Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Biện pháp nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5...

Tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5

.PDF
98
71
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - - -   - - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5 Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. VÕ THỊ BẢY Sinh viên thực hiện : LÊ HỒNG THUY Lớp : 14STH Đà Nẵng, tháng 1/2018 1 MỤC LỤC 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4 3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 6. Giả thuyết khoa học..................................................................................... 5 7. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 6 Chƣơng 1 ........................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 6 1.1 Cở lí luận................................................................................................... 6 1.1.1 Khái quát chung về năng lực ............................................................... 6 1.1.1.1 Khái niệm năng lực .......................................................................... 6 1.1.1.2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh tiểu học ......................... 7 1.1.1.3. Năng lực kể chuyện của học sinh tiểu học ..................................... 11 1.1.1.4. Năng lực kể chuyện của học sinh tiểu học ..................................... 13 1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học ....................................... 14 1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 ......................................... 14 1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 5 .......................................... 14 1.1.3. Một số vấn đề về phân môn Kể chuyện ............................................ 15 1.1.3.1. Mục tiêu của phân môn Kể chuyện ................................................ 15 1.1.3.2. Vị trí của phân môn Kể chuyện ...................................................... 15 1.1.3.3. Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ............................................... 16 1.1.3.4. Các dạng bài kể chuyện ................................................................. 17 1.1.3.5. Các phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện ........................... 18 2 1.1.3.6. Cấu trúc chương trình phân môn Kể chuyện ở lớp 5 ..................... 28 1.2. Thực trạng năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5 ................................. 33 1.2.1. Khái quát về quá trình khảo sát điều tra thực trạng ........................... 33 1.2.1.1. Mục đích điều tra .......................................................................... 33 1.2.1.2. Nội dung điều tra........................................................................... 34 1.2.1.3. Phương pháp điều tra .................................................................... 34 1.2.1.4. Kết quả điều tra ............................................................................. 34 Chƣơng 2 ......................................................................................................... 50 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN ...................... 50 NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5.... 50 2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................. 50 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học .......... 50 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ................................................... 50 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính sƣ phạm .................................................... 50 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực của học sinh ................................ 51 2.2. Các biện pháp dạy học môn Kể chuyện nhằm nâng cao năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5 ............................................................................. 51 2.2.1. Tạo hứng thú kể chuyện cho học sinh ............................................... 51 2.2.2. Hƣớng dẫn học sinh đọc, cảm thụ câu chuyện .................................. 60 2.2.3. Hƣớng dẫn học sinh xác định đúng giọng điệu cơ bản của câu chuyện ................................................................................................................... 62 2.2.4. Hƣớng dẫn học sinh lựa chọn lời kể phù hợp với nội dung câu chuyện ................................................................................................................... 63 2.2.5. Hƣớng dẫn học sinh kể chuyện kết hợp với cử chỉ, ngữ điệu, điệu bộ phù hợp ...................................................................................................... 65 2.2.5.1. Hướng dẫn học sinh kể chuyện kết hợp với ngữ điệu ..................... 65 2.2.5.2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện kết hợp với cử chỉ, điệu bộ............ 66 2.2.6. Yêu cầu nghe và ghi nhớ câu chuyện ................................................ 67 Chƣơng 3 ......................................................................................................... 69 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................................... 69 3 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 69 3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ........................................................................... 69 3.3. Chuẩn bị thực nghiệm ............................................................................ 69 3.3.1. Nội dung thực nghiệm ...................................................................... 69 3.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm ................................................................ 69 3.3.3. Tiêu chí thực nghiệm ........................................................................ 69 3.4. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................... 70 3.5. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 71 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 78 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 79 4 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT STT Nội dung Từ viết tắt 1 Sách giáo khoa SGK 2 Tâm lí học TLH 3 Nhà xuất bản NXB 4 Giáo viên GV 5 Phƣơng pháp PP 6 Đối chứng ĐC 7 Thực nghiệm TN 5 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất với cô giáo hƣớng dẫn: Thạc sĩ Võ Thị Bảy, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng đã trang bị kiến thức, tận tình chỉ bảo em trong ba năm học. Cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn trong lớp 14STH đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng nhƣng vì kinh nghiệm cũng nhƣ năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018 Sinh viên thực hiện Lê Hồng Thuy 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay đòi hỏi những con ngƣời có đủ năng lực, trí tuệ để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Chính vì vậy, nâng cao chất lƣợng giáo dục là nhiệm vụ hang đầu cần đƣợc quan tâm và đầu tƣ nhiều hơn. Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, có thể nói bậc Tiểu học đóng vai trò là nền tảng ban đầu vô cùng cần thiết nên cần được chú trọng, chăm lo để các em có vốn kiến thức vững chắc làm cơ sở cho những bậc học sau. Chƣơng trình ở tiểu học bao gồ nhiều phân môn khác nhau, trong đó môn Tiếng Việt là một trong hai môn chủ đạo. Việc dạy học môn Tiếng Việt ở trƣờng tiểu học với tƣ cách là dạy tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề đƣợc quan tâm chú ý. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và phát triển tƣ duy, giúp các em thành thạo bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết – điều kiện và phƣơng tiện cần thiết để học tập và giao tiếp. Ở Việt Nam, Tiếng Việt chiếm 40% trong chƣơng trình Tiểu học. Điều này chứng tỏ đây là môn học có vị trí vô cùng quan trọng, là cơ sở để học sinh có thể giao tiếp và học tập các môn khác. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện nói chung và phân môn Kể chuyện lớp 5 nói riêng là một nội dung mà học sinh yêu thích. Nó có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng tiếng Việt, giáo dục hình thành nhân cách, đem lại cảm xúc thẩm mỹ, niềm vui thỏa mãn nhu cầu nghe kể của học sinh. Ngoài ra, phân môn Kể chuyện còn góp phần phát triển tƣ duy, nâng cao năng lực cảm thụ văn học, làm giàu thêm vốn sống cho các em. Hơn nữa, những câu chuyện đó có tác dụng giáo dục đạo đức hết sức nhẹ nhàng về tình yêu gia đình, bạn bè, thầy cô, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc phù hợp đặc điểm tâm sinh lí các em. Do đó, để đáp ứng đƣợc mục tiêu của dạy học phân môn Kể chuyện và môn Tiếng Việt nói riêng, giáo viên phải có đƣợc năng lực kể chuyện tốt. Bởi khi dạy học môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Kể chuyện, giáo viên là ngƣời 1 kể mẫu, sau đó hƣỡng dẫn, chỉnh sửa lại cách kể chuyện cho học sinh. Thông qua cách kể mẫu của giáo viên, học sinh nắm đƣợc cách kể chuyện một cách hấp dẫn cùng với sự biểu hiện của các yếu tố phi ngôn ngữ, sâu xa hơn là hình thành và phát triển ở các em năng lực cảm thụ văn học. Tuy nhiên, năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5 vẫn chƣa đáp ứng đƣợc các mục tiêu do phân môn Kể chuyện đặt ra. Giáo viên còn lúng túng, chƣa ý thức đƣợc đúng tầm quan trọng của phân môn, chƣa phát huy hết khả năng trong việc tiếp cận các phƣơng pháp, hình thức dạy học mới. Bên cạnh đó còn một số vấn đề liên quan đến ngƣời học. Chính vì vậy, để đáp ứng đƣợc những mục tiêu của phân môn, phát huy đƣợc ở học sinh những năng lực cần thiết, nâng cao chất lƣợng giáo dục thì việc nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5 là điều cấp thiết. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5” để tìm hiểu, nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đọc và kể chuyện văn học là một loại hình nghệ thuật đã có từ lâu đời. Nó xuất hiện cả trwosc khi con ngƣời tìm ra chữ viết. Điều này đƣợc chứng minh bằng một kho tàng văn học khổng lồ mà các bậc tiền nhân để lại cho chúng ta. Kể chuyện đã ddwwocj đƣa vào chƣơng trình giảng dạy trong trƣờng tiểu học. Nó đã đƣợc các em đón nhận rất hào hứng vì đây là một môn học lí thú. Tuy nhiên để giảng dạy tốt phân môn, ngƣời giáo viên cần có những hiểu biết một số các lí luận cơ bản về phƣơng pháp và kĩ thuật dạy phân môn này. Xuất phát từ những yêu cầu trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này. Đầu tiên trong số đó, chúng ta phải nhắc đến là quyển “Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” của MK Bogliuxkaia.V.V. Sepstenkô do Lê Đức Mẫn dịch. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến ba vấn đề lớn là: nghệ thuật đọc văn học và những thủ thuật khi đọc, kể chuyện văn học và phƣơng pháp đọc, kể chuyện văn học cho học sinh. Bàn về nghệ thuật đọc văn học, tác giả chủ yếu nói đến tầm quan trọng của nghệ thuật đọc văn học: “Nhiệm vụ của ngƣời đọc là giúp cho ngƣời nghe nhìn thấy cái đã nghe đƣợc, làm cho những bức tranh và 2 những hình ảnh tƣơng ứng nổi lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tình cảm và cảm xúc nhất định”. Bàn về thủ thuật đọc, ông phân tích một số thủ thuật cơ bản sau: thanh điệu cơ bản, ngữ điệu, tính logic trong đọc truyện, cách ngắt giọng, nhịp điệu, cƣờng độ của giọng và tƣ thế, nét mặt, cử chỉ. Trong cuốn “Dạy học Kể chuyện ở trường tiểu học” (NXB Giáo dục 2006) của Chu Huy, theo tác giả, nhu cầu kể chuyện của học sinh tiểu học là rất lớn. Ngoài việc xác định vị trí, nhiệm vụ rất quan trọng của phân môn Kể chuyện, ông còn đề ra phƣơng pháp và kĩ thuật lên lớp với những bài soạn mẫu rất cụ thể. Các tác giả Lê Phƣơng Nga và Nguyễn Trí trong giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2” đã đề cập đến vấn đề phƣơng pháp dạy học Kể chuyện các tác giả đã vạch ra mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc dạy học Kể chuyện. Đồng thời, các tác giả cũng đã xây dựng cách thức tổ chức cũng nhƣ các hoạt động chủ yếu trong tiết Kể chuyện. Đặc biệt, các tác giả đã nhấn mạnh đến việc rèn kĩ năng nghe và kể cho học sinh. Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn “Luyện tập văn kể chuyện ở tiểu học” (NXB Giáo dục 2001) đã đƣa ra các phƣơng pháp chung đối với từng kiểu bài kể chuyện và phần luyện tập gắn với từng đề bài cụ thể, những hình thức kể chuyện khác nhau… Nhƣ vậy, có thể nói, đã có nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu vấn đề dạy học phân môn Kể chuyện trong chƣơng trình tiểu học. Nhƣng hầu hết các tác giả mới chỉ đề cập đến phƣơng pháp dạy học phân môn Kể chuyện nói chung, trình là tiền đề lý luận để chúng tôi có thể kế thừa và xác định hƣớng đi đúng cho công trình nghiên cứu của đề tài. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu thực tiễn nhằm đề xuất biện pháp nâng cao năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5, nhằm bồi dƣỡng cho các em có đƣợc những kĩ thuật kể chuyện góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học phân môn Kể chuyện nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cở sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích, đề tài đề ra các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5 trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp dạy học phân môn Kể chuyện nhằm nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Quá trình dạy và học phân môn Kể chuyện của giáo viên và học sinh lớp 5 trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Giáo viên dạy khối lớp 5 và học sinh lớp 5 trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. - Về nội dung nghiên cứu: Năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở về mặt tâm lý học, nội dung dạy học và những vấn đề lí luận có liên quan đến nội dung dạy – học phân môn Kể chuyện ở tiểu học. - Nghiên cứu thực tế: Điều tra thực trạng năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5 bằng cách sử dụng phiếu anket và dự giờ các tiết dạy học kể chuyện của học sinh lớp 5 trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. - Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh khi các em kể chuyện nhằm tìm hiểu khả năng diễn đạt, mức độ nắm vững nội dung câu chuyện cũng nhƣ những cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, sự tự tin của các em khi kể chuyệnn và quan sát giờ dạy phân môn Kể chuyện. 4 - Thực nghiệm sư phạm: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học. - Hệ thống các phương pháp liên ngành khác: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn kết hợp với các phƣơng pháp liên ngành khác nhƣ: Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp; so sánh – đối chiếu; thống kê – mô tả. 6. Giả thuyết khoa học Nếu việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5 đạt đƣợc hiệu quả cao sẽ là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chƣơng 2: Biện pháp nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5 Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 5 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cở lí luận 1.1.1 Khái quát chung về năng lực 1.1.1.1 Khái niệm năng lực Trong TLH, năng lực là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu tích cực. Theo Từ điển tâm lí học của Nguyễn Văn Lí và Lê Quang Sơn: các vấn đề về năng lực có lịch sử nghiên cứu từ lâu và cho đến nay còn chƣa giải quyết đến tận cùng. TLH về năng lực có thể chia thành các lĩnh vực sau: 1.TLH phát triển năng lực, 2. Tâm – sinh học phát triển năng lực, 3. TLH đại cƣơng năng lực, 4. TLH sai biệt năng lực, 5. TLH chuẩn đoán năng lực. Trong TLH hiện đại, năng lực đƣợc xác định nhƣ các đặc điểm tâm lý – cá thể quyết định sự thành công việc thực thi hoạt động hoặc một loạt hoạt động, không đem lại tri thức về thói quen, kỹ xảo nhƣng đảm bảo sự dễ dàng và nhanh chóng việc học những phƣơng thức và các thủ pháp mới về hoạt động. Trong đề tài chúng tôi sử dụng khái niệm năng lực của Nguyễn Quang Uẩn: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả” [14]. Cấu trúc của năng lực: Năng lực bao gồm những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt. Trong đó, năng lực là tổ hợp độc đáo những thuộc tính của cá nhân, là sự kết hợp của nhiều thuộc tính cá nhân với nhau. Những thuộc tính của cá nhân bao gồm cả những đặc điểm tâm lí (tƣ duy, trí tuệ, các đặc điểm của trí nhớ, chú ý, tƣởng tƣợng, cảm xúc,…) và có những đặc điểm giải phẫu sinh lí (những đặc điểm của hệ thần kinh, cơ bắp…). Có thể nói gần nhƣ toàn bộ thuộc tính của cá nhân đều giúp cá nhân thực hiện hoạt động. Nói nhƣ vậy không có nghĩa năng lực là toàn bộ những thuộc tính của cá nhân mà chỉ có những thuộc tính phù hợp với yêu cầu của hoạt động và trực tiếp góp phần làm cho hoạt động đó đạt kết quả cao. 6 Năng lực có mối quan hệ chặt chẽ với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Để phát triển một năng lực nào đó thì con ngƣời cần có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Nhƣng cũng cần nhớ rằng, năng lực chỉ có quan hệ chặt chẽ với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chứ không phải là một. Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chƣa phải là đã có năng lực. Trong cấu trúc của năng lực có mặt cả các phẩm chất tâm lí cá nhân nhƣ cá đức tính, thái độ, cảm xúc, tính cách,… Giống với cấu trúc trên, trong công trình nghiên cứu “Acompetency – Based model for developing human resource professionals”, (2005) để xƣớng một mô hình có tính công cụ trong xác định cấu trúc của năng lực cụ thể. Năng lực cụ thể (tiếng anh – competency) hay năng lực thực hiện, còn đƣợc gọi là năng lực chuyên môn nghề nghiệp hoặc năng lực hành nghề, đƣợc cấu trúc từ 3 thành phần và cũng đƣợc thể hiện qua bộ 3 các tiêu chí. Đó là 1) kiến thức (knowledge), 2) kỹ năng (skill), 3) các phẩm chất cá nhân (Traits). 1.1.1.2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh tiểu học a. Năng lực tự quản, tự phục vụ Thực hiện đƣợc một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân nhƣ vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập nhƣ chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của GV, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc. b. Năng lực giao tiếp - Bƣớc đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu đƣợc vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trƣớc khi giao tiếp. - Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra đƣợc bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tƣợng giao tiếp. - Diễn đạt ý tƣởng một cách tự tin; thể hiện đƣợc biểu cảm phù hợp với đối tƣợng và bối cảnh giao tiếp. c. Năng lực hợp tác 7 - Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi đƣợc giao các nhiệm vụ; xác định đƣợc loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp. - Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu đƣợc các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá đƣợc hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công. - Nhận biết đƣợc đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng nhƣ kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp. - Chủ động và gƣơng mẫu hoàn thành phần việc đƣợc giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt đƣợc, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm. d. Năng lực tự học - Xác định đƣợc nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt đƣợc mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện. - Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn đƣợc các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở SGK, sách tham khảo, internet; lƣu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cƣơng chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính; tra cứu tài liệu ở thƣ viện nhà trƣờng theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập. - Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của ngƣời khác khi gặp khó khăn trong học tập. e. Năng lực giải quyết vấn đề 8 - Phân tích đƣợc tình huống trong học tập; phát hiện và nêu đƣợc tình huống có vấn đề trong học tập. - Xác định đƣợc và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất đƣợc giải pháp giải quyết vấn đề. - Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. f. Năng lực sáng tạo - Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tƣợng; xác định và làm rõ thông tin, ý tƣởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. - Hình thành ý tƣởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận đƣợc về các giải pháp đề xuất. - Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào tình huống tƣơng tự với những điều chỉnh hợp lý. - Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác. g. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Sử dụng đƣợc các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lƣu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng. - Xác định đƣợc thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm đƣợc thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập đƣợc và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống. h. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 9 - Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày đƣợc nội dung chủ đề thuộc chƣơng tŕnh học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ƣa thích; viết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn; - Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng đƣợc thể hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa; phân tích đƣợc cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều kiện. i. Năng lực tính toán - Sử dụng đƣợc các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kĩ năng về đo lƣờng, ƣớc tính trong các tình huống quen thuộc. - Sử dụng đƣợc các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các số và của các hình hình học; sử dụng đƣợc thống kê toán học trong học tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tƣợng, trong môi trƣờng xung quanh, nêu đƣợc tính chất cơ bản của chúng. - Hiểu và biểu diễn đƣợc mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống học tập và trong đời sống; bƣớc đầu vận dụng đƣợc các bài toán tối ƣu trong học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số yếu tố của logic hình thức để lập luận và diễn đạt ý tƣởng. - Sử dụng đƣợc các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụng đƣợc máy tính cầm tay trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày; bƣớc đầu sử dụng máy vi tính để tính toán trong học tập. Từ các phẩm chất và năng lực chung, mỗi môn học xác định những phẩm chất, và năng lực cá biệt và những yêu cầu đặt ra cho từng môn học, từng hoạt động giáo dục. 10 1.1.1.3. Năng lực kể chuyện của học sinh tiểu học a. Khái niệm kể chuyện Hiện nay có nhiều tác giả định nghĩa về kể chuyện nhƣ sau: Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Kể là nói có đầu có đuôi cho ngƣời khác biết”. Theo tác giả Đào Ngọc – Nguyễn Quang Ninh: “Kể chuyện là hình thức trình bày lại câu chuyện bằng lời kể một cách hấp dẫn, sáng tạo, giàu ngữ điệu và có sự phối hợp diễn xuất qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của ngƣời kể một cách tự nhiên”. Theo “Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học II” của GS.TS Lê Phương Nga: Khi ở vị trí một thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau: - Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình kịch) – còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết. - Chỉ tên một phƣơng nói trong diễn giảng. - Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn. - Chỉ tên một phân môn đƣợc học ở các lớp trong trƣờng tiểu học. Ở phạm trù ngữ nghĩa a) văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc trong tiểu thuyết. Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của truyện. Đặc trƣng cơ bản của truyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng. Ở phạm trù ngữ nghĩa b) kể chuyện là một phƣơng pháp trực quan sinh động bằng lời nói. Khi cần thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của ngƣời nghe, ngƣời ta cũng xen kẽ phƣơng pháp kể chuyện. Với các môn khoa học tự nhiên, kể chuyện thƣờng đƣợc dùng trong phần kể về tác giả, miêu tả quá trình phát minh, sáng chế, quá trình phản ứng hóa học… Ở phạm trù ngữ nghĩa “văn kể chuyện” là một loại văn mà học sinh phải đƣợc luyện tập diễn đạt bằng miệng hoặc bằng viết thành bài theo những quy tắc nhất định. Vì tính chất phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại hình văn miêu tả, văn nghị luận 11 Ở phạm trù ngữ nghĩa d) kể chuyện là một môn học ở các lớp tiểu học trƣờng phổ thông. Có nguời hiểu đơn giản kể chuyện chỉ là kể chuyện dân gian, kể chuyện cổ tích. Thực ra không hẳn nhƣ vậy, kể chuyện ở đây bao gồm việc kể nhiều loại truyện khác nhau, kể cả truyện cổ và kể truyện hiện đại, nhằm mục đích giáo dƣỡng, giáo dục, rèn kĩ năng nhiều mặt của một con ngƣời. Sở dĩ có thể xác định “kể chuyện” là một thuật ngữ vì nó có một kết cấu âm tiết ổn định, một phạm trù ngữ nghĩa (còn gọi là khái niệm) nhất định. Lâu nay, thuật ngữ kể chuyện vẫn đƣợc dùng với ý nghĩa kể một câu chuyện bằng lời, kể cả câu chuyện có hình thức hoàn chỉnh, đƣợc in trên sách báo. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhƣng các tác giả vẫn có quan điểm chung về khái niệm kể chuyện. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm kể chuyện của tác giả Đào Ngọc – Nguyễn Quang Ninh: “Kể chuyện là hình thức trình bày lại câu chuyện bằng lời kể một cách hấp dẫn sáng tạo giàu ngữ điệu và có sự phối hợp diễn xuất qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của người kể một cách tự nhiên”. b. Vai trò của năng lực kể chuyện đối với học sinh tiểu học b1. Kể chuyện là cơ sở để học sinh cảm thụ tác phẩm văn học Bằng cách thể hiện giọng kể, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ khi kể chuyện, ngƣời nghe nhƣ lôi cuốn vào câu chuyện của các em, cảm nhận đƣợc những sắc thái, tình cảm của các hình tƣợng trong câu chuyện ấy. Nhƣng nêu mất đi những yếu tố đó, câu chuyện trở nên nhàm chán, gây mất hứng thú cho ngƣời nghe. Do đó, hoạt động kể chuyện của học sinh là một trong những phƣơng tiện giúp các em cảm thị tác phẩm văn học một cách tốt nhất, trong đó, ngƣời giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. b2. Kể chuyện là phƣơng tiện giáo dục đạo đức và thẩm mỹ Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cho các em cảm nhận đƣợc những cái hay, cái đẹp trong tự nhiên và cuộc sống hằng ngày và cả trong nghệ thuật. Khi kể chuyện, ngƣời ta thƣờng sử dụng những lời hay ý đẹp, ngôn ngữ sinh động, khúc chiết phù hợp với ngữ cảnh. Chính vì vậy, để kể chuyện tốt, truyền đạt đƣợc những thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm đến các em, 12 ngƣời giáo viên cần sử dụng từ ngữ chuẩn xác kết hợp với cử chỉ điệu bộ phù hợp để truyền tải một cách sinh động nhất có thể. Thông qua việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong câu chuyện, các em thêm yêu quý các hình tƣợng, nhân vật, từ đó, hình thành trong các em những cảm xúc thẩm mỹ tích cực, bồi dƣỡng tâm hồn và hình thành những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp. Từ việc giáo viên kể cho các em nghe những câu chuyện, khơi gợi trong các em trí tƣởng tƣợng phong phú, mở ra cho các em một chân trời rộng lớn với bao cảnh vật thiên nhiên phong phú, sinh động, gần gũi và thân thộc. Tiếp xúc với những câu chuyện cổ tích, các em đƣợc học thêm những bài học làm ngƣời, đối nhân xử thế. Các em thêm yêu các nhân vật trong truyện, đồng cảm với những số phận đáng thƣơng, hƣớng các em đến cái đẹp, cái thiện trong mỗi câu chuyện. b3. Phát triển tính tích cực sáng tạo cho học sinh Kể chuyện cũng góp phần phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh. Để có thể kể lại đƣợc câu chuyện, các em phải hóa thân vào các nhân vật trong câu chuyện, biết đƣợc mình sẽ kể những gì, lựa chọn ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ phù hợp để diễn đạt chúng. Nhƣ vậy, học sinh không chỉ đơn thuần là ngƣời kể lại câu chuyện mà còn là ngƣời nghệ sĩ “phiên dịch” tác phẩm bằng chính lời kể của mình. Điều này đòi hỏi sự nổ lực tích cực sáng tạo ở các em. Vì vậy, giáo viên cần tạo mội điều kiện để khơi gợi tiềm năng sáng tạo ở các em. 1.1.1.4. Năng lực kể chuyện của học sinh tiểu học - Sau khi nghe thầy/cô giáo kể 2, 3 lần một câu chuyện phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi, các em phải nắm đƣợc nội dung chính của câu chuyện và dựa vào trí nhớ, vào các tranh minh họa trong SGK, các câu hỏi dƣới tranh, kể lại đƣợc từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Hình thành cho các em kĩ năng độc thoại và hội thoại. Trong độc thoại có thêm yêu cầu học sinh kể bằng lời của mình, kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật, kể thêm nhiều chi tiết sáng tạo. Trong hội thoại có thêm yêu cầu 13 dựng lại câu chuyện đã học theo vai, sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…). - Học sinh phải có kĩ năng tìm kiếm truyện để kể lại các truyện đã nghe, đã đọc. Học sinh còn phải kể lại đƣợc câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. 1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học 1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 a. Về tƣ duy Tƣ duy của trẻ mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, mang tính hình thức, chủ yếu dựa vào đặc điểm trực quan của đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Nhƣng nhờ ảnh hƣởng của việc học tập, đến giai đoạn lớp 4, 5, học sinh tiểu học dần chuyển từ nhận thức các mặt bên ngoài của sự vật, hiện tƣợng đến nhận thức các thuộc tính bên trong và dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tƣợng. Điều này tạo khả năng hình thành những so sánh, khái quát đầu tiên, xây dựng những suy luận sơ đẳng ở học sinh. Trên cơ sở đó, các em dần dần học tập đƣợc các khái niệm, quy tắc khoa học. Hoạt động phân tích tổng hợp ở học sinh lớp 4, 5 đang dần phát triển. Các em có thể phân tích đối tƣợng mà không cần hành động thực tiễn với đối tƣợng đó nhƣ học sinh lớp 1, 2. b. Về trí nhớ Đối với học sinh lớp 4, 5, các em đang chuyển dần từ trí nhớ trực quan sinh động sang trí nhớ từ ngữ, logic. “Thực nghiệm về trí nhớ cho thấy nếu học sinh tiểu học ghi nhớ một tài liệu mà biết trƣớc tài liệu cần cho thời gian sắp tới thì tài liệu đó sẽ đƣợc ghi nhớ lâu hơn, nhanh hơn và chính xác hơn”. 1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 5 Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh mẽ về ngữ âm, từ ngữ, và ngữ pháp. Về ngôn ngữ viết, các em đã nắm đƣợc một số quy tắc cơ bản khi viết, tuy nhiên, các em còn viết sai ngữ pháp. Vốn từ của các em đã ngày càng phong phú, chính xác và giàu hình ảnh. Điều này có đƣợc là nhờ sự tham gia nhiều hoạt động, tiếp xúc rộng rãi với những ngƣời xung quanh và đƣợc tiếp thu tri thức qua các môn học. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan