) Năm 2012, kết quả nghiên cứu “Chăm sóc về tâm lý xã hội đối với người chăm sóc thuộc gia đình của bệnh nhân ung thư” (Psychosocial Care for Family Caregivers of Patients With Cancer) của Northouse Nghiên cứu về biện pháp can thiệp tâm lý cung cấp cho người chăm sóc bệnh nhân ung thư hoặc các bệnh mãn tính khác cách thức có thể làm giảm các tác động tiêu cực, nâng cao kĩ năng ứng phó, kiến thức và chất lượng cuộc sống. Mặc dù những biện pháp can thiệp này cũng làm giảm triệu chứng ở bệnh nhân, giảm tỉ lệ tử vong, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhưng trong thực tế vẫn ít được thực hiện. (Northouse, 2012) 9 Năm 2014, Trong nghiên cứu “Ung thư: Rủi ro của một gia đình” (Cancer: a family at risk) Wozniak K. và Izycki D. đã nói rằng một gia đình tập trung vào nhiệm vụ chăm sóc, có thái độ quan tâm người bệnh thì có thể thúc đẩy được hành vi lành mạnh và ý chí chiến đấu của bệnh nhân. Giai đoạn cuối đời là giai đoạn căng thẳng nhất đối với các thành viên trong gia đình Phản ứng căng thẳng mạnh mẽ có thể được gây ra bởi nỗi sợ chia ly và ở một mình, cũng như nỗi đau dự đoán mà bệnh nhân sẽ phải đối mặt, thiếu kiểm soát tình hình và thời điểm tử vong. Cách các thành viên trong gia đình có thể đối phó với cái chết của người thân tùy thuộc vào tình trạng tâm lý và thể chất của chính họ và cả mạng lưới hỗ trợ của họ. (Wozniak, 2014) Năm 2017, Ullrich A. và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống, gánh nặng tâm lý, nhu cầu và sự hài lòng của người chăm sóc thuộc gia đình của bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa trong quá trình điều trị chăm sóc giảm nhẹ nội trú” (Quality of life, psychological burden, needs, and satisfaction during specialized inpatient palliative care in family caregivers of advanced cancer patients) Nghiên cứu nhằm điều tra chất lượng cuộc sống, gánh nặng tâm lý, nhu cầu chưa được đáp ứng và sự hài lòngcủa những người chăm sóc trong gia đình của bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, ngoại trừ nỗi đau về cơ thể thì chất lượng cuộc sống của những người chăm sóc trong gia đình suy giảm ở tất cả các mặt. Có tới 96% câu trả lời có sự đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng, trong đó nỗi buồn (sadness), sự phiền muộn (sorrow) và kiệt sức (exhausted) là những vấn đề gây đau khổ nhất (80% - 83%). Mức độ lo lắng từ trung bình đến nặng, tỉ lệ trầm cảm chiếm từ 41% - 47%. Tóm lại, người chăm sóc trong gia đình của bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa chịu những gánh nặng tâm lý có liên quan, bao gồm đau khổ, lo lắng, trầm cảm. Chất lượng cuộc sống của họ thấp hơn so với mặt bằng chung, đặc biệt là về mặt sức khỏe tâm thần. (Ullrich, 2017) Tóm lại, qua các nghiên cứu trên, ta thấy rằng những người chăm sóc gia đình của bệnh nhân ung thư không có nhiều sự chuẩn bị, thông tin hoặc sự hỗ trợ để thực 10 hiện vai trò chăm sóc của họ. Họ phải đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt sự lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ văn hóa, thời gian điều trị bệnh, mức độ gắn bó, tuổi tác, giai đoạn ung thư của bệnh nhân, phương pháp điều trị. Một điều nổi bật là họ chịu nhiều gánh nặng từ việc chăm sóc người thân của mình. Điều này tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của chính bản thân họ, cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như là chất lượng chăm sóc bệnh nhân. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước: Tại Việt Nam, các vấn đề về lo âu cũng được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu phần lớn là học sinh – thanh niên, người đi làm. Những năm gần đây, chăm sóc tâm lý cho thân nhân bệnh nhân cũng là một chủ đề đã được quan tâm nhưng đa phần đều là những thông tin trên báo đề cập đến, nêu lên vai trò, ảnh hưởng của người nhà trong việc điều trị bệnh ung thư nói chung. Những bài báo đó đã nêu lên phần nào sự cần thiết của việc quan tâm đến việc chăm sóc tâm lý cho thân nhân bệnh nhân. Dù vậy, theo hiểu biết của tác giả, cũng chỉ có rất ít những nghiên cứu chính thức về nhóm khách thể này. Dưới đây là một số nghiên cứu đã được thực hiện: Năm 2011, luận án tiến sĩ “Nghiên cứu rối loạn trầm cảm, lo âu ở trẻ bị ung thư và phương thức ứng phó của cha mẹ” của Nguyễn Thị Thanh Mai đã tập trung nghiên cứu rối loạn trầm cảm, lo âu và phương thức ứng phó của cha mẹ trẻ bị ung thư, từ đó thiết kế mô hình chăm sóc, hỗ trợ tâm lý, can thiệp làm giảm thiểu rối loạn trầm cảm, lo âu cho trẻ ung thư và cha mẹ trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng sống của trẻ bị ung thư ở Việt Nam. (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2011) Năm 2013, Lương Bích Thủy nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (nghiên cứu trường hợp tại bệnh viện K)” cũng đã chỉ ra thực trạng nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư và đề ra 11 một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động hỗ trợ người chăm sóc bệnh nhân ung thư của nhân viên công tác xã hội. (Lương Bích Thủy, 2013) Năm 2015, Nguyễn Văn Bằng, Nghiêm Thị Minh Châu, Nguyễn Hoàng Thanh, Nguyễn Trọng Hà đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tư vấn của thân nhân bệnh nhân bị bệnh lý ung thư” tại bệnh viện Quân Y 103 nhằm đáp ứng những nhu cầu tư vấn về những thắc mắc mặt y khoa. Những nghiên cứu trên chỉ đề cập một phần về các vấn đề tâm lý nói chung của thân nhân bệnh. Có thể thấy, những nghiên cứu về các vấn đề tâm lý ở thân nhân bệnh nhân ung thư đang rất thiếu, đặc biệt là về tình trạng lo âu. Đối tượng này chưa nhận được sự chú ý, quan tâm của cộng đồng cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế. (Nguyễn Văn Bằng, 2015) 1.2. Biểu hiện lo âu của thân nhân bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối 1.2.1. Khái niệm ung thư, ung thư giai đoạn cuối, chăm sóc giảm nhẹ. 1.2.1.1. Ung thư Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO (2018), ung thư là một thuật ngữ chung chỉ một nhóm lớn các bệnh có thể ảnh hướng đến bất kỳ phần nào trên cơ thể. Thuật ngữ khác được sử dụng là khối u ác tính. Một tính chất đặc trưng của ung thư là sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các tế bào bất thường vượt khỏi ranh giới bình thường của chúng, sau đó có thể thâm nhập vào các bộ phận liền kề của cơ thể và lây lan sang các cơ quan khác. Quá trình cuối cùng được gọi là di căn. Di căn là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư. (Cancer, 2018) Theo Từ điển về Ung thư của Viện Ung Thư Quốc Gia (National Cancer Institute) (2015), ung thư là thuật ngữ chỉ các bệnh mà trong đó các tế bào phân chia bất thường không kiểm soát và có thể xâm nhập các mô lân cận. Các tế bào ung thư cũng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua máu và bạch huyết. Có các dạng ung thư chủ yếu khác nhau. Ung thư biểu mô (carcinoma) bắt đầu ở da hoặc trong các mô có đường thẳng hoặc bao gồm cơ quan nội tạng. Ung thư mô liên kết (sarcoma) là nhóm ung thư xuất phát từ mô liên liên kết, xương hay cơ. Bệnh lý huyết học ác tính (hematological malignancy), như bệnh bạch cầu (leukemia) và u 12 lympho bào (lymphoma), xuất phát từ máu và tủy xương. Ung thư hệ thần kinh trung ương là ung thư bắt đầu từ các mô ở não và tủy sống. (What is cancer, 2015) Theo PGS TS Nguyễn Bá Đức (2005) thì ung thư (được ký hiệu là K) là quá trình bệnh lý trong đó một số tế bào thoát ra khỏi sự kiểm soát, sự biệt hóa sinh lý của tế bào và tiếp tục nhân lên. Những tế bào này có khả năng xâm lấn và phá hủy các tổ chức chung quanh. (Nguyễn Bá Đức, 2005) Như vậy, có nhiều định nghĩa riêng về ung thư nhưng nhìn chung ung thư là quá trình bệnh lý mà các tế bào phát triền bất bình thường, vượt khỏi sự kiểm soát. Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu giới hạn khái niệm: “Ung thư là một nhóm bệnh lý mà các tế bào phát triển bất thường một các nhanh chóng, vượt quá tầm kiểm soát, có khả năng xâm nhập và tấn công các mô khác” 1.2.1.2. Ung thư giai đoạn cuối Theo Viện Ung Thư Quốc Gia: National Cancer Institute (2015), ung thư di căn là khi căn bệnh ung thư lan rộng từ nơi nó bắt đầu đến một bộ phận khác trong cơ thể. Quá trình mà các tế bào ung thư lây lan được gọi là quá trình di căn. Trong di căn, các tế bào ung thư sẽ tách ra khỏi nơi chúng hình thành đầu tiên (ung thư chính), đi qua máu hoặc hệ bạch huyết và hình thành các khối u mới (khối u di căn) ở các bộ phận khác trên cơ thể. Khối u di căn là loại ung thư giống như khối u chính. Theo hệ thống phân chia giai đoạn của ung thư TNM – hệ thống được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện và trung tâm y tế - thì M (metastasis) là chỉ liệu ung thư có di căn hay không. Tức nghĩa là ung thư đã lây lan từ khối u nguyên phát đến các bộ phận khác trong cơ thể người bệnh hay chưa. Trong đó, M0: là ung thư chưa lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể và M1: là ung thư đã lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. (National Cancer Institute, 2015) Hệ thống TNM giúp mô tả chi tiết về ung thư. Tuy nhiên, một số loại ung thư thì cách phân chia giai đoạn khác. Đó là hệ thống phân giai đoạn theo chữ số, gồm 4 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan