Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp nâng cao năng lực chạy bền trong tiết học thể dục cho học sinh khối 8....

Tài liệu Biện pháp nâng cao năng lực chạy bền trong tiết học thể dục cho học sinh khối 8.

.DOC
17
407
143

Mô tả:

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI   - Tên đề tài: BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHẠY BỀN TRONG TIẾT HỌC THỂ DỤC CHO HỌC SINH KHỐI 8. - Họ tên GV thực hiện: NGUYỄN THIẾT HÙNG - Đơn vị công tác: Trường THCS Bàu Năng, Huyện Dương Minh Châu. 1/ Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua khả năng của học sinh khối 8 chưa nhận thức và tích cực thực hành môn chạy bền trong giờ học chính khóa và ngoại khoá. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo trong việc nâng cao năng lực thực hiện chạy bền trong giờ học của học sinh khối 8 THCS là vấn đề quan trọng, rất cần thiết hiện nay. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện cho đất nước theo xu thế hội nhập. 2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng là học sinh lớp 8A1, 8A2 năm học 2010-2011 của trường THCS Bàu Năng, Huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. -Thông qua phương pháp nghiên cứu lý luận, thực nghiệm sư phạm, phân tích tổng hợp, sử dụng tài liệu chuyên môn, cùng với kinh nghiệm thực tế giảng dạy học sinh khối 8 và ứng dụng phương pháp đổi mới, để thực hiện đề tài. 3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới: Các biện pháp nâng cao năng lực chạy bền phù hợp lứa tuổi học sinh THCS, có hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu và thực hiện tốt bài tập. Phân nhóm sức khoẻ cho học sinh luyện tập, tăng cường độ buổi tập giúp học sinh duy trì, tăng cường và phát triển thể lực. Ngoài ra còn giúp các em phát huy được tính tích cực-tự giác, sáng tạo, chủ động luyện tập chạy bền. 4/ Hiệu quả áp dụng: Qua nghiên cứu áp dụng đề tài trên trong năm học 2010-2011, ở học sinh khối 8 trong trường THCS Bàu Năng, đã đạt được hiệu quả cao, chất lượng môn chạy bền được nâng cao hơn, học sinh nhận thức và tích cực - chủ động thực hành môn chạy bền. 5/ Phạm vi áp dụng: Đề tài này là vấn đề thật sự cần thiết hiện nay, có thể triển khai áp dụng chung cho học sinh khối 8 THCS trong toàn tỉnh. Người thực hiện Nguyễn Thiết Hùng 0 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Điền kinh là môn thể thao phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, luôn được coi là phương tiện cơ bản, quan trọng trong giáo dục thể chất ở trường học. Trong điền kinh, chạy bền là nội dung rèn luyện ý chí, rèn luyện sức bền và phát triển thể chất cho học sinh THCS. Đây là nội dung tập luyện tương đối đơn điệu, khô cứng, động tác đơn thuần lặp lại, mà đòi hỏi người học phải vận động nhiều, làm cho người học dễ nhàm chán và đôi lúc không đảm bảo lượng vận động cần thiết để phát triển sức bền. Ở học sinh có sức khoẻ yếu, và một số học sinh ngại hoạt động chạy bền, đến khi kiểm tra lại cố quá sức, nên dễ xảy ra hiện tượng quá mệt hay choáng ngất. Tuy nhiên luyện tập chạy bền thường xuyên, liên tục sẽ mang lại cho con người một sức khoẻ tốt duy trì và tăng cường thể lực, phòng chống các bệnh về về tim mạch, hô hấp… Do tác dụng to lớn của chạy bền đối với việc rèn luyện sức khoẻ cho con người nói chung, cho thanh thiếu niên học sinh nói riêng, nên chạy bền là bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục thể chất cho học sinh THCS. Để phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động luyện tập của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học môn chạy bền trong trường THCS, đồng thời tuyển chọn học sinh thành tích cao tham gia Hội Khỏe Phù Đổng ngành Giáo dục hàng năm. Tôi mạnh dạn chọn đề tài:” Biện pháp nâng cao năng lực chạy bền trong tiết học thể dục học sinh khối 8” mà tôi dã rút kinh nghiệm vài năm gần đây trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy cho môn học giáo dục thể chất trong trường THCS. 2. Mục đích nghiên cứu: Qua thực hiện đề tài: “Biện pháp nâng cao năng lực chạy bền trong một tiết học Thể dục cho HS khối 8 trường THCS bàu Năng, nhằm phát triển thể lực và nâng cao chất lượng dạy học ở môn Thể dục” qua đó giúp cho các em HS tập luyện một cách tự giác, rèn luyện ý chí, sự kiên trì, rèn luyện sức bền, phát huy được tính tích cực tự giác, sáng tạo, chủ động luyện tập thường xuyên. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp nâng cao năng lực chạy bền học sinh đang học lớp 8A1 và 8A2, trong trường THCS Bàu Năng, Huyện Dương Minh Châu, năm học 2010-2011. 4. Phương pháp nghiên cứu: Thông qua các phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp phân tích tổng hợp, sử dụng tài liệu chuyên môn, cùng với kinh nghiệm thực tế giảng dạy học sinh khối 8 nhiều năm qua, với kết quả và chất lượng học tập môn chạy bền, được ứng dụng phương pháp đổi mới theo chương trình thay sách, đạt hiệu quả cao nhiều năm, để thực hiện đề tài: “Biện pháp nâng cao năng lực chạy bền trong tiết học thể dục chính khoá học sinh khối 8”. 5. Giả thuyết khoa học: Do thực tế môn chạy bền ở những năm trước đây về thành tích của học sinh còn thấp, cho nên yêu cầu nâng cao năng lực chạy bền của học sinh phải được nâng dần cao hơn. Nhằm đạt thành tích ngày càng cao hơn của môn chạy bền trong các kỳ thi Hội Khỏe Phù Đổng vòng huyện, tỉnh và sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học cua môn chạy bền theo chương trình sách giáo khoa lớp Tám nhằm tăng cường thể lực phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, chủ động kiên trì tập luyện thường xuyên của học sinh để đạt thành tích tốt. 2 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: 1.1- Các văn bản chỉ đạo: Theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5-6-2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng nội dung kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. - Đại hội lần thứ VIII (1996) đã chi rằng: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản và vật chất cho xã hội. Tóm lại, bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thời kỳ nào thì sức khỏe cũng được quan tâm trên hàng đầu. Có sức khỏe con người mới lao động, học tập ... mới đem lại sự phát triển cho xã hội”. Ngày 24-3-1994 Ban Bí thư Trung Ương Đảng đã ra Chỉ thị số 36.CT/TW về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội”. Tham khảo các chỉ thị, công văn của Bộ và của Sở - Phòng Giáo dục và đào tạo về việc tiếp tục giảng dạy theo chương trình thay sách ở bộ môn thể dục, năm học 20102011. Căn cứ vào đặt điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ của học sinh khối 8 THCS. Căn cứ vào lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, y học thể dục thể thao, sách giảng dạy của giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách giáo khoa lớp 8, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, và theo chương trình đổi mới phương pháp dạy và học. 1.2- Các quan niệm khác: Trong xã hội đang phát triển nhanh, thêm cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt, thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy, tập dợt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học, mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục. Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. Dạy và học phát hiện, giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù phương pháp dạy học, nó đòi hỏi cải tạo nội dung, đổi mới cách tổ chức quá trình dạy học trong mối quan hệ thống nhất với phương pháp dạy học. 3 -Khuyến khích học sinh phát hiện và tự giải quyết vấn đề. Vấn đề cốt yếu của phương pháp này là thông qua quá trình gợi ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề. Các tình huống này có thể do giáo viên chủ động xây dựng, cũng có thể do logic kiến thức của bài học tạo nên. Cần trân trọng, khuyến khích những phát hiện của học sinh, tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh thảo luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân giúp học sinh tự giải quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh kiến thức. - Khái niệm về năng lực: là khả năng về thể lực của học sinh để giải quyết hoạt động chạy trong thời gian dài. -Chạy bền: Là nội dung rèn luyện sức bền với cự ly chạy thường từ 300m trở lên. Đây là nội dung tập luyện tương đối đơn điệu mà lại đòi hỏi người học phải vận động nhiều làm người học dễ nhàm chán, đôi lúc không đảm bảo được lượng vận động cần thiết để phát triển sức bền. - Nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức, rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, duy trì và tăng cường sức khỏe, thể lực cho học sinh lớp 8, nâng cao sức bền, tạo tính tự giác, tích cực, chủ động tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: Do thực tế qua kiểm tra môn chạy bền những năm trước đây của học sinh còn thấp. Do yêu cầu nâng cao năng lực thực hiện chạy bền của học sinh phải được nâng dần cao hơn, nhằm phát triển thể lực và đạt được thành tích ngày càng cao của môn chạy bền trong Hội Khoẻ Phù Đổng huyện, tỉnh. Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học môn chạy bền theo chương trình thay sách lớp 8, nhằm rèn luyện ý chí, tăng cường thể lực, phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo và kiên trì luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cho học sinh. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tôi xin trình bày “Biện pháp nâng cao năng lực chạy bền trong tiết học thể dục học sinh khối 8”, theo phân phối chương trình mới và đổi mới phương pháp dạy học, với nội dung sau đây: 3. Nội dung vấn đề: 3.1/ Quy trình thực hiện: TT Nội dung Thời gian 1 Chọn đề tài - đăng ký 09/2010 2 Nghiên cứu chọn biện pháp 10/2010 3 Lấy số liệu- lập kế hoạch 11/2010 4 Thực hiện đề tài 12/2010 - 03/2011 5 Tổng kết-nộp đề tài 25/03/2011 3.2/ Số liệu thống kê ban đầu: Lớp 8A1 Thực nghiệm 35/21 TSHS /nữ Giỏi 5/2 14,3 % Kết quả kiểm tra chạy 500m ban đầu % Khá % Đạt % Yếu 12/6 34,3 % 15/11 42,9 % 3/2 % 8,5 % 4 8A2 Đối chứng 31/20 3/2 9,7% 11/6 35,5% 12/9 38,7% 5/3 16,1% Qua số liệu thống kê cho thấy, giữa 2 lớp không có sự chênh lệch đáng kể về kết quả kiểm tra chạy bền ban đầu. 3.3/ Thực trạng việc giảng dạy thể dục chạy bền: Chạy bền trong trường THCS những năm qua được giáo viên bộ môn quan tâm, giảng dạy bằng nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau. Học sinh cũng tích cực luyện tập do phong trào được nhiều người hưởng ứng, cũng như ngành Giáo dục có phong trào HKPĐ thường xuyên hàng năm từ cơ sở lên tỉnh, ở địa phương có phong trào "Chạy vì sức khoẻ”. Đó là điều kiện kích thích giáo viên và học sinh thực hiện tốt chương trình nội khoá môn chạy bền trong thời gian qua, nhằm giáo dục ý chí đạo đức, phát triển cơ thể toàn diện, tuyển chọn học sinh năng khiếu tham gia ở các phong trào. Tuy nhiên thực tế trong thời gian qua việc giảng dạy môn chạy bền, còn nhiều vấn đề hạn chế về vị trí sân tập, các điều kiện khác chưa đủ để đảm bảo cho giáo viên giảng dạy môn chạy bền. Từ đó giáo viên thờ ơ không vận dụng các phương pháp, biện pháp tốt để truyền đạt cho học sinh mà chỉ lên lớp lấy có không chú trọng nhiều, dẫn đến học sinh lười tập luyện môn chạy bền, không nắm được các yêu cầu về nguyên tắc, phương pháp tập luyện trong môn chạy bền. Học sinh trong lớp có trình độ sức khoẻ khác nhau, nên giáo viên ngại khó không sâu sát sức khoẻ từng đối tượng, không vận dụng phương pháp tích cực mà chỉ qua loa chiếu lệ cho hết giờ, ngại học sinh tập luyện bị choáng ngất nên đưa lương vận động thấp, không có tác dụng đến sự phát triển toàn diện cơ thể học sinh. Về học sinh đa số rất sợ đến môn chạy bền, nhất là học sinh nữ khối 8-9, không có ý chí, không quyết tâm, lười tập luyện nên không đánh giá được sức khoẻ của mình sợ sệt mất niềm tin, một phần cũng chưa được giáo viên trang bị các nguyên tắc, phương pháp các yêu cầu trong chạy bền nên chưa tự tin tập luyện chạy bền. Từ những yêu cầu trên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về sức khoẻ của học sinh, giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình mới. Tất cả giáo viên bộ môn thể dục phải học tập, bắt đầu nghiên cứu, vận dụng và ứng dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực và hiện đại hóa các phương tiện, trang thiết bị dạy học, nhằm chuyển tải hết nội dung, kiến thức, kỹ năng thực hành, mang lại hiệu quả cao cho người học, tạo cho người học sự hứng thú tích cực, tự giác, nhằm rèn luyện ý chí, tăng cường thể lực, phát huy tính chủ động, sáng tạo và kiên trì luyện tập môn chạy bền thường xuyên, liên tục cho học sinh. 3.4/ Giải pháp thực hiện: Bắt đầu vào học môn chạy bền, giáo viên phải cho học sinh biết được ý nghĩa, tác dụng của môn học đối với sức khoẻ, luyện tập môn chạy bền có tác dụng và ý nghĩa thực tế như thế nào đối với việc hình thành và phát triển của cơ thể. Từ đó học sinh thấy được tầm quan trọng của môn học, yêu thích và tích cực, tự giác luyện tập. Nhiệm vụ chính trong dạy học chạy bền là: Rèn luyện kỹ thuật, rèn luyện thể lực cho học sinh. - Về kỹ thuật: Chủ yếu là xây dựng kỹ thuật chạy hợp lý với việc tập luyện các động tác bổ trợ (Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau). Tập kỹ thuật đánh tay, kỹ thuật chạy giữa quãng, kỹ thuật chạy trên đường vòng. Ngoài ra còn phải trang bị cho học sinh kỹ thuật xuất phát cao, chạy tăng tốc sau xuất phát, kỹ thuật chạy về đích và đánh đích. 5 - Về sức bền: Để nâng cao năng lực sức bền cho học sinh, giáo viên phải dùng nhiều hình thức và các biện pháp tập luyện khác nhau, có như vậy nội dung tập luyện sẽ bớt đơn điệu, gây được sự hứng thú học tập cho học sinh. + Hình thức trò chơi vận động là hình thức đầu tiên có tác dụng kích thích tập luyện và phù hợp với tâm-sinh lý lứa tuổi học sinh. Giáo viên cần nghiên cứu trong điều kiện cụ thể của trường để có nhiều trò chơi phong phú gây hưng phấn cho học sinh. + Đối với những trường địa điểm chật hẹp nên sử dụng hình thức chạy tại chỗ, chạy trong khu vực quy định, chạy dích dắc, chạy vòng số 8… với thời gian chạy tăng dần theo từng buổi tập. Các trường có cầu thang có thể áp dụng chạy lên xuống cầu thang, nhưng phải đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình chạy. + Trường có đường chạy vòng khoảng 100-200m, nên sử dụng hình thức chạy lặp lại nhiều lần, chạy trung bình, chạy biến tốc, chạy theo tín hiệu… giúp cho học sinh nâng cao sức bền rất tốt. Tuy nhiên cần đảm bảo nguyên tắc tăng dần cự ly chạy sau từng buổi tập. + Hình thức chạy việt dã trên địa hình tự nhiên là hình thức chủ yếu đối với học sinh các trường THCS. Tuy nhiên cần thay đổi địa hình để làm cho nội dung chạy phong phú, ít nhàm chán. + Hình thức tập chạy ở các cự ly tương đương với cự ly kiểm tra, của học sinh khối 8 là 400-600m. Ngoài ra giáo viên cần chú ý rèn luyện đạo đức, ý chí, sự kiên trì cho học sinh, cần trang bị cho học sinh nắm vững các nguyên tắc, phương pháp tập luyện chạy bền, các vấn đề xảy ra của cơ thể trong quá trình chạy, động viên học sinh, giúp học sinh an tâm, tự tin và quyết tâm thực hiện hết cự ly chạy trong buổi tập. Trong chương trình mới, môn chạy bền lấy việc nâng cao năng lực chạy bền cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu. Do đó giáo viên cần phải xác định để lựa chọn nội dung phương pháp, biện pháp luyện tập phù hợp, lượng vận động hợp lý. Có như vậy việc rèn luyện thể chất mới có hiệu quả và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tập luyện và kiểm tra. Để làm được việc nầy ta cần thực hiện nâng cao năng lực chạy bền theo các hình thức và biện pháp sau đây: 1/ Các trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền: Giáo viên cần nghiên cứu để đưa thêm những trò chơi vận động phù hợp với điều kiện của trường, tạo hứng thú cho hoc sinh ngoài những trò chơi đã có trong sách giáo khoa như: * Chạy xuôi và ngược chiều theo tín hiệu: Cho học sinh chạy theo đội hình vòng tròn, khi nghe tiếng còi thì quay người chạy ngược lại. * Chạy tiếp sức đối diện, chạy con thoi với khoảng cách 30-50m. 2/ Các động tác bổ trợ và rèn luyện kỹ thuật chạy: Giáo viên cho học sinh thực hiện các động tác bổ trợ như: chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau, và bổ trợ kỹ thuật đánh tay. Ngoài ra cần cho học sinh tập thêm các động tác: * Chạy tăng dần tốc độ từ 30-60m. * Chạy ½ sức và ¾ sức các đoạn 50-100m trên đường thẳng và đường vòng nhằm xây dựng kỹ thuật chạy giữa quãng. * Tập kỹ thuật xuất phát cao và chạy tăng tốc độ sau xuất phát. * Tập kỹ thuật chạy đường vòng, kỹ thuật chạy về đích và đánh đích. * Và các hình thức tập chạy lên dốc, xuống dốc, chạy vượt chướng ngại vật trong tự nhiên có tác dụng tốt đối với việc hình thành kỹ thuật chạy việt dã cho học sinh. 6 Ngoài ra giáo viên cần cung cấp các kiến thức về chuyên môn chạy bền như: Kỹ thuật các giai đoạn chạy, vấn đề phân phối sức trong cự ly chạy, xây dựng cảm giác tốc độ chạy, chiến thuật trong chạy bền, cách đo mạch để theo dõi sức khoẻ, giải thích các hiện tượng cực điểm và hô hấp lần 2, hiện tượng đau sóc, hiện tượng chuột rút, choáng trọng lực và cách khắc phục, hồi tĩnh sau khi chạy xong. 3/ Các biện pháp nâng cao năng lực chạy bền: a.Chạy tại chỗ hoặc chạy trong một khu vực nhất định: Trong thời gian quy định. Với biện pháp nầy cần yêu cầu học sinh chạy nhấc cao chân từ 10-20cm với tầng số chậm (2-3bước/giây). Thời gian tăng dần sau mỗi buổi tập từ 1-2 phút đến 5-10 phút. b.Chạy theo đường gấp khúc: Là hình thức thay đổi hướng chạy trên sân tập làm đường chạy dài hơn, nội dung này đỡ ức chế đối với người tập (kẻ vôi các đường gấp khúc). c. Chạy vòng số tám: Là hình thức tập chạy đỡ chóng mặt khi chạy nhiều vòng. Có thể ứng dụng tốt đối với tất cả các trường. d. Chạy việt dã (chạy trên địa hình tự nhiên): Đây là hình thức tập chạy trong điều kiện địa hình sẵn có. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của biện pháp giáo viên cần nghiên cứu trước địa hình, cho kẻ vạch vôi hoặc cắm cờ để xác định đường chạy cho học sinh. Hình thức tập chạy này rất phong phú, cần được sử dụng nhiều trong các bài tập chạy bền cho học sinh. e. Chạy theo địa hình quy định là đường chạy được chuẩn bị như chạy việt dã nhưng có thể bố trí thêm một số chướng ngại vật trên đường chạy. g. Chạy tăng dần cự ly vòng quanh sân trường có độ dài từ 200 - 300m qua các buổi tập, chạy lặp lại các đoạn vòng quanh sân trường, chạy biến đổi tốc độ, chạy theo tín hiệu. 4/ Chạy trên địa hình tự nhiên: Tập chạy trên địa hình tự nhiên với cự ly quy định (tương ứng với cự ly kiểm tra) để học sinh tập và lấy đó làm thước đo để phân phối sức khi tập luyện cũng như nâng cao dần khả năng chạy và làm quen với thi đấu kiểm tra.  Những điều cần lưu ý trong giảng dạy chạy bền:  Những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ trong tập luyện: - Lượng vận động đặt ra quá lớn, không phù hợp với sức khoẻ của học sinh, nhất là học sinh có sức khoẻ yếu. - Học sinh không tự giác tập luyện thường xuyên. - Chạy hết cự ly dừng đột ngột.  Những vấn đề cần được thực hiện để đảm bảo an toàn: - Phân nhóm sức khoẻ học sinh để đưa ra lượng vận động phù hợp: Thông thường giáo viên chỉ phân biệt nam - nữ để giao số lần hoặc cự ly luyện tập. Nhưng cần phải phát hiện những trường hợp đặc biệt, học sinh sức khoẻ yếu, học sinh có bệnh về tim mạch. Những trường hợp này cần miễn hoặc giảm cho những học sinh đó (biểu hiện trên sắc mặt, qua theo dõi mạch đập của tim…). - Trước buổi tập chạy bền cần chú ý: + Thăm hỏi tình hình sức khoẻ của học sinh. + Cần phải quan tâm chuẩn bị đường chạy thật chu đáo trước buổi tập, đường chạy phải bằng phẳng đảm bảo an toàn gây hứng thú cho học sinh. Hướng dẫn thật cụ thể cho học sinh nắm vững cự ly chạy, tương ứng với số vòng chạy. + Không nên lần nào cũng bấm giờ trước mặt học sinh, sẽ làm học sinh cố gắng hết sức, nếu như tập luyện chưa nhiều, sự cố gắng đó sẽ làm học sinh chịu đựng không nổi. 7 + Lượng vận động cần được tăng dần sau từng buổi tập. + Luôn cho học sinh tự theo dõi mạch đập trước trong và sau buổi tập để theo dõi và điều chỉnh lượng vận động hợp lý. + Khi cho học sinh chạy với cự ly dài 400-600m, giáo viên cần quan sát, phát hiện học sinh có biểu hiện mệt mỏi quá sức để giảm bớt cự ly hay cho ngừng chạy. + Khi kết thúc cự ly cần quan tâm đến vấn đề hồi phục của học sinh, kiên quyết yêu cầu học sinh chạy chậm thêm 1 đoạn ít nhất 30m sau đó đi bộ 30-50m. - Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà cần phải cụ thể bằng nhiều hình thức để học sinh lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ: + Học sinh nhà không có đường chạy thì hướng dẫn các em chạy tại chỗ, chạy vòng số 8, và tăng dần thời gian tập theo từng tuần. + Học sinh nhà có đường chạy thì hướng dẫn các em chạy tăng dần độ dài theo tuần. + Học sinh nhà có đường chạy vòng quanh khu vực trên 100m thì hướng dẫn các em chạy lặp lại nhiều lần. 5/ Ứng dụng các biện pháp trên vào tiết dạy : Trong phân phối chương trình thể dục 8 thì nội dung chạy bền được rải đều trong cả năm học. Điều nầy có nghĩa là mỗi buổi học thể dục học sinh phải học 2 hoặc 3 nội dung. Như vậy thời gian chạy bền trong tiết học chỉ kéo dài từ 10 đến 15 phút cuối của tiết học. Trọng tâm của các bài tập chủ yếu là nâng cao năng lực sức bền cho học sinh như sau: - Giáo viên hướng dẫn sự chuyển tiếp sang nội dung chạy bền. - Tập một số động tác bổ trợ và rèn luyện kỹ thuật, kỹ năng. Trò chơi phát triển sức bền hay tập thể lực phát triển sức bền. - Tập chạy trên địa hình tự nhiên có độ dài tăng dần tương đương với độ dài dự định kiểm tra kết thúc (400-600m). - Hồi tĩnh và củng cố kỹ thuật. Xen kẽ những phần tập luyện trên, cần truyền thụ những kiến thức về chuyên môn, phương pháp và cả những vấn đề liên quan đến sức khoẻ và diễn biến tâm sinh lý trong quá trình chạy đối với người tập. Dĩ nhiên không nên quá nhiều ảnh hưởng đến thời gian tập. Theo trình tự cấu trúc của tiết học Thể dục, gồm có 3 phần: Phần chuẩn bị, phần cơ bản, phần kết thúc. - Phần chuẩn bị: (7 phút) Phần này bao gồm việc tổ chức lớp, hướng sự chú ý của học sinh vào nội dung bài học, xác định nhiệm vụ, mục tiêu cần phải đạt trong giờ học, các động tác khởi động và kiểm tra bài cũ. Đây là phần giữ vai trò dẫn dắt và tạo tiền đề cần thiết cho việc chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ chính của giờ học. Ngoài ra còn có thể giải quyết một số nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng. - Phần cơ bản: (33 phút) Đây là phần chủ yếu của giờ học Thể dục, nhằm giải quyết các nhiệm vụ chính về giáo dục-giáo dưỡng và tăng cường sức khỏe, đã được quy định trong chương trình và kế hoạch giảng dạy. Phần này nêu rõ nội dung cần thiết phải đạt được như: Trang bị tri thức, kỹ thuật động tác, kỹ năng điều khiển các cơ quan vận động, hình thành và hoàn thiện hệ thống kỹ năng - kỹ xảo cần thiết, phát triển các tố chất vận động, giáo dục phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ, ý chí và trí tuệ. 8 - Phần kết thúc: (5 phút) Nhiệm vụ chính của phần này là giảm dần quá trình hưng phấn của các cơ quan vận động, các hệ thống thần kinh-tim mạch-hô hấp. Là phần cuối cùng của giờ học, bao gồm hồi tĩnh, xác định-đánh giá kết quả giờ học, cho bài tập và hướng dẫn tập ở nhà, nhắc nhở sự chuẩn bị cho bài học sau, hoàn tất giờ học, đưa cơ thể học sinh trở về trạng thái hoạt động bình thường. Trên cơ sở cấu trúc của giờ học Thể dục, tôi xin trình bày cụ thể phần giảng dạy chạy bền trong tiết chương trình thứ 50-học kỳ II, gồm có 3 nội dung: Nhảy xa, tự chọn, chạy bền, cho học sinh lớp 8A1 với nội dung chạy bền là 10 phút, như sau: - Giáo viên hướng dẫn sự chuyển tiếp sang nội dung chạy bền: Phần nầy giáo nói rõ mục đích yêu cầu của buổi tập là tiếp tục nâng cao năng lực chạy bền, với yêu cầu là tích cực thực hiện các động tác bổ trợ, bài tập thể lực phát triển sức bền, kiên trì thực hiện hết cự ly theo tình hình sức khoẻ của mình, sau đó tôi cho học sinh tự đo mạch đập ban đầu trong 30gi. Tiếp tục tôi hướng dẫn cho học sinh nắm số vòng chạy tương ứng với cự ly 350 - 450m cho học sinh nam - nữ và cự ly của học sinh nhóm yếu là 250 - 350m. Phần nầy là 1 phút. H1:Phổ biến mục đích, yêu cầu và kiểm tra sức khoẻ học sinh - Tập một số động tác bổ trợ và rèn luyện kỹ thuật, kỹ năng. Trò chơi phát triển sức bền hay tập thể lực phát triển sức bền: Tiếp tục, tôi cho học sinh giãn cách một dang tay so le để thực hiện các động tác bổ trợ (chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau, bổ trợ kỹ thuật đánh tay trên đường thẳng và trên đường vòng). Và trò chơi phát triển sức bền là chạy dích dắc tiếp sức. Phần nầy khoảng 2 phút. 9 H 2: Động tác bổ trợ và trò chơi phát triển thể lực. - Tập chạy vòng trên sân trường (1vòng 200m), có độ dài 350m nữ - 450m nam, tương đương với độ dài dự định kiểm tra kết thúc (400 - 600m): Tiếp tục tôi cho học sinh thực hiện chạy, với sự điều khiển trên đường chạy của cán sự lớp. Học sinh nam xuất phát trước, nữ xuất phát sau và nhóm học sinh sức khoẻ yếu xuất phát cuối cùng. Tôi quản lý, theo dõi nhắc nhỡ học sinh trong quá trình thực hiện. Phần nầy khoảng 6 phút. Xuất phát 10 Về đích - Thả lỏng sau khi chạy và củng cố kỹ thuật nội dung chạy bền: Học sinh thực hiện xong cự ly tôi cho học sinh chạy chậm và đi bộ thả lỏng khoảng 80m. Cuối cùng tôi tập trung học sinh lại củng cố rút kinh nghiệm phần chạy bền, phần bài tập về nhà tôi đưa ra trong phần kết thúc. Phần nầy khoảng 1 phút. 6/ Tóm tắt quá trình thực hiện: Qua thực tế bài dạy nâng cao năng lực chạy bền, tôi thấy nhờ giảng dạy ứng dụng theo phương pháp mới phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh, nhờ có giáo viên phân tích, giảng giải, trang bị cho học sinh đầy đủ các kiến thức, phương pháp luyện tập chạy bền. Cho nên học sinh nắm vững, tự tin và kiên trì, tự giác, tích cực luyện tập chạy bền. Việc phân chia nhóm tập luyện giúp học sinh tự tin hơn, nhất là học sinh nữ và học sinh yếu, đồng thời thời gian luyện tập theo nhóm liên tục ít tốn thời gian thừa, đảm bảo đầy đủ được lượng vận động của giờ học. Kết hợp giữa luyện tập và phân bố thời gian hợp lý, lượng vận động không quá sức học sinh, mà cũng không quá nhẹ, đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục thể chất. Cho nên nội dung tiết học được khắc sâu, không gò bó, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, kiên trì, tự giác, tích cực của học sinh. 4. Kết quả thực hiện: Kết thúc quá trình thực hiện tôi tổng hợp, đối chiếu số liệu và kết thúc đề tài, sau đây là bảng so sánh kết quả khảo sát sau khi áp dụng biện pháp nâng cao năng lực chạy bền cho học sinh khối 8, và qua kiểm tra kết thúc chạy môn chạy bền, như sau: 11  So sánh kết quả với số liệu ban đầu: THỜI ĐIỂM Trướcthực nghiệm Sau thực nghiệm LỚP TS HS Kiểm tra ban đầu Kiểm tra kết thúc So sánh % Yếu % 3/2 8,5 0/0 0 8A1 35/21 5/2 14,3 12/6 34,3 8A1 35/21 8/3 22,9 18/9 51,4 Tăng 3/1 8,6 Tăng 6/3 17,1 So sánh THỜI ĐIỂM Giỏi Kết quả lớp thực nghiệm Khá % Đạt % 15/11 42,9 9/9 25,7 Giảm Giảm 17,2 6/2 3/2 8,5 Giỏi % Kết quả lớp đối chứng Khá % Đạt % 8A2 31/20 3/2 9,7 11/6 35,5 12/9 38,7 5/3 16,1 8A2 31/20 4/2 12,9 12/7 38,7 12/9 38,7 3/2 9,7 3,2 Giảm 0/0 0,0 Giảm 2/1 6,4 LỚP TS HS Tăng 1/0 3,2 Tăng 1/1 Yếu %  So sánh kết quả lớp thực nghiệm 8A1 và lớp đối chứng 8A2: *Lớp thực nghiệm 8A1: *Lớp đối chứng 8A2: - Giỏi tăng 3/1 hs, tỉ lệ 8,6% - Giỏi tăng 1/0 hs, tỉ lệ 3,2% - Khá tăng 6/3 hs, tỉ lệ 17,1% - Khá tăng 1/1 hs, tỉ lệ 3,2% - Đạt giảm 6/2 hs, tỉ lệ 17,2% - Đạt không giảm, tỉ lệ 0,0% - Không còn học sinh yếu. - Yếu giảm 2/1 hs, tỉ lệ 6,4% * Qua so sánh cho thấy kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm 8A1 tăng nhiều hơn lớp đối chứng 8A2. _ Giỏi tăng hơn: 2 học sinh, tỉ lệ 5,7%. _ Khá tăng hơn: 6 học sinh, tỉ lệ 17,1%. _ Đạt giảm hơn: 6 học sinh, tỉ lệ 17,1%. _ Yếu lớp thực nghiệm không còn, lớp đối chứng còn 3 học sinh. 12 C. KẾT LUẬN 1/ Bài học kinh nghiệm : Qua thực hiện «Biện pháp nâng cao năng lực chạy bền trong tiết học thể dục cho học sinh khối 8 », bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau :  Nhờ ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học, và phát huy năng lực tự học của học sinh, với điều kiện sân bãi tập luyện tốt, nên chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao hơn.  Giáo viên phân tích, giảng giải, trang bị cho học sinh đầy đủ các kiến thức, phương pháp luyện tập chạy bền, có tính thuyết phục cao đối với học sinh, cho nên học sinh nắm vững, tự tin, và tích cực thực hiện tốt bài tập.  Việc phân chia nhóm tập luyện, giúp học sinh phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực, vừa giúp giáo viên có nhiều thời gian nhắc nhở, sửa chữa cho từng đợt học sinh, khối lượng vận động trong buổi học được đảm bảo, phát huy được vai trò của cán sự lớp. Do đó kết quả và hiệu quả tiết học được nâng cao.  Với trò chơi mà tôi áp dụng phát triển sức bền hay tập thể lực cho học sinh, tôi thấy các em rất hào hứng, sôi nổi tham gia, mặt khác trò chơi nầy vừa thu hút toàn bộ học sinh cả lớp tham gia, vừa tạo không khí phấn khởi thi đua giữa các học sinh trong lớp, tháo gỡ được tâm lý ngại ngùng, thiếu tự tin của học sinh nhất là nữ . 2/ Hướng phổ biến, áp dụng: Qua đề tài “Biện pháp nâng cao năng lực chạy bền trong tiết học thể dục cho học sinh khối 8” mà tôi đã áp dụng trong năm học 2010-2011 đã đạt được kết quả tốt, hiệu quả cao. Tôi nghĩ tất cả giáo viên thể dục ở các trường THCS đều áp dụng kinh nghiệm nầy để giảng dạy cho học sinh trong chương trình chính khóa, phù hợp với đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay. Tôi sẽ phổ biến tài liệu nầy đến đồng nghiệp nghiên cứu ứng dụng trong năm học tới. 3/ Hướng nghiên cứu tiếp đề tài : Hướng sắp tới tôi sẽ nghiên cứu tiếp đề tài về huấn luyện nâng cao môn chạy bền cho học sinh THCS, nhằm nâng cao sức khỏe, thành tích cho các em và tham gia tốt HKPĐ các cấp. Trên đây là đề tài “Biện pháp nâng cao năng lực chạy bền trong tiết học thể dục cho học sinh khối 8”, được nghiên cứu và ứng dụng giảng dạy theo phương pháp đổi mới, là quá trình khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên với sự phối, kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa thầy và trò trong việc dạy và học theo phương pháp mới đã mang lại sự thành công lớn cho tiến trình thực hiện đề tài. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và của Hội đồng khoa học các cấp, để đề tài được hoàn thiện và phong phú hơn. Bàu Năng, ngày 25 tháng 3 năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Thiết Hùng 13 1/ Sách đổi mới phương pháp dạy học trường THCS. Viện khoa học giáo dục năm 2002. 2/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Thể dục THCS. Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT)năm 2005. 3/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách lớp 8. Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) năm 2005. 4/ Sách Thể dục 8 dành cho Giáo viên. Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005. 5/ Sách những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS. Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) năm 2007. 6/ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục THCS. Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008. 14 Muïcc Luï Luïcc Muï    I/ MỞ ĐẦU : trang 1 1) Lý do chọn đề tài 2) Đối tượng nghiên cứu 3) Phạm vi nghiên cứu 4) Phương pháp nghiên cứu II/ NỘI DUNG : 1) Cơ sở lý luận 2) Cơ sở thực tiễn 3) Nội dung vấn đề 4) Kết quả thực hiện C/ KẾT LUẬN : 1) Bài học kinh nghiệm: 2) Hướng phổ biến, áp dụng: 3) Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: 1 1 1 1 trang 2 2 3 3 10 trang 12 12 12 12  15 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC  1/ Hội đồng khoa học trường Trung học cơ sở Bàu Năng: Nhận xét:............................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Đánh giá - xếp loại:.............................................................................................. ........................................................................................................................................... T/M Hội đồng khoa học Chủ tịch ................................. 2/ Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục và Đào tạo Dương Minh Châu : Nhận xét :............................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Đánh giá - xếp loại :........................................................................................... ............................................................................................................................................. T/M Hội đồng khoa học Chủ tịch ................................. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan