Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới”...

Tài liệu Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới”

.PDF
24
97
91

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY HỒ TRƢỜNG THCS ĐÔNG THÁI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIÊN TẬP, SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CÁC TRÒ CHƠI MỚI Môn: TIẾNG ANH Tên tác giả : LÊ ANH TUẤN NĂM HỌC 2013 - 2014 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” MỤC LỤC Trang A/ PHẦN MỞ ĐẦU 2 I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN 2 II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4 I/PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1/ Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận 4 2/ Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm 4 3/ Phƣơng pháp quan sát, học hỏi đồng nghiệp. 4 II/ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM. 5 III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 6 C/ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG 24 SÁNG KIẾN VÀO GIỜ DẠY D/KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 25 E/ TÀI LIỆU THAM KHẢO. 26 Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội1 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” A/ PHẦN MỞ ĐẦU I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN B/NỘI DUNG ĐỀ TÀI I/ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1/ Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận 2/ Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm. 3/ Phƣơng pháp quan sát, học hỏi đồng nghiệp II/ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM 1/Tài liệu 2/ Thực tế III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau thời gian nghiên cứu, bổ sung, đổi mới, áp dụng tôi đãsáng tạo, tìm ra đƣợc 22 trò chơi , có thể áp dụng đƣợc vào các tiết dạy tiếng Anh. Các trò chơi này tôi xin trình bày ở phần tiếp theo đây: 1/The champions (đây là trò chơi phỏng theo game show đấu trƣờng 100 trên VTV3-tên trò chơi do tôi tự đặt) Cách chơi: - Giáo viên và cả lớp. - Giáo viên đƣa ra từng câu hỏi một, học sinh dƣới lớp sẽ chọn đáp án thích hợp của mình trong một thời gian do giáo viên qui định(thƣờng là 5 giây). Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội2 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” - Giáo viên yêu cầu học sinh đƣa ra đáp án của mình, ai đúng sẽ đƣợc chơi tiếp, sai sẽ bị loại (Sai vẫn tiếp tục theo dõi và làm bài nhƣng không đƣợc quyền đƣa ra đáp án). - Giáo viên cứ tiếp tục đƣa ra câu hỏi, loại dần cho đến khi hết câu hỏi hoặc chỉ còn lại một ngƣời duy nhất. - Những học sinh xuất sắc còn lại là những ngƣời thắng cuộc. Ví dụ: Giáo viên chuẩn bị 20 câu hỏi, lớp có 40 học sinh. Sau câu thứ nhất có 5 học sinh sai, 35 học sinh còn lại đƣợc chơi tiếp.Câu hỏi thứ hai có 5 học sinh sai nên chỉ có 30 học sinh đƣợc chơi tiếp.Cứ nhƣ vậy cho đến khi hết câu hỏi hoặc chỉ còn lại một học sinh duy nhất là ngƣời thắng cuộc.  Áp dụng - Dùng cho các bài tập đúng -sai, chọn đáp án thích hợp. - Thích hợp cho các tiết ôn tập. 2/The millionare (đây là trò chơi phỏng theo game show Ai là triệu phú trên VTV3) Cách chơi: - Giáo viên và cả lớp.Cả lớp chọn ra một đội trƣởng. - Giáo viên đƣa ra từng câu hỏi một, mỗi câu hỏi sẽ có 4 phƣơng án để học sinh lựa chọn, học sinh dƣới lớp sẽ chọn đáp án thích hợp của mình trong một thời gian do giáo viên qui định(thƣờng là 5 giây). - Giáo viên yêu cầu học sinh đƣa ra đáp án của mình, nếu đúng sẽ đƣợc chơi tiếp, sai sẽ bị loại.Nếu học sinh có nhiều phƣơng án thì đội trƣởng sẽ cùng cả lớp bàn bạn chọn đáp án hoặc chọn đáp án dựa theo đa số. - Giáo viên cứ tiếp tục đƣa ra câu hỏi. Nếu học sinh trả lời đúng tất cả các câu hỏi thì sẽ là ngƣời thắng cuộc.  Áp dụng - Dùng cho các bài tập đúng -sai, chọn đáp án thích hợp. Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội3 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” - Thích hợp cho các tiết đọc hoặc ôn tập. 3/The Magic hat (đây là trò chơi phỏng theo game show Chiếc nón kì diệutrên VTV3) Cách chơi: - Chia lớp ra làm hai đội. Lựa chọn đội chơi trƣớc.Số lƣợt chơi chia đều cho hai đội. - Trƣớc khi trả lời, mỗi đội sẽ cử đội trƣởng lên quay xem lƣợt chơi của đội mình sẽ nằm trong nhóm số nào( Điểm số, chia đôi, nhân đôi, mất lƣợt, mất điểm, quà tặng).Nếu thành viên của đội trả lời đúng câu hỏi thì mới đƣợc điểm. Nếu chọn phải phƣơng án mất lƣợt, mất điểm thì dừng lƣợt chơi nhƣờng quyền lựa chọn cho đội bạn. - Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi hết số lƣợt của mỗi đội. Đội có tổng điểm chung cuộc cao hơn là đội thắng.  Áp dụng - Dùng đƣợc cho nhiều loại hình bài tập nhƣ trả lời câu hỏi, chọn đáp án đúng… - Thích hợp cho nhiều tiết dạy. 4/ Start with the tags  Cách chơi - Chia lớp ra thành 8 đội, mỗi đội cử ra một ngƣời nhanh nhạy cũng nhƣ khả năng viết tốt. 8 bạn đại diện 8 đội sẽ bốc thăm chia cặp đấu loại trực tiếp.Mỗi đợt thi đấu 2 ngƣời loại 1 để cuối cùng chọ ra bạn đại diện xuất sắc nhất. -Giáo viên xếp 2 bạn quay mặt lên bảng. Mỗi ngƣời mỗi viên phấn để viết chữ lên bảng. -Giáo viên đọc động từ đầu tiên, bạn A viết từ đó lên bảng, bạn B đứng đằng sau bạn A. Chờ khi bạn A viết xong, bạn B phải tiếp tục ghi động từ tiếp theo đƣợc bắt đầu bằng chữ cái cuối cùng của động từ trƣớc đó. Cứ thế tiếp tục cho đến khi nào một trong hai thí sinh không thể tiếp tục ghi động từ nào nữa thì thua cuộc. Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội4 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” Ví dụ: -Giáo viên đọc to “GO” -A sẽ ghi lên bảng từ “GO”. B sẽ tiếp ghi “OPEN” chẳng hạn.A tiếp tục ghi “NEED”. B phải tiếp tục ghi động từ tiếp theo bắt đầu bằng chữ “D”. -Cuộc chơi sẽ kết thúc khi một trong hai thí sinh không thể tìm ra động từ tiếp theo. Lƣu ý: -Đề nghị các bạn ngồi dƣới giữ yên lặng để các thí sinh tập trung, những ai nhắc nhở hoặc làm mất trung của thí sinh sẽ xử thua đội của thành viên đó. -Các bạn tham gia ghi động từ không có nghĩa, lặp lại động từ đãghi, ghi chậm hoặc ghi sai… sẽ bị xử thua. -Nhắc nhở các thi sinh tự tin, viết không đƣợc tẩy xóa nhiều lần.  Áp dụng -Trong các bài ôn tập, với mục đích kiểm tra từ vựng. -Thay cho viết động từ, cho thể viết danh từ, tính từ… tuỳ theo yêu cầu bài học. 5/ Knock out:( đây là trò chơi biến đổi từ trò chơi Lucky numbers) Cách chơi: - Chia lớp thành hai đội. - Giáo viên đƣa ra một bảng số( Chẵn 10 số, 12 số…) - Đội nào chơi sẽ chọn một số tùy thích trong bảng. - Có 4 loại số khi học sinh chọn : + Loại 1: Lucky number : Đƣợc thƣởng 2 điểm và chọn tiếp số nữa. + Loại 2: Knock out: mất toàn bộ số điểm đang có. + Loại 3: Miss a turn: mất lƣợt. +Loại 4: Học sinh chọn phải số này sẽ phải làm một câu trong bài tập mà cả lớp đang thực hiện và số điểm cho câu trả lời đúng sẽ tùy giáo viên chuẩn bị trƣớc. - Đội nào giành nhiều điểm hơn là đội thắng. Ví dụ: Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội5 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” Bảng số treo lên cho học sinh chơi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bảng trong giáo án của giáo viên 1 2 3 4 a-3 điểm Knock out b- 2 điểm Miss a turn 5 6 7 8 c-5 điểm Lucky number Lucky number Knock out 9 10 11 12 e- 3 điểm Miss a turn d- 1 điểm Lucky number  Áp dụng - Trong các bài ôn tập (Chia động từ, chọn đáp án, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi cho phần gạch chân…). - Trong phần Warm up hoặc While stage của các bài dạy kĩ năng hoặc trong phần Production của các bài dạy mẫu câu. 6/ Storm game: Cách chơi: - Chia lớp thành hai đội. - Giáo viên đƣa ra một bảng số( Chẵn 10 số, 12 số…) - Đội nào chơi sẽ chọn một số tùy thích trong bảng. - Có 4 loại số khi học sinh chọn : + Loại 1: Lucky number : Đƣợc thƣởng 2 điểm và chọn tiếp số nữa. + Loại 2: Storm: bị trừ một số điểm đang có (tuỳ thuộc giáo viên). + Loại 3: Present: đƣợc tặng một món quà +Loại 4: Học sinh chọn phải số này sẽ phải làm một câu trong bài tập mà cả lớp đang thực hiện và số điểm cho câu trả lời đúng sẽ tùy giáo viên chuẩn bị trƣớc. Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội6 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” - Đội nào giành nhiều điểm hơn là đội thắng. Ví dụ: Bảng số treo lên cho học sinh chơi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bảng trong giáo án của giáo viên 1 2 3 4 a-3 điểm Storm b- 2 điểm Present 5 6 7 8 c-5 điểm Lucky number Lucky number Present 9 10 11 12 e- 3 điểm Storm d- 1 điểm Lucky number  Áp dụng - Trong các bài ôn tập ( Chia động từ, chọn đáp án, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi cho phần gạch chân…). - Trong phần Warm up hoặc While stage của các bài dạy kĩ năng hoặc trong phần Production của các bài dạy mẫu câu. 7/ Betting game( chơi cƣợc điểm) Cách chơi - Chia lớp ít nhất thành hai đội, mỗi đội có một bảng phụ. - Cho mỗi đội một số điểm nhất định( chẳng hạn 100 điểm) - Giáo viên đƣa ra một bài tập, yêu cầu mỗi đội bàn bạc, cách làm ( thƣờng là bài tập đoán đúng- sai, chọn một đáp án đúng, đoán về một chủ đề nào đó …) và thống nhất cả đội chọn một phƣơng án đúng viết vào bảng phụ của mình( ghi vào cột Guess) Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội7 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” - Giáo viên yêu cầu các đội, cƣợc điểm cho mỗi câu hỏi( Cƣợc tối đa là 100 điểm , tối thiểu là 10 điểm. Ghi vào cột Bet) Ví dụ: Bài đoán đúng- sai Number Bet Get Guess Key Number Bet Get Guess Key 1 20 T 1 30 T 2 30 F 2 20 T 3 50 F 3 50 F 4 10 T 4 20 F 5 20 F 5 10 T Total Total -Yêu cầu các đội treo bảng lên trƣớc lớp và cả lớp làm bƣớc tiếp theo là chữa bài tìm ra đáp án cuối cùng ghi vào cột Key. - Nếu đội nào đoán đúng câu nào , đƣợc cộng điểm bằng số điểm cƣợc câu đó, nếu sai thì trừ đi số điểm cƣợc. Ghi vào cột Get. - Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng.  Áp dụng - Cho các bài tập cho phần Prediction của Pre-reading, Pre-listening(True-False prediction, Multiple choice, Ordering…) - Cho các bài luyện ôn tập ngữ pháp( Chia động từ, sửa lỗi sai…) 8/ Coffee potting Cách chơi - Một học sinh và cả lớp. - Giáo viên chọn một học sinh lên trƣớc lớp, đƣa cho học sinh đó một mẩu giấy có từ hoặc cụm từ viết sẵn theo mục đích của giáo viên. - Yêu cầu cả lớp tìm câu hỏi để tìm ra từ hoặc cụm từ trong tờ giấy. Học sinh có đáp án có thể đƣa ra gợi ý. Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội8 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” Ví dụ: Ôn về hoạt động hàng ngày( coffee pot everyday) - Cả lớp đặt câu hỏi: S1: I coffee pot every day. S2: Do you coffee pot in the morning? S1: No, I don't. S3: When do you coffee pot? S1: I coffee pot in the evening. S4: Do you coffee pot at home? S1: Yes. S5: What time do you coffee pot? S1: At 8 p.m S6: Is it do homework? S1: No S7: Is it watch TV? S1: Yes. You are right. - Tiếp tục nhƣ vậy giáo viên khen học sinh đoán đúng( chiến thắng) và có thể cho học sinh đoán đúng đứng lên chơi tiếp. - Trò chơi này cũng có thể cho học sinh chơi theo hai đội để các em thi đua đặt câu hỏi , tìm đáp án đúng. Đội nào đoán đúng trƣớc sẽ ghi điểm, đội nhiều điểm hơn là đội thắng.  Áp dụng - Cho các bài ôn về hoạt động hàng ngày , hoặc đặt câu hỏi , câu trả lời theo thời( hiện tại, quá khứ, tƣơng lai…) - Ôn từ vựng và mẫu câu theo chủ đề bài học. 9/ Stars war( Chiến tranh giữa các vì sao). Cách chơi: - Chia lớp thành hai đội, đặt tên bằng các vì sao( Mars, Venus…) Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội9 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” - Giáo viên phát cho học sinh mỗi đội một tờ giấy có qui định căn cứ của mỗi đội( Giáo viên đánh dấu sẵn), hai đội giữ bí mật (căn cứ có thể là 3 ô, 4 ô…) và mỗi vị trí nhƣ thế nào là do giáo viên qui định trƣớc. Giáo viên chỉ cho học sinh hai đội biết là căn cứ rộng 3 ô hay 4 ô mà thôi. Apples eggs Kate Bananas Sandwiches * Apples eggs Bananas Kate Mar Mary Sandwiches 0 0 y * John 0 Jenny 0 John Jenn * * * y Lisa * Lisa 0 - Trên bảng giáo viên treo một bảng nhƣ sau Apples eggs Bananas Sandwiches Kate Mary John Jenny Lisa - Giáo viên cho hai đội chọn kí hiệu: Ví dụ: Mars: * Venus: 0 - Mỗi lƣợt hai đội có hai học sinh đứng dậy hỏi, trả lời (đội có lƣợt chơi đƣợc đặt câu hỏi. Mỗi học sinh đƣợc hỏi một câu và trả lời một câu hỏi Yes-No) Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội10 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” - Nếu câu trả lời rơi đúng vào ô thuộc căn cứ của đội mình, học sinh trả lời phải trả lời với Yes; còn lại trả lời với No. Ví dụ: Học sinh đội Mars: Does Mary like apples? Học sinh đội Venus: No, she doesn't. Học sinh đội Venus: Does Jenny like apples? Học sinh đội Mars: Yes, she does.(giáo viên đánh kí hiệu căn cứ của đội Mars vào bảng treo trên bảng). - Đội nào tìm ra căn cứ của đội kia trƣớc là đội chiến thắng. - Khi học sinh đãquen với trò chơi, giáo viên chia nhóm nhỏ hơn hoặc theo cặp và cho các em tự chọn căn cứ, tự chơi với nhau, giáo viên chỉ việc theo dõi)  Áp dụng: Dùng cho bài luyện các câu hỏi Yes- No. 10/ Word- class dictation: Cách chơi: - Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp kẻ các cột vào vởtheo yêu cầu (có thể chia lớp thành hai đội và mỗi đội có hai học sinh lên bảng). Ví dụ Food Drink - Giáo viên đọc đúng chính tả một số từ đãhọc, học sinh nghe, viết chính tả các từ đó vào đúng cột( hai học sinh lên bảng cũng thực hiện nhƣ vậy). Giáo viên đọc: Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội11 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” Ví dụ 1: Vegetables, egg, juice… - Giáo viên cùng cả lớp chữa, phân đội thắng, thua và tìm ra chủ đề của bài học( chủ đề Food and Drink).  Áp dụng - Phần Warm up của các bài học. 11/ My neighbor's cat Cách chơi: - Chia thành 2 đội - Giáo viên vẽ một con mèo lên bảng và đƣa ra phần đầu của một câu - Giáo viên đƣa ra một chữ cái ví dụ chữ: “R”, học sinh của 2 đội thi đua đặt câu có động từ bằng chữ “R” nhƣ: My neighbor's cat can run; My neighbors cat can ride a bike,’.Mỗi câu đúng của một đội ghi đƣợc một điểm. - Cứ nhƣ vậy cho đến khi học sinh không tìm ra từ nào để đặt câu nữa, giáo viên đổi chữ cái khác. - Giáo viên có thể cho học sinh chơi đến lúc nào tùy ý vào lƣợng chữ cái đƣa ra nhiều hay ít. - Đội nào ghi đƣợc điểm nhiều hơn là đội thắng.  Áp dụng - Cho việc ôn từ vựng hoặc mẫu câu theo mục đích của giáo viên đặt ra (Thay cho My neighbor’s cat can...” nhƣ ví dụ trên giáo viên đổi thành “My neighbor’s cat is….” để ôn tính từ hoặc đổi tên “cat” thành “dog”, hoặc…). Nếu học sinh không thích mèo, có thể thay bằng một con vật khác và đổi tên sao cho thích hợp. 12/ Reasons for wanting an object: Cách chơi: - Chia lớp ra thành 4 nhóm( hoặc tùy ý lớp lớn nhỏ mà giáo viên chia nhóm khoảng 5 đến nhiều nhất là 10 học sinh). - Phát cho mỗi nhóm 1 poster và một bút dạ bảng. Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội12 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” -Giáo viên nói một câu chủ đề: Ví dụ: “ She is going to go camping, she needs…” - Các nhóm thi đua viết: She needs a tent, food, drinks, boots, vào poster của mình. - Học sinh mang poster dán lên bảng, giáo viên cùng cả lớp chấm chữa và phân đội thắng thua.  Áp dụng - Cho phần Warm up ôn từ vựng hoặc gợi mở chủ đề của bài học. - Trò chơi này cũng có thể ôn mẫu câu. Ví dụ: Giáo viên đƣa ra tình huống Nam has a bad cold. What should he do Học sinh các đội viết câu với “should…” để khuyên Nam lên làm gì. 13/" Wipey wipe" hoặc "Who's faster…": Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử khoảng 5 học sinh lên bảng đứng thành hai hàng. - Giáo viên cho một số từ lên bảng. - Đối với từ khó, giáo viên đọc một từ một lần, học sinh đội nào nhanh tay khoanh đƣợc từ đó thì ghi đƣợc 1 điểm. - Đối với từ dễ hơn, giáo viên có thể chuyển đổi trên bảng là tiếng Anh thì giáo viên nói tiếng Việt hoặc ngƣợc lại.Học sinh tự xác định đúng từ đó và khoanh tròn.Giáo viên cũng có thể yêu cầu cao hơn bằng cách nói định nghĩa từ để học xác định và khoanh từ đúng. - Đội nào ghi đƣợc nhiều điểm hơn là đội thắng.  Áp dụng - Trong phần Warm up hoặc phần Checking meaning of new vocabulary. 14/ Body spelling Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội. Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội13 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” - Mỗi lần chơi, giáo viên gọi một học sinh lên viết một từ bất kỳ theo ý định của giáo viên vào tay học sinh hoặc một tờ giấy và chỉ học sinh đó đƣợc biết. Học sinh đó sẽ dùng tay của mình để đánh vần trong không trung từ đó mà không dùng miệng(viết từ đó vào không trung). Học sinh hai đội phải theo dõi động tác đánh vần để đoán từ. Học sinh của đội nào phát hiện ra từ đúng trƣớc ghi một điểm cho đội mình. - Cứ nhƣ vậy khi trò chơi kết thúc, đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng.  Áp dụng - Trong phần Warm up hoặc phần Checking meaning of new vocabulary. 15/ Understanding each other Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội hoặc 3, 4 đội tùy giáo viên. - Mỗi lƣợt chơi mỗi đội cử 1 học sinh lên đứng quay lƣng vào bảng. - Giáo viên viết 1 từ hoặc 1 cụm từ hoặc cũng có thể 1 câu tiếng Anh đãhọc lên bảng ví dụ: go to school. - Học sinh các đội ở phía dƣới phải hành động hoặc nói gợi ý có thể tiếng Anh, có thể tiếng Việt để bạn học sinh của đội mình đứng phía trên nói đƣợc ra từ, cụm từ hoặc câu đó( không đƣợc dịch ra tiếng Việt). Học sinh của đội nào nói đƣợc đáp án trƣớc sẽ ghi điểm. - Cuối cùng đội nào ghi điểm nhiều hơn là đội thắng. Lƣu ý: Trò chơi này giáo viên phải theo dõi rất chặt chẽ thì mới đảm bảo công bằng cho các đội vì các em rất vui và rất ồn, nếu giáo viên không theo dõi chặt chẽ các em sẽ nói từ đó cho bạn hoặc dịch cho bạn đang đứng chơi của đội mình.  Áp dụng - Cho phần Warm up ( giáo viên chuẩn bị các từ để chơi theo mục đích của bài học hôm đó). 16/ Concentration game: Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội14 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội - Giáo viên chuẩn bị một số bảng và một số từ chẵn theo mục đích bài học trong giáo án. Ví dụ: Bài ôn dạng động từ quá khứ nhƣ sau: 1. be 8. did 15. made 2. do 9. have 16. give 3. was/were 10. put. 17. take 4. make 11. understand 18. put 5. went 12. bought 19. buy 6. go 13. took 20. understood 7. gave 14. had - Khi chơi giáo viên chỉ viết 20 số lên bảng 1 6 11 16 2 7 12 17 3 8 13 18 4 9 14 19 5 10 15 20 - Học sinh đội nào đƣợc chơi sẽ chọn một số cặp số bất kỳ, giáo viên viết từ của hai số đó lên bảng. Ví dụ: + Một học sinh chọn 2 và 5 + Giáo viên viết 2. was/ were 5. go Học sinh thấy 2 số chƣa có cặp từ tƣơng ứng, giáo viên lại xóa từ của 2 số đó đi và đến lƣợt đội khác chọn cặp số.Cứ nhƣ vậy khi học sinh của đội nào chọn 2 số có cặp từ tƣơng ứng ghi đƣợc một điểm. Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội15 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” Ví dụ: “ 2- do” và “ 8- did” thì đội đó ghi đƣợc điểm và khi đó giáo viên không xóa từ đó đi nữa. - Khi chọn hết các cặp số, các cặp từ hiện lên và đội nào ghi đƣợc nhiều điểm hơn là đội thắng. Trò chơi này không chỉ giúp các em học sinh ôn lại bài đãhọc mà còn giúp các em rèn trí nhớ rất tốt.  Áp dụng - Trò chơi này có thể áp dụng cho ôn từ( dạng động từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa hoặc dạng “ Word formation”, đại từ , đại từ sở hữu,…) Nó cũng có thể áp dụng để ôn lại mẫu câu tổng quát theo bài học( Ví dụ: be interested in, be afraid of … giúp học sinh ôn giới từ đi sau các mẫu câu này) mà giáo viên không phải chuẩn bị giáo cụ gì cả. 17/Board racing: Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có một mầu phấn khác nhau. - Giáo viên đƣa cho mỗi đội một chủ điểm trên bảng ví dụ: Đội 1 Sports Đội 2 Games - Thành viên mỗi đội truyền tay nhau phấn lần lựơt chạy lên bảng viết các từ thuộc chủ điểm của đội mình trong thời gian giáo viên quy định (Giáo viên phải theo dõi tránh để một học sinh lên viết nhiều lần). - Nếu giáo viên chỉ đƣa ra một chủ điểm thì giáo viên phải cử hai học sinh 2 đội lên giám sát chơi. Học sinh nào lên sau mà viết lại từ đãcó sẵn trên bảng thì giám sát viên sẽ đánh dấu loại luôn từ đó ra. Nếu hai học sinh của hai đội cùng một lúc viết giống nhau một từ thì vẫn để nguyên để tính điểm. Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội16 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” - Cuối cùng giáo viên cùng cả lớp kiểm tra các từ và cho điểm mỗi đội, đội nào có nhiều điểm hơn là đội thắng.  Áp dụng - Ôn tập từ theo chủ điểm ví dụ: food; drink; transportation; clothes; feeling… 18/Ambigous picture: ( đoán từ qua nét vẽ) Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội - Giáo viên vẽ từng bƣớc, từng phần hình ảnh của từ mà giáo viên định cho học sinh đoán. -Học sinh đội nào đoán ra từ thứ mấy ghi đƣợc bấy nhiêu điểm theo giáo viên quy định( Ví dụ: 5 bƣớc vẽ thì bƣớc 1 là 5 điểm, các bƣớc sau giảm dần số điểm). -Cuối cùng đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng.  Áp dụng - Cho phần Warm- up giúp học sinh ôn từ vựng. 19/ Changing sentences: Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội - Giáo viên chọn một câu đơn giản theo mẫu câu mà học sinh đãhọc. Ví dụ: Giáo viên viết một câu nhƣ sau: She wrote a letter to her sister. Học sinh hai đội thi đua biến đổi câu trên thành các câu khác, giáo viên yêu cầu học sinh mỗi lần biến đổi ít nhất một bộ phận trong câu, ví dụ: “She wrote a letter to her husband”. - Trò chơi diễn ra trong vòng 2-3 phút giúp học sinh nói đƣợc rất nhiều câu từ câu gốc. - Giáo viên cho điểm cho mỗi câu đúng các đội, cuối cùng đội nào nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng. Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội17 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới”  Áp dụng - Ôn tập mẫu câu và các từ vựng đãhọc. 20/ Correcting mistakes Cách chơi: - Giáo viên viết một số câu có chứa lỗi sai trên bảng phụ chuẩn bị trƣớc(các câu này giáo viên có thể lấy các bài viết của học sinh hoặc trong bài kiểm tra mà học sinh vừa làm xong). - Giáo viên có thể nói cho học sinh biết có bao nhiêu lỗi sai nếu muốn. - Giáo viên chia lớp thành 3,4 hoặc 5 đội, phát cho mỗi đội một poster và bút, các đội bàn và tìm lỗi sai, sửa lại vào poster. Ví dụ: 1.He love her very much. 2.They maked a cake for their mother. 3.Wich one do you like? -Sau một thời gian quy định, giáo viên yêu cầu các đội treo poster của đội mình lên bảng, giáo viên và cả lớp chữa lần cuối và tổng kết đội nào tìm đƣợc nhiều lỗi sai và chữa đúng nhất là đội chiến thắng.  Áp dụng - Chữa bài viết hoặc chữa lỗi trong các bài kiểm tra của học sinh. - Trò chơi này cũng có thể áp dụng trong các bài ôn tập ngữ pháp. 21/ Detective Cách chơi: - Giáo viên cùng cả lớp chọn một học sinh lên làm thám tử. Học sinh này sẽ đƣợc bịt mắt lại. - Giáo viên có 1 đồng xu hoặc một đồ vật nhỏ nào đó. - Giáo viên cho cả lớp hát một bài, truyền tay nhau đồng xu hoặc đồ vật giáo viên đƣa ra. Khi giáo viên hô “ stop”, cả lớp ngừng hát và đồng xu đang nằm trong tay Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội18 “ Biên tập, sử dụng có hiệu quả hệ thống các trò chơi mới” học sinh nào, học sinh đó là tội phạm ăn trộm nhƣng cả lớp giữ bí mật không nói ra. Giáo viên mở bịt mắt cho thám tử, yêu cầu thám tử đi điều tra tội phạm bằng cách chỉ vào các bạn cùng lớp và đặt câu hỏi “ Yes - No” theo yêu cầu của giáo viên(dựa vào nội dung bài học). Ví dụ: Bài luyện thi câu hỏi “Do you have…?” Detective: Do you have the coin, Lan? Lan: No, I don’t. Ba has it. Detective: Do you have the coin, Ba? Ba: No, I don’t. Minh has it. …. Các học sinh cứ thay nhau đổ tội sai cho các bạn khác và cho đến khi nào có câu trả lời là “Yes” tức đãtìm ra tội phạm và chiến thắng. Nếu chơi tiếp, giáo viên sẽ mời tội phạm làm thám tử tiếp.  Áp dụng - Luyện ngữ pháp: Câu hỏi “ Yes-No”, câu trả lời, câu khẳng định. - Giáo viên có thể thay thế các tình huống cho thích hợp với mục đích cho học sinh luyện tập chẳng hạn “ Have you got…”, “ Did you take the…”.,” Did you break the window?”… 22/ Singing and playing: Cách chơi: - Giáo viên chuẩn bị băng một bài hát đãdạy cho học sinh và một quả bóng nhỏ hoặc một bông hoa,… - Giáo viên mở băng cho cả lớp hát, truyền tay nhau quả bóng( bông hoa…) - Giáo viên dừng nhạc ở bất cứ đoạn nào. Khi nhạc dừng quả bóng nằm trong tay ai, ngƣời đó phải đứng dậy nói một từ hoặc một câu mà giáo viên yêu cầu. Lê Anh Tuấn- Trường THCS Đông Thái- Tây Hồ- Hà Nội19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan