Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối mặt h...

Tài liệu Biện pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối mặt h

.DOC
41
120
89

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI 1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng của phân phối 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Vai trò 1.1.3 Chức năng 1.2 Hệ thống trung gian và kênh phân phối 1.2.1 Hệ thống trung gian 1.2.2 Hệ thống kênh phân phối 1.2.2.1 Khái niệm 1.2.2.2 Các dạng kênh phân phối 1.2.2.3 Sơ đồ kênh phân phối CHƯƠNGII :TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN PHỐI MẶT HÀNG PHÂN BÓN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC ĐÀ NẴNG. 2.1 Khái niệm chung về xí nghiệp 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp 2.1.2.1 Chức năng 2.1.2.2 Nhiệm vụ 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí và cơ cấu la động của xí nghiệp 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 2.1.3.3 Thuận lợi, kho khăn trong sản xuất kinh doanh 2.1.3.4 Hệ thống kho hàng của xí nghiệp 2.1.3.5 Cơ câu lao động 2.1.3.6 Tình hình sử dụng máy móc 2.1.4 Tình hình tài chính 2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh 2.2.1 Cơ cấu mặt hàng kinh doanh 2.2.2 Thị trường kinh doanh 2.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh 2.2.4 Tổng quan về phân phối 2.2.5 Khách hàng 2.2.6 Đối thủ cạnh tranh 2.3 Công tác tổ chức hoạt động phân phối mặt hàng phân bón tại Xí nghiệp vật tư và CBLT Đà Nẵng . 2.3.1 Thực trạng công tác phân phối tại xí nghiệp 2.3.2 Tình hình phân phối của sản phẩm CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC ĐÀ NẴNG. 3.1 Mục tiêu và phương hướng của xí nghiệp 3.1.1 Mục tiêu 3.1.2 Phương hướng 3.2 Mục đích và yêu cầu của việc hoàn thiện kênh phân phối 3.2.1 Mục đích 3.2.2 Yêu cầu 3.3 Nội dung 3.3.1 Thiết kế kênh phân phối 3.3.2 Xác định loại kênh phân phối 3.3.3 Xác định các kiểu trung gian 3.3.4 Xác định số lượng trung gian 3.4 Một số biện pháp hoàn thiện kênh phân phối mặt hàng phân bón LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1 Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phân phối là một yếu tố quan trọng quyết định đến lượng hàng yêu thụ của doanh nghiệp. Khó khăn thực sự của các doanh nghiệp nói chung và Xí Nghiệp Vật Tư Chế Biến Lương Thực Đà Nẵng nói riêng phải tìm ra kênh phân phối nào cho phù hợp nhất đối với mục đích, yêu cầu và khả năng của mình. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Thế mạnh của Xí nghiệp là kinh doanh mặt hàng phân bón, về mảng này mang lại doanh thu rất cao cho Xí nghiệp. Chính vì thế, việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng là việc làm cần thiết. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: - Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho em tìm hiểu về tình hình phân phối sản phẩm của Xí nghiệp mà cụ thể là mặt hàng phân bón. Qua đó có thể hiểu biết thêm về cách thức và kinh nghiệm làm việc của các cô chú cán bộ trong Xí nghiệp để trao dồi thêm kiến thức cho bản thân em. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mảng phân phối sản phẩm mà chủ yếu là mặt hàng phân bón của Xí nghiệp trong ba năm gần đây là 2005, 2006, 2007. 4. Cấu trúc chuyên đề: - Tên đề tài: “ Biện pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối mặt hàng phân bón tại Xí Nghiệp Vật Tư Chế Biến Lương thực Đà Nẵng”. - Đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ cở lý luận về phân phối. Chương 2: Tình hình kinh doanh và thực trạng công tác phân phối mặt hàng phân bón tại Xí nghiệp. Chương 3: Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác phân phối mặt hàng phân bón tại Xí nghiệp vật tư chế biến lương thực Đà Nẵng. - Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nên vẫn còn nhiều sai sót. Em kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI 1.1Khái niệm, vai trò, chức năng của phân phối . 1.1.1 Khái niệm : Phân phối trong hoạt động Marketing là quá trình kinh tế, tổ chức, kỷ luật nhằm điều hành vận chuyển sản phẩm từ trong sản xuất đến tay người tiêu dùng để đạt hiệu quả cao nhất. 1 Phân phối là quá trình định hướng và thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua đồng thời thực hiện việc tổ chức và trung gian khác nhau đảm bảo cho hàng hoá tiếp cận và khai thác tối đa các loại nhu cầu của thị trường. 1.1.2 Vai trò của phân phối . 3 Trong kinh doanh chiến lược phân phối hợp lý sẽ làm cho chiến lược kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh chóng. 4 Phân phối là một bộ phận trong Marketing hỗn hợp nó liên hệ chặt chẽ với chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . 5 Làm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Phân phối là khâu trung gian, là công cụ nối liền giữa người tiêu dùng tạo nên sự ăn khớp giữa cung và cầu. 6 Khắc phục được sự hạn chế mặt hàng trên thị trường. 1.1.3 Chức năng của phân phối. 7 Phân phối làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá và dịch vụ kèm theo từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy phân phối đảm nhận các chức năng sau: + Thông tin: Thu nhập thông tin cần thiết để hạch định Marketing và tạo thuận tiện cho sự trao đổi sản phẩm và dịch vụ. + Cổ động: Triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. + Thương lượng, đàm phán: thoả thuận, phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh, thoả thuận với nhau giá cả và những điều kiện phân phối khác. + Nghiên cứu thị trường: Điều tra và nghiên cứu những thông tin, nhu cầu của khách hàng để lập chiến lược phân phối. + Thay đổi quyền sở hữu: Thực hiện việc chuyển đổi quyền sở hữu từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng. + Xúc tiến hỗn hợp: Khuyến khích mua sản phẩm dùng những công cụ xúc tiến như khuyến mãi, tiếp thị để tạo nhu cầu khách hàng. + Tiếp xúc: Thiết lập mối quan hệ với khách hàng. 1.2. Hệ thống trung gian và kênh phân phối . 1. 2.1 Hệ thống trung gian. - Trung gian là những người làm chức năng cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Trung gian gồm có: + Người bán buôn: Là người mua sản phẩm từ người sản xuất hoặc từ người bán buôn khác và bán lại cho người bán lẻ. Các nhà bán buôn có vai trò rất quan trọng trên thị trường, họ có khả năng chi phối người bán lẻ và đôi khi là nhà sản xuất, thậm chí họ có thể trở thành những nhà độc quyền và lãnh đạo thị trường do các thế mạnh về vốn và những phương tiện kinh doanh hiện đại. Trung gian bán buôn thường tập trung vào một số chủng loại hàng hoá với khối lượng lớn. + Người bán lẻ: Là người trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Họ có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với người tiêu dùng cho nên họ hiểu biết và nắm vững nhu cầu thị trường của họ. Vì vậy, những người bán lẻ rất linh hoạt và năng động. Người bán lẻ thường kinh doanh sản phẩm đa dạng phong phú và phân bố địa lý rộng khắp. + Đại lý: Cũng là trung gian bán hàng nhưng có mối quan hệ với người sản xuất chặt chẽ hơn. Đại lý cũng có thể đảm nhận chức năng bán lẻ. Đại lý cũng chia thành nhiều loại theo những tiêu thức khác nhau nhưng thường có nhiều loại sau: Đại lý trung gian uỷ thác: Là đại lý bán hàng do giá chủ hàng qui định và đưa chủ hàng trả thù lao. Đại lý hoa hồng: Là đại lý bán hàng do giá cả chủ hàng qui định nhưng không hưởng thù lao từ chủ hàng mà họ hưởng phần trăm hoa hồng theo danh sách bán ra. Tỷ lệ phần trăm do của hàng và người đại lý thoả thuận. Đại lý độc quyền: Là sự độc quyền bán hàng trên một khu vực nhất định theo giá và các ràng buộc của chủ hàng hoặc thấy sự khống chế về pháp lý. Môi giới: Là người thực hiện chức năng tìm người mua giúp người bán hoặc ngược lại hoặc thay mặt của cả hai bên để thoả mãn các điều kiện mua bán, thực hiện việc mua bán theo quan hệ uỷ thác và được hưởng từ hai bên. Việc thực hiện sử dụng các trung gian phân phối sản phẩm là rất cần thiết dù rằng như vậy người sản xuất đã chuyển giao bớt phần lợi nhuận và việc kiểm soát đối với việc trung gian bán hàng cho ai và như thế nào. Nhưng lợi ích của việc sử dụng hệ thống trung gian phân phối thể hiện : + Nhiều nhà sản xuất không đủ nguồn tài chính để tiến hành Marketing trực tiếp. + Giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng luôn có sự cách ly nhất định về không gian và quan niệm mua hàng, về sự chuyên môn hoá và nhu cầu đa dạng. + Nhờ kinh nghiệm xúc tiến kinh nghiệm và qui mô hoạt động của các trung gian sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất hơn là nếu người sản xuất tự mình phân phối. + Sự xuất hiện của các trung gian đã làm giảm bớt khối lượng giao dịch giữa người sản xuất và người tiêu dùng. 1.2.2 Hệ thống kênh phân phối: 1.2.2.1 Khái niệm . - Hệ thống kênh phân phối được hiểu như là con đường, những cách thức kết hợp giữa nhà sản xuất và đơn vị trung gian nhằm vận động và phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng. 1.2.2.2 Các dạng kênh phân phối . * Kênh trực tiếp ( kênh cấp 0 ): Người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất Người tiêu dùng Chủ động kiểm soát dòng thông tin và sự thuyết phục giữa doanh nghiệp nên dòng thông tin không bị lệch lạc do nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của doanh nghiệp. Sự thuyết phục mà doanh nghiệp gửi đến cho khách hàng cũng tương tự như vậy. Doanh nghiệp không phải trả hoa hồng cho trung gian. Phần hoa hồng này làm giảm doanh thu của doanh nghiệp hoặc mất một phần lợi thế giá sản phẩm của doanh nghiệp * Kênh gián tiếp : Người sản xuất bán hàng hoá cho người tiêu dùng thông qua các trung gian là các nhà bán sỉ và các nhà bán lẻ Sự cần thiết của các trung gian của Marketing xuất phát từ các yếu tố sau: + Người trung gian đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảm bảo phân phối hàng hoá rộng khắp trên lãnh thổ và đưa hàng đến thị trường mục tiêu. + Người trung gian sẽ làm lợi cho doanh nghiệp nhiều hơn là doanh nghiệp có thể tự làm lấy do đó quan hệ tiếp xúc, việc chuyên môn hoá và qui mô hoạt động. 1.2.2.3 Sơ đồ kênh phân phối trong thị trường. . CHƯƠNG II TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI MẶT HÀNG PHÂN BÓN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC 2.1 Khái quát chung về Xí Nghiệp 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển . - Tên giao dịch : XÍ NGHIỆP VẬT TƯ CHẾ BIÊN LƯƠNG THỰC – ĐÀ NẴNG - Trụ sở : 37 Đống Đa – TP Đà Nẵng. - Xí nghiệp vật tư chế biến lương thực Đà Nẵng là đơn vị trực thuộc Công ty lương thực và công nghiệp thực phẩm FOODINCO, được thành lập theo quyết định số 39 NN/TCCB – QĐ ngày 10 tháng 3 năm 1993 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp thực phẩm trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị: Xí nghiệp vật tư cơ khí, Xí nghiệp xay xát - chế biến lương thực và Chi nhánh lương thực cấp I Đà Nẵng. - Trong những năm gần đây, xí nghiệp đã tổ chức hoạt động kinh doanh của mình với sự hỗ trợ của các cơ sở vùng kho như: vùng kho Hoà Khánh thuộc quận Liên Chiểu, vùng kho Đống Đa đặt tại Xí nghiệp. Bên cạnh đó để thuận lợi cho tổ chức nhận hàng, bán hàng cũng như việc vận chuyển, Xí nghiệp có thêm các vùng kho ở các địa bàn có tính chiến lược trong việc điều phối hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp như vùng kho Quảng Bình, vùng kho Vinh, vùng kho ở Cảng Đà Nẵng. vùng kho Quảng Ngãi, vùng kho Qui Nhơn, và các vùng kho nhỏ khác. Bước đầu thành lập số lượng cán bộ công nhân viên của Xí Nghiệp chỉ có 16 người với giá trị tài sản cố định là 599.276.634 đồng, cho đến nay số công nhân viên đã tăng lên 41 người và có giá trị tài sản cũng tăng lên rất nhiều. - Xí nghiệp luôn phấn đấu tăng năng suất lao động, tăng khối lượng sản xuất, đáp ứng hàng hoá kịp thời đến tay người tiêu dùng, nâng cao lợi nhuận của công ty và hoàn thành nghĩa vụ với nhà nứơc. - Hiện nay, với trang thiết bị hiện đại, tự chủ về tài chính và đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có những người làm việc lâu năm và cũng có thế hệ trẻ tiếp bước, Xí nghiệp đã và đang có sự nổ lực hơn nữa để gặt hái nhiều thành công trong tương lai. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp . 2.1.2.1 Chức năng của xí nghiệp. - Xí nghiệp vật tư chế biến lương thực có chức năng kinh doanh lương thực và vật tư nông nghiệp, làm dịch vụ cung ứng tiêu thụ hàng hoá cho công ty 2.1.2.2 Nhiệm vụ cuả Xí nghiệp: - Xây dựng và tổ chức các kế hoạch kinh doanh của Xí nghiệp theo qui định của Nhà nước. - Nắm bắt thông tin và khai thác thị trường một cách thường xuyên để xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn phù hợp với khả năng của Xí nghiệp và phù hợp với cơ chế thị trường. - Quản lí và sử dụng vốn theo đúng chế độ, chính sách, đạt hiệu quả cao, đảm bảo trang trải về tài chính thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. - Tổ chức việc mua, dự trữ và bán hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Thực hiện tốt cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư với tổ chức quốc doanh và các thành phần kinh tế khác. - Quản lý sử dụng đội ngủ cán bộ - công nhân viên theo đúng chính sách, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí và cơ cấu lao động của Xí nghiệp. 2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Xí nghiệp là cơ cấu trực tuyến - chức năng. Mỗi bộ phận phòng ban của Xí nghiệp có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng điều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. BAN GIÁM ĐỐC Phòng TC- HC Vùng kho Hoà Khánh Phòng KH- KD Phòng KT-TC Vùng kho Đống Đa Vùng kho khác Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Xí nghiệp : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. * Chức năng - Ban giám đốc: + Giám đốc Xí nghiệp: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp về pháp luật, chất lượng hàng hoá nhập kho, chất lượng hàng trong thời gian bảo quản. + Phó giám đốc thường trực: Chịu trách nhiệm trước giám đốc Xí nghiệp về pháp luật, chất lượng hàng hoá nhập kho, chất lượng hàng hóa trong thời gian bảo quản. + Phó giám đốc Xí nghiệp: Chịu trách nhiệm trước giám đốc Xí nghiệp đồng thời chủ đạo và điều hành toàn bộ việc kinh doanh mua bán lương thực, phân bón với các đại lí, chỉ đạo kinh doanh mua bán mặt hàng Ure, Kali..... trên địa bàn TP Đà Nẵng và các vùng khác. -Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức và điều hành cán bộ, xem xét chế độ lương và các chế độ khác nhau theo qui định hiện hành của nhà nước nhằm hợp lí bộ máy hoạt động của Xí nghiệp. - Phòng kế hoạch – kinh doanh: Triển khai thực hiện chủ trương của giám đốc về kinh doanh lương thực và phân bón. * Nhiệm vụ + Theo dõi, mua bán, luân chuyển các mặt hàng kinh doanh của Xí nghiệp và công ty trên địa bàn miền Trung. + Tổ chức và điều phối các phương tiện vận chuyển ra vào nhận hàng tại các kho cảng. + Tổ chức cán bộ đứng cánh tiêu thụ hàng hoá, nắm bắt thông tin thị trường phục vụ công tác kinh doanh, thu hồi tiền vốn nhanh cho đơn vị, đề xuất phương án bán hàng và giá cả theo từng vùng, theo thời điểm một cách hợp lí, giúp ban Giám Đốc quyết định chính xác giá bán sát với thị trường. -Phòng kế toán – tài chính: Tổ chức các thông tin, hạch toán kế toán, cung cấp các số liệu về tình hình tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp, tham mưu cho Giám Đốc về hoạt động tài chính của Xí nghiệp. Trong những năm qua, Xí nghiệp vật tư chế biến lương thực có nhiều thay đổi, tình hình kinh doanh của công ty phát triển tốt, đội ngủ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao. Điều đó thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như trên là hiệu quả, cần được duy trì và phát huy. 2.1.3.3 Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất kinh doanh. * Thuận lợi : - Được sự lãnh đạo, chủ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Ban Giám Đốc và các phòng ban công ty. - Có đội ngũ CBCNV kinh nghiệm qua các năm lăn lộn trên thị trường nay trưởng thành, vững vàng nhạy bén trong quá trình tổ chức kinh doanh phân bón. - Tập thể Ban giám đốc các địa bàn và toàn thể CBCNV có sự đoàn kết nhất trí cao, luôn chịu khó học hỏi những vấn đề phát sinh mới trong kinh doanh, có tinh thần vượt khó và quyết tâm xây dựng đơn vị ngày càng phát triển. * Khó khăn: - Khó khăn của nghành nghề kinh doanh Lương thực và phân bón vẫn còn sự cạnh tranh về giá, về chất lượng hàng hoá, sản phẩm trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Đối với tư nhân chỉ chịu thuế môn bài, buôn chuyển còn Doanh nghiệp nhà trường phải hạch toán thuế 5% giá bán, mức chênh lệch tăng khoảng 200đ/kg lương thực. - Có nhiều Doanh nghiệp kinh doanh về Phân bón lâu năm trên địa bàn hoạt động, đồng thời các doanh nghiệp Phân bón phía Bắc, phía Nam nhập hàng về cảng Đà Nẵng cạnh tranh tiêu thụ, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp. - Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Xí nghiệp là vốn vay Ngân hàng. 2.1.3.4 Hệ thống kho hàng của Xí nghiệp. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KHO HÀNG Xí NGHIỆP VẬT TƯ VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC Kho I Kho II Kho III Kho IV Hình 2.2 Cơ cấu lao động của Xí nghiệp năm 2004, 2005. Các kho từ I đến IV của Xí nghiệp chịu sự quản lý của phòng kế hoạch kinh doanh. 11 Kho I: Kho tại công ty 37 Đống Đa – Đà Nẵng 12 Kho II: Kho Hoà Khánh 13 Kho III: Kho Mộ Đức - Quảng Ngãi 14 Kho IV: Trạm sản xuất kinh doanh phân bón Quảng Bình. Bảng 2.1 Bảng diện tích và sức chứa các kho Chỉ tiêu Diện Tích (m2) Kho I Kho II KhoIII Kho IV Sức chứa (tấn) 4.000 750 2.000 1.000 8.000 1.200 2.500 1.400 Kho II: Chủ yếu diện tích và chứa các kho. Kho III và Kho IV: Chủ yếu chứa hàng của Xí nghiệp để giao cho khách hàng khi có đơn đặt đợt hàng. 2.1.3.5 Cơ cấu lao động: 15 Lao động được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất và không thể thiếu, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, tại Xí nghiệp Vật tư Chế Biến Lương Thực luôn chú trọng đến đội ngủ lao động trong công ty, yêu cầu đối với cán bộ công nhân viên là phải có trình độ, có khả năng đảm đương các công việc trong công ty từ việc lao động phổ thông đến các cấp bậc cao hơn, có kinh nghiệp nhạy bén trước sự thay đổi nhu cầu trong thị trường. Nhìn chung, tổng lao động của Xí nghiệp qua các năm có biến động. Năm 2005 là 39 người, đến năm 2006 là 41 người Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của Xí nghiệp năm 2005, 2006 ă ỉ Tổng Cộng Năm 2005 Số lượng TT % 39 100 41 Năm 2006 Số lượng TT % 100 1. Phân theo giới tính Nam Nữ 2. Phân theo trình độ Đại học, Cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông - Qua bảng cơ cấu lao động của Xí nghiệp năm 2005, 2006 ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên trình độ Đại học, Cao đẳng nhiều chiếm 41,5 % năm 2006. Trung cấp chiếm 17 % và lao động phổ thông là 41,5 %. Cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng và lao động phổ thông cao là do đặc điểm nghành nghề kinh doanh. Nên đây là nhân tố quan trọng mang lại lợi nhuận cho Xí nghiệp. 16 Xí nghiệp có kế hoạch định kỳ, nâng cao trình độ của cán bộ trong công việc, nhằm trao đổi thêm kiến thức trong quá trình làm việc để công việc được thuận lợi hơn. 2.1.3.6 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị tại Xí nghiệp. Bảng 2.3 Máy móc trang thiết bị tị Xí nghiệp. Loại máy 1. Xe vận chuyển 2. Máy bơm nước 3. Máy xúc 4. Xe con 4 chổ ngồi 5. Máy điều hoà nhiệt độ 6. Máy vi tính 6 bộ 7. Máy Fax 8. Container 9. Máy photocoppy 10. Máy đo thuỷ phần Số lượng 6 chiếc 4 cái 2 cái 2 chiếc 7 cái 3 cái 4 cái 2 cái 3 cái 11. Máy do bao 12. Máy điện thoại 5cái 7 chiếc 17 Cơ sở vật chất của Xí nghiệp hiện nay tương đối đủ điều kiện để phục vụ cho việc kinh doanh. 18 Tại văn phòng của Xí nghiệp hiện đã được trang bị các phương tiện làm việc đầy đủ như: Máy tính, máy fax, máy photocoppy, máy điện thoại, máy điều hoà nhiệt độ... tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng, cập nhập thông tin và thị trường, khách hàng liên lạc giữa văn phòng chính với các vùng kho. 19 Trong những năm gần đây, do yêu cầu phát triển sản xuất nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng, Xí nghiệp đã không ngừng đầu tư, sửa chữa nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất của mình để sản phẩm của Xí nghiệp ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng. Không những thế, ban lãnh đạo cũng đang tích cực tăng cường trang bị cơ sở vật chất, nâng cao về mặt kỷ thuật từ nay cho đến năm 2010 nhằm phục vụ tiến trình phát triển. 2.1.4 Tình hình tài chính của xí nghiệp: - Trong nền kinh tế thị trường hiện nay tình hình tài chính của một doanh nghiệp luôn là nhân tố quan trọng có tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. - Nếu doanh nghiệp có tài chính vững vàng sẽ giúp cho các nhà đầu tư tin tưởng đầu tư vốn kinh doanh và sẽ có căn cứ để có thể vay vốn ngân hàng hoặc các nhà cho vay khác... Vì vậy, việc đánh giá tình hình tài chính của Xí nghiệp vật tư chế biến lương thực là rất quan trọng. Bảng 2.4 Bảng cân đối kế toán của XN qua các năm. ĐVT : Triệu đồng. 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tài sản CL % CL % A.TS NGẮN HẠN 116.141 136.078 802 0,7 19.93 17,2 115.339 7 I. Tiền 4.319 4.519 5.718 200 4,6 1.199 26,5 II. Khoản phải thu 32.323 32.001 31.228 -322 -0,99 -773 -2,4 III. Hàng tồn kho 76.317 56.317 64.401 -2000 -26,2 8084 14,4 IV. TSNH khác 2.379 3.503 1.730 1.124 47,2 -50,6 B. TS DÀI HẠN 1.475 1350 1.575 -125 -8,5 13,4 I.TSCĐ II. Chi phí trả trước TÔNGT TÀI SẢN NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 1.409 66 116.791 1470 120 117.617 125 66 120.809 54 825 4,7 81,8 0,7 118.145 119.497 125.139 1.352 I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. VỐN CSH I. Nguồn vốn, quỹ - Nguồn vốn KD 117.345 803 1.082 1.082 63 118.114 790 1.120 1.120 95 120.611 1.028 1.000 1.000 70 1,14 5.642 6,7 -1,6 3,5 3,5 50,8 -LN chưa phân phối 1.018 II. Quỹ khác 0,054 TỔNG N VỐN 116.791 1.230 0,054 117.617 802 -13 38 38 32 7,1 4,1 2,7 4,7 2.467 2,1 238 30,1 -120 -10,7 -120 -10,7 -25 -26,3 1.020 212 20,8 -210 -17,1 0.054 0 0 0 0 120.809 825 0,7 3.192 2,7 (Nguồn : Phòng kế hoạch - kinh doanh) Nhận xét: 6 Về tài sản. 7 Trong ba năm 2005, 2006, 2007. Tổng tài sản của Xí nghiệp có xu hướng tăng lên. Năm 2006 so với 2005 tổng tài sản tăng 0,7 % thì năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 2,7 % tương đương với số tiền là 120.809 triệu đồng. 21 Về các tài sản chi tiết thì tài sản ngắn hạn chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản của Xí nghiệp và trừ dần qua các năm. Năm 2006/2005 là 0,7 % tương đương với 802 triệu đồng đến 2007 cộng số lên đến 19.937 chiếm 2,7%. Sự gia tăng của tài sản ngắn hạn là do sự tăng lên của tiền, tiền tương đương và hàng tồn kho qua các năm. 22 Tài sản dài hạn năm 2006 có giảm so với 2005 là 8,5% nhưng đến 2007 lại tăng lên là 23,4% tương đương 8 triệu đồng. Sở dĩ có sự gia tưng lên như vậy là do tài sản cố định của công ty có tăng qua các năm 2006/2005 là 4,7%, 2007/2006 là 7,1%. Xí nghiệp đã có sự đầu tư 1 số trang thiết bị máy móc cho việc kinh doanh. 7 Về nguồn vốn Nhìn chung, qua ba năm 2005, 2006, 2007 nguồn vốn của Xí nghiệp tăng ma nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của nguồn nợ phải trả. Năm 2006/2005 là 1.352 triệu đồng chiếm 1,14% nhưng đến 2007 tăng lên 5.642 triệu đồng chiém 4,7%. Có dự tăng lên như vậy là do sự tăng lên của Nợ ngắn hạn và dài hạn qua các năm. Bên cạnh đó thì vốn chủ sở hữu luôn biến động năm 2005/2006 vốn chủ sở hữu là 3,5% tương 38 triệu đồng, năm 2007/2006 giảm -10,7% Qua phân tích tình hình trên ta thấy hơn nguồn nợ phải trả. Xí nghiệp cần có kế hoạch sử dụng các nguồn vốn sao cho cân đối và hiệu quả. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp: 2.2.1 Cơ cấu kinh doanh mặt hàng. - Xí nghiệp vật tư chế biến lương thực là đơn vị trực thuộc Công ty Lương thực và công nghiệp thực phẩm Đà NẴng. Với những nhiệm vụ và chức năng của mình trong những năm qua Xí nghiệp đã tổ chứ tốt việc kinh doanh các mặt hàng lương thực, phân bón và nhóm vật tư khác. - Trong những năm gần đây, với phương châm lấy phân bón làm mặt hàng chủ đạo. Và đặc biệt qua sự kiện - Việt Nam gia nhập WTO nên trên thị trường có nhiều mặt hàng đa dạng chủng loại , mặc dù ảnh hưởng của thị trường và giá cả nhưng doanh thu của Xí nghiệp vẫn tăng cao. Hiện nay, Xí nghiệp đang có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, cung ứng đủ hàng, nhanh chóng để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bảng 2.5 Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của Xí nghiệp ĐVT: 1000đ ă 2005 2006 2007 ặ Doanh thu TT % Doanh thu TT % doanh thu TT % 1.Lương thực 11.117.726 6,6 12.054.705 7,6 6.987.541 4,6 2. Phân bón 157.396.011 93,1 145.732.568 92,1 143.525.464 95,2 3.Vật tư khác 591.827 0,3 468.527 0,3 321.217 0,2 TỔNG CỘNG 100 158.2 100 150.8 100 169.105.564 55.80 34.22 0 2 (Nguồn : Phòng kế hoạch – kinh doanh Cơ cấu mặt hàng trong mấy năm gần đây có nhiều biến động. Doanh thu nhóm hàng lương thực và vật tư khác có xu hướng giảm. Năm 2005 là 6,6% đến năm 2007 chỉ còn 5,8%. Các mặt hàng vật tư khác năm 2005 là 0,3% đến năm 2007 là 0,2%. Mặc dù mặt hàng lương thực và vật tư khác có phần giảm suốt nhưng mặt hàng phân bón chiếm tỉ trọng rất cao cụ thể là 2005 chiếm 93,1%, năm 2006 là 92,1% đến năm 2007 tăng 95,2%. Có sự gia tăng về mặt hàng phân bón nhưng trong những năm gần đây giá cả phân bón trên thị trường thế giới và trong nước bắt đầu giảm. Đồng thời, các doanh nghiệp phân bón phía Bắc và phía Nam nhập hàng về cảng Đà Nẵng cạnh tranh tiêu thụ nên sản lượng tiêu thụ mạnh. Trước tình hình đó, Ban Giám Đốc Xí nghiệp đã chủ đạo áp dụng nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn như tổ chức hội nghị khách hàng tại khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Qua đó, Xí nghiệp có thể nắm bắt được yêu cầu của khách hàng, cải tiến phương pháp làm việc và khắc phục sai sót trong hợp tác mua bán, củng cố lâu dài. Bên cạnh đó, hiện nay nước ta đang lâm vào tình trạng lạm phát cao, giá cả đắt đỏ, đồng tiền không đủ để mua hàng hoá mới nên việc nhập hàng về gặp khó khăn, có thể một số khách hàng đủ vốn sẽ không mua hàng nữa nên việc bán hàng ra có phần giảm suốt. Phân bón là mặt hàng chủ lực của Xí nghiệp, sự biến động doanh thu mặt hàng này có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu. Chính vì thế Xí nghiệp cần có biện pháp chú trọng và ưu tiên phát triển mặt hàng này. Bảng 2.6 Cơ cấu mặt hàng phân bón ĐVT: 1.000đồng. ặ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu TT Doanh thu TT % Doanh thu TT % % 1.Urê 87.764.197 55,8 69.853.071 47,9 60.311.702 42,0 2.NPK 29.552.844 18,8 40.449.278 27,8 45.254.589 31,5 3.Kali 14.657.927 9,3 12.307.499 8,4 12.485.971 8,6 4.DAP 21.962.302 14,0 17.520.071 12,0 20.881.679 14,5 5. Khác 3.458.741 2,2 5.602.944 3,8 4.591.523 3,2 TỔNG 157.396.011 100 145.732.568 100 143.525464 100 (Nguồn : Phòng kế hoạch – kinh doanh) Qua bảng cơ cấu mặt hàng phân bón ta thấy Urê là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số mặt hàng và mang lại doanh thu lớn cho Xí nghiệp. Do Urê là loại phân đạm được dùng để bón cho cây lúa nên sản lượng tiêu thụ lớn. Năm 2004 sản phẩm Urê Việt Nam do nhà máy đạm Phú Mỹ sản xuất đã có mặt trên thị trường và được chấp nhận với giá cả thấp hơn sản phẩm Urê nhập khẩu, người tiêu dùng đã chuyển sang dùng sản phẩm nội địa. Năm 2004 phân Urê đã có mặt trên thị trường đến năm 2005 thì mặt hàng này đã bán được rất nhều với doanh thu hơn 87 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55,8% đến năm 2006 là 47,9% và 2007 là 42,0%. Tiếp theo là NPK là một loại phân hỗn hợp chiếm tỷ trọng cao. Mấy năm trở lại đây, nghề trồng rau màu được người nông dân tiến hành trên diện rộng với các cây như: mía, đậu, bắp nên sản lượng tiêu thụ NPK cũng tăng lên năm 2005 18,8%, 2006 là 27,8%. Bên cạnh đó còn có mặt hàng DAP Korea, đây là mặt hàng có chất lượng rất tốt nhưng giá cả lại rất cao nên người tiêu dùng có xu hướng dùng sản phẩm NPK thay thế, vì thế mà tỷ trrọng mặt hàng này thấp hơn. Kaly là một loại phân dùng để hổ trợ cho cây luá chắc hạt và bón cây ăn trái trong thời kỳ ra hoa như cam , bưởi... Hiện nay, người nông dân được khuyến khích trồng cây ăn quả nên tỷ trọng mặt hàng này cũng cao, năm 2005 là 9,3% đến 2006 là 8,4%, bên cạnh đó còn có các mặt hàng như lân, NPK humic... là các loại phân bón cây trồng nhưng số lượng ít. Với cơ cấu mặt hàng phân bón đa dạng như trên nhưng trước tình hình cạnh tranh gay gắt và đặc biệt hơn là Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO nên hàng hoá trên thị trường cũng đa dạng. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đang lâm vào tình trạng lạm phát nên công tác tổ chức kinh doanh của Xí nghiệp ngày càng khó khăn, khó dự đoán nên dẫn đến lượng hàng bán ra ít. Vì vậy, doanh thu cũng biến động qua các năm cụ thể là năm 2005 là 157 tỷ đồng, năm 2006 là 145 tỷ đồng đến năm 2007 còn là 143 tỷ đồng. 2.2.2 Thị trường kinh doanh - Trong thời gian qua, Xí nghiệp vật tư chế biến lương thực đã không ngừng phấn đấu để đạt kết quả tốt và hoàn thành những chỉ tiêu được giao. Vì vậy, quy mô ngày càng được mở rộng, uy tín được nâng cao và thị trường tiêu thụ hàng hoá ngày càng nhiều chủ yếu ở khu vực miền Trung. -Về lương thực, thị trường chủ yếu là ở Đà Nẵng hầu hết bán cho bộ đội biên phòng vùng 3 Hải Quân, trung đoàn 83 và các đơn vị khác trong thành phố Đà Nẵng. Việc quan trọng nhất là Xí nghiệp tổ chức tiêu thụ các mặt hàng phân bón tại các thị trường trọng điểm vì đây là mặt hàng chủ lực. Doanh thu từ mặt hàng phân bón tại hai thị trường Đà Nẵng và Quảng Nam rất lớn, đặc biệt là ở Quảng Nam. Đây là thị trường có khả năng tiêu thụ khối lượng lớn các mặt hàng phân bón vì ở Quảng Nam đa số người dân sống bằng làm nông nghiệp. - Mặt hàng chủ yếu là Urê, Kaly,DAP. Thị trường này có thế mạnh là gần cảng Đà Nẵng nên có thể mua hàng với giá ưu đãi hơn các vùng khác như: Cảng Sài Gòn, Cảng Qui Nhơn, Hải Phòng. Một thị trường cần được chú trọng là thị trường Quảng Ngãi, tỉnh này đang được sự đầu tư của chính phủ về nông lâm nghiệp như dự án trồng rừng 327, đặc biệt ở đây có trồng cây mía đường nên doanh thu mang lại rất cao. - Thị trường Bình Định: Nằm gần cảng Qui Nhơn, phần lớn khách hàng mua phân bón tại cảng này và vận chuyển về với cước phí thấp hơn tại cảng Đà Nẵng. Khi thiếu hàng thì khách hàng tìm đến Xí nghiệp mua với số lượng ít. - Thị trường Quảng Bình và Huế là thị trường truyền thống của Xí nghiệp, thông qua đội ngũ đứng cánh hàng hoá được bán và chuyển đến cho khách hàng hoặc khách hàng có thể liên hệ trực tiếp bằng điện thoại để mua. Tiền thanh toán có thể giao cho cán bộ đứng cánh của Xí nghiệp hoặc trả bằng chuyển khoản tuỳ theo khách hàng. Ngoài ra, Xí nghiệp còn có các thị trường khác như Quảng Trị, Vinh, Hà Tĩnh, Nghệ An... - Việc duy trì hoạt động tại tất cả các thị trường sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp được vận hành tốt. Xí nghiệp cần có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa để mở rộng sang các thị trường khác. Bảng 2.7. Tình hình tiêu thụ phân bón trên từng khu vực ĐVT: (1000đ) ịườ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu TT(%) Doanh thu TT(%) Doanh thu TT(%) Đà Nẵng 40.022.152 25,4 42.621.500 29,2 28,0 40.123. 456 Quảng Nam 59.380.527 37,7 60.032.699 41,2 58.732.105 40,9 Quảng Ngãi 20.512.672 13,0 13.196.004 9,1 15.275.000 10,6 Bình Định 10.821.011 6,9 9.070.267 6,2 10.102.770 7,03
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng